GIẢI THÍCH: PHẨM NHƯ HÓA THỨ 87
(Kinh Đại Bát-nhã hội 2 ghi: Phẩm Không Tính thứ 85)
KINH: Tu-bồ-đề bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn, nếu các pháp bình đẳng, không có làm gì, thời Bồ-tát làm thế nào hành Bát-nhã ba-la-mật mà đối với pháp bình đẳng không lay động, lại hành việc của Bồ-tát như bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự v.v...?[1]
Phật bảo Tu-bồ-đề: Như vậy, như vậy, như lời ông nói. Các pháp bình đẳng, không có làm gì. Nếu chúng sinh tự biết các pháp bình đẳng thời Phật không dùng thần lực mà đối với các pháp bình đẳng không lay động, kéo chúng sinh ra khỏi chấp trước tướng tôi, ta; lấy Không mà làm cho thốt khỏi năm đường sinh tử cho đến làm cho thốt khỏi chấp trước tướng kẻ biết, kẻ thấy; làm cho thốt khỏi sắc tướng cho đến thức tướng, nhãn tướng cho đến ý tướng, địa chủng tướng cho đến thức chủng tướng; xa lìa tướng của tính hữu vi khiến được tướng của tính vô vi, mà tướng của tính vô vi tức là không.[2]
[1] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 478, phẩm Không tính thứ 85 (空性品 85), tr. 425b15-18: Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu các pháp v.v… tánh bình đẳng đều bản tánh không, bản tánh không đây đối với tất cả pháp chẳng phải năng sở tác, Bồ-tát Ma-ha-tát làm sao khi hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng động thắng nghĩa dùng bốn nhiếp sự nhiêu ích hữu tình?
[2] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 478, phẩm Không tính thứ 85 (空性品 85), tr. 425b18-c2: Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Tất cả pháp tánh bình đẳng đều bản tánh không, bản tánh không đây đối tất cả pháp chẳng năng sở tác, nhưng các Bồ-tát năng vì hữu tình đem bố thí v.v… làm việc nhiêu ích. Nếu các hữu tình tự biết các pháp đều bản tánh không, thời các Như Lai và các Bồ-tát chẳng hiện thần thông làm việc hy hữu. Nghĩa là đối trong các pháp bản tánh không dù không sở động mà khiến hữu tình xa lìa các tánh vọng tưởng điên đảo, nghĩa là khiến các hữu tình xa lìa tưởng ngã, tưởng hữu tình, cho đến tưởng tri giả, kiến giả. Cũng khiến xa lìa tưởng sắc cho đến thức. Tưởng nhãn xứ cho đến ý xứ. Tưởng sắc xứ cho đến pháp xứ. Tưởng nhãn giới cho đến ý giới. Tưởng sắc giới cho đến pháp giới. Tưởng nhãn thức giới cho đến ý thức giới. Tưởng nhãn xúc cho đến ý xúc. Tưởng nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ. Tưởng địa giới cho đến ý thức giới. Tưởng vô minh cho đến lão tử. Cũng khiến xa lìa tưởng hữu vi giới trụ vô vi giới giải thoát tất cả sanh lão bệnh tử. Vô vi giới ấy tức các pháp không, nương thế tục gọi là vô vi giới.
* Trang 579 *
Tu-bồ-đề thưa: Bạch đức Thế Tôn, dùng Không gì nên hết thảy pháp không?
Phật dạy: Bồ-tát xa lìa tướng hết thảy pháp, dùng không ấy nên hết thảy pháp không.[1] Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao, nếu có người biến hóa làm ra người biến hóa, việc biến hóa ấy phải chăng thật sự có cái chẳng không ư?
Tu-bồ-đề thưa: Thưa không, bạch Thế Tôn. Người biến hóa ấy, không cái gì thật sự mà chẳng không. Người biến hóa và không ấy hai việc không hợp, không tán;[2] vì không không cho nên không, không nên phân biệt là không, là hóa, vì sao? Vì trong hai việc không ấy không thể có được là không, là hóa, vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, sắc tức là hóa; thọ, tưởng, hành, thức tức là hóa, cho đến trí Nhất thiết chủng tức là hóa.[3]
Tu-bồ-đề bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn, nếu pháp thế gian là hóa; pháp xuất thế gian như bốn niệm xứ, bốn chánh cần, bốn như ý túc, năm căn, năm lực, bảy giác phần, tám phần thánh đạo, ba môn giải thốt, mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn trí không ngại, mười tám pháp không chung, cùng các quả pháp và hiền thánh là Tu-đà-hồn cho đến A-la-hán, Bích-chi Phật, Bồ-tát, chư Phật Thế Tôn, các pháp ấy cũng là hóa chăng?[4]
[1] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 478, Phẩm Không tính thứ 85 (空性品 85), tr. 425c2-3: Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Do không nào nên nói các pháp không? Phật bảo: Thiện Hiện! Do tưởng không nên nói các pháp không.
[2] Xem Đại trí độ luận, quyển 86.
[3] T. 8: Phóng quang Bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 20, phẩm Chư pháp diệu hoá thứ 87 (諸法妙化品87), tr. 141a25-29: Phật dạy: Đối với các tướng không, thì người do nhà ảo thuật hóa ra là không, không huyễn hóa và không, nó không hội hợp, không chia lìa, do không không, không không và người hóa là không thể phân biệt. Tại sao vậy? Vì tất cả đều không. Này Tu-bồ-đề! Năm ấm đều không; vì không cho nên nói năm ấm là không; T. 7: Đại Bát-nhã Ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 478, Phẩm Không tính thứ 85 (空性品85), tr. 425c3-11: Lại nữa, Thiện Hiện! Ý ông nghĩ sao? Nếu thân biến hóa lại làm việc hóa, đây có thật mà chẳng không ư? Thiện Hiện thưa rằng: Các sở biến hóa đều không thật, tất cả đều không .
Phật bảo: Thiện Hiện! Biến hóa cùng không, hai pháp như thế chẳng hợp chẳng tan. Hai đây đều lấy “không không” nên không, chẳng nên phân biệt này không này hóa. Vì sao? Chẳng phải trong tánh không có không có hóa hai việc có thể được, vì tất cả pháp rốt ráo không vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Vô sắc chẳng hóa, vô thọ tưởng hành thức chẳng hóa. Các hóa này không chẳng đều không. Các pháp hữu tình phải biết như vậy.
[4] T. 7: Đại Bát-nhã Ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 478, Phẩm Không tính thứ 85 (空性品85), tr. 425c11-13: Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Uẩn, giới, xứ v.v… các pháp thế gian và các hữu tình khác đều là hóa, bốn niệm trú v.v… pháp xuất thế gian và các hữu tình đâu cũng là hóa?
* Trang 580 *
Phật bảo Tu-bồ-đề: Hết thảy pháp đều là hóa. Đối với pháp ấy có pháp do Thanh-văn biến hóa, có pháp do Bích-chi Phật biến hóa, có pháp do Bồ-tát biến hóa, có pháp do chư Phật biến hóa, có pháp do phiền não biến hóa, có pháp do nghiệp nhân duyên biến hóa. Vì nhân duyên ấy nên hết thảy pháp đều là hóa.[1]
Tu-bồ-đề bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn, các phiền não dứt nên gọi là quả Tu-đà-hồn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, đạo Bích-chi Phật, Phật đạo; dứt các phiền não tập khí đều là biến hóa chăng?[2]
Phật bảo Tu-bồ-đề: Nếu pháp có tướng sinh, diệt, thời đều là biến hóa.[3]
Tu-bồ-đề thưa: Bạch đức Thế Tôn, những pháp nào chẳng phải biến hóa?
Phật dạy: Nếu pháp không sinh, không diệt, là chẳng phải biến hóa.[4]
Tu-bồ-đề thưa: Thế nào là pháp không sinh không diệt thời chẳng phải biến hóa?
Phật dạy: Như tướng Niết-bàn không dối, pháp ấy chẳng phải biến hóa.[5]
Tu-bồ-đề thưa: Bạch đức Thế Tôn, như Phật tự nói: Các pháp bình đẳng, chẳng phải Thanh
[1] T. 7: Đại Bát-nhã Ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 478, Phẩm Không tính thứ 85 (空性品85), tr. 425c13-17: Phật bảo: Thiện Hiện! Tất cả thế gian xuất thế gian pháp thảy không phải là hóa. Nhưng ở trong ấy có hóa Thanh-Văn, có hóa Ðộc-giác, có hóa Bồ-tát, có hóa Như Lai, có hóa phiền não, có hóa các nghiệp. Bởi nhân duyên đây ta nói tất cả đều như biến hóa ngang bằng không sai khác.
[2] T. 7: Đại Bát-nhã Ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 478, Phẩm Không tính thứ 85 (空性品85), tr. 425c17-19: Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Tất cả cõi Ðoạn, chỗ gọi quả Dự-lưu, Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, Ðộc-giác, Như Lai, dứt hẳn phiền não tập khí tương tục, đâu cũng là hóa?
[3] T. 7: Đại Bát-nhã Ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 478, Phẩm Không tính thứ 85 (空性品85), tr. 425c19-20: Phật bảo: Thiện Hiện! Các pháp như thế, nếu cùng hai tướng sanh diệt hợp ấy cũng đều là hóa.
[4] T. 7: Đại Bát-nhã Ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 478, Phẩm Không tính thứ 85 (空性品85), tr. 425c20-22: Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Pháp nào chẳng phải hóa? Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu pháp chẳng cùng sanh diệt hợp nhau, pháp này chẳng phải hóa.
[5] T. 7: Đại Bát-nhã Ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 478, Phẩm Không tính thứ 85 (空性品85), tr. 425c22-24: Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Pháp nào chẳng cùng sanh diệt hợp nhau? Phật bảo: Thiện Hiện! Pháp chẳng dối gạt tức là Niết-bàn. Pháp này chẳng cùng sanh diệt hợp nhau, vậy nên chẳng phải hóa.
* Trang 581 *
văn làm, chẳng phải Bích-chi Phật làm, chẳng phải Bồ-tát làm, chẳng phải chư Phật làm, dù có Phật hay không có Phật thời tính các pháp vẫn thường không; tính không tức là Niết-bàn, cớ sao nay nói pháp Niết-bàn chẳng phải như biến hóa?[1]
Phật bảo Tu-bồ-đề: Như vậy, như vậy. Các pháp bình đẳng, chẳng phải Thanh-văn làm, cho đến tính không tức là Niết-bàn. Nếu Bồ-tát mới phát tâm nghe hết thảy pháp đều rốt ráo, tính không cho đến Niết-bàn cũng đều như biến hóa thời tâm kinh sợ. Vì hàng Bồ-tát mới phát tâm ấy nên phân biệt nói pháp có sinh diệt như biến hóa, pháp không sinh diệt chẳng như biến hóa.[2]
Tu-bồ-đề bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn, làm thế nào dạy hàng Bồ-tát mới phát tâm khiến biết tính không ấy?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Các pháp vốn có nay không ư?[3]
LUẬN: Hỏi: Việc ấy Phật trước đã đáp rồi, nay cớ sao Tu-bồ-đề còn hỏi rằng: Nếu các pháp bình đẳng, không có làm gì, thời làm thế nào Bồ-tát đối với các pháp bình đẳng không lay động mà làm lợi ích lớn cho chúng sinh?
Đáp: Vì việc ấy khó hiểu nên tuy trước đã nói mà nay hỏi lại. Lại thời Kinh sắp hết Phật nói tính không
[1] T. 7: Đại Bát-nhã Ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 478, Phẩm Không tính thứ 85 (空性品85), tr. 425c24-27: Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Như Thế Tôn nói pháp tánh bình đẳng tất cả đều không, không có kẻ năng động, không có hai có thể được, không có chút pháp chẳng tự tánh không , làm sao Niết-bàn có thể nói chẳng hóa?
[2] T. 7: Đại Bát-nhã Ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 478, Phẩm Không tính thứ 85 (空性品85), tr. 425c27-426a5: Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói, không có chút pháp chẳng tự tánh không. Tự tánh không đây chẳng Thanh-Văn làm, chẳng Ðộc giác làm, chẳng Bồ-tát làm, chẳng Như Lai làm, cũng chẳng ai làm, có Phật không Phật tánh nó thường không, đây tức Niết-bàn. Vậy nên ta nói Niết-bàn chẳng phải hóa, chớ chẳng phải thật có pháp gọi là Niết-bàn, có thể nói vô sanh diệt chẳng phải hóa. Lại nữa, Thiện Hiện! Ta vì các Bồ-tát tân học nói Niết-bàn chẳng phải hóa, chẳng riêng thật có bất không Niết-bàn. Vậy nên, không nên chấp đây làm nạn; Tham khảo Tục Tạng 24: Đại phẩm kinh nghĩa sớ (大品經義疏), quyển 26, phẩm Như hoá thứ 87 (如化品), tr. 340c1-4.
[3] T. 7: Đại Bát-nhã Ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 478, Phẩm Không tính thứ 85 (空性品85), tr. 426a5-10: Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Dùng phương tiện nào giáo giới, giáo thọ tân học Bồ-tát khiến biết các pháp tự tánh thường không? Phật bảo: Thiện Hiện! Ðâu tất cả pháp trước có sau không mà chẳng thường không? Nhưng tất cả pháp trước đã chẳng phải có, sau cũng chẳng phải không, tự tánh thường không, không nên kinh sợ. Nên tác phương tiện khéo léo giáo giới như thế, giáo thọ tân học Bồ-tát khiến biết các pháp tự tánh thường không.
* Trang 582 *
sâu xa, phàm phu và thánh nhân không thể hành được, không thể đến được.[1] Nên Tu-bồ-đề biết hết thảy pháp tướng bình đẳng chắc chắn không, thời làm thế nào Bồ-tát trú trong pháp ấy mà có thể làm lợi ích chúng sinh, vì pháp bình đẳng, không có tướng tạo tác, mà làm lợi ích là có tướng tạo tác? Phật hứa khả lời Tu-bồ-đề, theo câu hỏi của Tu-bồ-đề mà đáp, hứa khả tính bình đẳng và đáp việc làm lợi ích chúng sinh. Nghĩa là nếu chúng sinh tự biết các pháp bình đẳng rốt ráo không, thời Phật không có ơn gì; nếu người bệnh tự biết sắp qua khỏi thời thầy thuốc vô công.
Tu-bồ-đề lại hỏi: Nếu các pháp thật tướng rốt ráo không, không thể tạo tác, thời vì cớ gì Bồ-tát trú trong ấy mà làm lơi ích chúng sinh? Nếu Bồ-tát dùng pháp bình đẳng ấy làm lợi ích chúng sinh thời phá hoại thật tướng?
Phật dạy: Bồ-tát không lấy các pháp thật tướng làm lợi ích chúng sinh, mà chỉ vì chúng sinh không biết pháp rốt ráo không nên Bồ-tát dạy khiến biết. Bồ-tát giáo hóa chúng sinh, đó là cách đối trị tất đàn;[2] Tu-bồ-đề cho đệ nhất nghĩa tất đàn là không có làm lợi ích để vấn nạn. Phật đáp: Chúng sinh điên đảo không biết, Phật chỉ phá cái điên đảo ấy mà không cho là thật. Thế nên Bồ-tát trú trong tướng bình đẳng xa lìa tướng ngã cho đến tướng kẻ biết kẻ thấy, ấy gọi là chúng sinh không và đem pháp hết thảy vô ngã ấy giáo hóa chúng sinh. Chúng sinh có hai, một là ái nhiều, hai là kiến
[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 95.
[2] Xem Đại trí độ luận, quyển 1.
* Trang 583 *
kiến nhiều. Người ái nhiều gặp được pháp vô ngã ấy thời sinh tâm lìa dục, nghĩ rằng: Nếu vô ngã thời cần gì các vật khác mà tham? Người kiến nhiều tuy biết vô ngã mà đối với sắc pháp v.v... vẫn hý luận cho rằng hoặc thường hoặc vô thuờng. Thế nên kế tiếp nói sắc tướng, năm uẩn, mười hai nhập, mười tám giới cho đến xa lìa tướng của tính hữu vi, khiến được tướng của tính vô vi, mà tướng vô tính tức là không; ấy gọi là pháp không.
Hỏi: Cớ gì Tu-bồ-đề hỏi dùng không gì cho nên hết thảy pháp không?
Đáp: “Không” có nhiều thứ: Như trong lửa không có nước, trong nước không có lửa, cũng là không; trong ngũ uẩn không có ngã cũng như vậy. Hoặc có chúng sinh không (sattva-nairātmya), hoặc có pháp không (dharma-nairātmya). Đối với pháp không, có người nói rằng các pháp tuy không cũng chẳng phải không hết; như trong sắc không có vi trần gốc tồn tại. Thế nên Tu-bồ-đề hỏi vì không gì nên hết thảy pháp không. Phật đáp: Vì vô sở đắc rốt ráo không, nên xa lìa hết thảy tướng. Do vậy mà trong đây nói chúng sinh không và pháp không. Vì hai không ấy nên hết thảy pháp không có pháp nào chẳng không.
Hỏi: Nếu như vậy thời cớ gì trong đây nói lìa tướng hết thảy pháp?
Đáp: Hết thảy pháp không thể phá hoại cùng tận, chỉ lìa cái ức tưởng tà vạy đối với nó nên tất cả pháp tự xa lìa. Như người có thần thông vì hoại sắc tướng nên vách đá không làm chướng ngại. Như Phật nói: Các ông
* Trang 584 *
đối với năm uẩn tu chánh ức niệm, dứt tham dục, được chánh giải thốt nên nói là lìa tướng. Tu-bồ-đề nghe xong tâm kinh hãi, nghĩ rằng: Vì sao hết thảy pháp hoặc lớn hoặc nhỏ đều không có căn gốc chơn thật? Hạng phàm phu hư vọng có thể không có sự thật, còn thánh nhân phải có chút ít sự thật? Tu-bồ-đề tuy là A-la-hán, rất quý Phật pháp, song vì hàng Bồ-tát mới phát tâm cho nên hỏi Phật.
Phật biết ý Tu-bồ-đề muốn làm rõ việc ấy nên nói thí dụ mà hỏi ngược lại Tu-bồ-đề: Ý ông nghĩ sao, như người biến hóa lại làm ra việc biến hóa, sự biến hóa ấy có căn gốc thật chẳng không chăng?[1] Đáp: Thưa không. Sự biến hóa ấy không có sự thật mà chẳng không. Không và người biến hóa, hai việc chẳng hợp, chẳng tán, vì đều là không, nên dùng không không, nên không.
Hỏi: Cớ gì nói là vì không không, nên không?
Đáp: Vì phá mười tám sự thật nên có mười tám không;[2] vì phá sự biến hóa không trong tâm chúng sinh nên dùng không không. Người thế gian đều biết huyễn hóa không trụ lâu, không có làm gì nên gọi là không, nên nói vì không không, nên không, không nên phân biệt đó là không, là hóa. Người phàm phu biết việc biến hóa là không, không thật, còn các pháp khác là thật. Vì vậy mà lấy việc biến hóa ví dụ, nên biết các pháp khác cùng với biến hóa không khác nhau. Như chỗ hiểu của thánh nhân thời không được dùng biến hóa làm ví dụ,
[1] T. 30: Trung luận (中論), quyển 3, phẩm 17 Quán nghiệp (觀業品), tr. 23b27-c3: Như đức Thế-tôn dùng thần thông hóa ra người biến hóa, người biến hóa như vậy lại biến ra người biến hóa khác. Như người biến hóa đầu gọi là tác giả, việc làm của người biến hóa ấy gọi là nghiệp. Các phiền não và nghiệp, tác giả và quả báo, đều như huyễn như mộng, như sóng nắng và như tiếng vang; Madhyamaka śāstra, Karmaphala-parīkṣa:
Yathā nirmitakaṃ śāstra nirmimīta rddhisaṃpadā/
Nirmito nirmimītānyaṃ sa ca nirmitakaḥ punaḥ//
Tathā nirmitakākāraḥ kartā yatkarma tatkṛtaṃ/
Tadyathā nirmitenānyo nirmito nirmitastathā//
Kleśāḥ karmāṇi dehaśca kartāraśca phalāni ca/
Gandharvanagarākārā marīcisvapnasaṃnibhāḥ//
[2] Xem Đại trí độ luận, quyển 31.
* Trang 585 *
vì không có phân biệt. Hết thảy pháp gọi là năm uẩn. Phật nói sắc, thọ, tưởng, hành, thức không cái gì chẳng là biến hóa, vì là không.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn, pháp phàm phu hư dối nên như biến hóa, pháp xuất thế gian cũng như biến hóa ư? Nghĩa là bốn niệm xứ cho đến mười tám pháp không chung, hoặc pháp bốn niệm xứ theo mặt nhân duyên sinh cho nên như hóa, nhưng quả pháp của bốn niệm xứ là Niết-bàn cũng lại như hóa ư? Hoặc hành giả tu các pháp ấy là các bậc Tu-đà-hồn cho đến Phật cũng lại như hóa ư?
Phật dạy: Hoặc hữu vi hoặc vô vi và các hiền thánh đều là hóa, vì rốt ráo không. Nghĩa ấy từ phẩm đầu lại đây nơi nơi đã nói rộng. Thế nên nói hết thảy pháp không, đều như hóa.
Hỏi: Nếu hết thảy pháp đều không, như hóa, cớ gì có các pháp sai khác?
Đáp: Như việc Phật biến hóa và người khác biến hóa, tuy đều không thật mà có các hình tượng sai khác; cũng như các thứ thấy trong mộng. Người thấy việc tốt xấu trong mộng có việc sinh mừng, có việc sinh sợ; như tượng trong gương tuy thật sự không có mà tùy theo hình thật nên tượng có đẹp có xấu. Các pháp cũng như vậy, tuy không mà mỗi mỗi có nhân duyên sai khác;[1] như trong đây Phật tự nói: Trong pháp biến hóa có Thanh-văn biến hóa, có Bích-chi Phật biến hóa, có Bồ-tát biến hóa, có Phật biến hóa, có phiền não biến hóa,
[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 6.
* Trang 586 *
có nghiệp biến hóa; thế nên hết thảy pháp đều là biến hóa.
Thanh-văn biến hóa là ba mươi bảy pháp trợ đạo, bốn thánh đế cho đến ba môn giải thốt, vì sao? Vì người Thanh-văn trú trong trì giới, thiền định nhiếp tâm mà cầu Niết-bàn; quán trong thân ngồi thân bất tịnh gọi là thân niệm xứ. Tu các pháp như vậy vì Niết-bàn nên siêng tinh tấn; pháp ấy vốn không nay có, có rồi lại không; ấy gọi là Thanh-văn biến hóa.
Bích-chi Phật biến hóa là quán mười hai nhân duyên, vì sao? Vì trí tuệ của Bích-chi Phật sâu hơn trí tuệ của Thanh-văn.
Bồ-tát biến hóa là sáu Ba-la-mật với hai thứ thần thông do quả báo được và do tu được.
Phật biến hóa là ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp tùy hình, mười trí lực, trí Nhất thiết chủng, vô lượng Phật pháp.
Phiền não biến hóa là phiền não khởi lên các nghiệp lành, chẳng lành và vô ký; nghiệp định, nghiệp bất định, nghiệp lành, chẳng lành, bất động, vô lượng các nghiệp.
Hỏi: Các phiền não là pháp ác, làm sao có thể sinh nghiệp lành và nghiệp bất động?
Đáp: Có hai nhân: Một là nhân gần, hai là nhân xa. Người có tâm chấp ngã, vì muốn thân sau được giàu vui nên tu bố thí, ấy là nhân gần; vì xa lìa thân bất
* Trang 587 *
tịnh, sự suy não của cõi dục nên tu thiền định; ấy là nhân xa.
Lại, có người nói: Hết thảy phàm phu đều do tâm chấp ngã nên tạo nghiệp. Có người nói: Không có việc lìa tâm chấp ngã mà khởi lên thức thứ sáu, vì có tâm chấp ngã nên khởi lên thức thứ sáu; và tâm chấp ngã tức là căn gốc của phiền não.
Hỏi: Phiền não là tâm nhơ nhớp, tâm lành là tâm trong sạch; nhơ nhớp và trong sạch không hòa hợp được, cớ gì nói ở nơi tâm chấp ngã có thể khởi lên nghiệp lành?
Đáp: Không phải vậy. Hết thảy tâm đều cùng sinh với tuệ, trong tâm vô minh cũng phải có tuệ. Tuệ với vô minh trái nhau mà khởi lên trong một tâm; sạch và nhơ cũng như vậy. Phàm phu chưa đuợc thánh đạo thời làm sao có thể lìa tâm chấp ngã mà làm việc lành? Trong phiền não sân v.v... thời không thể làm lành. Còn tâm chấp ngã thời vô kí nhu nhuyến, nên trong tâm phiền não sinh khởi nghiệp lành và nghiệp bất động, không lỗi.
Nghiệp biến hóa là sinh ra hết thảy quả báo, đó là sáu đường. Quả báo của nghiệp ác là ba đường ác; quả báo của nghiệp lành là ba đường lành. Nghiệp ác có thượng, trung và hạ. Thượng thời đọa địa ngục, trung thời đọa súc sinh, hạ thời đọa ngạ quỷ. Nghiệp lành cũng có thượng, trung, hạ. Thượng thời sinh cõi trời; trung thời sinh cõi người; hạ thời sinh cõi A-tu-la.
* Trang 588 *
Nghiệp lành (kuśala-karma) có phân biệt các thứ nặng nhẹ, nghiệp ác (akuśala-karma) cũng có phân biêït nặng nhẹ. Thứ lớp nặng nhẹ như nói ở trong cảnh địa ngục,[1] các đạo khác cũng đã nói như trong phẩm Phân biệt nghiệp.[2]
Hỏi: Nếu từ nghiệp mà có, thời cớ gì nói biến hóa?
Đáp: Người phàm phu thấy các pháp chẳng như biến hóa; còn thánh nhân vì biết rốt ráo không nên dùng thiên nhãn xem thấy chúng sinh đều không có đầu, cuối, khoảng giữa. Như người chủ biến hóa đi đến nơi xa làm việc biến hóa; nghiệp cũng như vậy, từ trong đời quá khứ làm ra thân này. Như việc biến hóa có thể làm cho con người sinh lo, mừng, sợ hãi. Người trí thấy đều không có gì thật, mà người ta vọng sinh ra lo, mừng, thật đáng cười; nghiệp cũng như vậy, nên nói nghiệp biến hóa.
Hỏi: Các biến hóa ấy đều do nghiệp làm ra, cớ gì không chỉ nói nghiệp biến hóa mà nói thêm các biến hóa khác?
Đáp: Nghiệp có hai thứ là nghiệp sạch và nghiệp nhơ. Nghiệp sạch là Thanh-văn biến hóa cho đến Phật biến hóa; nghiệp nhơ là phiền não biến hóa.
* Lại nữa, có hai nghiệp: Nghiệp phàm phu và nghiệp Thánh nhân. Nghiệp phàm phu là phiền não biến hóa, nghiêïp Thánh nhân là Tu-đà-hồn cho đến Phật. Nên tuy đều là nghiệp biến hóa mà phân biệt nói rộng, không lỗi. Vì vậy nên biết, hết thảy pháp không, đều như biến hóa.
[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 16.
[2] Tham khảo Trung bộ kinh III, kinh số 136: Kinh đại nghiệp phân biệt (Mahākammavibaṅga sutta); T. 1: Trung a-hàm kinh (中阿含經), quyển 44, Phân biệt đại nghiệp kinh (根本分別品-別大業經), tr. 706b12-708c28.
* Trang 589 *
Tu-bồ-đề lại hỏi: Bạch đức Thế Tôn, các Thánh nhân dứt hết phiền não được quả Tu-đà-hồn cho đến quả A-la-hán, đạo Bích-chi Phật; dứt hết phiền não tập khí, các sự dứt ấy đều như biến hóa chăng? Ý Tu-bồ-đề là, pháp hữu vi hư dối cho nên như biến hóa, còn pháp vô vi thật không có làm gì, nên không thể như biến hóa? Thế nên hỏi.
Phật dạy: Hết thảy pháp hoặc sinh hoặc diệt đều như hóa, vì sao? Vì vốn không nay có, nay có sau không, dối gạt lòng người. Ý Phật là, hết thảy pháp theo nhân duyên sinh đều không có tự tính, vì không có tự tính nên rốt ráo không, vì rốt ráo không nên đều như biến hóa. Tu-bồ-đề tìm thật tướng các pháp ý còn chưa dứt cho nên hỏi Phật: Pháp gì chẳng như biến hóa? Ý Tu-bồ-đề muốn hỏi rằng, có một pháp chắc thật chẳng như biến hóa, có thể nương pháp ấy mà tinh tấn chăng? Phật đáp: Có. Nếu pháp không sinh không diệt tức chẳng phải như biến hóa. Pháp ấy là pháp gì? Đó là Niết-bàn không có tướng hư dối. Pháp ấy không sinh nên không diệt, không diệt nên không khiến người ta sinh lo. Phật phân biệt hết thảy pháp hữu vi rốt ráo không, đều như hóa, duy chỉ có pháp Niết-bàn chẳng phải như biến hóa.
Bấy giờ Tu-bồ-đề bạch Phật: Như Phật nói, pháp bình đẳng chẳng phải Phật làm, chẳng phải Thanh-văn, Bích-chi Phật làm, dù có Phật hay không có Phật thời các pháp tính vẫn thường trú. Tính không, tính không tức là Niết-bàn. Ý Tu-bồ-đề muốn nói rằng, vào sâu Bát-
* Trang 590 *
nhã ba-la-mật thời Niết-bàn cũng không, ở phẩm trước nơi nơi đã nói,[1] nay cớ gì Phật nói chỉ một pháp Niết-bàn chẳng như biến hóa? Thế nên dẫn lời Phật để vấn nạn: Thật tướng các pháp tính không, thường trú. Chư Phật chỉ vì người nên diễn nói tính không tức là Niết-bàn, nay cớ gì đối với pháp sinh diệt nói riêng Niết-bàn không có tướng hư dối, chẳng như biến hóa? Phật đáp: Các pháp bình đẳng thường trú, chẳng phải hiền thánh làm; nếu hàng Bồ-tát mới học mà nghe thời sợ hãi, thế nên phân biệt nói: Cái gì sinh diệt thời như biến hóa, cái gì không sinh diệt thời không như biến hóa.
Hỏi: Duy chỉ có Phật là người không nói quanh co nên tất cả mọi người đều muốn tìm sự thật ở nơi Phật, cớ sao nay Phật nói hết thảy pháp đều không, hoặc nói đều chẳng không?
Đáp: Trong đây Phật tự nói nhân duyên: Vì đối với hàng Bồ-tát mới phát tâm nên nói Niết-bàn chẳng như biến hóa.
Hỏi: Có thể vì người mà chuyển biến các pháp tướng ư?
Đáp: Trong đây Phật nói các pháp tính, tính không, thời làm sao chuyển được? Khi Phật mới được thật tướng các pháp ấy, tâm chỉ hướng đến Niết-bàn tịch diệt; khi ấy mười phương chư Phật và chư thiên thỉnh Phật chớ vào Niết-bàn, mà nên độ thốt cho hết thảy chúng sinh khổ não. Phật liền nhận lời thỉnh, chỉ vì độ chúng sinh nên trụ lại. Do vậy nên biết, chúng
[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 46, 55, 90; T. 30: Thuận trung luận (順中論), quyển 2, tr. 45c2-4; T. 30: Thập nhị môn luận (十二門論), quyển 1, tr. 163b21-26; T. 42: Trung quán luận sớ (中觀論疏), quyển 4, phẩm 2: Khứ lai (去來品2), tr. 53c22-27.
* Trang 591 *
chúng sinh không thể làm lợi ích chúng sinh, nên Phật theo việc vì chúng sinh mà nói. Vì quán thấy các pháp hữu vi hư dối nên nói Niết-bàn là thật, chẳng đổi khác. Hàng Bồ-tát mới phát tâm đắm trước Niết-bàn ấy, nhân đó khởi lên phiền não; vì dứt sự đắm trước ấy cho Bồ-tát nên nói Niết-bàn như biến hóa. Nếu không có tâm đắm trước thời khi ấy nói Niết-bàn chẳng phải như biến hóa.
* Lại nữa, có hai đạo là đạo Tiểu thừa và đạo Đại thừa. Tiểu thừa hí luận cho rằng Niết-bàn là thật; Đại thừa hí luận cho rằng vì trí tuệ lanh lợi, có thể vào sâu nên xem sắc pháp v.v... đều như Niết-bàn. Cho nên hai cách nói đều không có lỗi.
Lại hỏi: Làm thế nào giáo hóa Bồ-tát mới phát tâm khiến biết tính không bình đẳng? Ý Tu-bồ-đề muốn nói rằng, pháp tính không là chỗ hàng phàm phu sợ hãi. Họ nghe nói tính không, không có sở hữu, thời như rơi vào hố sâu, vì sao? Vì hết thảy những người chưa đắc đạo do tâm chấp ngã sâu xa nên sợ hãi pháp không, nghĩ rằng: Phật dạy người siêng tu hạnh lành chung quy đi vào chỗ không có sở hữu. Vì thế nên Tu-bồ-đề hỏi: Dùng phương tiện gì giáo hóa Bồ-tát mới phát tâm ấy? Phật dạy: Các pháp trước có nay không ư? Ý Phật là, vì hàng mới phát tâm sợ về sau sẽ không có gì, nên nói các pháp trước có nay không ư? Tu-bồ-đề tự mình biết rõ các pháp trước tự nó không nay cũng không, chỉ vì kẻ mới học bị tâm chấp ngã che lấp mà sinh ra sợ hãi. Vì trừ cái điên đảo ấy khiến được thật thấy, rốt ráo không có lỗi. Biết thật tướng của các phiền não điên
* Trang 592 *
điên đảo là tính không, khi ấy thời không còn sợ hãi; các pháp như vậy nên đem dạy hàng mới phát tâm. Nếu cho rằng pháp trước có, song vì do hành đạo nên không, mới nên sợ hãi; còn pháp trước tự nó đã không, nên không nên sợ hãi, chỉ vì trừ điên đảo mà thôi.
____________
* Trang 593 *