GIẢI THÍCH: PHẨM ĐỘ KHÔNG THỨ 65.
(Kinh Đại Bát Nhã Phần 2 ghi: Kiên Phi Kiên Thứ 64)
KINH: Xá-lợi-phất nói với Tu-bồ-đề: Bồ-tát tu Bát-nhã ba-la-mật là tu pháp chơn thật hay là tu pháp không chơn thật?
Tu-bồ-đề Đáp: Bồ-tát tu Bát-nhã ba-la-mật là tu pháp không chân thật, vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật không chân thật, cho đến trí Nhất thiết chủng không chân thật. Bồ-tát tu Bát-nhã ba-la-mật, pháp không chân thật còn không thể có được huống gì pháp chân thật, cho đến tu trí Nhất thiết chủng, pháp không chân thật không thể có được, huống gì pháp chân thật.
Bấy giờ các Thiên tử cõi Dục, cõi Sắc nghĩ rằng: Có các kẻ Thiện nam, người thiện nữ phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác như ý nghĩa được nói trong Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm, tu pháp bình đẳng không thủ chứng thực tế, không rơi vào hàng Thanh-văn, Bích-chi Phật địa, hãy nên kính lễ.
* Trang 702 *
Tu-bồ-đề nói với các Thiên tử, các Bồ-tát đối với các pháp bình đẳng, không thủ chứng Thanh-văn, Bích-chi Phật địa, không là khó; các Bồ-tát đại trang nghiêm với thệ nguyện rằng: Ta sẽ độ vô lượng, vô biên, vô số chúng sinh, biết chúng sinh rốt ráo không thể có được mà vẫn độ chúng sinh, ấy mới là khó. Này các Thiên tử! Các Bồ-tát phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nguyện rằng: Ta sẽ độ hết thảy chúng sinh, chúng sinh thật không thể có được mà người ấy muốn độ, khác nào muốn độ hư không, vì sao? Vì hư không lìa tướng nên biết chúng sinh cũng lìa tướng; vì hư không “không”, nên biết chúng sinh cũng không; vì hư không không kiên cố nên biết chúng sinh cũng không kiên cố; vì hư không hư dối nên biết chúng sanh cũng hư dối. Do nhân duyên ấy nên biết việc Bồ-tát làm là khó. Vì lợi ích cho chúng sinh không thật có gì mà đại trang nghiêm, người ấy cam kết thệ nguyện vì chúng sinh là muốn đấu tránh với hư không. Bồ-tát cam kết thệ nguyện rồi cũng không có được chúng sinh, mà vẫn vì chúng sinh cam kết thệ nguyện, vì sao? Vì chúng sinh lìa tướng, nên biết đại thệ nguyện cũng lìa tướng; vì chúng sinh hư dối nên biết đại thệ nguyện cũng hư dối. Nếu Bồ-tát nghe pháp ấy, tâm không kinh, không nghi, nên biết Bồ-tát ấy tu Bát-nhã ba-la-mật. Vì sao? Vì sắc lìa tướng tức chúng sinh lìa tướng; thọ, tưởng, hành,
* Trang 703 *
Phật bảo Tu-bồ-đề: Không những trời Đế-thích, Phạm thiên, Chúa tể thế giới, kính lễ vị Bồ-tát tu Bát-nhã ba-la-mật ấy, mà quá trên đó trời Quang Âm, trời Biến Tịnh, trời Quảng Quả, trời Tịnh Cư cũng đều kính lễ Bồ-tát ấy. Này Tu-bồ-đề! Vô lượng chư Phật trong mười phương hiện tại cũng nghĩ đến vị Bồ-tát tu Bát-nhã ba-la-mật ấy, nên biết vị Bồ-tát ấy như Phật. Này Tu-bồ-đề! Nếu chúng sinh trong hằng hà sa thế giới đều là ma, mỗi mỗi ma ấy lại hóa làm ma, ma nhiều như cát sông Hằng ấy cũng không có thể gây nạn vị Bồ-tát tu Bát-nhã ba-la-mật.
LUẬN: Bấy giờ Xá-lợi-phất nghe pháp không có tướng phân biệt trên, tâm rất vui mừng, hỏi Tu-bồ-đề: Nếu Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật là hành pháp chơn thật hay hành pháp không chơn thật. Chơn thật là thẩm định không biến khác tức có thể lấy, có thể đắm; nếu không chơn thật tức là hư dối, vọng ngữ. Tu-bồ-đề thường ưa hành pháp “không” sâu xa, tâm không có chướng ngại nên đáp: Hành Bát-nhã tức là hành không chơn thật, vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật không, không có định tướng, không có phân biệt; cho đến trí Nhất thiết chủng cũng như vậy. Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật như vậy, từ trước lại ở trong sanh tử, đối với pháp hữu vi hư dối, đã học tập, đã ưa đắm còn không thể có được huống gì về sau quán nhân duyên hư dối phát sinh trí tuệ Bát-nhã chẳng phải là pháp ưa đắm mà có thể có được. Thế nên Bồ-tát quán hết thảy thế
* Trang 704 *
Phật bảo Tu-bồ-đề: Không những trời Đế-thích, Phạm thiên, Chúa tể thế giới, kính lễ vị Bồ-tát tu Bát-nhã ba-la-mật ấy, mà quá trên đó trời Quang Âm, trời Biến Tịnh, trời Quảng Quả, trời Tịnh Cư cũng đều kính lễ Bồ-tát ấy. Này Tu-bồ-đề! Vô lượng chư Phật trong mười phương hiện tại cũng nghĩ đến vị Bồ-tát tu Bát-nhã ba-la-mật ấy, nên biết vị Bồ-tát ấy như Phật. Này Tu-bồ-đề! Nếu chúng sinh trong hằng hà sa thế giới đều là ma, mỗi mỗi ma ấy lại hóa làm ma, ma nhiều như cát sông Hằng ấy cũng không có thể gây nạn vị Bồ-tát tu Bát-nhã ba-la-mật.
LUẬN: Bấy giờ Xá-lợi-phất nghe pháp không có tướng phân biệt trên, tâm rất vui mừng, hỏi Tu-bồ-đề: Nếu Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật là hành pháp chơn thật hay hành pháp không chơn thật. Chơn thật là thẩm định không biến khác tức có thể lấy, có thể đắm; nếu không chơn thật tức là hư dối, vọng ngữ. Tu-bồ-đề thường ưa hành pháp “không” sâu xa, tâm không có chướng ngại nên đáp: Hành Bát-nhã tức là hành không chơn thật, vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật không, không có định tướng, không có phân biệt; cho đến trí Nhất thiết chủng cũng như vậy. Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật như vậy, từ trước lại ở trong sanh tử, đối với pháp hữu vi hư dối, đã học tập, đã ưa đắm còn không thể có được huống gì về sau quán nhân duyên hư dối phát sinh trí tuệ Bát-nhã chẳng phải là pháp ưa đắm mà có thể có được. Thế nên Bồ-tát quán hết thảy thế
* Trang 705 *
thế gian là không chơn thật, cũng không đắm trước Bát-nhã ba-la-mật ấy. Theo Thế đế nên nói chơn thật, theo Đệ nhất nghĩa đế thời chơn thật còn không thể có được huống gì không chơn thật. Bấy giờ chư Thiên cõi Dục, cõi Sắc vui mừng nói: Có vị Bồ-tát kia phát tâm ta đều nên kính lễ. Vì Bồ-tát hay làm việc khó làm, hay tu theo Nghĩa thậm thâm đệ nhất mà không thủ chứng. Nghĩa Đệ nhất tức là pháp bình đẳng, chỉ tên gọi khác nhau.
Tu-bồ-đề nói với các Thiên tử: Bồ-tát đối với pháp bình đẳng không thủ chứng, không là khó; Bồ-tát muốn độ vô lượng chúng sinh mà chúng sinh thật rốt ráo không thể có được, ấy mới là khó, vì sao? Vì muốn độ chúng sinh không khác gì muốn độ hư không. Vì hư không lìa tướng, chúng sinh cũng lìa tướng; vì hư không hư dối, không thật, chúng sinh cũng không, hư dối, không thật.
Hỏi: Đối với pháp bình đẳng mà không thủ chứng, và chúng sinh rốt ráo không mà độ chúng sinh, cả hai việc đều rốt ráo không, làm sao nói một khó, một chẳng khó?
Đáp: Vì chúng sinh chỉ là giả danh, hư dối, ấy là chỗ đắm trước; pháp bình đẳng là vô vi, nên không phải chỗ đắm trước. Chúng sinh thuộc pháp hữu vi giả danh mà sinh, pháp vô vi là Đệ Nhất nghĩa. Nơi chỗ điên đảo chấp trước mà không chấp trước là khó, nơi chỗ không chấp trước mà không chấp trước không phải là khó, vì thế nên nói như vậy, vì chúng sinh “không” nên thệ
* Trang 706 *
nguyện đại trang nghiêm cũng “không”, nếu thệ nguyện đại trang nghiêm không, mà có thể phát tâm là khó. Bồ-tát nếu nghe nghĩa bình đẳng Đệ nhất ấy, theo đó độ chúng sinh và đại trang nghiêm đều rốt ráo “không” mà tâm không kinh, không nghi. Thí như ngựa đã điều phục, thấy bóng không kinh sợ, vì sao? Vì biết bóng ấy tự thân mình hiện ra. Bồ-tát cũng như vậy, biết rốt ráo không, nhơn có hữu vi hòa hợp nên có pháp hư vọng sinh. Bồ-tát nghe việc ấy, không kinh, không nghi, ấy là hành Bát-nhã ba-la-mật.
Sắc pháp lìa tướng nên chúng sinh cũng lìa tướng, lìa tướng gọi là không. Nếu chúng sinh không mà pháp chẳng không thời nên có sợ hãi; nếu pháp cũng không, thời không có chỗ sinh sợ hãi. Nếu Bồ-tát nghe hết thảy pháp lìa tướng, tâm không sợ ấy cũng gọi là Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật. Trên đây nghe nói “vì chúng sinh không” nên không sợ, nay nghe nói vì “pháp không” nên không sợ, nếu nghe hai không ấy mà không sợ, ấy là chơn thật hành Bát-nhã.
Phật hỏi Tu-bồ-đề: Vì sao tâm Bồ-tát không nghi hỏi rằng: Phật là bậc Nhất thiết trí cớ sao còn hỏi đệ tử tâm không kinh, không nghi?
Đáp: Vì chúng hội có nghi nhưng kính sợ không dám hỏi, do vậy Phật hỏi.
* Lại nữa, nghĩa bình đẳng Đệ nhất ấy rất sâu, khó hiều, chỗ rất sâu ấy lẽ đáng nghi mà không nghi, nên Phật thử hỏi Tu-bồ-đề. Lại nữa Phật cho rằng vì
* Trang 707 *
Tu-bồ-đề là vị chủ thuyết pháp, phép của người nghe là nên vấn nạn.
Hỏi: Phật là bậc Nhất thiết trí, cớ gì không tự làm chủ thuyết pháp mà sai Tu-bồ-đề thuyết?
Đáp: Trong chúng có người cho rằng trí tuệ Phật vô lượng vô biên còn trí lực của ta có hạn, nếu tâm có chỗ nghi ngờ, không dám thưa hỏi; vì hạng người ấy nên Phật sai Tu-bồ-đề thuyết.
Hỏi: Nếu như vậy sao không sai vị đại Bồ-tát thuyết?
Đáp: Đại Bồ-tát trí tuệ cũng lớn, không thể nghĩ nghì, uy đức trọng vọng nên người nghe cũng không dám nạn hỏi. Lại nữa, có người nói: A-la-hán, Bích-chi Phật và Phật đã vĩnh viễn dứt sạch thứ vô minh ràng buộc trong ba cõi, nên có thể như thật thuyết pháp, còn các Bồ-tát tuy chứa nhóm nhiều công đức mà lậu hoặc chưa hết, nên có thể người ta không tin. Vì vậy Phật không sai khiến.
Hỏi: Nếu như vậy, cớ sao không sai Xá-lợi-phất là bậc trí tuệ đệ nhất và các đại đệ tử khác ?
Đáp: Việc ấy trước đã đáp rồi, nghĩa là Tu-bồ-đề ưa về “không” hạnh, khéo nói về không, vì Bát-nhã ba-la-mật phần nhiều nói không, nên sai Tu-bồ-đề thuyết.[1]
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Hết thảy pháp rốt ráo không, không có gì của chính nó, vì không có gì của chính nó nên tự tướng lìa. Vì lìa tướng nên thường tịch
[1] Đại trí độ luận, quyển 53, tr. 440a22-b8, quyển 40, tr. 356a14-24, quyển 41, tr. 357c-358a, quyển 11, tr. 136c23-137a21.
* Trang 708 *
diệt, thường tịch diệt nên không có ức tưởng phân biệt, nên Bồ-tát không nên kinh, không nên nghi. Nghi là nghi chỗ, nghi pháp đều không thể có được. Nếu Bồ-tát nghe việc ấy không kinh, không nghi, ấy là hành Bát-nhã ba-la-mật. Tu-bồ-đề đáp rồi, bạch Phật rằng: Hành được như vậy cũng gọi là hành Bát-nhã ba-la-mật. Hết thảy chư Thiên, Đế-thích và Chúa tể thế giới đều kính lễ Bồ-tát; địa thần, hư không thần, bốn thiên vương, trời Đao lợi với Đế-thích làm chủ, đều kính lễ Bồ-tát. Vua Phạm thiên là chúa tể trời Đại phạm trong Sơ thiền, chúa tể thế giới là chủ các cõi trời khác ở cõi Dục mà phần nhiều chúng sinh tin là có, đều kính lễ Bồ-tát, vì sao? Vì Bồ-tát bỏ cái vui riêng mình, lo làm lợi ích chúng sinh, còn ba hạng trời trên[1] chỉ tự cầu vui cho mình.
Phật nói với Tu-bồ-đề: Chẳng phải chỉ ba hạng trời kính lễ mà trời Quang âm v.v... đều nhất tâm thanh tịnh kính lễ, các trời cõi Dục vì tâm ưa đắm dâm dục nhiều, nên kính lễ không đủ quý; trời Sơ thiền còn có giác quán tán loạn, nên kính lễ cũng không đủ là tuyệt diệu; các trời ở cõi trên tâm thanh tịnh vì cho Bồ-tát có công đức lớn nên kính lễ, ấy mới là khó. Này Tu-bồ-đề! Bồ-tát nếu hành Bát-nhã như vậy, thời được vô lượng chư Phật mười phương nghĩ tới. Nhơn duyên Phật nghĩ tới như trước đã nói.[2] Nay Phật nói: Bồ-tát ấy được chư Phật nghĩ tới: quả báo, nghĩa là nên biết Bồ-tát ấy như Phật, vì chắc chắn sẽ đạt đến Phật đạo không thối chuyển. Vì cớ sao? Vì ma nhiều như cát sông Hằng
[1] Đại trí độ luận, quyển 78, tr. 612b18-20: Bồ-tát ma-ha-tát hành như vậy cũng gọi là hành Bát-nhã ba-la-mật, hết thảy chư thiên và thích-đề-hoàn-nhơn, phạm thiên vương thiên, chúa tể thế giới đều kính lễ.
[2] Đại trí độ luận, quyển 37, tr. 332c29-333a12, quyển 30, tr. 282c-283c.
* Trang 709 *
cũng không thể phá hoại Bồ-tát ấy, như trong Kinh đã nói rộng.
(Hết cuốn 78 theo bản Hán)
KINH: Này Tu-bồ-đề, Bồ-tát thành tựu hai pháp, ma không phá hoại được. Những gì là hai? Đó là quán hết thảy pháp không (sarvadharmāḥ śūnyatā) và không bỏ chúng sinh. Bồ-tát thành tựu hai pháp ấy, ma không phá hoại được.
* Lại nữa, Bồ-tát còn thành tựu hai pháp ma không phá hoại được, đó là làm đúng như nói và được chư Phật hộ niệm. Bồ-tát thành tựu hai pháp ấy, ma không phá hoại được. Tu-bồ-đề! Bồ-tát tu như vậy, chư thiên đều đến chỗ Bồ-tát thân cận hỏi han, khuyến dụ, an ủi rằng: Thiện nam tử ! Ông chóng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Ông thường nên tu hạnh không, vô tướng, vô tác ấy, vì sao? Vì ông tu hạnh ấy thời chúng sinh không có ai thủ hộ, ông làm thủ hộ; chúng sanh không có chỗ nương, ông làm chỗ nương; chúng sinh không có ai cứu, ông cứu; chúng sinh không có đạo rốt ráo, ông làm đạo rốt ráo; chúng sinh không có chỗ về, ông làm chỗ về; chúng sinh không có gò bãi, ông làm gò bãi; ông làm ánh sáng cho người tối, làm con mắt cho người mù, vì sao? Vì Bồ-tát tu Bát-nhã ba-la-mật được vô
* Trang 710 *
lượng vô số chư Phật hiện tại trong mười phương, khi ở giữa đại chúng thuyết pháp, khen ngợi, xưng dương tên họ Bồ-tát ấy rằng: Bồ-tát kia đã thành tựu công đức Bát-nhã ba-la-mật.[1] Này Tu-bồ-đề! Như ta trong khi thuyết pháp, xưng dương Bồ-tát Bảo Tướng, Bồ-tát Thi Khí (Śibi)
Lại có các Bồ-tát ở trong thế giới Phật A-súc (Akṣobhya buddha) tu Bát-nhã ba-la-mật, tịnh tu phạm hạnh, ta cũng xưng dương tên họ các Bồ-tát ấy. Cũng như chư Phật ở phương Đông, trong khi thuyết pháp, trong ấy có Bồ-tát tịnh tu phạm hạnh, Phật cũng hoan hỷ xưng dương, tán thán Bồ-tát ấy; chư Phật ở phương nam, tây, bắc, bốn góc, trên, dưới cũng như vậy.
Lại có Bồ-tát từ khi mới phát tâm, muốn đầy đủ Phật đạo cho đến khi được trí Nhất thiết chủng, chư Phật trong khi thuyết pháp cũng hoan hỷ xưng dương, tán thán Bồ-tát ấy, vì sao? Vì sở hành của các Bồ-tát ấy rất khó, là tu hạnh không làm dứt giống Phật.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Những Bồ-tát nào mà chư Phật trong khi thuyết pháp tán than, xưng dương?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Vị Bồ-tát chẳng thối chuyển, chư Phật trong khi thuyết pháp tự tán thán, xưng dương.
[1] T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 457, phẩm kiên phi kiên thứ 64 (堅非堅品第64), tr. 308b20-25: Trú không, vô tướng, vô nguyện như vậy, tức là an trú Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, nếu có thể an trú Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm, mau chứng Vô thượng chánh đẳng Bồ-đề. Thiện Hiện! nếu Bồ-tát ma-ha-tát có thể an trú Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm như vậy, liền ñöôïc voâ löôïng voâ soá vô biên chö Như-lai Ứng chánh đẳng giác hieän taïi trong möôøi phöông, khi ở giữa đại chúng thuyết pháp, tự nhiên hoan hỷ, xưng dương, tán thán danh tự chủng tánh và các công đức của Bồ-tát ma-ha-tát, đó gọi là an trú Bát-nhã ba-la-mật-đa thậm thâm công đức vi diệu; T. 8: Phóng quang Bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 15, phẩm mật kiên cố thứ 66 (蜜牢固品第66), tr. 103c1-3: Mười phương chư Phật và chúng Bồ-tát, tăng chúng tỳ-kheo đều cùng xưng dương tên họ Bồ-tát ấy.
* Trang 711 *
Tu-bồ-đề thưa: Những Bồ-tát chẳng thối chuyển nào được Phật tán thán?
Phật dạy: Như Phật A-súc trong khi làm Bồ-tát có sở hành, sở học, các Bồ-tát khác cũng học như vậy. Các Bồ-tát chẳng thối chuyển ấy, chư Phật trong khi thuyết pháp hoan hỷ tán thán.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Có Bồ-tát tu Bát-nhã ba-la-mật, tin hiểu hết thảy pháp vô sinh mà chưa được pháp vô sinh nhẫn; tin hiểu hết thảy pháp không mà chưa được pháp vô sinh nhẫn; tin hiểu hết thảy pháp hư dối, không thật, không kiên cố mà chưa được pháp vô sinh nhẫn.
Các Bồ-tát như vậy, chư Phật trong khi thuyết pháp hoan hỷ tán thán, xưng dương tên họ. Tu-bồ-đề! Nếu các Bồ-tát được chư Phật trong khi thuyết pháp hoan hỷ tán thán, thời Bồ-tát ấy đã dứt tâm cầu Thanh-văn, Bích-chi Phật địa, sẽ được thọ ký Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Nếu Bồ-tát được chư Phật trong khi thuyết pháp hoan hỷ tán thán, thì Bồ-tát ấy sẽ trú vào địa vị chẳng thối chuyển; trú địa vị ấy rồi sẽ được nhất thiết trí.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát nghe Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm mà tâm sáng suốt, lanh lợi, không nghi, không hối, nghĩ rằng: Việc này đúng như lời Phật nói. Bồ-tát ấy cũng sẽ ở chỗ Phật A-
* Trang 712 *
(Akṣobhya buddha)ø các Bồ-tát rộng nghe Bát-nhã ba-la-mật; và cũng tin hiểu, tin hiểu rồi sẽ trú vào địa vị chẳng thối chuyển (Avaivartika) như lời Phật nói. Như vậy, chỉ nghe Bát-nhã ba-la-mật đã được lợi ích lớn, huống gì tin hiểu, tin hiểu rồi như kinh dạy mà an trú, như kinh dạy mà tu hành; như kinh dạy mà an trú, tu hành, rồi thời an trú trong trí nhất thiết chủng.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Nếu Phật dạy Bồ-tát an trú như kinh nói, tu hành như kinh nói là an trú nhất thiết trí, nhưng Bồ-tát không có pháp sở đắc, làm sao an trú nhất thiết trí?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Bồ-tát an trú trong các pháp như như, là an trú nhất thiết trí.
Tu-bồ-đề thưa: Bạch Thế Tôn! Trừ ngồi như như, không pháp gì có thể có được, vậy ai an trú như như? An trú trong như như rồi sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác? Ai an trú trong như như và sẽ thuyết pháp? Như như còn không thể có được, huống gì an trú trong như như sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác? Ai an trú trong như như mà thuyết pháp, không có lẽ đó?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Như ông nói, trừ ngồi như như, lại không có pháp khác, vậy ai an trú trong như như? An trú trong như như rồi sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác? Ai an trú trong như như rồi sẽ thuyết pháp? Như như còn không thể có được, huống gì an trú như như sẽ được
* Trang 713 *
Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác Ai an trú trong như như mà thuyết pháp, không có lẽ đó. Phật dạy: Như vậy, như vậy! Tu-bồ-đề! Trừ ngồi như như, lại không có pháp gì có thể có được, vậy ai an trú trong như như? An trú trong như như rồi sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác? Ai an trú trong như như rồi sẽ thuyết pháp? Như như còn không thể có được, huống gì an trú trong như như sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác? Ai an trú trong như như mà thuyết pháp, vì sao? Vì như như ấy sanh không thể có được, diệt không thể có được; trụ, dị không thể có được. Nếu pháp sinh, diệt, trụ, dị không thể có được, vậy ai sẽ an trú trong như như? Ai sẽ an trú như như rồi được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác? Ai sẽ an trú như như mà thuyết pháp? Không có lẽ đó.
Trời Đế-thích bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Sở hành của các Bồ-tát rất khó, là trong Bát-nhã ba-la- mật thậm thâm mà muốn được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì sao? Vì không có người an trú trong như như, không có người sẽ được Vô thượng Chánh đẳng chánh giác, cũng không có người thuyết pháp. Bồ-tát đối
* Trang 714 *
với nghĩa ấy tâm không kinh, không biến mất, không sợ, không hãi, không nghi, không hối.
Bấy giờ Tu-bồ-đề nói với trời Đế-thích rằng: Này Kiều-thi-ca (Kauṣika)! Ông nói sở hành của Bồ-tát rất khó làm, đối với pháp thậm thâm ấy tâm không kinh, không biến mất, không sợ, không hãi, không nghi, không hối. Này Kiều-thi-ca! Trong các pháp “không” thời ai kinh, ai biến mất, ai sợ, ai hãi, ai nghi, ai hối?
Khi ấy trời Đế-thích nói với Tu-bồ-đề: Tu-bồ-đề nói chỉ là việc “không” không có quái ngại (avaraṇaḥ) gì; thí như ngửa mặt bắn lên không trung, mũi tên bay đi không trở ngại; Tu-bồ-đề thuyết pháp không có trở ngại cũng như vậy.
LUẬN: Hội chúng nghi Bồ-tát do nhân duyên gì có được lực như vậy, ma không phá hoại được? Phật đáp: Có hai nhân duyên ma không phá hoại được. Một là quán hết thảy pháp không; hai là không bỏ chúng sinh. Như do nhân duyên mặt trời mặt trăng nên muôn vật thấm nhuần sinh trưởng; nếu chỉ có mặt trăng, không có mặt trời thời muôn vật ẩm ướt, hư hoại; chỉ có mặt trời, không có mặt trăng thời muôn vật cháy tiêu. Mặt trời mặt trăng hòa hợp nên muôn vật thành thục; Bồ-tát cũng như vậy, có hai đường: một là bi tâm; hai là không tâm. Bi tâm thời thương xót chúng sinh, thề nguyện cứu độ; không tâm thời diệt mất tâm thương xót. Nếu chỉ có tâm thương xót mà không có trí tuệ thời
* Trang 715 *
thời tâm chìm vào trong điên đảo không có chúng sinh mà thấy có chúng sinh; nếu chỉ có không tâm, bỏ mất tâm thương xót độ chúng sinh thời rơi vào đoạn diệt. Thế nên hai việc đều dùng, tuy quán hết thảy “Không” mà không bỏ chúng sinh; tuy thương xót chúng sinh mà không bỏ hết thảy không. Quán hết thảy pháp không, không ấy cũng không, nên không đắm trước không, vì thế, không ngại thương xót chúng sinh; quán thương xót chúng sinh, cũng không đắm trước chúng sinh, không chấp thủ tướng chúng sinh. Chỉ thương xót chúng sinh, dẫn dắt vào không, thế nên, tuy thực hành tâm thương xót mà không ngại trí tuệ quán không; tuy thực hành không, cũng không chấp thủ tướng không nên không ngại tâm thương xót; như mặt trời mặt trăng cần nhau. Các thiên thần khinh chê người nói dối, nếu Bồ-tát không làm đúng như kinh nói, thời năm thứ thần Chấp Kim-cương rời bỏ, không còn thủ hộ, bấy giờ ác quỷ dễ phá. Người ấy ưa sinh ác tâm, vì ác tâm nên sinh ác nghiệp, sinh ác nghiệp nên đọa ác đạo. Bồ-tát không được chư Phật hộ niệm thời thiện căn bị hủ hoại; như trứng cá không được mẹ nghĩ tới thời hư hoại không sinh được. Thế nên nói làm đúng như nói cũng được Phật hộ niệm. Có được hai pháp ấy nên ma không thể phá hoại. Nếu Bồ-tát được như vậy là hành Bát-nhã một cách chơn chánh, ma không phá hoại được, công đức và trí tuệ tăng thêm, chư thiên đi đến thân cận, hỏi han, an ủi, khuyến dụ rằng: Bậc thiện nam, ông chóng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Do nhân duyên ấy nên thường tu Không hạnh.
* Trang 716 *
Hỏi: Chư thiên chưa được nhất thiết trí, làm sao có thể thọ ký cho Bồ-tát ?
Đáp: Chư thiên sống lâu theo chư Phật quá khứ, nghe nói tu như vậy được thọ ký, nay thấy Bồ-tát tu như vậy nên nói, vì thấy nhân mà biết có quả vậy. Chư thiên thấy Bồ-tát tu ba môn giải thốt kiêm tu tâm từ bi đối với chúng sinh, nên nói không lâu sẽ được làm Phật. Chúng sinh không ai thủ hộ, ông làm thủ hộ; không có chỗ về ông làm chỗ về… nghĩa như trước nói.[1] Nếu Bồ-tát hành được Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm như vậy, thời vô lượng chư Phật hiện tại trong mười phương khi thuyết pháp, xưng dương, tán thán tên họ Bồ-tát ấy như ta nay xưng dương Bồ-tát Bảo Tướng (Ratnalakṣaṇa Boddhisattva), Bồ-tát Thi Khí (Śikhin Boddhisattva) và Bồ-tát trong thế giới Phật A-súc.[2] Lại như mười phương Phật trong khi thuyết pháp xưng dương các Bồ-tát có diệu hạnh. Bồ-tát tương ứng được với thật tướng các pháp như đã nói, thời mười phương chư Phật trong khi thuyết pháp cũng nêu Bồ-tát ấy ra làm ví dụ rằng: Có Bồ-tát ở phương kia, nước kia tuy chưa làm Phật mà có thể tu Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm như vậy, công đức hiếm co.ù Thí như vua nước lớn có được đại tướng không tiếc thân mạng, có đủ phương pháp, phá giặc ốn, thường được quốc vương khen ngợi. Bồ-tát cũng như vậy, quán các pháp rốt ráo không, không tiếc thân mạng, phá giặc phiền não, có phương pháp mà không thủ chứng, giáo hóa chúng sinh được chư Phật tán thán. Chư Phật tuy không có tâm chấp trước, không có phân biệt thiện, bất thiện, xem các A-la-hán, ngoại đạo cũng không ghét, không thương; song vì lợi ích
[1] Đại trí độ luận, quyển 71, tr. 559a14-b21; quyển 62, tr. 497b24-c18; T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 19, tr. 358a11-20: Bát-nhã ba-la-mật có thế lực, hay khiến Bồ-tát ma-ha-tát được Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Tu-bồ-đề! Vì thế Bồ-tát ma-ha-tát trên muốn tất cả chúng sanh ra khỏi, nên học Bát-nhã ba-la-mật; vì không ai cứu hộ chúng sanh muốn làm cứu hộ, không ai quy y chúng sanh muốn làm quy y, chúng sanh không có con đường rốt ráo muốn làm con đường rốt ráo, muốn vì người mù làm mắt, muốn được công đức Phật, muốn làm các du hý tự tại của Phật, muốn làm tiếng rống của Phật, muốn đánh chuông trống Phật, muốn thổi tù và thấy Phật, muốn thăng tòa Phật thuyết pháp, muốn đoạn hết thảy nghi ngờ của chúng sanh, nên học Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm; T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 11, tr. 302a19-c3; quyển 15, tr. 331c24-332c26; T. 8: Phóng quang Bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 14, tr. 101a26-b3: Tu-bồ-đề! Bồ-tát muốn ở trong chúng sanh, tất cả chúng sanh không có chỗ về, không ai thủ hộ. Muốn làm chỗ về, muốn làm thủ hộ, muốn vì người mù làm con đường sáng, muốn cầu làm Phật, muốn được cảnh giới phật, muốn làm du hý phật, muốn được tiếng rống sư tử phật, muốn đánh trống Phật, muốn thổi tù và thấy Phật, muốn vì phật hội giảng thuyết nghĩa chánh pháp, muốn đoạn trừ các hồ nghi của chúng sanh, hết thảy đều muốn được, nên học Bát-nhã ba-la-mật; T. 8: Phóng quang Bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 9, tr. 61a9-18, quyển 12, tr. 81c15-82b15.
[2] Tham khảo T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 19, tr. 361a20-b4.
* Trang 717 *
chúng sinh nên tán thán người thiện, xưng dương pháp thiện, chê bai bất thiện. Vì cớ sao? Vì muốn khiến chúng sinh nương dựa người tốt, tâm theo pháp thiện, được giải thốt thế gian.
Hỏi: Trong kinh nào nói hai vị Bồ-tát Bảo Tướng và Thi Khí được Phật tán thán?[1]
Đáp: Kinh Phật vô lượng, sau khi Phật Niết-bàn, có các vua ác tà kiến xuất hiện, đốt cháy kinh pháp, phá hoại chùa tháp, bức hại Sa-môn; sau 500 năm tượng pháp không thanh tịnh, khó có thể thấy được các A-la-hán, các Bồ-tát thần thông, nên các kinh sâu xa không hồn tồn còn ở cõi Diêm-phù-đề; người tu, nguời thọ trì ít, nên chư thiên, quỷ thần mang kinh đi nơi khác.
Hỏi: Như Bồ-tát Biến Cát (Samantabhadra Boddhisattva),[2] Bồ-tát Quán Thế Âm (Avalokiteśvara Boddhisattva), Bồ-tát Đại Thế Chí (Mahāsthāmaprāpta Boddhisattva), Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi (Mañjuśrī Boddhisattva); Bồ-tát Di-lặc (Maitreya)… cớ sao Phật không tán thán, mà chỉ tán thán hai vị Bồ-tát?
Đáp: Vì hai vị Bồ-tát ấy chưa được pháp vô sinh nhẫn mà có thể hành động như pháp vô sinh nhẫn. Chắc chắn có việc ấy, hết thảy ma dân không thể phá hoại, nên Phật tán thán là hy hữu.
* Lại nữa, hai vị Bồ-tát ấy có đại hạnh nguyện thanh tịnh, tâm đại từ bi sâu xa, không kỳ hẹn chóng thành Phật, vì muốn độ chúng sinh; có công đức như vậy nên Phật tán thán.
* Lại nữa, Bồ-tát Biến Cát, Quán Thế Âm... có công đức rất lớn, mọi người đều biết, còn hai Bồ-tát ấy người ta
[1] kinh Phật thuyết A Súc thế vương (佛說阿闍世王經), Chi Khiêm dịch, kinh Văn-thù-chi-lợi phổ siêu tam muội (文殊支利普超三昧經), Trúc pháp Hộ dịch, Phật tán thán Bồ-tát Bảo tướng, Bồ-tát Thi khí, Long Thọ không thấy đền cập kinh này.
[2] T. 34: Diệu pháp liên hoa kinh văn cú (妙法蓮華經文句), quyển 10, tr. 147c29-148a4: Đại luận, Quán kinh đồng gọi là Biến Cát, kinh này gọi là Phổ Hiền, đều là Hán ngữ. Phạn âm Tất-thâu-đài-đà, Trung Hoa dịch là Phổ Hiền. Kinh Bi hoa chép rằng: Ta phát nguyện ở trong đời ác trược, hành Bồ-tát đạo khiến được nghiêm tịnh, ta thực hành căn bản nên hơn các Bồ-tát. Phật Bảo Tạng dạy rằng vì nhân duyên ấy, nay đổi tên ông là Phổ Hiền.
* Trang 718 *
chưa biết, nên Phật tán thán. Các Bồ-tát trong cõi Phật A-súc đều bắt chước Phật A-súc, từ khi mới phát tâm trở đi, tu hạnh thanh tịnh không xen tạp, các Bồ-tát sinh vào cõi kia đều bắt chước hạnh ấy, nên nói các Bồ-tát ở cõi Phật A-súc, đều được tán thán đức của họ.
Lại như mười phương chư Phật cũng xưng dương các Bồ-tát thượng diệu ở các thế giới, như đức Phật Thích-ca Văn-ni tán thán hai vị Bồ-tát. Những vị Bồ-tát nào từ khi mới phát tâm cho đến khi chứng thập địa, Phật nói sở hành của Bồ-tát ấy rất khó, vì họ có thể không làm dứt giống Phật? Trong đây Tu-bồ-đề hỏi: Những Bồ-tát nào trong khi Phật thuyết pháp thường xưng dương, tán thán, nói lên tên họ của họ?
Hỏi: Việc ấy Phật đã nói ở trước, sao Tu-bồ-đề lại còn hỏi ?
Đáp: Ở trước Phật nói về đại Bồ-tát, còn sau đây Phật nói về hết thảy Bồ-tát, từ khi mới phát tâm cho đến Thập địa, nên Tu-bồ-đề nghi hỏi Phật: Phật tán thán những Bồ-tát nào, xưng dương tên họ của họ? Phật Đáp: Phật tuy ái niệm hết thảy Bồ-tát, nhưng trong đây Bồ-tát có đức hạnh hơn, Phật xưng dương, tán thán tên họ của họ. Những Bồ-tát nào được Phật tán thán - như đức Phật A-súc khi mới phát tâm, tu hạnh thanh tịnh không ngừng, không nghỉ, cho đến khi chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, các Bồ-tát như vậy được Phật tán thán.
* Lại nữa, có Bồ-tát chưa được pháp vô sinh nhẫn, chưa vào Bồ-tát vị mà có năng lực tu Bát-nhã ba-la-mật,
* Trang 719 *
thường tư duy, trù lượng, tìm thật tướng các pháp, tin hiểu được, nhẫn được, thông suốt được tướng hết thảy pháp vô sinh, không, hư dối, không kiên cố. Các Bồ-tát có các tướng như vậy được Phật nêu tên tán thán. Hư dối không thật, không kiên cố là cửa ngõ của vô thường, khổ, vô ngã; hết thảy pháp không tức là của cửa “không” giải thốt. Lại, hư dối không thật, không kiên cố chính là cửa vô tác giải thốt; hết thảy pháp vô sinh tức là thật tướng các pháp, dứt các lối quán sát, chính là cửa vô tướng giải thốt; ba lối ấy như vậy sai khác. Người ấy ra khỏi “nhu thuận nhẫn” mà chưa được “vô sinh nhẫn” ra khỏi pháp phàm phu mà chưa vào pháp thánh nhưng có thể tin thọ pháp thánh, giống như người được pháp thánh, thế nên nói hy hữu. Như Phật tán thán vị Bồ-tát chẳng thối chuyển có thể dứt bỏ nhị địa là Thanh-văn và Bích-chi-Phật, được thọ ký; người ấy được Phật tán thán cũng như vậy. Người có các tướng như vậy, tuy chưa được vô sinh pháp nhẫn nhưng có lực trí tuệ nên được Phật nêu tên tán thán. Nay vì có lực tín căn mạnh hơn, nên Phật cũng nêu danh tán thán, là ai vậy? - Đó là vị Bồ-tát nghe Bát-nhã thậm thâm mà tâm kia sáng suốt, lanh lợi, không nghi, không hối, nghĩ rằng việc ấy đúng như Phật nói.
Hỏi: Vị Bồ-tát đã tin hiểu Bát-nhã ba-la-mật, cớ gì còn theo hai bên Phật A-súc và các Bồ-tát để nghe?
Đáp: Người ấy nghe Phật A-súc, khi làm Bồ-tát tu hành thanh tịnh, người ấy muốn bắt chước sở hành của Phật A-súc. Thế nên Phật nói người ấy ở nơi đó được tín lực, ở nơi đó được trí tuệ lực, sẽ an trú địa vị chẳng thoái
* Trang 720 *
chuyển. Người ấy tuy chưa được pháp vô sinh nhẫn, nhưng vì có trí tuệ lực nên được chẳng thối chuyển, được Phật tán thán. Có người vì tín lực nên được giống như chẳng thối chuyển, cũng được Phật tán thán. Nếu chỉ nghe Bát-nhã còn được lợi ích như vậy, huống gì tín thọ, làm đúng như nói, dần dần an trú trong trí Nhất thiết chủng.
Tu-bồ-đề hỏi Phật: Hết thảy pháp tướng không, không có gì nắm bắt được, làm sao Bồ-tát an trú được nhất thiết trí?
An trú trong như như. Như như tức là không, Bồ-tát an trú trong rốt ráo không ấy, gọi là an trú Nhất thiết trí. Trong đây, Tu-bồ-đề hỏi Phật: Trừ ngồi như như lại không có pháp có thể nắm bắt, vậy ai an trú trong như như cho đến câu “không có lẽ ấy” như trong kinh nói rộng. Phật chấp nhận lời Tu-bồ-đề nói: Như như cũng là nhân duyên của không, nghĩa là trong như như, sinh diệt, trụ dị không thể có được, nếu pháp không có ba tướng ấy tức là pháp rốt ráo không, làm sao có thể an trú? Nếu an trú trong ấy được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác mà thuyết pháp, không có lẽ ấy. Trời Đế-thích muốn thủ định tướng Bát-nhã, nghe Phật cùng Tu-bồ-đề nói vô tướng cũng không thể có được, nên bạch Phật rằng: Hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Bát-nhã ấy rất sâu, sở hành của Bồ-tát ấy rất khó, mà muốn được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác rất khó, vì sao? Vì như như ấy rốt ráo không. Trừ ngồi như như lại không có Bồ-tát trú trong như như ấy lại được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cũng không có định
* Trang 721 *
pháp gọi là Phật. Người thuyết pháp và chúng sinh được độ, cũng chẳng lìa như như, cũng không có kéo ra khỏi sinh tử đặt vào Niết-bàn an ổn, vì các pháp thường ở trong tướng như như. Bồ-tát nghe việc ấy mà tâm không nghi hối, việc ấy là khó. Tuy tin hết thảy pháp rốt ráo không, mà lại cầu chứng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, tinh tấn không ngừng không nghỉ thật là khó.
Tu-bồ-đề nói với trời Đế-thích: Nếu các pháp rốt ráo không, không có gì của chính nó, thời nghi từ đâu sinh? đâu có việc khó? Tâm Đế-thích vui mừng nghĩ rằng: Tu-bồ-đề thật là người ưa nói pháp không. Tu-bồ-đề có giải nói gì đều nói về không, tuy có nói sắc v.v... mà nghĩa nó cũng đều hướng về không; nếu có vấn nạn, không thể làm chướng ngại, vì không cũng không. Nếu có người vấn nạn về không, Tu-bồ-đề trước đã phá không, đối với có và không đều không có chướng ngại gì, thí như ngửa mặt bắn lên hư không; hư không tức là rốt ráo không, mũi tên là trí tuệ của Tu-bồ-đề, pháp nói ra như mũi tên ở giữa hư không không chướng ngại, khi thế hết tự rơi xuống, chứ chẳng phải vì hư không hết. Việc nhân duyên thuyết pháp của Tu-bồ-đề cũng như vậy, nói xong liền nghỉ, chứ chẳng phải pháp hết, không còn gì để nói. Nếu có người tuy có mũi tên sắc bén mà bắn vào vách, vẫn không xuyên qua nổi, cũng như vậy, người tuy có trí lanh lợi mà tà kiến chấp có, thời chướng ngại không thông. Thế nên Tu-bồ-đề thuyết pháp không có chướng ngại.
_________
* Trang 722 *