Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục
GIẢI THÍCH: PHẨM VẤN TƯỚNG THỨ 49
(Kinh Đại Bát Nhã ghi: Phẩm Thị Tướng thứ 47)

            KINH: Bấy giờ Thiên tử cõi Dục, Thiên tử cõi Sắc có trong ba ngàn đại thiên thế giới, từ xa rãi hoa hương, đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ chân Phật, rồi đứng ở một bên, bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật sâu xa được nói đến. Thế nào là tướng Bát-nhã ba-la-mật sâu xa?
            Phật bảo các Thiên tử cõi Dục cõi Sắc: Này các Thiên tử, tướng không là tướng Bát-nhã ba-la-mật, không tướng trạng, không tạo tác, không khởi, không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch, không có pháp gì, không tướng trạng, tướng hư không không nương tựa, là tướng Bát-nhã ba-la-mật.[1] Này các Thiên tử, các tướng như vậy là tướng Bát-nhã ba-la-mật sâu xa, Phật vì chúng sanh mà dùng pháp thế gian nên nói, chứ không phải theo Đệ nhất nghĩa.
            Này các Thiên tử, các tướng ấy, tất cả thế gian trời, người, A-tu-la không thể phá hoại, vì sao? Vì tất cả thế gian trời, người, A-tu-la cũng là

 


[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahā-prajñā-pāramitā-sūtra-大般若波羅蜜多經), quyển 442, phẩm thị tướng thứ 47 (示相品47), tr. 230a29-b13:

* Trang 361 *
device

là tướng ấy. Này các Thiên tử, tướng không thể phá tướng, tướng không thể biết tướng, tướng không thể biết vô tướng, vô tướng không thể biết tướng. Tướng vô tướng ấy, tướng vô tướng đều không có gì của chính nó, nghĩa là biết, người biết, pháp bị biết, đều không thể có được, vì sao? Này các Thiên tử, vì các tướng ấy chẳng phải sắc làm ra; chẳng phải thọ, tưởng, hành, thức làm ra; chẳng phải Thí ba-la-mật làm ra; chẳng phải Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật làm ra; chẳng phải nội không làm ra; chẳng phải ngoại không làm ra; chẳng phải nội ngoại không làm ra; chẳng phải vô pháp không làm ra; chẳng phải hữu pháp không làm ra; chẳng phải vô pháp hữu pháp không làm ra; chẳng phải bốn niệm xứ làm ra; cho đến chẳng phải Nhất thiết trí làm ra.
            Này các Thiên tử, các tướng ấy chẳng phải sở hữu của người, của phi nhân, chẳng phải thế gian chẳng phải xuất thế gian, chẳng phải hữu lậu, chẳng phải vô lậu, chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi.
            Phật lại bảo các Thiên tử: Thí như có người hỏi thế nào là tướng hư không, người ấy hỏi có chính đáng không?
            Các Thiên tử thưa: Bạch đức Thế Tôn, câu hỏi ấy không chính đáng, vì sao? Bạch đức Thế 

* Trang 362 *
device

Tôn, vì hư không, không có tướng trạng để có thể nói, hư không không có tác vi, không sanh khởi.
            Phật bảo các Thiên tử: Dù có Phật không có Phật ra đời, tướng tánh vẫn thường trú, Phật chứng được tướng tánh như thật, nên gọi là Như Lai.[1]
            Các Thiên tử bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, Thế Tôn chứng đắc các tướng tánh rất sâu xa, được tướng ấy nên được trí vô ngại. Trú trong thật tướng ấy, lấy Bát-nhã ba-la-mật, tập hợp tự tướng các pháp.
            Các Thiên tử thưa: Hiếm có, Bạch Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật sâu xa ấy là chỗ thường sở hành của chư Phật, hành đạo ấy chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề rồi, thông đạt hết thảy pháp tướng, hoặc sắc tướng; hoặc thọ, tưởng, hành, thức tướng, cho đến Nhất thiết trí tướng.
            Phật dạy: Như vậy, như vậy! Các Thiên tử, Tướng não hoại là tướng của sắc, Phật được vô tướng ấy. Cảm giác là tướng của thọ, thủ tướng là tướng của tưởng, khởi làm là tướng của hành, nhận biết là tướng của thức,[2] Phật được vô tướng ấy. Hay xả bỏ là tướng của Thí, không nhiệt não là tướng của Giới, không biến khác là tướng của Nhẫn, không thể khuất phục là tướng của Tấn,
 

[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 14, phẩm Vấn tướng thứ 49 (問相品49), tr. 325c11-12.
[2] T. 29: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (阿毘達磨俱舍論), phẩm 1: phân biệt giới: sắc là nghĩa biến ngại. Thọ là sự lãnh nạp tùy theo xúc. Tưởng lấy sự chấp thủ ảnh tượng làm thể. Ngoài bốn uẩn ra là hành uẩn. Thức là sự liễu biệt của mỗi thức theo từng đối tượng riêng; Abhidharmakośa śāstra, dhātunirdeśa, tr. 10-11: vedanā’nubhavaḥ| saṃjñā nimitta udgrahaṇa ātmikā| caturbhyo’nye tu saṃskāraskandhaḥ| vijñānaṃ prativijñapti||; T. 31, số 1605: Đại thừa a-tỳ-đạt-ma tập luận (大乘阿毘達磨集論), quyển 1, phẩm 1: bổn sự phần trung tam pháp (本事分中三法品第一), tr. 663a27-663b11: sắc uẩn: biến hoại là tướng của sắc, thọ uẩn: lãnh nạp là tướng của thọ, tưởng uẩn: lờ mờ không rõ là tướng của tưởng, hành uẩn: tạo tác là tướng của hành, thức uẩn: liễu biệt là tướng của thức. Abhidharmasamuccaya, Atha mūlavastuni tridharmaparicchedaḥ prathamaḥ, kiṃlakṣaṇaṃ rūpam| rūpaṇa lakṣaṇaṃ rūpam| kiṃlakṣaṇā vedanā| anubhavalakṣaṇā vedanā| kiṃlakṣaṇā saṃjñā| saṃjānanālakṣaṇā saṃjñā| kiṃlakṣaṇaḥ saṃskāraḥ| abhisaṃskāralakṣaṇaḥ saṃskāraḥ| kiṃlakṣaṇaṃ vijñānam| vijānanālakṣaṇaṃ vijñānam

* Trang 363 *
device

, nhiếp tâm là tướng của Thiền, xả lìa là tướng của Bát-nhã; Phật được vô tướng ấy. Tâm không bị nhiễu loạn bức não là tướng của bốn thiền, bốn vô lượng tâm (catvāri apramāṇāni), bốn định vô sắc (catur-ārūpya brahmaloka), Phật được vô tướng ấy.
            Xuất thế gian là tướng của ba mươi bảy đạo phẩm, Phật được vô tướng ấy. Khổ là tướng của vô tác giải thốt môn, lìa là tướng của không giải thốt môn, tịch diệt là tướng của vô tướng giải thốt môn, Phật được vô tướng ấy. Thắng là tướng của mười lực, không sợ hãi là tướng của vô sở úy, khắp biết là tướng của trí vô ngại, các người khác không có được là tướng của mười tám pháp không chung, Phật được vô tướng ấy.
            Thương nghĩ chúng sanh là tướng của đại từ đại bi, chơn thật là tướng của không sai lầm, không chấp thủ là tướng của thường buông xả, hiện biết rõ ràng là tướng của trí Nhất thiết chủng (sarvathā-jñāna) phật được vô tướng ấy.
            Như vậy, các Thiên tử, Phật chứng được hết thảy pháp vô tướng, do nhân duyên ấy, nên Phật được gọi là trí vô ngại.
            LUẬN: Hỏi: Trên kia nơi nơi đã nói không (śūnyatā), vô tướng (animita), vô tác (apratihita), không khởi,[1] không có gì (avidyamāna) là tướng của Bát-nhã,[2] sao nay các Thiên tử còn hỏi thế nào là tướng Bát-nhã?
 

[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 64,
[2] Đại trí độ luận, quyển 43, 54, 55.
 

* Trang 364 *
device

Đáp: Phật tuy nơi nơi nói Bát-nhã ba-la-mật, hoặc nói không, hoặc nói có, hoặc nói quả báo, hoặc nói tội phước, không nhất định, vì vậy nên nay hỏi thế nào nhất định là tướng Bát-nhã.
            * Lại nữa, Bát-nhã ba-la-mật ấy như huyễn như hóa, như tuồng có thể nắm được, mà không có tướng nhất định có thể chấp thủ, chỉ chư Phật mới biết đúng đắn cùng khắp tướng ấy, chư thiên tuy có trí lanh lợi, mà không thể liễu tri cho nên hỏi.
            * Lại nữa, có người nói: Các Thiên tử ấy có người đến sau, không kịp nghe nên hỏi.
            Phật đáp với các Thiên tử: Không là tướng của Bát-nhã ba-la-mật.
Tướng không là trong ngồi không v.v… Nếu các pháp không tức là không có các tướng trai gái, dài ngắn, tốt xấu v.v… ấy gọi là tướng không có tướng. Nếu đã không, vô tướng thời không còn sanh tâm mong ước đắm trước thân đời sau, ấy gọi là tướng vô tác.
            Ba môn giải thốt là tướng bắt đầu đi vào Bát-nhã, ba thừa chung có, chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng nhơ, chẳng sạch, như hư không không nương tựa v.v… là tướng sâu xa của Bát-nhã ba-la-mật.
            Vô tướng ở trong ba môn giải thốt trên kia, là không có tướng trai gái, dài ngắn, tốt xấu v.v… bên ngồi; còn tướng vô tướng dưới là không có tướng hết thảy pháp. “Không” tuy là một, nhưng căn tánh con người có lợi độn, nên vào Bát-nhã có sâu cạn, nên nói

* Trang 365 *
device

“Không” có sai biệt, không có hý luận, rằng sanh rằng diệt v.v… như trước nói.
            Phật biết các Thiên tử chắc chắn có ý nghĩ rằng: “Nếu Bát-nhã ba-la-mật là không, không có gì, như tướng hư không, thời làm sao có thể nói, nếu nói tức là có tướng” chư Thiên tử vì thấy oai đức Phật lớn quá, không dám nạn hỏi, cho nên Phật tự nói cho họ. Phật thương chúng sanh, theo nghĩa thế đế nên nói các tướng không, chứ không theo đệ Nhất nghĩa đế (paramārtha-satya). Nếu dùng đệ Nhất nghĩa đế thì nên nạn, còn nói theo thế đế thời không nên nạn.
            * Lại nữa, tuy nói không, không do có tâm chấp trước thủ tướng, không chỉ pháp hoặc phải hoặc trái, mà do hết thảy pháp đồng một tướng, không phân biệt, thế nên lại nói rõ ràng, nghĩa là không có gì như tướng hư không. Không có pháp nào không nhập vào tướng ấy, thế nên nói hết thảy thế gian không thể phá hoại, vì sao? Vì hết thảy thế gian người, trời, A-tu-la chính là tướng ấy. Nếu pháp sai khác trái nhau thời có thể phá hoại, như nước hay diệt lửa, lửa không thể diệt lửa, miệng nói đúng như sự thật mà muốn phá, trọn không phá được, huống gì nói không đúng như thật, thí như người mù đạp vàng ngọc miệng nói không phải vàng ngọc, trọn không thể làm cho nó chẳng phải vàng ngọc.
            Trong đây Phật còn nói: Bát-nhã ba-la-mật rốt ráo không, vô tướng, nên tướng không thể phá tướng.

* Trang 366 *
device

            * Lại nữa, có người nói: Tướng không thể phá tướng là có pháp phân tán được, còn các pháp hòa hợp, trọn không bị phá, không bị mất, như búa chẻ củi, phân tán ra từng phần, nhưng trọn không bị tiêu mất.
            * Lại nữa, các pháp không có tướng nhất định, như cây do rễ, cành, cọng, lá, hợp lại gọi là cây, cây không có tướng nhất định, nên không bị phá. Như vậy gọi là tướng không thể phá tướng.
            Hỏi: Các pháp sắc v.v… chẳng phải có tri giác, có thể không biết nhau, còn tâm số pháp là tướng tri giác làm sao không biết?
            Đáp: Trong đây nói thật tướng; nên không nói đến cái biết hư vọng của phàm phu, trí tuệ phàm phu ấy vì là pháp hữu vi (saṃskṛta-dharma), nhân duyên hòa hợp sanh, là pháp hư vọng, không thể có cái biết đúng thật, thế nên xả bỏ vào Vô dư Niết-bàn. Nếu trí tuệ biết thường vô thường cho đến không, tịch diệt v.v… thì như trên đã rộng phá. Diệt không có gì, nếu như vậy làm sao sẽ có biết. Thế nên Tướng không biết tướng.
            Tướng không thể biết vô tướng là bên trong tuy có trí tuệ, bên ngồi không không có pháp để có thể biết, bên ngồi không có cảnh duyên thì làm sao trí tuệ phát sanh? Thế nên nói tướng không thể biết vô tướng, thí như dao tuy bén không thể cắt hư không.
            Vô tướng không thể biết tướng là có người nói: Bên trong trí tuệ không có định tướng, bên ngồi pháp sở duyên có định tướng, tâm theo duyên phát sanh, thế

* Trang 367 *
device

nên nói vô tướng không nên biết tướng, thí như không có dao, tuy có vật mà không có dao cắt.
            Tướng ấy, vô tướng ấy, tướng vô tướng đều không thể có được là tướng không vào tướng, vì sao? Vì trước đã có tướng. Tướng không vào vô tướng, vì sao? Vì tướng không có chỗ vào; lìa tướng vô tướng ấy, lại không có chỗ có thể vào.
            * Lại nữa, vì tướng và sở tướng không nhất định, nhơn sở tướng nên có tướng, vì sao? Vì nếu trước có tướng, mà không có sở tướng thời không có tướng, vì không có sở nhân; nếu trước có sở tướng mà không có tướng, thời làm sao có sở tướng, vì không có sở nhân đối đãi (tướng như cứng, sở tướng như đất, có tướng (cứng) mới có sở tướng (đất) có sở tướng mới có tướng; nếu không có tướng thì không có sở tướng, không có sở tướng thì không có tướng – N.D).
            * Lại nữa, tướng vì sở tướng bất định, nên tướng có khi làm sở tướng, sở tướng có khi có là tướng. Vì tướng bất định không thật, nên sở tướng cũng không có; nếu sở tướng bất định không thật, nên tướng cũng không có. Thế nên nói tướng ấy, vô tướng ấy, tướng vô tướng ấy đều không thể có được.[1]
            Như trước nói các tướng “Không” v.v… là thật, vì sao? Vì tướng ấy chẳng phải năm uẩn làm, chẳng phải sáu Ba-la-mật cho đến chẳng phải trí Nhất thiết chủng (sarvathā-jñāna) làm, tướng ấy vì là vô vi không có pháp có thể làm, cũng không có người hay phi nhân có thể làm. Người là
 

[1] T. 30: Trung luận (Madhyamaka-śāstra- 中論), quyển 1, phẩm 5: Quán lục chủng (觀六種品), tr. 7b16-c14:  Đối với pháp vô tướng ấy, thời tướng không có chỗ để biểu tướng. Đối với pháp hư không có tướng và không tướng, tướng hư không đều không có chỗ ở. Lìa pháp hư không có tướng và không có tướng, các chỗ khác tướng hư không cũng không ở. Vì pháp năng tướng không có, nên pháp sở tướng cũng không có, vì pháp sở tướng không có, nên pháp năng tướng cũng không có. Thế nên nay không có năng tướng, cũng không có pháp sở tướng, nhưng lìa ngoài pháp năng tướng và pháp sở tướng, thời cũng không còn có vật khác.
Madhyamaka-śāstra, dhātuparīkṣā:
Asatyalakṣaṇe bhāve kramatāṃ kuha lakṣaṇaṃ (2)
Nālakṣaṇe lakṣaṇasya pravṛttirna salakṣaṇe,
Salakṣaṇālakṣaṇābhyāṃ nāpyanyatra pravartate (3)
Lakṣaṇāsaṃpravṛttau ca na lakṣyamupapadyate,
Lakṣyasyānupapattau ca lakṣaṇasyāpyasaṃbhavaḥ (4)
Tasmānna vidyate lakṣyaṃ lakṣaṇaṃ naiva vidyate,
Lakṣyalakṣaṇanirmukto naivo bhāvo’pi vidyate (5).
T. 30: Bát-nhã đăng luận thích (般若燈論釋), quyển 4, phẩm 5: Quán lục giới (觀六界品5), tr. 70c26; T. 30: Đại thừa trung quán thích luận (大乘中觀釋論), quyển 4, phẩm 5: Quán lục giới (觀六界品5), tr.144c12; T. 42: Trung quán luận sớ (中觀論疏), quyển 5, phẩm 5: Lục chủng  (六種品5), tr. 69c5. 

* Trang 368 *
device

Bồ-tát, chư Phật v.v… phi nhân là chư thiên v.v… Tướng ấy vì rốt ráo không, nên chẳng phải hữu lậu chẳng phải vô lậu, chẳng phải thế gian, chẳng phải xuất thế gian.
            Trên tuy nói tướng vô vi, chỉ vì phá hữu vi nên nói là vô vi, vô vi cũng không có định tướng. Trong đây Phật muốn làm cho việc ấy rõ ràng nên nói thí dụ. Người nghe nghĩ rằng: Nếu không có Phật thì chẳng nghe được tướng ấy, Phật là tối thượng đối với chúng sanh, vậy nên tác thành tướng ấy. Thế nên Phật nói với chư Thiên, dầu có Phật không Phật, tướng ấy thường trú. Phật biết được tướng ấy, nên gọi là Phật.
            Bấy giờ, chư Thiên hoan hỷ lại bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, các tướng ấy rất sâu xa, tuy không thể thủ tướng mà có thể tu hành, có thể cho người ta quả báo vô thượng, vì Phật được tướng ấy, nên đối với các pháp được trí vô ngại, nếu phân biệt các pháp có định tướng, thì trí có ngại.
            Bạch đức Thế Tôn, an trú trong thật tướng các pháp ấy, thời thông đạt vô ngại, có thể nói các tướng riêng của mỗi mỗi pháp, đó là não hoại là tướng sắc, cho đến liễu tri hiện tiền là tướng của trí Nhất thiết chủng (sarvathā-jñāna).
            Phật khen ý ấy, phân biệt các tướng cho họ, cái biết của phàm phu, mỗi tướng khác nhau, còn Phật biết đều là tướng không, tướng không tức là vô tướng, Phật được vô tướng ấy. Được là cái biết ấy không thể so sánh, biết cùng khắp nên gọi là được. Các pháp ấy nay đổi gọi là Bát-nhã ba-la-mật.

* Trang 369 *
device

KINH: Bấy giờ, Phật bảo Tu-bồ-đề, Bát-nhã ba-la-mật là mẹ chư Phật, Bát-nhã ba-la-mật hay chỉ bày tướng thế gian, thế nên Phật nương tựa pháp ấy mà trú. Cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán pháp ấy. Pháp ấy là gì ? Đó là Bát-nhã ba-la-mật. Chư Phật nương tựa Bát-nhã ba-la-mật (sarvabuddhāḥ prajñāpāramitām āśritya) mà trú, cung kính, cúng dường, tôn trọng, tán thán Bát-nhã ba-la-mật ấy, vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật xuất sanh chư Phật.
            Phật biết làm người,[1] nếu có người hỏi một cách chánh đáng ai biết làm người, thì đáp một cách chánh đáng là không ai hơn Phật, vì sao? Tu-bồ-đề, vì Phật biết làm người. Xe pháp mà Phật cỡi đi đến và đạo mà Phật từ đó đi đến, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề (anuttarā-saṃyak-saṃbodhi). Xe ấy, đạo ấy Phật trở lại cung kính, cúng dường, tôn trọng, tán thán, thọ trì thủ hộ. Tu-bồ-đề, ấy gọi là Phật biết làm người.
            * Lại nữa, Tu-bồ-đề, Phật biết tất cả pháp không có tướng tạo tác, vì không có tác giả; tất cả pháp không sanh khởi, vì hình trạng không thể có được.
            Tu-bồ-đề, Phật do Bát-nhã ba-la-mật biết tất cả pháp không có tướng tạo tác, cũng do nhân duyên ấy nên Phật biết làm người.
 

[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahā-prajñā-pāramitā-sūtra- 大般若波羅蜜多經), quyển 443, tr. 232b16-22: Hết thảy Như-lai Chánh đẳng giác là người biết ân, có thể báo ân, Nếu có người hỏi: ai là người biết ân, có thể báo ân? Nên đáp rằng: Phật là người biết ân, có thể báo ân, vì sao hỏi như vậy? vì hết thảy thế gian biết ân, báo ân không ai hơn Phật.

* Trang 370 *
device

* Lại nữa, Tu-bồ-đề, Phật do Bát-nhã ba-la-mật biết được tất cả pháp chẳng sanh, vì không có sở đắc. Do nhân duyên ấy nên Bát-nhã ba-la-mật hay sanh chư Phật, hay chỉ bày tướng thế gian.
            Tu-bồ-đề thưa: Bạch đức Thế Tôn, nếu tất cả pháp không kẻ biết, không kẻ thấy, làm sao Bát-nhã ba-la-mật hay sanh chư Phật, hay chỉ bày tướng thế gian?
            Phật bảo Tu-bồ-đề: Như vậy, như vậy! Tất cả pháp thật không có kẻ biết, không có kẻ thấy. Tại sao không có kẻ biết, không có kẻ thấy? Vì tất cả pháp “không”, hư dối, không kiên cố, thế nên tất cả pháp không có kẻ biết, không có kẻ thấy.
            * Lại nữa, Tu-bồ-đề, tại sao tất cả pháp không có kẻ biết, không có kẻ thấy? Vì tất cả pháp không có nương tựa, không bị ràng buộc. Vì thế nên tất cả pháp không có kẻ biết không có kẻ thấy.
            Như vậy, Tu-bồ-đề, Bát-nhã ba-la-mật hay sanh chư Phật, hay chỉ bày tướng thế gian. Vì không thấy có tướng sắc (rūpa-lakṣaṇa) nên chỉ bày tướng thế gian; không thấy tướng thọ (vedanā-lakṣaṇa), tưởng (saṃjña-lakṣaṇa), hành (saṃskāra-lakṣaṇa), thức (vijñāna-lakṣaṇa), nên chỉ bày tướng thế gian, cho đến không thấy tướng trí Nhất thiết chủng (sarvathā-jñāna-lakṣaṇa), nên chỉ bày tướng thế 

* Trang 371 *
device

gian. Như vậy, Tu-bồ-đề, Bát-nhã ba-la-mật hay sanh chư Phật, hay chỉ bày tướng thế gian.
            Tu-bồ-đề thưa: Bạch đức Thế Tôn, vì sao không thấy tướng sắc nên Bát-nhã ba-la-mật chỉ bày tướng thế gian; không thấy tướng thọ, tưởng, hành, thức, cho đến không thấy tướng trí Nhất thiết chủng, nên chỉ bày tướng thế gian?
            Phật bảo Tu-bồ-đề: Nếu không duyên sắc sanh thức, ấy gọi là không thấy tướng sắc nên chỉ bày; không duyên thọ, tưởng, hành, thức, sanh thức cho đến không duyên trí Nhất thiết chủng sanh thức, ấy gọi là không thấy tướng trí Nhất thiết chủng nên chỉ bày. Như vậy, Tu-bồ-đề, Bát-nhã ba-la-mật sâu xa ấy hay sanh chư Phật, hay chỉ bày tướng thế gian.
            * Lại nữa, Tu-bồ-đề, làm sao Bát-nhã ba-la-mật hay sanh chư Phật, hay chỉ bày tướng thế gian? Tu-bồ-đề, Bát-nhã ba-la-mật chỉ bày thế gian không? Chỉ bày thế gian không, Thế nào? Là chỉ bày thế gian năm uẩn không, chỉ bày thế gian mười hai nhập không (dvādaśāyatana), chỉ bày thế gian mười tám giới không (aṣṭādaśa-dhātavaḥ), chỉ bày thế gian mười hai nhân duyên không (dvādaśaṅga-pratītyasamutpāda), chỉ bày thế gian ngã kiến làm căn bản cho sáu mươi hai kiến không (dvāṣaṣṭi dṛṣṭayaḥ), chỉ bày thế gian mười thiện đạo không (daśākuśala-pathāni), chỉ bày thế gian bốn thiền (catvār-dhyāna), bốn tâm vô lượng (catvāri-apramāṇāni ), bốn định vô sắc không (catur-ārūpya brahmaloka); chỉ bày thế gian ba mươi bảy phẩm trợ đạo

* Trang 372 *
device

không (bodhi-pākṣika); chỉ bày thế gian sáu Ba-la-mật không (ṣaḍ-pāramitā), chỉ bày thế gian nội không không (adhyātma-śūnyatā), chỉ bày thế gian ngoại không không (bahirdhā-śūnyatā), chỉ bày thế gian nội ngoại không không (adhyātma-bahirdhā-śūnyatā), chỉ bày thế gian vô pháp không không (abhāva-śūnyatā), chỉ bày thế gian hữu pháp không không (svabhāva-śūnyatā ), chỉ bày thế gian vô pháp hữu pháp không không (abhāva-svabhāva-śūnyatā), chỉ bày thế gian hữu vi tánh không (saṃskṛtā), chỉ bày thế gian vô vi tánh không (asaṃskṛtā), chỉ bày thế gian Phật mười lực không (daśa-balāni), chỉ bày thế gian mười tám pháp không chung không (āveṇikadharma), cho đến chỉ bày thế gian trí Nhất thiết chủng không (sarvathā-jñāna). Như vậy, Tu-bồ-đề, Bát-nhã ba-la-mật hay sanh chư Phật, hay chỉ bày tướng thế gian.
            * Lại nữa, Tu-bồ-đề, Phật do Bát-nhã ba-la-mật chỉ bày thế gian không, biết thế gian không, giác thế gian không, tư duy thế gian không, phân biệt thế gian không. Như vậy, Tu-bồ-đề, Bát-nhã ba-la-mật hay sanh chư Phật, hay chỉ bày tướng thế gian.
            * Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bát-nhã ba-la-mật chỉ bày thế gian Phật không, chỉ bày thế gian Phật không thế nào? Là chỉ thế gian năm uẩn không, cho đến chỉ bày thế gian trí Nhất thiết chủng không. Như vậy, Tu-bồ-đề, Bát-nhã ba-la-mật hay sanh chư Phật, hay chỉ bày tướng thế gian.
            * Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bát-nhã ba-la-mật chỉ bày thế gian Phật không thể nghĩ bàn, chỉ bày 

* Trang 373 *
device

thế gian không thể nghĩ bàn thế nào? Là chỉ bày thế gian năm uẩn không thể nghĩ bàn, cho đến chỉ bày thế gian trí Nhất thiết chủng không thể nghĩ bàn.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bát-nhã ba-la-mật chỉ bày thế gian Phật lìa. Chỉ bày thế gian lìa thế nào? Là chỉ bày thế gian năm uẩn lìa, cho đến chỉ bày thế gian trí nhất thiết chủng lìa. Như vậy, Tu-bồ-đề, Bát-nhã ba-la-mật chỉ bày thế gian Phật lìa.
            * Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bát-nhã ba-la-mật chỉ bày thế gian Phật tịch diệt. Chỉ bày thế gian tịch diệt thế nào? Là chỉ bày thế gian năm uẩn tịch diệt, cho đến chỉ bày thế gian trí Nhất thiết chủng tịch diệt.
            * Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bát-nhã ba-la-mật chỉ bày thế gian Phật rốt ráo không. Chỉ bày thế gian rốt ráo không thế nào? Là chỉ bày thế gian năm uẩn rốt ráo không, cho đến chỉ bày thế gian trí Nhất thiết chủng rốt ráo không.
            * Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bát-nhã ba-la-mật chỉ bày thế gian Phật tánh không. Chỉ bày thế gian tánh không là thế nào? Là chỉ bày thế gian năm uẩn tánh không, cho đến chỉ bày thế gian trí Nhất thiết chủng tánh không.
            * Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bát-nhã ba-la-mật chỉ bày thế gian Phật vô pháp không. Chỉ bày thế

* Trang 374 *
device

gian vô pháp không thế nào? Là chỉ bày thế gian năm uẩn vô pháp không, cho đến chỉ bày thế gian trí Nhất thiết chủng vô pháp không.
            * Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bát-nhã ba-la-mật chỉ bày thế gian Phật vô pháp hữu pháp không (abhāva-svabhāva-śūnyatā). Chỉ bày thế gian vô pháp hữu pháp không thế nào? Là chỉ bày thế gian năm uẩn vô pháp hữu pháp không, cho đến chỉ bày thế gian trí Nhất thiết chủng vô pháp, hữu pháp không.
            * Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bát-nhã ba-la-mật chỉ bày thế gian Phật độc không. Chỉ bày thế gian độc không thế nào? Là chỉ bày thế gian năm uẩn độc không, cho đến chỉ bày thế gian trí Nhất thiết chủng độc không. Như vậy, Tu-bồ-đề, Bát-nhã ba-la-mật hay sanh chư Phật, hay chỉ bày tướng thế gian. Tu-bồ-đề, Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu ấy chỉ bày tướng thế gian đó là tướng chẳng sanh đời này, đời sau, vì cớ sao? Vì các pháp không cần dùng tướng sanh đời này đời sau.
            LUẬN: Bát-nhã ba-la-mật là mẹ chư Phật, vì nhân duyên ấy chư Phật nương tựa Bát-nhã ba-la-mật (sarvabuddhāḥ prajñāpāramitām āśritya) mà trú. Trong Kinh khác nói: Phật nương tựa pháp, lấy pháp làm thầy.[1] Trong đây Phật bảo Tu-bồ-đề: “Pháp ấy chính là Bát-nhã ba-la-mật” Trong tất cả pháp bất thiện (akuśala-dharma), không gì hơn tà kiến (mithyā-dṛṣṭi), vì tà kiến nên không biết ân, tự nhiên ta phải là người biết ân, Bát-nhã là tối thượng trong các thiện pháp (kuśala-dharma) thế gian, hay làm cho đời này có
 

[1] T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 10, tr. 128c26-27; T. 3: Đại phương tiện phật báo ân kinh (大方便佛報恩經), quyển 6, tr. 157b12-16: Phật lấy pháp làm thầy, Phật từ pháp sanh, pháp là mẹ của phật, Phật nượng tựa pháp mà trú. Hỏi: Phật nếu lấy pháp làm thầy, đối với tam bảo, vì sao không để pháp trước? đáp: pháp tuy là thầy của Phật, nhưng pháp không có phật không thể hoằng truyền, đạo do người truyền, vì thế phật là trước hết; T. 15: Phật thuyết tự thệ tam muội kinh (佛說自誓三昧經), quyển 1, tr. 344c24-25; T. 15: Phật thuyết Như-lai độc chứng tự thệ tam muội kinh (佛說如來獨證自誓三昧經), quyển 1, tr. 347a2728; T. 17: Tứ pháp niệm xứ kinh (正法念處經), quyển 61, tr. 359a25-27; T. 27: A-tỳ- đạt-ma đại tỳ-bà-sa luận (阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 186, tr. 931a15-18; T. 31: Đại thừa trang nghiêm kinh luận (大乘莊嚴經論), quyển 1, tr. 589c15-17; T. 32: Thành thật luận (Satyasiddhi-śāstra-成實論), quyển 14, tr. 351c14-16; T. 23: Tát-bà-đa tỳ ni tỳ-bà-sa (薩婆多毘尼毘婆沙), quyển 1, tr. 506b2-5.

* Trang 375 *
device

danh tiếng tốt, đời sau có quả báo thượng diệu, thế nên, Phật tự nói: Ta là đệ nhất trong hạng người biết ân, báo ân. Ta còn biết cái ân của bố thí, trì giới huống gì Bát-nhã ba-la-mật.
            * Lại nữa, các Thiên tử nghĩ rằng: Bát-nhã ba-la-mật rốt ráo không, không có tướng nhất định, nên hoặc có người không ham, không quý, thế nên Phật nói Ta là bậc tôn quý trong ba cõi còn cúng dường Bát-nhã ba-la-mật, huống gì người khác. Lại có người sanh nghi, Phật đối với hết thảy thế gian, không vướng mắc như hư không, cớ gì lại ham Bát-nhã ba-la-mật ấy và tôn trọng, tán thán tợ như tham đắm. Thế nên Phật nói: Ta không có tâm tham, chỉ phân biệt cho biết các pháp tốt xấu, phải dùng sức nhiều hay ít. Biết Bát-nhã ba-la-mật ấy, có công năng dứt hết thảy lý luận, mở ba thừa đạo, diệt sạch các khổ; có vô lượng, vô biên công đức như vậy, nên tán thán, tôn trọng, cúng dường. Ví như người đi trên đường an ổn, tránh khỏi các hoạn nạn, thường nghĩ chỉ cho người khác biết con đường ấy.
            Phật biết làm người là biết người khác có ơn với mình. Có chỗ khác nói Phật không biết làm người sợ người ta nghi, nên nói Phật biết tất cả pháp không có tướng tạo tác, biết tất cả pháp không có tướng tạo tác, nên nói không làm người, chớ chẳng vì không biết ân, nên gọi là không biết làm người. Nói biết làm người, không biết làm người, không có lỗi. Bấy giờ Tu-bồ-đề dùng nghĩa rốt ráo “không” vấn nạn: Bạch đức Thế Tôn, nếu vì hết thảy pháp rốt ráo không, nên không có người

* Trang 376 *
device

biết, người làm, làm sao Bát-nhã ba-la-mật hay sanh chư Phật, hay chỉ bày thế gian (Quốc độ – N.D) chư Phật? Phật chấp thuận câu hỏi ấy, và tự nói nhân duyên: Hết thảy pháp “không”, hư dối, không kiên cố. Ý Tu-bồ-đề: Tướng hết thảy các pháp ám độn, không thấy, không biết, làm sao riêng Bát-nhã ba-la-mật có thể thấy, có thể biết? Ý Phật: Hết thảy pháp chẳng phải chỉ không biết, không thấy vì hết thảy pháp không (sarvadharma-śūnyatā), không kiên cố, không kẻ biết, không kẻ thấy, cũng không thể thủ đắc, nên không nên vấn nạn.
            * Lại nữa, vì hết thảy pháp không nơi nương tựa, không bị ràng buộc nên không có kẻ biết, không có kẻ thấy. Nhiều mặt phá các pháp làm cho không, hoặc phá thường, tu hành vô thường mà vào không, hoặc phá thật mà vào không, hoặc vì rốt ráo hết tận nên vào không, hoặc vì hết thảy pháp xa lìa nên vào không. Vào không như vậy nay vì hết thảy pháp không có trú xứ, không có nương tựa, không có ràng buộc; vì không nương tựa nên cũng không sanh diệt, thế nên tức là không. Không ràng buộc là thật tướng hết thảy pháp không bị ràng buộc hay ra khỏi ba cõi, vì cớ sao? Vì ba cõi hư dối, dùng hết thảy pháp, không kẻ biết, không kẻ thấy; như vậy mà chỉ bày thế gian. Bát-nhã không thấy các pháp sắc v.v… nên chỉ bày thế gian. Các pháp sắc v.v… không nương tựa, không bị ràng buộc, hư dối, nên không thấy. Trong đây Phật tự nói nhân duyên của không thấy đó là không sanh thức duyên sắc, cho đến không sanh thức duyên trí Nhất thiết chủng (sarvathā-jñāna), ấy gọi là không thấy sắc pháp v.v…

* Trang 377 *
device

Hỏi: Thức có thể không sanh, chứ sắc làm sao không sanh?
            Đáp: Tướng não hoại là sắc, nhơn thức nên mới phân biệt biết, không thức thời cũng không có tướng não hoại.
            * Lại nữa, hết thảy pháp do nhân duyên hòa hợp nên có tướng sanh, không có tự tánh. Như có các duyên thân, thức, xúc hòa hợp nên biết tướng cứng của đất, tướng cứng ấy không lìa thân và thức mà có được. Thế nên các pháp đều do hòa hợp sanh, không có tự tánh.
            Bát-nhã ba-la-mật chỉ bày thế gian không là, thế gian gọi là năm uẩn (pañca-skandha), cho đến trí Nhất thiết chủng (sarvathā-jñāna). Khi Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật, quán pháp ấy hoặc lớn, hoặc nhỏ, hoặc trong, hoặc ngồi, không có pháp nào chẳng “không”, ấy gọi là Bát-nhã ba-la-mật chỉ bày thế gian không.
            Phật chỉ bày thế gian không, là vì hoặc có người nghi Phật ưa đắm pháp nên mới nói trong Bát-nhã ba-la-mật chỉ bày tướng thế gian không, chứ chẳng phải là thật tướng thường có của các pháp ấy. Thế nên Phật nói: Ta chẳng phải ưa đắm pháp nên nói: Phật biết tướng các pháp so lường gốc ngọn, suy nghĩ, phân biệt, không có pháp gì ra ngồi không. Ta chẳng phải chỉ tán tụng nghe theo người khác nói, mà ta do nội tâm giác tri tư duy phân biệt nên nói chỉ bày tướng thế gian “không”. Một đoạn nói chỉ bày tướng thế gian không này là như trên đã rộng nói, xa lìa 62 chấp kiến, nay chỉ nói năm uẩn cho đến trí Nhất thiết chủng (sarvathā-jñāna). Khi ấy

* Trang 378 *
device

chúng hội cho rằng Bát-nhã ba-la-mật là rốt ráo không, tâm tưởng đắm lấy thế nên Phật nói bất khả tư nghì. Bất khả tư nghì là rốt ráo không, cũng không thể thủ đắc. Rốt ráo không hoặc gọi là lìa, hoặc gọi là tịch diệt. Lìa tức là phân tán, các pháp lâu về sau không còn sót lại và tự lìa tánh nó. Biết rốt ráo không rồi, không có tâm số pháp, không có ngữ ngôn, nên gọi là tịch diệt. Nghĩa rốt ráo không v.v… như trước đã nói.
            Hỏi: Thế nào là độc không?
            Đáp: Mười tám “Không” (aṣṭādaśa-śūnyatāḥ) đều là nhân duyên đối đãi, như nội không là nhân pháp ở bên trong (trong thân – N.D) nên gọi là nội không, nếu không có pháp bên trong thời không có nội không; mười tám “Không” đều như vậy. Độc không này, không có nhân duyên, không có đối đãi nên gọi là độc không.
            * Lại nữa, độc không là như hư không, như như, pháp tánh, thực tế, Niết-bàn.
            Chỉ bày thế gian, chẳng phải tướng đời nay, chẳng phải tướng đời sau là có các ngoại đạo chỉ nói đời nay, không nói đời sau. Người ấy tà kiến, rơi vào đoạn diệt; có người nói đời nay, đời sau rằng thần ngã (thần hồn – N.D) đời nay nhập vào đời sau, người ấy tà kiến rơi vào chấp thường. Bát-nhã ba-la-mật lìa hai bên đoạn thường mà nói trung đạo, tuy không mà chẳng chấp trước không, chỉ vì người nên nói có tội, có phước, tuy nói tội phước mà không sanh tà kiến chấp thường cũng đối với “Không” không bị chướng ngại. Trong đây Phật tự nói

* Trang 379 *
device

nhân duyên: Rốt ráo không, vì sao có chấp kiến đời nay đời sau, hoặc đoạn, hoặc thường.
            KINH: Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật ấy vì đại sự nên sanh khởi. Bạch đức Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật ấy, vì bất tư nghì (acintya) sự nên sanh khởi. Bạch đức Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật ấy vì bất khả xứng sự nên sanh khởi, Bạch đức Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật ấy vì vô lượng sự nên sanh khởi. Bạch đức Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật ấy vì vô đẳng đẳng (asamasama) sự nên sanh khởi.
            Phật dạy: Như vậy, như vậy ! Tu-bồ-đề, Bát-nhã ba-la-mật vì đại sự nên sanh khởi. Vì bất tư nghì sự nên sanh khởi. Vì bất khả xứng sự nên sanh khởi. Vì vô lượng sự nên sanh khởi. Vì vô đẳng đẳng sự nên sanh khởi.
            Tu-bồ-đề, thế nào Bát-nhã ba-la-mật vì đại sự nên sanh khởi ? Này Tu-bồ-đề, đại sự của chư Phật là cứu độ hết thảy chúng sanh, không bỏ hết thảy chúng sanh.
            Tu-bồ-đề, thế nào là Bát-nhã ba-la-mật vì bất tư nghì sự nên sanh khởi? Này Tu-bồ-đề, Bất tư nghì là pháp của Phật, pháp của Như Lai, pháp của người Tự nhiên, pháp của người Nhất thiết trí (sarvajña). Vì vậy nên chư Phật Bát-nhã ba-la-mật vì bất tư nghì sự nên sanh khởi.
          

* Trang 380 *
device

Tu-bồ-đề, thế nào Bát-nhã ba-la-mật vì bất khả xứng sự nên sanh khởi? Này Tu-bồ-đề, Trong hết thảy chúng sanh, không ai có thể suy nghĩ, cân lường Phật pháp, Như Lai pháp, pháp của người Tự nhiên, pháp của người Nhất thiết trí nên Bát-nhã ba-la-mật vì bất khả xứng sự nên sanh khởi.
            Tu-bồ-đề, thế nào Bát-nhã ba-la-mật vì vô lượng sự nên sanh khởi? Này Tu-bồ-đề, trong hết thảy chúng sanh, không ai có thể lường hết Phật pháp, Như Lai pháp, pháp của người Tự nhiên, pháp của người Nhất thiết trí (sarvajña). Thế nên Bát-nhã ba-la-mật vì vô lượng sự nên sanh khởi.
            Tu-bồ-đề, thế nào Bát-nhã ba-la-mật vì vô đẳng đẳng sự nên sanh khởi? Này Tu-bồ-đề, trong hết thảy chúng sanh không ai có thể ngang bằng với Phật, huống gì quá hơn. Thế nên Bát-nhã ba-la-mật vì vô đẳng đẳng sự nên sanh khởi. Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, chỉ có Phật pháp, Như Lai pháp, pháp của người Tự nhiên, pháp của người Nhất thiết trí, không thể nghĩ bàn, không thể cân, không thể lường, vô đẳng đẳng sự sanh khởi ư?
            Phật bảo Tu-bồ-đề: Như vậy, như vậy! Phật pháp, Như Lai pháp, pháp người Tự nhiên, pháp người Nhất thiết trí là không thể nghĩ bàn, không thể cân, không có lường, không chi ngang bằng. Sắc (rūpa) cũng không thể nghĩ bàn, không thể cân, 

* Trang 381 *
device

không thể lường, không thể ngang bằng; thọ (vedanā), tưởng (saṃjña), hành (saṃskāra), thức (vijñāna) cũng không thể nghĩ bàn, không thể cân, không thể lường, không chi ngang bằng; cho đến trí Nhất thiết chủng (sarvathā-jñāna), pháp tánh (dharmatā), pháp tướng (dharmalakṣaṇa) không thể nghĩ bàn (acintya), không thể cân, không thể lường, không chi ngang bằng. Trong đó tâm tâm số pháp bặt dứt, không thể có được.
            * Lại nữa, Tu-bồ-đề, sắc không thể nghĩ bàn là cũng không thể có được, cho đến sắc không chi ngang bằng là cũng không thể có được; thọ, tưởng, hành, thức cho đến trí Nhất thiết chủng không chi ngang bằng là cũng không thể có được.
            Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Nhân duyên gì sắc không thể nghĩ bàn… cho đến không có chi bằng là cũng không thể có được? Thọ, tưởng, hành, thức cho đến trí Nhất thiết chủng (sarvathā-jñāna) không có chi bằng là cũng không thể có được?
            Phật bảo Tu-bồ-đề: Vì không thể lường về sắc, cũng không thể lường về thọ, tưởng, hành, thức cho đến không thể lường về trí Nhất thiết chủng (sarvathā-jñāna).
            Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, vì nhân duyên gì không thể lường về sắc, cho đến không thể lường về trí Nhất thiết chủng (sarvathā-jñāna)?

* Trang 382 *
device

Phật bảo Tu-bồ-đề: Vì sắc không thể nghĩ bàn, cho đến vì sắc không chi sánh bằng nên không thể lường cho đến vì trí Nhất thiết chủng không thể nghĩ bàn, vì trí nhất thiết chủng (sarvathā-jñāna) không chi sánh bằng nên không thể lường.
            Tu-bồ-đề, Ý ông nghĩ sao, không thể nghĩ bàn cho đến không chi sánh bằng liệu có thể có được chăng? Sắc, thọ, tưởng, hành, thức cho đến trí Nhất thiết chủng (sarvathā-jñāna) liệu có thể có được chăng?
            Tu-bồ-đề thưa: Bạch đức Thế Tôn, không thể có được.
            Này Tu-bồ-đề, Vì thế nên hết thảy pháp không thể nghĩ bàn, cho đến không chi sánh bằng. Như vậy, Tu-bồ-đề, pháp của chư Phật không thể nghĩ bàn, không thể cân, không thể lường, không chi ngang bằng. Tu-bồ-đề, ấy gọi là pháp chư Phật không thể nghĩ bàn, cho đến không chi ngang bằng.
            Tu-bồ-đề, Pháp chư Phật không thể nghĩ bàn, vì vượt quá tướng nghĩ bàn; không thể cân vì vượt quá cân lường; không thể lường vì vượt quá sự lường; không chi ngang bằng vì vượt quá ngang bằng.
            Tu-bồ-đề, vì nhân duyên ấy, hết thảy pháp cũng là tướng không thể nghĩ bàn, cho đến không chi ngang bằng.
            Tu-bồ-đề, gọi không thể nghĩ bàn là nghĩa không thể nghĩ bàn; gọi không thể cân, là nghĩa 

* Trang 383 *
device

không thể cân; gọi không lường là nghĩa không thể lường, gọi không chi ngang bằng là nghĩa không thể ngang bằng.
            Tu-bồ-đề, ấy là pháp chư Phật không thể nghĩ bàn cho đến không chi ngang bằng. Không thể nghĩ bàn như hư không, không thể nghĩ bàn, không thể cân như hư không không thể cân, không có suy lường như hư không có thể lường, không chi ngang bằng như hư không không chi ngang bằng. Tu-bồ-đề, ấy cũng gọi pháp chư Phật không thể nghĩ bàn, cho đến không chi ngang bằng. Phật pháp vô lượng như vậy, hết thảy thế gian, người, trời, A-tu-la không ai có thể nghĩ bàn, trù lượng.
            Trong khi nói phẩm các Phật pháp không thể nghĩ bàn, không thể cân không có lường, không chi ngang bằng. 500 Tỳ-kheo vì không lãnh thọ hết thảy pháp nên các lậu sạch hết, tâm giải thốt được A-la-hán (Arhat). 20 Tỳ-kheo-ni cũng không chấp thủ hết thảy pháp nên sạch hết các lậu được A-la-hán. 6 vạn Ưu-bà-tắc, 3 vạn Ưu-bà-di đối với các pháp xa lìa trần cấu, đối với các pháp con mắt pháp (dharma-cakṣu) sanh khởi, 20 Bồ-tát ma-ha-tát được vô sanh pháp nhẫn (anuttpattika-dharma-kṣānti) sẽ được thọ ký trong hiền kiếp này.

* Trang 384 *
device

LUẬN: Tu-bồ-đề thâm hiểu tướng Bát-nhã đối với các pháp không đắm, không ngại, tâm sanh hoan hỷ. Bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật vì đại sự nên sanh khởi v.v… Đại sự là phá hết thảy đại khổ não cho chúng sanh, đem cho chúng sanh đại pháp vô thượng của Phật nên gọi là đại sự. Nghĩa không thể nghĩ bàn như trước đã nói,[1] không thể cân là chỉ trí tuệ, thực tướng Bát-nhã quyết định, rất sâu, rất nặng. Trí tuệ mỏng nhẹ nên không thể cân, lại vì Bát-nhã nhiều trí tuệ ít nên không thể cân. Lại chỗ lợi ích Bát-nhã rất rộng, khi chưa thành có thể cho quả báo thế gian, khi thành rồi cho quả báo đạo pháp. Lại biết rốt ráo cùng tận gọi là cân, Bát-nhã ba-la-mật không thể cân biết, hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc thật, hoặc hư, hoặc có, hoặc không, như vậy là những nghĩa không thể cân. Vô lượng sự là có người nói Cân tức là lường, có người nói chấp thủ tướng tức là lường, Bát-nhã ba-la-mật không thể thủ tướng nên gọi là vô lường. Lại Bồ-tát lấy bốn tâm vô lượng, tu hành Bát-nhã nên gọi là vô lượng. Lại lượng là trí tuệ. Trí tuệ phàm phu, trí tuệ Nhị thừa, trí tuệ Bồ-tát, không ai có thể lường được biên giới của Bát-nhã nên gọi là vô lượng. Vô đẳng đẳng (không chi ngang bằng-asamasama) là vô đẳng chỉ Niết-bàn, hết thảy pháp hữu vi không có chi bằng Niết-bàn. Niết-bàn có 3: Niết-bàn Thanh văn; Niết-bàn Bích-chi Phật;
 

[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 50, 70.

* Trang 385 *
device

Niết-bàn của Phật Bát-nhã đưa đến Đại thừa Niết-bàn nên gọi Bát-nhã là vô đẳng đẳng.
            * Lại nữa, hết thảy chúng sanh, không thể ngang bằng Phật nên Phật là vô đẳng (asama); Bát-nhã ba-la-mật lợi ích chúng sanh, tương tợ như Phật nên gọi là vô đẳng đẳng (asamasama).
            * Lại nữa, pháp chư Phật là vi diệu bậc nhất, không thể ngang bằng, không thể sánh kịp, không thể so sánh; Bát-nhã ba-la-mật hay làm cho chúng sanh có được tâm ấy nên gọi là vô đẳng đẳng.
            * Lại nữa, vô đẳng là thực tướng các pháp, các quán, các hành không thể sánh kịp vì thật tướng không có hý luận, không thể phá hoại được nên gọi là vô đẳng; Bồ-tát được vô đẳng ấy vì hay khởi tâm từ bi đối với chúng sanh nên gọi là vô đẳng đẳng. Tu-bồ-đề thuộc hàng Thanh văn không có Nhất thiết trí (sarva-jña) mà có thể nói Bát-nhã không thể nghĩ bàn ấy. Phật chấp thuận lời đó. Phật tự nói năm việc: Chúng sanh vô lượng vô biên nhiều hơn vi trần trong mười phương hằng hà sa thế giới, chư Phật dùng mười trí lực, muốn cứu vớt hết nên gọi là đại sự. Lại có Bồ-tát tu lâu ngày được vô sanh pháp nhẫn, vì không bỏ chúng sanh nên không vào Vô dư Niết-bàn.
            * Lại nữa, lúc Bồ-tát ấy thành Phật đạo, vì chúng sanh nên chịu năm việc: 1. Là chịu các lao khổ; 2. Là chịu bỏ cái vui tịch tịnh; 3. Là chịu cộng sự với người ác; 4. Là chịu tiếp đối cùng người; 5. Là chịu vào đại chúng hội. Phật thâm đắc cái vui ly dục mà vì chúng sanh nên

* Trang 386 *
device

cam chịu năm việc lao khổ, giống như hưởng thọ công đức, ấy là đại sự. Không thể nghĩ bàn là chỉ cho Phật pháp, Như Lai pháp, pháp người Tự nhiên, pháp người Nhất thiết trí (sarvajña). Phật pháp là, Phật gọi là giác đối với hết thảy vô minh, mê ngủ bắt đầu tỉnh giác gọi là giác. Như Lai là giống như chư Phật quá khứ, tu hành sáu Ba-la-mật được như tướng của các pháp, đi đến Phật đạo. Nay Phật cũng con đường như vậy đi đến, như chư Phật quá khứ đi đến nên gọi là Như Lai. Pháp người Tự nhiên là hàng Thanh văn cũng có “giác” cũng có “như”, nhưng nghe từ người khác ấy là pháp đệ tử, nên nói Phật là người tự nhiên, không nghe từ người khác. Pháp người Nhất thiết trí là Bích-chi Phật cũng tự nhiên đắc quả, không nghe từ người khác nhưng không có Nhất thiết trí, nên nói pháp Phật là pháp người Nhất thiết trí. Bốn thứ pháp ấy, không có ai có thể suy nghĩ, cân lường nên gọi là không thể nghĩ bàn, không thể cân, không thể lường. Lại không có pháp gì tương tợ pháp ấy nên gọi là vô đẳng đẳng.
            Tu-bồ-đề sợ hàng Bồ-tát tân học chấp đắm bốn pháp ấy nên bạch Phật rằng: Chỉ có bốn pháp ấy không thể nghĩ bàn, không có chi ngang bằng chăng?
            Phật đáp: Các pháp sắc v.v… cũng không thể nghĩ bàn, không thể cân, không thể lường, vô đẳng đẳng. Trong đây Phật tự nói nhân duyên vì các pháp sắc v.v… không thể có được.
            Như vậy, Tu-bồ-đề, Các Phật pháp không thể nghĩ bàn, không thể nghĩ bàn như việc nói trên. Luận giả

* Trang 387 *
device

trước giải rộng, trong đây Phật nói lược, không thể nghĩ bàn là vượt qua tướng nghĩ bàn, vượt qua tướng đẳng đẳng. Về ý nghĩa, pháp Niết-bàn không thể nghĩ bàn, về danh tự vì thuộc Thế đế nên có thể nghĩ bàn. Như hư không, không thể nghĩ bàn là như phẩm trước nói,[1] tướng hư không không thể nghĩ bàn,[2] thế nên nói không thể nghĩ bàn cho đến vô đẳng đẳng như hư không, vì hư không không thể lấy chi ví dụ nên gọi là vô đẳng đẳng. Tướng Bát-nhã ba-la-mật tức là tướng Phật pháp; không thể nghĩ bàn, không thể cân, không thể lường, vô đẳng đẳng tức là tướng Phật pháp. Phật pháp ấy, hết thảy thế gian người, trời, A-tu-la, không ai có thể nghĩ bàn, cân lường được. Trong sáu đường mà trong đây chỉ nói ba đường là chúng sanh trong ba đường thiện còn không thể cân lường, huống chi chúng sanh trong ba đường ác.
            Hỏi: Trong khi nói phẩm này, cớ gì số Tỳ-kheo-ni, Bồ-tát đắc đạo ít?
            Đáp: Trong đây phần nhiều tán thán pháp chư Phật là không thể nghĩ bàn, không thể cân, không thể lường, không chi ngang bằng. Người nghe đa số tăng thêm tín căn nên kẻ bạch-y đắc đạo nhiều, người nữ tuy có lòng tin nhiều mà trí tuệ ít nên đắc đạo cũng ít. Kẻ áo trắng tham đắm thế sự, trí tuệ cạn mỏng, căn tánh ám độn, không thể sạch hết lậu hoặc. Các Tỳ-kheo các căn tín và tuệ bằng nhau, nhất tâm cầu đạo nên người sạch hết lậu hoặc nhiều. Tỳ-kheo-ni vì trí tuệ ít nên chỉ có 20 người sạch hết lậu hoặc, tuy nhiều người được đạo quả ban đầu số vượt hơn kẻ áo trắng, nhưng vì không
 

[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 50.
[2] Đại trí độ luận, quyển 51.
 

* Trang 388 *
device

sạch hết lậu hoặc, không khác kẻ áo trắng thì trong đây không nói. Vào vô sanh pháp nhẫn (anutpattika-dharma-kṣānti) thậm thâm khó được vào nên ít người; lại vì người đối với pháp này gieo trồng nhân duyên ít. Sẽ được thọ ký trong hiền kiếp là hoặc có người nói: Trong hiền kiếp ngàn đức Phật trừ bốn đức Phật, sẽ thọ ký cho. Hoặc có người nói, đức Phật Thích-ca Văn thọ ký cho, trong hiền kiếp làm Phật ở các thế giới khác.
(Hết cuốn 70 của bản Hán)
 
____________

* Trang 389 *
device

Xem mục lục