Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục
GIẢI THÍCH: PHẨM TỊNH NGUYỆN THỨ 64
(Kinh Ma-ha Bát-nhã ghi: Phẩm Nguyện Lạc Tùy Hỷ)
(Kinh Đại Bát Nhã Phần 2 ghi: Phẩm Vô Phân Biệt Thứ 63)
KINH: Bấy giờ trời Đế-thích nghĩ rằng: Khi Bồ-tát tu Bát-nhã ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Tấn ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Thí ba-la-mật cho đến mười tám pháp không chung là đã vượt lên trên hết thảy chúng sinh, huống gì khi được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Các chúng sinh nghe Nhất thiết trí mà tin, còn được thiện lợi, được sống lâu hơn giữa lồi người, huống gì phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, các chúng sinh khác hãy nên tùy nguyện vui mừng.[1]
Khi ấy trời Đế-thích lấy hoa Mạn-đà-la[2] cõi trời rải lên trên Phật, cất tiếng nói rằng: Do phước đức này, nếu có người cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thời khiến người ấy đầy đủ Phật pháp, đầy đủ trí Nhất thiết chủng, đầy đủ pháp tự nhiên; nếu người cầu Thanh-văn, khiến người ấy đầy đủ pháp Thanh-văn.[3] Bạch đức Thế Tôn! Nếu có Bồ-tát phát tâm Vô thượng


[1] T. 8: Phóng quang Bát-nhã kinh ( 放光般若經), quyển 15, tr. 101c11-12: Phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác, chưa phát hãy nên thân cận.
[2] T. 54: Nhất thiết âm nghĩa kinh (一切經音義), quyển 25, tr. 465b7:           hoa Mạn-đà-la, Trung hoa dịch là Viên hoa (hoa viên mãn). Ma-ha mạn-đà dịch là đại viên hoa (hoa viên mãn lớn), cũng gọi là thích ý, đại thích ý.
[3] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 456, tr. 301c12-21: Khi ấy trời Đế-thích đã suy nghĩ rồi, liền lấy hoa cõi trời vi diệu rãi trên như-lai, Ứng chánh đẳng giác và các chúng bồ-tát ma-ha-tát; đã rải hoa rồi, liền phát nguyện rằng: nếu có Bồ-tát thừa hoặc thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu vô thượng chánh đẳng bồ-đề, con nhóm các thiện căn công đức, khiến cho người cầu vô thượng phật pháp, nhất thiết trí mau được đầy đủ; con nhóm các thiện căn công đức, khiến cho người cầu nhơn pháp tự nhiên, chơn vô lậu pháp mau được đầy đủ; con nhóm các thiện căn công đức, khiến cho tất cả những người muốn nghe pháp đều mau đầy đủ; con nhóm các thiện căn công đức, nếu người cầu Thanh-văn, Độc-giác thừa cũng khiến sở nguyện người ấy mau được đầy đủ; T. 8: Tiểu phẩm Bát-nhã ba-la-mật kinh (小 品 般 若 波 羅 蜜 經), quyển 8, tr. 575a8-12: Lúc bấy giờ, Thích-đề-hoàn-nhơn hóa làm hoa Mạn-đà-la rải lên trên Phật, liền cất tiếng rằng: Bạch đức Thế-tôn! nếu có người phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác, thời khiến cho người ấy đầy đủ Phật pháp, đầy đủ tát-bà-nhã, đầy đủ pháp tự nhiên, đầy đủ pháp vô lậu.   

* Trang 681 *
device

Chánh đẳng Chánh giác, con trọn không bao giờ sinh một niệm làm cho họ thối chuyển, cũng không sinh một niệm làm cho họ chuyển trở lại địa vị Thanh-văn, Bích-chi Phật. Bạch Thế Tôn! Con nguyện các Bồ-tát càng tinh tấn gấp bội đối với Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thấy các chúng sinh chịu khổ não trong đường sinh tử, muốn làm lợi ích an vui cho hết thảy thế gian trời, người, A-tu-la, đem tâm ấy nguyện rằng: Con đã tự độ cũng sẽ độ người chưa được độ; con đã tự giải thốt cũng sẽ giải thốt cho người chưa được giải thốt; con đã an ổn cũng sẽ an ổn cho người chưa được an ổn; con đã diệt độ cũng sẽ khiến người chưa được diệt độ được diệt độ.
Bạch Thế Tôn! Kẻ thiện nam, người thiện nữ sinh tâm tùy hỷ đối với công đức của vị Bồ-tát mới phát tâm, được bao nhiêu phước đức? Sinh tâm tùy hỷ đối với công đức của vị Bồ-tát đã phát tâm lâu ngày được bao nhiêu phước đức? Sinh tâm tùy hỷ đối với công đức của vị Bồ-tát chẳng thối chuyển, được bao nhiêu phước đức? Sinh tâm tùy hỷ đối với công đức của vị Bồ-tát còn một đời bổ xứ làm Phật, được bao nhiêu phước đức?
Phật bảo trời Đế-thích: Kiều-thi-ca! Thế giới trong bốn châu thiên hạ có thể cân lường biết 

* Trang 682 *
device

được, còn phước đức của tâm tùy hỷ ấy không thể cân lường.
Này Kiều-thi-ca! Ba ngàn đại thiên thế giới đều có thể cân lường biết được, còn phước đức của tâm tùy hỷ ấy không thể cân lường.
Này Kiều-thi-ca! Trong ba ngàn đại thiên thế giới đầy nước biển, lấy một sợi tóc chẻ làm một trăm phần, lấy một phần sợi tóc chấm lấy nước biển có thể đếm biết số giọt nước bao nhiêu, còn phước đức của tâm tùy hỷ ấy không thể đếm biết được.
Trời Đế-thích bạch Phật rằng: Nếu có chúng sinh không tùy hỷ với Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, họ đều là quyến thuộc của ma; các kẻ tâm không tùy hỷ ấy từ trong ma sinh đến, vì sao? Vì các Bồ-tát phát tâm tùy hỷ sinh ra để phá cảnh giới ma, thế nên muốn ái kính Tam bảo, nên sinh tâm tùy hỷ; tùy hỷ rồi nên hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vì không một, không hai tướng.[1]
Phật dạy: Như vậy, như vậy! Kiều-thi-ca! Nếu có người đối với Bồ-tát tùy hỷ và hồi hướng được như vậy, thời thường được gặp Phật, trọn không thấy sắc tướng dữ, trọn không nghe âm thanh dữ, trọn không ngửi mùi hương dữ, trọn không ăn vị dữ, trọn không chạm vật dữ, trọn
 

[1] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 456, tr. 302a19-b4: Khi ấy trời Đế-thích lại bạch Phật rằng: Bạch đức Thế-tôn! nếu có Hữu tình đối với công đức thiện căn của Bồ-tát ma-ha-tát không tùy hỷ, nên biết họ đều là quyến thuộc của ma. Bạch đức thế-tôn! nếu có Hữu tình đối với công đức thiện căn của Bồ-tát ma-ha-tát, không tùy hỷ nên biết họ đều là bạn của ác ma. Bạch đức Thế-tôn! nếu có Hữu tình đối với công đức thiện căn của Bồ-tát ma-ha-tát, không tùy hỷ nên biết họ đều từ trong thế giới ma sinh đến. vì sao? Vì các Bồ-tát ma-ha-tát cầu vô thượng chánh đẳng bồ-đề, tu các hạnh Bồ-tát ma-ha-tát, nếu có hữu tình đối với công đức thiện căn của Bồ-tát ma-ha-tát tùy hỷ hồi hướng, đều có thể phá hoại tất cả ma quân, cung điện, quyến thuộc của ma. Bạch đức Thế-tôn! nếu có hữu tình thâm tâm ái kính Phật, pháp, tăng, sinh ở chỗ nào, thường muốn thấy phật, thường muốn nghe pháp, thường muốn gặp chúng tăng, đối với các công đức thiện căn của Bồ-tát ma-ha-tát nên sinh tùy hỷ; đã tùy hỷ rồi nên hồi hướng vô thượng chánh đẳng bồ-đề, không nên sinh hai, không hai tưởng. nếu được như vậy, mau chứng Vô thượng chánh đẳng bồ-đề, lợi lạc hữu tình, phá các ma quân. 

* Trang 683 *
device

không theo niệm dữ, trọn không xa lìa Phật; từ một cõi Phật đi đến một cõi Phật, thân cận chư Phật, gieo trồng căn lành, vì sao? Vì kẻ thiện nam, người thiện nữ vì tùy hỷ và hồi hướng với các thiện căn của vô lượng, vô số vị Bồ-tát mới phát tâm. Vì thiện căn của vô lượng, vô số Bồ-tát ở đệ Nhị địa, đệ Tam địa cho đến đệ Thập địa và Bồ-tát còn một đời bổ xứ làm Phật mà tùy hỷ và hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Do nhân duyên của thiện căn ấy, nên chóng gần Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Bồ-tát ấy được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác rồi độ vô lượng, vô biên, vô số chúng sinh.
Này Kiều-thi-ca! Do nhân duyên ấy nên kẻ thiện nam, người thiện nữ đối với thiện căn của Bồ-tát mới phát tâm, nên tùy hỷ và hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, chẳng phải tâm, chẳng phải lìa tâm; đối với thiện căn của Bồ-tát phát tâm đã lâu, Bồ-tát chẳng thối chuyển (Avaivartika), và Bồ-tát còn một đời bổ xứ làm Phật (Eka-jāti-prati-baddha), nên tùy hỷ và hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, chẳng phải tâm, chẳng phải lìa tâm.[1]
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Tâm ấy như huyễn, làm sao có được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác?
 

[1] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 456, tr. 302b27-c8: Kiều-thi-ca! vì sao? vì kẻ thiện nam, người thiện nữ v.v… đối với công đức thiện căn của Bồ-tát ma-ha-tát mới phát tâm, đối với công đức thiện căn của Bồ-tát ma-ha-tát phát tâm đã lâu, đối với công đức thiện căn của Bồ-tát ma-ha-tát chẳng thối chuyển, đối với công đức thiện căn của Bồ-tát ma-ha-tát còn một đời bổ xứ làm Phật, đều nên tùy hỷ hồi hướng vô thượng chánh đẳng bồ-đề. Khi sinh tùy hỷ và hồi hướng, không nên chấp trước tức tâm, lìa tâm tùy hỷ, hồi hướng tu các hạnh Bồ-tát ma-ha-tát, mau chứng Vô thượng chánh đẳng bồ-đề, có thể tận vị lai lợi ích an lạc chúng sanh, đều khiến an trú Niết-bàn rốt ráo; T. 8: Phóng quang Bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 15, tr. 102a17-21: Vì sao? Vì thiện nam tử, thiện nữ nhơn, đối với Bồ-tát mới phát ý, nên duy trì công đức hoan hỷ cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác, không dùng ý cầu, cũng không lìa ý; Bồ-tát chẳng thối chuyển cho đến Bồ-tát còn một đời bổ xứ làm Phật, hoan hỷ cầu Vô thượng bồ-đề, không dùng ý cầu chẳng phải lìa ý. 

* Trang 684 *
device

Phật bảo Tu-bồ-đề: Ý ông nghĩ sao? Ông thấy tâm ấy như huyễn chăng? – Thưa không, Bạch Thế Tôn! Con không thấy huyễn, cũng không thấy tâm như huyễn.
Này Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao? Nếu không có huyễn, không có tâm như huyễn, vậy ông thấy tâm ấy chăng? – Thưa không, Bạch Thế Tôn!
Này Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao? Lìa huyễn, lìa tâm như huyễn, ông thấy lại có pháp khác được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác chăng? – Thưa không, Bạch Thế Tôn! Con không thấy lìa huyễn, lìa tâm như huyễn, lại có pháp khác được Vô thượng Chánh đẳng chánh giác. Con không thấy lại có pháp có thể nói hoặc có hoặc không, vì tướng pháp ấy rốt ráo lìa, nên không rơi vào có, không rơi vào không. Nếu pháp rốt ráo lìa thời không được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; không có pháp gì cả, cũng không thể được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì sao? Vì hết thảy pháp không có gì của chính nó, trong ấy không nhơ không sạch. Vì thế nên Bát-nhã ba-la-mật rốt ráo lìa; Thiền Ba-la-mật, Tấn Ba-la-mật, Nhẫn Ba-la-mật, Giới Ba-la-mật, Thí ba-la-mật rốt ráo lìa tướng, cho đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác rốt ráo lìa. Nếu pháp rốt ráo lìa thời không thể tu, không thể hoại. Tu Bát-nhã ba-la-mật cũng không có pháp có thể thủ đắc, vì rốt ráo lìa. 

* Trang 685 *
device

Bạch Thế Tôn! Nếu Bát-nhã rốt ráo lìa, làm sao nhân Bát-nhã được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác? Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cũng rốt ráo lìa, trong hai lìa làm sao có sở đắc?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Lành thay, lành thay!
Bát-nhã ba-la-mật rốt ráo lìa, Thiền ba-la-mật, Tấn ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Thí ba-la-mật rốt ráo lìa, cho đến trí Nhất thiết chủng rốt ráo lìa. Này Tu-bồ-đề! Nếu Bát-nhã ba-la-mật rốt ráo lìa, cho đến trí Nhất thiết chủng rốt ráo lìa, do vậy nên được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Này Tu-bồ-đề! Nếu Bát-nhã ba-la-mật chẳng phải rốt ráo lìa, cho đến trí Nhất thiết chủng chẳng phải rốt ráo lìa, ấy không gọi là Bát-nhã ba-la-mật, không gọi là Thiền ba-la-mật cho đến trí Nhất thiết chủng. Này Tu-bồ-đề! Nếu Bát-nhã ba-la-mật rốt ráo lìa cho đến trí Nhất thiết chủng rốt ráo lìa, do vậy nên chẳng phải nhân Bát-nhã ba-la-mật được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; cũng không vì lìa, được lìa mà được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; cũng chẳng phải nhân Bát-nhã ba-la-mật.[1]
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng : Bạch đức Thế Tôn! Ý nghĩa sở hành của Bồ-tát rất sâu!
Phật dạy: Như vậy! Ý nghĩa sở hành của Bồ-tát rất sâu. Bồ-tát làm được việc khó làm, đó là
 

[1] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 456, tr. 303b4-13: Thiện Hiện! Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm cho đến bố thí ba-la-mật-đa rốt ráo lìa, được gọi là Bát-nhã ba-la-mật-đa cho đến bố thí ba-la-mật-đa, như vậy cho đến nhất thiết trí trí rốt ráo lìa, được gọi là nhất thiết trí trí. Vì thế Thiện Hiện! các Bồ-tát ma-ha-tát chẳng phải y chỉ Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm chứng được Vô thượng chánh đẳng bồ-đề. Này Thiện Hiện! tuy chẳng lìa pháp có thể chứng lìa pháp, mà chứng Vô thượng chánh đẳng bồ-đề, chẳng phải y chỉ Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm. Do vậy Bồ-tát ma-ha-tát muốn được Vô thượng chánh đẳng bồ-đề, thường nên tinh cần tu học Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm như vậy. 

* Trang 686 *
device

nghĩa sở hành ấy rất sâu mà không chứng quả vị Thanh-văn, Bích-chi Phật.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Như ý nghĩa con theo Phật được nghe sở hành của Bồ-tát không là khó, vì sao? Vì Bồ-tát không thể thủ chứng được nghĩa ấy, cũng không thủ chứng được Bát-nhã, cũng không có người thủ chứng.[1] Bạch đức Thế Tôn! Nếu hết thảy pháp không thể có được, nghĩa ấy thế nào, có thể thủ chứng? Thế nào là Bát-nhã có thể thủ chứng? thế nào là người thủ chứng? thủ chứng rồi được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác? Bạch đức Thế Tôn! Ấy gọi là Bồ-tát không có sở đắc mà tu Bồ-tát hạnh, đối với hết thảy pháp đều được rõ ràng. Bạch đức Thế Tôn! Nếu Bồ-tát nghe pháp sâu xa, tâm không khinh, không nghi, không sợ, không hãi; ấy gọi là Bồ-tát tu Bát-nhã ba-la-mật. Bồ-tát khi tu Bát-nhã ba-la-mật không thấy ta tu Bát-nhã ba-la-mật, cũng không thấy đó là Bát-nhã ba-la-mật, cũng không thấy ta sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vì sao? Vì khi Bồ-tát tu Bát-nhã ba-la-mật, không nghĩ rằng Thanh-văn Bích-chi Phật địa cách xa ta, Nhất thiết trí cách gần ta. Thí như hư không không nghĩ rằng có vật cách xa ta hay cách gần ta, vì sao? Vì hư không không có phân biệt.
 

[1] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 456, tr. 303b20-24: Cụ thọ Thiện Hiện lại bạch Phật rằng: như con hiểu nghĩa Phật nói, sở tác của Bồ-tát ma-ha-tát là không khó. Không nên nói sở tác của Bồ-tát là khó. Vì sao? Vì sở chứng pháp nghĩa của bồ-tát ma-ha-tát không thể có được, năng chứng Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng không thể có được, pháp chứng, người chứng, nơi chứng, lúc chứng cũng không thể có được. 

* Trang 687 *
device

Bạch đức Thế Tôn! Bồ-tát tu Bát-nhã cũng không nghĩ rằng Thanh-văn, Bích-chi Phật địa cách xa ta, Nhất thiết trí cách gần ta, vì sao? Vì trong Bát-nhã không có phân biệt. Thí như người huyễn hóa không nghĩ rằng: vị thầy huyễn thuật cách gần ta, người xem huyễn thuật cách xa ta, vì sao? Vì người huyễn hóa không có phân biệt (vikalpa). Vị Bồ-tát tu Bát-nhã không nghĩ rằng: Thanh-văn, Bích-chi Phật địa cách xa ta, Nhất thiết trí cách gần ta. Thí như ảnh tượng trong gương không nghĩ rằng: gương và tượng cách gần ta, còn cái khác cách xa ta,[1] vì sao? Vì ảnh tượng không có phân biệt. Vị Bồ-tát tu Bát-nhã không nghĩ rằng: Thanh-văn, Bích-chi Phật địa cách xa ta, Nhất thiết trí cách gần ta, vì sao? Vì trong Bát-nhã không có phân biệt. Vị Bồ-tát tu Bát-nhã không có yêu ghét, vì sao? Vì tự tính Bát-nhã không thể có được. Thí như Phật không có yêu ghét, vị Bồ-tát tu Bát-nhã không có yêu ghét cũng như vậy, vì sao? Vì trong Bát-nhã không có yêu ghét. Thí như Phật đã dứt hết thảy ức tưởng phân biệt, vị Bồ-tát tu Bát-nhã cũng như vậy, hết thảy tưởng phân biệt dứt, rốt ráo không. Thí như người Phật biến hóa ra, không nghĩ rằng Thanh-văn, Bích-chi Phật địa cách xa ta, Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cách gần ta, vì sao? Vì người Phật biến hóa ra không có phân biệt. Vị Bồ-tát tu Bát-nhã cũng như vậy, không nghĩ rằng: Thanh-văn,
 

[1] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 456, tr. 303c22-23: Bạch đức thế-tôn! Thí như ảnh tượng không nghĩ rằng: ngã cách bổn chất ngã sở nương tựa hoặc gần hoặc xa.

* Trang 688 *
device

Bích-chi Phật địa cách xa ta, Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cách gần ta. Thí như có việc phải làm nên biến hóa làm, việc biến hóa làm không có phân biệt; Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy, có việc phải làm nên làm, việc ấy thành tựu, nhưng Bát-nhã ba-la-mật không phân biệt. Thí như người thợ hoặc đệ tử người thợ có việc phải làm nên làm ra người gỗ hoặc trai hay gái, hoặc voi, ngựa, trâu, dê; các loại ấy có thể làm mà cũng không có phân biệt. Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy, có việc phải làm nên nói việc ấy thành tựu mà Bát-nhã ba-la-mật cũng không có phân biệt.[1]
Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đề: Chỉ Bát-nhã ba-la-mật không có phân biệt hay Thiền ba-la-mật cho đến Thí ba-la-mật cũng không có phân biệt?
Tu-bồ-đề đáp Xá-lợi-phất: Thiền ba-la-mật không có phân biệt, cho đến Thí ba-la-mật cũng không phân biệt.
Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đề: Sắc không có phân biệt, cho đến thức cũng không có phân biệt; mắt cho đến ý không có phân biệt; sắc cho đến pháp cũng không có phân biệt; mắt, thức, xúc cho đến ý, thức, xúc không có phân biệt; thọ do nhãn và xúc làm nhân duyên sinh, cho đến thọ do ý và xúc làm nhân duyên sinh, bốn thiền, bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc, bốn niệm xứ cho đến tám
 

[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 456, tr. 304a29-b7: Bạch đức thế-tôn! Thí nhö ngöôøi thôï hoaëc ñeä töû ngöôøi thôï coù vieäc phaûi laøm neân laøm ra người gỗ, hoặc gái, trai, hoặc voi, ngựa v.v… các loại này tuy có làm ra, mà việc làm ra không có phân biệt. Vì sao? Vì pháp làm ra không có phân biệt. Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm cũng lại như vậy, có các pháp thành lập, đã thành lập rồi, tuy có thể nói là thành tựu, mà kỳ thật ở trong đó không có phân biệt. vì sao? Vì pháp Bát-nhã ba-la-mật-đa không có phân biệt; Đại trí độ luận, quyển 30, tr. 281a22-25: Mười phương chư Phật thuyết pháp, đều không có ngã và không có ngã sở, chỉ có các pháp hòa hiệp tạm gọi chúng sanh, như làm ra người gỗ, tuy có động tác, bên trong không có chủ tể, thân cũng như vậy; tham khảo Đại trí độ luận, quyển 6, tr. 103a18-29, quyển 14, tr. 168a18-22, quyển 20, tr. 206c9-14, quyển 36, tr. 326a23-28.

* Trang 689 *
device

phần Thánh đạo; không, vô tướng, vô tác, Phật mười lực, bốn việc không sợ, bốn trí vô ngại, đại từ đại bi, mười tám pháp không chung, Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, tính vô vi... cũng không có phân biệt. Này Tu-bồ-đề! Nếu sắc không có phân biệt cho đến tính vô vi không có phân biệt; nếu hết thảy pháp không có phân biệt, thời làm sao phân biệt có sáu đường sinh tử là địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, trời, người, A-tu-la; làm sao phân biệt được Tu-đà-hồn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi Phật và chư Phật?
Tu-bồ-đề đáp Xá-lợi-phất: Chúng sinh vì điên đảo (viparyāsa) nên tạo nghiệp thân (kāya-karma), miệng (vāg-karma), ý (manas-karma); theo chỗ ham muốn nghiệp báo cũ mà thọ thân trong sáu đường địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, trời, người, A-tu-la. Như ông nói làm sao phân biệt có Tu-đà-hồn cho đến Phật đạo? Thưa Xá-lợi-phất, Tu-đà-hồn chính là vì không có phân biệt nên có, quả Tu-đà-hồn cũng là vì không có phân biệt nên có; cho đến A-la-hán, quả A-la-hán, Bích-chi Phật, đạo Bích-chi Phật, Phật và Phật đạo cũng là vì không có phân biệt nên có. Thưa Xá-lợi-phất, chư Phật quá khứ cũng là vì không có phân biệt, dứt phân biệt nên có.[1] Vì thế nên biết, tướng hết thảy pháp không có phân biệt, không thể phá hoại, vì các pháp là như như, pháp tính, thật tế. Thưa Xá-lợi-phất, như vậy Bồ-tát tu Bát-nhã ba-la-mật không có phân biệt; tu Bát-nhã ba-la-mật không
 

[1] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 456, tr. 304c21-27: Xá-lợi-tử! Như-lai Ứng chánh đẳng giác quá khứ vì không có phân biệt, dứt phân biệt, nên thi thiết có các loại sai khác; Như-lai Ứng chánh đẳng giác vị lai vì không có phân biệt, dứt phân biệt, nên thi thiết có các loại sai khác; hiện tại mười phương thế giới chư phật, hết thảy Như-lai ứng chánh đẳng giác hiện đang thuyết pháp, cũng không có phân biệt, dứt phân biệt, nên thi thiết có các loại sai khác. 

* Trang 690 *
device

không có phân biệt rồi, liền được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không có phân biệt.
LUẬN: Khi ấy trời Đế-thích và hội chúng đều vui mừng. Trời Đế-thích nghĩ rằng: Bồ-tát khi tu đạo Bồ-tát, công đức có được còn hơn hết thảy chúng sinh, huống gì thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác!
Chúng sinh có hai hạng: hạng phát tâm và hạng chưa phát tâm. Hạng phát tâm Bồ-tát hơn hàng chưa phát tâm, vì cớ sao? Vì hạng ấy gieo trồng nhân duyên về với vô lượng  vô thượng Phật pháp, muốn độ chúng sinh khiến lìa khổ được vui, còn chúng sinh khác chỉ cầu cái vui cho mình, muốn đưa cái khổ cho người khác. Do nhân duyên ấy nên người phát tâm hơn.
Hỏi: Các A-la-hán, Bích-chi Phật và người được năm thần thông là người ly dục, còn người phát tâm hoặc chưa ly dục, chỉ mới phát tâm, làm sao hơn được?
Đáp: Việc ấy ở trong phẩm trước đã mỗi mỗi đáp:[1] A-la-hán tuy đã sạch hết lậu hoặc chẳng bằng Bồ-tát mới phát tâm. Thí như thái tử của Chuyển luân Thánh vương tuy ở trong thai đã hơn con của người khác. Lại như thái tử của Quốc vương, tuy chưa lên ngôi đã hơn các đại thần có tước vị giàu sang. Bồ-tát phát tâm có hai hạng: một là tu các đạo Bồ-tát  Ba-la-mật; hai là chỉ âm thầm phát tâm. Trong đây nói về hàng tu Bồ-tát đạo, người ấy tuy việc chưa thành tựu đã có thể hơn hết thảy chúng sinh, huống gì khi thành tựu! Thí như chim Ca-lăng-tần-già còn ở trong trứng chưa cất tiếng kêu đã
 

[1] Đại trí độ luận, 28, tr. 266c27-267a15, quyển 35, tr. 320c2-13, quyển 45, tr. 383b15-20, tham khảo T. 11: kinh Đại bảo tích (大寶積經), quyển 112, hội thứ 43, tr. 634c4-18; T. 12: Ma-ha-diễn bảo nghiêm kinh (摩訶衍寶嚴經), tr. 197a18-b3; T. 12: Di nhật ma ni bảo kinh (遺日摩尼寶經), tr. 191b15–c8; T. 12: Đại Ca-diếp vấn đại bảo tích chánh pháp kinh (大迦葉問大寶積正法經), quyển 3, tr. 209b16–c15.

* Trang 691 *
device

đã hơn các chim khác, huống gì khi ra khỏi trứng cất tiếng kêu! Bồ-tát cũng như vậy, tuy chưa thành tựu Phật, tu Bồ-tát đạo, còn phát âm thanh nói về thật tướng các pháp, khởi phá các hý luận của ngoại đạo và ma dân, huống gì khi thành Phật. Có người nói: Nếu có người một lần phát tâm nói rằng: “Ta sẽ làm Phật, diệt khổ cho chúng sinh”. Người ấy tuy chưa dứt phiền não, chưa làm việc khó làm, mà do nghiệp tâm và miệng mạnh nên hơn hết thảy chúng sinh. Hết thảy chúng sinh đều tự tìm vui, tự vì mình nên thương yêu thân thích. A-la-hán, Bích-chi Phật tuy không ham cái vui thế gian, nhưng chỉ tự vì diệt khổ cho mình, cầu cái vui Niết-bàn, không thể vì chúng sinh, còn Bồ-tát tâm sinh miệng nói đều vì hết thảy chúng sinh, cho nên hơn. Thí như có một vị A-la-hán đủ sáu thần thông, đem theo một Sa-di khiến mang y bát ven theo đường mà đi. Sa-di suy nghĩ: “Ta sẽ do thừa nào cầu vào Niết-bàn? Nghĩ rồi liền phát tâm rằng: Phật là Thế Tôn tối thượng, Ta sẽ do Phật thừa mà vào Niết-bàn”. Vị thầy biết ý nghĩ của Sa-di, liền lấy y bát tự mang lấy, đẩy Sa-di đi phía trước. Sa-di lại suy nghĩ: “Phật đạo quá khó, phải ở lâu trong sinh tử chịu vô lượng khổ, còn theo Tiểu thừa sớm được vào Niết-bàn” Vị thầy lại lấy y bát, đẫy lọc nước đưa lại Sa-di, khiến mang và bảo đi sau. Cứ như vậy đến lần thứ ba, Sa-di thưa với thầy: Tuổi thầy già cả mà sao giỡn như trẻ con, mới vừa khiến con đi trước, lại bảo con đi sau một cách mau chóng? Vị thầy Đáp: Ngươi niệm đầu phát tâm làm Phật, tâm ấy quý trọng. Theo lẽ, ngươi là thầy ta, người như vậy, các Bích-chi Phật 

* Trang 692 *
device

còn nên cúng dường, huống gì A-la-hán, thế nên ta đẩy ngươi đi trước. Nhưng tâm ngươi trở lại ăn năn, muốn đi theo Tiểu thừa mà chưa thể được, như vậy ngươi cách ta rất xa, thế nên ta khiến ngươi đi sau. Sa-di nghe rồi kinh hãi tỉnh ngộ: Thầy ta biết được tâm ta, Ta một lần phát tâm đã hơn A-la-hán, huống gì khi được thành tựu! Liền tự phát tâm kiên cố ở trong pháp Đại thừa.
* Lại nữa, hơn là không hẳn trong mọi việc đều hơn, mà chỉ do một lần phát tâm, muốn thành Phật độ chúng sinh, việc ấy là hơn. Các thiền định, giải thốt còn chưa có được, sao lại nói hơn! Thí như lấy việc bay lượn nói là chim hơn người, còn công đức sẽ được trong tương lai không luận đến. Người Tiểu thừa nói: Cho đến vị Bồ-tát còn một đời bổ xứ làm Phật còn không hơn vị Sa-di có đủ vô lượng luật nghi. Trong luận Đại thừa hoặc có người nói như vầy: Người có phát tâm Đại thừa, tuy ở trong hàng tiểu nhân xấu ác vẫn hơn người Nhị thừa được giải thốt; ấy gọi là Nhị biên, lìa nhị biên ấy gọi là Trung đạo (Madhyamā-pratipad). Nghĩa trung đạo như trên đã nói.[1] Vì nó có nghĩa lý thật nên phải thủ lấy. Thế nên nói khi mới phát tâm đã hơn hết thảy chúng sinh, huống gì khi thành Phật!
Nghe nói Nhất thiết trí mà tin là được thiện lợi trong lồi người. Có người nói sáu Ba-la-mật là lợi, có người nói quả báo của sáu Ba-la-mật là lợi, đó là quả báo làm Chuyển luân Thánh vương, vua trời Đế-thích, Phạm-thiên, vua người, vua pháp. Có nguời nói: Được chẳng thối chuyển, không đọa đường ác, thường sinh
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 37, tr. 331a21-c13, quyển 43, tr. 370a17-b13, quyển 46, tr. 396a10-18.

* Trang 693 *
device

chỗ giàu sang trong cõi người cõi trời. Có người nói: Bồ-tát trú nơi quả báo thần thông, dạo khắp mười phương cúng chư Phật, dùng mỗi mỗi phương tiện giáo hóa chúng sinh. Nhơn duyên của việc tín thọ, giáo hóa chúng sinh được có các lợi lớn như vậy.
Sống lâu trong hàng sống lâu là chúng sinh có hai mạng sống: 1. Là mạng căn; 2. Là tuệ mạng. Người được tuệ mạng nên nói sống lâu trong hàng sống lâu. Huống gì phát tâm, người phát tâm là người đáng kính, đáng quý, vì cớ sao? Vì như trước nói, người ấy có thể bỏ cái vui của riêng mình, đem cái vui đến người khác, không lo mình khổ, mà lo người khác khổ. Bấy giờ trời Đế-thích muốn hiện tướng hoan hỷ, nên lấy hoa Mạn-đà-la trời (hoa biểu tượng – N.D) rải lên trên Phật, như kinh đã nói rộng.[1]
Hỏi: Tội phước không thể đem cho người, tuy muốn cho cũng không được, cớ sao trời Đế-thích muốn lấy phước đức này khiến người cầu Phật đạo đầy đủ Phật pháp?
Đáp: Tuy không thể cho người nhưng tự làm cho tâm mình tốt, lại trời Đế-thích tỏ bày không đắm trước phước ấy nên đem tâm tùy hỷ cho người cầu Phật đạo; cho người cầu Thanh-văn cũng như vậy.
Trời Đế-thích bạch Phật: Tôi tuy được Thanh-văn đạo cũng không sanh một niệm, khiến tâm Bồ-tát xoay trở lại hướng về Nhị thừa, vì cớ sao? Vì các Bồ-tát thấy chúng sanh chịu khổ trong đường sanh tử, muốn làm lợi
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 78, tr. 608a2-14: Khi ấy trời Đế-thích lấy hoa Mạn-đà-la cõi trời rải lên trên Phật, cất tiếng nói rằng: Do phước đức này, nếu có người cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thời khiến người ấy đầy đủ Phật pháp, đầy đủ trí Nhất thiết chủng, đầy đủ pháp tự nhiên; nếu người cầu Thanh-văn, khiến người ấy đầy đủ pháp Thanh-văn.[1] Bạch đức Thế Tôn! Nếu có Bồ-tát phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, con trọn không bao giờ sinh một niệm làm cho họ thối chuyển, cũng không sinh một niệm làm cho họ chuyển trở lại địa vị Thanh-văn, Bích-chi Phật. Bạch Thế Tôn! Con nguyện các Bồ-tát càng tinh tấn gấp bội đối với Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thấy các chúng sinh chịu khổ não trong đường sinh tử, muốn làm lợi ích an vui cho hết thảy thế gian trời, người, A-tu-la, đem tâm ấy nguyện rằng: Con đã tự độ cũng sẽ độ người chưa được độ; con đã tự giải thoát cũng sẽ giải thoát cho người chưa được giải thoát; con đã an ổn cũng sẽ an ổn cho người chưa được an ổn; con đã diệt độ cũng sẽ khiến người chưa được diệt độ được diệt độ.
 

* Trang 694 *
device

ích hết thảy thế gian nên phát nguyện rằng: Người chưa được độ tôi sẽ độ.
Bấy giờ trong hội chúng có người nghĩ rằng: Nếu như trên nói, tùy hỷ cũng có công đức, vậy tùy hỷ với người mới phát tâm và tùy hỷ với người phát tâm đã lâu có gì sai khác? Trời Đế-thích muốn giải cái nghi đó cho chúng nên hỏi Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Tùy hỷ với công đức của Bồ-tát mới phát tâm được bao nhiêu phước đức? Như Kinh nói rộng, phước đức ấy vô lượng, vô biên vì gieo vào vô lượng, vô biên ruộng phước, người ta không thể đếm biết được, nên nói thí dụ để giải thích như trong Kinh đã nói rộng. Phước đức của tùy hỷ tuy vô lượng, vô biên nhưng phước đức tùy hỷ đối với người gần thành Phật đạo càng nhiều hơn. Khi ấy trời Đế-thích hoan hỷ nên bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Có người nghe công đức ấy tâm không tùy hỷ thì đó là ma dân, từ ma trời đi đến, vì cớ sao? Vì ở cảnh giới ma chứa nhóm ác tâm nên không tùy hỷ. Trong đây nói nhân duyên: Tâm tùy hỷ có thể phá cảnh giới ma, nên người cầu Phật đạo, muốn ái kính Tam Bảo không bỏ, hãy đem tâm tùy hỷ, hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Chẳng một chẳng hai tướng là không thấy các pháp có tướng nhất định không thuộc nhân duyên, nên nói chẳng một; không phân biệt tâm tùy hỷ với tâm hồi hướng nên nói chẳng hai, vì rốt ráo không. Phật chấp thuận ý của trời Đế-thích, lại khen ngợi công đức tùy hỷ rằng: Người ấy thường nhớ nghĩ tùy hỷ với công

* Trang 695 *
device

đức của mười phương chư Phật nên mau được thấy Phật. Lại do thâm tâm muốn khiến hết thảy chúng sinh lìa khổ được vui, nên qua lại trong đường sinh tử, sáu căn ban sơ không chịu sáu trần xấu ác, về sau thường được sinh ở trước chư Phật. Vì không dứt gieo trồng hạnh thấy Phật. Trong đây Phật tự nói nhân duyên: Người ấy đối với vô lượng, vô số vị Bồ-tát mới phát tâm, cho đến vô lượng vị Bồ-tát còn một đời bổ xứ làm Phật, đều tùy hỷ, nên được quả báo như trên, chóng thành Phật đạo, độ vô lượng vô số chúng sinh.
* Lại nữa, Kiều-thi-ca! Bồ-tát ấy nhơn phước đức ấy mà hồi hướng đúng như pháp thật tướng ở trong thật tướng tâm không thể có được, nên nói chẳng phải tâm, cũng chẳng lìa tâm.[1] Như trên nói ý nghĩa chẳng một, chẳng hai[2] vì sự việc có khác nên lại nói thêm.
Tu-bồ-đề nghe xong, chấp lấy tướng tâm không, không có, để gạn hỏi Phật; tâm ấy chẳng phải tâm, không, không có gì như huyễn, làm sao có thể được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác? Phật hỏi ngược lại Tu-bồ-đề: Ông thấy tâm không ấy có định tướng như huyễn chăng? Tu-bồ-đề nghĩ rằng: Nếu tâm không, như huyễn làm sao thấy được? Nếu thấy được thời chẳng phải không, thế nên đáp rằng: Không phải. Phật dạy: Tâm nếu không, không có gì, ông thấy trong ấy có hý luận nói hoặc có hoặc không chăng? Đáp, không. Lìa tâm không, không có gì, như huyễn ấy, ông lại thấy có pháp có thể được đạo vô thượng chăng? Đáp: Không thấy. Không thấy, không thể có được nên đâu có pháp hoặc có
 

[1] Đại trí độ luận sớ (大智度論疏), quyển 24, tr. 907b7-10: chẳng phải tâm: nói rõ tâm hồi hướng vô tướng. Tướng tâm là tịch tịnh, tâm không có tướng tâm, nên nói là phi tâm; tuy tướng tâm là tịch tịnh, cũng không lìa tâm này mà được hồi hướng, nên nói chẳng lìa.
[2] Đại trí độ luận (大智度論), quyển 78, tr. 608a29-b2: Tùy hỷ rồi nên hồi hướng đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác, vì không một không hai tướng.

* Trang 696 *
device

có hoặc không, vì sao? Vì hết thảy pháp rốt ráo lìa tướng, rốt ráo không, nên không rơi vào có không; nếu pháp không rơi vào có không, thời pháp ấy rốt ráo không có gì của chính nó, không thể được đạo vô thượng. Do nhân duyên ấy nên Bát-nhã ba-la-mật rốt ráo lìa tướng, thấy có thấy không, cả hai đều có lỗi. Thiền ba-la-mật cho đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cũng rốt ráo lìa tướng như vậy. Nếu pháp rốt ráo lìa tướng, thời không thể thấy được, không thể tu được, không thể dứt được, không thể chứng được. Tu pháp ấy lại không có sở đắc, vì rốt ráo lìa tướng. Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật rốt ráo lìa tướng, Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác rốt ráo lìa tướng thời làm sao do rốt ráo lìa tướng, được rốt ráo lìa tướng? Nếu một pháp rốt ráo lìa tướng còn không thể có được, huống gì hai pháp lìa tướng. Thí như lấy ngón tay chạm hư không, vì hư không không có chạm được nên ngón tay không thể chạm, huống gì cả hai đều không có chạm, cũng như hư không, như Niết-bàn.
Bát-nhã ba-la-mật rốt ráo lìa tướng, Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác rốt ráo lìa tướng thời làm sao dùng lìa tướng được lìa tướng? Phật biết Tu-bồ-đề nói theo thật tướng các pháp, nên chấp nhận lời ấy rằng: Lành thay! Lành thay! Liền nói nhân duyên: Này Tu-bồ-đề! Nếu Bát-nhã ba-la-mật rốt ráo lìa tướng, Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác rốt ráo lìa tướng, do nhân duyên ấy nên có thể được lìa tướng, vì sao? Vì nếu một pháp nhất định có tướng chẳng phải không thời đó là tướng pháp thường chẳng sinh, từ vị lai đến hiện tại, từ hiện tại đến quá khứ. Nếu không có tướng

* Trang 697 *
device

tướng thật sinh thời không có tướng thật diệt; nếu không sinh diệt, thời không có Tứ đế; nếu không có Tứ đế thời không có Pháp bảo; Pháp bảo không có nên cũng không có Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì Pháp bảo tức Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; nếu không có Pháp bảo, thời không có Phật bảo, nếu không có Phật pháp, thời không có Tăng bảo; nếu không có Tam bảo, thời không có hết thảy pháp, có các tội lỗi như vậy. Rốt ráo lìa tướng, thời thông suốt không chướng ngại. Nếu nói rốt ráo lìa tướng nên biết cũng lìa không; nếu chẳng lìa không thời chẳng gọi rốt ráo lìa tướng. Thế nên Kinh nói: Vì nói Bát-nhã ba-la-mật rốt ráo lìa tướng nên có thể được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Tuy chẳng lìa Bát-nhã ba-la-mật được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cũng chẳng do hai lìa tướng mà được hai lìa tướng, vì rốt ráo không, không nên nạn hỏi.
Tu-bồ-đề biết Phật nói tướng thậm thâm nên bạch Phật rằng: Nếu Bồ-tát tu hành được như vậy là tu hành theo nghĩa thậm thâm. Phật chấp nhận lời ấy rằng: Bồ-tát có thể làm việc khó làm, có thể tu theo nghĩa thậm thâm như vậy mà không chứng quả Nhị thừa, vì cớ sao? Vì Bồ-tát nhất tâm dùng lợi trí thâm nhập vào “không” mà không chứng Niết-bàn, ấy là việc khó. Tu-bồ-đề thưa: Như tôi hiểu nghĩa của Phật nói, việc ấy không khó, vì sao? Vì người ấy không nắm bắt được tướng nhất định của nghĩa thậm thâm có thể thủ chứng, không nắm bắt được tướng Bát-nhã ba-la-mật, không nắm bắt tướng người chứng, thời ai sẽ do nghĩa thậm thâm để thủ chứng. Nếu không thủ chứng nghĩa thậm

* Trang 698 *
device

thâm ấy, thời ai sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Ấy gọi là Bồ-tát tu hành không có đắc gì; tu đạo ấy thời soi rõ hết thảy pháp.
Hỏi: Phật nói rằng khó, Tu-bồ-đề nói rằng không khó, nghĩa của thầy và đệ tử phải đồng nhau, cớ sao lại trái nhau?
Đáp: Phật theo nghĩa Thế đế nên nói khó; Tu-bồ-đề theo Đệ nhất nghĩa đế nên nói không khó; Phật nói Bồ-tát được nghĩa thậm thâm; Tu-bồ-đề nói Bồ-tát không được nghĩa thậm thâm. Phật cho rằng: Tu-bồ-đề vì chúng sinh nên nói: Có người nghe việc khó thời phát tâm nên nói là khó, có người nghe việc khó mà thối thất nên nói không khó, ấy gọi là Bồ-tát hành hạnh không có đắc gì. Trú trong hạnh ấy, thông suốt hết thảy pháp không chướng ngại. Tu-bồ-đề nói: Nếu Bồ-tát nghe nói Bồ-tát rốt ráo lìa tướng như vậy, không có pháp khả chứng, không có người thủ chứng, cũng không có Bát-nhã và Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, mà không kinh, không nghi, thông suốt không chướng ngại, ấy gọi là tu Bát-nhã ba-la-mật. Người tu Bát-nhã ba-la-mật gọi là chơn hành, thâm hành, vì sao? Vì Bồ-tát ấy không thấy Bát-nhã ba-la-mật, cũng không thấy ta tu Bát-nhã ba-la-mật, không thấy Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cũng không thấy do pháp ấy được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, tất cả đều không có phân biệt. Bồ-tát ấy an trú trong thật tướng các pháp, nên không khởi tâm phân biệt rằng: Nhị thừa cách xa ta, Phật đạo cách gần ta. Trong đây nói thí dụ hư không là để rõ

* Trang 699 *
device

ràng nghĩa rốt ráo không. Bát-nhã ba-la-mật tuy không nhưng nếu có chỗ tu hành có thể thành việc ấy. Thí như người gỗ, tùy ý làm việc gì đều có thể làm được.
Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đề: Chỉ Bát-nhã ba-la-mật không có phân biệt hay các Ba-la-mật khác cũng không có phân biệt? Nếu chỉ Bát-nhã ba-la-mật không, không có phân biệt thời các Ba-la-mật khác lẽ đáng là có tướng, vậy thời Bồ-tát đạo có chỗ khác biệt không bình đẳng, lại trong phẩm đầu nói khi tu Thí ba-la-mật, không có người thí, người nhận, cũng không có tài vật, làm sao nói khác.[1] Nếu cả năm Ba-la-mật đều không, thời không có phân biệt, không có sáu tên gọi khác nhau cũng không thể tu hành.
Tu-bồ-đề đáp: Năm Ba-la-mật cũng không, không có phân biệt, nhưng đối với người mới phát tâm, chưa được vô sanh pháp nhẫn thời có phân biệt. Thí như bốn sông khi chưa hội về biển cả thời có tên gọi riêng, khi đã vào biển cả thời không có sai biệt, Bồ-tát cũng như vậy, theo Tục đế thời có sai biệt, theo Đệ nhất nghĩa đế thời không có sai biệt.
Xá-lợi-phất hỏi: Sắc, cho đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác và tính vô vi cũng không có phân biệt. Nếu pháp ấy không, không có sai biệt làm sao có sáu đạo chúng sinh sai biệt, làm sao có phân biệt Tu-đà-hồn cho đến Phật đạo?
Tu-bồ-đề đáp: Các pháp tuy rốt ráo không, không có phân biệt, mà vì tâm chúng sinh si cuồng điên đảo
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 11, tr. 139a24-140a20, quyển 12 , tr. 147b4-150a25.

* Trang 700 *
device

khởi lên thân, khẩu, ý nghiệp, theo nghiệp thọ báo thân, chính tham dục là gốc, chỉ vì tham dục bức bách nên sanh tâm chấp trước, chứ các pháp không có định tướng. Nghiệp quả báo là sáu nẻo luân hồi. Do vậy nên biết không, không có phân biệt, ấy là gốc thật, chỉ vì điên đảo không thật, nên có sáu nẽo luân hồi sai khác. Lại các bậc Hiền thánh Tu-đà-hồn v.v... cũng nhơn pháp rốt ráo không, không có phân biệt mà xuất sinh, nghĩa là do dứt ba kiết sử chứng quả Tu-đà-hồn, ba kiết sử tức là điên đảo, biết điên đảo trừ hết gọi là dứt, dứt tức là không, không có phân biệt. Theo Thế đế nên giả gọi là người, chứng được pháp ấy nên gọi là Tu-đà-hồn. Thế nên biết, người Tu-đà-hồn và quả Tu-đà-hồn rốt ráo không, không có phân biệt; cho đến Phật và Phật đạo cũng như vậy. Trong đây, nói nhân duyên, chẳng phải chỉ hiện tại không có phân biệt mà chư Phật quá khứ nhiều như cát sông Hằng do hết thảy phân biệt đều dứt, nên vào Vô dư Niết-bàn, không có một tí pháp có định tướng có thể phân biệt. Hết thảy pháp rốt ráo không, vì vào cửa như, pháp tánh, thực tế, thế nên nói pháp nhân duyên thậm thâm, vì vào ba cửa ấy. Bồ-tát nên tu Bát-nhã ba-la-mật không có phân biệt như vậy, tu Bát-nhã ba-la-mật không có phân biệt, nên chứng được pháp không có phân biệt đó là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
 
 
_________

* Trang 701 *
device

Xem mục lục