Bài Viết (701)


Tâm Giải Thoát Tự Nhiên Đại Toàn Thiện - Longchen Rabjampa

1,228

Cái thấy rốt ráo thanh tịnh không có những cực biên hay trung tâm. Nó không thể được chỉ ra bằng cách nói “Nó là cái này”, trong nó cũng không có bất kỳ phân biệt cao thấp hay rộng hẹp nào, Nó siêu vượt khỏi thường và đoạn, thoát khỏi những nhiễm ô của bốn khẳng định cực đoan.(8)

Tìm, sẽ không bao giờ tìm ra ; quan sát, nó không thể thấy. Nó xa lìa phương hướng và thiên vị, siêu thoát khỏi mọi đối tượng của ý niệm. Nó không có lập trường quan điểm, không phải không mà cũng chẳng không không.

Không có chứng ngộ và không chứng ngộ, không tính đếm, không mục tiêu đối tượng. Tất cả mọi hiện tượng vốn thanh tịnh và giác ngộ một cách bổn nguyên, Thế nên nó không sanh không diệt, không quan niệm và diễn tả.

Trong cõi giới(9) tối hậu, thanh tịnh và bất tịnh vốn là tự nhiên thanh tịnh và Những hiện tượng là đại toàn thiện bình đẳng, lìa ý niệm vọng tưởng. Vì không có trói buộc và giải thoát, trong đó không có đi, có đến, có ở.

Hình tướng và tánh Không là những quy ước đặt bày, người nắm bắt và cái được nắm bắt là huyễn hóa. Hạnh phúc và khổ đau của sanh tử và niết bàn như những giấc mộng tốt và xấu. Từ khoảnh khắc ban đầu xuất hiện, bản tánh của nó thoát khỏi mọi tạo tác.

Từ đó và trong nó, nhân quả duyên sanh của khởi diệt vĩ đại, Xuất hiện như một giấc mộng, như huyễn hóa, một ảo ảnh thị giác, một thành Càn Thát Bà, Một tiếng vang, một phản chiếu, không có thực tại nào.

Mọi biến cố như sanh, trụ, diệt, trong thực tánh của chúng là vô sanh. Thế nên chúng sẽ không bao giờ diệt cũng không chịu đựng đổi thay nào trong ba thời. Chúng không đến từ đâu cũng không đi về đâu. Chúng không trụ ở đâu : chúng như mộng như huyễn.

Một người ngu mê bị bám chấp vào hiện tượng cho là có thực, Và nắm bắt chúng như những hiện tượng vật chất thô nặng, “tôi” và “bản ngã tôi”, trong khi Chúng như một cô gái huyễn biến mất khi chạm đến. Chúng không thật bởi vì chúng lừa dối và chỉ tác động như hình tướng xuất hiện.

Sáu cõi chúng sanh và những Tịnh Độ của chư Phật cũng Không phải là những tập hợp của nguyên tử, mà chỉ là những tự-xuất hiện của những tâm chúng sanh. Ví dụ, trong một giấc mộng chư Phật và những chúng sanh Xuất hiện như là thật, với những đặc tính không thể nghĩ bàn. Tuy nhiên, khi người ta thức dậy, chúng chỉ là một đối tượng thoáng chốc của tâm. Mọi hiện tượng của sanh tử và niết bàn phải được thấu hiểu theo cùng cách ấy.

Không có tánh Không tách lìa với những hiện tượng bề ngoài nào. Cũng như lửa và sức nóng, những phẩm tính của lửa. Quan niệm về sự tách biệt của chúng chỉ là một phân chia bởi vọng tâm.

Nước và phản chiếu của mặt trăng trong nước là một, bất khả phân trong ao. Cũng thế, những hình tướng(10) và tánh Không(11) là một trong Pháp tánh(12) vĩ đại. Những hình tướng ấy là không sanh từ vô thủy, và chúng là Pháp thân.

Chúng giống như những phản chiếu, vốn tự nhiên không nhiễm ô và thanh tịnh. Sự tạo tác của tâm ra hiện hữu và không hiện hữu của chúng là một ảo tưởng, Thế nên chớ ý niệm hóa bất kỳ hình tướng nào sanh khởi ; Những đối tượng xuất hiện ấy cũng là những phản chiếu của tâm. Chúng như một khuôn mặt và hình phản chiếu của nó trong một tấm gương.

Trong khi vốn không làm gì có nhị nguyên, tri giác nhị nguyên là Đặc tính tự nhiên của những kinh nghiệm của thói quen(13) từ vô thủy. Tâm và những giấc mộng không tách lìa nhau, Hơn nữa nó giống như sự xuất hiện của những giấc mộng với một người bị nhiễm độc bởi giấc ngủ.

Người ta phải biết rằng, không làm gì có một phân biệt căn bản giữa (chủ thể và đối tượng). Chẳng hạn, giống như một đứa bé nhìn một tấm gương, Người không biết thì lấy hay bỏ những đối tượng bên ngoài. Khi một người mẹ thấy tấm gương, bà lau sạch nó ; tương tự Thừa Nhân và Quả(14) biến đổi những đối tượng bên ngoài. Một phu nhân, thấy nó, lau sạch mặt mình ; cũng thế Người biết tánh Như(15) nhìn vào Tự Tâm.

Đây là Thừa Cốt Yếu, không hình tướng.

Trong tâm vốn vô tự tánh, những sự vật khác nhau Khởi lên do những duyên như những phản chiếu Xuất hiện trong một tấm gương hay trong đại dương. Tinh túy tánh Không, bản tánh bất đoạn, và  Tính cách xuất hiện đa thù, trò phô diễn huyễn thuật, là Sự phóng chiếu phân hai của sanh tử và niết bàn trong Nhất Tâm. Nó giống như màu của một pha lê bị biến đổi bởi áo đen hay trắng.

Tinh túy thì không biến đổi, nhưng do những tri giác làm duyên như căn cứ của sự sanh khởi, Những tri giác khác nhau có vẻ như thay đổi vào lúc chúng xuất hiện ; Nhưng thực tế nó không thay đổi như sự thanh tịnh của pha lê.

Tâm vốn nguyên trống không, không có gốc rễ, Nó không nhiễm ô bởi những hình tướng xuất hiện của sanh tử và niết bàn. Suốt khắp ba thời từ vô thủy, trạng thái Phổ Hiền, Tinh túy của sự toàn thiện bất biến tự nền tảng Thì không bị nhiễm ô bởi những hình tướng của sáu đối tượng,(16) như trăng trong nước.Với những hình tướng không hiện hữu của sanh tử niết bàn như một trò huyễn thuật, Chớ nỗ lực phân biệt lấy bỏ, phủ nhận và bảo vệ, hay hy vọng và e sợ.

Đạt giải thoát bằng cách biết bản tánh của trò phô diễn huyễn thuật : Đó như là, thấy đạo quân của huyễn hóa thì người ta bị bắt vào, nhưng Do biết thực tại, không có gì sợ hãi. Cũng thế Không cần thiết phải nhất thiết từ chối những hình tướng đối tượng.

Bản tánh của sanh tử là tinh túy của tâm, Nó vốn nguyên là không sanh và giác ngộ, Thế nên bằng cách thấy Tâm, sự chứng ngộ bản tánh của toàn bộ đời sống đạt được. Bấy giờ không có Thái Bình nào khác để thành tựu.

Đó như sợ hãi những lực lượng của chính mình lầm cho là của những ai khác, Rồi sau, nhận biết chúng, người ta cất khỏi gánh nặng. Giờ đây do sự ban phước của Đạo Sư vinh quang, Những tư tưởng thế gian được chứng ngộ là Pháp thân. Thế nên Đại Lạc tự nhiên sanh khởi bên trong vô tận.

Không cần gì chấp nhận hay chối bỏ vì tất cả hiện tượng hiện hữu sanh khởi như là Đạo Sư.

Mọi giáo huấn không bao giờ vơi cạn là sự nâng đỡ cho giác ngộ. Sự thỏa mãn trong An Lạc không bao giờ chấm dứt.

Tất cả là hạnh phúc, phổ khắp trong Pháp tánh, từ đó Trò chơi biến đổi không ngừng của những hiện tượng là Sắc thân(17) vốn tự viên thành và Pháp thân, những hình tướng xuất hiện và tánh Không, hai sự tích tập Phước-Huệ, Phương tiện thiện xảo và trí huệ, thiền định và ra khỏi thiền định, Tất cả vốn tự viên thành một cách tự nhiên.

Năm Thân và Năm Trí Bổn Nguyên tự nhiên không do chế tạo Được hoàn thiện trong trạng thái của Tánh Giác Bổn Nhiên, không chỗ bám níu cho tri giác và thức. Những địa, những con đường, sự gom tụ và tham thiền – Những phẩm tính – là tự nhiên hoàn thiện trong tinh túy Pháp tánh.

Tánh Giác Bổn Nhiên tự-khởi vĩ đại không thiên trệ Không thoái hóa biến chất bởi một (đối tượng) được nắm bắt và không ràng buộc bởi một chủ thể. Nó giống như bản tánh của huyễn hóa, bất nhị và thanh tịnh. Thế nên ích gì mà suy tính, luận bàn hay tham thiền ?

Không có gì là những giai đoạn phát triển và thành tựu, không nhị nguyên, không hợp nhất, Không quan điểm hay phân chia các Thừa. Tất cả những cái ấy đều là những quy ước và vẽ vời của tâm thức. Tất cả là trạng thái tự-hữu và vốn tự-giải thoát.

Tánh Giác không có điểm nhắm và không thể định nghĩa như “nó là cái này”, Thế nên chớ cố gắng nắm hiểu nó, suy nghĩ đây kia, vì nó siêu vượt tâm thức. Tâm thì không làm và vốn toàn thiện ; Chớ làm méo mó nó bằng những đối trị sửa sang và chuyển hóa : hãy để nó thong dong.

Nếu Pháp tánh, trong đó chứng ngộ và không chứng ngộ là bình đẳng, Không bị biến chất hư hỏng vì bám nắm nó bằng những rào lưới tham thiền, Bấy giờ trong nghĩa tối hậu không có “là” hay “không là”, không có hiện tượng hay tánh Không. Nó không thể được định nghĩa như là “một và nhiều” và v.v…. Nó siêu vượt cái thấy và thiền định, thoát khỏi khẳng định và phủ định, không đến không đi, Tự do với những cực đoan, bất nhị, như huyễn hóa và một giấc mộng.

Mục đích của hai chân lý(18) là ngừa tránh sự bám chấp cho là có thực. Trong thật nghĩa vốn không có tuyệt đối và tương đối. Những sự vật không hiện hữu như chúng được lý giải, Vậy mà người ta bị trói buộc trong mạng lưới của sự nắm hiểu chúng như là “cái này đây”.

Bất cứ cái gì người ta khẳng định, họ sẽ rơi vào những cực đoan của bám chấp ; Và qua những nỗ lực và những thành tựu, sanh tử sẽ không ngừng. Nghiệp tốt và xấu làm cho lang thang trong thế giới này, Và những kinh nghiệm hạnh phúc và đau khổ, cao và thấp, như sự quay tròn của một guồng nước.

Trong sanh tử của ba thời, chúng sanh của ba cõi lang thang trong mê vọng ; Họ bị hành hạ bởi bệnh vô minh, những tạo tác và nỗ lực – Không có bắt đầu hay chấm dứt cho nó – ôi đáng thương cho những chúng sanh !

Kye Ho ! Tất cả chỉ như mộng và huyễn. Trong nghĩa tối hậu không có sanh tử và ai lang thang trong đó. Tất cả vốn là giải thoát trong cảnh giới Phổ Hiền. Không làm gì có căn cứ, gốc nguồn hay bản chất. Thỏa mãn biết bao nhiêu !

Tâm không biến cải, xưa nay thanh tịnh Không bị nhiễm ô bởi những hiện tượng của hiện hữu : đó giống như một phản chiếu. Trong đối tượng xuất hiện không có gì được ý niệm hóa để nắm bắt ;Trong bản tâm tự hữu, không có gì để được quan niệm là người nắm bắt. Trí huệ bổn nguyên bất nhị này thường trụ ngoài những tri giác nhị nguyên. Bởi thế, tâm bất đoạn và đối tượng của nó là đại biểu tượng.

Con voi của bất thủ (không nắm bắt) rong chơi tự do trên cánh đồng bằng Từng bước của Tự-Giải Thoát, trang sức bằng uy quyền của bất nhị. Nó hủy hoại đầm lầy của lấy bỏ, hy vọng và nghi ngờ….
Nó sở hữu sức mạnh của chứng ngộ và đi vào đại dương bất nhị. Nó lang thang tự do mà không có những phần đoạn khác nhau giữa sanh khởi và giải thoát, Và không bị trói buộc bởi những sợi thừng của những đối tượng để đoạn trừ và những đối trị. Nó tự do nắm giữ quan điểm thành tựu đầy quyền uy.

Bằng cách thành tựu trọn vẹn quyền năng vĩ đại, thế giới hiện tượng khởi sanh là Pháp thân.

Khi những tri giác của sáu đối tượng là không dứt và người tri giác rốt ráo trống không, Và Tâm thoát khỏi những cực đoan đạt đến tự do không mục đích, Bấy giờ Tánh Giác Bổn Nhiên của sự bất nhị giữa sanh tử và niết bàn đạt đến Địa nguyên sơ, Đó gọi là sự chứng đắc Phật tánh.

Vì là sự hoàn thành tuyệt hảo mục tiêu của bản thân mình và của những người khác, Nó là sự chứng đắc giác ngộ trong Tịnh Độ không gì sánh.

Than ôi ! Những người tham thiền giống như thú vật Ngừng dứt những tri giác và ở trong chỗ không có tư tưởng nào. Họ gọi đó là bản tánh tuyệt đối và trở nên kiêu căng. Do đạt được kinh nghiệm trong trạng thái (tập trung) ấy, họ sẽ tái sanh vào cõi thú. Dù cho họ không lọt vào kinh nghiệm đó, họ cũng không thoát khỏi tái sanh vào định Sắc và Vô Sắc giới. Sẽ không có cơ hội để giải thoát khỏi sanh tử luân hồi.

Thế đấy, những người kiêu căng cùng cực, Họ bị con ma quan điểm phá hoại của họ ám nhập, Đi theo những giáo lý do thức tạo tác và làm mê lầm. Bởi vì những tạo tác ô nhiễm của họ, họ sẽ không thấy Pháp Tánh. Dù họ có phân tích Hai Chân Lý, họ cũng sẽ rơi vào thường và đoạn.

Dù họ có phân tích cái tự do thoát khỏi những cực biên, họ cũng sẽ chỉ khám phá cái thấy tột đỉnh của sanh tử. Dù họ có làm gì, vì sự nô lệ vào quan điểm của họ, Họ sẽ không bao giờ thực sự thấy Trí Huệ Bổn Nguyên tự nhiên. Nghĩa thực sự thì không bị che ám bởi suy tính, diễn tả và những ý niệm.
Do không hiểu những đường lối đích thực của suy tính, kinh nghiệm và ý niệm hóa, Sai lầm xảy ra khi xoay chuyển nghĩa của đối tượng tìm kiếm thành những nỗ lực của người tìm kiếm.

Tâm và trí huệ bổn nguyên giống như nước và tánh ướt của nó : Trong mọi thời không có sự chia tách giữa chúng, Nhưng chúng bị làm hỏng vì những phân biệt của lấy bỏ thức tâm. Tâm và đối tượng của nó, bất kỳ cái gì xuất hiện, chính là bản tánh thiết yếu, Nhưng do thiên vị nắm bắt, tánh rỗng rang khai mở của nó bị ngăn chặn. Bây giờ, nếu các người muốn nghĩa của Pháp thân thoát khỏi ý niệm hóa(19) Chớ nỗ lực tìm kiếm bản tánh bổn nhiên.

“Vương quyền của bất kỳ cái gì sanh khởi” đình chỉ lập tức những bám luyến và ý niệm, Không phân biệt, không “biết” theo như “nó là cái này”, Trong nó những hiện tượng không hiện hữu như là chúng có sanh khởi. Trong bản tánh của chúng, chúng không hiện hữu như chúng có vẻ là thế.

Tri giác bình thường, vốn vô ngại và giải thoát từ vô thủy, Là cái thấy của Đại Toàn Thiện Tự Nhiên.
Bản tánh của những hiện tượng được ví như hư không, Nhưng những hiện tượng là không thể quan niệm, như bản tánh của hư không, “Tâm thì không sanh và những hiện tượng như hư không” Chúng ta nói thế, nhưng đó chỉ là chỉ định và đặt tên. Nó tự do khỏi “là” và “không là”, vượt khỏi tư tưởng. Nó không thể được chỉ định bằng cách nói “Đây là”, và nó vốn toàn thiện từ vô thủy.

Kye Ho ! Trong bản tánh thanh tịnh của hiện hữu hiện tượng Là Tánh Giác Bổn Nhiên thanh tịnh, không nắm bắt và đốn giác hiện tiền. Từ tối sơ khởi hiện, nó không hiện hữu nơi đâu.

Đại Toàn Thiện vốn tự giải thoát – khi nào tôi sẽ có thể thấy nó ? Trong Tâm không gốc rễ, không chỗ trụ, thanh tịnh vốn xưa nay, Không có cái gì để làm và không có ai để làm – thỏa mãn biết bao !

Tánh Giác Bổn Nhiên của những hiện tượng không mục đích, Trong đó nắm hiểu luận bàn đại loại “nó là thế, là kia” tan biến – hạnh phúc biết bao !

Trong cái thấy và thiền định tuyệt nhiên không phân biệt, Không rộng hay hẹp, cao hay sâu – thích thú biết bao !

Trong hạnh và quả tuyệt nhiên không có lấy bỏ, mong và nghi, Không có cái gì để đắc, không có cái gì để mất – ấm áp biết bao !

Trong bản tánh hoàn toàn bình đẳng như huyễn, Không có tốt để lấy và xấu để bỏ – tôi cảm thấy tức cười !

Trong những tri giác mờ ảo, mau phai, không xác định, Chắp vá, không liên tục, không ngăn ngại và tự nhiên, Bất cứ cái gì xuất hiện, không có sự nắm bắt “nó là cái này” hay “đây là những hình tướng này”. “Là” và “không là” là tâm nắm bắt ; và viễn ly tâm ấy là Pháp thân.

Khi trong đối tượng không mục đích, những hình tướng bất định khởi sanh, Cái biết không nắm bắt đạt vào giải thoát mà không có nhị nguyên ; Bấy giờ tất cả những hiện tượng của tri giác là trò chơi vĩ đại của Tâm.

Trong Tâm vốn giải thoát khỏi nền tảng, gốc rễ và bản chất, Những phẩm tính tự nhiên không từ chế tạo vốn hoàn thiện trọn vẹn. Bằng cách giải thoát chối bỏ và chấp nhận vào trong Pháp thân, hạnh phúc sẽ thành tựu.

Tất cả những ý niệm luận bàn là những thứ chế tạo. Nếu bất cứ cái gì sanh khởi mà thoát khỏi sự ý niệm hóa, thì chính nó là Trí Huệ Bổn Nguyên đích thực.

Bằng cách giải thoát lấy và bỏ trong trạng thái của chính nó, hạnh phúc sẽ thành tựu. Bằng cách giải thoát lấy và bỏ trong trạng thái của chính nó, đối tượng của tư tưởng được siêu thoát.

Với Phật tánh vốn thanh tịnh rốt ráo và tự nhiên, Chớ tìm kiếm ở đâu khác ngoài tự tâm các người.
Ngoài chính người tìm kiếm không có nơi tách biệt nào khác để tìm kiếm. Đấy như giai cấp của người huyễn và nước trong một ảo ảnh. Không có nhị nguyên của sanh tử và niết bàn khi sự nắm hiểu nhị nguyên Đã dừng dứt trong Tánh Giác Bổn Nhiên tự hữu không biến chất.

Ai thấy nghĩa bình đẳng của tất cả những hiện tượng Và chứng ngộ Tâm là vô sanh như bầu trời Thì thành tựu những hiện tượng thế giới và chúng sanh là cảnh Phật thanh tịnh tự nhiên, Trạng thái bình đẳng của sự thành tựu tự nhiên vô sanh.

Tinh túy của những hình tướng và tâm là tánh Không, và đó là nghĩa của Pháp thân ; Bản tánh của nó là không dứt, và đó là sự xuất hiện của Báo thân ; Những tính cách của chúng thì đa dạng và đó là Hóa thân. Hiểu biết như thế, Mọi sự là Ba thân, Trí huệ Bổn Nguyên và Tịnh Độ. Không làm gì có sự sửa sang, chuyển hóa, từ bỏ và đối trị, thế nên hoàn toàn mãn nguyện.

E Ma ! Chúng sanh do bám chấp vào nhị nguyên ta – người, Khi họ ở trong sanh tử ảo huyễn như mộng, Bất cứ nỗ lực nào họ làm đều là những nhân và những quả của sanh tử.

Bằng cách kinh nghiệm nền tảng phổ quát(20) vô niệm, họ lạc vào cõi Vô Sắc ; Kinh nghiệm thức sáng tỏ – trống không của nền tảng phổ quát, họ lạc vào cõi Sắc ; Kinh nghiệm sáu thức, họ lạc vào cõi Dục. Những biến đổi của tâm là những bước đến những cõi khác nhau của sanh tử luân hồi.

Với người muốn giác ngộ, nghĩa của cái tuyệt đối không biến cải Là để cho tâm thong dong không nỗ lực. Tâm bình thường, không biến cải và tự nhiên, Không nhiễm ô bởi nắm bắt sanh tử và niết bàn, đạt giải thoát trong trạng thái tự nhiên của nó.

Đạt giải thoát theo cách ấy, an trụ trong bản tánh khoảnh khắc hiện tiền Mà không có tư tưởng là trạng thái của Pháp thân ; Nền tảng bất đoạn của sanh tử, sáng tỏ và tánh Không là Báo thân, và
Sự lưu xuất, giải thoát ngay khi sanh khởi là Hóa thân. Với xác tín tự tin vào điều đó Chắc chắn những tư tưởng thế gian sẽ được giác ngộ.

Kye Ho ! Bởi vì tính cách của những hình tướng và của tâm là biến đổi, Hãy nhìn vào tấm gương của Pháp thân vô trụ. Sự sanh khởi của không-người-nắm-bắt trong những hiện tượng không mục đích
Là bí mật của tâm ; không có cái gì khác có ý nghĩa.

Đó là tính cách tự nhiên của Tánh Giác Bổn Nhiên vốn tự toàn thiện, nghĩa thiết yếu của bất cứ cái gì sanh khởi ; Chớ có tạo ra những sửa sang và biến dạng. Những hiện tượng là tánh chất của vô tự tánh. Bầu trời của tâm không-nắm-bắt không có trung tâm hay chỗ hết.

Dù chúng khởi sanh tự nhiên mà không có sự sanh ra hay diệt mất, Sự vắng tuyệt bác bỏ, khẳng định và bám luyến vào những tính chất, đó chính là thực nghĩa ; Và chúng không biến đổi suốt hết cả ba thời – điều này người ta cần biết.

Trí huệ bổn nhiên vốn sẵn, thoát khỏi nhị nguyên cái được tri giác và tâm Chỉ có thể có ý nghĩa bằng cách chứng ngộ nó, nhưng không có cái gì được chỉ ra và không có gì để thấy.

Tâm tuyệt đối thì đẹp đẽ trong trạng thái tự nhiên của nó.

Bằng những phương tiện khác nhau – tham thiền không dao động, trí huệ phân tích và Những giới điều, hiểu biết trí thức và những giáo huấn – người ta sẽ chỉ đạt được cái hiểu lý thuyết, Nhưng người ta không bao giờ thành tựu Trí Huệ Bổn Nguyên trần trụi.

Chẳng hạn, dù cho người ta có chỉ ra, “Đây là hư không”, Thì nó không phải là một vật có thể thấy, thế nên đó chỉ là một cách để phân biệt, chia rẽ. Sự khởi lên của chứng ngộ qua lòng tốt của Lama thì
Giống như mặt trời xua tan bóng tối. Khoảnh khắc người ta thấy tất cả là Pháp thân bởi Trí huệ Bổn Nhiên trực tiếp hiện tiền, Vô minh được chuyển thành Trí Huệ Bổn Nguyên và những nhiễm ô thành những dấu hiệu (của Năm Trí Huệ Bổn Nguyên). Người ta cần hiến mình (cho thực hành) bằng mọi phương tiện mà không dao động.

Những chứng đắc chung và không chung sẽ thành tựu trong đời này. Những người ngu ghét sanh tử và tìm niết bàn. Đó cũng như ném bỏ một viên ngọc như ý rất hiếm có, Lấy một viên ngọc như ý khác cần chùi sạch, Và sau khi chùi nó, kiếm chung quanh để đổi lấy một món nữ trang rẻ tiền.

Tâm tự-giải thoát, viên ngọc quý báu, Bằng cách chứng ngộ tự tánh của nó sẽ chùi sạch những vết bẩn mê lầm. Hiểu rằng nó là kho báu của muôn vàn đức hạnh Và là trái tim của sự hoàn thành lợi lạc cho bản thân và những người khác.

Khi sự chứng ngộ nghĩa của Tâm khởi hiện Như những sóng và nước, những phóng chiếu và an trụ đều ở trong trạng thái của Pháp thân. (Bấy giờ) bất cứ cái gì xảy ra, không cần từ chối hay chấp nhận. Không bao giờ cần một thực hành từ chối hay chấp nhận nào.

Trong mọi thời với người yogi vui vẻ Nó là yoga ‘dòng sông vĩ đại miên man’, Trong trạng thái của bản tánh toàn thiện vĩ đại hoàn toàn bình đẳng.

Ngay khi chứng ngộ hiện khởi, (tâm) trở nên trong trẻo và sáng ngời tự nhiên. Dù khi có trở lại sự phóng chiếu, nó sẽ ở trong Pháp tánh như cũ Vì Tánh Giác Bổn Nhiên quang minh không có những cực biên và trung tâm, Không có nhị nguyên của những ô nhiễm và những đối trị. Như vậy, những sự vật để từ bỏ, những đối trị, xa lìa, chứng đắc, hy vọng và nghi ngờ, đều được giải thoát trong trạng thái tự nhiên của chúng.

Người không biết làm sao phân biệt ngọc và đèn Nghĩ rằng ánh sáng đèn là ánh sáng của ngọc. Nếu người ta không phân biệt định và những kinh nghiệm của sự tự-giải thoát, Bấy giờ y sẽ bị trói buộc bởi tham luyến vào sự giải thoát khỏi ngay chính sự sanh khởi.

Nếu người ta không phân biệt giữa những kinh nghiệm và chứng ngộ, Nó sẽ bị mê lầm do bám trụ vào những kinh nghiệm cho là chứng ngộ. Sau khi chứng ngộ, trong mọi thời gian không có những thay đổi của tốt và xấu. Do đạt được kinh nghiệm về điều đó, những kinh nghiệm đức hạnh khởi lên.

Ví như hư không, trong đó bốn đại thay đổi,Không chịu bất kỳ biến chất nào : hư không vốn nguyên như cũ. Cũng thế, đối với yogi đã chứng ngộ Tâm, Không có chứng ngộ hay và dở do tăng hay giảm của những kinh nghiệm. Nếu có cái hay và dở, thì đó là kinh nghiệm, không phải là chứng ngộ.

Chứng ngộ thực sự phải được tìm thấy ở một bậc thánh. Sau đó, thuận theo (những lời dạy của ngài) người ta cần an trụ trong tham thiền, Thiền định về nó là cái thấy tuyệt đối rốt ráo.

Thấy nó, người thượng căn sẽ đạt giải thoát. Không dựa vào những kinh nghiệm tri giác, mọi sự sẽ khởi sanh như là chứng ngộ.

Không có cái gì để từ chối, thế nên không có đối trị nào để thiền định, Như với một người khỏe mạnh thì thuốc thang chẳng cần.

Như thế, các bạn cần học cái thấy không nắm bắt, thoát khỏi thiên chấp.

Một Hợp Tuyển Những Tác Phẩm của Longchen Rabjam về Đại Toàn Thiện
Nguyên tác: BUDDHA MIND - Phật Tâm
An Anthology of Longchen Rabjam’s Writings on Dzogpa Chenpo
Tulku Thondup Rinpoche – Snow Lion, 1989
Việt Dịch: Đương Đạo – Nhà xuất bản Thiện Tri Thức, 2000

Theo: Thientrithuc.vn

1,228

KINH HOA NGHIÊM – PHẨM THẬP ĐỊA THỨ HAI MƯƠI SÁU

Chư Phật tử! Bồ tát này lại nghĩ rằng: Chánh pháp của Chư Phật thậm thâm như vậy, tịch tịnh như vậy, tịch diệt như vậy, Không, vô tướng, vô nguyện như

1,483
LỜI TỤNG VÀ LỜI TỰA BỨC TRANH NGÀN VỊ PHẬT - ĐẠI SƯ ẤN QUANG

âm như thợ vẽ khéo, vẽ được các thế gian. Phật là chánh giác thế gian, còn Bồ tát, Duyên giác, Thanh văn, Trời, Người, A tu la, Súc sinh, Ngạ quỷ,

936
THIỀN ĐỊNH - Đại Ấn Thiền Xóa Tan Bóng Tối Của Vô Minh. Việt Dịch: Đương Đạo. Nxb Thiện Tri Thức

NHỮNG TƯ THẾ CĂN BẢN  CỦA THÂN VÀ TÂMPhần chính của thực hành chia làm hai : thiền định (định, chỉ, samatha, zhi-na) và thiền quán (huệ, quán, vipasyana, lhag-thong). Thiền định

16,893
ĐIỀU KHẨN YẾU SAU KHI MÃN PHẦN - Trích Niệm Phật Thập Yếu của HT Thích Thiền Tâm

Khi Tắt Hơi Cho Đến Lúc Truy Tiến        Người mới tắt hơi, điều thiết yếu là không nên vội di động. Hoặc kẻ chết thân mình dính chất dơ cũng không nên

20,857
Du Già Bồ Tát Giới Bổn - Di Lặc Bồ Tát Tuyên Thuyết

Các vị Bồ tát! sau khi đã thọ lãnh giới pháp thanh tịnh của Bồ tát, phải nên tự mình thường thường chuyên tâm cẩn thận suy ngẫm: "Đây là chỗ Bồ

1,082
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc