Tên thường gọi: Chùa Đào Xuyên
Chùa tọa lạc ở thôn Đào Xuyên, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa được dựng vào thời Lê và đã được trùng tu nhiều lần.
Lần thứ nhất do cung tần vương phi Hoàng Thị Ngọc Nhất làm hội chủ hưng công vào năm 1632, xây ngôi chùa quy mô hoành tráng. Lần thứ hai do Thiền sư Giác Viên tổ chức trùng tu, mở rộng vào năm 1863. Lần thứ ba, Thiền sư Thông Mệnh tổ chức đại trùng tu vào những năm 1920 – 1930.
Hòa thượng Thích Quảng Kính đã tổ chức trùng tu vào năm 1988, xây tam quan năm 1991.
Từ năm 1998 đến nay, chùa liên tục sửa chữa thành ngôi cổ tự khang trang. Đạ đức Thích Thanh Quy trụ trì hiện nay.
Chùa còn nhiều hiện vật cổ như 2 tấm bia đá (thế kỷ XVII), đại hồng chung (năm 1872), bình hương gốm cao 0,40m (thế kỷ XVI), lư hương đồng (thế kỷ XIX).
Đặc sắc nhất ở chánh điện là tượng Bồ tát Quán Thế Âm thiên thủ thiên nhãn ngồi trên tòa sen. Tượng có khuôn mặt đều đặn, đôn hậu; phía trước có 21 cặp cánh tay trong các tư thế hoạt động khác nhau; phía lưng có 610 cánh tay nhỏ đều đặn xếp thành ba lớp xòe ra thành vòng ánh hào quang. Tượng ngồi trên tòa sen, do đầu con A-tu-la (thủy quái) đội đưa lên từ mặt nước. Tượng cao 1,32m, cả bệ cao 2,55m, tạc bằng gỗ mít, phủ sơn thếp vàng (thế kỷ XVI).
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1990.
Tên thường gọi: Chùa Long ĐọiChùa thường gọi là chùa Long Đọi, tọa lạc trên núi Long Đọi thuộc xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Chùa thuộc hệ phái
Tên thường gọi: Chùa Thái LạcChùa thường gọi là chùa Thái Lạc, tọa lạc ở thôn Thái Lạc, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Chùa thuộc hệ phái Bắc
Tên thường gọi: Chùa ThápChùa thường gọi là chùa Tháp, tọa lạc ở thôn Tức Mạc, xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định, tỉnh Nam Định. Chùa cách thành phố Nam Định
Tên thường gọi: Chùa Hai Bà TrưngChùa thường được gọi là chùa Hai Bà Trưng, tọa lạc tại phố Hương Viên, phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội, trong
Tên thường gọi: Chùa Một CộtChùa tọa lạc ở thôn Yên Thành, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa được dựng dưới đời vua
Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa,
Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái
Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố
Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc
Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2 nằm sát bờ rạch Ông
Tên thường gọi: Thiên Tôn.Địa chỉ: Thị trấn An Thạnh, huyện Thuận An, Bình Dương.ĐT: 0650 828788.Chùa tọa lạc tại trấn An Thạnh, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. ĐT: 0650 828788.
Tên thường gọi: Chùa Vạn PhướcChùa tọa lạc tại số 55 đường Sư Tuệ Tĩnh, phường 13, quận 11, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.9627217. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa nguyên
Tên thường gọi: Chùa Phật BảoChùa có tên là Buddharatanaràma, tọa lạc ở số 57 đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, với diện tích
Tên thường gọi: Chùa Tuyền LâmChùa tọa lạc tại số 265 đường Hùng Vương, phường 9, quận 6, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.9690819. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Vào giữa thế
Tên thường gọi: Chùa Thiên PhướcChùa tọa lạc tại số 37/217 KB, khu phố 8, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8960215. Chùa thuộc hệ phái Bắc
Tên thường gọi: Ngọc Hải.Địa chỉ: Ấp Hải Sơn, thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu.ĐT: 064 868646.Tịnh xá toạ lạc tại ấp Hải Sơn, thị trấn
Tên thường gọi: Châu Thới.Địa chỉ: xã Bình An, Huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.ĐT: 0650 751519.Chùa toạ lạc tại xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, trên một ngọn