Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (22)


Xem mục lục

Có hai nhà sư cùng thong dong bước xuống một con đường lầy. Cơn mưa nặng hạt vẫn còn rơi. Ðến khúc đường quẹo, hai người gặp một cô gái xinh xắn trong chiếc áo Kimono và chiếc khăn quàng cổ bằng lụa, đang đứng bên lề đường vì không thể băng qua ngã tư đường lầy được. Lập tức một nhà sư bảo: "Ði nào, cô bé" tức khắc đưa tay nhấc bổng cô gái lên và đưa qua quãng đường lầy.

Nhà sư bạn của anh ta, từ đó không buồn nói một tiếng nào, cho đến khi cả hai dừng lại trong một ngôi chùa. Rồi không còn chịu đựng được nữa, nhà sư bạn lên tiếng nói với anh ta:

-Chúng ta là những nhà sư, không được phép gần đàn bà, nhất là với những người đàn bà trẻ đẹp. Nguy hiểm lắm! Sao anh lại làm như vậy?

Nhà sư mỉm cười:

-Tôi đã bỏ nàng từ chỗ đó rồi! Anh còn mang nàng theo đấy sao?

Phụ bản 2

Người Bốc Vác

Xưa, có hai thiền sư có việc phải hạ sơn. Trên đường đi đôi bạn gặp một thiếu nữ xinh xắn ngồi buồn rầu bên vệ đường. Chả là cô nàng muốn đi ăn cỗ cho sớm sủa mà lại bị một vũng nước to ngang đường chẹn mất lối đi.

Vị thiền sư trẻ tuổi liền bế cô qua đường. Sau lời cám ơn, đường ai nấy đi.

Buổi chiều, vừa về đến cổng tu viện, vị thiền sư lớn tuổi đã khiều tay bạn hỏi một cách bực dọc:

- Này chú ... tại sao hồi sáng chú cả gan bế một thiếu nữ xinh đẹp thế kia qua vũng bùn mà không sợ ô nhiễm đến giới thể hử?

Vị thiền sư trẻ tuổi ngạc nhiên:

- Ô hay! Em đã đặt cô nàng xuống bên kia vệ đường rồi cơ mà! Sao Sư huynh còn cõng cô ta về tận nơi đây?

Phụ chú:

Vác một cô nàng như thế từ sớm tới chiều thì kể cũng nặng thật!

nhiều tác giả

Những mẩu truyện hay của Phật giáo

Hoa Vương

Ngày xửa, ngày xưa có một Minh Quân cai trị một quốc giathanh bình trù phú. Moị việc đều xuôi chèo mát mái, ngoaị trừ mộtđiều là dù tuổi đã khá cao, nhà Vua hiền đức của chúng ta vẫn chưacó được Hoàng nam nối dõi. Một bữa tốt trời đức Vua cho yết bảng, truyền lệnh cho vời các đồng tử lên 7 đến 12 vào sân rồng cho Ngài tuyển chọn ngườikế nghiệp. Các thần dân của đức Vua trong số tuổi ấn định lũ lượt kéonhau về kinh đăng ký. Bất kể gia tộc sang hèn, nghèo giàu mỗi cậubé đều được nhận một hạt giống tí tẹo. Các thí sinh phải đem hạt giống về tự tay gieo trồng và chăm bón. Ðến bao giờ hạt giống nẩymầm, nứt lộc, đâm chồi, ra nụ kết hoa thì sẽ mang đến Hoàng cungdự thí.

Ngày khảo thí được ấn định vào đêm rằm tháng tám, chậu hoa nào được đức Vua chấm giải nhất thì người gieo trồng nó sẽđược vào cung làm Hoàng tử. Người sẽ kế vị đức Vua sau này. Cái ngày chờ đợi đó đã đến, vườn ngự uyển chất đày các lẳnghoa do thí sinh đem nộp, không chê vào đâu được, vì loài hoa nàocũng rực rỡ ngát hương. Nhưng đức Vua và Hoàng hậu xem chừngvẫn chưa chọn được thứ nào vừa mắt.

Cuối cùng một chú bé khoảng 8 tuổi, áo quần rách rưới nhưng mặt mũi dễ thương, xin được vào chầu đức Vua của chú. Mọi người cười ồ khi thấy chú khư khư ôm một cái chậu bằng đất nung chứa đày phân và rác bẩn. Vị thần dân tí hon này qùy trước bệ rồng, nước mắt chảy quanh, sụt sịt nói:

- Muôn tâu, con đã làm hết sức mình, con đã chọn chiếc chậu lành lặn nhất, để vào đó thứ đất mịn nhất, trộn vào đất thứ phân đã hoai và tốt nhất... rồi mới đặt hạt giống của đức Vua ban cho con vào đó... Con đã phơi sương ủ nắng và tưới nước cho nó... Vậy mà nó không chịu nứt cái mầm nào cả.

Ðức Vua nghe xong không dấu được sự xúc động, ôm chầm lấy cậu bé reo:

- Ôi! Con chính là vị Hoàng tử mà ta chờ đợi.

Mọi người kinh ngạc lẫn bất bình.

Ðức Vua vuốt râu mỉm cười giải thích:

- Tất cả các hạt giống trao cho thí sinh đều đã được hấp chín... Nó chỉ có thể nở hoa trung thực mà thôi... Ðưa tay chỉ chiếc chậu đầy đất bẩn của chú bé dân giả, đứcVua tiếp:

- Ðóa hoa trung thực ấy chỉ đâm chồi nẩy lộc trong mỗi một chiếc chậu này. Con người đã gieo trồng được loại hoa ấy, nhất định sẽ là vị anh quân mà đất nước ta chờ đợi. Ðức Vua đã không lầm trong sự lựa chọn ấy.

Xem mục lục