Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (22)


Xem mục lục
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 

Quẻ Thiên Phong Cấu, đồ hình:||||| còn gọi là quẻ Cấu (姤 gou4), là quẻ thứ 44 trong Kinh Dịch.

  • Nội quái là ☴ (:|| 巽 xun4) Tốn hay Gió (風).
  • Ngoại quái là ☰ (||| 乾 qian2) Càn hay Trời (天).

Giải nghĩa: Ngộ dã. Tương ngộ. Gặp gỡ, cấu kết, liên kết, kết hợp, móc nối, mềm gặp cứng. Phong vân bất trắc chi tượng: gặp gỡ thình lình, ít khi.


THEO: Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê

44. 天 風   Thiên Phong Cấu 

 

Cấu Tự Quái

姤 序 卦

Quải giả quyết dã.

夬 者 決 也.

Quyết tất hữu sở ngộ.

決 必 有 所 遇

Cố thụ chi dĩ Cấu

故 受 之 以 姤

Cấu giả ngộ dã.

姤 者 遇 也.

Cấu Tự Quái

Quải là nứt rạn, vỡ rời, tan hoang.

Chia rồi lại gặp, mới ngoan.

Cho nên Cấu mới có đàng theo ngay.

Cấu là gặp gỡ duyên may.

Cấu là một Hào Âm gặp 5 Hào Dương. Vì thế Cấu nghĩa là gặp, ngẫu nhiên mà gặp, không cầu mà gặp. Xét thể quẻ, thì Cấu là gió thổi dưới trời; gió  thổi muôn  phương, không có vật gì mà không gặp.

Cấu là 1 Âm  thoạt  sinh để bắt  đầu cho chu kỳ Âm trưởng, Dương tiêu, một Âm tự động tìm gặp 5 Dương, nên gọi là Cấu. Cấu, xét về triền năm, thì là tháng 5, sau ngày hạ chí. Cấu là thời kỳ nhân loại bắt đầu bước vào con đường hướng ngoại, ngược lại với Phục là bắt đầu thời kỳ mà nhân loại bước vào con đường hướng nội, để tìm hiểu nội tâm. Thiệu Khang Tiết có 2 câu thơ, để đánh dấu hai thời kỳ quan trọng ấy:

Kiền ngộ Tốn thời, quan nguyệt quật.

Địa phùng Lôi xứ, kiến thiên căn.

Dịch: 

Trời nổi gió dông, thông động nguyệt,

Địa phùng Lôi xứ, kiến thiên căn.

 (Kiền ngộ Tốn là Thiên Phong Cấu. Nguyệt quật là ngoại cảnh vật chất. Địa phùng Lôi là Địa Lôi Phục. Thiên căn là Thiên lương hay Thiên tính trong con người.)

Xem mục lục