GIẢI THÍCH: PHẨM HAI BÊN KHÔNG
HÒA HỢP THỨ 47.
(Kinh Ma-ha Bát-nhã ghi: Phẩm cái lỗi hai bên không hòa hợp).
(Kinh Đại Bát-nhã ghi: Phẩm không hòa hợp thứ 45).
KINH: Lại nữa, Tu-bồ-đề, người nghe pháp muốn chép, thọ trì kinh Bát-nhã ba-la-mật và đọc tụng, hỏi nghĩa, nhớ nghĩ đúng, song người thuyết pháp biếng nhác không muốn nói cho. Nên biết ấy là ma sự của Bồ-tát.
Tu-bồ-đề, người thuyết pháp tâm không biếng nhác, muốn bảo chép, thọ trì Bát-nhã ba-la-mật, mà người nghe pháp lại không muốn thọ. Hai tâm không hòa hợp như vậy. Nên biết ấy là ma sự.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, người nghe pháp muốn chép, thọ trì Bát-nhã ba-la-mật, và đọc tụng, cho đến nhớ nghĩ đúng, mà người thuyết pháp lại muốn đi đến phương khác. Nên biết ấy là ma sự.
* Trang 297 *
Tu-bồ-đề, người thuyết pháp muốn bảo chép, thọ trì Bát-nhã ba-la-mật, song người nghe pháp lại muốn đi đến phương khác. Hai tâm không hòa hợp như vậy. Nên biết ấy là Ma sự.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, người thuyết pháp quý trọng của bố thí y phục, ẩm thực, đồ nằm, thuốc men, vật nuôi sống, mà người nghe pháp thì ít muốn biết đủ, tu hạnh xa lìa, nhiếp niệm tinh tấn, nhất tâm trí tuệ. Hai bên không hòa hợp, nên không được chép Bát-nhã ba-la-mật và thọ trì, đọc tụng, hỏi nghĩa, nhớ nghĩ đúng, nên biết ấy là Ma sự.
Tu-bồ-đề, người thuyết pháp ít muốn biết đủ, tu hạnh xa lìa, nhiếp niệm tinh tấn, nhất tâm trí tuệ, mà người nghe pháp lại quý trọng của bố thí y phục, ẩm thực, đồ nằm, thuốc men, vật nuôi sống. Hai bên không hòa hợp nên không được chép, thọ trì Bát-nhã ba-la-mật và đọc tụng, hỏi nghĩa, nhớ nghĩ đúng, nên biết ấy là Ma sự.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, trong khi người thuyết pháp thọ trì mười hai hạnh đầu đà[1] là: 1. Ở chỗ vắng (A-lan-nhã-āraṇya) 2. Thường khất thực (paiṇḍapātika), 3. Mặc áo vá, 4. Ngày ăn một bữa ngọ (nhất tọa thực-ekāsanika) 5. Ăn có tiết độ, 6. Sau giờ ngọ không uống nước có xác, 7. Ở gò mả, 8. Ở dưới cây, 9. Ở chỗ đất trống, 10. Thường ngồi không nằm, 11. Theo thứ lớp khất thực (anukrama-paiṇḍapātika), 12. Chỉ
[1] T. 17: Phật thuyết thập nhị đầu đà kinh (佛說十二頭陀經), quyển 1, tr. 720b14; T. 17: Phật thuyết pháp tập danh số kinh 佛說法集名數經), quyển 1, tr. 661a10-13; T. 24: Tỳ ni mẫu kinh (毘尼母經), quyển 1, tr. 804c10-17; T. 24: Đại tỳ-kheo tam thiên oai nghi (大比丘三千威儀), quyển 2, tr. 919b6-11; T. 26: Thập trụ tỳ-bà-sa luận (Daśabhūmivibhāsā-śāstra-十住毘婆沙論), quyển 16, phẩm Giải đầu đà thứ 32 (解頭陀品32), tr. 114b25c3; T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 14, phẩm lưỡng quá thứ 47 (兩過品47), tr. 320c4-16;
2, Du hành kinh (遊行經), tr. 15b19-26: Phật bảo: Này A-nan! người nào hằng thường tu tập bốn thần túc, chuyên niệm không quên, thì có thể tùy ý muốn mà sống đến một kiếp hoặc trên một kiếp. A-nan! Như-lai đã nhiều lần tu bốn thần túc, chuyên niệm không quên, nên Như-lai cũng có thể tùy ý muốn mà ngừng lại một kiếp hoặc trên một kiếp, để diệt trừ tối tăm cho đời, gây nhiều lợi ích, đem lại sự an ổn cho chư thiên và nhân loại. Tôn giả A-nan làm thinh không trả lời. Phật nói đến ba lần như thế mà A-nan cũng vẫn làm thinh. A-nan lúc ấy đã bị ma ám ảnh, mê mang không hiểu, nên Phật ba lần hiện tướng mà A-nan đều không biết để thưa thỉnh.
* Trang 298 *
có 3 y (trīṇi cīvarāṇi). (Mười hai hạnh này có nhiều chỗ ghi sai khác nhau - N.D), còn người nghe pháp lại không thọ trì mười hai hạnh đầu đà, không ở chỗ vắng cho đến không chỉ thọ ba y (trīṇi-cīvarāṇi). Hai bên không hòa hợp nên không được chép, giữ gìn Bát-nhã ba-la-mật và đọc tụng, hỏi nghĩa, nhớ nghĩ đúng. Nên biết ấy là Ma sự.
Tu-bồ-đề, trong khi người nghe pháp thọ trì mười hai hạnh đầu đà, ở chỗ vắng cho đến thọ chỉ ba y, còn người thuyết pháp không thọ trì mười hai hạnh đầu đà, không ở chỗ vắng cho đến không thọ chỉ ba y, hai bên không hòa hợp, không chép, thọ trì Bát-nhã ba-la-mật và đọc tụng, hỏi nghĩa, nhớ nghĩ đúng được. Nên biết ấy là Ma sự.
LUẬN : Tất cả pháp hữu vi do nhân duyên hòa hợp sanh, các duyên ly tán thời không có, thí như dùi đồ để lấy lửa, phải có cái dùi, có đồ mồi[1] là hai thứ để có được lửa. Viết chép Bát-nhã cho đến nhớ nghĩ đúng cũng như vậy, phải có đủ nhân duyên trong ngoài hòa hợp mới thành, nghĩa là thầy và đệ tử phải đồng tâm đồng sự mới chép thành được. Thế nên Phật bảo Tu-bồ-đề, người nghe pháp, phát khởi năm thiện căn là tín, tấn, niệm, định, tuệ. Muốn chép, thọ trì Bát-nhã cho đến nhớ nghĩ đúng, mà người thuyết pháp vì năm triền cái che tâm nên không muốn thuyết!
[1] T. 1: Trung a-hàm kinh (Madhyamāgama- 中阿含經), quyển 20, tr. 557a22-23; Quyển 45, tr. 711b1-2: giống như người muốn được lửa, lấy gỗ khô tạo lửa và cái dùi, thời chắc chắn được lửa.
* Trang 299 *
Hỏi: Nếu vì năm triền cái che tâm nên không muốn thuyết, thế sao làm thầy?
Đáp : Người ấy đắm cái vui thế gian, chẳng quán không, vô thường, tuy tâm hiểu, miệng nói, mà không tự thật hành, còn đệ tử tuy tâm muốn tu mà không hiểu rõ, không có nơi nào khác nên phải hỏi người ấy; hoặc có khi thầy phát tâm từ bi muốn khiến chép, thọ trì Bát-nhã, mà đệ tử ám độn không phát khởi năm thiện căn, đắm cái vui thế gian, nên không muốn nghe lời chép, thọ trì cho đến nhớ nghĩ đúng Bát-nhã.
Hỏi: Nếu không muốn thọ trì, cớ sao gọi là người nghe pháp?
Đáp: Chỉ nghe lãnh thọ ít nhiều, và đọc tụng mà không rốt ráo thành tựu được, nên chỉ gọi là nghe pháp. Nếu cả hai người đồng có thiện tâm thời có thể được Bát-nhã ba-la-mật, nếu không đồng có thiện tâm thời chẳng được, ấy gọi là ma sự.
Phiền não bên trong nổi lên, thiên tử ma bên ngoài bèn trợ duyên, xa lìa Bát-nhã, thời Bồ-tát nên giác tĩnh biết đó là ma, ngăn đừng cho khởi. Nếu tự mình thối mất, hãy làm cho đầy đủ lại; nếu đệ tử thối mất, hãy dạy cho được lại.
* Lại nữa, hoặc thầy có tâm từ bi mỏng, bỏ đệ tử mà đi đến phương khác, hoặc vì không thích với đất nước, bốn
* Trang 300 *
đại chẳng hòa; hoặc vì thiện pháp không được tăng ích, hoặc vì lạnh nóng không hợp, hoặc vì đất đai hoang vu, vì các nhân duyên như vậy mà đi đến phương khác, trong khi đó đệ tử cũng vì các nhân duyên mà không thể đi theo thầy. Có người vì quý trọng lợi dưỡng, như trên nói vì năm triền cái che tâm v.v...
* Lại nữa, hai người ấy đều có lòng tin, có giới hạnh, mà một người dùng mười hai hạnh đầu đà để trang nghiêm giới, còn một người không thể.
Hỏi: Vì sao một người không thể?
Đáp: Phật kiết giới, đệ tử thọ trì, mười hai hạnh đầu đà không gọi là giới, thật hành được thời giới được trang nghiêm, không thật hành được không phải là phạm giới, thí như bố thí, làm thì được phước, không bố thí được cũng không có tội. Hạnh đầu đà cũng như vậy. Thế nên, hai bên không hòa hợp, là Ma sự.
Mười hai hạnh đầu đà là hành giả cho việc ở nhà sinh phiền não, nên bỏ cha mẹ, vợ con, quyến thuộc, xuất gia hành đạo, song thầy trò đồng học thì trở lại bị ràng buộc, tâm lại rối loạn, thế nên thọ phép ở chỗ vắng, để thân xa lìa ồn ào, ở chỗ không nhàn.
Xa lìa là gần nhất trong ba dặm, xa hơn nữa càng hay. Được thân xa lìa rồi, cũng nên khiến tâm xa lìa năm dục, năm triền cái.
* Trang 301 *
Nếu nhận lời mời ăn, hoặc ăn cùng chúng Tăng là nhân duyên dễ khởi lên lậu hoặc, vì sao? Vì nhận lời mời ăn là nếu được mời thì nghĩ rằng ta là người tốt có phước đức nên được mời; nếu không được mời thời chê người kia không hiểu biết, người không đáng mời lại mời, người đáng mời lại không mời. Hoặc tự khinh bạc, áo não tự trách mà sinh buồn khổ. Sự tham ưu đó dễ làm ngăn ngại đạo.
Ăn cùng chúng Tăng là vào giữa chúng, tất phải theo qui tắc của chúng, xử đoán công việc, đuổi người, liệu lý việc chúng tăng, phân xử sai khiến, thời tâm bị tán loạn; phế bỏ tu đạo. Vì những việc làm não loạn như vậy, nên thọ pháp thường khất thực.
Vì áo đẹp nên phải dong ruổi bốn phương, rơi vào lối sống tà mạng; nếu nhận áo tốt của người cho, thời sanh tâm gần gũi ái trước, nếu không gần gũi ái trước họ thời đàn-việt hận. Nếu ở giữa chúng nhận được y thời có các lỗi như trên nói. Lại y tốt là chỗ tham đắm của người chưa đắc đạo. Vì y tốt mà chuốt lấy nạn giặc cướp, hoặc phải mất mạng, có những tai hoạn như vậy, nên thọ pháp mặc áo vá xấu xí. Hành giả nghĩ rằng: Tìm một bữa ăn trong một ngày còn có nhiều trở ngại, huống gì bữa ăn nhẹ, ăn giữa ngọ, ăn sau ngọ, nếu không tự giảm bớt, thời mất công nửa ngày, không thể nhất tâm hành đạo.
* Trang 302 *
Phật pháp cốt vì tu đạo, không phải vì nuôi thân, như nuôi ngựa nuôi heo, vì thế nên dứt việc thường ăn; thọ pháp ngày ăn một bữa ngọ. Có người tuy ngày ăn một bữa ngọ, mà tâm tham ăn quá độ, bụng phình hơi thở nghẹt, phế bỏ tu đạo. Thế nên, thọ pháp ăn có tiết độ.
Tiết độ là lược nói tùy sức ăn được, ba phần chừa lại một phần, thời thân nhẹ nhàng an ổn, dễ tiêu, không có bệnh. Thân không tổn hại, thời việc hành đạo không phế bỏ. Như trong kinh, ngài Xá-lợi-phất nói: “Nếu ta ăn năm miếng sáu miếng, bổ túc thêm nước, là đủ nuôi thân.” Với người Trung Quốc ăn trưa có thể kể mười miếng.
Có người tuy ăn có tiết độ, nhưng quá giờ ngọ còn uống nước có xác thời tâm sanh vui đắm, nên tìm nước gạo, nước quả, nước mật v.v... muốn uống mãi không chán, nên không thể nhất tâm tu tập thiện pháp, như ngựa không buộc dây cương, cứ muốn ăn cỏ quanh quẩn, không chịu lên đường, nếu có dây cương thời ý muốn ăn cỏ không còn, đi theo ý người. Vì thế, nên thọ pháp sau giờ ngọ không uống nước có xác.
Quán không, quán vô thường là cửa ban đầu bước vào Phật pháp, hay làm chán lìa ba cõi.
Gò mả thường có tiếng khóc lóc buồn than, thây chết bừa bãi, tận mắt thấy cảnh vô thường. Sau đó hoặc thiêu cháy, bị chim thú ăn, không bao lâu tiêu hết. Nhân
* Trang 303 *
quán thây chết mà dễ ngộ được tướng vô thường, tướng không của các pháp. Lại ở gò mả, hoặc thấy thây chết tan rã hôi hám bất tịnh, dễ thành được quán 9 cách (cửu tưởng quán). Đây là cửa ban đầu để lìa tham dục. Vì vậy nên thọ pháp ở giữa gò mả, quán bất tịnh, vô thường xong, việc đắc đạo thành, bỏ gò mả mà đi đến dưới cây, người chưa đắc đạo, tâm không quá chán, thì hãy thủ lấy tướng thây chết, ấy mà ở dưới cây suy nghĩ: như Phật lúc Đản sanh, lúc Thành đạo, lúc Chuyển pháp luân, lúc vào Niết-bàn đều ở dưới cây. Hành giả theo phép tắc của chư Phật thường ở dưới cây. Do các nhân duyên như vậy nên thọ pháp ở dưới cây.
Hoặc hành giả quán dưới cây không khác gì nửa cái nhà, che im vui mát. Lại nếu sanh tâm ái trước cho rằng ta ở cây này rất tốt, cây kia không bằng, vì sanh tâm lậu hoặc như vậy, nên đi đến ở chỗ đất trống, suy nghĩ rằng: Ở dưới cây có hai việc dở: 1. Mưa dột ẩm ướt, 2. Phân chim nhớp thân, trùng độc chung đụng, còn chỗ đất trống thời không có việc dở đó. Ở chỗ đất trống thời mặc y thuyết pháp, tùy ý vui thích. Trăng sáng soi khắp, bầu trời trong sáng, tâm dễ nhập vào “Không tam-muội.” Trong bốn oai nghi của thân, ngồi là tốt nhất, ăn dễ tiêu hóa, hơi thở điều hòa. Người cầu đạo, việc lớn chưa thành, giặc phiền não thường rình tìm chỗ dễ, thuận tiện, vậy không nên nằm yên. Nếu đi, nếu đứng thời tâm động khó thu nhiếp, và cũng không thể đi lâu, đứng lâu. Vì thế nên thọ pháp
* Trang 304 *
thường ngồi. Nếu khi muốn ngủ, thời hông không dính chiếu.
Hành giả không đắm trước vị ngon, không khinh chúng sanh, tâm bình đẳng thương xót, mà thứ lớp khất thực, không chọn nơi giàu nghèo, nên thọ pháp thứ lớp khất thực.
Hành giả ít muốn biết đủ, áo đủ che thân, không nhiều không ít, nên chỉ có ba y. Người bạch y (hàng mặc trắng tức cư-sĩ - N.D) vì cầu vui nên chứa nhiều áo; hoặc có kẻ ngoại đạo tu khổ hạnh trần truồng không biết hổ. Thế nên đệ tử Phật lìa bỏ hai cực đoan ấy, hành xử theo trung đạo.
Chỗ ở chỗ ăn thường dùng hằng ngày nên nhiều việc, còn áo không cần tìm cầu hằng ngày, nên lược nói.
Mười hai hạnh đầu đà ấy là ý Phật muốn khiến đệ tử hành theo đạo, bỏ cái vui thế gian, nên tán thán mười hai hạnh đầu đà. Ý Phật thường lấy hạnh đầu đà làm gốc, vì có nhân duyên chẳng đặng đừng nên mới cho phép làm các việc khác. Như lúc Phật Chuyển vận bánh xe pháp, năm Tỳ-kheo mới đắc đạo, thưa Phật rằng: Chúng con nên mặc áo gì? Phật dạy: Nên mặc áo vá. Lại khi thọ giới pháp, phải suốt đời mặc áo vá, khất thực, ở dưới cây, dùng thuốc dư để chữa bệnh. Đối với bốn Thánh chủng (Catvāra-ārya-vaṃśā)[1] xưa, trong đó hạnh đầu đà gồm có ba Thánh chủng.
[1] Đại trí độ luận, quyển 27, tr. 258a19-20: Bốn thánh chủng đạo: y, thực, ngọa cụ y dược và vui đoạn khổ tu định.
Bốn thánh chủng (Catvāra-ārya-vaṃśā): Bốn thứ hạt giống có năng lực sinh ra các bậc thánh, đó là: 1. Y phục hỷ túc thánh chủng (tức biết đủ đối với quần áo cīvara-saṃtuṣṭayā). 2. Ẩm thực hỷ túc thánh chủng (biết đủ đối với đồ ăn đồ uống (piṇdapāta-saṃtuṣṭayā). 3. Ngọa cụ hỷ túc thánh chủng (biết đủ đối với các thứ dùng để nằm, ngồi (śayanāsana-saṃtuṣṭayā). 4. Vui đoạn vui tu thánh chủng (prahāṇabhāvanārāmatā). Ba thánh chủng trước là tùy được ăn, mặc, ở như thế nào cũng cảm thấy là đầy đủ, đều khiến cho tâm biết đủ ít muốn; Thánh chủng sau cùng là nói về sự vui mừng trong việc dứt trừ phiền não, tu tập Thánh đạo, từ đó mà sinh ra quả Thánh, cho nên gọi là Thánh chủng (hạt giống Thánh).
T. 1: Trung a-hàm kinh (中阿含經), quyển 15, phẩm 1: Vương tương ưng (王相應品1), tr. 520a19-26, Quyển 21, phẩm 2: Trường thọ vương (長壽王品2), tr. 563b28-c10; T. 32: Bồ đề tư lương luận (菩提資糧論), quyển 6, tr. 538b7-10; T. 27: A-tỳ-đạt-ma đại tỳ-bà-sa luận (阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 181, tr. 907a22-25; T. 28: A-tỳ-đàm tỳ-bà-sa luận (阿毘曇毘婆沙論), quyển 22, tr. 165b9-c3; T. 29: A-tỳ-đạt- ma câu xá luận (阿毘達磨俱舍論), quyển 22, phẩm 6: Phân biệt hiền thánh (分別賢聖品6), tr. 117a2-b4: Thân và tâm viễn ly; không phải “bất túc” và “đại dục”; có nghĩa là đã có hoặc chưa có, nhưng muốn có nhiều nên gọi là hỷ túc. Pháp đối trị là pháp tương vi ở tam giới, và vô lậu vì có tánh vô tham. Bốn thánh chủng cũng thế; Ba loại đầu chỉ là hỷ túc, nhằm đối trị sinh cụ, loại cuối đối trị sự nghiệp; để đối trị bốn ái sinh khởi; để tạm thời chấm dứt hoặc vĩnh viễn đoạn trừ sự ham muốn về ngã sở và ngã sự.
Luận: Khi hành giả thu thúc (vyapakṛṣta) được thân và tâm bằng cách viễn ly (dūrīkaraṇa) tình trạng tương tạp (saṃsarga) và các ý nghĩ bất thiện (akuśalavitarka) thì họ sẽ thành công. Ai có thể thực hiện dễ dàng hai điều nói trên? Những người đã viễn ly hoặc những người có ít ham muốn (alpeccha, thiểu dục) và biết đủ (saṃtuṣṭa, hỷ túc) chứ không phải những người “không biết đủ” (bất hỷ túc) và “không biết chán” (đại dục). “Không biết đủ” và “không biết chán” nhằm chỉ cho cái gì? Các luận sư Đối pháp nói: Đối với các đồ vật tốt đẹp (praṇīta) đã có như áo quần, v.v. mà vẫn muốn có nhiều hơn nữa thì đó chính là “bất ỷ túc”. Thèm muốn những cái chưa có chính là “đại dục”. Chẳng phải “bất hỷ túc” cũng có thể xảy ra đối với những thứ chưa có sao? Và nếu vậy thì có gì khác nhau giữa hai khuyết điểm này? Bất hỷ túc là sự cảm thấy không thỏa mãn đối với cái đã có vì cho rằng chúng quá tầm thường (apraṇīta, bất diệu) hoặc ít ỏi (aprabhūta, bất đa). Đa dục chính là sự ham muốn cái tốt hơn hoặc nhiều hơn những thứ đang có.
Các pháp trái ngược với bất hỷ túc và đại dục, tức hỷ túc và thiểu dục, chính là các pháp có khả năng đối trị hai khuyết điểm này. Chúng thuộc về cả ba giới và có tánh vô lậu. Trái lại bất hỷ túc và đại dục chỉ có ở Dục giới.
Thể tánh của hỷ túc và thiểu dục là gì? Thể tánh của chúng là thiện căn vô tham. Căn nguyên của thánh chủng (āryavaṃśas) chính là vô tham (alobha). Sở dĩ có tên như vậy là vì thánh chủng sinh ra từ vô tham và thể tánh của thánh chủng cũng chính là vô tham.
Trong bốn loại thánh chủng thì ba loại đầu - tức biết đủ đối với quần áo (cīvara), biết đủ đối với đồ ăn đồ uống (piṇdapāta), biết đủ đối với các thứ dùng để nằm, ngồi (śayanāsana) - có thể tánh là hỷ túc. Thánh chủng thứ tư - tức là sự cảm thấy hoan hỷ đối với diệt pháp và thánh đạo (lạc đoạn tu) - không phải là hỷ túc.
Làm sao biết được thánh chủng thứ tư cũng là vô tham? Vì quay lưng với sự chấp trước tham dục và hữu tham (bhavarāga).
Qua bốn thánh chủng trên Thế tôn muốn dạy về điều gì? Thế-tôn, vị vua của pháp, đã dạy về cách sử dụng các nhu cầu về ăn, ở có chừng mực (sinh cụ) và cách sinh hoạt cho các đệ tử của ngài; những người bắt đầu tìm kiếm sự giải thoát sau khi đã từ bỏ các nhu cầu và cách sống cũ. Qua ba thánh chủng đầu ngài dạy về các nhu cầu trong cuộc sống và qua thánh chủng cuối ngài dạy về cách sinh hoạt: “Nếu các ông thực hiện những hành động này cùng với cách sống này thì chẳng bao lâu các ông sẽ được giải thoát.”
Tại sao Thế tôn lập ra hai sự việc trên? Để ngăn ngừa sự sinh khởi của ái. Kinh dạy rằng sự sinh khởi của ái có bốn trường hợp: “Này các tỳ-kheo, khi sinh khởi thì ái sẽ sinh từ y phục, từ thức ăn, từ chỗ nằm, từ chỗ ngồi; khi trụ thì ái sẽ trụ ở y phục, v.v.; khi đeo bám thì sẽ đeo bám ở y phục, v.v.; này các tỳ-kheo, khi sinh thì ái sẽ sinh từ sự hiện hữu và sự không hiện hữu như thế…”. Chính vì để ngăn ngừa ái mà bốn thánh chủng đã được tuyên thuyết.
Nói cách khác, bốn thánh chủng được tuyên thuyết là để ngăn chận tạm thời hoặc vĩnh viễn sự ham muốn đối với các đối tượng của ý thức về ngã sở và ngã (ngã sự). Đối tượng của ý thức về ngã sở chính là y phục. Đối tượng của ý thức về ngã chính là thân sở y (āśraya). Sự ham muốn chính là ái.
Ba thánh chủng đầu tiên nhằm diệt trừ sự ham muốn các sự vật được xem như là “thuộc riêng về mình” đã nói ở trên. Thánh chủng cuối cùng nhằm diệt trừ vĩnh viễn tất cả sự ham muốn này.
Abhidharmakośa-śāstra-mārgapudgalanirdeśaḥ, tr. 335-337: Tasya punar evaṃ bhāvanāyāṃ prayuktasya kathaṃ bhāvanā sampadyate? ity āha- vyapakarṣadvayavataḥ, yadi hi kāyacittābhyāṃ vyapakṛṣṭo bhavati| saṃsargākuśalavitarkadūrīkaraṇāt| tattarhi vyapakarṣadvayaṃ kasya sukaraṃ bhavati? yo’lpecchaḥ, santuṣṭaśca| nāsantuṣṭamahecchayoḥ| kā punar iyam asantuṣṭiḥ? kā ca mahecchatā? labdhe bhūyaḥspṛhā’tuṣṭiralabdhecchā mahecchatā (6) labdheṣu kila praṇīteṣu cīvarādiṣu bhūyaskāmatā asantuṣṭiḥ| alabdheṣu tatkāmatā mahecchatā ity ābhidhārmikāḥ| nanu ca sā’tibhūyaskāmatā’labdha eva, na labdhe bhavati iti ko’nayor viśeṣa iti vaktavyam etad? evaṃ tu yujyate- labdhenāpraṇītenāprabhūtena paritāso’santuṣṭiḥ| alabdhapraṇītaprabhūtecchā mahecchatā (6) viparyāsāttadvipakṣau, asaṃtuṣṭimahecchatāviparyayeṇa tatpratipakṣau veditavyau- saṃtuṣṭiśca, alpecchatā ca iti| tridhātvāptāmalau ca tau| ‘tadvipakṣau’ iti vartate| tridhātukau ca pratisaṃyuktau ca; sāsravānāsravatvāt| asantuṣṭimahecchate ca kāmāvacaryāv eva| kaḥ punar anayor alpecchatāsantuṣṭyoḥ svabhāvaḥ? ity āha - alobhaḥ, alobhasvabhāve hy ete| āryavaṃśāśca, ‘alobhaḥ’ iti vartate | āryāṇām ebhyaḥ prasavādāryavaṃśāś catvāraḥ| te’py alobhasvabhāvāḥ| teṣāṃ tuṣṭyātmakāstrayaḥ (7) saṃtuṣṭisvabhāvāḥ| cīvara-piṇḍapāta-śayanāsanasantuṣṭayaḥ| prahāṇabhāvanārāmatā caturtha āryavaṃśaḥ katham alobhasvabhāvaḥ? Bhavakāmarāgavaimukhyāt (7) atha caturbhir āryavaṃśaiḥ kiṃ darśitaṃ bhagavatā? karmāntena tribhirvṛttiḥ, dharmasvāminā hi bhagavatā parityaktasvavṛttikarmān tebhyaḥ śiṣyebhyo mokṣārtham abhyupagatebhyo dvayaṃ prajñaptam-vṛttiś ca, karma ca| tribhir āryavaṃśair vṛttiḥ, caturthena karma | ‘anayā vṛttyā idaṃ karma kurvāṇā bhavanto na cirān mokṣaṃ prāpsyanti’ iti| kasmāt punar iyam īdṛśī vṛttir idaṃ ca karma prajñaptam? tṛṣṇotpādavipakṣataḥ| catvāras tṛṣṇotpādāḥ sūtra uktāḥ- “cīvarahetor bhikṣos tṛṣṇotpadyamānā utpadyate, pratitiṣṭhantī pratitiṣṭhati, abhiniviśamānā’bhiniviśate| piṇḍapātahetoḥ, śayyāsanahetor iti| bhavavibhavahetor bhikṣos tṛṣṇotpadyamānā utpadyate” iti vistaraḥ| eṣāṃ pratipakṣeṇa catvāra āryavaṃśā deśitāḥ| mamāhaṅkāravastvicchātatkālātyantaśāntaye (8) sa eva arthaḥ punaḥ pariśeṣeṇa ucyate| mamakāravastu cīvarādayo’haṅkaravastvātmabhāvaḥ| tatra icchā tṛṣṇā | tatra mamakāravastvicchāyāstatkālaśāntaye traya āryavaṃśā bhavanti| ubhayecchātyantaśāntaye caturtha iti||8 || uktam idaṃ yathā bhūtasya bhāvanā sampadyate||
* Trang 305 *
Phật pháp chỉ lấy trí tuệ làm gốc, không vì sợ khổ làm đầu, cách ấy đều giúp đạo, tùy thuận đạo, nên Phật thường tán thán.
(Hết cuốn 68 theo bản Hán)
KINH: Lại nữa, Tu-bồ-đề, người thuyết pháp có lòng tin có căn lành, muốn chép, thọ trì cho đến nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu, song người nghe pháp không có lòng tin, phá giới (duḥśīla), làm việc ác, không muốn chép, thọ trì cho đến nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu; nên biết ấy là ma sự.
Tu-bồ-đề, người nghe pháp có lòng tin, có căn lành, mà người thuyết pháp, không có lòng tin, phá giới, làm việc ác, hai bên không hòa hợp; nên biết ấy là Ma sự.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, người thuyết pháp, có thể bố thí tất cả, tâm không lẫn tiếc, song người nghe pháp tâm lẫn tiếc không thí xả; nên biết ấy là Ma sự. Tu-bồ-đề, người nghe pháp bố thí được tất cả, tâm không lẫn tiếc, còn người thuyết pháp lẫn pháp không bố thí, hai bên không hòa hợp, không được chép, thọ trì, cho đến nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật; nên biết ấy là Ma sự.
* Trang 306 *
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, người nghe pháp muốn cúng dường người thuyết pháp y phục, ẩm thực, đồ nằm, thuốc men, vật cần dùng nuôi sống, song người thuyết pháp không muốn thọ nhận; nên biết ấy là Ma sự. Tu-bồ-đề, người thuyết pháp muốn cung cấp người nghe pháp y phục, cho đến vật cần dùng để nuôi sống, mà người nghe pháp không muốn thọ nhận, hai bên không hòa hợp, nên không được chép thành, thọ trì cho đến nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật; nên biết ấy là Ma sự.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, người thuyết pháp dễ ngộ, song người nghe pháp ám độn, nên biết ấy là Ma sự. Tu-bồ-đề, người nghe pháp dễ ngộ, mà người thuyết pháp ám độn, hai bên không hòa hợp, không được cahép thành, thọ trì cho đến nhớ nghĩ đúng được Bát-nhã ba-la-mật; nên biết ấy là Ma sự.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, người thuyết pháp biết nghĩa thứ lớp mười hai bộ kinh (dvādaśāṅga-buddha-vacana), đó là Tu-đa-la cho đến Ưu-ba-đề-xá,[1] song người nghe pháp không biết nghĩa thứ lớp mười hai bộ kinh, nên biết ấy là Ma sự. Hoặc người nghe pháp biết nghĩa thứ lớp mười hai bộ kinh, mà người thuyết pháp không biết nghĩa thứ lớp mười hai bộ kinh; hai bên không hòa hợp, nên không được chép thành cho đến nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu; nên biết ấy là Ma sự.
[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 33.
* Trang 307 *
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, người thuyết pháp thành tựu sáu ba-la-mật (ṣaḍ-pāramitā), song người nghe pháp không thành tựu sáu ba-la-mật, hai bên không hòa hợp, không được chép cho đến nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu; nên biết ấy là Ma sự. Hoặc người nghe pháp có sáu ba-la-mật, mà người thuyết pháp không có sáu ba-la-mật, hai bên không hòa hợp, nên không được chép thành cho đến nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu; nên biết ấy là Ma sự.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, người thuyết pháp đối với sáu ba-la-mật (ṣaḍ-pāramitā), có sức phương tiện, song người nghe pháp đối với sáu ba-la-mật không có sức phương tiện, hai bên không hòa hợp, không được chép thành cho đến nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật ; nên biết ấy là Ma sự. Hoặc người nghe pháp đối với sáu ba-la-mật có sức phương tiện, mà người thuyết pháp đối với sáu ba-la-mật không có sức phương tiện, hai bên không hòa hợp, nên không được chép thành cho đến nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật; nên biết ấy là Ma sự.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, người thuyết pháp được Đà-la-ni (dhāraṇī), song người nghe pháp không có Đà-la-ni (dhāraṇī), hai bên không hòa hợp, không được chép thành cho đến nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu; nên
* Trang 308 *
biết ấy là Ma sự. Hoặc người nghe pháp được Đà-la-ni (dhāraṇī), mà người thuyết pháp không có Đà-la-ni (dhāraṇī), hai bên không hòa hợp, nên không được chép thành cho đến nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu; nên biết ấy là Ma sự.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, người thuyết pháp muốn khiến chép, thọ trì, đọc tụng cho đến nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật; song người nghe pháp không muốn chép, thọ trì, đọc tụng cho đến nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật, hai bên không hòa hợp, nên không được chép thành cho đến nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu; nên biết ấy là Ma sự. Hoặc người nghe pháp muốn chép, đọc tụng cho đến nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật, mà người thuyết pháp không muốn khiến chép Bát-nhã ba-la-mật, cho đến không muốn khiến giảng thuyết, hai bên không hòa hợp, nên không được chép thành cho đến nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu ; nên biết ấy là Ma sự.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, người thuyết pháp lìa tham dục (rāga), sân nhuế (krodha), ngủ nghỉ (middha), giao động, hối hận (auddhatya-kaukṛtya-āvaraṇa), nghi ngờ (vicikitsā),[1] song người thuyết pháp thì tham dục, sân nhuế, ngủ nghĩ, giao động, hối hận, nghi ngờ; nên biết ấy là Ma sự. Hoặc người nghe pháp lìa tham dục, sân nhuế,
[1] Luận Đại trí độ, quyển 17; Ngũ cái (pañca-āvaraṇāni): Cái nghĩa là che lấp, tức chỉ cho năm thứ phiền não che lấp tâm tính, làm cho pháp lành không sinh ra được. Đó là: (1) Tham dục cái (rāga-āvaraṇa): Tham đắm cảnh năm dục (tiền của, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ), không biết nhàm chán, nên tâm tính bị che lấp. (2) Sân nhuế cái (pratigha-āvaraṇa): đối trước cảnh trái ý, lòng tức giận nổi lên làm che lấp tâm tính. (3) Hôn miên cái (styāna-middha-āvaraṇa), cũng gọi là Thùy miên cái: Hôn trầm và buồn ngủ khiến tâm tính li bì, không thể tích cực hoạt động. (4) Trạo cử ác tác cái (auddhatya-kaukṛtya-āvaraṇa), cũng gọi là Điệu lí cái, Trạo hối cái, trạo hí cái. Sự chao động (trạo) của tâm, hoặc lo buồn, ân hận (hối) đối với những việc đã làm, khiến tâm tính bị che lấp. (5) Nghi cái-vicikitsā-āvaraṇa: đối với giáo pháp do dự không quyết đoán, vì vậy mà tâm tính bị che lấp.
Xem Tạp a-hàm, quyển 26, luận Đại tỳ-bà-sa, quyển 38, 48; luận Thuận chính lý, quyển 55; Đại thừa a-tỳ-đạt-ma tạp luận, quyển 7; Ma-ha chỉ quán, quyển 4; Đại thừa nghĩa chương, quyển 5; T. 29: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (阿毘達磨俱舍論), quyển 21, phẩm 5: Phân biệt tùy miên (分別隨眠品5), tr. 110c5-111a3: Khế kinh lại tuyên bố rằng có năm loại cái (nīravaṇas): là dục tham (kāmacchanda), sân nhuế (vyāpāda), hôn miên (styānamiddha), trạo hối (auddhatyakaukṛtya) và nghi (vicikitsā).
Ba loại hôn miên, trạo hối và nghi được nói đến ở đây chỉ có ở Dục giới hay ở cả ba giới? Khế kinh nói rằng tất cả các cái đều thuộc tánh bất thiện vì thế chỉ có ở Dục giới.
Tại sao hôn trầm và miên cũng như trạo cử và hối lại được lập thành hai loại cái riêng? Được lập thành một cái là chúng có cùng thức ăn, sự đối trị và tác dụng như nhau.
Ở đây khi nói “đối trị” (vipakṣa) là có ý chỉ cho sự “ngược lại” (pratipakṣa), tức những gì chống lại thức ăn. Kinh dạy rằng hôn trầm và miên có cùng một loại thức ăn, một loại chống lại thức ăn (anāhāra).
Thức ăn của hôn trầm và miên là gì? Đó là năm pháp đặng mông (tandrī), bất lạc (arati), tần thân (vijṛmbhikā), thực bất bình (bhakte śamatā), tâm muội liệt (cetaso līnatva).
Loại chống lại thức ăn của hôn trầm và miên là gì? Đó là quang minh tưởng (ālokasaṃjñā).
Hôn trầm và miên đều có chung tác dụng (kṛtya kriyā) là làm cho tâm mê muội (līna).
Giống như hôn trầm và miên, trạo cử và hối cũng có chung một loại thức ăn, loại chống lại thức ăn, và có chung tác dụng. Loại thức ăn là bốn pháp thân lý tầm (jñātivitarka), quốc độ tầm (janapadavitarka), bất tử tầm (amaravitarka), sự nhớ lại những việc vui thích đã làm trong quá khứ (pūrva ... saṃsargacaryānusmṛti); loại chống lại thức ăn là sự tịch tĩnh (śamatha); tác dụng là làm cho tâm không được tịch tĩnh.
Tất cả các phiền não đều là cái (nivaraṇa); tại sao kinh chỉ nói đến năm loại trên? Vì chúng hủy hoại các uẩn và vì nghi. Dục tham (kāmacchanda) và nhuế (vyāpāda) hủy hoại giới uẩn (śīlaskandha); hôn miên hủy hoại tuệ uẩn (prajñāskandha); trạo hối hủy hoại định uẩn (samādhiskandha). Vì không có tuệ và định nên khởi nghi đối với Tứ Đế.
* Trang 309 *
ngủ nghỉ, giao động, hối hận, nghi ngờ, mà người thuyết pháp thì tham dục, sân nhuế, ngủ nghỉ, giao động, hối hận, nghi ngờ, hai bên không hòa hợp, nên không được chép thành cho đến nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu; nên biết ấy là Ma sự.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, trong khi chép cho đến nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu ấy, hoặc có người đi đến nói việc khổ thống trong ba đường ác, và khuyên sao người không ở nơi thân này dứt khổ vào Niết-bàn, dùng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác (anuttarā-saṃyak-saṃbodhi) ấy làm gì, hai bên không hòa hợp, nên không được chép thành cho đến nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật; nên biết ấy là Ma sự.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, trong khi chép, thọ trì, đọc tụng, thuyết giảng, nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu ấy, hoặc có người đi đến tán thán các cõi trời Tứ Thiên Vương (catur-maharāja-kāyikas), trời Ba Mười Ba (Trāyastriṃśat-deva), trời Dạ-ma (Yama), trời Đâu-suất-đà (Tuṣita), Trời Hóa Lạc (Nirmāṇarati), trời Tha Hóa Tự Tại (Para-nirmita-vaśavartin), trời Phạm thiên (Brahmā) cho đến trời Phi-hữu-tưởng Phi-vô-tưởng (Nāivasaṃjñānāsṃjñāyatana); tán thán Sơ thiền (prathama-dhyāna) cho đến Phi-hữu-tưởng Phi-vô-tưởng định, nói rằng: Này thiện nam tử, dầu ở trong cõi Dục hưởng thọ khoái lạc năm dục, ở trong cõi Sắc hưởng thọ cái vui do thiền định phát sanh, ở trong cõi Vô sắc hưởng thọ cái vui tịch diệt, các việc ấy cũng vô thường, khổ, không, vô ngã, là tướng biến đổi, tướng diệt tận, tướng tan rã,
* Trang 310 *
tướng ly tán, tướng hoại diệt, sao người không do nơi thân này thủ chứng quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, đạo Bích-chi Phật? Cần gì chịu đủ thứ khổ trong thế gian sanh tử để cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác làm gì ? Hai bên không hòa hợp, nên không được chép thành Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu; nên biết ấy là Ma sự.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, người thuyết pháp, sống một mình không hệ lụy, tự tại vô ngại, song người nghe pháp nuôi dưỡng nhiều người, hai bên không hòa hợp, nên không được chép thành cho đến nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu; nên biết ấy là Ma sự. Hoặc người nghe pháp sống một mình không hệ lụy, tự tại vô ngại, mà người thuyết pháp lại nuôi nhiều người, hai bên không hòa hợp, nên không chép thành cho đến nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu; nên biết ấy là Ma sự.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, người thuyết pháp nói như vầy: Ngươi theo được ý ta, ta sẽ cho ngươi Bát-nhã ba-la-mật khiến chép, đọc tụng, thuyết giảng, nhớ nghĩ đúng, nếu không theo ý ta, thời ta không cho ngươi, hai bên không hòa hợp, nên không được chép thành, đọc tụng, thuyết giảng, nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu; nên biết ấy là Ma sự.
* Trang 311 *
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, người nghe pháp muốn được theo như ý người thuyết pháp, mà người thuyết pháp không chịu, hai bên không hòa hợp, nên không được chép thành cho đến nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu; nên biết ấy là Ma sự.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, người thuyết pháp muốn được tài vật lợi dưỡng, nên đưa cho kinh Bát-nhã ba-la-mật bảo chép, thọ trì cho đến nhớ nghĩ đúng, song người nghe pháp vì lý do ấy nên không muốn làm theo, hai bên không hòa hợp, nên không được chép cho đến nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu; nên biết ấy là Ma sự. Hoặc người nghe pháp vì tài vật lợi dưỡng, nên muốn chép, đọc tụng, thuyết giảng Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu; còn người thuyết pháp vì lý do ấy nên không muốn thuyết cho, hai bên không hòa hợp, nên không được chép thành, đọc tụng, thuyết giảng Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu; nên biết ấy là Ma sự.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, người thuyết pháp muốn đi đến chỗ nguy hiểm tánh mạng ở phương xa, song người nghe pháp không muốn đi theo, hai bên không hòa hợp, nên không được chép thành cho đến nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu; nên biết ấy là Ma sự. Hoặc người nghe pháp muốn đi đến chỗ nguy hiểm tánh mạng ở phương xa, mà
* Trang 312 *
người thuyết pháp không muốn đi, hai bên không hòa hợp, nên không được chép thành cho đến nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu; nên biết ấy là Ma sự.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, người thuyết pháp, muốn đi đến chỗ đói khát, gạo hiếm, nước không, ở phương xa, song người nghe pháp không muốn đi theo, hai bên không hòa hợp, nên không được chép thành cho đến nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu; nên biết ấy là Ma sự. Hoặc người nghe pháp muốn đi đến chỗ đói khát, gạo hiếm, nước không, ở phương xa, còn người thuyết pháp không muốn đi, hai bên không hòa hợp, nên không được chép thành cho đến nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu; nên biết ấy là Ma sự.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, người thuyết pháp muốn đi đến chỗ giàu vui ở phương xa, người nghe pháp muốn đi theo, người thuyết pháp nói: Này thiện nam tử, ngươi vì lợi dưỡng mà đi theo ta, ngươi hãy khéo tự suy nghĩ, hoặc được hoặc không được, đừng để hối hận về sau. Vì chút ít lý do đó hai bên không hòa hợp, người nghe pháp nghe nói như vậy tâm sanh chán, nghĩ rằng ấy là đối nghịch không muốn cho ta đi theo, bèn ngưng không đi; hai bên không hòa hợp, nên không được chép thành cho đến nhớ
* Trang 313 *
nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu; nên biết ấy là Ma sự.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, người thuyết pháp muốn đi qua chỗ đồng trống, chỗ giặc đáng sợ, chỗ hạng Chiên-đà-la đáng sợ, chỗ thợ săn, thú dữ, rắn độc đáng sợ, người nghe pháp cũng muốn đi theo, người thuyết pháp nói: Này thiện nam tử, ngươi cần gì đi đến đó, trong đó có nhiều điều đáng sợ, giặc cho đến rắn độc đáng sợ, người nghe pháp nghe nói như vậy, biết người kia không muốn cho chép, thọ trì cho đến nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật, tâm chán không muốn đi theo. Vì chút ít lý do đó, hai bên không hòa hợp; nên biết ấy là Ma sự.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, người thuyết pháp có nhiều Đàn-việt, thường đến thăm hỏi, vì nhân duyên ấy, nói với người nghe pháp rằng: Ta có nhân duyên, ngươi nên đi nơi khác. Người nghe pháp biết ý kia bèn ngừng, hai bên không hòa hợp, nên không được chép thành cho đến nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu; nên biết ấy là Ma sự.[1]
LUẬN: Hỏi: Có người chép, thọ trì, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật, nhưng không tu hành được mà phạm giới, hoặc có việc như vậy, nếu không tin thì tại sao lại đi theo họ thọ pháp?
[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 14, phẩm Lưỡng quá thứ 14 (兩過品14), tr. 320c16-322a20.
* Trang 314 *
Đáp: Người ấy không tin Bát-nhã ba-la-mật nói về rốt ráo không, song vì cầu danh nên đọc tụng, giảng rộng, giống như đệ tử Phật không tin kinh sách ngoại đạo mà cũng giảng nói cho người khác.
* Lại nữa, không có tâm tin vui sâu xa về Bát-nhã, nên gọi là không tin, chứ chẳng phải hoàn toàn không tin.
Hỏi: Theo pháp thì đệ tử nên cúng dường thầy, cung phụng các điều có được, vì sao lại nói thầy không thể bố thí được?
Đáp: Đệ tử nghĩ rằng: Thầy có vật ít mà không thí xả được, huống gì xả thân, tuy tán thán việc bố thí, đó chỉ là hư dối, thế nên gọi là không hòa hợp. Đệ tử muốn lấy bốn việc cúng dường thầy,[1] và thầy ít muốn biết đủ nên không nhận, hoặc hổ thẹn giống như buôn bán pháp nên không nhận. Hoặc thầy biết nhiều hiểu nhiều không thiếu thứ gì, có thể cung cấp cho đệ tử, song đệ tử lại tự nghĩ rằng: Người ta sẽ cho mình tham cơm áo của thầy nên đến thọ pháp, hoặc tự cho mình đức mỏng không tiêu hóa nổi vật của thầy cho. Tâm ấy tuy tốt, mà không thành Bát-nhã, đó cũng là Ma sự.
Thầy độn căn, là thầy tụng kinh, chẳng phải thầy hiểu nghĩa; tụng mười hai bộ kinh (dvādaśāṅga-buddha-vacana), cũng là thầy tụng kinh.
* Lại nữa, vị thầy có sáu ba-la-mật nghĩ rằng: Đệ tử là người có tội, độn căn, không hành được sáu ba-la-mật,
[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 58.
* Trang 315 *
say đắm việc thế gian, chỉ có danh đệ tử, không có sự thật. Vị thầy ấy không biết rằng đệ tử sau khi nghe Bát-nhã thành được việc lớn, chỉ vì hiện tiền không có sáu ba-la-mật, mà không chịu giáo hóa. Trái lại đệ tử cũng nghĩ rằng lý nghĩa sáu ba-la-mật, ta cũng tu hành được, còn thầy chỉ nói miệng không thể tu hành, mà không biết rằng thầy gặp nhân duyên chuyển đổi thân, sẽ thành đại sự; lại không biết rằng thầy có sự lợi ích về đọc tụng, vì thế nên hai bên không hòa hợp.
* Lại nữa, đệ tử tin tưởng đắm trước thiện pháp, còn thầy không đắm pháp, dùng phương tiện hành sáu ba-la-mật, đệ tử bảo vì thầy không có tâm ưa vui sâu xa sáu ba-la-mật, vì sao biết? Vì có khi thầy tán thán sáu ba-la-mật, có khi vì dứt tâm chấp trước của người mà phá tán sáu ba-la-mật. Trái lại, đệ tử có phương tiện (trí tuệ) cũng như vậy.
Hỏi: Nếu đệ tử được Đà-la-ni, mà thầy không được Đà-la-ni, vì sao làm thầy?
Đáp: Đà-la-ni có nhiều thứ: Có đệ tử được văn trì Đà-la-ni (thứ thần chú nghe đâu nhớ đó - N.D) thọ trì đọc tụng được, mà không hiểu nghĩa, vị thầy có thể giải thuyết cho. Hoặc đệ tử có được Đà-la-ni hiểu nghĩa thật tướng các pháp, mà không thể thứ lớp đọc tụng. Hoặc vị thầy được Đà-la-ni văn trì, mà chưa có tâm đại bi, nên khinh thị đệ tử, không thể dạy đạo.
* Trang 316 *
Hỏi: Đệ tử muốn thọ trì Bát-nhã ba-la-mật, mà thầy không dạy cho, hoặc có việc như vậy, cớ sao thầy muốn dạy pháp cho mà đệ tử không nhận?
Đáp: Như trước đáp, vì đệ tử thấy thầy có lỗi, nên không muốn lãnh thọ pháp! Lại vị thầy muốn giáo hóa người trước mặt làm đệ tử, mà người ấy hoặc vì có tà kiến, các điều ác, nên không chịu thọ giáo.
* Lại nữa, sở hành của hết thảy chúng sanh nếu đồng nhau thời dễ hòa hợp, còn nếu một người lìa năm dục một người không lìa nên khinh nhau, khinh nhau nên không hòa hợp. Tất cả chúng sanh đều như vậy.
* Lại nữa, trong khi chép tụng, nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật, một người quở trách ba ác đạo, một người tán thán chư thiên. Việc này như trước đã đáp, tuy không thể phá hoàn toàn thiện hạnh người kia, chỉ phá hoại Đại thừa của người kia mà trao pháp Tiểu thừa.
* Lại nữa, thầy ít muốn biết đủ, không ưa tụ tập đông người, còn đệ tử thì có đông người. Vị thầy nghĩ rằng: Đệ tử tuy tốt có thể độ được, mà nuôi đồ chúng nhiều. Trái lại thầy cứ đắm sâu vào thiện pháp, xa lìa đệ tử, đệ tử sống một mình cũng như vậy.
* Lại nữa, ý người thuyết pháp là nếu đệ tử tu hành theo ý ta, hoặc đi hoặc ở, tùy lúc hỏi han v.v... còn người nghe pháp chỉ muốn cầu cái lợi của giáo pháp, không thể
* Trang 317 *
hành xử việc chúng, thế là không hòa hợp. Hoặc có khi người nghe pháp theo ý tới lui hỏi han v.v... mà người thuyết pháp không cho, nghĩ rằng: Cần gì việc ấy, tổn công đức ta; ý người nghe pháp cho đó là khinh thị, không hoan hỷ với nhau được. Thế là không hòa hợp.
* Lại nữa, vị thầy vì lợi dưỡng nên muốn dạy pháp cho, tâm đệ tử thì không kính thầy, tại sao thầy lại muốn bán kinh pháp. Trái lại, đệ tử cũng như vậy, vì tài vật lợi dưỡng nên đọc tụng Bát-nhã, chứ chẳng phải tâm thanh tịnh. Thầy biết tâm đệ tử như thế, thời khinh bạc không chịu dạy cho. Thế nên không hòa hợp.
* Lại nữa, vị thầy muốn đi đến phương xa, trải qua đường hiểm nạn, đệ tử vì tiếc thân mạng không đi theo, nghĩ rằng: “Ta có thân vậy sau mới cầu pháp.” Trái lại đệ tử muốn đi cũng như vậy, muốn đi đến chỗ đói khát, gạo hiếm, nước không, cũng như vậy.
* Lại nữa, vị thầy muốn đi đến chỗ giàu vui, đệ tử không muốn đi theo thầy, mà thầy hoặc hổ thẹn không muốn đem đi, hoặc đệ tử quen thói vui chơi không thể lặng lội đi xa, hoặc đường sá xa thẳm, hoặc thầy biết rõ nước kia, còn đệ tử không hiểu mà cho thầy khen tốt nước kia, chứ chưa chắc có thật như vậy, hoặc nghĩ rằng: Thầy ham ăn uống nên đi. Do các nhân duyên như vậy, thầy nói với đệ tử như người nghe nói những điều ở nước kia, không hẳn có đủ như vậy, hãy tự suy tính, nếu muốn đi
* Trang 318 *
thì đi đừng do tài vật giàu vui mà đi, khi đến nước kia không được vừa ý, chớ thán oán. Thầy lại nói người nghe nước kia giàu vui nên đi chứ không phải vì pháp, nên không cần theo ta. Thầy có lòng tốt ngăn đệ tử, mà không biết đó là nhân duyên phá hoại Bát-nhã ba-la-mật, đệ tử nghe lời ấy, kính sợ thầy nên không đáp được, liền ngưng không đi, nên không hòa hợp.
Hoặc thầy muốn đi đến nước xa, trong đó có đủ thứ cọp beo, giặc, trộm, nói với đệ tử rằng: Chỗ kia có nhiều tai nạn, ngươi không cần đi, đệ tử nghe rồi ngưng không đi, thầy chỉ biết ở kia có nạn sự nên ngăn đệ tử, mà không biết đó là nhân duyên phá hoại Bát-nhã ba-la-mật.
Hỏi: Nếu ở nước xa có nhiều nạn, cớ sao thầy đi một mình?
Đáp: Có người trả lời, vì thầy sanh ra ở nước đó, đã chịu quen ở nước đó, có thể tự phòng hộ được. Có người nói: Ở nước kia có thầy giỏi, có kinh sách, nên không tiếc thân mạng rồi đi. Thầy nghĩ rằng thân ta chết một mình thời có thể, chứ cớ sao làm oan uổng đệ tử, vì lẽ đó nên ngăn đệ tử không để cho đi.
Hoặc thầy có nhiều Đàn-việt quen biết, tâm sanh vui đắm, còn đệ tử ít muốn biết đủ, không tham đắm Đàn-việt; thầy thường tùy thời hỏi han Đàn-việt, còn đệ tử chỉ muốn cầu pháp, không ưa việc ấy. Thầy biết ý, nói rằng: Ta có nhân duyên, không nói pháp cho ngươi được. Đệ tử
* Trang 319 *
nghe rồi, không vui, thầy quí cái duyên thế tục, không quí pháp, thế là không hòa hợp.
KINH: Lại nữa, Tu-bồ-đề, ác Ma hiện làm thân tướng Tỳ-kheo đi đến, dùng phương tiện phá hoại Bát-nhã ba-la-mật, không để cho được chép thành, giữ gìn, đọc tụng, thuyết giảng, nhớ nghĩ đúng.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, vì nhân duyên gì ác ma hiện làm hình tướng Tỳ-kheo, dùng phương tiện phá hoại Bát-nhã ba-la-mật, không để cho được chép thành, giữ gìn, cho đến nhớ nghĩ đúng? Phật dạy: Ác Ma hiện làm thân tướng Tỳ-kheo đi đến phá hoại tâm thiện nam tử thiện nữ nhân, làm cho xa lìa Bát-nhã ba-la-mật, nói rằng: “Như kinh của ta nói tức là Bát-nhã ba-la-mật, còn kinh này chẳng phải Bát-nhã ba-la-mật.”
Tu-bồ-đề, trong đây khi các Tỳ-kheo phá hoại, có vị Bồ-tát chưa được thọ ký liền rơi vào nghi hoặc, rơi vào nghi hoặc nên không chép kinh Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu; không thọ, không trì cho đến không nhớ nghĩ đúng. Vì không hòa hợp, không được chép thành Bát-nhã ba-la-mật, cho đến nhớ nghĩ đúng. Nên biết ấy là Ma sự.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, ác Ma hiện làm thân tướng Tỳ-kheo đi đến chỗ Bồ-tát nói rằng: Nếu Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật thì thật tế chỉ chứng được
* Trang 320 *
quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, được Bích-chi Phật đạo. Vì không hòa hợp như thế không được chép thành cho đến nhớ nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu; nên biết ấy là Ma sự.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, trong khi nói Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu ấy, có nhiều ma sự khởi lên, làm chướng nạn Bát-nhã ba-la-mật, ấy là ma sự. Bồ-tát ma-ha-tát hãy giác tri, giác tri rồi xa lìa. Tu-bồ-đề thưa: Bạch đức Thế Tôn, những gì là ma sự làm chướng nạn, Bồ-tát nên phải giác tri, giác tri rồi xa lìa?
Phật dạy: Chính Bát-nhã ba-la-mật tương tợ, là ma sự khởi lên, Thiền ba-la-mật tương tợ, Tấn ba-la-mật tương tợ, Nhẫn ba-la-mật tương tợ, Giới ba-la-mật tương tợ, Thí ba-la-mật tương tợ, là ma sự khởi lên, mà Bồ-tát nên phải giác tri, giác tri rồi xa lìa.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, các kinh của hàng Thanh-văn, Bích-chi Phật, phải hành trì, Bồ-tát ma-ha-tát nên biết đó là Ma sự, mà xa lìa nó.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, nội không cho đến vô pháp hữu pháp không, bốn niệm xứ cho đến tám thánh đạo phần, ba môn giải thoát là không, vô tướng, vô tác, hành trì theo pháp này thì chứng được quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-
* Trang 321 *
hán, đạo Bích-chi Phật. Các kinh như vậy, ác ma giả hiện làm hình tướng Tỳ-kheo, khéo léo đem cho Bồ-tát. Thế là không hòa hợp, không được chép thành Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu; cho đến nhớ nghĩ đúng, nên biết ấy là ma sự.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, ác ma giả hiện làm thân Phật, sắc vàng tỏa sáng một trượng, đi đến chỗ Bồ-tát, Bồ-tát ấy vì tham đắm, nên bị hao tổn trí Tát-bà-nhã. Thế là không hòa hợp, không được chép thành Bát-nhã ba-la-mật, cho đến nhớ nghĩ đúng; nên biết ấy là Ma sự (mārakarma).
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, Ác ma giả hiện làm thân Phật và Tỳ-kheo Tăng, đi đến trước Bồ-tát, Bồ-tát ấy khởi tâm tham đắm, nghĩ rằng: Ta đời sau cũng sẽ làm Tỳ-kheo Tăng, như vậy để thuyết pháp cho người;[1] Bồ-tát tham đắm thân Ma nên bị hao tổn trí Tát-bà-nhã, không được chép thành Bát-nhã ba-la-mật cho đến nhớ nghĩ đúng; nên biết ấy là Ma sự.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, Ác ma hóa làm vô số trăm ngàn vạn ức Bồ-tát tu hành Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật, rồi chỉ bày cho thiện nam tử, thiện nữ nhân thấy, thiện nam tử thiện nữ nhân thấy rồi tham đắm, tham đắm nên bị hao tổn trí Tát-bà-nhã, không được chép thành Bát-nhã ba-la-
[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 441, tr. 222c11-1: Có các ác ma hóa làm thân Phật, tỳ-kheo đi nhiễu tuyên thuyết pháp yếu, đến chỗ Bồ-tát.
* Trang 322 *
mật cho đến nhớ nghĩ đúng; nên biết ấy là ma sự, tại sao? Vì trong Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu, không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức; cho đến không có Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Tu-bồ-đề, Bát-nhã ba-la-mật, nếu không có sắc, cho đến không có Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thời trong ấy không có Phật, không có Thanh-văn , không có Bích-chi Phật, không có Bồ-tát, tại sao? Vì hết thảy pháp tự tánh không vậy.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, Thiện nam tử thiện nữ nhân, khi chép Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu, thọ trì, đọc tụng, thuyết giảng, nhớ nghĩ đúng, thường có nhiều chướng nạn khởi lên. Tu-bồ-đề! Thí như trong cõi Diêm-phù-đề, những thứ trân bảo, vàng bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô v.v... thường gặp nhiều nạn nhiều giặc. Như vậy, Tu-bồ-đề, Thiện nam tử thiện nữ nhân, trong khi chép Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu, cho đến nhớ nghĩ đúng, thường gặp nhiều giặc nhiều chướng nạn khởi lên.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Như vậy, Bạch đức Thế Tôn! Trong cõi Diêm-phù-đề các thứ trân bảo, vàng bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô v.v... thường có nhiều giặc nhiều nạn. Bạch đức Thế Tôn! Thiện nam tử thiện nữ nhân cũng như vậy, trong khi chép thành Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu cho đến nhớ nghĩ
* Trang 323 *
đúng, thường có nhiều giặc nhiều nạn khởi lên, có nhiều ma sự, tại sao? Ấy vì người ấy ngu si bị ma sai sử, trong khi thiện nam tử thiện nữ nhân chép Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu cho đến nhớ nghĩ đúng, nó phá hoại làm cho xa lìa.
Bạch đức Thế Tôn, người ngu si ấy ít trí ít tuệ, nên khi chép Bát-nhã ba-la-mật cho đến nhớ nghĩ đúng, Ma đến phá hoại làm cho xa lìa. Người ngu si ấy tâm không ưa pháp lớn, cho nên không chép Bát-nhã ba-la-mật, không thọ, không đọc, không tụng, không nhớ nghĩ đúng, không tu hành như nói, ma cũng phá hoại người khác, khiến cho không được chép thành Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu, cho đến tu hành như nói.
Phật dạy: Như vậy, như vậy, Tu-bồ-đề! Thiện nam tử thiện nữ nhân mới phát tâm Đại thừa, bị ma sai sử, không trồng căn lành, không cúng dường chư Phật, không theo thiện tri thức, nên không được chép thành Bát-nhã ba-la-mật cho đến không nhớ nghĩ đúng, nên gây chướng nạn. Thiện nam tử thiện nữ nhân ấy, ít trí ít tuệ, tâm không ưa Đại thừa, thế nên không thể chép kinh Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu, cho đến nhớ nghĩ đúng, vì Ma sự khởi lên.
Tu-bồ-đề, nếu thiện nam tử thiện nữ nhân khi chép được kinh Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu, cho
* Trang 324 *
cho đến nhớ nghĩ đúng, thời ma sự không khởi lên, còn có thể đầy đủ Thiền ba-la-mật cho đến Thí ba-la-mật; có thể đầy đủ bốn niệm xứ cho đến trí nhất thiết chủng.
Tu-bồ-đề, nên biết nhờ Phật lực thiện nam tử thiện nữ nhân có thể chép kinh Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu cho đến nhớ nghĩ đúng, cũng có thể đầy đủ Thiền ba-la-mật cho đến Thí ba-la-mật, nội không cho đến vô pháp hữu pháp không, đầy đủ bốn niệm xứ cho đến tám thánh đạo phần, đầy đủ Phật lực cho đến trí nhất thiết chủng.
Tu-bồ-đề, vô lượng vô biên vô số chư Phật trong mười phương hiện tại, cũng hỗ trợ cho thiện nam tử thiện nữ nhân ấy, khiến chép được thành Bát-nhã ba-la-mật thâm sâu; cho đến nhớ nghĩ đúng. Các Bồ-tát ở địa vị bất thối (avaivartika) trong mười phương, cũng ủng hộ phò trợ cho thiện nam tử thiện nữ nhân ấy, chép Bát-nhã ba-la-mật cho đến nhớ nghĩ đúng.[1]
LUẬN: Ma hiện làm hình tướng Sa-môn, có oai đức long trọng, làm cho người ta nghe theo lời nó, thường cầm kinh quyển cùng với đông đủ chúng đệ tử, nói với các Tỳ-kheo rằng: Bát-nhã ba-la-mật, như trong kinh của ta nói mới chân thật Phật nói, còn Bát-nhã ngươi nghe trước đó, không thật, chẳng phải Phật nói, chê bai trước, mỗi mỗi tự
[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 14, phẩm Lưỡng quá thứ 14 (兩過品14), tr. 322a20-323a21.
Xem Đại trí độ luận, quyển 58.
* Trang 325 *
tán thán lời mình nói. Bồ-tát độn căn tin thọ lời ấy sanh tà kiến; còn Bồ-tát lợi căn nhưng chưa được thọ ký thời sanh nghi, vì sao? Vì nghĩa rốt ráo “không”, vô tướng của Phật nói, trí tuệ khó hiểu, nên không hòa hợp. Có khi ma nói với Bồ-tát rằng: Bát-nhã ba-la-mật, ba cửa giải thoát, nói rộng chỉ là “Không.” Ông thường tập theo cái không đó, trong ấy chứng được, không chứng được. Làm sao làm Phật? Cách làm Phật là trước phải tu bố-thí, trì giới v.v... tu phước đức về 32 tướng (dvātriṃṣanmahā-puruṣa-lakṣaṇāni), đến khi ngồi đạo tràng, bấy giờ mới dùng “không.” Nghe nói vậy, Bồ-tát hoặc tin hoặc nghi, lìa bỏ Bát-nhã ba-la-mật.
Hỏi: Vì sao sáu ba-la-mật tương tợ, gọi là ma sự?
Đáp: Như đã nói trong đoạn nói về Bát-nhã ba-la-mật tương tợ.
* Lại nữa, đem tâm chấp trước mà tu hành Bát-nhã ba-la-mật, ấy gọi là tương tợ. Trong kinh Thanh-văn , Bích-chi Phật không có nói từ bi, không cầu Phật đạo, chỉ muốn tự độ, tuy là việc tốt, nhưng phá đạo Bồ-tát, nên gọi là Ma sự.
Hỏi: Nếu Bồ-tát thấy thân Phật, thời tín tâm thanh tịnh, tại sao gọi là ma sự?
Đáp: Tất cả phiền não chấp thủ tướng, đều là Ma sự. Tiểu Bồ-tát chưa nên thấy Phật thân, ma hiện làm thân Phật rất đẹp, tâm Bồ-tát nhiễm đắm, vì cái thân đẹp ấy nên gắng tu đạo, như người chưa lìa dục, thấy hình con
* Trang 326 *
gái trời, tâm nhiễm đắm sâu, không thể hưởng được sự dục lạc cõi trời, mê muội mà chết, thế nên Ma được mãn nguyện.
Bồ-tát tuy được chút ít tịnh tâm, mà bỏ mất trí tuệ thật tướng, như người tay cầm ngọc báu nặng cân, có người đem chút ít vàng dối phỉnh, liền bỏ ngọc báu có giá trị lớn, mà nhận lấy vật hèn, ấy gọi là hao tổn. Ma hiện làm thân Phật, dẫn các Tỳ-kheo chỉ cho thấy nhiều vị Bồ-tát tu sáu ba-la-mật cũng như trên. Trong đây Phật nói lý do hết thảy sắc pháp v.v... tự tánh không.
* Lại nữa, chúng hội sanh nghi: “Bát-nhã ba-la-mật là pháp vô thượng, có lợi ích nhiều, tại sao có người ganh ghét”? Vì thế Phật nói thí dụ: như trong cõi Diêm-phù-đề (Jambu-dvīpa) vì có vàng bạc, nên có nhiều oán nhiều giặc xuất hiện chớ không vì ngói đá.
Bát-nhã ba-la-mật là diệu bảo trong kho tàng Phật pháp, vi diệu, thậm thâm, kẻ độn căn giải đãi không thể hiểu được, thế nên hủy báng. Ma vì cho rằng Bát-nhã ba-la-mật làm cho nhiều chúng sanh vào Niết-bàn nên Ma làm giặc oán. Tu-bồ-đề, vui mừng được lãnh thọ lời Phật, thuật lại lời Ngài dạy về kẻ hủy báng phá hoại Bát-nhã.
Bạch đức Thế Tôn, người cuồng si ấy, bị Ma sai sử, không được tự tại, vì thiểu trí nên không thể thông đạt ý Phật. Người ấy không có tâm lớn, không biết pháp vị trong
* Trang 327 *
sạch, chỉ biết ba tướng là tham vị, dâm dục, sân nhuế như súc sanh, làm chướng nạn đối với Bát-nhã.
Phật ấn khả lời Tu-bồ-đề nói, nói với Tu-bồ-đề rằng: Nếu Bồ-tát ma-ha-tát chép Bát-nhã, cho đến nhớ nghĩ đúng, Ma sự chẳng khởi lên, nên biết đó là nhờ sự ủng hộ của Phật lực và chư Phật Bồ-tát trong mười phương, mà có thể đầy đủ năm ba-la-mật cho đến trí nhất thiết chủng, và cũng là do Phật lực trong hiện tại ở mười phương, vì sao? Vì Ma là chúa tể cõi Dục, đầy đủ phước đức trí tuệ thế gian; Ma là căn bản sanh tử thế gian.
Chư thiên cõi Sắc, tuy có tà kiến mà thường vào thiền định, nên tâm nhu nhuyến, không thể có sự phá hoại gì; trong cõi Vô sắc thì vô hình và tâm vi tế, không thể làm gì; còn các trời dưới cõi Dục, không có thế lực nên không thể phá hoại như vậy.
Ma ở cõi Dục do nhân duyên của nghiệp lực đời trước và chỗ ở mà cướp lấy việc làm của người khác. Chúa giặc gọi là Ma, ấy là tướng Ma, phá hoại việc tốt.
Bồ-tát mới phát tâm, trí tuệ mỏng nên tiếc thân, nếu chư Phật, Bồ-tát mười phương không ủng hộ, tá trợ thì không thành được. Thế nên chư Phật, Bồ-tát, chư thiên là những vị phá hoại Ma sự, mà Bồ-tát ấy hoặc biết hoặc
* Trang 328 *
không biết, giống như giặc đi quanh thành, người lớn thủ hộ mà trẻ con không hay biết.
Lược nói Ma sự như vậy, nói rộng thời vô lượng vô biên. Nhưng ý Phật chỉ muốn khiến hành giả thành đại sự Bát-nhã, thế cho nên “thầy trò nên phải hòa hợp”, không nên để ý vào các việc ác.
___________
* Trang 329 *