GIẢI THÍCH: PHẨM THÁN TỊNH THỨ 42.
(Kinh Đại Bát Nhã ghi: Phần 2, Phẩm Thanh Tịnh thứ 40)
KINH: Bấy giờ, Xá-lợi-phất bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, Tịnh ấy rất sâu xa.
- Phật dạy: Vì rốt ráo tịnh.
- Xá-lợi-phất thưa: Pháp gì tịnh nên thanh tịnh ấy rất sâu xa?
- Phật dạy: Vì sắc thanh tịnh nên tịnh ấy rất sâu xa; thọ, tưởng, hành, thức tịnh nên bốn niệm xứ tịnh cho đến tám Thánh đạo phần tịnh; Phật mười lực tịnh, cho đến mười tám pháp không chung tịnh; Bồ-tát tịnh Phật tịnh nên nhất thiết trí (sarvajña), nhất thiết chủng trí tịnh (sarvathā-jñāna), nên tịnh ấy rất sâu xa.[1]
- Bạch đức Thế Tôn, tịnh ấy sáng suốt.
- Phật dạy: Vì rốt ráo tịnh.
- Xá-lợi-phất thưa: Pháp gì tịnh nên tịnh ấy sáng suốt.
[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 436, tr. 192c20-193a14,
* Trang 117 *
- Phật dạy: Bát-nhã ba-la-mật tịnh nên tịnh ấy sáng suốt, cho đến Thí ba-la-mật tịnh nên tịnh ấy sáng suốt; bốn niệm xứ tịnh cho đến nhất thiết trí tịnh, nên tịnh ấy sáng suốt.[1]
- Bạch đức Thế Tôn, tịnh ấy không tương tục!
- Phật dạy: Vì rốt ráo tịnh.
- Xá-lợi-phất thưa: Pháp gì không tương tục, nên tịnh không tương tục?
- Phật dạy: Sắc không đi, không tương tục, nên tịnh ấy không tương tục. Cho đến trí nhất thiết chủng không đi, không tương tục, nên tịnh ấy không tương tục.[2]
- Bạch đức Thế Tôn, tịnh ấy không nhơ.
- Phật dạy: Vì rốt ráo tịnh.
- Xá-lợi-phất thưa: Pháp gì không nhơ, nên tịnh ấy không nhơ?
- Phật dạy: Sắc tánh thường tịnh, nên tịnh ấy không nhơ, cho đến trí nhất thiết chủng tánh thường tịnh, nên tịnh ấy không nhơ.[3]
- Bạch đức Thế Tôn, tịnh ấy vô đắc vô trước (Kinh Đại Bát Nhã ghi: Vô hiện quán - N.D)
- Phật dạy: Vì rốt ráo tịnh.
[1]T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 436, tr. 193a14-21: Lúc bấy giờ Xá-lợi-phất lại bạch phật rằng: Bạch đức Thế-tôn! Pháp thanh tịnh sâu xa ấy sáng suốt. Phật dạy: như vậy rốt ráo tịnh. Xá-lợi-phất thưa: Tại sao pháp thanh tịnh sâu xa ấy sáng suốt rốt ráo tịnh? vì pháp thanh tịnh sâu xa ấy sáng suốt. Phật dạy: Xá-lợi-phất! Bát-nhã ba-la-mật-đa rốt ráo tịnh, vì pháp thanh tịnh sâu xa ấy sáng suốt cho đến bố thí ba-la-mật-đa rốt ráo tịnh, vì pháp thanh tịnh sâu xa ấy sáng suốt. Như vậy cho đến nhất thiết trí rốt ráo tịnh, vì pháp thanh tịnh sâu xa ấy sáng suốt, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí rốt ráo tịnh, vì pháp thanh tịnh sâu xa ấy sáng suốt.
[2] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 436, tr. 193a21-b1: Lúc bấy giờ Xá-lợi-phất lại bạch phật rằng: Bạch đức Thế-tôn! Pháp thanh tịnh không đi không tương tục. Phật dạy: như vậy rốt ráo tịnh. Xá-lợi-phất thưa: Tại sao pháp thanh tịnh không đi không tương tục rốt ráo tịnh? Phật dạy: Xá-lợi-phất sắc không đi không tương tục rốt ráo tịnh, vì pháp thanh tịnh không đi không tương tục. Như vậy cho đến nhất thiết trí không đi không tương tục, vì pháp thanh tịnh không đi không tương tục, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí không đi không tương tục rốt ráo tịnh vì pháp thanh tịnh không đi không tương tục.
[3] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 436, tr. 193b1-8: Lúc bấy giờ Xá-lợi-phất lại bạch phật rằng: Bạch đức Thế-tôn! Pháp thanh tịnh vốn không tạp nhiễm. Phật dạy: như vậy rốt ráo tịnh. Xá-lợi-phất thưa: Tại sao pháp thanh tịnh vốn không tạp nhiễm rốt ráo tịnh? Phật dạy: Xá-lợi-phất! sắc rốt ráo tịnh, vì pháp thanh tịnh vốn không tạp nhiễm, thọ, tưởng, hành, thức rốt ráo tịnh, vì pháp thanh tịnh vốn không tạp nhiễm. như vậy cho đến nhất thiết trí rốt ráo tịnh, vì pháp thanh tịnh vốn không tạp nhiễm, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí rốt ráo tịnh, vì pháp thanh tịnh vốn không tạp nhiễm; T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 436, tr. 193b8-15.
* Trang 118 *
- Xá-lợi-phất thưa: Pháp gì vô đắc vô trước, nên tịnh ấy vô đắc vô trước?
- Phật dạy: Sắc vô đắc vô trước; nên tịnh ấy vô đắc vô trước, cho đến trí nhất thiết chủng vô đắc vô trước, nên tịnh ấy vô đắc vô trước.
- Bạch đức Thế Tôn, tịnh ấy vô sanh.
- Phật dạy: Vì rốt ráo tịnh.
- Xá-lợi-phất thưa: Pháp gì vô sanh, nên tịnh ấy vô sanh?
- Phật dạy: Sắc vô sanh nên tịnh ấy vô sanh, cho đến trí nhất thiết chủng vô sanh, nên tịnh ấy vô sanh.
- Bạch đức Thế Tôn, tịnh ấy không sanh trong cõi Dục!
- Phật dạy: Vì rốt ráo tịnh.
- Xá-lợi-phất thưa: Tại sao tịnh ấy không sanh trong cõi Dục?
- Phật dạy: Vì tánh cõi Dục không thể có được, nên tịnh ấy không sanh trong cõi Dục.
- Bạch đức Thế Tôn, tịnh ấy không sanh trong cõi Sắc!
- Phật dạy: Vì rốt ráo tịnh.
* Trang 119 *
- Xá-lợi-phất thưa: Tại sao tịnh ấy không sanh trong cõi sắc?
- Phật dạy: Vì tánh cõi Sắc không thể có được, nên tịnh ấy không sanh trong cõi Sắc.
- Bạch đức Thế Tôn, tịnh ấy không sanh trong cõi Vô sắc.
- Phật dạy: Vì rốt ráo tịnh.
- Xá-lợi-phất thưa: Tại sao tịnh ấy không sanh trong cõi Vô sắc?
- Phật dạy: Vì tánh cõi Vô sắc không thể có được; nên tịnh ấy không sanh trong cõi Vô sắc.
- Bạch đức Thế Tôn, tịnh ấy vô tri.
- Phật dạy: Vì rốt ráo tịnh.
- Xá-lợi-phất thưa: Tại sao tịnh ấy vô tri.
- Phật dạy: Vì các pháp bổn tánh độn (sáu căn là lợi, sáu trần là độn), nên tịnh ấy vô tri.
- Bạch đức Thế Tôn, sắc vô tri nên tịnh ấy tịnh!
- Phật dạy: Vì rốt ráo tịnh.
- Xá-lợi-phất thưa: Tại sao sắc vô tri nên tịnh ấy tịnh?
* Trang 120 *
- Phật dạy: Vì sắc tự tánh không, nên sắc vô tri nên tịnh ấy tịnh.
- Bạch đức Thế Tôn, thọ, tưởng, hành, thức vô tri nên tịnh ấy tịnh.
- Phật dạy: Vì rốt ráo tịnh.
- Xá-lợi-phất thưa: Tại sao thọ, tưởng, hành, thức vô tri nên tịnh ấy tịnh?
- Phật dạy: Vì thọ, tưởng, hành, thức tự tánh không, nên vô tri, nên tịnh ấy tịnh.
- Bạch đức Thế Tôn, vì hết thảy pháp tịnh, nên tịnh ấy tịnh!
- Phật dạy: Vì rốt ráo tịnh.
- Xá-lợi-phất thưa: Tại sao vì hết thảy pháp tịnh, nên tịnh ấy tịnh?
- Phật dạy: Vì hết thảy pháp không thể có được, nên hết thảy pháp tịnh nên tịnh ấy tịnh.
- Bạch đức Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật đối với Tát-bà-nhã không thêm không bớt.
- Phật dạy: Vì rốt ráo tịnh.
- Xá-lợi-phất thưa: Tại sao Bát-nhã ba-la-mật đối với Tát-bà-nhã không thêm không bớt?
* Trang 121 *
- Phật dạy: Pháp tướng thường trú, nên Bát-nhã ba-la-mật đối với Tát-bà-nhã không thêm không bớt.
- Bạch đức Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật ấy tịnh, đối với các pháp không chấp thọ.
- Phật dạy: Vì rốt ráo tịnh.
- Xá-lợi-phất thưa: Tại sao Bát-nhã ba-la-mật tịnh, đối với các pháp không chấp thọ?
- Phật dạy: Vì pháp tánh bất động nên Bát-nhã ba-la-mật tịnh, đối với các pháp không chấp thọ.[1]
LUẬN: Tịnh ấy rất sâu xa là tịnh có hai thứ: 1. Trí tuệ tịnh. 2. Pháp sở duyên tịnh. Hai tịnh này đối đãi nhau; lìa trí tịnh không có duyên tịnh, lìa duyên tịnh không có trí tịnh, vì sao? Vì tất cả tâm tâm số pháp đều do duyên sanh, nếu không có duyên thời trí không sanh, thí như không có củi thời lửa không cháy được, và do có trí mới biết duyên là tịnh, không có trí thời không biết duyên tịnh. Trong đây trí tịnh và duyên tịnh đối đãi nhau; đó là pháp thường của thế gian. Trong đây cốt nói thật tướng các pháp vốn tự thanh tịnh, lìa trí lìa duyên. Vì theo sở duyên của tâm tâm số pháp thời ô nhiễm chẳng thanh tịnh, thí như món ăn ngon trăm vị để chung với đồ độc, thời không thể ăn.
Thật tướng các pháp thường tịnh, chẳng phải Phật làm, chẳng phải Bồ-tát, Bích-chi Phật, Thanh văn và
[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 436, tr. 193c29-194a5: Lúc bấy giờ Xá-lợi-phất lại bạch phật rằng: bạch đức Thế-tôn! Như vậy Bát-nhã ba-la-mật-đa bản tánh thanh tịnh, đối với hết thảy pháp không chấp thọ. Phật dạy: như vậy vì hết thảy pháp rốt ráo tịnh. Xá-lợi-phất thưa: Tại sao Bát-nhã ba-la-mật-đa bản tánh thanh tịnh, đối với hết thảy pháp không chấp thọ? Phật dạy: Xá-lợi-tử! pháp tánh trạm nhiên không lay động, như vậy Bát-nhã ba-la-mật-đa bản tánh thanh tịnh, đối với hết thảy pháp không chấp thọ.
* Trang 122 *
phàm phu thế gian làm ra, có Phật không có Phật, tướng nó vẫn thường trú không hoại; nó ở trong pháp điên đảo hư dối và quả báo, thời ô nhiễm không tịnh.
Thanh tịnh ấy có nhiều danh tự, hoặc gọi là như, hoặc gọi là pháp tánh, thật tế, Bát-nhã ba-la-mật, hoặc gọi là đạo, hoặc gọi vô sanh vô diệt, không, vô tướng, vô tác, vô trí, vô đắc, hoặc gọi là rốt ráo không v.v... vô lượng vô biên danh tự như vậy.
Xá-lợi-phất quán tướng Bát-nhã ba-la-mật ấy tuy không thể thấy, không thể nghe, không thể nói, không thể phá hoại, nhưng hủy báng thời mắc vô lượng tội, tín thọ tu hành thời được quả báo Vô thượng.
Xá-lợi-phất phát tâm hoan hỷ hy hữu bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, Tịnh ấy rất sâu xa.
Phật dạy: Điều ông thấy cho là hy hữu, trong thật tướng còn quá hơn điều ông thấy. Trong tất cả pháp rốt ráo thanh tịnh không dính mắc, cho đến thể thanh tịnh cũng không dính mắc, ấy gọi là rốt ráo thanh tịnh.
* Lại nữa, ông chủ thanh tịnh, là chư Phật trong ba đời mười phương, chư Phật cũng không dính mắc thanh tịnh ấy; thế nên nói rốt ráo thanh tịnh.
Bát-nhã ba-la-mật thanh tịnh ấy, hay làm cho hết thảy hiền thánh dứt vô biên khổ. Được có lợi ích lớn mà cũng không dính Bát-nhã ba-la-mật.
* Trang 123 *
Có vô lượng nhân duyên rốt ráo thanh tịnh như vậy nên tịnh ấy rất sâu xa.
Xá-lợi-phất hỏi pháp gì rốt ráo thanh tịnh nên tịnh ấy rất sâu xa?
Phật đáp: Các pháp sắc v.v... rốt ráo thanh tịnh nên tịnh ấy rất sâu xa, vì sao? Vì các pháp sắc v.v... gốc ngọn nhân quả thanh tịnh, nên tịnh ấy rất sâu xa, như Phẩm trên nói:[1] Bồ-tát quán hạnh đối với sắc v.v... đã dứt nên được thanh tịnh như vậy. Do thế nên gọi sắc v.v... thanh tịnh. Tịnh ấy hay phá hý luận (prapañca) vô minh đối hết thảy pháp, hay giúp cho trí tuệ rốt ráo không được sáng suốt, thế nên nói là thanh tịnh sáng suốt. Tu hành diệu pháp của Bồ-tát như Thí ba-la-mật v.v... nên được thanh tịnh sáng suốt ấy. Tịnh ấy hay đưa đến Hữu-dư Niết-bàn (sopādhiśeṣa-nirvāṇa) nên nói là thanh tịnh sáng suốt; đưa đến Vô-dư Niết-bàn (nirupadhiśeṣa-nirvāṇa) nên nói tịnh ấy không tương tục (asantati).
Trước dùng ba Tam-muội không không[2] v.v... bỏ các thiện pháp (kuśala-dharma), thọ mạng tối hậu tự nhiên chấm dứt, năm uẩn không đi cũng không tương tục, nên tịnh ấy không tương tục. Vì 108 phiền não không thể ngăn che ô nhiễm tịnh, nên nói là tịnh vô cấu.
Thật hành đạo các pháp thật tướng bất nhị ấy, từ tâm khổ pháp nhẫn cho đến tâm thứ mười lăm, gọi là Đắc; tâm thứ mười sáu, (Tâm quán lý Tứ đế qua 16 đoạn là khổ pháp nhẫn, khổ pháp trí; tập pháp nhẫn, tập pháp
[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 63.
[2] T. 27: Đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra- 大毘婆沙論), quyển 105, tr. 543a26-b24: Có ba thứ tam-ma: không không tam-ma địa, vô nguyện vô nguyện tam- ma địa, vô tướng vô tướng tam-ma địa… (1) Không không tam-ma địa: nghĩa là trước khởi không không, quán năm thủ uẩn là không; sau khởi không không định, quán trước không quán cũng là không, nghĩa là quán không cũng là không. (2) Vô nguyện vô nguyện tam- ma địa: trước khởi vô nguyện định, quán năm thủ uẩn là vô thường; sau khởi vô nguyện vô nguyện định, quán trước vô nguyện quán cũng là vô thường, nghĩa là quán vô thường cũng là vô thường. (3) Vô tướng vô tướng tam-ma địa: trước khởi vô tướng định quán trạch diệt là tịch tịnh; sau khởi vô tướng vô tướng định, quán vô tướng quán cũng là tịch tịnh, nghĩa là quán tịch tịnh phi trạch diệt cũng là tịch tịnh, tam hữu là tướng đều tịch tịnh…
* Trang 124 *
trí; diệt pháp nhẫn, diệt pháp trí; diệt loại nhẫn, diệt loại trí; đạo loại nhẫn, đạo loại trí - ND) được quả Sa-môn, gọi là Trước (trước là đắm trước vào chỗ chứng đắc không đọa lạc).
* Lại nữa, tu sáu Ba-la-mật, cho đến khi sanh tâm nhu thuận nhẫn (anulomikī-dharma-kṣānti), gọi là đắc, phát sanh vô sanh pháp nhẫn (anutpattika-dharma-kṣānti), vào Bồ-tát vị, gọi là trước. Đối với pháp thanh tịnh ấy, dùng Tâm vô sở đắc (aprāptitva), không có hai việc ấy, nên gọi là Không đắc không trước.
Tu pháp như vậy, biết hết thảy pháp rốt ráo không; vì rốt ráo không, nên không thủ tướng, vì không thủ tướng, nên không khởi làm ba nghiệp; vì không làm ba nghiệp nên không sanh vào thế gian. Thế gian tức ba cõi, trong đây vì hai nhân duyên nên không sanh: 1. Ba thứ sanh nghiệp không khởi lên. 2. Ba cõi tự tánh nó không thể có được. Trong đây Phật tổng nói nhân duyên, tức là ba cõi tự tánh không, nên nói sắc v.v... trong ba cõi tự tánh không thể có được, tịnh ấy vô tri, vì các pháp ám độn, như Phẩm trên đã nói.[1] Hết thảy pháp tánh thường chẳng sanh, vì chẳng sanh nên không thể có được; vì không thể có được nên rốt ráo thanh tịnh.
Xá-lợi-phất được Thanh văn Ba-la-mật, còn Phật là bậc nhất thiết trí (sarvajña), nhân hai vị hỏi đáp, nên các Bồ-tát tham trước Bát-nhã ba-la-mật; vì thế Xá-lợi-phất muốn dứt lòng tham trước Bát-nhã ba-la-mật của họ, nên nói:
[1] Đại trí độ luận (大智度論), quyển 94, tr. 719c12-21: Chúng sanh là kẻ phàm phu chưa vào chánh vị. Người ấy có tâm điên đảo chấp ngã, nhân phiền não mà khởi lên các ác nghiệp. Nghiệp có ba thứ là thân, miệng và ý. Ba nghiệp ấy có hai là hoặc lành hoặc dữ, hoặc hữu lậu hoặc vô lâu. Vì nghiệp dữ nên đoạ vào ba đường ác; vì nghiệp lành nên sinh vào cõi người cõi trời. nghiệp lành lại có hai: Một là ràng buộc vào cõi dục, hai là ràng buộc vào cõi sắc và cõi vô sắc. Nghiệp ràng buộc sinh vào cõi sắc và cõi vô sắc gọi là nghiệp bất động; vì nghiệp bất động nên sinh vào cõi sắc, cõi vô sắc. Như chúng sanh tự biết các pháp tính không tức thời không sinh tâm chấp trước; Tâm chấp trước không sinh nên không khởi nghiệp, cho đến không sinh vào cõi sắc, cõi vô sắc.
* Trang 125 *
Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật tuy có công đức như vậy, vì rốt ráo thanh tịnh, nên đối với Tát-bà-nhã cũng không ích không tổn, như trong mộng huyễn, tuy có được mất, cũng không ích không tổn, thí như hư không rốt ráo thanh tịnh không có gì, song cũng nhân hư không mà có việc thành tựu, và cũng không được nói hư không có tạo tác, cũng không được nói hư không không có lợi ích.
Thí ba-la-mật nhân Bát-nhã ba-la-mật mà có sở tác, thế nên nói Bát-nhã ba-la-mật không ích không tổn.
Bát-nhã ba-la-mật quán hết thảy pháp có lỗi bất tịnh, vô thường (anitya), khổ (duḥkha), không (śūnya), vô ngã (anātman), bất sanh (anutpatti), bất diệt (anirodha), chẳng phải bất sanh, chẳng phải bất diệt v.v... đủ các nhân duyên tán thán dứt hý luận (prapañca) về các quán, dứt đường ngôn ngữ, nên nói Bát-nhã ba-la-mật thanh tịnh, không chấp thủ đối các pháp.
Dứt hý luận về các quán, dứt đường ngôn ngữ, thời tức là vào tướng pháp tánh, thế nên trong đây nói pháp tánh bất động.
KINH: Bấy giờ, Tuệ-mạng Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, vì ngã tịnh nên sắc tịnh.
- Phật dạy: Vì rốt ráo tịnh.
- Tu-bồ-đề thưa: Vì nhân duyên gì mà ngã tịnh nên sắc tịnh, rốt ráo tịnh?
* Trang 126 *
- Phật dạy: Ngã không có gì của chính nó nên sắc không có gì của chính nó, rốt ráo tịnh.
- Bạch đức Thế Tôn, ngã tịnh nên thọ (vedanā), tưởng (saṃjña), hành (saṃskāra), thức (vijñāna) tịnh.
- Phật dạy: Vì rốt ráo tịnh.
- Tu-bồ-đề thưa: Vì nhân duyên gì nên ngã tịnh; thọ, tưởng, hành, thức tịnh nên rốt ráo tịnh?
- Phật dạy: Ngã không có gì của chính nó, nên thọ, tưởng, hành, thức không có gì của chính nó, nên rốt ráo tịnh.[1]
- Bạch đức Thế Tôn, ngã tịnh nên Thí ba-la-mật tịnh, ngã tịnh nên Giới ba-la-mật tịnh, ngã tịnh nên Nhẫn ba-la-mật tịnh, ngã tịnh nên Tấn ba-la-mật tịnh, ngã tịnh nên Thiền ba-la-mật tịnh.
- Bạch đức Thế Tôn, ngã tịnh nên Bát-nhã ba-la-mật tịnh. Ngã tịnh nên bốn niệm xứ tịnh (smṛtyupasthāna). Ngã tịnh nên cho đến tám thánh đạo phần tịnh (āryāṣṭāṅgika-mārga). Ngã tịnh nên Phật mười lực tịnh (daśa-balāni). Ngã tịnh nên cho đến mười tám pháp không chung tịnh.[2]
- Phật dạy: Vì rốt ráo tịnh.
- Tu-bồ-đề thưa: Vì nhân duyên gì, nên Thí ba-la-mật tịnh, ngã tịnh cho đến mười tám pháp không chung tịnh?
[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 436, tr. 194a6-10: Lúc bấy giờ Cụ thọ Thiện Hiện bạch phật rằng: Bạch đức Thế-tôn! Ngã thanh tịnh, sắc, thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh. Phật dạy: vì rốt ráo tịnh. Bạch đức Thế-tôn! Vì nhân duyên gì thiết lập ngã thanh tịnh, sắc, thọ, tưởng, hành, thức thanh tịnh, vì rốt ráo tịnh. Này Thiện Hiện! ngã không có gì của chính nó, sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng không có gì của chính nó, vì rốt ráo tịnh.
[2] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 436, tr. 194b1-20: Bạch đức Thế-tôn! Ngã thanh tịnh, bố-thí ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa thanh tịnh. phật dạy: như vậy vì rốt ráo tịnh. Bạch đức Thế-tôn! Vì nhân duyên gì nói ngã thanh tịnh, bố-thí ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa thanh tịnh, vì rốt ráo tịnh… . … Này thiện Hiện! ngã không có gì của chính nó, tứ niệm xứ cho đến tám thánh đạo cũng không có gì của chính nó, vì rốt ráo tịnh… . … Này Thiện Hiện! ngã không có gì của chính nó, Như-lai mười lực cho đến 18 pháp không chung cũng không có gì của chính nó, vì rốt ráo tịnh.
* Trang 127 *
- Phật dạy: Vì ngã không có gì của chính nó, nên Thí ba-la-mật không có gì của chính nó, cho đến mười tám pháp không chung (āveṇikadharma) không có gì của chính nó, nên tịnh.
- Bạch đức Thế Tôn, ngã tịnh nên Tu-đà-hồn quả tịnh (srota-āpanna ); ngã tịnh nên Tư-đà-hàm quả tịnh (sakṛd-āgāmin); ngã tịnh nên A-na-hàm quả tịnh (anāgāmin); ngã tịnh nên A-la-hán quả tịnh (arhat); ngã tịnh nên Bích-chi Phật đạo tịnh (pratyeka-buddha); ngã tịnh nên Phật đạo tịnh.
Phật dạy: Vì rốt ráo tịnh.
Tu-bồ-đề thưa: Vì nhân gì ngã tịnh, nên Tu-đà-hồn quả tịnh, Tư-đà-hàm quả tịnh, A-na-hàm quả tịnh, A-la-hán quả tịnh, Bích-chi Phật đạo tịnh, Phật đạo tịnh?
- Phật dạy: Vì tự tướng không.
- Bạch đức Thế Tôn, ngã tịnh nên nhất thiết trí tịnh (sarvajña).
- Phật dạy: Vì rốt ráo tịnh.
- Tu-bồ-đề thưa: Vì nhân duyên gì ngã tịnh nên nhất thiết trí tịnh?
- Phật dạy: Vì vô tướng vô niệm.
- Bạch đức Thế Tôn, vì hai tịnh nên vô đắc vô trước.
* Trang 128 *
- Phật dạy: Vì rốt ráo tịnh.
- Tu-bồ-đề thưa: Vì nhân duyên gì, do hai tịnh nên vô đắc vô trước, là rốt ráo tịnh.
- Phật dạy: Vì không nhơ không sạch.[1]
- Bạch đức Thế Tôn, vì ngã vô biên nên sắc tịnh, thọ, tưởng, hành, thức tịnh.
- Phật dạy: Vì rốt ráo tịnh.
- Tu-bồ-đề thưa, vì nhân duyên gì ngã vô biên nên sắc tịnh? Thọ (vedanā), tưởng (saṃjña), hành (saṃskāra), thức tịnh (vijñāna)?
- Phật dạy: Vì rốt ráo không (atyanta-śūnyatā), vô thỉ không (anavarāgra-śūnyatā).
- Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, nếu Bồ-tát ma-ha-tát biết được như vậy, ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát Bát-nhã ba-la-mật.
- Phật dạy: Vì rốt ráo tịnh.
Tu-bồ-đề thưa: Vì nhân duyên gì Bồ-tát ma-ha-tát biết được như vậy, gọi là Bồ-tát ma-ha-tát Bát-nhã ba-la-mật?
- Phật dạy: Vì biết đạo chủng.
- Bạch đức Thế Tôn, nếu Bồ-tát ma-ha-tát tu Bát-nhã ba-la-mật, do sức phương tiện (trí tuệ) nên nghĩ rằng: Sắc chẳng biết sắc; thọ, tưởng, hành, thức chẳng biết thọ, tưởng, hành, thức; pháp quá khứ chẳng biết
[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 436, tr. 194b20-194c3-6,
* Trang 129 *
pháp quá khứ, pháp vị lai chẳng biết pháp vị lai, pháp hiện tại chẳng biết pháp hiện tại.[1]
Phật dạy: Bồ-tát ma-ha-tát tu Bát-nhã ba-la-mật do sức phương tiện không nghĩ rằng: Ta thí cho người kia, ta trì giới, trì giới như vậy; ta tu nhẫn, tu nhẫn như vậy; ta tinh tấn, tinh tấn như vậy; ta nhập thiền, nhập thiền như vậy; ta tu trí tuệ, tu trí tuệ như vậy; ta được phước đức, được phước đức như vậy; ta sẽ vào pháp vị Bồ-tát, ta sẽ làm nghiêm tịnh cõi Phật, thành tựu tuệ giác cho chúng sanh, sẽ được trí nhất thiết chủng (sarvathā-jñāna).[2]
Tu-bồ-đề, Bồ-tát ma-ha-tát ấy tu Bát-nhã ba-la-mật, do sức phương tiện, không có các ức tưởng phân biệt (saṃjñā-vikalpa): nội không (adhyātma-śūnyatā), ngoại không (bahirdhā-śūnyatā), nội ngoại không (adhyātma-bahirdhā-śūnyatā), không không (śūnyatā-śūnyatā), đại không (mahā-śūnyatā), đệ nhất nghĩa không (paramārtha-śūnyatā), hữu vi không (saṃskṛta-śūnyatā), vô vi không (asaṃskṛta-śūnyatā), vô thỉ không (anavarāgra-śūnyatā), tán không (anavakāra-śūnyatā), tánh không (prakṛti śūnyatā), chư pháp không (sarva-dharma-śūnyatā), tự tướng không (svalakṣaṇa-śūnyatā).
Tu-bồ-đề, ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát tu Bát-nhã ba-la-mật; do sức phương tiện nên không có chướng ngại.
LUẬN: Ban đầu Phật sai Tu-bồ-đề nói Bát-nhã,[3] nếu có lời nói gì, không nên tìm nhân duyên của nó, nếu người khác nói thời nên tìm nhân duyên. Xá-lợi-phất đã hỏi tướng thanh tịnh, Phật tác chứng, nay Tu-bồ-đề nói tướng thanh tịnh, Phật cũng tác chứng.
[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 436, tr. 195a21-195b16.
[2] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 436, tr. 195b16-26.
[3] T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 41, giải thích phẩm ba giả thứ 7 (釋三假品), tr. 357a6-8: Bấy giờ Phật bảo Tuệ mạng Tu-bồ-đề: Ông hãy dạy Bát-nhã ba-la-mật cho các Bồ-tát ma-ha-tát, như các Bồ-tát ma-ha-tát đáng được thành tựu Bát-nhã ba-la-mật.
* Trang 130 *
Ngã thanh tịnh nên năm uẩn thanh tịnh là như ngã rốt ráo không có gì của chính nó, không thể có được, năm uẩn cũng như vậy, rốt ráo không (atyanta-śūnyatā), tức là ngã thanh tịnh. Năm uẩn thanh tịnh khó hiểu, ngã “không” dễ hiểu, nhưng năm uẩn “Không” khó hiểu, thế nên lấy việc dễ hiểu dụ việc khó hiểu.
Sáu Ba-la-mật cho đến mười tám pháp không chung (āveṇikadharma); quả Tu-đà-hồn cho đến Phật đạo cũng như vậy. Vì ngã tịnh nên pháp cũng tịnh.
Hỏi: Trên nói ngã không có gì của chính nó nên sắc cho đến mười tám pháp không chung cũng không có gì của chính nó, nay cớ sao nói quả Tu-đà-hồn cho đến Phật đạo, tự tướng không?
Đáp: Ngã do nhân duyên hòa hợp giả gọi là sanh, đối với vô ngã có điên đảo chấp ngã, thế nên nói ngã hư dối, không có gì của chính nó (aprāptitva). Vì năm uẩn thuộc ở nơi nhân duyên, nên không có gì của chính nó (aprāptitva). Thí ba-la-mật v.v... tuy thiện mà là pháp hữu vi tạo tác, còn Bồ-tát thấy đúng thực nên nói là không có gì của chính nó, quả Tu-đà-hồn v.v... là pháp vô vi, pháp vô vi tự tướng không, nghĩa là vô sanh vô diệt, vô trú vô dị, thế nên không nói là không có gì của chính nó, chỉ nói là tự tướng không (svalakṣaṇa-śūnyatā).
* Lại nữa, vì nơi pháp hữu vi vì tà hạnh nhiều nên nói là không có gì của chính nó, trong pháp vô vi vì không sanh diệt, không tà hạnh, nên nói là tự tướng không (svalakṣaṇa-śūnyatā).
* Trang 131 *
Ngã tịnh, trí nhất thiết chủng tịnh là vì Bồ-tát hiểu sâu nên vô tướng vô niệm. Vô tướng là vô tướng tam-muội, vô niệm là đối với vô tướng tam-muội cũng không niệm.
Nay Tu-bồ-đề biết Bát-nhã ba-la-mật thật thanh tịnh, nên bạch Phật vì do hai tịnh nên vô đắc vô trước.
Thanh tịnh có hai thứ: 1. Dùng nhị pháp thanh tịnh. 2. Dùng bất nhị pháp thanh tịnh. Nhị pháp thanh tịnh là danh tự thanh tịnh; dùng bất nhị pháp thanh tịnh là chơn thanh tịnh.
Phật dạy: Tướng các pháp rốt ráo không, tại sao dùng nhị pháp thanh tịnh, có đắc có trước? Trong đây nói nhân duyên; tức là hết thảy pháp không nhơ không sạch. Trong hai thanh tịnh, phân biệt là nhơ là sạch.
Vì ngã vô biên nên năm uẩn thanh tịnh là như ngã không (ātma-śūnyatā), vì không nên vô biên, năm uẩn cũng như vậy.
Hỏi: Thường nói vì rốt ráo thanh tịnh, nay cớ sao lại nói rốt ráo không (atyanta-śūnyatā), vô thỉ không (anavarāgra-śūnyatā)?
Đáp: Rốt ráo không tức là rốt ráo thanh tịnh. Vì người ta sợ không, nên không nói chữ không, mà nói chữ thanh tịnh.
Trong đây nói ngã vô biên, ngã tức là chúng sanh, chúng sanh không, vì sao? Vì vô thỉ không (anavarāgra-śūnyatā).
* Trang 132 *
Nói biết được như vậy ấy gọi Bát-nhã là có thể thấy chúng sanh không (ātma-śūnyatā), pháp không (dharma-nairātmya), hết thảy pháp rốt ráo không (atyanta-śūnyatā), ấy gọi là Bát-nhã ba-la-mật. Bát-nhã ba-la-mật tức là rốt ráo thanh tịnh. Chư Phật thường đáp rốt ráo không, thế nên hỏi: Nếu nói rốt ráo không, sao còn nói Bồ-tát biết được như vậy, gọi là Bồ-tát Bát-nhã? (đây nạn rốt ráo không, vì rốt ráo không thời không có biết).
Phật dạy: Biết đạo chủng.[1] Bồ-tát tuy biết hết thảy pháp rốt ráo không, song muốn làm cho chúng sanh biết được rốt ráo không ấy, để xa lìa tâm chấp trước. Chỉ vì phá tâm chấp trước nên nói rốt ráo không, chứ chẳng phải thật có nhất định (nói rốt ráo không, tức là đáp về đạo chủng trí).
Bấy giờ, Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, người tu Bát-nhã nghĩ rằng: Sắc chẳng biết sắc v.v... Ý Phật Bát-nhã không có định tướng, chỉ vì đạo chủng trí nên phân biệt nói (1. Nhất thiết trí, là trí của Nhị thừa, biết tổng tướng các pháp, tức là biết tướng không, nhiều trường hợp nhứt thiết trí cũng là trí của Phật. 2. Đạo chủng trí, là trí của Bồ-tát, biết đạo pháp mỗi mỗi sai biệt; 3. Nhất thiết chủng trí, là trí của Phật, sáng suốt viên mãn, thông đạt tổng tướng biệt tướng, biết pháp hóa đạo dứt hoặc sai khác. Đúng thật ba trí không rời nhau - N.D). Khiến Bồ-tát ma-ha-tát có phương tiện nên pháp tuy rốt ráo không, cũng biết rằng sắc chẳng biết sắc v.v... như vậy. Quán hết thảy pháp rốt ráo không, chỉ có trí tuệ năng
[1] T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 84, phẩm Tam tuệ thứ 70 (三惠品70), tr. 649a6-14: Đạo chủng trí là trí của Bồ tát. Đạo có bốn thứ là: Đạo thọ phước lạc trong cõi nhân thiên; nghĩa là gieo trồng phước đức thọ quả bảo phước lạc trong trời, người, cọng với ba thừa đạo thành bốn. Pháp của Bồ tát là dẫn đường cho chúng sanh, đưa vào nhị thừa. Nếu người không thể vào Niết bàn, thời đưa vào phước lạc cõi người cõi trời, làm nhân duyên cho Niết bàn. Đạo phước lạc của thế gian là mười điều thiện và phước đức bố thí; ba mươi phẩm trợ đạo và sáu ba la mật là đạo của Bồ tát, Bồ tát nên biết rõ ràng các đạo. Bồ tát dùng Phật đạo để làm lợi mình, lợi người và dùng ba đạo kia chỉ vì chúng sanh; ấy gọi là đạo chủng trí của Bồ tát.
* Trang 133 *
quán tồn tại, không nên rốt ráo không, vì dẫn đạo chúng sanh bỏ tâm chấp trước, khiến vào rốt ráo không.
Phật đáp: Nếu Bồ-tát tu Bát-nhã có phương tiện, thời có thể quán pháp bên ngồi rốt ráo không (atyanta-śūnyatā), sắc chẳng biết sắc v.v..., bên trong tự quán nội tâm cũng với lực phương tiện như vậy. Nếu khi tu bố thí, không khởi tâm nghĩ rằng: Ta thí cho, người kia nhận lấy.
Trước đây Tu-bồ-đề nói sắc chẳng biết sắc, là hết thảy pháp không (sarvadharma-śūnyatā), cho nên không biết nhau. Không biết nhau nên không làm. Phá hai sự tức là phá người nhận và vật bố thí (hai sự này đều ở bên ngồi). Nay thì phá người cho, cho đến phá ngã. Tu trí nhất thiết chủng (sarvathā-jñāna) cũng như vậy. Trong đây nói nhân duyên; Bồ-tát tu Bát-nhã, nhờ sức phương tiện nên không phân biệt như vậy, vì nội không nên cho đến tự tướng không (svalakṣaṇa-śūnyatā), mười ba không ấy phá các pháp trọn hết, còn năm thứ “Không” sau là tổng tướng, ấy gọi là Bồ-tát không có chi ngăn ngại. Không có chi ngăn ngại là vì lấy mười tám không ấy mà không hết thảy pháp (sarvadharma), không có chi ngăn ngại.
(Hết cuốn 63 theo bản Hán).
KINH: Bấy giờ Thích-đề-hồn-nhân hỏi Tu-bồ-đề: Thế nào là pháp chướng ngại của thiện nam tử khi cầu đạo Bồ-tát?
* Trang 134 *
Tu-bồ-đề đáp: Kiều-thi-ca (Kauśika)! Có thiện nam tử, thiện nữ nhân, cầu đạo Bồ-tát, chấp thủ tâm tướng, tức là thủ tướng Thí ba-la-mật, thủ tướng Giới ba-la-mật, tướng Nhẫn ba-la-mật, tướng Tấn ba-la-mật, tướng Thiền ba-la-mật, tướng Bát-nhã ba-la-mật; thủ tướng nội không (adhyātma-śūnyatā), ngoại không (bahirdhā-śūnyatā), nội ngoại không (adhyātma-bahirdhā-śūnyatā), cho đến tướng vô pháp hữu pháp không (abhāva-svabhāva-śūnyatā); thủ tướng bốn niệm xứ cho đến tướng tám Thánh đạo phần; thủ tướng Phật mười lực cho đến tướng mười tám pháp không chung; thủ tướng chư Phật; thủ tướng thiện căn của chư Phật, hòa hợp hết thảy phước đức ấy, thủ tướng hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề (anuttarā-saṃyak-saṃbodhi).[1]
Kiều-thi-ca, ấy gọi là sự chướng ngại của thiện nam tử, thiện nữ nhân khi cầu Bồ-tát đạo, vì sự ấy nên không thể không bị chướng ngại khi tu Bát-nhã ba-la-mật, vì sao? Kiều-thi-ca, vì sắc tướng không thể hồi hướng; thọ, tưởng, hành, thức tướng không thể hồi hướng, cho đến trí nhất thiết chủng tướng không thể hồi hướng.[2]
* Lại nữa, Kiều-thi-ca, nếu Bồ-tát ma-ha-tát khai thị, giáo hóa, làm lợi ích, vui mừng cho người khác về Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề (anuttarā-saṃyak-saṃbodhi), khai thị, giáo hóa, làm lợi ích, vui mừng cho người khác về thật tướng hết thảy các pháp. Nếu thiện nam tử, thiện
[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 436, Thanh tịnh phẩm 40 (清淨品40), tr. 195c5-20: Bấy giờ, Thiên Ðế Thích hỏi Thiện Hiện rằng: Bạch Ðại đức! Làm sao biết được các thiện nam tử, thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa, khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa khởi ra chấp trước?
Thiện Hiện đáp rằng: Kiều Thi Ca (Kauśika)! Các thiện nam tử thiện nữ nhân trụ Bồ-tát thừa, khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa không phương tiện khéo léo nên khởi tưởng tự tâm. Khởi tưởng bố thí, khởi tưởng bố thí ba-la-mật-đa. Khởi tưởng tịnh giới, khởi tưởng tịnh giới ba-la-mật-đa. Khởi tưởng tinh tiến, khởi tưởng tinh tiến ba-la-mật-đa. Khởi tưởng tịnh lự, khởi tưởng tịnh lự ba-la-mật-đa. Khởi tưởng bát-nhã , khởi tưởng bát-nhã ba-la-mật-đa.
Khởi tưởng nội không (adhyātma-śūnyatā), khởi tưởng ngoại không (bahirdhā-śūnyatā) cho đến vô tánh tự tánh không. Khởi tưởng bốn niệm trụ, khởi tưởng bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi. Khởi tưởng Như Lai mười lực, khởi tưởng bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp khôgn chung. Khởi tưởng nhất thiết trí; khởi tưởng đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.
Khởi tưởng chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Khởi tưởng các Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác. Khởi tưởng ở chỗ Phật trồng căn lành. Khởi tưởng đem căn lành đã trồng như thế nhóm hợp cân lường, cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng giác.
[2] T.7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 436, Thanh tịnh phẩm 40 (清淨品40), tr.195c20-28: Kiều Thi Ca! Do đấy biết được các thiện nam tử, thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa, khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa khởi ra chấp trước.
Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử thiện nữ nhân này, bởi bị chấp trước đây ràng buộc nên chẳng năng tu hành vô trước Bát-nhã ba-la-mật-đa, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vì cớ sao?
Kiều Thi Ca! Chẳng phải bản tánh sắc khả năng hồi hướng, chẳng phải bản tánh thọ tưởng hành thức khả năng hồi hướng. Cho đến chẳng phải bản tánh nhất thiết trí khả năng hồi hướng; chẳng phải bản tánh đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí khả năng hồi hướng.
* Trang 135 *
nữ nhân cầu Bồ-tát đạo khi tu Thí ba-la-mật, không nên phân biệt rằng: “Ta bố thí (dāna), ta trì giới (śīla), ta nhẫn nhục (kṣānti), ta tinh tấn (vīrya), ta nhập thiền (dhyāna), ta tu trí tuệ (jñāna); ta tu nội không (adhyātma-śūnyatā), ngoại không (bahirdhā-śūnyatā), nội ngoại không (adhyātma-bahirdhā-śūnyatā), cho đến ta tu vô pháp hữu pháp không (abhāva-svabhāva-śūnyatā); ta tu bốn niệm xứ (smṛtyupasthāna), cho đến ta tu Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề (anuttarā-saṃyak-saṃbodhi)”.[1]
Thiện nam tử, thiện nữ nhân, nên như vậy khai thị, giáo hóa, làm lợi ích, vui mừng cho người khác về Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề (anuttarā-saṃyak-saṃbodhi). Nếu khai thị, giáo hóa làm lợi ích, vui mừng về Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề (anuttarā-saṃyak-saṃbodhi) như vậy, thời tự không có sai lầm,[2] cũng như Phật thuyết pháp, khai thị, giáo hóa làm lợi ích, vui mừng làm cho thiện nam tử, thiện nữ nhân xa lìa mọi pháp chướng ngại.[3]
Bấy giờ Phật tán thán Tu-bồ-đề: Lành thay! Như ông vì Bồ-tát nói các sự chướng ngại. Tu-bồ-đề, ông nay lại nghe ta nói tướng chướng ngại vi tế. Tu-bồ-đề, hãy nhất tâm khéo nghe!
Phật bảo Tu-bồ-đề: Có thiện nam tử, thiện nữ nhân, phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, mà thủ tướng niệm Phật. Tu-bồ-đề, tướng có thể thủ đều là tướng chướng ngại.
Lại đối với thiện căn có được của chư Phật ở khoảng trung gian từ sơ phát tâm cho đến khi vào pháp vị, mà thủ tướng ức niệm; thủ tướng ức niệm
[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 436, tr. 195c29-196a22: Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu Bồ-tát ma-ha-tát muốn đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề khai thị, khuyến hóa, tán thán vui mừng kẻ hữu tình khác, nên quán thật tánh các pháp bình đẳng, tùy đấy tác ý khai thị, khuyến hóa, tán thán vui mừng kẻ hữu tình khác, là khởi lời này :
Các ngươi thiện nam tử, thiện nữ nhân, khi tu hành bố thí Thiên Ðế Thích Ba-la-mật-đa chẳng nên phân biệt ta năng hành thí. Khi tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa chẳng nên phân biệt ta năng trì giới. Khi tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa chẳng nên phân biệt ta năng tu nhẫn. Khi tu hành tinh tiến Ba-la-mật-đa chẳng nên phân biệt ta năng tinh tiến. Khi tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa chẳng nên phân biệt ta năng vào định. Khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa chẳng nên phân biệt ta năng tập huệ.
Khi hành nội không chẳng nên phân biệt ta trụ nội không. Khi hành ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không chẳng nên phân biệt ta năng trụ ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không.
Khi tu bốn niệm trụ chẳng nên phân biệt ta năng tu bốn niệm trụ. Khi tu bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi, chẳng nên phân biệt ta năng tu bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi.
Khi tu Như Lai mười lực chẳng nên phân biệt ta năng tu Như Lai mười lực. Khi tu bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp không chung, chẳng nên phân biệt ta năng tu bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp không chung.
Khi tu nhất thiết trí chẳng nên phân biệt ta năng tu nhất thiết trí. Khi tu đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chẳng nên phân biệt ta năng tu đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Khi tu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, chẳng nên phân biệt ta năng tu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Kiều Thi Ca! Các Bồ-tát ma-ha-tát muốn đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề khai thị, khuyến hóa, tán thán vui mừng kẻ hữu tình khác, nên chỉ hiện khuyên dẫn khen gắng vui mừng các hữu tình khác như thế.
[2] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 436, tr. 196a22-25: Nếu Bồ-tát ma-ha-tát đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề kia, khai thị, khuyến hóa, tán thán vui mừng kẻ hữu tình khác như thế, đối mình không tổn cũng chẳng tổn người.
[3] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 436, tr. 196a25-28: Như đã được các Ðức Như Lai khai thị, khuyến hóa, tán thán vui mừng kẻ hữu tình vậy.
* Trang 136 *
rồi, hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề (anuttarā-saṃyak-saṃbodhi). Tu-bồ-đề, tướng có thể thủ, đều là tướng chướng ngại.
Lại, đối với các thiện căn của chư Phật và đệ tử, và thiện căn của chúng sanh khác mà thủ tướng hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề (anuttarā-saṃyak-saṃbodhi); tướng có thể thủ đều là tướng chướng ngại, vì sao? Vì không nên thủ tướng mà ức niệm chư Phật, cũng không nên thủ tướng mà nghĩ đến thiện căn của chư Phật.[1]
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật ấy rất sâu xa.
Phật dạy: Vì thường xa lìa hết thảy pháp.[2]
Tu-bồ-đề thưa: Bạch đức Thế Tôn, con sẽ kính lễ Bát-nhã ba-la-mật.
Phật bảo Tu-bồ-đề: Bát-nhã ba-la-mật ấy không khởi không tác, nên không có năng đắc.
Tu-bồ-đề thưa: Bạch đức Thế Tôn! Hết thảy pháp (sarvadharma) cũng không thể có được (an-upalambha).[3]
Phật dạy: Hết thảy pháp một tánh, chẳng phải hai tánh. Tu-bồ-đề, một pháp tánh (dharmatā) ấy cũng vô tánh. Vô tánh ấy tức là tánh, tánh ấy không khởi không tác. Như vậy, Tu-bồ-đề, Bồ-tát ma-ha-tát, nếu biết
[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 436, tr.196a28-b17: Bấy giờ, Thế Tôn khen Thiện Hiện rằng: hay thay hay thay! Ngươi nay khéo hay vì các Bồ tát nói tướng chấp trước, khiến các thiện nam tử thiện nữ nhân tới Ðại thừa lìa tướng chấp trước, tu các hạnh Bồ-tát ma-ha-tát .
Thiện Hiện! Lại còn có các chấp trước nhỏ nhiệm này nữa sẽ vì ngươi nói, ngươi hãy lắng nghe và khéo tác ý.
Thiện Hiện thưa rằng: Cúi xin nói cho, chúng con muốn nghe.
Phật nói: Thiện Hiện! Các thiện nam tử thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa, muốn tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, hoặc đối Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác nhớ nghĩ lấy tướng đều là chấp trước. Hoặc đối công đức vô trước của tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác quá khứ vị lai hiện tại, từ sơ phát tâm cho đến pháp trụ có bao căn lành nhớ nghĩ lấy tướng. Ðã nhớ nghĩ rồi thâm tâm tùy hỷ. Ðã tùy hỷ rồi, cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nhớ nghĩ lấy tướng tất cả như thế đều gọi chấp trước.
Hoặc đối tất cả đệ tử Như Lai và hữu tình khác đã tu thiện pháp nhớ nghĩ lấy tướng, thâm tâm tùy hỷ. Ðã tùy hỷ rồi cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Tất cả như thế cũng gọi chấp trước. Vì cớ sao?
Thiện Hiện! Ðối các Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác và các đệ tử hoặc hữu tình khác công đức căn lành, chẳng nên lấy tướng nhớ nghĩ phân biệt, vì các tướng ấy đều hư vọng vậy.
[2] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 436, tr. 196b18-19: Khi ấy, Cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy rất là thẳm sâu. Phật nói: Như thế, vì tất cả pháp bản tánh lìa vậy.
[3] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 436, tr. 196b20-22: Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy đều nên kính lễ. Phật nói: Như thế, vì công đức nhiều vậy. Nhưng Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây vô tạo vô tác, không kẻ năng chứng. Bạch Thế Tôn! Tất cả pháp tánh chẳng thể chứng giác?
* Trang 137 *
các pháp một tánh là vô tánh, không khởi không tác, thời xa lìa hết thảy tướng chướng ngại.[1]
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật ấy khó biết khó hiểu.
Phật dạy: Như lời ông nói, Bát-nhã ba-la-mật ấy không có kẻ thấy, không có kẻ nghe, không có kẻ biết, không có kẻ hiểu, không có kẻ đắc.[2]
Bạch đức Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật ấy không thể nghĩ bàn (a-cintya).
Phật dạy: Như lời ông nói, Bát-nhã ba-la-mật ấy, không từ tâm sanh, không từ sắc (rūpa), thọ (vedanā), tưởng (saṃjña), hành (saṃskāra), thức (vijñāna) sanh, cho đến không từ mười tám pháp không chung sanh.[3]
LUẬN: Hỏi: Nếu trái với vô ngại (apratihata) gọi là ngại; cớ sao Đế-thích lại hỏi ngại?
Đáp: Pháp chướng ngại của Bồ-tát vi diệu, hợp vào các thiện pháp, người lợi căn (tikṣa-indriya) hiểu được, người độn căn không hiểu. Vì khó hiểu nên ở trước Phật còn hỏi lại; pháp chướng ngại là những gì? Đó là Bồ-tát phân biệt về tâm xan lẫn, tâm bố thí, tâm bỏ xan lẫn, tâm thủ tướng bố thí; ấy gọi là thủ tâm tướng, biết vật bố thí quý tiện, biết tu tập bố thí có thể cho tất cả. Thủ tướng về các thiện pháp bố thí ba-la-mật thí cho đến phước đức tùy hỷ ấy, tuy là diệu, song do
[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 436, tr. 196b22-28: Phật nói: Như thế, vì tất cả pháp bản tánh duy nhất, năng chứng sở chứng bất khả đắc vậy. Thiện Hiện phải biết: Các pháp nhất tánh tức là vô tánh. Các pháp vô tánh tức là nhất tánh. Như vậy các pháp nhất tánh vô tánh là bản tánh thật. Bản thật tánh đây vô tạo vô tác.
Thiện Hiện! Nếu Bồ-tát ma-ha-tát năng như thật biết các sở hữu pháp nhất tánh vô tánh vô tạo vô tác thời năng xa lìa được tất cả chấp trước.
[2] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 436, tr. 196b28-c2: Phật nói: Như vậy, bởi Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây không có kẻ thấy, không có kẻ nghe, không có kẻ hiểu, không có kẻ biết, vì lìa tướng chứng vậy.
[3] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 436, tr. 196c2-20: Bạch Thế Tôn! Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế bất khả tư nghì.
Phật nói: Như vậy, bởi Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây chẳng thể đem tâm lấy, vì lìa tâm tướng vậy. Chẳng thể đem sắc cho đến thức lấy, vì lìa tướng kia vậy. Chẳng thể đem nhãn cho đến ý lấy, vì lìa tướng kia vậy. Chẳng thể đem sắc cho đến pháp lấy, vì lìa tướng kia vậy. Chẳng thể đem nhãn thức cho đến ý thức lấy, vì lìa tướng kia vậy.
Chẳng thể đem bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa lấy, vì lìa tướng kia vậy. Chẳng thể đem nội không cho đến vô tánh tự tánh không lấy, vì lìa tướng kia vậy. Chẳng thể đem bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi lấy, vì lìa tướng kia vậy. Chẳng thể đem Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp không chung lấy, vì lìa tướng kia vậy. Chẳng thể đem nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí lấy, vì lìa tướng kia vậy. Chẳng thể đem tất cả pháp lấy, vì lìa tướng kia vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế chẳng từ sắc sanh, cho đến chẳng từ tất cả pháp sanh.
Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế không bị tạo tác ?
Phật nói: Như vậy, vì các tác giả bất khả đắc vậy. Thiện Hiện ! Sắc bất khả đắc nên tác giả bất khả đắc, thọ tưởng hành thức bất khả đắc nên tác giả bất khả đắc. Cho đến tất cả pháp bất khả đắc nên tác giả bất khả đắc.
Thiện Hiện! Do các tác giả và sắc thảy pháp bất khả đắc nên Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế không bị tạo tác.
* Trang 138 *
trong chấp ngã, ngồi chấp pháp, nên rơi vào pháp chướng ngại, thí như ăn tuy thơm ngon, ăn qua rồi sinh bệnh.
Trong đây Tu-bồ-đề nói nhân duyên: Tướng các pháp sắc v.v... rốt ráo không (atyanta-śūnyatā), nên không thể hồi hướng đạo vô thượng được.
Trên nói tướng chướng ngại, nay nói tướng không chướng ngại, tức là Bồ-tát muốn giáo hóa đạo vô thượng cho người khác, phải đem thật pháp khai thị, giáo hóa làm lợi ích, vui mừng. Nghĩa thị, giáo, lợi, hỷ, như trước đã nói.[1]
Thật pháp là dứt các ức tưởng phân biệt, nên nói khi bố thí, không phân biệt rằng ta cho, v.v.... Nếu giáo hóa được như vậy, được hai thứ lợi: 1. Tự không có sai lầm. 2. Cũng như pháp Phật chứng được đem giáo hóa người khác.
Trái với vô lượng tướng chướng ngại như vậy, gọi là tướng không chướng ngại.
Hỏi: Phật đã tán thán Tu-bồ-đề nói về tướng không chướng ngại, nay cớ sao còn tự nói tướng chướng ngại vi tế?
Đáp: Phật cứ theo lực Tu-bồ-đề mà tán thán, ông là người bỏ chúng sanh mà có thể nói được tướng chướng ngại của Bồ-tát. Tướng chướng ngại vi tế, lực Tu-bồ-đề không thể biết kịp được; thế nên Phật tự nói: Tướng chướng ngại vi tế, ông hãy nhất tâm khéo nghe, vì sao vậy? Bồ-tát dùng tâm thủ tướng niệm Phật, đều là chướng ngại.
[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 54.
* Trang 139 *
Tướng vô tướng, là Bát-nhã ba-la-mật, Phật từ trong Bát-nhã xuất sanh, cũng là tướng vô tướng.[1] Tâm chấp trước thiện căn, thủ tướng hồi hướng, là quả báo có tận cùng của thế gian, bị tạp độc nên không thể được đạo Vô thượng.
Hỏi: Trên nói chướng ngại thô nói là chấp thủ tướng, nay trong chướng ngại vi tế cũng nói là chấp thủ tướng, có gì sai biệt?
Đáp: Trên nói ta là người cho, kia là kẻ nhận, nay chỉ nói thủ tướng.
* Lại nữa, nay nói các Bồ-tát niệm Phật tam-muội, nên tướng vi tế, sự chướng ngại trong người có tâm vi tế, ấy gọi là chướng ngại vi tế.
Tu-bồ-đề biết điều Phật dạy thâm diệu, chẳng phải mình biết được, thế nên tán thán: “Rất sâu xa”.
Phật dạy: Hết thảy pháp thường xa lìa tướng.
Phật dạy: Bát-nhã ấy lìa hết thảy pháp, lìa hết thảy pháp, nên tướng vi tế không vào trong Bát-nhã ba-la-mật được.
Tu-bồ-đề hoan hỷ thưa: Con sẽ làm lễ Bát-nhã. Ý Tu-bồ-đề nghĩ rằng: “Ta hiểu được tướng Bát-nhã ba-la-mật rất sâu thẳm, nên phát tâm, ta nên làm lễ”.
[1] Đại trí độ luận, quyển 61, 65, 87, 88, 94.
* Trang 140 *
Phật dạy: Bát-nhã ba-la-mật ấy không khởi không tác, nên mười phương như hằng hà sa Phật còn không nói được, huống ông là người Thanh văn làm sao nói được.
Tu-bồ-đề thưa: Bạch đức Thế Tôn! Chẳng phải chỉ Bát-nhã mà hết thảy pháp đều vô tri vô đắc.
Phật dạy: Các pháp một tánh không hai. Một tánh tức là tánh rốt ráo không. Không hai là không có vừa rốt ráo vừa không rốt ráo. Một pháp tánh tức là vô tánh, không nên chấp trước, không nên thủ tướng rốt ráo không, vì sao? Vì do nhân duyên hòa hợp sanh.
Tu-bồ-đề nghĩ rằng: Nếu vô tánh tức là tánh, vì không khởi không tác, tức sự khổ đời sau không còn tiếp nối. Biết được Bát-nhã ba-la-mật như vậy, mọi chướng đều xa lìa. Nếu xa lìa các chướng ngại, thời tự tại được vô thượng đạo.
Tu-bồ-đề nghe nói như vậy, nghĩ rằng: Ta cho là được, Phật bảo chẳng được, Bát-nhã ba-la-mật ấy khó hiểu khó biết?
Phật đáp: Chẳng phải riêng ông khó, mà hết thảy chúng sanh không có ai thấy, không có ai nghe, không có ai biết, không có ai hiểu, không có ai được. Mũi, lưỡi, thân không biết, ý không hiểu không được. Bát-nhã ba-la-mật ấy vượt quá sáu cách biết của mắt, tai, v.v.., nên nói là khó hiểu. Tu-bồ-đề, vào trong Bát-nhã sâu xa, trí lực cùng cực, nên nói là chẳng thể nghĩ bàn (a-cintya).
* Trang 141 *
Phật dạy: Bát-nhã ấy chẳng phải tâm sanh, chẳng phải năm uẩn sanh, cho đến chẳng từ mười tám pháp không chung sanh (āveṇikadharma), vì không có tướng sanh.
Hỏi: Nếu nói chẳng từ tâm sanh, cớ sao lại nói năm uẩn? Trong năm uẩn thức uẩn tức là tâm?
Đáp: Trước nói tâm là lược nói, sau nói năm uẩn v.v... là nói rộng. Năm uẩn (pañcaskandha) cho đến mười tám pháp không chung, có thể làm nhân duyên (hetupratyaya) cho Bát-nhã chứ không thể sanh Bát-nhã, thí như gió mạnh trừ mây, làm cho mặt trời mặt trăng xuất hiện, chứ không thể làm ra mặt trời mặt trăng.
__________
* Trang 142 *