Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (22)


Xem mục lục

Lòng oán ghét là cảm xúc luôn đi kèm với tính hay than vãn, nó còn có thể được bổ sung bởi một thứ cảm xúc mạnh mẽ hơn như sự tức giận hay một dạng bất bình nào đó. Khi đó, lòng oán ghét có thêm nhiều năng lượng, và thói quen than vãn sẽ trở thành thái độ phản đối, là một cách khác để bản ngã của bạn tự củng cố chính nó. Nhiều người luôn trông đợi có chuyện gì xảy ra để họ có cớ phản đối, để họ cảm thấy mình bị xúc phạm hay bực mình; và như thế họ sẽ nhanh chóng tìm ra những chuyện ấy thôi. Lúc ấy họ sẽ nói những câu: "Hãy nhìn xem, đây quả là một sự sỉ nhục", "Sao ông dám...", "Tôi thù ghét cái này",...Và họ trở nên ghiền những cảm xúc bực tức và giận dữ như người ta nghiện ma túy. Qua thái độ phản đối điều này hay điều nọ, họ củng cố và khẳng định một cách sai lầm thêm cảm nhận về sự có mặt của bản ngã ở trong họ.

    Nỗi bất mãn lâu ngày có thể trở thành một niềm oán hận. Người luôn mang trong lòng niềm oán hận với ai đó là một người thường xuyên ở trong trạng thái "chống đối một điều gì"li và đây là một phần cấu trúc đáng kể của bản ngã ở trong nhiều người. Lòng oán hận về một chuyện đã qua của một tập thể có thể tồn tại qua nhiều thế kỷlii trong tâm thức cộng đồng của một quốc gia hay một dân tộc và tạo nên một vòng luân hồi không lối thoát của bạo lực.

     Niềm oán hận là một cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ có liên hệ đến một sự kiện nào đó đã thuộc về quá khứ; nhưng lòng oán hận này được làm sống lại qua lối suy nghĩ đầy tính ám ảnh như thể chuyện ấy là một điều gì vẫn đang còn xảy raliii; hay qua lối ôn lại những câu chuyện kiểu: "Ông có biết bọn chúng đã đày ải chúng tôi như thế nào không?". Vấn đề là khi bạn vẫn còn mang nặng niềm oán hận này, chúng sẽ làm ô nhiễm những lĩnh vực khác trong đời sống của bạn. Ví dụ, khi bạn nghĩ về một điều bất hạnh nào đó đã xảy ra trong quá khứ và niềm oán hờn bỗng trỗi dậy ở trong lòng bạn thì năng lượng tiêu cực của nó sẽ bóp méo những cảm nhận của bạn về những gì đang xảy ra, hay ảnh hưởng đến cách bạn nói năng và cư xử đối với người khác trong phút giây này. Chỉ cần một niềm oán hận lớn và chưa dứt bỏ được cũng đủ làm ô nhiễm cuộc đời bạn và đặt bạn vào trong chiếc gọng kềm của bản ngã.

    Phải trung thực để xem trong đời bạn, bạn có đang nuôi dưỡng lòng oán hận một ai đó mà bạn chưa hoàn toàn tha thứ - một "kẻ thù" nào đó hay không. Nếu có, bạn hãy nhận diện cho rõ lòng thù ghét đó cả trên bình diện tư tưởng lẫn cảm xúc, tức là nhận ra những ý nghĩ nào thường lặp đi lặp lại ở trong đầu bạn khiến cho những cảm xúc đó được tiếp diễn, và bạn cảm nhận phản ứng của cơ thể mình đối với những ý tưởng tiêu cực đó. Nhưng cũng đừng cố gắng bỏ qua những cảm giác oán hờn này. Vì tha thứ theo kiểu "cố gắng bỏ qua” sẽ không có tác dụng. Sự tha thứ chỉ xảy ra một cách tự nhiên khi bạn nhận thức rằng nỗi hờn oán xưa cũ đó không có mục đích nào khác hơn là làm cho bạn tiếp tục bị khốn đốn trong phút giây hiện tại chỉ vì một điều đã xảy ra trong quá khứ, và chỉ để củng cố cảm nhận sai lầm về sự có mặt của một con người, một tư cách nạn nhân nào đó với mục đích là giúp cho bản ngã ở trong bạn tiếp tục được tồn tại. Thấy được như vậy tức là được giải thoát; như Chúa Jesus đã từng dạy: "Hãy tha thứ cho kẻ thù của con"liv căn bản là nói về sự tháo gỡ, buông bỏ một trong những cơ cấu chính của bản ngã trong cách suy tư của con người (lv).

    Quá khứ sẽ không có năng lực để lôi kéo bạn ra khỏi phút giây này. Chỉ có niềm oán giận về những gì đã xảy ra trong quá khứ mới có thể lôi kéo bạn được. Vậy thì bản chất của lòng oán hận đó là gì? Đó chỉ là tàn dư của những suy nghĩ và cảm xúc cũ kỹ, đã lỗi thời.

Xem mục lục