Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (22)


Xem mục lục

Khi cho rằng sự nghèo đói là nguồn gốc của tội ác và đạo lý suy đồi, khái niệm này sẽ dẫn tới một suy nghĩ là các biện pháp kinh tế nhằm xoá đói giảm nghèo có thể giúp cho việc ngăn ngừa tội ác. Những yêu sách về kinh tế trong một mức độ nào đó là những yếu tố trong sự xung đột, thì đề cập đến các vấn đề kinh tế này có thể giúp giải quyết vấn đề.

buddha-mynanarThương thuyết và nhấn mạnh đến tác hại hổ tương của chiến tranh

Đức Phật đã có lần nói về ngăn ngừa chiến tranh giửa Sakiya (nơi Đức Phật xuất thân) và Koliya. Cả hai nơi đều dùng nước của dòng sông đấp đập chảy qua hai lảnh thổ, khi mực nước cạn thì nông dân hai xứ này đều muốn có nước để dùng vào vụ muà. Họ tranh cải và thoá mạ nhau và khi các lãnh binh nghe những thóa mạ này thì họ chuẩn bị gây chiến. Bằng thiền lực của mình, Đức Phật nói rằng ngài đã cảm nhận được điều này và bay lượn trên giòng sông. Khi thấy ngài thì cả dòng họ của ngài đều buông vũ khí và cúi đầu chiêm bái ngài. Khi Đức Phật hỏi về nguyên nhân tranh chấp thì không ai hiểu rỏ, cuối cùng những nhà nông trả lời đây là chuyện nguồn nước. Đức Phật đã khai ngộ cho các lảnh binh thấy là họ phải hy sinh cho giá trị nào đó cao quý hơn thí dụ như sinh mạng của họ, thay vì là nước mà giá trị quá ít. Chính vì thế họ đã ngưng chiến đấu.

Qua nhiều thế kỷ, tăng sĩ Phật giáo đã thường giúp các vị vua trong việc thương thuyết để chấm dứt chiến tranh. Kinh Đại Thừa đã chỉ rỏ là Phật tử phải cố thử tìm xem các phe lâm chiến có sằn sàng giải quyết mọi sự dị biệt. Kinh Duy Ma Cật, Vimalakkirthi Nirdesa Sutra, có bàn đến như sau:

“Trong thời chiến lời Phật dạy là
Từ tâm và thương cảm,
Chuyển hoá sinh linh,
Để chúng sinh được sống trong an hòa,
Khi kẻ thủ nối đuôi nhau ra trận,
Lời Phật làm tăng sức thêm cho hai phía đồng nhau,
Với quyền năng Phật, Ngài buộc họ
Hoá giải và sống trong hoà hợp.” [xi]
Xem mục lục