GIẢI THÍCH: PHẨM MA SỰ[1] THỨ 46.
KINH: Bấy giờ Tuệ-mạng Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, Thiện nam tử thiện nữ nhân ấy phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề (anuttarā-saṃyak-saṃbodhi), tu sáu ba-la-mật, thành tựu tuệ giác cho chúng sanh, nghiêm tịnh Phật độ, Phật đã tán thán nói công đức họ rồi. Bạch đức Thế Tôn, cớ sao thiện nam tử thiện nữ nhân ấy cầu Phật đạo lại gặp các chướng nạn?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Biện tài vui nói không phát sanh liền, nên biết đó là ma sự của Bồ-tát.
Tu-bồ-đề thưa: Bạch đức Thế Tôn, vì nhân duyên gì biện tài vui nói không phát sanh liền, là ma sự của Bồ-tát?
Phật dạy: Có Bồ-tát ma-ha-tát khi tu Bát-nhã ba-la-mật, khó đầy đủ sáu ba-la-mật, vì nhân duyên ấy nên biện tài vui nói không phát sanh liền, đó là ma sự của Bồ-tát.[2]
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, biện tài vui nói vội vã phát khởi, nên biết cũng là ma sự của Bồ-tát.
[1] Aṣṭasāhasrikā prajñāpāramitā sūtra, Mārakarmaparivarta ekādaśaḥ, tr. 115-124.
[2] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 440, phẩm Ma sự thứ 44 (魔事品44), tr. 215c13-21: Phật bảo Thiện Hiện: “Nếu bồ-tát ma-ha-tát vui vì hữu tình tuyên thuyết pháp yếu, ứng thời biện tài không phát sanh liền, nên biết đó là ma sự của Bồ-tát.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật rằng: bạch đức Thế-tôn! Vì nhân duyên gì Bồ-tát ma-ha-tát vui vì hữu tình tuyên thuyết pháp yếu, ứng thời biện tài không phát sanh liền, nên biết đó là ma sự của Bồ-tát?
Phật dạy: Thiện Hiện! chư Bồ-tát ma-ha-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, vì nhân duyên sở tu Bát-nhã ba-la-mật-đa cho đến bố thí ba-la-mật-đa khó được viên mãn, nên nói Bồ-tát ma-ha-tát vui vì hữu tình tuyên thuyết pháp yếu, ứng thời biện tài không phát sanh liền, ấy là ma sự.
T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 509, phẩm Ma sự thứ 14 (魔事品14), tr. 596a17-22; T. 8: Phóng quang bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 10, phẩm Giác ma thứ 47 (覺魔品47), tr. 72c29-73a4.
* Trang 274 *
Bạch đức Thế Tôn, vì nhân duyên gì, biện tài vui nói vội vã phát khởi, lại là ma sự?
Phật dạy: Bồ-tát ma-ha-tát tu Thí ba-la-mật cho đến Bát-nhã ba-la-mật mà đắm vào sự ưa vui thuyết pháp vì nhân duyên ấy, nên biết biện tài vui nói vội vàng phát khởi, là ma sự của Bồ-tát.[1]
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, khi chép kinh Bát-nhã ba-la-mật ấy, mà tâm ngạo mạn vô lễ, nên biết đó là ma sự của Bồ-tát.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, khi chép kinh Bát-nhã mà loạn tâm cười giỡn, nên biết đó là ma sự của Bồ-tát.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, nếu khi chép kinh Bát-nhã mà bất kính, khinh cười, nên biết đó là ma sự của Bồ-tát.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, nếu khi chép kinh Bát-nhã mà loạn tâm bất định, nên biết đó là ma sự của Bồ-tát.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, nếu khi chép kinh mà mỗi người không hòa hợp, nên biết đó là ma sự của Bồ-tát.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, Thiện nam tử thiện nữ nhân nghĩ rằng: Ta không được ý vị trong kinh Bát-nhã liền bỏ đi, nên biết đó là ma sự của Bồ-tát.
[1] T. 6: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 303, phẩm Ma sự thứ 41 (魔事品41), tr. 541a29-b18: Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ-tát ma-ha-tát ưa tu thắng hạnh, biện tài và vội vã phát khởi, nên biết đó là ma sự của Bồ-tát.
Bạch đức Thế-tôn! Vì sao Bồ-tát ma-ha-tát ưa tu thắng hạnh, biện tài và vội vã phát khởi là ma sự?
Phật dạy: Thiện Hiện! Bồ-tát ma-ha-tát tu hành bố thí ba-la-mật-đa, tu hành tịnh giới, an úy, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa, không có thiện xảo phương tiện, biện tài và vội vã phát khởi; vì nhân duyên ấy, nên biết Bồ-tát ma-ha-tát ưa tu thắng hạnh, biện tài và vội vã phát khởi, đó là ma sự của Bồ-tát
T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 440, phẩm Ma sự (魔事品), tr. 215c21028; T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 509, Ma sự phẩm 14 (魔事品14), tr. 596a22-28.
* Trang 275 *
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, khi thọ trì, đọc tụng, thuyết giảng, hoặc nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật mà tâm ngạo mạn vô lễ, nên biết đó là ma sự của Bồ-tát.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, nếu trong khi thọ trì, thân cận, nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật, mà lại cười nhau cười đùa, nên biết đó là ma sự của Bồ-tát.[1]
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, nếu trong khi thọ trì, đọc tụng, nhớ nghĩ đúng và tu hành kinh Bát-nhã ba-la-mật, mà khinh miệt cùng nhau, nên biết đó là ma sự của Bồ-tát.
Nếu khi thọ trì, đọc tụng cho đến nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật, mà tâm tán loạn, nên biết đó là ma sự của Bồ-tát.
Nếu trong khi thọ trì, đọc tụng cho đến nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật, mà tâm không hòa hợp, nên biết đó là ma sự của Bồ-tát.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, Thế Tôn nói thiện nam tử thiện nữ nhân nghĩ rằng: Ta không được ý vị trong kinh liền bỏ đi, nên biết đó là ma sự của Bồ-tát.
Bạch đức Thế Tôn, vì nhân duyên gì Bồ-tát không được ý vị trong kinh bèn bỏ đi?
Phật dạy: Bồ-tát ma-ha-tát ấy, đời trước tu hành Bát-nhã ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Tấn ba-la-
[1] T. 8: Phóng quang bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 10, phẩm Giác ma thứ 47 (覺魔品47), tr. 73a11-14: Khi thọ trì, phúng tụng, học kinh mỗi mỗi tự cống cao, cười đùa, nên biết đó là ma sự của Bồ-tát; T. 8: Tiểu phẩm bát-nhã ba-la-mật kinh (小品般若波羅蜜經), quyển 5, phẩm Ma sự thứ 11 (魔事品11), tr. 555c23-24: Tu-bồ-đề! Trong khi đọc tụng, nói Bát-nhã ba-la-mật, mà lại cười nhau cười đùa. Bồ-tát nên biết đó là ma sự; T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 560, phẩm Ma sự thứ 11 (魔事品), tr. 890c27-29; T. 8: Đạo hành bát-nhã kinh (道行般若經), quyển 4, phẩm Giác thứ 9 (覺品9), tr. 446c26-27.
* Trang 276 *
mật, Nhẫn ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Thí ba-la-mật không được bao lâu, nên người ấy khi nghe nói Bát-nhã ba-la-mật, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, suy nghĩ và nói rằng: Ta đối với Bát-nhã ba-la-mật, không ghi nhớ, tâm không thanh tịnh, bèn từ chỗ ngồi đứng dậy bỏ đi, nên biết đó là ma sự của Bồ-tát.[1]
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, vì nhân duyên gì, không được thọ ký, khi nghe nói Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu, bèn từ chỗ ngồi đứng dậy bỏ đi?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Nếu Bồ-tát chưa vào trong pháp vị, nên chư Phật không thọ ký Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề cho.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, khi nghe nói Bát-nhã ba-la-mật, Bồ-tát nghĩ rằng: Ta không có danh tự trong đây, tâm không thanh tịnh; nên biết đó là ma sự của Bồ-tát.
Tu-bồ-đề thưa: Vì nhân duyên gì nên trong Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu không nói đến danh tự Bồ-tát?
Phật dạy: Bồ-tát chưa được thọ ký, chư Phật không nói đến danh tự.
Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bồ-tát ma-ha-tát ấy nghĩ rằng: Trong Bát-nhã ba-la-mật, không có danh tự
[1] T. 6: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 303, phẩm Ma sự thứ 40 (魔事品), tr. 542a4-11: Lại nữa, Thiện Hiện! nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v… nghe nói Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu như vậy, liền suy nghĩ rằng: chúng ta đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa này không được thọ ký, vì sao nghe? Tâm không thanh tịnh, liền từ chỗ ngồi đứng dạy bỏ đi, nên biết đó là ma sự của Bồ-tát; T. 6: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 440, phẩm Ma sự thứ 44 (魔事品44), tr. 216a17-21.
大般若波羅蜜多經), quyển 560, phẩm Ma sự thứ 11 (魔事品), tr. 890c27-29; T. 8: Đạo hành bát-nhã kinh (道行般若經), quyển 4, phẩm Giác thứ 9 (覺品9), tr. 446c26-27.
* Trang 277 *
· nơi sanh của ta, hoặc xóm làng, thành ấp, người ấy không muốn nghe Bát-nhã ba-la-mật, bèn từ trong hội chúng đứng dậy bỏ đi. Người ấy như từ khi khởi niệm, mỗi niệm trừ một kiếp, mới phải lại siêng tinh tấn, cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.[1]
LUẬN: Tất cả pháp hữu vi,[2] đều có thêm lên. Thêm lên là trái ngược nhau; trái nhau tức là giặc oán của nhau. Như sức nước được thêm lên thời diệt tắt lửa, sức lửa được thêm lên thời làm tiêu mất nước; cho đến cỏ cây đều có sự hại nhau, huống gì chúng sanh. Bồ-tát ma-ha-tát có tâm đại từ bi, tuy không gây oán với chúng sanh, mà chúng sanh lại gây oán với Bồ-tát, vì thân Bồ-tát là pháp hữu vi, nên có thể làm cho chướng nạn. Ở trên Phật nói công đức Bồ-tát, đó là được chư Phật, Bồ-tát, chư thiên hộ trì, mà chưa nói đến tướng giặc oán, vì Phật thương xót, nên trước tuy đã lược nói,[3] mà nay Tu-bồ-đề thỉnh Phật nói rộng việc chướng nạn. Tuy Phật tâm bình đẳng đối với hết thảy chúng sanh, hết thảy pháp, song vì Bồ-tát có thể làm lợi ích lớn cho thế gian, nên Phật nói tướng các việc chướng nạn, tốt xấu, lợi hại; là đạo, là chẳng phải đạo. Phật không khiến người tu hành hủy hoại người gây chướng nạn, chỉ khiến giác tri, không theo việc ấy.
Sao gọi là giặc oán? Lược nói: Hoặc chúng sanh, hoặc phi chúng sanh có thể làm trở ngại tâm vô thượng đạo của Bồ-tát, đều gọi là giặc oán. Phi chúng sanh là tật bệnh, đói khát, lạnh nóng, áp bức trụy lạc, v.v... chúng
[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahā-prajñā-pāramitā-sūtra- 大般若波羅蜜多經), quyển 440, Ma sự phẩm 44 (魔事品44), tr. 216b9-18: Lúc bấy giờ Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật rằng: bạch đức Thế-tôn! Vì nhân duyên gì đối với trong kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm này, không nói nơi sanh của Bồ-tát, hoặc thành ấp, xóm làng?
Phật bảo Thiện Hiện: nếu chưa nói danh tự của Bồ-tát ấy, không nên nói nơi sanh sai biệt. Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ-tát ma-ha-tát nghe trong kinh nói Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, tâm không thanh tịnh, không được tư vị mà bỏ đi, liền khởi tâm không thanh tịnh, nhàm chán bỏ kinh này, liền giảm kiếp số công đức, mắc tội kiếp chướng bồ-đề; thọ tội ấy xong, mới phải lại siêng tinh tấn, cầu vô thượng chánh đẳng bồ-đề, tu các khổ hạnh Bồ-tát khó hành mới có thể trở lại căn bản.
[2] Hết thảy pháp hữu vi: chỉ cho tất cả các pháp do nhân duyên sinh; T. 8, số 235: Kinh kim cang bát-nhã ba-la-mật (金剛般若波羅蜜經), tr. 752b28-29: Tất cả các pháp hữu vi: Như chiêm bao, huyễn thuật, như bọt nước, ảnh tượng, như sương mai, điện chớp, cần được nhìn như thế| (Tất cả các pháp hữu vi đều giống như sao đêm, như mắt loạn, như ngọn đèn, như huyễn thuật, như sương mai, như bọt nước, như cơn mộng, như ánh chớp, như đám mây. Chúng nên được quán chiếu như vậy.); Kinh Hoa nghiêm nói: Nên biết như thật tất cả pháp hữu vi, hư giả lừa dối, tạm dừng chốc lát, mê hoặc, phỉnh gạt kẻ ngu. (如实知一切有为法,虚伪诳诈,假住须臾,诳惑凡人).
Tham khảo A-tỳ-đạt-ma câu xá luận, phẩm phân biệt giới (Dhātunirdeśa):
Lại nữa các pháp hữu vi,
Là năm uẩn, gồm sắc uẩn v.v…
Cũng còn gọi là thế lộ,
Ngôn y, hữu ly, hữu sự …
Luận: Năm uẩn sắc, v.v., là chỉ cho sắc uẩn (rūpaskandha), thọ uẩn (vedanāskandha), tưởng uẩn (saṃjñāskandha), hành uẩn (saṃskāraskandha), thức uẩn (vijñānaskandha). Năm uẩn trên đây bao hàm đầy đủ các pháp hữu vi. Nếu xét về mặt ngữ nguyên thì hữu vi có nghĩa là “tạo tác (kṛta) bởi sự tập hợp liên kết (sametya, saṃbhūya) của các duyên”; vì thế không có pháp nào chỉ do một duyên độc nhất sinh thành. Chữ “Hữu vi” mặc dù có nghĩa là “tạo tác” nhưng vẫn dùng để chỉ một pháp ở tương lai, hiện tại, cũng như quá khứ mà vẫn không sai bởi vì đã là pháp tức không thay đổi tính chất của mình khi chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. Cũng giống như khi người ta gọi sữa là “sữa trong bầu vú” hoặc gọi củi đang cháy là “cây”.
Pháp hữu vi còn có tên là thế lộ (adhvā) của thời gian (tức các giai đoạn của quá khứ, hiện tại, và tương lai) bởi vì pháp hữu vi này là cứ điểm chỗ dựa cho ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai đi qua. Cũng giống như người ta nói con đường này đã dẫn đến thành phố, đang dẫn đến thành phố và sẽ dẫn đến thành phố. Pháp hữu vi bị nuốt dần (adyante) bởi sự vô thường.
Pháp hữu vi còn gọi là ngôn y (kathāvastu). ngôn là ngôn ngữ, thể của nó là âm thanh, y (chỗ dựa) của nó là danh (nāma) và nghĩa. theo đó, ngôn y là hàm ý cả danh và nghĩa mà chữ này biểu thị (danh là khả năng diễn tả, nghĩa là cái được diễn tả, cả hai đều là cứ điểm cho âm thanh của ngôn ngữ dựa vào). Nếu hiểu “ngôn y” chỉ là chữ tức sẽ đi ngược lại Phẩm Loại Túc luận (Prakaranapāda) khi luận này nói rằng “ngôn y đều được bao hàm trong mười tám giới (dhātu).”
Pháp hữu vi còn được gọi là hữu ly (saniḥsārā). Hữu ly có nghĩa là xa lìa vĩnh viễn, tức là Niết-bàn. Tất cả các pháp hữu vi đều có tính chất viễn ly đó nên gọi là hữu ly.
Pháp hữu vi còn được gọi là hữu sự (savastukā) bởi vì các luận sư Tỳ-bà-sa cho rằng sự (vastu) có nghĩa là nguyên nhân (sahetukatvāt) (tất cả các pháp hữu vi đều có nguyên nhân để sinh ra, do đó chúng được gọi là hữu sự).
Trên đây là các tên gọi khác nhau của pháp hữu vi.
[3] Xem Đại trí độ luận, quyển 56, 67.
* Trang 278 *
sanh là Ma và Ma dân (mārakāyikas), quỷ dữ, người tà kiến nghi ngờ không tin, người dứt thiện căn, người định kiến có sở đắc, người quyết định phân biệt các pháp, người đắm sâu cái vui thế gian, giặc oán, việc quan, sư tử, hổ lang, thú dữ, trùng độc v.v...
Giặc chúng sanh có hai thứ: Hoặc trong hoặc ngoài. Trong là từ trong tâm sanh, lo sầu không được pháp vị, sanh tà kiến, nghi ngờ, hối tiếc, không tin. Ngoài là như trên nói.[1] Các nạn sự như vậy, Phật gọi chung là Ma.
Ma có bốn thứ: Ma phiền não (kleśa-māra), Ma ngũ ấm (pañcaskandha-māra), Ma chết (mṛtyu-māra), Ma trời (deva-putra-māra).
Ma phiền não là 108 phiền não, phân biệt rộng có 84.000 phiền não.
Ma ngũ ấm là do nhân duyên phiền não và nghiệp hòa hợp có được thân này. Bốn đại (catvāri-mahā-bhūtani) và bốn đại tạo sắc (catvāri-upādāya-bhūtāni)[2] nhãn căn v.v... sắc … gọi là sắc uẩn (rūpa-skandha); 108 phiền não các thọ hòa hợp, gọi là thọ uẩn (vedanā-skandha);[3] các tưởng nhỏ lớn, vô lượng, vô sở hữu, phân biệt hòa hợp, gọi là tưởng uẩn (saṃjñā-skandha).[4] Do tâm phân biệt tốt xấu phát sanh, tâm khởi lên tham dục, sân nhuế, pháp tương ưng, pháp không tương ưng với tâm, gọi là hành uẩn (saṃskāra-skandha);[5] sáu căn sáu trần hòa hợp sanh sáu thức, sáu thức ấy phân biệt hòa hợp thành vô lượng vô biên tâm, gọi là thức uẩn (vijñāna-skandha).[6]
[1] Đại trí độ luận, quyển 68.
[2] T. 31, số 1605: Đại thừa a-tỳ-đạt-ma tập luận (大乘阿毘達磨集論), quyển 1, tr. 663b19-22; T. 31, số 1612: Đại thừa ngũ uẩn luận (大乘廣五蘊論): bốn đại: địa, thủy, hỏa, phong; bốn đại tạo sắc: nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, sắc, thanh, hương vị, xúc và vô biểu sắc.
[3] Abhidharmakośa śāstra, Dhātunirdeśa, tr. 10: vedanā’nubhavaḥ (thọ lãnh nạp tùy theo xúc).
[4] Abhidharmakośa śāstra, Dhātunirdeśa, tr. 10: saṃjñā nimitta udgrahaṇātmikā. Yāvan nīla pīta dīrgha hrasva strī puruṣa mitra amitra sukha, duḥkha ādi nimitta udgrahaṇam asau saṃjñāskandhaḥ (tưởng lấy sự chấp thủ ảnh tượng làm thể tức thường cho rằng đó là màu vàng, màu xanh, dài, ngắn, nam, nữ, bạn, thù, lạc, khổ v.v..)
[5] Abhidharmakośa śāstra, Dhātunirdeśa, tr. 10-11: caturbhyo’nye tu saṃskāraskandhaḥ… Bhagavatā tu sūtra ṣaṭ cetanākāya iti uktaṃ prādhānyāt. Sā hi karma svarūpatvvad abhisaṃskaraṇe pradhānā. Ata eva uktaṃ bhagavatā saṃskṛtam abhisaṃskaroti. Tasmāt saṃskāra upādānaskandha iti ucyata iti… anyathā hi śeṣāṇāṃ caitasikānāṃ viprayuktānāṃ ca saṃskārāṇāṃ skandhā. (ngoài bốn uẩn ra uẩn còn lại được gọi là hành uẩn. Thế Tôn có nói trong khế kinh rằng “hành uẩn chính là sáu loại tư” vì rất thù thắng (Tương ưng bộ kinh III, tr. 60). Hành là tạo tác trong khi tư (cetanā) lại là bản chất của nghiệp và có ý nghĩa quan trọng đối với sự tạo tác cho nên rất thù thắng. Vì thế Phật nói: “Nếu có khả năng tạo tác các pháp hữu vi thì gọi là Hành thủ uẩn.” (Tương ưng bộ kinh III, tr. 87). Như vậy nhất định phải thừa nhận rằng ngoài bốn uẩn sắc, thọ, tưởng và thức ra, tất cả các tâm sở pháp và các pháp Bất tương ưng đều thuộc về hành uẩn.
[6] Abhidharmakośa śāstra, Dhātunirdeśa, tr. 11: Viṣayaṃ viṣayaṃ prati vijñaptir upalabdhir vijñāna skandha iti ucyate. Sa punaḥ ṣaḍ vijñānakāyāḥ cakṣurvijñānaṃ yāvan manovijñānam iti. Ya eṣa vijñānaskandha ukta āyatana vyavasthāyāṃ. Mana āyātanaṃ ca tat, dhātu vyavasthāyāṃ sa eva. dhātavaḥ sapta ca matāḥ. Katame sapta. ṣaḍ vijñānānyatho manaḥ (13) cakṣurvijñānadhātur yāvan manovijñānadhātuś ca. (Thức là sự liễu biệt. Luận: Thức (vijñāna) là sự liễu biệt các cảnh giới, là sự nắm bắt tướng trạng của các cảnh giới. Thức uẩn có sáu loại thức khác nhau là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Đối với thức uẩn, về xứ có ý căn (ý xứ, māna-āyatana). Về giới có bảy giới là nhãn thức giới, nhĩ thức giới, tỷ thức giới, thiệt thức giới, thân thức giới, ý thức giới (manovijñānadhātu) và ý giới (manodhātu). Ý giới do sáu thức trước chuyển thành.
* Trang 279 *
Ma chết là do vô thường nên phá sự tương tục của mạng sống của thân ngũ uẩn, lìa hết ba pháp là thọ, noãn, thức, nên gọi là Ma chết.
Ma trời là chủ cõi Dục, đắm sâu cái vui thế gian, vì có sở đắc, nên sanh tà kiến, ganh ghét tất cả thánh hiền, Niết-bàn, đạo pháp. Ấy gọi là Ma trời.
Ma Trung Hoa dịch là hay cướp mạng. Chỉ Ma chết mới thật sự cướp mạng, các Ma kia cũng làm nhân duyên cướp thân mạng, và cũng cướp mạng sống trí tuệ, thế nên gọi nó là kẻ giết.
Hỏi: Một Ma năm ấm đã gồm ba thứ Ma, cớ gì nói riêng ra bốn?
Đáp: Thật là một Ma, nhưng vì phân biệt nghĩa nó nên có bốn. Ma phiền não là do người ta tham dục, sân nhuế, nên chết và có thể làm nhân duyên cướp mạng sống. Nó là nhân duyên gần cướp mạng sống, nên nói riêng.
Ma trời do nghiệp phước đức hỗn tạp nên được thế lực lớn, do tà kiến nên có thể cướp mạng sống trí tuệ, cũng làm nhân duyên cho sự chết, thế nên nói riêng.
Sức của vô thường chết lớn, không một ai tránh khỏi, rất đáng sợ đáng chán, thế nên nói riêng Ma chết.
Hỏi: Vì sao Ma làm não loạn người tu
_____________________
[1] Như như, pháp tánh, thật tế?: Đại trí độ luận, quyển 32, tr. 297b22-299a21; quyển 63, tr. 507a7-21.
* Trang 280 *
Đáp: Trước đã nói rộng. Trong phẩm này đều có nói nghĩa bốn thứ Ma, chỉ tùy chỗ mà nói.[1]
* Lại nữa, ba Ma không rời nhau, nếu có năm uẩn thời có phiền não, có phiền não thời thiên Ma được chỗ dễ để phá; năm uẩn và phiền não hòa hợp nên có thiên Ma. Thế nên Tu-bồ-đề hỏi Phật: Trên đã tán thán công đức Bồ-tát,[2] cớ sao nay nói Bồ-tát có Ma sự khởi lên? Phật đáp: Biện tài vui nói không sanh khởi liền, ấy là Ma sự. Nếu Bồ-tát thương xót chúng sanh, lên tòa cao thuyết pháp, mà Biện tài vui nói không sanh khởi, thời thính giả ưu sầu nói rằng: Chúng ta cố đi đến nghe mà pháp sư không nói; hoặc nghĩ rằng pháp sư sợ sệt cho nên không thể nói; hoặc bảo pháp sư không biết cho nên không thể nói; hoặc tự nghĩ mình tội lỗi rất nặng nên không nói; hoặc bảo vì không được cúng dường nên không chịu nói; hoặc bảo vì khinh hèn chúng ta nên không nói; hoặc vì quen ưa vui nên không nói. Do các nhân duyên như vậy, làm cho tâm thính giả bại hoại; vì không vui nên gọi là Ma sự.
* Lại nữa, Bồ-tát vì thương xót chúng sanh, đi đến muốn thuyết pháp, thính giả muốn nghe, tâm pháp sư muốn nói, mà miệng không nói được, thấy rõ ràng là Ma sự, như ma xâm nhập tâm A-nan, Phật hỏi ba lần, mà ba lần không đáp,[3] lâu mới đáp.
Trong đây Tu-bồ-đề thưa Thế Tôn: Vì sao biện tài không sanh khởi liền?
[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 40, 56, 68.
[2] Đại trí độ luận, quyển 68, tr. 533c7-9: Ở trên Phật nói công đức Bồ-tát, đó là được chư Phật, Bồ-tát, chư thiên hộ trì, mà chưa nói đến tướng giặc oán, vì Phật thương xót, nên trước tuy đã lược nói mà nay Tu-bồ-đề thỉnh Phật nói rộng việc chướng nạn.
[3] T. 1: Trường a-hàm kinh (Dīrghāgama-長阿含經), quyển 2, Du hành kinh (遊行經), tr. 15b19-26: Phật bảo: Này A-nan! người nào hằng thường tu tập bốn thần túc, chuyên niệm không quên, thì có thể tùy ý muốn mà sống đến một kiếp hoặc trên một kiếp. A-nan! Như-lai đã nhiều lần tu bốn thần túc, chuyên niệm không quên, nên Như-lai cũng có thể tùy ý muốn mà ngừng lại một kiếp hoặc trên một kiếp, để diệt trừ tối tăm cho đời, gây nhiều lợi ích, đem lại sự an ổn cho chư thiên và nhân loại. Tôn giả A-nan làm thinh không trả lời. Phật nói đến ba lần như thế mà A-nan cũng vẫn làm thinh. A-nan lúc ấy đã bị ma ám ảnh, mê mang không hiểu, nên Phật ba lần hiện tướng mà A-nan đều không biết để thưa thỉnh.
* Trang 281 *
Phật đáp: Bồ-tát khi tu sáu ba-la-mật, khó đầy đủ sáu ba-la-mật, vì sao? Vì người ấy do nhân duyên đời trước, độn căn, biếng nhác, ma được chỗ dễ; không nhất tâm tu sáu ba-la-mật, nên biện tài vui nói không sanh khởi liền.
Hỏi: Như biện tài vui nói không sanh khởi liền ấy là Ma sự, nay biện tài vui nói vụt sanh khởi cớ gì lại là Ma sự?
Đáp : Ấy là vì pháp sư ái pháp, đắm pháp, cầu thanh danh, nên tự phóng túng vui nói, không có nghĩa lý, như ngựa lung khó ngăn, lại như nước lớn mênh mông, hỗn tạp mọi đồ nhơ. Thế nên trong đây Phật tự nói: Bồ-tát tu sáu ba-la-mật mà ưa đắm thuyết pháp, ấy là Ma sự.
* Lại nữa, Bát-nhã ba-la-mật vì phá tâm kiêu mạn nên xuất hiện, mà người chép kinh này lại sanh tâm chấp ngã, kiêu mạn, tâm kiêu mạn nên thân cũng tự cao, nghĩa là ngạo mạn vô lễ, khi chép kinh Bát-nhã ba-la-mật dùng tâm khinh mạn, tâm sân nhuế, giỡn cười bất kính!
* Lại nữa, đối với Bát-nhã ba-la-mật nếu nhất tâm, nhiếp tâm còn khó được, huống gì đem tâm tán loạn mà chép. Khi chép theo miệng người truyền trao, hoặc chép theo kinh quyển, nếu nhất tâm hòa hợp thời được. Nếu người truyền không trao cho, như vậy là không hòa hợp.
* Lại nữa, khi xem Bát-nhã ba-la-mật, phẩm nào cũng nói không, không có điều gì đáng vui, liền nghĩ rằng:
* Trang 282 *
Ta đối với kinh này không được ý vị, bèn bỏ đi. Bát-nhã ba-la-mật là căn bản của tất cả điều vui, người ấy không được ý vị, ấy là Ma sự.
* Lại nữa, khi thọ trì, đọc tụng, thuyết giảng, nhớ nghĩ đúng, mà ngạo mạn vô lễ, hiện tướng cười cợt, tâm tán loạn, không hòa hợp, như trên nói.
Cùng nhau khinh miệt là khi theo người lãnh thọ, nhớ nghĩ đúng, mới có việc thầy trò khinh dể nhau; còn khi chép kinh, chỉ có bỏ đi, không khinh dể nhau, thế nên không có khinh miệt.
Hỏi: Đối việc trên, cớ sao chỉ hỏi không được ý vị trong kinh, mà không hỏi việc khác?
Đáp: Bát-nhã ba-la-mật, được thánh nhân nói ra, khác với phàm phu nói, thế nên người phàm phu không được ý vị. Ý Tu-bồ-đề là Bát-nhã ba-la-mật là tích tụ trân bảo thanh tịnh, hay làm lợi ích chúng sanh, không có tội lỗi, cớ sao người ấy không được ý vị?
Phật đáp: Vì người ấy đời trước tu sáu ba-la-mật không lâu, vì năm căn tín, tấn v.v... mỏng, nên không thể tin pháp không, vô tướng, vô tác, không nương tựa. Tâm tán loạn khởi lên nói rằng: Phật là bậc Nhất thiết trí (sarvajñā), cớ sao không thọ ký cho ta, liền bỏ đi. Các điều khác dễ hiểu, nên không nói.
* Trang 283 *
Tu-bồ-đề hỏi: Nếu như vậy, cớ sao không thọ ký cho tôi? Phật là bậc đại bi nên thương xót, niệm tưởng, phòng hộ tâm kia khỏi bị đọa ác. Phật dạy: Người chưa vào ngôi pháp, chư Phật không thọ ký, vì sao? Vì chư Phật tuy biết hết việc lâu xa của chúng sinh, nhưng vì hàng tiên nhân đủ 5 thần thông và chư thiên, thấy người chưa có nhân duyên của hành nghiệp thiện đáng được thọ ký mà nếu Phật thọ ký, thời sẽ khinh Phật mà không tin: “Không có đủ nhân duyên cớ sao thọ ký cho?”; thế nên người vào ngôi pháp mới được thọ ký. Danh tự và xóm làng người ấy, cũng như vậy. Người ấy từ tòa đứng dậy bỏ đi, tùy kia khởi niệm nhiều ít, mỗi niệm trừ một kiếp, khi trả hết tội, trở lại làm thân người mới sẽ trở lại tu bấy nhiêu kiếp bằng kiếp trả tội.
KINH: Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bồ-tát học các kinh khác bỏ Bát-nhã ba-la-mật, thời trọn không thể đạt được trí Nhất thiết chủng (sarvathā-jñāna). Thiện nam tử thiện nữ nhân ấy bỏ gốc, vin lấy cành lá, nên biết đó cũng là ma sự của Bồ-tát.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, những kinh khác là những kinh gì, mà thiện nam tử thiện nữ nhân học không thể đạt đến trí Nhất thiết chủng?
Phật dạy: Ấy là kinh mà hàng Thanh-văn cần học; đó là bốn niệm xứ, bốn chánh cần, bốn như ý túc,
* Trang 284 *
năm căn, năm lực, bảy giác phần, tám Thánh đạo phần; ba cửa giải thoát là không, vô tướng, vô tác. Thiện nam tử thiện nữ nhân ở trong đó chứng được quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm và quả A-la-hán. Ấy là sở hành của Thanh-văn , không thể đạt đến trí Nhất thiết chủng.
Như vậy là thiện nam tử, thiện nữ nhân bỏ Bát-nhã ba-la-mật mà thân cận các kinh khác ấy, vì sao ? Tu-bồ-đề từ trong Bát-nhã ba-la-mật xuất sinh các Bồ-tát ma-ha-tát, thành tựu pháp thế gian, xuất thế gian.
Tu-bồ-đề, Bồ-tát ma-ha-tát học Bát-nhã ba-la-mật, cũng học pháp thế gian, xuất thế gian. Tu-bồ-đề, ví như chó không theo chủ kiếm ăn, mà lại theo người làm việc kiếm ăn. Như vậy, Tu-bồ-đề, đời vị lai có thiện nam tử, thiện nữ nhân, bỏ gốc Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu mà vin lấy cành lá các kinh của hàng Thanh-văn , Bích-chi Phật hành trì; nên biết đó là ma sự của Bồ-tát.
Tu-bồ-đề, thí như có người muốn thấy voi, thấy rồi trở lại đi xem dấu chân nó. Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Người ấy sáng suốt chăng?
Tu-bồ-đề thưa: Không sáng suốt, bạch Thế Tôn.
Phật dạy: Các thiện nam tử, thiện nữ nhân cầu Phật đạo cũng như vậy, đã được nghe Bát-nhã ba-la-
* Trang 285 *
mật thâm sâu rồi bỏ đi, mà thủ lấy kinh cần tu học của hàng Thanh-văn , Bích chi Phật. Tu-bồ-đề, nên biết đó là Ma sự của Bồ-tát.
Tu-bồ-đề, thí như người muốn thấy biển lớn, lại đi tìm nước ở dấu chân trâu, nghĩ rằng: Nước biển lớn có bằng nước này chăng? Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Người ấy là thông minh chăng?
Tu-bồ-đề thưa: Không.
Phật dạy: Đời vị lai có thiện nam tử, thiện nữ nhân cầu Phật đạo cũng như vậy, được nghe Bát-nhã ba-la-mật rồi bỏ đi, mà thủ lấy kinh cần tu học của hàng Thanh-văn, Bích-chi- Phật; nên biết đó cũng là ma sự của Bồ-tát.
Tu-bồ-đề, thí như thợ khéo hoặc học trò của thợ khéo nghĩ muốn làm cung điện thù thắng của trời Đế-thích, lại đo cung điện mặt trời mặt trăng. Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Người ấy là thông minh chăng?
Tu-bồ-đề thưa: Không.
Như vậy, Tu-bồ-đề, đời vị lai có thiện nam tử, thiện nữ nhân phước đức mỏng cầu Phật đạo, đã được nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu rồi bỏ đi, mà tìm trí Nhất thiết chủng trong kinh của hàng Thanh
* Trang 286 *
văn , Bích chi Phật tu học. Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Người ấy là thông minh chăng?
Tu-bồ-đề thưa: Không.
Phật dạy: Nên biết đó cũng là Ma sự của Bồ-tát.
Tu-bồ-đề, thí như có người muốn thấy Chuyển luân Thánh vương, khi thấy mà không biết, sau thấy các tiểu quốc vương, thủ lấy tướng mạo rồi nói rằng: Chuyển luân Thánh vương có khác gì đây ? Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Người ấy là thông minh chăng?
Tu-bồ-đề thưa: Không.
Tu-bồ-đề, đời vị lai có thiện nam tử, thiện nữ nhân phước đức mỏng, cầu Phật đạo, được nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu rồi bỏ đi, mà đi tìm trí Nhất thiết chủng trong các kinh của hàng Thanh-văn , Bích chi Phật cần tu học. Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Người ấy là thông minh chăng?
Tu-bồ-đề thưa: Không.
Phật dạy: Nên biết đó là Ma sự của Bồ-tát.
Tu-bồ-đề, thí như người đói được đồ ăn trăm vị, bỏ đi rồi trở lại ăn cơm từ thứ lúa 60 ngày. Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Người ấy là thông minh chăng?
Tu-bồ-đề thưa: Không.
* Trang 287 *
Phật dạy: Đời vị lai có thiện nam tử, thiện nữ nhân cầu Phật đạo, được nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu rồi bỏ đi, mà tìm cầu trí Nhất thiết chủng trong các kinh của hàng Thanh-văn, Bích-chi-Phật tu học. Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Người ấy là thông minh chăng?
Tu-bồ-đề thưa: Không.
Phật dạy: Nên biết đó là ma sự của Bồ-tát.
Tu-bồ-đề, thí như người được ngọc ma-ni vô giá, lại đem sánh với ngọc thủy tinh. Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Người ấy là thông minh chăng?
Tu-bồ-đề thưa: Không.
Phật dạy: Đời vị lai có thiện nam tử, thiện nữ nhân cầu Phật đạo đã được nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu rồi bỏ đi, mà tìm cầu trí Nhất thiết chủng trong các kinh của hàng Thanh-văn , Bích chi Phật tu học. Người ấy là thông minh chăng?
Tu-bồ-đề thưa: Không! Nên biết đó cũng là ma sự của Bồ-tát.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, thiện nam tử, thiện nữ nhân cầu Phật đạo, khi chép kinh Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu, mà ưa nói những điều không như pháp, thì không chép Bát-nhã ba-la-mật thành tựu được. Nghĩa là ưa nói sắc, tiếng, mùi, vị, xúc, pháp;
* Trang 288 *
ưa nói trì giới, thiền định, vô sắc định; ưa nói Thí ba-la-mật cho đến Bát-nhã ba-la-mật; ưa nói bốn niệm xứ cho đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, vì cớ sao? Tu-bồ-đề, vì trong Bát-nhã ba-la-mật không có tướng ưa nói. Tu-bồ-đề, tướng Bát-nhã ba-la-mật là không thể nghĩ bàn, tướng Bát-nhã ba-la-mật là không sinh không diệt, tướng Bát-nhã ba-la-mật là không nhơ không sạch, tướng Bát-nhã ba-la-mật là không loạn không tán, tướng Bát-nhã ba-la-mật là không nói không chỉ, tướng Bát-nhã ba-la-mật là không lời không nghĩa, tướng Bát-nhã ba-la-mật là không có gì được, vì sao? Tu-bồ-đề, vì trong Bát-nhã ba-la-mật không có tướng các pháp.
Tu-bồ-đề, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân cầu đạo Bồ-tát, khi chép kinh Bát-nhã ba-la-mật, vì các pháp ấy làm tán loạn tâm, nên biết đó cũng là ma sự của Bồ-tát.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, Bát-nhã ba-la-mật có thể chép ư?
Phật dạy: Không thể chép, vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật không có tự tánh vậy! Thiền ba-la-mật, Tấn ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Thí ba-la-mật, cho đến trí Nhất thiết chủng không có tự tánh vậy. Nếu tự tánh không có, thì không gọi là tánh. Pháp không có không thể chép pháp không có.[1]
[1] T. 7: Phóng quang bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 10, phẩm Giác ma thứ 47 (覺魔品47), tr. 74a3-7: Bạch đức Thế-tôn! Bát-nhã ba-la-mật có thể ghi chép ư? Phật dạy: không thể chép! Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật thật không thể thấy, Đàn ba-la-mật thật không thể thấy, cho đến Tát-bà-nhã cũng không thể thấy? người đều không thể thấy, vì sao? Vì không sở hữu (vô sở hữu), không sở hữu thì không thể chép; T. 6: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 303, phẩm Ma sự thứ 40 (魔事品), tr.544b20-22: Thiện Hiện! tự tánh các pháp đều không sở hữu không thể được tức là vô tánh, vô tánh như vậy tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa, vô tánh pháp không có thể chép vô tánh, vì thế, nên Bát-nhã ba-la-mật-đa không thể biên chép.
ng naïn.
[3] T. 1: Trường a-hàm kinh (Dīrghāgama- 長阿含經), quyển 2, Du hành kinh (遊行經), tr. 15b19-26: Phật bảo: Này A-nan! người nào hằng thường tu tập bốn thần túc, chuyên niệm không quên, thì có thể tùy ý muốn mà sống đến một kiếp hoặc trên một kiếp. A-nan! Như-lai đã nhiều lần tu bốn thần túc, chuyên niệm không quên, nên Như-lai cũng có thể tùy ý muốn mà ngừng lại một kiếp hoặc trên một kiếp, để diệt trừ tối tăm cho đời, gây nhiều lợi ích, đem lại sự an ổn cho chư thiên và nhân loại. Tôn giả A-nan làm thinh không trả lời. Phật nói đến ba lần như thế mà A-nan cũng vẫn làm thinh. A-nan lúc ấy đã bị ma ám ảnh, mê mang không hiểu, nên Phật ba lần hiện tướng mà A-nan đều không biết để thưa thỉnh.
* Trang 289 *
Tu-bồ-đề, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân cầu Bồ-tát đạo, mà nghĩ rằng: Pháp không có là Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu, nên biết đó chính là ma sự của bồ-tát.[1]
Bạch đức Thế Tôn, Thiện nam tử, thiện nữ nhân cầu Bồ-tát đạo, dùng văn tự chép, dùng văn tự chép Bát-nhã ba-la-mật, mà tự nghĩ rằng: “Ta chép Bát-nhã ba-la-mật.” Vì chấp văn tự là Bát-nhã ba-la-mật, nên biết ấy cũng là ma sự của Bồ-tát. Vì sao? Bạch đức Thế Tôn, vì Bát-nhã ba-la-mật không có văn tự; Thiền ba-la-mật, Tấn ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Thí ba-la-mật không có văn tự.
Bạch đức Thế Tôn, Sắc không có văn tự; thọ, tưởng, hành, thức không có văn tự; cho đến trí Nhất thiết chủng không có văn tự.
Bạch đức Thế Tôn, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân cầu Bồ-tát đạo, chấp không có văn tự là Bát-nhã ba-la-mật, cho đến chấp không có văn tự là trí Nhất thiết chủng, nên biết ấy cũng là ma sự của Bồ-tát. Chấp đọc tụng, thuyết giảng, suy nghĩ đúng, tu hành đúng như lời nói cũng như vậy.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, Thiện nam tử, thiện nữ nhân cầu Phật đạo, khi chép kinh Bát-nhã ba-la-mật mà khởi tâm nghĩ đến quốc độ, nghĩ đến xóm làng, nghĩ đến thành ấp, nghĩ đến phương hướng,
[1] T. 7: Phóng quang bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 10, phẩm Giác ma thứ 47 (覺魔品47), tr. 74a7-9: Tu-bồ-đề! Thiện nam tử, thiện nữ nhân hành bồ-tát đạo, mà suy nghĩ rằng: vô sở hữu là Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu, đó chính là ma sự của bồ-tát.
yển 56, phẩm cố thị thứ 30 (顧視品第30) cho đến quyển 60, phẩm pháp thí thứ 38 (法施品第38).
* Trang 290 *
hoặc nghe chê bai thầy mình mà khởi niệm; hoặc nghĩ đến cha mẹ, anh em, chị em, các bà con khác; hoặc nghĩ đến giặc; hoặc nghĩ đến hạng Chiên-đà-la; hoặc nghĩ đến chúng nữ; nghĩ đến dâm nữ, có các dị niệm như vậy làm chướng nạn, ác ma lại làm tăng thêm niệm ấy, phá hoại việc chép kinh Bát-nhã ba-la-mật, phá hoại việc đọc tụng thuyết giảng, nhớ nghĩ đúng, tu hành đúng như lời nói. Tu-bồ-đề, nên biết ấy cũng là ma sự của Bồ-tát.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, Thiện nam tử, thiện nữ nhân cầu Phật đạo, được danh dự, cung kính, bố thí, cúng dường y phục, ăn uống, giường nằm, thuốc chữa bệnh, các thứ đồ vui, các thiện nam tử, thiện nữ nhân trong khi chép kinh Bát-nhã ba-la-mật hoặc thọ trì, đọc tụng, cho đến nhớ nghĩ đúng mà đắm vào sự thọ dụng, chép kinh Bát-nhã ba-la-mật cho đến nhớ nghĩ đúng, không được thành tựu, nên biết ấy cũng là ma sự của Bồ-tát.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, Thiện nam tử, thiện nữ nhân cầu Phật đạo, khi chép kinh Bát-nhã ba-la-mật cho đến tu hành đúng như lời nói, ác Ma khéo léo đem các kinh thâm diệu khác trao cho Bồ-tát, nếu Bồ-tát có trí tuệ thì không nên tham đắm các kinh thâm diệu của ác Ma cho, vì sao? Vì các kinh ấy không thể làm cho người đạt đến trí Nhất thiết chủng. Trong đây hàng Bồ-tát không có trí tuệ,
* Trang 291 *
, nghe các kinh thâm diệu khác liền bỏ kinh Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu.
Tu-bồ-đề, Ở trong kinh Bát-nhã ba-la-mật, Ta đã rộng nói các pháp phương tiện của Bồ-tát ma-ha-tát, các Bồ-tát ma-ha-tát nên cầu tìm ở trong đó.
Tu-bồ-đề, nay thiện nam tử, thiện nữ nhân cầu Bồ-tát đạo mà bỏ kinh Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu để cầu các phương tiện trong kinh thâm thuộc Thanh-văn, Duyên-giác do ma đưa đến, nên biết ấy cũng là ma sự của Bồ-tát.
LUẬN: Học các kinh khác, bỏ kinh Bát-nhã ba-la-mật là: Có người đối với Sư tăng Thanh-văn thọ giới học pháp, lúc đầu không nghe Bát-nhã ba-la-mật, hoặc có khi nghe ở nơi khác, song vì đắm pháp đã học trước, nên bỏ Bát-nhã ba-la-mật, cứ ở trong pháp đã học trước mà cầu trí Nhất thiết chủng. Hoặc có đệ tử Thanh-văn , trước nghe Bát-nhã ba-la-mật không biết nghĩa thú, không được ý vị. nên hành đạo Bồ-tát theo kinh Thanh-văn ; hoặc có người là đệ tử Thanh-văn , được nghe kinh Bát-nhã ba-la-mật, muốn tín thọ, gặp các người Thanh-văn khác làm trở hoại tâm kia, nói rằng: Kinh ấy trước sau mâu thuẫn nhau, không có tướng nhất định, ông nên bỏ đi, trong pháp Thanh-văn đâu phải không có. Luận Lục Túc A-tỳ-đàm[1] và các luận nghị, phân biệt các pháp tướng, tức là Bát-nhã ba-la-mật; luật Bát thập bộ tức là Giới ba-la-mật; trong A
[1] Sphutārthā-abhidharmakośavyākhyā, Dhātunirdeśa, tr. 12: lục túc luận (ṣaḍ pādāḥ) là: Phẩm Loại Túc luận (Prakaraṇapāda), Thức Thân Túc luận (vijñānakāya), Pháp Uẩn Túc luận (dharmaskandha), Thi Thiết Túc Luận (prajñapti-śāstram), Giới Thân Túc luận (dhātukāya) và Tập Dị Môn Túc luận (saṅgītiparyāya) là sáu bộ luận làm chân, nên gọi là lục túc luận.
* Trang 292 *
-tỳ-đàm phân biệt các thiền, giải thoát, các Tam muội v.v... tức là Thiền ba-la-mật; trong kinh Bổn Sinh ở tam tạng tán thán giải thoát, bố thí, nhẫn nhục, tinh tấn tức là Bố thí, Nhẫn, Tinh tấn ba-la-mật. Do các nhân duyên như vậy, nên bỏ Bát-nhã ba-la-mật mà ở trong pháp Thanh-văn cầu trí Nhất thiết chủng. Giống như người muốn được gỗ cứng tốt, lại bỏ gốc cành mà lượm lấy nhánh lá. Tuy gọi là gỗ mà không dùng được.
* Lại nữa, Bát-nhã ba-la-mật là Tam tạng, cội gốc có được Bát-nhã ba-la-mật rồi lại vì độ chúng sinh nên nói thêm các việc khác, vì vậy nên gọi là nhánh lá.
* Lại nữa, trong kinh Thanh-văn tuy nói thật tướng các pháp, mà không rõ ràng, còn trong kinh Bát-nhã ba-la-mật hiển hiện phân minh, dễ thấy, dễ được, như người vin nhánh lá thời sa rớt, nếu nắm cành gốc thời kiên cố. Nếu chấp kinh Thanh-văn thời rơi vào Tiểu thừa, nếu trì kinh Bát-nhã ba-la-mật thời dễ được Vô thượng đạo. Vì thế, nên nói bỏ gốc cành mà lấy nhánh lá.
Hỏi: Ba mươi bảy đạo phẩm, ba môn giải thoát, trong kinh Bát-nhã cũng có, nay cớ sao chỉ nói ở trong kinh Thanh-văn , Bích chi Phật có?
Đáp : Trong Đại thừa tuy có nói pháp ấy mà hợp với rốt ráo không, tâm không chấp trước, vì không bỏ trí Nhất thiết chủng, tâm đại bi, vì hết thảy chúng sinh mà nói ra,
* Trang 293 *
còn trong kinh Thanh-văn thời không như vậy vì chứng đắc quả Tiểu thừa.
* Lại nữa, vì Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật nên có thể làm thành tựu pháp thế gian, xuất thế gian. Thế nên Bồ-tát nếu cầu Phật đạo, hãy nên học Bát-nhã ba-la-mật, ví như chó vì chủ giữ nhà, đáng nên theo chủ đòi ăn, lại đi theo người ở, đòi ăn. Bồ-tát cũng như vậy. Chó ví người tu, Bát-nhã ba-la-mật ví người chủ. Trong Bát-nhã có đủ thứ lợi ích, lại bỏ mà đi tìm trong các kinh khác. Phật muốn làm cho rõ ràng dễ thấy, nên nói thí dụ: Voi, biển lớn, cung điện trời Đế-thích, Chuyển luân Thánh vương, ngọc vô giá, cũng như vậy.
Hỏi: Năm dục (pañcakāma) sinh ra năm triền cái, vì năm triền cái che lấp trí tuệ, không nên vui nói. Cớ sao vui nói sáu ba-la-mật khác cho đến Vô thượng đạo mà cho rằng không như pháp?
Đáp: Không như pháp là không như thật tướng Bát-nhã ba-la-mật. Trong thật tướng Bát-nhã ba-la-mật pháp không có định tướng, làm sao vui nói? Nếu có định tướng thời tâm nhiễm trước vui nói? Chư Phật, Bồ-tát vì tâm đại bi vì chúng sinh mà thuyết pháp, không đắm trước ngôn ngữ, dùng pháp không thể có được, chỉ thị cho chúng sinh tướng rốt ráo không của Bát-nhã ba-la-mật. Người ấy chép, đọc tụng... vì tâm nhiễm trước thủ lấy tướng sáu trần cho đến tướng Vô thượng đạo, nên gọi là không như pháp.
* Trang 294 *
Hỏi: Nếu Bát-nhã ba-la-mật rốt ráo không, không có gì không thể chép, đọc tụng, như vậy, thời không nên có ma sự?
Đáp: Rốt ráo không, không có gì cũng chẳng phải tướng Bát-nhã ba-la-mật, cớ sao là Ma sự? Trong đây nói, nếu người ấy biết tướng không có gì là tướng Bát-nhã ba-la-mật thì đó tức là Ma sự. Nếu dùng văn tự chép Bát-nhã ba-la-mật, tự biết rằng ta chép Bát-nhã ba-la-mật; có tâm nhiễm trước ấy tức là Ma sự. Nếu người biết tướng Bát-nhã ba-la-mật không đem tâm chấp trước chép, đọc, tụng thời nếu có kẻ đến phá; ấy là phá Bát-nhã ba-la-mật.
* Lại nữa, bên trong có ma phiền não, bên ngoài có Ma trời, vì nhân duyên của hai việc ấy nên khi chép Bát-nhã ba-la-mật, cho đến tu hành đều làm hoại Bát-nhã ba-la-mật.
Niệm khởi là nghĩ quốc độ này không an ổn, quốc độ kia giàu vui. Nghĩ đến xóm làng, thành ấp, phương hướng cũng như vậy; hoặc nghe chê bai thầy mình mà bỏ Bát-nhã ba-la-mật để giúp thầy trừ diệt tiếng xấu; hoặc nghe cha mẹ bị tật bệnh, bận việc quan; hoặc nghĩ đến giặc khủng bố, khởi tâm muốn đi đến chỗ khác; nghĩ đến hạng Chiên-đà-la (caṇḍāla) cũng như vậy. Ở chung với giặc, Chiên-đà-la (caṇḍāla), thời nổi sân hận; ở chung với chúng nữ dâm nữ thời dục tâm khởi lên. Có các nhân duyên như vậy phá hoại Bát-nhã ba-la-mật. Bồ-tát giác tri, hãy chớ nghĩ, chớ nói.
* Trang 295 *
Hoặc khi chép kinh Bát-nhã ba-la-mật, người độn căn được sự cung kính, cúng dường nhiều hay sinh tâm ái trước, nghĩ rằng: Ta chép được, hành theo được kinh. Có sự ái trước lợi dưỡng ấy tức là Ma sự. Còn người có lợi căn thì ma suy nghĩ Bồ-tát lợi căn ấy không ái trước cái vui thế gian, nhất tâm thọ trì Bát-nhã ba-la-mật, người ấy ta không thể phá hoại. Ta nay nên đem kinh thâm diệu của Thanh-văn làm chuyển đổi tâm kia, khiến trở thành A-la-hán.
Phật dạy: Kinh Thanh-văn tuy sâu xa, không nên tham đắm, thí như cục vàng đốt cháy, sắc tuy đẹp mà không thể cầm. Nếu Bồ-tát không có phương tiện (trí tuệ) không có lợi căn lớn, gặp được kinh này hoan hỷ cho là không, vô tướng, vô tác, làm dứt hết gốc khổ, không còn chi hơn, liền bỏ kinh Bát-nhã ba-la-mật, ấy cũng là ma sự, vì sao? Vì trong đây Phật nói nhân duyên rằng: Ở trong Bát-nhã ba-la-mật nói rộng pháp phương tiện của Bồ-tát, là quán Thanh-văn , Bích-chi-Phật đạo mà không thủ chứng, vì tâm đại bi nên thật hành ba môn giải thoát, thí như lấy ván sữa hòa với chất độc, thế lực chất độc tiêu tan, không thể hại người. Bát-nhã cũng như vậy, Bồ-tát ở trong Bát-nhã cầu đạo vô thượng dễ được, ở trong các kinh khác cầu khó được, như chỉ uống chất độc. Thế nên, không nên tìm đạo Bồ-tát trong kinh Thanh-văn .
__________
* Trang 296 *