Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (22)


Xem mục lục

MỘT THẾ GIỚI MỚI

    Các nhà khoa học về không gian đã có bằng chứng rằng vũ trụ của chúng ta

đã được tạo nên cách đây khoảng mười lăm tỉ năm, sau một vụ nổ lớn. Từ đó đến

nay, vô số các dải ngân hà trong vũ trụ đã không ngừng trải rộng ra theo nhiều

phía. Không những vũ trụ đã không ngừng trải rộng ra, mà nó còn không ngừng

phát triển, trở nên phức tạp và đặc thù hơn. Nhiều nhà khoa học còn cho rằng quá

trình đi từ sự hợp nhất đơn thuần lúc ban đầu đến sự phát triển đa dạng cuối cùng

rồi cũng sẽ quay ngược lại. Nghĩa là vũ trụ sẽ thôi không còn dàn trải khắp mọi

hướng như trước mà sẽ bắt đầu một quá trình co rút, hội tụ trở lại cho đến khi

biến mất, không còn biểu hiện nữa và trở về với Vô Tướng - một điều chúng ta

không thể nghĩ bàn gì được. Đó cũng chính là Nguồn Cội phát sinh ra vũ trụ và

cả thế giới vật chất này. Quá trình vũ trụ sinh ra, phát triển, thu rút lại và hoại

diệt như thế sẽ còn lặp đi lặp lại miên viễn, vô tận. “Như thế để làm gì? Tại sao

vũ trụ lại mất công sinh ra, hiện hữu, rồi hoại diệt,… để làm gì?” chính là câu hỏi

mà nhà vật lý học Stephen Hawking danh tiếng đã tự hỏi để rồi đồng thời nhận ra

rằng ông sẽ không bao giờ có thể tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi này bằng

những phương trình toán học.

    Tuy nhiên, nếu bạn thử tập nhìn vào nội tâm của mình, thay vì theo thói quen

hay nhìn ra thế giới ở bên ngoài, thì bạn sẽ nhận ra rằng cuộc đời của bạn có một

mục đích bên trong và một mục đích bên ngoài, và vì bạn cũng là một vũ trụ nhỏ

phản ảnh một vũ trụ lớn hơn, do đó vũ trụ lớn cũng có một mục đích bên trong và

một mục đích bên ngoài, không tách rời với mục đích của bạn. Mục đích bên

ngoài của vũ trụ là tạo nên các vật thể/hình tướng và kinh nghiệm sự tương tác

giữa các vật thể/hình tướng ấy – như là một trò chơi của Thượng Đế, một giấc

mơ, hay một tấn tuồng. Còn mục đích bên trong của vũ trụ là để tỉnh thức, để

thoát ra khỏi giấc mơ của hình tướng, để trở về lại với bản chất chân thật, vô

hình tướng, nguyên thủy của mình. Do đó, chừng nào bạn dung hòa được mục

đích bên trong và mục đích bên ngoài của mình: tức là mang bản chất chân thật,

vô hình tướng của Tâm vào trong thế giới của hình tướng – đời sống hàng ngày

của bạn - và từ đó chuyển hóa thế giới chung quanh bạn.( chưa thành câu, ko

rõ ý) Mục đích tối hậu của sự chuyển hóa này vượt lên trên những gì trí óc của

con người có thể lĩnh hội hoặc hình dung được. Và trong giai đoạn này trên địa

cầu, sự chuyển hóa ấy chính là công việc quan trọng nhất mà chúng ta được ủy

thác. Đó là dung hòa được mục đích bên trong và mục đích bên ngoài của đời

mình, dung hòa giữa Đạo và Đời - thế giới vật chất.

    Trước khi nhìn vào sự tương quan giữa sự phát triển và sự thu rút lại của vũ

trụ trong cuộc đời của riêng bạn, chúng ta cần nhớ rằng những gì ta đang nói về

bản chất của vũ trụ ở đây không nên xem như là những chân lý tuyệt đối. Các

khái niệm hay phương trình toán học không thể giải thích được bản chất chân

thật của Cái-Vô-Hạn. Tư duy con người không thể nào nắm bắt được sự rộng

lớn, bao la của vũ trụ. Vì Thực tại là một tổng thể hợp nhất, và tư duy của ta luôn

có khuynh hướng cắt xén thực tại ra thành từng mảnh nên chúng ta thường có

những sai lầm rất căn cản, ví dụ, khi ta cho rằng đời sống có thể có những biến

cố rời rạc, chẳng liên hệ gì với nhau; hoặc cho rằng một biến cố nào đó xảy ra là

do một nguyên nhân duy nhất nào đó1. Mỗi ý tưởng chỉ có thể biểu thị cho một

cách nhìn, và mỗi cách nhìn tự bản chất của nó đã hàm ý về một góc độ giới hạn

của cách nhìn một vấn đề. Như thế, một cách nhìn chỉ có thể phản ảnh được một

góc cạnh nhỏ bé của vấn đề, hoặc ít nhất thì đó cũng không phải là toàn thể vấn

đề ấy. Chân lý chỉ có thể phản ảnh qua tổng thể, trong khi tổng thể là cái mà trí

năng của chúng ta không thể bàn luận hay tư duy gì được. Khi bạn có khả năng

nhìn từ một chỗ đã vượt lên trên những giới hạn của trí năng của con người thì

mọi chuyện đang đồng thời xảy ra trong phút giây này. Tất cả mọi chuyện, từ xưa

đến nay, chỉ có thể xảy ra ở phút giây hiện tại, vượt lên trên thời gian – vì thời

gian là một cái gì không có thật, được tạo dựng nên bởi trí năng của con người.

    Để biểu thị cho sự thật tương đối và tuyệt đối, chúng ta thử đề cập đến bình

minh và hoàng hôn. Khi chúng ta nói rằng mặt trời mọc lúc bình minh và lặn lúc

hoàng hôn, điều đó đúng, nhưng chỉ đúng một cách tương đối thôi. Từ chỗ tuyệt

đối thì cách nhìn đó là sai. Vì qua cách nhìn giới hạn của một người quan sát ở

trên địa cầu thì ta thấy có hiện tượng mặt trời mọc và lặn. Nhưng nếu ta nhìn từ

ngoài không gian thì mặt trời không mọc, cũng không lặn, mà nó liên tục tỏa

sáng. Tuy nhiên, khi đã nhận ra điều này thì ta vẫn nói cứ về cảnh mặt trời mọc

và mặt trời lặn, vẫn còn thấy được vẻ đẹp của nó, vẫn làm thơ ca ngợi nó dù ta

biết đó chỉ là một sự thật tương đối.

    Ta hãy bàn thêm về một sự thật tương đối khác, vũ trụ hình thành và hoại diệt

để trở về với hư không (cách nhìn giới hạn thuộc về thời gian) và thử xem điều

này liên quan như thế nào đến khái niệm "cuộc đời của tôi". Dĩ nhiên "cuộc đời

của tôi" là một cái gì không hề có thực vì đó chỉ là một ý nghĩ chỉ có thật ở trong

đầu của bạn, nó biểu tượng cho một cách nhìn sai lầm trong tư duy của con

người. Vì rốt cục không hê có những thứ như là “cuộc đời của tôi" vì tôi và đời

sống chỉ là một. (Anh Hạnh ơi, xem lại đoạn này dùm em với ! Em đọc đi đọc lại

hoài mà vẫn không hiểu và thấy ý của 3 câu này không liên quan gì nhau. Hic...

Xem mục lục