[1] Tương ưng bộ kinh V, 56. 11-12. Tương ưng sự thật (Saccasaṃyutta): kinh Chuyển Pháp luân (Dhamma-cakkappavattana sutta) và Tathāgatas; T. 2: Tạp a hàm kinh (雜阿含經), quyển 15, kinh 379, tr. 103c13-104a8: Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn bảo năm vị Tỳ-kheo:
“Đây là Khổ Thánh đế, là pháp vốn chưa từng được nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhãn, trí, minh, giác. Đây là Khổ tập, Khổ diệt, Khổ diệt đạo Thánh đế, là pháp vốn chưa từng nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhãn, trí, minh, giác.
“Lại nữa, đây là Khổ Thánh đế đã biết, cần phải biết, là pháp vốn chưa từng nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhãn, trí, minh, giác.
“Đây là Khổ tập Thánh đế đã biết, cần phải đoạn, là pháp vốn chưa từng nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhãn, trí, minh, giác.
“Lại nữa, đây là Khổ diệt Thánh đế đã biết, cần phải tác chứng; là pháp vốn chưa từng nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhãn, trí, minh, giác.
“Lại nữa, đây là Khổ diệt đạo tích Thánh đế đã biết, cần phải tu, là pháp vốn chưa từng nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhãn, trí, minh, giác.
“Lại nữa, Tỳ-kheo, đây là Khổ Thánh đế đã biết, đã biết xong, là pháp vốn chưa từng nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhãn, trí, minh, giác.
“Lại nữa, đây là Khổ tập Thánh đế đã biết, đã đoạn xong, là pháp vốn chưa từng nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhãn, trí, minh, giác.
“Lại nữa, đây là Khổ diệt Thánh đế đã biết, đã tác chứng xong; là pháp vốn chưa từng nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhãn, trí, minh, giác.
“Lại nữa, đây là Khổ diệt đạo tích Thánh đế đã biết, đã tu xong; là pháp vốn chưa từng nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhãn, trí, minh, giác.
“Này các Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế này, với ba chuyển, mười hai hành, Ta nếu không sanh nhãn, sanh trí, sanh minh, sanh giác, ở giữa chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, và các chúng nghe pháp, Ta không bao giờ được coi là đã giải thoát, đã xuất, đã ly, và cũng không tự chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Đối với bốn Thánh đế này, với ba chuyển, mười hai hành, Ta sanh nhãn, sanh trí, sanh minh, sanh giác; do đó, ở giữa chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, và các chúng nghe pháp, Ta đã giải thoát, đã xuất, đã ly, tự chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.”
T. 9: Diệu pháp liên hoa kinh (妙法蓮華經), quyển 3, phẩm 7: Hóa thành dụ (化城喻品7), tr. 25a1-12: Lúc bấy giờ đức Đại thông trí thắng Như-lai, nhận lời thưa thỉnh của mười phương các phạm thiên và mười sáu vương tử liền chuyển vận pháp luân ba lần chuyển mười hai hành tướng - Sa-môn, bà-la-môn, hoặc thiên, ma, phạm và thế gian khác không thể chuyển. Đó là khổ, khổ tập, khổ diệt, khổ diệt đạo; và rộng nói pháp 12 nhân duyên: Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử sầu, bi, khổ ưu, não. Vô minh diệt thời hành diệt, hành diệt thời thức diệt, thức diệt thời danh sắc diệt, danh sắc diệt thời lục nhập diệt, lục nhập diệt thời xúc diệt, xúc diệt thời thọ diệt, thọ diệt thời ái diệt, ái diệt thời thủ diệt, thủ diệt thời hữu diệt, hữu diệt thời sanh diệt, sanh diệt thời lão tử sầu, bi, khổ ưu, não diệt.
Saddharmapuṇḍarīka-sūtra, Pūrvayogaparivartaḥ-7: Atha khalu bhikṣavaḥ sa bhagavān mahābhijñājñānābhibhūstathāgato'rhan samyaksaṁbuddhasteṣāṁ brahmakoṭīnayutaśatasahasrāṇāmadhyeṣaṇāṁ viditvā teṣāṁ ca ṣoḍaśānāṁ putrāṇāṁ rājakumārāṇām, tasyāṁ velāyāṁ dharmacakraṁ pravartayāmāsa triparivartaṁ dvādaśākāramapravartitaṁ śramaṇena vā brāhmaṇena vā devena vā māreṇa vā brahmaṇā vā anyena vā kenacit punarloke saha dharmeṇa| yadidaṁ duḥkham, ayaṁ duḥkhasamudayaḥ, ayaṁ duḥkhanirodhaḥ, iyaṁ duḥkhanirodhagāminī pratipadāryasatyamiti| pratītyasamutpādapravṛttiṁ ca vistareṇa saṁprakāśayāmāsa-iti hi bhikṣavo'vidyāpratyayāḥ saṁskārāḥ, saṁskārapratyayaṁ vijñānam, vijñānapratyayaṁ nāmarūpam, nāmarūpapratyayaṁ ṣaḍāyatanam, ṣaḍāyatanapratyayaḥ sparśaḥ, sparśapratyayā vedanā vedanāpratyayā tṛṣṇā, tṛṣṇāpratyayamupādānam, upādānapratyayo bhavaḥ, bhavapratyayā jātiḥ, jātipratyayā jarāmaraṇaśokaparidevaduḥkhadaurmanasyopāyāsāḥ saṁbhavanti|
evamasya kevalasya mahato duḥkhaskandhasya samudayo bhavati| avidyānirodhāt saṁskāranirodhaḥ, saṁskāranirodhād vijñānanirodhaḥ, vijñānanirodhānnāmarūpanirodhaḥ, nāmarūpanirodhāt ṣaḍāyatananirodhaḥ, ṣaḍāyatananirodhāt sparśanirodhaḥ, sparśanirodhād vedanānirodhaḥ, vedanānirodhāttṛṣṇānirodhaḥ, tṛṣṇānirodhādupādānanirodhaḥ, upādānanirodhād bhavanirodhaḥ, bhavanirodhājjātinirodhaḥ, jātinirodhājjarāmaraṇaśokaparidevaduḥkhadaurmanasyopāyāsā nirudhyante| evamasya kevalasya mahato duḥkhaskandhasya nirodho bhavati.
T. 29: A tỳ đạt ma câu xá luận (阿毘達磨俱舍論), quyển 24, phẩm 6: Phân biệt hiền thánh (分別賢聖品6), tr. 128c6-24: Căn cứ vào cái gì để nói rằng pháp luân chính là kiến đạo? Kinh nói rằng vào lúc kiến đạo sinh khởi ở Kiều-trần-na (Kauṇḍinya), v.v., thì (chư thiên) đều nói rằng bánh xe chánh pháp đã được chuyển. Tại sao kiến đạo được gọi là ba chuyển (triparivarta) và mười hai hành tướng? Tỳ-bà-sa nói: Ba chuyển là (1) đây là khổ thánh đế, (2) khổ thánh đế phải được liễu tri, (3) khổ thánh đế được liễu tri. Trong mỗi một lần chuyển lại phát sinh riêng các hành tướng là nhãn (cakṣus), trí (jñāna), minh (vidyā), và giác (buddhi). Tổng cộng cả ba lần chuyển có tất cả mười hai hành tướng (ākāra). Đối với các thánh đế khác cũng như vậy: Đây là tập thánh đế, v.v..
Vì các chuyển và các hành tướng đều giống nhau đối với mỗi thánh đế cho nên nói rằng pháp luân có ba chuyển và mười hai hành tướng chứ không phải mười hai chuyển và bốn mươi tám hành tướng. Cũng giống như “bài giảng về hai pháp” (dvayadeśanāvat) là một bài giảng về một số lượng lớn các pháp vận hành nhờ vào hai pháp (nhãn và sắc, nhĩ và thanh, v.v.); cũng giống như khi một người “giỏi bảy việc” là hàm ý người này tài giỏi trong rất nhiều trường hợp có bảy việc.
Theo thứ tự trên, ba chuyển tương xứng với kiến đạo, tu và vô học đạo. Đây là giải thích của Tỳ-bà-sa.
Nếu nói như vậy, kiến đạo sẽ không có ba chuyển và mười hai hành tướng thì làm thế nào pháp luân có thể là kiến đạo? Cần phải hiểu rằng pháp luân chính là bài thuyết này (dharmaparyāya), tức bài thuyết pháp ở thành Bénarēs đã làm vận chuyển (pravartana) bánh xe chánh pháp, bài thuyết pháp có đủ ba chuyển và mười hai hành tướng: Có ba chuyển vì đã làm cho các thánh đế vận chuyển ba lần (1) đây là khổ, tập, diệt, đạo; (2) điều này phải được liễu tri, đoạn trừ, chứng đắc, tu tập; (3) điều này đã được liễu tri, đoạn trừ, chứng đắc, tu tập.
Khi nói “làm vận chuyển” bài pháp này có nghĩa là bài pháp này đã vận hành (gamana), đã được thâm nhập sự hiểu biết của người khác (parasaṃtāne); bài pháp này đi vào sự hiểu biết của người khác có nghĩa là nó làm cho người khác hiểu được nó.
Hoặc chính tất cả thánh đạo, tức kiến đạo, Tu đạo và vô học đạo, đều là pháp luân bởi vì nó đi thâm nhập vào sự hiểu biết của những người có tín tâm (vineya). Nếu kinh nói rằng bánh xe được vận chuyển (pravartita) khi chứng được kiến đạo thì chính tiếp đầu ngữ pra đã hàm nghĩa là sự khởi đầu của hành động: pravartita có nghĩa là cái bắt đầu vartita. Khi kiến đạo được sinh khởi trong sự hiểu biết của người khác, trong sự hiểu biết của Kauṇḍinya thì bánh xe chánh pháp bắt đầu được chuyển động, bắt đầu truyền sự hiểu biết đến người khác.
Abhidharmakośa-śāstra, Mārgapudgalanirdeśaḥ, tr. 371: Kuta etat? āryakauṇḍinyasya tadutpattau “pravarttitaṃ dharmacakram” iti vacanāt| kathaṃ tat triparivartaṃ dvādaśākāraṃ ca? idaṃ duḥkham āryasatyam, tat khalu parijñeyam, tat khalu parijñātamityete trayaḥ parivartāḥ | ekaikasmiṃśca parivarte cakṣurudapādi, jñānam, vidyā, buddhirudapādītyete dvādaśākārāḥ| pratisatyam evaṃ bhavanti | trikadvādaśakasādharmyāttu, triparivartaṃ dvādaśākāramuktam| dvayasaptasthānakauśaladeśanāvat| ebhiśca parivartairdarśanabhāvanāśaikṣamārgā yathāsaṅkhyaṃ darśitā iti vaibhāṣikāḥ| yadyevam, na tarhi darśanamārga eva triparivartto dvādaśākāra iti kathamasau dharmacakraṃ vyavasthāpyate? tasmāt sa eva dharmaparyāyo dharmacakraṃ triparivartaṃ dvādaśākāraṃ ca yujyate| kathaṃ ca punas triparivartam? satyānāṃ triḥparivarttanāt| kathaṃ dvādaśākāram? caturṇāṃ satyānāṃ tridhākaraṇāt| duḥkhaṃ samudayo nirodho mārga iti parijñaptavyam, prahātavyam, sākṣātkatarvyam, bhāvayitavyamitiḥ parijñātam, prahīṇam, sākṣātkṛtam, bhāvitamiti| tasya punaḥ pravartanaṃ parasantāne gamanam; arthajñāpanāt| atha vā sarva eva āryamārgo dharmacakram; vineyajanasantāne kramaṇāt| tattu parasantāne daśanamārgotpādanād vartayitumārabdham, ataḥ pravarttitam ity ucyate (54); T. 30: Trung luận (中論), quyển 4, phẩm 24: Quán tứ đế (Ārya-satya-parīkṣā), tr. 32b11-12; T. 30: Bát-nhã đăng luận thích (般若燈論釋), quyển 14, phẩm 24 : Quán tứ đế (觀聖諦品24), tr.124b1; T. 42: Trung quán luận sớ (中觀論疏), quyển 10, Tứ đế phẩm 24 (四諦品24), tr. 148b23-24; T. 26: A-tỳ-đạt-ma pháp uẩn túc luận (阿毘達磨法蘊足論), quyển 6, phẩm 10: Thánh đế (聖諦品10), tr. 479b24; T. 27: A-tỳ-đạt-ma đại tỳ-bà-sa luận (阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 46, tr. 240b24-c5; T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (增壹阿含經), quyển 14, phẩm Cao tràng 24 (高幢品24), tr. 619a20-b6; T. 2: Phật thuyết tam chuyển pháp luân kinh (佛說三轉法輪經), tr. 504a4-11.