GIẢI THÍCH: PHẨM TÙY HỶ THỨ 39
(Kinh Đại Bát Nhã ghi: Phần 2, Phẩm Tùy Hỷ
Hồi Hướng thứ 37)
KINH: Bấy giờ Di-lặc Bồ-tát ma-ha-tát nói với Tuệ-mạng Tu-bồ-đề rằng: Có Bồ-tát ma-ha-tát đem phước đức tùy hỷ cho tất cả chúng sanh để cùng hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vì không sở đắc. Hoặc đem phước đức của Thanh văn Bích-chi Phật, hoặc phước đức bố thí, trì giới, tu định, tùy hỷ của tất cả chúng sanh so với Bồ-tát ma-ha-tát đem phước đức tùy hỷ cho tất cả chúng sanh để cùng hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thì phước này tối thượng, đệ nhất, tối diệu, vô thượng không thể sánh bằng, vì sao? Vì Thanh văn, Bích-chi Phật và tất cả chúng sanh được phước đức do bố thí, trì giới, tu định, tùy hỷ, đều vì tự điều phục, tự thanh tịnh, tự độ mà khởi tu bốn niệm xứ, cho đến tám thánh đạo phần, không, vô tướng, vô tác; còn Bồ-tát công đức tùy hỷ hồi hướng
* Trang 5 *
đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đem công đức ấy vì điều phục hết thảy chúng sanh, vì thanh tịnh hết thảy chúng sanh, vì độ hết thảy chúng sanh mà khởi tu.
Bấy giờ Tuệ-mạng Tu-bồ-đề thưa Di-lặc Bồ-tát rằng: Các Bồ-tát ma-ha-tát nhớ đến vô lượng vô biên vô số các đức Phật diệt độ trong mười phương vô lượng vô biên vô số thế giới, từ khi mới phát tâm cho đến khi được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vào Vô dư Niết-bàn cho đến khi pháp tận, ở khoảng trung gian ấy tạo các thiện căn tương ưng sáu Ba-la-mật, và thiện căn phước đức về bố thí, trì giới, tu định của các người Thanh văn, thiện căn vô lậu của các bậc hữu học, vô học; giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn, nhất thiết trí, đại từ đại bi và vô lượng vô số các Phật pháp khác của chư Phật; và học từ pháp của chư Phật thuyết, được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, Bích-chi Phật đạo, vào Bồ-tát ma-ha-tát vị, và thiện căn của các chúng sanh khác; đem tất cả phước đức tùy hỷ với tất cả thiện căn hòa hợp lại ấy, hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác là tối thượng, đệ nhất, tối diệu, vô thượng, không gì sánh bằng.[1] Tùy hỷ như vậy rồi, đem phước đức tùy hỷ ấy, hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahāprajñāpāramitā-sūtra- 大般若波羅蜜多經), quyển 432, tr. 174b22-c16: Bấy giờ Cụ thọ Thiện Hiện hỏi Từ Thị Bồ-tát ma-ha-tát rằng: Bạch Đại Sĩ! Tâm tùy hỷ hồi hướng Bồ tát Ma ha tát này duyên khắp mười phương thế giới vô lượng vô số vô biên. Mỗi mỗi thế giới vô lượng vô số vô biên chư Phật đã vào Niết bàn. Từ sơ phát tâm cho đến được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, như vậy lần lữa sau vào cõi Vô dư y Niết bàn, cho đến pháp diệt. Ở thời gian giữa, sở hữu sáu ba-la-mật-đa tương ưng căn lành, và cùng Thanh-văn, Độc-giác, Bồ-tát tất cả hữu tình, hoặc chung chẳng chung vô số vô lượng vô biên Phật pháp tương ưng căn lành.
Hoặc đệ tử dị sanh kia sở hữu thí tánh, giới tánh, tu tánh ba việc phước nghiệp. Hoặc đệ tử Thanh-văn kia sở hữu căn lành hữu học, vô học, vô lậu. Hoặc các Như-lai, Ứng-cúng, Chánh Đẳng Giác sở thành giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn và vì lợi vui tất cả hữu tình: đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, vô số vô lượng vô biên Phật pháp và chư Phật kia đã thuyết Chánh pháp.
Hoặc nương pháp kia tinh cần tu học được quả Dự lưu, quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, được Độc giác Bồ đề, được vào Bồ tát Chánh tánh ly sanh và các hạnh Bồ tát Ma ha tát khác.
Như vậy sở hữu tất cả căn lành và các hữu tình đối với các Như Lai, Ứng cúng, Chánh Đẳng Giác, Thanh văn, Bồ tát các chúng đệ tử hoặc hiện trụ thế hoặc sau Niết bàn, đã trồng căn lành. Các căn lành này tất cả nhóm hợp, hiện tiền tùy hỷ. Đã tùy hỷ rồi, lại đem tùy hỷ đồng làm các việc phước nghiệp như thế, cùng tất cả hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Tôi nguyện đem căn lành đây cùng tất cả hữu tình đồng chung dẫn phát Vô thượng Bồ đề. Sở khởi tùy hỷ hồi hướng như thế đối sở khởi các việc phước nghiệp khác là tối là thắng, là tôn là cao, là diệu là vi diệu, là thượng là vô thượng, vô đẳng vô đẳng đẳng….
* Trang 6 *
Nếu có Thiện nam tử tu Bồ-tát đạo, nghĩ rằng: Tôi đem tâm này hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, ấy là sanh tâm duyên sự. Nếu Thiện nam tử chấp thủ tướng mà hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, có thể được như sở niệm chăng?
Di-lặc Bồ-tát nói với Tu-bồ-đề: Thiện nam tử ấy tu Bồ-tát đạo, hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác ấy là tâm duyên sự, nếu thiện nam tử chấp thủ tướng như vậy, thời không thể được như sở niệm.
Tu-bồ-đề nói với Di-lặc Bồ-tát: Nếu các sự các duyên không có gì của chính nó mà thiện nam tử ấy chấp thủ tướng, tu Bồ-tát đạo đối với các thiện căn của chư Phật mười phương, từ khi mới phát tâm cho đến khi pháp tận, và đối với các thiện căn của Thanh văn, thiện căn của bậc học, vô học, tất cả phước đức tùy hỷ hòa hợp hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vì vô tướng, nên Bồ-tát ấy không có điên đảo (viparyāsa); không có tưởng điên đảo (saṃjñā-viparyāsa), tâm điên đảo (citta-viparyāsa), kiến điên đảo (dṛṣṭi-viparyāsa): vô thường (anitya) cho là thường (nitya); không có tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo: bất tịnh (aśuci) cho là tịnh (śuci), khổ (duḥkha) cho là vui (sukha), vô ngã (anātman) cho là ngã (ātman). Hoặc không có duyên như sự Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cũng như vậy, tâm hồi
* Trang 7 *
hồi hướng cũng như vậy. Thí ba-la-mật, Giới, Nhẫn, Tấn, Thiền, Bát-nhã ba-la-mật, cho đến mười tám pháp không chung, cũng như vậy.
Nếu như vậy, thế nào là duyên? Thế nào là sự? Thế nào là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác? Thế nào là thiện căn ? Thế nào là tâm tùy hỷ hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác?
LUẬN: Trong bảy phẩm trước[1] Phật sai Tu-bồ-đề nói Bát-nhã, giữa chừng Đế-thích hỏi nhiều, nói nhiều việc công đức. Nay Di-lặc (Maitreya) thuận theo bổn ý Phật, trở lại muốn sai Tu-bồ-đề, nhân pháp tùy hỷ mà nói rộng Bát-nhã ba-la-mật.
* Lại nữa, Đế-thích nghe trên kia nói cúng dường Bát-nhã bằng hoa hương, kỹ nhạc, phan lọng, được phước rất nhiều, tự vui mừng, may mắn sâu xa. Nghĩ rằng: “Các thứ cúng dường ấy chỉ chúng tôi sắm được, chẳng phải người xuất gia có được.” Thế nên Di-lặc muốn dẹp cái tâm tự cho mình nhiều của ấy, nên nói Tu-bồ-đề, Bồ-tát chỉ đem tâm tùy hỷ, là hơn cả sự bố thí và các công đức vô lậu của Thanh văn, Bích-chi Phật và tất cả chúng sanh, huống gì hương hoa cúng dường kinh quyển.
Bồ-tát ma-ha-tát nghĩa như trước đã nói.[2]
Phước đức tùy hỷ là không nhọc thân miệng làm các công đức, chỉ đem tâm phương tiện thiện xảo, thấy người khác tu phước, vui mừng theo, nghĩ rằng: Giữa hết thảy chúng sanh, người tu phước hành đạo được, là rất
[1] Xem, Đại trí độ luận, quyển 2, 41.
[2] Xem Đại trí độ luận, quyển 4; Đại phẩm bát nhã kinh: Phẩm Ma-ha-tát thứ 13 (摩訶薩品第13), phẩm Đoạn kiến thứ 14 (斷見品第14), phẩm Đại trang nghiêm thứ 15 (大莊嚴品第15), phẩm Thừa thừa thứ 16 (乘乘品第16), phẩm Vô phược vô thoát thứ 17 (無縛無脫品第17)….
* Trang 8 *
thù thắng, nếu lìa phước đức thời người và súc sanh đồng hành ba việc: Dâm dục, uống ăn, chiến đấu.
Người hành đạo tu phước đức được chúng sanh tôn trọng cung kính, thí như lúc nóng bức, có trăng tròn mát mẻ, không ai không ưa ngước xem, cũng như trước ngày đại hội chuẩn bị kỹ nhạc, hào soạn đầy đủ, người ở gần xa đều hân hoan phó hội. Người tu phước cũng như vậy.
Phước đức làm nhân duyên được hai thứ vui là vui thế gian và vui xuất thế gian. Xuất thế gian là các pháp vô lậu,[1] tuy không có phước báo, song hay sanh phước đức, nên gọi là phước đức. Thế nên hữu lậu vô lậu, đều gọi là phước đức.
* Lại nữa, phước đức là gốc của Bồ-tát ma-ha-tát, hay làm cho mãn nguyện, được tất cả thánh nhân tán thán, bị người vô trí hủy báng, chỗ người trí dạo đi, người vô trí xa lìa. Do nhân duyên phước đức nên được làm vua người, Thánh vương chuyển luân, vua trời, A-la-hán, Bích-chi Phật, chư Phật Thế Tôn, đại từ đại bi, mười lực, bốn điều không sợ, trí nhất thiết chủng, tự tại vô ngại, đều từ trong phước đức sanh.
Các thứ phước đức như vậy, vì được chánh kiến nên hoan hỷ theo.
* Lại nữa, Bồ-tát tự suy nghĩ: Ta nên đem vui cho tất cả chúng sanh, nên thấy chúng sanh tự tu hành phước đức; thế nên tâm sanh hoan hỷ.
[1] Đại trí độ luận (Mahāprajñāpāramitā-śāstra- 大智度論), quyển 60, tr.483c26-27: Pháp vô lậu: ba mươi bảy phẩm trợ đạo, mười tám pháp không chung cho đến vô lượng các Phật pháp.
* Trang 9 *
* Lại nữa, tất cả chúng sanh hành thiện, tương tợ với ta, ấy là cùng ta đồng bạn, thế nên hoan hỷ.
Các Bồ-tát ma-ha-tát đối với chư Phật trong mười phương ba đời, và Bồ-tát, Thanh văn, Bích-chi Phật, và tất cả chúng sanh tu phước, bố thí, trì giới, tu định, đối với các phước đức ấy, sanh tùy hỷ phước đức, thế nên gọi là phước đức. Đem phước đức tùy hỷ ấy chung với hết thảy chúng sanh, hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Chung với hết thảy chúng sanh là phước đức ấy không thể đem cho hết thảy chúng sanh, mà có thể cho quả báo, nghĩa là Bồ-tát đã được phước đức quả báo, là các thứ vui thế gian như đem y phục, uống ăn v.v... làm lợi ích chúng sanh. Bồ-tát do phước đức mà thân miệng thanh tịnh, được người tín thọ, nói pháp cho chúng sanh, khiến được mười thiện đạo, bốn thiền v.v... làm cho lợi ích đời sau, và cuối cùng thành Phật, được quả báo phước đức, thân có 32 tướng, 80 vẻ đẹp tùy hình, ánh sáng vô lượng, người xem không chán, thanh tịnh vô lượng, phạm âm nhu hòa, các Phật pháp giải thoát vô ngại, thị hiện ba việc (Biết tha tâm, hiện thần lực, thuyết giáo môn - N.D) độ vô lượng vô số chúng sanh, sau khi vào Niết-bàn nát thân thành Xá-lợi, để cho người cúng dường, lâu về sau đều khiến cho đắc đạo. Ấy là quả báo có thể đem cho hết thảy chúng sanh. Do trong quả nói nhân, nên nói đem phước đức cho chúng sanh chung hưởng. Nếu phước đức có thể đem cho người, thời chư Phật từ khi mới phát tâm nhóm
* Trang 10 *
các phước đức, đem cho người hết, sau lại tạo lại hay sao! Thể thiện pháp không thể đem cho người, nay chính dùng sức vô không não hại thí cho chúng sanh.
Vô sở đắc nghĩa như trước đã nói.[1]
Ấy gọi là phước đức tùy hỷ của Bồ-tát ma-ha-tát so với ba thứ phước đức của Thanh văn, Bích-chi Phật và chúng sanh, là tối thắng, tối thượng đệ nhất, tối diệu, vô thượng.
Không thể sánh bằng nghĩa như trước đã nói.[2]
Trong đây nói nhân duyên tối thắng: Là phước đức Nhị thừa là tự điều phục, tự thanh tịnh, tự độ thoát. Giữ giới là tự điều phục, tu thiền là tự thanh tịnh, trí tuệ là tự độ thoát.
* Lại nữa, tự điều phục là tu chánh ngữ (samyag-vāc), chánh nghiệp (samyag-karma), chánh mạng (samyag-ājīva); tự thanh tịnh là tu chánh niệm (samyak-smṛṭi), chánh định (samyak-samādhi); tự độ là tu chánh kiến (samyag-dṛṣṭi), chánh tư duy (samyag-saṃkalpa), chánh phương tiện (samyag-upāya).
* Lại nữa, do bố thí nên tự điều phục, do trì giới nên tự thanh tịnh, do tu định nên tự độ thoát.
Tu định là nhân duyên gần của pháp vô lậu. Pháp vô lậu là 37 phẩm, ba giải thoát môn. Bố thí, trì giới là nhân duyên xa, nên không giải thích. Phước đức tùy hỷ của Bồ-tát tuy không có siêng năng mệt nhọc, mà vì độ chúng sanh nên hơn.
Hỏi: Thật không độ hết thảy chúng sanh, cớ sao nói độ hết thảy chúng sanh hơn?
[1] Đại trí độ luận, quyển 18, 27,
[2] Tối thắng, tối thượng, đệ nhất, tối diệu, vô thượng: Xem Đại trí độ luận, quyển 37, 40.
ote'>[2]Xem Đại trí độ luận, quyển 4; Đại phẩm bát nhã kinh: Phẩm Ma-ha-tát thứ 13 (摩訶薩品第13), phẩm Đoạn kiến thứ 14 (斷見品第14), phẩm Đại trang nghiêm thứ 15 (大莊嚴品第15), phẩm Thừa thừa thứ 16 (乘乘品第16), phẩm Vô phược vô thoát thứ 17 (無縛無脫品第17)….
* Trang 11 *
Đáp : Lực công đức của chư Phật, Bồ-tát, có thể độ hết thảy chúng sanh, chỉ vì chúng sanh không có nhân duyên hòa hợp, ví như lửa lớn, thường có sức đốt, chỉ vì củi không ở gần cho nên không cháy, gần thời cháy hết.
Bấy giờ, Tu-bồ-đề lấy trí tuệ rốt ráo không, nạn hỏi Di-lặc Bồ-tát: Niệm đến phước đức tùy hỷ hồi hướng Vô thượng đạo của chư Phật, ấy là niệm việc quá khứ, việc ấy có được như sở niệm chăng?
Di-lặc dùng hai nhân duyên để đáp: Không!
1. Quá khứ vô lượng vô số kiếp, chư Phật diệt độ đã lâu, không còn để lại gì, còn Bồ-tát hoặc không có trí túc mạng, hoặc có mà không thể biết kịp, chỉ theo như chỗ được nghe mà ức tưởng phân biệt, cho nên không được như sở niệm.
2. Chư Phật và công đức đều ra ngoài ba cõi, ba đời, bặt dứt đường nói năng hý luận, như tướng Niết-bàn rốt ráo không, thanh tịnh.
Tùy hỷ là phân biệt công đức thiện căn của chư Phật và chư đệ tử, tâm hồi hướng ấy và đạo Vô thượng chẳng phải thật, cho nên đáp không!
Tu-bồ-đề nạn rằng: Nếu không có việc ấy, mà Bồ-tát ức niệm phân biệt thời phải rơi vào điên đảo, nếu việc ấy thanh tịnh, rốt ráo không, mà ức niệm cũng rơi vào điên đảo, công đức của chư Phật quá khứ cũng như vậy, không
* Trang 12 *
có phân biệt, không có khác, làm sao được tùy hỷ theo? Đây lược nói nghĩa, rộng thời như Kinh nói: Nghĩa là Tu-bồ-đề hỏi Di-lặc Bồ-tát ma-ha-tát: Nếu Bồ-tát niệm các đức Phật đã diệt độ trong mười phương vô lượng vô biên vô số thế giới quá khứ, là Bồ-tát muốn phát khởi công đức tùy hỷ. Phật là chủ công đức, cho nên ức niệm Phật, nghe kinh sách nói, có danh hiệu Phật quá khứ, nên nhân nơi danh hiệu ấy, ức niệm rộng đến hết thảy Phật quá khứ.
Từ khi mới phát tâm là bắt đầu phát tâm lập nguyện ta sẽ độ hết thảy chúng sanh. Tâm ấy tương ưng với ba thiện căn là không tham, không sân, không si, thiện căn tương ưng các thiện pháp và thiện căn khởi thân nghiệp, khẩu nghiệp, hòa hợp pháp ấy, gọi là phước đức. Từ khi mới phát tâm tu sáu Ba-la-mật (ṣaḍ-pāramitā), vào Bồ-tát vị, được mười địa (daśabhūmi), cho đến ngồi đạo tràng, trong đó, Bồ-tát tu phước đức hòa hợp được Phật đạo, cho đến vào vô dư Niết-bàn. Sau khi diệt độ, Xá lợi và giáo pháp lưu lại, đều là công đức tự thân Phật hòa hợp. Nhân nơi chư Phật, người Đại thừa tu sáu Ba-la-mật và tương ưng phước đức. Tương ưng là trừ sáu Ba-la-mật các pháp hành khác của Bồ-tát đều nhiếp vào trong sáu Ba-la-mật; cho nên nói tương ưng với sáu Ba-la-mật hòa hợp, nếu người cầu Thanh văn, Bích-chi Phật thời gieo trồng phước đức bố thí, trì giới, tu định v.v...
Người Thanh văn, Bích-chi Phật có 2 hạng:
1. Hạng hết lậu hoặc gọi là vô học (aśaikṣa). ấy thanh tịnh, rốt ráo không, mà ức niệm cũng rơi vào điên đảo, công đức của chư Phật quá khứ cũng như vậy, không
* Trang 13 *
2. Hạng được đạo, lậu hoặc chưa hết, gọi là học (śaikṣa).
Hai hạng người này có thiện căn hơn các phước đức, cho nên chỉ nói thiện căn.
Trên nói người cầu Nhị thừa là chỉ chung cả phàm phu, thánh nhân; đây nói học vô học là thuần chỉ về thánh nhân.
Tướng tốt là sắc pháp vô ký, chẳng phải là công đức lành, nên chỉ nói năm uẩn vô học (tức năm pháp uẩn giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến - ND) của Phật.
Đại từ, đại bi và Phật pháp, nghĩa như trong phẩm đầu đã nói. [1]
Pháp của Phật nói, học Pháp ấy được quả Tu-đà-hoàn (Śrota-āpanna), cho đến vào Bồ-tát vị là sau khi Phật diệt độ, từ trong giáo pháp lưu lại mà được đạo, thế nên nói lại.
Và các chúng sanh khác gieo trồng căn lành là trong khi Phật ở đời và giáo pháp lưu lại chính là nhân duyên phước đức của trời, người và cho đến súc sanh.
Bốn đoạn phước đức trên, tâm hành giả duyên khắp, rồi ức niệm tùy hỷ, cầu Phật đạo, nên hồi hướng, gọi là tùy hỷ Vô thượng, tối thượng, không thể sánh bằng.[2]
Hỏi: Người cầu Phật đạo cớ sao không tự tạo công đức mà lại đem tâm tùy hỷ?
[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 26.
[2] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahāprajñā-pāramitā-sūtra- 大般若波羅蜜多經), quyển 543, tr. 791a18-b7: Hoặc Phật Thế Tôn thọ ký Vô thượng Chánh đẳng đại Bồ đề cho các Bồ tát, nếu tất cả căn lành thù thắng kia chỗ gọi căn lành tương ưng bố thí cho đến bát nhã Ba-la-mật đa. Hoặc thọ ký Độc-giác thừa Bồ-đề cho kẻ Độc giác, nếu tất cả căn lành thù thắng kia chỗ gọi căn lành tương ưng quán sát mười hai duyên khởi. Hoặc thọ ký Thanh-văn thừa Bồ-đề cho kẻ Thanh văn, nếu tất cả căn lành thù thắng kia chỗ gọi thí tánh giới tánh tu tánh ba việc phước nghiệp. Hoặc căn lành vô lậu bậc học, vô học. Hoặc các dị sanh đối các pháp kia đã trồng căn lành. Hoặc bốn chúng đệ tử các Như-lai Ứng Chánh Đẳng Giác là tỳkheo, tỳ-kheo ni, cận sự nam, cận sự nữ, sở hữu thí tánh giới tánh tu tánh ba việc phước nghiệp. Hoặc đối chư Phật đã thuyết pháp giáo trời, rồng, dược xoa, nói rộng cho đến người phi người thảy đều trồng căn lành. Hoặc kia sau Phật vào Niết bàn đã trồng căn lành. Hoặc loại hữu tình đối Phật pháp tăng và các Thiện sĩ thân tâm tin muốn sở khởi các thứ căn lành thù thắng. Các căn lành này và các công đức tất cả nhóm họp, quán sát cân lường, hiện tiền phát khởi tâm tùy hỷ tối thắng, tối thượng, đệ nhất, tối diệu, vô thượng. Lại đem tùy hỷ cùng hành các việc phước nghiệp như thế cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô-thượng Chánh-đẳng Bồ-đề. Nguyện đem căn lành đây cùng loại hữu tình đồng chung dẫn phát sở cầu Vô-thượng Chánh-đẳng Bồ-đề.
* Trang 14 *
Đáp: Các Bồ-tát có sức phương tiện, nên đối với công đức người khác cực nhọc tạo được, phát tâm tùy hỷ, mà phước đức hơn người tạo ra.
* Lại nữa, phước đức tùy hỷ này tức là phước đức thật, vì sao? Vì ức niệm quá khứ Phật tức là niệm Phật tam-muội, cũng là niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên trong sáu niệm. Nhân tu giới thanh tịnh, vào thiền định, khởi lên trí tuệ rốt ráo, hòa hợp lại nên khởi lên tâm tùy hỷ chơn chánh. Cho nên không chỉ tùy hỷ mà thôi, cũng là tu hành thật pháp ấy. Tâm ấy hồi hướng tức là tâm tùy hỷ.
Các duyên là sở duyên của tâm tùy hỷ, tức là công đức của chư Phật và hết thảy chúng sanh tạo được.
Các sự là gốc của sở duyên. Phước đức là trú xứ của công đức sở duyên, tức chư Phật và chúng sanh, cùng đất đai, núi rừng, tinh xá trú xứ, đều gọi là Sự.
Có thể được như sở niệm chăng? Di-lặc đáp: Không. Tu-bồ-đề nói với Di-lặc: Nếu các sự các duyên không có gì của chính nó, cớ sao không rơi vào điên đảo (viparyāsa)?
Điên đảo là ba loại phân biệt về bốn điên đảo (vô thường chấp thường, khổ cho là vui, bất tịnh chấp tịnh, vô ngã chấp ngã - ND).[1]
Điên đảo ấy là thí dụ. Không có Phật mà ức tưởng niệm Phật, giống như vô thường mà tưởng niệm thường, bất tịnh mà tưởng niệm tịnh.[2]
[1] T. 1, số 12: Đại tập pháp môn kinh (大集法門經), quyển 1, tr. 229c20-24: Bốn điên đảo, như đức Phật đã dạy: Vô thường cho là thường, vì thế nên sanh khởi tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo. Khổ cho là vui, vì thế nên sanh khởi tưởng, tâm và kiến điên đảo. Vô ngã cho là ngã, vì thế nên sanh khởi tưởng, tâm và kiến điên đảo. Bất tịnh cho là tịnh vì thế nên sanh khởi tưởng, tâm và kiến điên đảo. Ấy gọi là bốn điên đảo;
T. 5, số 220: Đại Bát-nhã ba-la-mật kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 169, phẩm tùy hỷ hồi hướng thứ 37 (隨喜迴向品37), tr. 907a29-b8; T. 28, số 1548: Xá-lợi-phất a-tỳ-đàm luận (舍利弗阿毘曇論), quyển 19: Phi vấn phần, tr. 651c11-14; T. 32, số 1648: Giải thoát đạo luận (解脫道論), quyển 12, phẩm phân biệt đế thứ 12 (分別諦品), tr. 460b27-c3; T. 31, số 1602: Hiển dương thánh giáo luận (顯揚聖教論), quyển 5, phẩm nhiếp tịnh nghĩa thứ 2 (攝淨義品2), tr. 502b20-27; T. 28, số 1546: A-tỳ-đàm tỳ-bà-sa luận (阿毘曇毘婆沙論), quyển 54, Trí kiền độ thứ 3 (智犍度3), tr. 387b20-c4; T. 27, số 1545: A-tỳ-đạt-ma đại tỳ-bà-sa luận (阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 104, tr. 536c7-15; Abhidharmakośa śāstra, Anuśayanirdeśaḥ, tr. 283: Catvāro viparyāsāḥ, anitye nityam iti. Duḥkhe sukham iti. Aśucau śuci iti. Anatmāni ātmam iti (10).
[2] Tham khảo T. 30: Trung luận (Madhyamaka-śāstra-中論), quyển 4, phẩm 23: Quán điên đảo (Viparyāsaparīkṣā-觀顛倒品23), tr. 31a11; T. 30: Bát nhã đăng luận (般若燈論釋), quyển 14, phẩm 23: Quán điên đảo (觀顛倒品23), tr. 121b23; T. 42: Trung quán luận sớ (中觀論疏), quyển 9, phẩm 23: Quán điên đảo (觀顛倒品23), tr. 144b7; Prasannapadā, Nguyệt Xứng (Candrakīrti), tr. 195.
* Trang 15 *
Hỏi: Kiến là gốc điên đảo, như người được Sơ quả (śrota-āpanna), có thể khởi tưởng điên đảo, tâm điên đảo, chứ không có kiến điên đảo, vì khi thấy lý Tứ đế thì đã dứt kiến hoặc?
Đáp: Điên đảo ấy khi sanh khác, khi dứt khác. Khi sanh thì tưởng (saṃjñā) khởi trước, thứ đến tâm (citta), sau hết kiến (dṛṣṭi). Khi dứt thì trước dứt kiến, thấy lý Tứ đế liền dứt. Thể tính điên đảo đều là tướng của kiến, thấy lý Tứ-đế liền dứt; còn tưởng và tâm điên đảo là người học chưa lìa dục, quên ức niệm (thất niệm) nên thủ lấy tướng tịnh, khởi ra các kiết sử, khi trở lại được chánh niệm, liền dứt như trong kinh nói thí dụ: Như nước giọt trên sắt nóng, liền tiêu mất. Sai lầm nhỏ nên giả gọi là điên đảo, chẳng phải thật điên đảo. Thế nên nói người phàm phu có ba điên đảo, học nhân có hai điên đảo.[1]
* Lại nữa, các duyên, các sự như thật rốt ráo không, ức niệm cũng không, Bồ-đề cũng không, tâm tùy hỷ cũng không, Thí ba-la-mật cho đến mười tám pháp không chung cũng không. Nếu các pháp một tướng tức là vô tướng, thời trong đó thế nào là duyên, thế nào là sự, thế nào là tâm hồi hướng vô thượng đạo?
KINH: Di-lặc Bồ-tát nói với Tu-bồ-đề: Nếu các Bồ-tát ma-ha-tát tu lâu sáu Ba-la-mật, cúng dường chư Phật nhiều, trồng căn lành; gần gũi thiện tri thức, khéo học pháp tự tướng không (dharma-śūnyatālakṣaṇā); các Bồ-tát ấy không thủ tướng duyên ấy, sự ấy; đem phước đức tùy hỷ với các thiện căn của chư Phật mà hồi hướng
[1] Học nhân có hai điên đảo: Tưởng điên đảo v tâm điên đảo.
* Trang 16 *
Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vì pháp không hai chẳng phải không hai, chẳng phải tướng chẳng phải phi tướng, chẳng phải khả đắc chẳng phải bất khả đắc, chẳng nhơ chẳng sạch (amalā na vimalā), chẳng sanh chẳng diệt (anutpannā aniruddhā), ấy mới gọi là hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Trái lại nếu Bồ-tát tu sáu Ba-la-mật không lâu, không cúng dường chư Phật nhiều, không trồng thiện căn, không gần gũi thiện tri thức, không khéo học pháp tự tướng không; Bồ-tát ấy tâm thủ tướng các duyên ấy, các sự ấy, đem phước đức tùy hỷ với các thiện căn của chư Phật, mà hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, ấy thời không gọi là hồi hướng.
Tu-bồ-đề! Nghĩa Bát-nhã ba-la-mật cho đến nghĩa nhất thiết chủng trí như vậy, tức là nội không cho đến vô pháp hữu pháp không, không nên đem nói cho hàng Bồ-tát tân học, vì sao? Vì Bồ-tát ấy có chút ít tâm thanh tịnh tin vui cung kính, đều quên mất, chỉ nên nói cho hàng Bồ-tát ở địa vị bất thối chuyển. Nếu người có được thiện tri thức thủ hộ, hoặc người đã cúng dường chư Phật nhiều, trồng các thiện căn, thời nên nói nghĩa Bát-nhã cho đến nghĩa nhất thiết chủng trí cho họ, tức là nói nội không cho đến vô pháp hữu pháp không; người ấy nghe pháp ấy, tâm không thoái chuyển, không kinh, không hãi, không sợ.
* Trang 17 *
Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát nên đem phước đức tùy hỷ, nên hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác như vậy, tức là Bồ-tát dụng tâm tùy hỷ công đức, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, tâm ấy tận diệt biến lìa, các duyên ấy, các sự ấy, các thiện căn ấy cũng tận diệt biến lìa.
Trong đây thế nào là tâm tùy hỷ? Thế nào là các duyên? Thế nào là các sự? Thế nào là tùy hỷ các thiện căn hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác? Hai tâm không cùng có, tâm tánh ấy cũng không thể được hồi hướng, Bồ-tát làm sao đem tâm tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác? Nếu Bồ-tát ma-ha-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật, biết như vầy : Bát-nhã ba-la-mật không có pháp, cho đến Thí ba-la-mật cũng không có pháp, sắc không có pháp, thọ, tưởng, hành, thức cho đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cũng không có pháp. Bồ-tát ma-ha-tát nên như vậy tùy hỷ công đức hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Nếu hồi hướng được như vậy, ấy gọi là đem công đức tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
LUẬN: Ý Di-lặc cho các pháp sâu xa vi diệu, nghĩa là không hoại các pháp tướng, mà đem tâm tùy hỷ hồi hướng vô thượng đạo, việc ấy rất khó. Tâm người phàm phu cang cường không thể hành pháp ấy, thế nên Di-lặc đáp: Nếu
* Trang 18 *
hành giả tu sáu Ba-la-mật lâu ngày, có công đức thâm hậu nên bất động (acala), nghĩa là tin được, làm được, cúng dường chư Phật nhiều, trồng căn lành, nhóm vô lượng vô biên vô số công đức, bẻ gãy kiết sử, tâm được nhu nhuyến, đó là nhân duyên đời trước; đời nay gặp được thầy tốt, đồng học tốt, cũng tự học các pháp thật tướng không, có phương tiện thiện xảo nên không chấp trước không ấy.
Do vô lượng nhân duyên như vậy, nên pháp tuy vô tướng (animitta), mà có thể khởi tâm tùy hỷ, hồi hướng vô thượng đạo, thí như sắt tuy cứng chắc, vào lò lửa thời mềm, tùy ý làm đồ dùng. Tâm Bồ-tát cũng như vậy, tu sáu Ba-la-mật lâu ngày được thiện tri thức thủ hộ, tâm được nhu nhuyến, đối với các duyên các sự, các thiện căn của chư Phật quá khứ, không thủ tướng, mà khởi tâm tùy hỷ, dùng vô tướng hồi hướng Vô thượng đạo.
Vô tướng là dừng được pháp chẳng hai chẳng không hai, cho đến chẳng sanh chẳng diệt. Trái với vô tướng trên đây, là không thể hồi hướng.
Di-lặc biết Tu-bồ-đề ưa nói không, nên nói: Nghĩa tùy hỷ của Bát-nhã ba-la-mật như vậy, không nên đem nói ở trước hàng tân học Bồ-tát, vì sao? Vì nếu người có ít thiện căn phước đức, nghe nói pháp rốt ráo không, liền chấp không, nghĩ rằng nếu các pháp rốt ráo không, không có gì của chính nó, thời ta làm phước đức để làm gì, thời bị mất tiền nghiệp. Vì vậy nên đối với Bồ-tát mới phát tâm,
* Trang 19 *
trước hãy dạy thủ tướng tùy hỷ, dần dần được trí tuệ, mới có thể thật hành vô tướng tùy hỷ. Thí như chim con, lông cánh chưa thành, không thể ép khiến bay cao, sáu thứ lông cánh thành tựu thời mới bay xa được.
Đối với Bồ-tát ở địa vị bất thối, vào pháp vị, được pháp nhẫn (dharmakṣānti), có thể tin, có thể làm, mới nói cho. Nếu người tu sáu Ba-la-mật lâu ngày, thân cận thiện tri thức, bên trong có phước đức, bên ngoài có nhân duyên trợ lực, thời tuy chẳng phải ở địa vị bất thối, có thể tin có thể làm. Hai hạng người này, nghe nói Bát-nhã thời tâm thanh tịnh; tùy hỷ tín thọ, như người đói khát lâu ngày, được đồ ăn uống ngon, như quá nóng được mát, quá lạnh được ấm; tâm rất ưa thích hoan hỷ. Hai hạng Bồ-tát này cũng như vậy, được trí tuệ vô tướng ấy, nghĩ rằng: Ta nhân trí tuệ này mà độ được vô lượng chúng sanh, đâu có kinh hãi sợ sệt! Sợ sệt từ trong tâm ta sanh ra! Trong vô tướng, các pháp tướng còn không, huống gì có ta để mà quyết định thủ lấy tướng các pháp, nghe nói hết thảy pháp vô tướng, thời sanh sợ sệt?
Đến đây nói nghĩa thể tùy hỷ xong, sau sẽ dùng mỗi mỗi môn sai khác để giải thích sự ấy.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bồ-tát nên tư duy như vầy: Dùng tâm ấy hồi hướng vô thượng đạo, song tâm ấy niệm niệm biến dị tận diệt, không có thời gian ngưng trụ, còn các duyên các sự, tức là chư Phật và thiện căn quá khứ, các duyên và sự chư Phật ấy đã diệt lâu rồi tâm tùy hỷ
* Trang 20 *
hỷ nay diệt, đã diệt không khác, thế nên trong kinh nói dùng tâm ấy hồi hướng, thì tâm ấy liền tận diệt. Như vậy vì đều đi vào quá khứ, vì vào thật tướng các pháp, nên không có phân biệt là tâm, là duyên, là sự, là thiện căn. Nếu hồi hướng được như vậy, là chánh hồi hướng.
* Lại nữa, trong một lúc hai tâm không hòa hợp, khi có tâm tùy hỷ thì không có tâm Bồ-đề (bodhicitta), hết thảy tâm tướng rốt ráo không, không thể lấy tâm chấp thủ tướng hồi hướng, vì sao? Vì Bồ-tát biết Bát-nhã ba-la-mật không, không có định pháp. Như Bát-nhã ba-la-mật, hết thảy pháp cho đến vô thượng đạo cũng như vậy. Khi ấy dứt pháp ái, bỏ tâm chấp trước, đối với không, không tranh luận, ấy gọi là Bồ-tát chánh hồi hướng.
KINH: Bấy giờ Thích-đề-hoàn-nhân nói với Tu-bồ-đề: Bồ-tát mới phát tâm nghe việc ấy, sẽ không kinh hãi sợ sệt chăng? Tu-bồ-đề! Thế nào là Bồ-tát mới phát tâm làm các thiện căn, hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác? Lại thế nào là đem phước đức tùy hỷ hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác?
Tu-bồ-đề đáp: Thích-đề-hoàn-nhân, nếu Bồ-tát mới phát tâm tu Bát-nhã ba-la-mật, không chấp thủ Ba-la-mật ấy, vì không sở đắc, vì vô tướng, cho đến Thí ba-la-mật cũng như vậy. Phần nhiều tin hiểu nội không, cho đến phần nhiều tin hiểu vô pháp
* Trang 21 *
hữu pháp không, phần nhiều tin hiểu bốn niệm xứ cho đến mười tám pháp không chung. Thường thân cận tri thức, thiện tri thức ấy nói cho nghĩa sáu Ba-la-mật, mở bày phân biệt, dạy bảo như vậy, khiến thường không lìa Bát-nhã ba-la-mật, cho đến khi được vào pháp vị Bồ-tát, trọn không lìa Bát-nhã ba-la-mật, cho đến không lìa Thí ba-la-mật, không lìa bốn niệm xứ cho đến mười tám pháp không chung. Cũng dạy việc của ma, nghe các việc của ma rồi, tâm không thêm không bớt, vì sao? Vì Bồ-tát ma-ha-tát ấy không chấp thủ hết thảy pháp. Bồ-tát ấy cũng thường không lìa chư Phật, cho đến khi được Bồ-tát vị, ở trung gian ấy trồng các thiện căn, do thiện căn ấy nên sanh vào nhà Bồ-tát, cho đến khi được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, trọn không lìa thiện căn ấy.
* Lại nữa, Bồ-tát ma-ha-tát mới phát tâm, đối với công đức dứt đường sanh tử, dứt các hý luận, đạo, tận, bỏ gánh nặng, dứt gai nhọn xóm làng, dứt các hữu kiết sử, chánh trí được giải thoát của chư Phật trong mười phương vô lượng vô biên vô số thế giới, và công đức của các đệ tử Phật làm, hoặc là các thiện căn của dòng lớn Sát-lợi, dòng lớn Bà-la-môn, đại gia cư sĩ, trời bốn Thiên vương, cho đến trời Tịnh-cư, tất cả công đức thiện căn ấy hòa hợp cần lượng, đem tâm tùy hỷ tối thượng, đệ nhất, tối diệu,
* Trang 22 *
vô thượng, vô đẳng đẳng, mà hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Bấy giờ, Di-lặc Bồ-tát nói với Tu-bồ-đề: Nếu Bồ-tát ma-ha-tát mới phát tâm, niệm đến thiện căn của chư Phật và đệ tử, mà tùy hỷ công đức, tối thượng, đệ nhất, tối diệu, vô thượng, vô đẳng đẳng; tùy hỷ rồi, nên hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Làm sao Bồ-tát không rơi vào tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo?
Tu-bồ-đề đáp: Nếu Bồ-tát ma-ha-tát niệm Phật và Tăng, mà nơi đó không sanh Phật tưởng, Tăng tưởng, không có thiện căn tưởng, dùng tâm ấy hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, trong tâm ấy cũng chẳng sanh tâm tưởng; Bồ-tát hồi hướng như vậy, tưởng không điên đảo, tâm không điên đảo, kiến không điên đảo.
Nếu Bồ-tát ma-ha-tát nghĩ đến thiện căn của Phật và Tăng, mà thủ tướng, thủ tướng rồi hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, Bồ-tát như vậy gọi là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo. Nếu Bồ-tát dùng tâm ấy nghĩ đến các thiện căn của Phật và Tăng, khi tâm ấy niệm, liền biết nó tận diệt, nếu tận diệt, thời pháp ấy không thể được hồi hướng, tâm hồi hướng được dùng cũng
* Trang 23 *
là tướng tận diệt, chỗ hồi hướng cũng là tướng tận diệt. Nếu hồi hướng như vậy, gọi là chánh hồi hướng, chẳng phải tà hồi hướng, Bồ-tát ma-ha-tát nên hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác như vậy.
* Lại nữa, nếu Bồ-tát ma-ha-tát nghĩ đến thiện căn của chư Phật và đệ tử; thiện căn của người phàm phu biết nghe pháp, hoặc thiện căn của chư Thiên, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già biết nghe pháp; hoặc thiện căn của dòng lớn Sát-lợi, dòng lớn Bà-la-môn, đại gia cư sĩ, trời bốn Thiên vương, cho đến trời A-ca-nị-sắc biết nghe pháp, phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Đem tất cả công đức ấy hòa hợp cân lường, tùy hỷ tối thượng, đệ nhất, vô thượng, vô đẳng đẳng; hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Khi ấy Bồ-tát nếu biết như vầy: Các pháp ấy tận diệt, chỗ hồi hướng cũng tự tánh không. Hồi hướng được như vậy, gọi là chơn hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
* Lại nữa, nếu Bồ-tát biết như vầy: không có pháp có thể hồi hướng, vì sao? Vì hết thảy pháp tự tánh không. Nếu hồi hướng được như vậy, gọi là chánh hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
* Trang 24 *
Như vậy, Bồ-tát ma-ha-tát tu Bát-nhã ba-la-mật cho đến Thí ba-la-mật không rơi vào tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo, vì sao? Vì Bồ-tát không chấp trước hồi hướng, cũng không thấy chỗ tâm Bồ-đề đem các thiện căn hồi hướng, ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát vô thượng hồi hướng.
LUẬN - Hỏi: Bồ-tát mới phát tâm nghe việc ấy, sẽ không kinh hãi sợ sệt chăng? Nghĩa này trước đã hỏi đáp, sao nay còn hỏi?
Đáp: Trên kia, tuy Di-lặc nói với Tu-bồ-đề không nên đem nói cho hàng Bồ-tát tân học, chỉ nói cho hàng Bồ-tát bất thối và người tu lâu. Vì hai hạng người ấy, nghe rồi có thể tin làm. Đã nói nhân duyên của chánh hồi hướng mà còn nói pháp không, cho nên Đế-thích nghi: Trong chúng có hạng mới phát tâm làm sao lại nói không làm cho họ sợ hãi. Tu-bồ-đề muốn thành tựu lời Di-lặc nói, muốn khiến hàng mới phát tâm nên chánh hồi hướng, nên đáp với Đế-thích: Nếu Bồ-tát mới phát tâm, tuy không tin làm sáu Ba-la-mật, không cúng dường chư Phật, song vì có lợi căn, gặp được thiện tri thức, do có hai nhân duyên ấy, nên đủ sức chánh hồi hướng. Thế nên nói với Đế-thích: Bồ-tát mới phát tâm, tu Bát-nhã ba-la-mật, không chấp thủ Bát-nhã ấy, vì không sở đắc, vì rốt ráo không, nên Bát-nhã ba-la-mật cũng chẳng được, chẳng trước, cho đến Thí ba-la-mật cũng như vậy.
* Trang 25 *
Phần nhiều tin hiểu nội không (adhyātma-śūnyatā) là thường tu ưa vào tam-muội quán nội không, nên tin hiểu, cho đến đối với mười tám pháp không Chung, phần nhiều tin hiểu cũng như vậy.
Tướng mạo thiện tri thức, trước đã nói.[1] Trong đây chỉ nói rõ người hay nói theo nghĩa sáu Ba-la-mật, người nghe nghĩa ấy rồi, thường không rời Bát-nhã ba-la-mật, cho đến khi được vào Bồ-tát pháp vị; có người tu lâu vào Bồ-tát vị, có người mới phát tâm vào Bồ-tát vị.
* Lại nữa, đối với Bồ-tát mới phát tâm ấy, thiện tri thức nói cho nghe việc Ma, nghe việc Ma xong, không tăng không giảm (nonā na paripūrṇāḥ), nhờ khéo tu tập thật tướng các pháp. Nếu Ma muốn phá, là vì muốn phá “Không”, thời “không” không có phá; nếu có tăng ích, thì như huyễn như mộng, tăng ích cái gì, thế nên nói không tăng không giảm.
Do nhân duyên ấy, nên thường không lìa chư Phật, thường sanh nhà Bồ-tát, đời đời không rời thiện căn, cho đến khi chứng vô thượng đạo. Bồ-tát mới phát tâm ấy được có nhân duyên như vậy nên cùng Bồ-tát phát tâm đã lâu không khác.
* Lại nữa, tùy hỷ hồi hướng là hàng Bồ-tát mới phát tâm đối với đoạn đạo của chư Phật trong mười phương vô lượng vô số thế giới quá khứ là dứt đường sanh tử, vào Vô dư Niết-bàn. Vì các hý luận dứt nên nói là dứt các hý luận (prapañca); lấy tam-muội không không[2] v.v... xả tám Thánh đạo phần,
[1] Xem Đại trí độ luận, quyển, 44; Đại phẩm bát nhã, quyển 4, phẩm huyễn học thứ 11; Phóng quang bát nhã kinh, quyển 3, phẩm Vấn huyễn thứ 13; Quang tán bát nhã kinh, quyển 4, phẩm huyễn học thứ 10; Pañcaviṃśati (Dutt), tr. 156.
[2] Xem T. 27: A-tỳ-đạt-ma đại tỳ-bà-sa luận (阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 105, tr. 543a26-b23.
* Trang 26 *
nên nói là đạo tận; năm uẩn hay sanh khổ não nên nói là gánh nặng.[1] Có hai lối xả năm uẩn: 1. Trong Hữu dư Niết-bàn, xả phiền não, là nhân duyên của năm uẩn. 2. Trong Vô dư Niết-bàn, xả quả năm uẩn (tức là năm uẩn). Hết thảy nhà bạch y cư sĩ gọi là xóm làng; người xuất gia nương hàng bạch y cư sĩ mà sống, song nhà bạch y có thứ gai năm dục. Vì ăn nên đi vào rừng cây quả có gai nhọn, để lấy quả nên bị gai chích. Như người mang guốc gỗ đạp gai, thời gai bị đạp gãy, ấy là chư Phật lấy guốc thiền định trí tuệ đạp gãy gai năm dục, gọi là đoạn dứt năm hạ phần kiết (tham, sân, thân kiến, giới thủ, nghi - N.D). Kiết sử hữu phần dứt hết, gọi là đoạn năm thượng phần kiết, (sắc ái, vô sắc ái, trạo cữ, kiêu mạn, vô minh - N.D) Trí tuệ tương ưng với các pháp thật tướng Kim Cang tam-muội, dứt hết thảy phiền não (kleśa) và tập khí (vāsana), nên nói là chánh trí được giải thoát. Như vậy đều gọi là tán thán.
Công đức của quá khứ chư Phật và đệ tử làm là đệ tử Phật có ba hạng là Bồ-tát, Bích-chi Phật, Thanh văn, dòng lớn Sát-lợi cho đến trời Tịnh-cư. Nơi ấy trồng thiện căn, là bốn nơi làm nhân ruộng phước, là nơi gieo phước đức, tâm tùy hỷ với phước đức hòa hợp cân lường, tối thượng, không thể sánh, hồi hướng vô thượng đạo, tâm hồi hướng ấy chẳng phải chánh chẳng phải tà, vì cớ sao? Nay Di-lặc hỏi Tu-bồ-đề: Nếu Bồ-tát mới phát tâm, niệm đến công đức chư Phật, rồi hồi hướng vô thượng đạo, làm sao không đọa vào điên đảo? Tu-bồ-đề đáp: Hoặc Bồ-tát
[1] Tương ưng bộ kinh III, Tương ưng uẩn (Khandasaṃyutta): Gánh nặmg, tr. 25-26: Năm uẩn là gánh nặng, kẻ gánh nặng là người, cầm lấy gánh nặng lên, chính là khổ ở đời…
* Trang 27 *
ấy vì Bát-nhã ba-la-mật làm sức phương tiện nên đối với chư Phật không sanh Phật tưởng, và đối với thiện căn của các đệ tử không sanh thiện căn tưởng, vì hết thảy pháp do hòa hợp sanh, không có tự tánh, nên không có pháp nhất định, gọi là Phật, thế nên không sanh Phật tưởng v.v... tâm hồi hướng ấy, cũng không sanh tâm tưởng. Thế nên Bồ-tát không đọa vào điên đảo. Trái với đây tức là đọa vào điên đảo.
* Lại nữa, Bồ-tát lấy tâm ấy niệm chư Phật và các thiện căn, khi tâm ấy diệt tận liền biết diệt tận, tâm diệt tận không được hồi hướng, vì sao? Vì biến mất diệt hoại. Tâm ấy cũng vào cửa vô thường đến trong pháp tánh, trong pháp tánh không có phân biệt là tâm, là phi tâm, là Phật, là đệ tử, là thiện căn, là vô thượng đạo. Tâm hồi hướng, chỗ hồi hướng, tướng diệt tận cũng như vậy. Sơ tâm là tâm ức niệm đến công đức tùy hỷ của chư Phật quá khứ, hậu tâm là tâm hồi hướng. Nếu hồi hướng được như vậy, gọi là chánh hồi hướng.
Hỏi: Sơ tâm, hậu tâm là tướng sanh diệt, có thể vô thường, còn chỗ hồi hướng là vô thượng đạo, ở vào thời vị lai, làm sao nói diệt tận?
Đáp: Ông không nghe tôi đáp trước kia, vào cửa vô thường đến trong pháp tánh, trong đó không nói diệt tận là vô thường, chỉ nói thật tướng các pháp là diệt tận. Trước cũng đã nói Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác ra
* Trang 28 *
khỏi ba đời, vượt quá ba cõi, không có tướng chấp thủ. Hồi hướng được như vậy, gọi là chánh hồi hướng.
* Lại nữa, chẳng phải chánh, chẳng phải tà hồi hướng, là Bồ-tát đối với thiện căn của chư Phật quá khứ, cho đến vô thượng, không thể sánh, hồi hướng vô thượng đạo. Có Bồ-tát biết việc ấy đều tận diệt, biết chỗ hồi hướng cũng tự tánh không, biết diệt, biết không, là chơn hồi hướng. Nếu pháp quá khứ vô thường, vô thường nên không thể hồi hướng nơi pháp tự tánh không. Nếu pháp quá khứ “Không”, không, nên không thể hồi hướng trong pháp tự tánh không. Dùng trí tuệ như vậy mà hồi hướng, ấy gọi là chánh hồi hướng.
* Lại nữa, nếu Bồ-tát biết hết thảy pháp nhân duyên sanh, nên không có tự lực thường trú, tự pháp tướng bất động, huống gì có tạo tác. Không có tạo tác nên trong hết thảy pháp, không có pháp hồi hướng pháp, ấy gọi là chánh hồi hướng.
Bồ-tát như vậy, tuy tu thiện pháp sáu Ba-la-mật, cũng không rơi vào điên đảo vì không chấp trước hết thảy pháp.
KINH: Lại nữa, nếu Bồ-tát ma-ha-tát biết phước đức được khởi tạo xa lìa năm uẩn, mười hai nhập, mười tám giới, cũng biết Bát-nhã ba-la-mật là tướng xa lìa, cho đến Thí ba-la-mật là tướng xa lìa; nội không cho đến vô pháp hữu pháp không là tướng xa
* Trang 29 *
lìa; bốn niệm xứ cho đến mười tám pháp không chung là tướng xa lìa, Bồ-tát ma-ha-tát tâm tùy hỷ khởi lên phước đức như vậy, hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. (Kinh Đại Bát Nhã ghi: Nếu Bồ-tát đối với phước nghiệp đã tu tạo, như thật biết rõ nó lìa uẩn xứ giới; cũng lìa Bát-nhã ba-la-mật-đa, cho đến Bố thí ba-la-mật-đa, cũng lìa nội không cho đến vô tánh hữu tánh, cũng lìa bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp không chung. Bồ-tát ma-ha-tát ấy, đối với phước nghiệp đã tu tạo, như thật biết rõ rồi, thâm tâm tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề - N.D)
* Lại nữa, Bồ-tát ma-ha-tát ấy tùy hỷ phước đức, biết tùy hỷ phước đức tự tánh xa lìa, cũng biết chư Phật xa lìa Phật tánh, các thiện căn cũng xa lìa tánh thiện căn, Bồ-đề tâm cũng xa lìa tánh Bồ-đề tâm, hồi hướng cũng xa lìa tánh hồi hướng, Bồ-tát cũng xa lìa tánh Bồ-tát, Bát-nhã ba-la-mật cũng xa lìa tánh Bát-nhã ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Tấn ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Thí ba-la-mật, cũng xa lìa tánh Thí ba-la-mật, cho đến mười tám pháp không chung cũng xa lìa tánh mười tám pháp không chung. Bồ-tát ma-ha-tát nên như vậy tập hành Bát-nhã ba-la-mật lìa tướng, ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát từ trong Bát-nhã ba-la-mật sanh tùy hỷ phước đức.
* Trang 30 *
* Lại nữa, Bồ-tát ma-ha-tát, đối với thiện căn của chư Phật quá khứ đã diệt độ, nếu muốn hồi hướng, nên hồi hướng như vầy, nghĩ rằng: Như tướng chư Phật diệt độ, tướng các thiện căn cũng như vậy, tướng pháp diệt độ cũng như vậy, ta dụng tâm hồi hướng, tướng tâm ấy cũng như vậy. Nếu hồi hướng được như vậy, nên biết đó là hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, không đọa vào tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo. Nếu Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Bát-nhã ba-la-mật mà chấp thủ tướng thiện căn của chư Phật, mà hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, ấy thời không gọi là hồi hướng, vì sao? Vì chư Phật và thiện căn quá khứ, chẳng phải duyên tướng, chẳng phải duyên vô tướng. Nếu Bồ-tát ma-ha-tát cũng thủ tướng như vậy, ấy thời không gọi là thiện căn hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Bồ-tát ma-ha-tát như vậy, bị đọa vào tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo.
Nếu Bồ-tát ma-ha-tát đối với chư Phật và thiện căn, và các tâm, không thủ tướng, ấy gọi là lấy các thiện căn hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Bồ-tát ma-ha-tát ấy, không đọa vào tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo.
* Trang 31 *
Bấy giờ Di-lặc Bồ-tát hỏi Tu-bồ-đề: Làm sao Bồ-tát ma-ha-tát đối với các thiện căn không thủ tướng, có thể hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề?
Tu-bồ-đề đáp: Vì sự ấy, nên biết Bồ-tát ma-ha-tát trong khi học Bát-nhã ba-la-mật nên có Bát-nhã ba-la-mật và sức phương tiện, nếu phước đức ấy lìa Bát-nhã ba-la-mật thời không được hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, vì sao? Vì trong Bát-nhã ba-la-mật thời chư Phật không thể có được, các thiện căn không thể có được, tâm hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề cũng không thể có được. Trong đây, khi Bồ-tát ma-ha-tát tập hành Bát-nhã ba-la-mật, nên suy nghĩ như vầy: Thân chư Phật và đệ tử quá khứ đã diệt, các thiện căn cũng diệt, ta nay thủ tướng phân biệt chư Phật, các thiện căn và các tâm, thủ tướng như vậy mà hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chư Phật không hứa cho, vì sao? Vì thủ tướng là có sở đắc, nghĩa là đối với chư Phật quá khứ có thủ tướng phân biệt, thế nên Bồ-tát ma-ha-tát, muốn lấy các thiện căn hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, không nên có sở đắc, không nên thủ tướng. Như vậy hồi hướng, nếu có đắc, và thủ tướng hồi hướng, thời chư Phật không cho đó là có lợi ích lớn, vì sao? Vì hồi hướng ấy tạp độc; thí như đồ ăn ngon có tạp độc, tuy có sắc đẹp, hương thơm, được người tham ưa mà tạp độc, kẻ
* Trang 32 *
ngu si ăn vào vui mừng, tham sắc đẹp hương thơm của nó khoái miệng, khi đồ ăn sắp tiêu hóa, phải bị chết, hoặc gần như chết. Cũng như vậy, nếu thiện nam tử thiện nữ nhân, không khéo lãnh thọ, không khéo thủ tướng, không khéo đọc tụng, không hiểu đúng nghĩa[1]mà dạy người khác rằng: Thiện nam tử các ông! Mười phương các đức Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, từ khi phát tâm trở đi, cho đến khi chứng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; vào Vô-dư Niết-bàn, cho đến khi chánh pháp diệt tận, giữa khoảng trung gian ấy, làm các thiện căn trong khi tu Bát-nhã ba-la-mật, làm các thiện căn trong khi tu Thiền ba-la-mật, Tấn ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Thí ba-la-mật; làm các thiện căn trong khi tu bốn thiền, bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc, bốn niệm xứ, cho đến tám Thánh đạo phần, Phật mười lực cho đến mười tám pháp không chung; làm các thiện căn nghiêm tịnh cõi Phật thành tựu chúng sanh; và giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn, trí nhất thiết chủng, pháp không sai lầm, hạnh thường xả của Phật; và các đệ tử có gieo trồng thiện căn nơi đây, và việc chư Phật thọ ký sẽ làm Bích-chi Phật, ở nơi đây các Trời, Rồng, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già v.v... gieo trồng thiện căn...
* Trang 33 *
Bao nhiêu phước đức ấy đem phối hợp cân lường, phát tâm tùy hỷ và hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; sự hồi hướng ấy vì tâm thủ đắc pháp tướng nên như đồ ăn có tạp độc. Thủ đắc pháp thì trọn không thể có hồi hướng chơn chánh, vì sao? Vì pháp có tạp độc ấy có tướng, có động chuyển, có hý luận. Hồi hướng như vậy thời báng Phật, không theo lời Phật dạy, không theo pháp thuyết. Thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy cầu Phật đạo, nên học như vầy: Chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, từ khi phát tâm cho đến khi chánh pháp diệt tận, và các đệ tử khi tu Bát-nhã ba-la-mật có làm thiện căn, cho đến tu trí nhất thiết chủng như trên nói.
Làm sao đem công đức tùy hỷ các thiện căn ấy hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thành được hồi hướng chơn chánh? Các thiện nam tử, thiện nữ nhân, cầu Phật đạo hành bát-nhã ba-la-mật, mà không muốn báng Phật thì nên hồi hướng các phước đức như vầy: Như chư Phật biết, trí tuệ vô thượng là tướng các thiện căn, là tánh các thiện căn, tôi cũng tùy hỷ như vậy; như chư Phật biết tôi cũng hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác như vậy. (Kinh Đại Bát Nhã ghi: Làm sao đối với công đức thiện căn kia, phát khởi tâm tùy hỷ hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề? Tu-bồ-đề
* Trang 34 *
đáp: Thiện nam tử, thiện nữ nhân, ở Bồ-tát thừa, tu hành Bát-nhã ba-la-mật, nếu muốn không báng Phật Thế Tôn, mà phát tâm tùy hỷ hồi hướng, nên suy nghĩ rằng: Như các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác với Phật trí vô thượng, liễu đạt biết khắp công đức thiện căn, có tánh như vậy, có tướng như vậy, có pháp như vậy, mà vẫn có thể tùy hỷ, thời ta nay cũng nên tùy hỷ như vậy; như các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác với Phật trí vô thượng biết khắp, nên đem sự nghiệp phước đức như vậy mà hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, ta nay cũng nên hồi hướng như vậy - N.D)
Thiện nam tử, thiện nữ nhân cầu Bồ-tát đạo, nên như vậy hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Nếu hồi hướng được như vậy, thời là không báng Phật, như lời Phật dạy, như pháp Phật thuyết.
Bồ-tát ma-ha-tát ấy hồi hướng như vậy, thời không có tạp độc.
LUẬN: Phước đức khởi lên ngoài năm uẩn đó là trước kia chỉ nói việc quá khứ, nay nói việc tự khởi lên phước đức tùy hỷ. Nếu biết trong phước đức không có năm uẩn, mười hai nhập, mười tám giới, tuy tu các pháp Bát-nhã ba-la-mật v.v... cũng biết tướng không, tướng xa lìa; phước đức như vậy, gọi là hồi hướng chơn chánh.
* Trang 35 *
* Lại nữa, Bồ-tát ma-ha-tát, biết ở trong phước đức tùy hỷ, tánh phước đức tùy hỷ tự xa lìa các tướng. Chư Phật và thiện căn, và phát khởi tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, tâm hồi hướng, các pháp hành Bát-nhã ba-la-mật của Bồ-tát, đều tự tánh không, như vậy gọi là hồi hướng chơn chánh.
Phước đức tùy hỷ là nói chung tất cả tướng phước đức. Còn thiện căn, tùy hỷ khởi phước đức, là nói tướng riêng.
Bồ-tát tự duyên theo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác mà mình cầu mong, ấy gọi là tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Kết quả công đức của tâm tùy hỷ, Bồ-tát chỉ cầu vô thượng đạo, ấy gọi là tâm hồi hướng.
Hành giả, trong năm uẩn (pañcaskandha) chỉ giả danh tự (nāma-prajñapti) là Bồ-tát, còn các pháp Bát-nhã ba-la-mật, như trước đã nói.
Trước nói phước đức lìa năm uẩn, nay nói phước đức tự tánh không.
* Lại nữa, Bồ-tát nhớ đến nhân duyên niệm Phật quá khứ, mà sanh phước đức nên hồi hướng như vầy: Như chư Phật quá khứ vào Vô-dư Niết-bàn, vô tướng, không hý luận, tánh thường tịch diệt, phước đức và tâm hồi hướng này cũng như vậy. Hồi hướng như vậy gọi là chánh hồi hướng, không rơi vào điên đảo (viparyāsa).
* Trang 36 *
* Lại nữa, nếu bồ-tát đối với công đức của Phật quá khứ, mà thủ tướng phân biệt hồi hướng, ấy không gọi là hồi hướng, vì sao? Vì có tướng là một bên, không có tướng là một bên; lìa hai bên ấy hành trung đạo mới là thật tướng chư Phật. Thế nên nói chư Phật quá khứ không rơi vào số hữu tướng, cũng không rơi vào số vô tướng. Nếu thủ tướng như vậy, không gọi là hồi hướng, thời rơi vào điên đảo. Trái với trên đây gọi là không rơi vào điên đảo.
Vì việc ấy khó nên Di-lặc hỏi lại; làm sao không thủ tướng các pháp mà lại có thể hồi hướng, Tu-bồ-đề không quyết định đáp được nên nói với Di-lặc: Vì lẽ ấy nên Bồ-tát nên học Bát-nhã ba-la-mật, tìm lấy sức phương tiện (upāya); phước đức lìa Bát-nhã ba-la-mật thời không hồi hướng được. Trong hết thảy pháp, chỉ một pháp thật mà không hư dối, đó là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Theo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, tu hành đạo không hư dối, mới có thể được. Đạo không hư dối tức là Bát-nhã ba-la-mật.
Thế nên nói lìa Bát-nhã ba-la-mật thời phước đức ấy không thể hồi hướng được, vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật rốt ráo không, không có phân biệt. Phước đức hoặc lìa Bát-nhã ba-la-mật, hoặc không lìa Bát-nhã ba-la-mật, đều không thể hồi hướng được. Bồ-tát nên nghĩ rằng: Thân chư Phật và đệ tử quá khứ, và các thiện căn phước đức đều đã diệt, ta nay thủ tướng phân biệt bảo đó là chư
* Trang 37 *
Phật, là đệ tử, là thiện căn, là phước đức tùy hỷ, thủ tướng như vậy mà hồi hướng, ta không làm như vậy, vì khác với thật tướng các pháp; vì thọ quả báo lâu đã diệt tận rồi, chẳng chóng đến Phật đạo, vì có sở đắc. Đối với chư Phật quá khứ mà ức tưởng phân biệt, tức là lỗi lớn! Nghĩa là chư Phật quá khứ không, không có, mà ta cứ ức tưởng phân biệt, thí như đồ ăn tạp độc, đồ ăn là chỉ công đức tùy hỷ, độc là chỉ sự thủ tướng, cho nên sanh ra các phiền não ái và kiến.
Sắc đẹp là nhờ nhân duyên phước đức mà được làm vua người, vua chuyển luân, vua trời, được phước vui.
Hương thơm là được danh dự tốt, giàu sang, thế lực, hàng phàm phu vô trí đều tham muốn.
Người ngu si là Bồ-tát mới phát tâm mà tâm chấp trước thủ tướng.
Ăn vào vui mừng là nhờ nhân duyên phước đức mà được giàu, vui trong cõi người cõi trời, thọ hưởng sự giàu vui đó.
Khi đồ ăn sắp tiêu hóa, phải bị khổ hoặc chết, hoặc gần như chết là khi phước vui ấy bị vô thường phá hoại, thời ưu sầu bèn chết, hoặc như chết tức là chịu các khổ não.
* Trang 38 *
* Lại nữa, hoặc chết, hoặc như chết, là tự mất mạng gọi là chết, mất đồ vật tham đắm gọi là như chết.
* Lại nữa, hoặc chết hoặc như chết, là khổ não nhiều, mất trí tuệ mạng, là chết, chướng ngại làm thiện đạo là như chết.
Trong Kinh này Tu-bồ-đề tự nói: Người vô trí không xét kỹ lãnh thọ, không thủ lấy sự thật, chỉ đắm vào ngôn ngữ.
Không xét kỹ thủ tướng là không phân biệt đúng như pháp.
Không xét kỹ đọc tụng là quên mất câu chữ, hoặc tự mình quên mất, hoặc lãnh thọ không đầy đủ.
Không hiểu đúng nghĩa là không nắm được ý kinh.
Vị thầy thiểu trí như vậy, giáo hóa đệ tử rằng: Các thiện nam tử ! Mười phương chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, từ khi mới phát tâm cho đến khi hồi hướng như vậy; thời là hủy báng Phật, không theo Phật dạy, không theo lời Pháp. Trái với trên đây gọi là chánh hồi hướng.
* Lại nữa, chánh hồi hướng là Bồ-tát nghĩ rằng: Như mười phương ba đời chư Phật biết, dùng trí tuệ vô thượng biết các tướng thiện căn, trong hết thảy người trí, Phật là hơn cả, Phật biết các thiện căn, tức là thật tướng; như chỗ Phật biết, ta cũng dùng tướng thiện căn như vậy hồi hướng, thí như nhắm bắn đất, không khi nào không trúng,
* Trang 39 *
, nếu nhắm bắn vật khác thì hoặc trúng hoặc không trúng, như chỗ chư Phật biết mà tùy hỷ, thời cũng như nhắm bắn đất, khi nào cũng trúng, còn nếu dùng cách khác mà hồi hướng thì như nhắm bắn vật khác, có khi trúng khi không.
Hồi hướng như vậy là không hủy báng Phật.
KINH: Lại nữa, thiện nam tử, thiện nữ nhân cầu Phật đạo, khi tu Bát-nhã ba-la-mật, có các thiện căn, nên hồi hướng như vầy: Như sắc không ràng buộc vào cõi dục (kāmadhātu), cõi Sắc (rūpadhātu), cõi Vô sắc (arūpadhātu); pháp không ràng buộc thời không gọi là quá khứ, không gọi là vị lai, không gọi là hiện tại, như thọ, tưởng, hành, thức không ràng buộc vào cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc; pháp không ràng buộc thời không gọi là quá khứ, không gọi là vị lai, không gọi là hiện tại. Mười hai nhập, mười tám giới cũng như vậy. Như Bát-nhã ba-la-mật không ràng buộc vào cõi Dục, không ràng buộc vào cõi Sắc, không ràng buộc vào cõi Vô sắc; pháp không ràng buộc thời không gọi là quá khứ, vị lai, hiện tại. Thiền ba-la-mật cho đến Thí ba-la-mật cũng như vậy; nội không cho đến vô pháp hữu pháp không cũng như vậy.
Bốn niệm xứ không ràng buộc vào cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc; pháp không ràng buộc thời không gọi là quá khứ, vị lai, hiện tại; cho đến tám thánh
* Trang 40 *
thánh đạo phần cũng như vậy; Phật mười lực cho đến mười tám pháp không chung cũng như vậy.
Như chơn như, pháp tánh, pháp tướng, pháp trụ, pháp vị, thật tế, tánh bất khả tư nghì; giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến uẩn, trí nhất thiết chủng, pháp không sai lầm, hạnh thường xả, không ràng buộc vào cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc; pháp không ràng buộc thời không gọi là quá khứ, vị lai, hiện tại. Hồi hướng ấy, chỗ hồi hướng và hành giả, đều không ràng buộc cũng như vậy.
Chư Phật cũng không ràng buộc, các thiện căn cũng không ràng buộc, thiện căn của các Thanh văn, Bích-chi Phật cũng không ràng buộc; pháp không ràng buộc thời không gọi là quá khứ, vị lai, hiện tại.
Nếu Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Bát-nhã ba-la-mật, như vậy biết sắc không ràng buộc vào ba cõi, pháp không ràng buộc thời không gọi là quá khứ, vị lai, hiện tại. Nếu pháp không gọi là quá khứ, vị lai, hiện tại, thời không thể dùng pháp thủ tướng có sở đắc mà hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vì sao? Vì Sắc (rūpa) vô sanh (anutpanna), nếu pháp vô sanh thời không có pháp, không có pháp, thì không thể hồi hướng. Thọ (vedanā), tưởng (saṃjñā), hành (saṃskāra), thức (vijñāna)cũng như vậy.
* Trang 41 *
Thí ba-la-mật cho đến Bát-nhã ba-la-mật, bốn niệm xứ cho đến pháp không sai lầm, hạnh thường xả, không ràng buộc vào ba cõi; pháp không ràng buộc thời chẳng phải quá khứ, vị lai, hiện tại. Nếu pháp chẳng phải quá khứ, vị lai, hiện tại, thời không thể dùng pháp thủ tướng có sở đắc mà hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vì sao? Vì pháp ấy vô sanh, nếu pháp vô sanh thời không có pháp, không có pháp thời không thể hồi hướng.
Nếu Bồ-tát ma-ha-tát hồi hướng như vậy, thời không tạp độc.
Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn cầu Phật đạo, do thủ tướng pháp mà đem các thiện căn hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, ấy gọi là tà hồi hướng. Nếu tà hồi hướng thời không được chư Phật ngợi khen. Dùng tà hồi hướng ấy thời không thể đầy đủ Thí ba-la-mật cho đến Bát-nhã ba-la-mật, không thể đầy đủ bốn niệm xứ cho đến tám Thánh đạo phần; nội không cho đến vô pháp hữu pháp không; Phật mười lực cho đến pháp không sai lầm, hạnh thường xả; không thể đầy đủ nghiêm tịnh cõi Phật, thành tựu tuệ giác cho chúng sanh. Nếu không thể nghiêm tịnh cõi Phật, thành tựu tuệ giác cho chúng sanh, thời không thể được Vô thượng
* Trang 42 *
thượng Chánh đẳng Chánh giác, vì sao? Vì hồi hướng có tạp độc.
* Lại nữa, Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Bát-nhã ba-la-mật, nên nghĩ như vầy: Như Phật biết rõ các thiện căn hồi hướng, là chơn hồi hướng, ta cũng nên dùng pháp tướng ấy mà hồi hướng, ấy gọi là chánh hồi hướng.
Bấy giờ, Phật khen Tu-bồ-đề: Lành thay, Lành thay! Như ông làm, là làm việc Phật làm, vì các Bồ-tát ma-ha-tát nói về pháp nên hồi hướng. Vì vô tướng, vô đắc, vô xuất, vô cấu, vô tịnh, vô pháp tánh, tự tướng không, thường tánh không, pháp tánh, Như như, thật teá.[1]
Tu-bồ-đề! Nếu chúng sanh trong ba ngàn đại thiên thế giới, đều được mười thiện đạo, bốn thiền, bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông, ý ông nghĩ sao? Chúng sanh ấy được phước nhiều chăng? Rất nhiều! Bạch Thế Tôn (bahu Sugata)!
Phật dạy: Không như vậy, Thiện nam tử, thiện nữ nhơn ấy, đối với các thiện căn mà tâm không chấp trước, hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, mới là tối thượng, đệ nhất, tối diệu, vô thượng (anuttara), vô đẳng đẳng (asamasama).
[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 433, tr. 179b25-c4: Bấy giờ, Thế Tôn khen Cụ thọ Thiện hiện rằng: Hay thay, hay thay! Thiện Hiện! Ngươi nay đã vì tất cả các Bồ-tát ma-ha-tát làm việc Phật đã làm. Nghĩa là vì các Bồ-tát ma-ha-tát khéo nói tùy hỷ hồi hướng không trái ngược. Ðã nói tùy hỷ hồi hướng như thế, đem vô tướng làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện, vô sanh vô diệt làm phương tiện, vô nhiễm vô tịnh làm phương tiện, vô tánh tự tánh làm phương tiện, tự tướng không làm phương tiện, tự tánh không làm phương tiện, pháp giới làm phương tiện, chơn như làm phương tiện, pháp tánh làm phương tiện, bất hư vọng tánh làm phương tiện, thật tế làm phương tiện, bất tư nghì giới làm phương tiện vậy.
* Trang 43 *
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, nếu chúng sanh trong ba ngàn đại thiên thế giới, đều làm Tu-đà-hoàn (Śrota-apanna), cho đến A-la-hán (arhat), Bích-chi Phật (Pratyeka-buddha); hoặc có thiện nam tử, thiện nữ nhân, suốt đời cúng dường cung kính, tôn trọng tán thán, y phục, ẩm thực, đồ nằm, thuốc men, cung cấp sự cần dùng cho các vị ấy, ý Tu-bồ-đề nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhơn ấy, do nhân duyên ấy được phước đức nhiều chăng? Rất nhiều! Bạch Thế Tôn!
Phật dạy: Không như vậy, Thiện nam tử, thiện nữ nhơn đối với các thiện căn, tâm không chấp trước, mà hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, mới là tối thượng, đệ nhất, tối diệu, vô thượng, vô đẳng đẳng.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, nếu chúng sanh trong ba ngàn đại thiên thế giới, đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, mỗi mỗi chúng sanh số như các sông hằng trong mười phương trải kiếp số như cát sông hằng, cung kính, tôn trọng, tán thán, cúng dường Bồ-tát ấy, các y phục, ẩm thực, đồ nằm, thuốc men, cung cấp sự cần dùng, ý Tu-bồ-đề nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy, do nhân duyên nầy, được phước nhiều chăng?
Bạch Thế Tôn, rất nhiều vô lượng vô biên vô số, không thể lấy thí dụ so sánh.
* Trang 44 *
Bạch đức Thế Tôn, nếu phước đức ấy có hình tướng, thời mười phương thế giới số như cát sông Hằng không dung chứa hết.
Phật bảo Tu-bồ-đề: Lành thay, Lành thay! Như lời ông nói. Tuy như vậy, cũng không bằng thiện nam tử, thiện nữ nhơn, đối với các thiện căn, tâm không chấp đắm, mà hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, mới là tối thượng, đệ nhất, tối diệu, vô thượng, vô đẳng đẳng, công đức của sự không chấp trước hồi hướng ấy so với công đức trước, hơn gấp trăm, gấp ngàn, gấp trăm ngàn vạn ức, cho đến toán số thí dụ không thể sánh kịp, vì sao? Vì thiện nam tử, thiện nữ nhơn trước thủ tướng đắc pháp, mà tu mười thiện đạo, bốn thiền, bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông; chấp thủ tướng đắc pháp mà cúng dường Tu-đà-hoàn, cung kính, tôn trọng, tán thán, y phục, ẩm thực, đồ nằm, thuốc men, cho đến chấp thủ tướng mà cúng dường Bồ-tát.
Bấy giờ, trời Tứ thiên vương cùng hai vạn các thiên tử, chấp tay lễ Phật mà thưa rằng: “Bạch đức Thế Tôn, Bồ-tát ma-ha-tát tối đại hồi hướng là vì sức phương tiện, vì không sở đắc, vì pháp vô tướng, vì pháp vô giác, nên hồi hướng các thiện căn đến Vô
* Trang 45 *
thượng Chánh đẳng Chánh giác, hồi hướng như vậy, không rơi vào hai bên.”[1]
Bấy giờ Thích-đề-hoàn nhân cũng cùng với vô số trời Ba mươi ba và các chư thiên, cầm hoa trời, anh lạc, hương bột, hương nước, áo trời, phan lọng, trống trời, kỹ nhạc để cúng dường Phật, và thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Bồ-tát ma-ha-tát tối đại hồi hướng là vì có sức phương tiện, vì không sở đắc, vì pháp vô tướng, vì pháp vô giác, nên hồi hướng các thiện căn đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, hồi hướng như vậy, không rơi vào hai bên.”
Vua trời Tu-dạ-ma cùng với ngàn thiên tử, vua trời Đâu-suất-đà, Hóa-lạc, Tha-hóa-tự-tại, mỗi mỗi cùng với ngàn thiên tử, cúng dường Phật xong thưa rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Bồ-tát ma-ha-tát tối đại hồi hướng, là vì có sức phương tiện, vì không sở đắc, vì pháp vô tướng, vì pháp vô giác, nên hồi hướng các thiện căn đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, hồi hướng như vậy, không rơi vào hai bên.”
Bấy giờ các Phạm thiên cùng với vô số trăm ngàn ức na-do-tha chư thiên, đi đến chỗ Phật, đầu mặt lễ chân Phật, phát âm thanh lớn thưa rằng: “Chưa từng có, bạch Thế Tôn! Bồ-tát ma-ha-tát được Bát-nhã ba-la-mật thủ hộ, do sức phương tiện nên
[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 433, tr. 180a24-b2: Bấy giờ, bốn Ðại thiên vương đều cùng quyến thuộc hai vạn thiên tử đảnh lễ chân Phật, chấp tay thưa rằng:
Bạch Thế Tôn! Các Bồ-tát ma-ha-tát kia mới năng phát khởi tùy hỷ hồi hướng rộng lớn như thế. Nghĩa là các Bồ-tát ma-ha-tát kia phương tiện khéo léo đem vô tướng làm phương tiện, vô sở đắc làm phương tiện, vô nhiễm trước làm phương tiện, vô tư tác làm phương tiện, đối các đức Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác và các đệ tử công đức căn lành, phát chánh tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Sở khởi tùy hỷ hồi hướng như thế chẳng rơi vào hai pháp, chẳng trong hai pháp, không nhiễm không đắm.
* Trang 46 *
hơn các thiện nam tử, thiện nữ nhân thủ tướng, có sở đắc trước kia.”
Trời Quang Âm cho đến trời A-ca-nị-sắc, cùng với vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha chư thiên, đi đến chỗ Phật, đầu mặt lễ chân Phật, phát âm thanh lớn thưa rằng: “Chưa từng có! Bạch đức Thế Tôn, Bồ-tát ma-ha-tát được Bát-nhã ba-la-mật thủ hộ, do lực phương tiện nên hơn thiện nam tử thiện nữ nhơn thủ tướng, có sở đắc trước kia.”
Bấy giờ, Phật bảo trời Tứ thiên vương, cho đến trời A-ca-nị-sắc, các thiên tử rằng: “Nếu có chúng sanh trong ba ngàn đại thiên thế giới, đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, tất cả Bồ-tát ấy, nghĩ đến đến thiện căn của chư Phật và Thanh văn, Bích-chi Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, từ khi mới phát tâm cho đến khi trụ pháp vị, các thiện căn có được ở khoảng trung gian ấy, và thiện căn của tất cả chúng sanh có được là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, nhất tâm, trí tuệ, Thí ba-la-mật, cho đến Bát-nhã ba-la-mật, giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn, vô lượng Phật pháp như vậy, hết thảy hòa hợp lại mà tùy hỷ, tùy hỷ rồi hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, hồi hướng như vậy, vì thủ tướng, có sở đắc.
* Trang 47 *
Lại có thiện nam tử, thiện nữ nhơn, phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, niệm đến chư Phật, Thanh văn, Bích-chi Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, từ khi mới phát tâm cho đến khi trụ pháp vị, các thiện căn có được ở khoảng trung gian ấy, và thiện căn của hết thảy chúng sanh có được là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, nhất tâm, trí tuệ, Thí ba-la-mật cho đến vô lượng Phật pháp, hết thảy hòa hợp cân lường mà tùy hỷ, do không sở đắc, do pháp không hai, do pháp vô tướng, do pháp không nhiễm trước, do pháp vô giác, nên sự tùy hỷ này là tối thượng, đệ nhất, tối diệu, vô thượng, vô đẳng đẳng, tùy hỷ, tùy hỷ rồi hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Công đức của thiện nam tử, thiện nữ nhân này hơn công đức của thiện nam tử, thiện nữ nhân trước kia gấp trăm, gấp ngàn, gấp trăm ngàn ức, cho đến toán số thí dụ không thể sánh kịp.
Bấy giờ, Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, Thế Tôn dạy các thiện nam tử, thiện nữ nhân hòa hợp các thiện căn, cân lường tùy hỷ, hồi hướng là tối thượng, đệ nhất, tối diệu, vô thượng, vô đẳng đẳng.
Bạch đức Thế Tôn, Thế nào gọi là tùy hỷ tối thượng cho đến vô đẳng đẳng (asamasama)?
* Trang 48 *
Phật dạy: Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân, đối với các pháp quá khứ, vị lai, hiện tại không thủ không xả, không niệm chẳng phải không niệm, không đắc chẳng phải không đắc, trong các pháp ấy cũng không có pháp sanh pháp diệt, hoặc nhơ, hoặc sạch, các pháp không tăng không giảm, không đến không đi, không hợp không tán, không vào không ra; như đối với tướng các pháp quá khứ, vị lai, hiện tại, như, như tướng, pháp tánh, pháp trụ, pháp vị, Ta cũng tùy hỷ như vậy, tùy hỷ rồi hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề; hồi hướng như vậy là tối thượng, đệ nhất, tối diệu, vô thượng, vô đẳng đẳng.
Tu-bồ-đề! Pháp tùy hỷ này so với các tùy hỷ khác hơn gấp trăm, gấp ngàn, gấp trăm ngàn ức, cho đến toán số thí dụ không thể sánh kịp.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Thiện nam tử, thiện nữ nhân, cầu Phật đạo, đối với chư Phật, Thanh văn, Bích-chi Phật quá khứ, vị lai, hiện tại, từ khi mới phát tâm cho đến khi trụ pháp vị, ở khoảng trung gian ấy, có được thiện căn hoặc bố thí cho đến trí tuệ, Thí ba-la-mật cho đến vô lượng Phật pháp, và thiện căn của tất cả chúng sanh khác có được, nếu muốn tùy hỷ, hãy nên tùy hỷ như vậy, nghĩ rằng: Bố thí với giải thoát bằng nhau; giới, nhẫn, tinh tấn,
* Trang 49 *
thiền, trí với giải thoát bằng nhau; sắc và giải thoát bằng nhau; thọ, tưởng, hành, thức với giải thoát bằng nhau; nội không với giải thoát bằng nhau; cho đến vô pháp hữu pháp không cũng cùng với giải thoát bằng nhau; bốn niệm xứ với giải thoát bằng nhau; cho đến tám Thánh đạo phần cũng cùng với giải thoát bằng nhau; Phật mười lực với giải thoát bằng nhau; cho đến trí nhất thiết chủng cũng cùng với giải thoát bằng nhau; giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn cũng cùng với giải thoát bằng nhau; tùy hỷ với giải thoát bằng nhau; các pháp quá khứ, vị lai, hiện tại với giải thoát bằng nhau; mười phương chư Phật với giải thoát bằng nhau; chư Phật hồi hướng với giải thoát bằng nhau; chư Phật với giải thoát bằng nhau; chư Phật diệt độ với giải thoát bằng nhau; đệ tử chư Phật Thanh văn, Bích-chi Phật với giải thoát bằng nhau; đệ tử chư Phật diệt độ với giải thoát bằng nhau; chư Phật pháp tướng với giải thoát bằng nhau. Các Thanh văn, Bích-chi Phật pháp tướng với giải thoát bằng nhau. Hết thảy các pháp tướng với giải thoát bằng nhau. Ta đem công đức tùy hỷ theo tướng các thiện căn ấy mà hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, cũng cùng với giải thoát bằng nhau; vì chẳng sanh chẳng diệt.
* Trang 50 *
Tu-bồ-đề, ây gọi là Bồ-tát ma-ha-tát tùy hỷ công đức tối thượng, đệ nhất, tối diệu, vô thượng, vô đẳng đẳng.
Tu-bồ-đề, Bồ-tát thành tựu công đức tùy hỷ như vậy, sẽ mau chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Mười phương chư Phật và đệ tử như số cát sông Hằng, hiện tại nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân cầu Phật đạo, suốt đời cúng dường chư Phật và đệ tử ấy tất cả những thứ cần dùng, cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán, y phục, ẩm thực, đồ nằm, thuốc men, sau khi chư Phật ấy diệt độ, ngày đêm siêng tu cúng dường cung kính, tôn trọng, tán thán, hương hoa cho đến lọng tàn, kỹ nhạc, sự cúng dường ấy vì thủ tướng, có sở đắc. Trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ, vì thủ tướng, có sở đắc.
Lại có thiện nam tử, thiện nữ nhân, phát tâm cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, tu Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật, do sức phương tiện không thủ tướng, không sở đắc, hồi hướng các thiện căn đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, phước đức ấy tối thượng, đệ nhất, tối diệu, vô thượng, vô đẳng đẳng, hơn phước đức trước kia gấp trăm, gấp
* Trang 51 *
ngàn, gấp trăm ngàn ức, cho đến toán số thí dụ không thể sánh kịp.
Như vậy, Tu-bồ-đề, Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật, vì sức phương tiện, hồi hướng các thiện căn đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, vì không thủ tướng, không sở đắc.
LUẬN: Bồ-tát nên nghĩ rằng: Các pháp từ sắc cho đến hạnh thường xả, không ràng buộc vào ba cõi, cho nên không nhiếp thuộc ba đời. Chư Phật và đệ tử, và các công đức, tâm tùy hỷ, chỗ hồi hướng, pháp dùng để hồi hướng, người hồi hướng cũng như vậy, ấy gọi là chánh hồi hướng.
Bấy giờ Bồ-tát nghĩ rằng: Nếu sắc ra ngoài ba cõi, không nhiếp vào ba đời, thời không thể thủ tướng, có sở đắc mà hồi hướng, vì sao? Vì sắc ấy ra ngoài ba cõi, tức là sắc thật tướng, tướng sơ sanh, tướng hậu sanh không thể có được, như trong phẩm phá sanh nói:[1]Nếu pháp vô sanh, tức là không có gì của chính nó, không có tâm hồi hướng, làm sao hồi hướng đến tâm Bồ-đề vô sở hữu ? Sắc, thọ, tưởng, hành, thức, cho đến hạnh thường xả cũng như vậy, ấy gọi là không tạp độc hồi hướng, tức là vô tướng vô đắc hồi hướng.
* Trang 52 *
Tạp độc là không được chư Phật tán thán, không thể đầy đủ sáu Ba-la-mật, cho đến không thể được Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
* Lại nữa, Bồ-tát nên nghĩ rằng: Như chỗ biết của mười phương ba đời chư Phật, nên sanh tâm như vậy, niệm như vậy, quán như vậy, hồi hướng như vậy, công đức ấy đi thẳng đến vô thượng đạo, ta cũng tùy hỷ hồi hướng như vậy, Bồ-tát ấy chắc được tùy hỷ hồi hướng thật, không hư dối.
Như trước đây nói nhân duyên, là lược nói các phẩm hồi hướng, Bồ-tát lễ Phật có 3 bậc: 1. Sám hối tội. 2. Tùy hỷ hồi hướng. 3. Khuyến thỉnh chư Phật nói rộng thời vô lượng vô biên.
Lành thay, Lành thay! Ông làm việc Phật làm là Phật khi mới phát tâm thệ độ hết thảy chúng sanh. Tu-bồ-đề tuy là A-la-hán nhưng hay giúp Phật thuyết pháp, mở đạo Bồ-tát, thế nên khen lành thay, lành thay.
* Lại nữa, Phật tự nói nhân duyên, vì các Bồ-tát mà nói pháp nên hồi hướng, vì dùng vô tướng, dùng trí tuệ vô tướng vô phân biệt, hòa hợp công đức hồi hướng. Vì trái với trên kia, nên gọi là vô tướng.
Vô tướng có ba: Tướng giả danh, Tướng pháp và Tướng vô tướng.Tướng giả danh là như xe, nhà, rừng, toán quân, như chúng sanh đối với các pháp hòa hợp còn có tên gọi,[1] vì vô minh nên chấp thủ tướng tên giả ấy, khởi lên nghiệp phiền não.Tướng pháp là các pháp năm uẩn,
[1] Đại trí độ luận, quyển 41, phẩm ba giả: Ba giả là danh giả (namā-prajñapti), thọ giả (vedanā-prajñapti) và pháp giả (dharma-prajñapti). Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật, giả đặt ra danh, giả đặt ra thọ, giả đặt ra pháp, như vậy nên học.
* Trang 53 *
mười hai nhập, mười tám giới v.v..., mắt thịt trông thấy có, mắt tuệ trông thấy thời không có, cho nên pháp cũng là vọng ngữ hư dối, nên bỏ, nên xa lìa. Lìa hai tướng ấy, ngoài ra chỉ có Tướng vô tướng. Có người chấp thủ tướng vô tướng ấy, theo đuổi thủ tướng trở lại sanh kiết sử, thế nên cũng không nên thủ tướng vô tướng. Lìa ba thứ tướng ấy, nên gọi là vô tướng. Nếu không có tướng, thì trong ấy không có gì được, không được nên không xuất ra; nếu pháp không được không xuất tức là không nhơ không sạch; nếu pháp không nhơ không sạch, tức là không có tánh pháp; nếu pháp không có tánh, tức là tự tướng không; nếu pháp tự tướng không, tức là pháp thường tự tánh không; nếu pháp thường tự tánh không, tức đồng với pháp tánh, như như, thật tế. Dùng pháp như vậy hòa hợp, tùy hỷ phước đức hồi hướng, cho nên Phật khen lành thay, lành thay.
Lại có nhân duyên nói lành thay; đó là tùy hỷ phước đức có lợi ích lớn, có quả báo lớn cho chúng sanh.
Thế nào là lợi ích lớn? Đó là Phật dạy với Tu-bồ-đề, hoặc có chúng sanh trong ba ngàn đại thiên thế giới tu mười thiện cho đến năm thông.
Hỏi: Vì sao chỉ trời Tứ thiên vương và Đao-lợi thiên trong cõi Dục, và trời Phạm vương có nhiều chư thiên cùng đi đến Phật, còn bốn cõi trời khác ở cõi Dục lại ít có chư thiên cùng đi đến?
* Trang 54 *
Đáp: Trời Tứ thiên vương và Đao-lợi nương ở trên đất, gần với Phật, lại năm thứ dục lạc không bằng các cõi trên, lúc Phật sanh, lúc tu khổ hạnh, lúc hàng Ma, lúc Đắc đạo, lúc Chuyển pháp luân, thường đến cúng dường Phật, cho nên nhiều. Còn bốn cõi trời Dục giới kia, cung điện ở hư không, không thuộc đất, năm thứ dục lạc tốt đẹp, nhiễm đắm sâu xa, nên không thể đi đến nhiều. Lại trời Đâu-suất tuy có lợi căn ưa pháp, mà ở cõi trời ấy thường có Bồ-tát nhất sanh bổ xứ còn một đời là bổ vào chỗ Phật thuyết pháp, nên không đi đến. Phạm thiên tuy ở xa, mà lìa dục, có tánh ưa pháp sâu, Phật là vua pháp, cho nên thường đi đến Phật nhiều.
* Lại nữa, vua Phạm thiên là chủ cõi Sắc, vì thỉnh Phật bắt đầu Chuyển xe pháp, nên cùng chúng đông đảo đi đến. Các trời cõi Sắc khác, đều gọi là Phạm thiên.
Hỏi: Trước đã mỗi mỗi nói nhân duyên của chánh hồi hướng, chánh hồi hướng tức là tối thượng, sao nay còn hỏi lại?
Đáp: Trên kia nơi nơi nói rộng, nay nói lược; đó là ba đời mười phương hết thảy pháp, tâm quyết định biết, đối với pháp ấy không sanh không diệt, hết thảy pháp không thể có được, không thể ức niệm, vì không thể có được, không thể ức niệm, nên không thủ không xả, nhiếp vào trong thật tướng các pháp. Suy nghĩ rằng: Như thật tướng các pháp, ta cũng như vậy, tùy hỷ phước đức hồi
* Trang 55 *
hồi hướng, không phân biệt các pháp, không phá hoại pháp tánh, ấy gọi là tối thượng hồi hướng, vì sao? Vì quả báo thường không cùng tận.
Hỏi: Sáu Ba-la-mật và các pháp mỗi mỗi tướng khác nhau, hoặc có sắc tướng hoặc không sắc tướng, còn giải thoát thì có hai là hữu vi giải thoát, vô vi giải thoát, làm sao các pháp cùng với giải thoát bằng nhau?
Đáp: Trước tôi đã nói, người phàm phu do mắt thịt, sáu thức điên đảo quán xét nên thấy tướng khác nhau, nếu dùng mắt tuệ quán xét các pháp, thấy đều hư vọng, duy Niết-bàn là chơn thật. Giải thoát hữu vi thuộc vô vi, tùy theo vô vi nên gọi là giải thoát.
Người như thật đắc đạo, gọi là đạo nhân, nay người chưa đắc thời phép ăn mặc tùy theo người đắc đạo, nên cũng gọi là đạo nhân. Như Vô-dư Niết-bàn, không sanh không diệt, không vào không ra, không nhơ không sạch, chẳng phải có chẳng phải không, chẳng phải thường chẳng phải vô thường, tướng thường tịch diệt, dứt tâm thức quán sát, dứt tướng nói năng, chẳng phải pháp chẳng phải phi pháp, vì không có tướng gì, mắt tuệ quán xét hết thảy pháp cũng tướng như vậy, ấy gọi là sáu Ba-la-mật cùng với giải thoát bằng nhau. Thế nên trong Phật pháp, nói giải thoát là quý, thường trí tuệ quý hơn giải thoát.Trong đây Phật phân biệt nói: Nếu một người trải qua vô lượng vô số kiếp, tu sáu Ba-la-mật, vì dùng tâm có sở đắc, tu tập
* Trang 56 *
các thiện căn, còn một người dùng tâm không sở đắc, chỉ đem tâm tùy hỷ, nhớ đến công đức người khác, mà hồi hướng đến vô thượng đạo, thời người trước không kịp được một trong trăm ngàn vạn phần của người sau này, vì sao? Vì phước đức trước có hạn lượng, còn phước đức sau không có hạn lượng; phước đức trước có khi hết, phước đức sau không có khi hết; phước đức trước có tạp độc, phước đức sau không có tạp độc; phước đức trước theo sanh tử, phước đức sau theo Niết-bàn; phước đức trước không nhất định hoặc làm Phật hoặc thối lui, phước đức sau nhất định đi đến, chắc chắn mau làm Phật, có các sai khác như vậy. Thế nên bốn hạng người: Hoặc người phàm phu cầu cái vui thế gian, hoặc người Thanh văn hoặc Bích-chi Phật cầu cái vui Niết-bàn, hoặc Bồ-tát ma-ha-tát cầu Phật quả, đều nên tùy hỷ sanh phước đức như vậy. Hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, như trong phẩm này nói.
(Hết cuốn 61 theo bản Hán)
___________
* Trang 57 *