GIẢI THÍCH: PHẨM HUYỄN HỌC THỨ 11
(Kinh Ma-ha Bát-nhã ghi: Phẩm Huyễn Nhân)
(Kinh Đại Bát-nhã ghi: Phần 2, Phẩm Huyễn Dụ thứ 10)
KINH: Lúc ấy Tuệ mạng Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, nếu sẽ có người hỏi rằng: Người huyễn học Bát-nhã ba-la-mật, sẽ được Trí nhất thiết chủng chăng?[1] Người huyễn học Thiền ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Nhẫn nhục ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Thí ba-la-mật, học bốn niệm xứ cho đến mười tám pháp không chung[2] và Trí nhất thiết chủng,[3] được Trí nhất thiết chủng chăng? Con sẽ đáp thế nào?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Ta lại hỏi ông, tùy ý ông đáp. Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao? Sắc với huyễn có khác chăng? Thọ, tưởng, hành, thức với huyễn có khác chăng?
Tu-bồ-đề thưa: Thưa không, bạch Thế Tôn!
Phật dạy: Ý ông nghĩ sao? Mắt với huyễn có khác chăng, cho đến ý với huyễn có khác chăng?
[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 11.
[2] Đại trí độ luận, quyển 26, tr. 247b11-b19: Mười tám pháp không chung là: 1. Các đức Phật không lỗi. 2. Miệng không lỗi. 3. Niệm không lỗi. 4. Không có dị tưởng. 5. Không có tâm bất tịnh. 6. Không có điều không biết đã bỏ. 7. Dục không giảm. 8. Tinh tấn không giảm. 9. Niệm không giảm. 10. Tuệ không giảm. 11. Giải thoát không giảm. 12. Giải thoát tri kiến không giảm. 13. Tất cả thân nghiệp hành theo trí tuệ. 14. Tất cả khẩu nghiệp hành theo trí tuệ. 15. Tất cả ý nghiệp hành theo trí tuệ. 16. Trí tuệ biết đời quá khứ vô ngại. 17. Trí tuệ biết đời vị lai vô ngại. 18. Trí tuệ biết đời hiện tại vô ngại.
[3] Xem Đại trí độ luận, quyển 18: Trí tuệ của Phật chứng được là thật Ba-la-mậT. Nhân nơi Ba-la-mật ấy mà sở hành của Bồ-tát cũng gọi là Ba-la-mật; vì là trong nhân nói quả vậy. Bát-nhã Ba-la-mật ấy, ở trong tâm Phật thì đổi tên gọi là trí Nhất thiết chủng. Bồ-tát thực hành trí tuệ cầu đến bờ kia, nên gọi là Ba-la-mật; Phật đã đến bờ kia, nên gọi trí của Phật là trí Nhất thiết chủng (Sarva-jđna).
* Trang 114 *
Sắc cho đến pháp với huyễn có khác chăng? Nhãn giới cho đến ý thức giới với huyễn có khác chăng? Nhãn xúc cho đến ý xúc, nhãn xúc làm nhân duyên sinh thọ cho đến ý xúc làm nhân duyên sinh thọ với huyễn có khác chăng?
Tu-bồ-đề thưa: Thưa không, bạch thế Tôn!
- Ý ông nghĩ sao? Bốn niệm xứ với huyễn có khác chăng, cho đến tám Thánh đạo phần với huyễn có khác chăng?
- Thưa không, bạch Thế Tôn!
- Ý ông nghĩ sao? Không, vô tướng, vô tác với huyễn có khác chăng?
- Thưa không, bạch Thế Tôn!
- Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao? Thí ba-la-mật với huyễn có khác chăng, cho đến mười tám pháp không chung với huyễn có khác chăng?
- Thưa không, bạch Thế Tôn!
- Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao? Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác với huyễn có khác chăng?
- Thưa không, bạch Thế Tôn! Vì cớ sao? Vì sắc không khác huyễn, huyễn không khác sắc, sắc tức là huyễn, huyễn tức là sắc.
Bạch Thế Tôn! Thọ, tưởng, hành, thức không khác huyễn, huyễn không khác thọ, tưởng, hành,
* Trang 115 *
thức; thức tức là huyễn, huyễn tức là thức.
Bạch Thế Tôn! Mắt không khác huyễn, huyễn không khác mắt, mắt tức là huyễn, huyễn tức là mắt; nhãn xúc làm nhân duyên sinh thọ cho đến ý xúc làm nhân duyên sinh thọ cũng như vậy.[1]
Bạch Thế Tôn! Bốn niệm xứ không khác huyễn, huyễn không khác bốn niệm xứ; bốn niệm xứ tức là huyễn, huyễn tức là bốn niệm xứ, cho đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác (anuttarā-saṃyak-saṃbodhi) không khác huyễn, huyễn không khác Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác tức là huyễn, huyễn tức là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Phật bảo Tu-bồ-đề: Ý ông nghĩ sao? Huyễn có nhơ có sạch chăng?
- Thưa không, bạch Thế Tôn!
- Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Huyễn có sinh có diệt chăng?
- Thưa không, bạch Thế Tôn!
- Nếu pháp chẳng sinh chẳng diệt, pháp ấy có thể học Bát-nhã ba-la-mật, sẽ được Trí nhất thiết chủng chăng?
- Thưa không, bạch Thế Tôn!
- Ý ông nghĩ sao? Năm thọ ấm giả danh là Bồ-tát chăng?
[1] T. 5: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahāprajñā-pāramitā-sūtra-大般若波羅蜜多經), quyển 42, sơ phần thí dụ phẩm 11 (初分譬喻品第11), tr. 234b9-235b10: saéc khoâng khaùc huyeãn, huyeãn khoâng khaùc saéc, saéc töùc laø huyeãn, huyeãn töùc laø saéc; thoï, töôûng, haønh, thöùc cuõng lại nhö vaäy. Này Thiện Hiện! ý ông nghĩ sao? Nhãn xứ với huyễn có khác chăng? Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý với huyễn có khác chăng?… Quyển 410, đệ nhị phần huyễn dụ đệ thập (第二分幻喻品第十), tr. 53b24-b28.
* Trang 116 *
- Đúng vậy, bạch Thế Tôn!
- Ý ông nghĩ sao? Năm thọ ấm giả danh có sinh diệt nhơ sạch chăng?
- Thưa không, bạch Thế Tôn!
- Ý ông nghĩ sao? Nếu pháp chỉ có danh tự, chẳng phải thân, chẳng phải thân nghiệp, chẳng phải khẩu, chẳng phải khẩu nghiệp, chẳng phải ý, chẳng phải ý nghiệp, chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, pháp như vậy có thể học Bát-nhã ba-la-mật, sẽ được Trí nhất thiết chủng chăng?[1]
- Thưa không, bạch Thế Tôn!
- Bồ-tát ma-ha-tát nếu học được Bát-nhã ba-la-mật như vậy, sẽ được Trí nhất thiết chủng, vì không có gì được.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Bồ-tát ma-ha-tát nên học Bát-nhã ba-la-mật như vậy, được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, như người huyễn học, vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Nên biết năm ấm tức là người huyễn, người huyễn tức là năm ấm.[2]
Phật bảo Tu-bồ-đề: Ý ông nghĩ sao? Năm ấm ấy học Bát-nhã ba-la-mật, sẽ được Trí nhất thiết chủng chăng?
Thưa không, bạch Thế Tôn! Vì cớ sao? Vì năm ấm ấy tánh không có gì, tánh không có gì cũng
[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 4, huyễn học phẩm 11 (幻學品11), tr. 239c22-25.
[2] T. 2: Ngũ ấm thí dụ kinh (五陰譬喻經), quyển 1, tr. 501a4.
[3] Tục Tạng 46, Đại trí độ luận sớ (大智度論疏), quyển 17, tr.870c7: Pháp nhân duyên tịch diệt,nên gọi là không xuất không sinh.
* Trang 117 *
không thể có được.
Phật bảo Tu-bồ-đề: Ý ông nghĩ sao? Năm ấm như mộng học Bát-nhã ba-la-mật, sẽ được Trí nhất thiết chủng chăng?
- Thưa không, bạch Thế Tôn! Vì cớ sao? Vì tánh mộng không có gì, tánh không có gì cũng không thể có được.
- Ý ông nghĩ sao? Năm uẩn như tiếng vang, như bóng, như ráng nắng, như biến hóa học Bát-nhã ba-la-mật, sẽ được Trí nhất thiết chủng chăng?
- Thưa không, bạch Thế Tôn! vì cớ sao? Vì tiếng vang, bóng, ráng nắng, biến hóa, tánh không có gì, tánh không có gì cũng không thể có được. Sáu căn cũng như vậy. Bạch Thế Tôn! Thức tức là sáu căn, sáu căn tức là năm uẩn. Pháp ấy vì nội không nên không thể có được, cho đến vì vô pháp hữu pháp không nên không thể có được.
LUẬN: Hỏi: Vì sao Tu-bồ-đề đem việc ấy hỏi Phật? Nếu có người hỏi người huyễn học Bát-nhã ba-la-mật được làm Phật chăng? Phải đáp rằng không được. Vì người huyễn hư dối, không có gốc, ngọn, việc ấy dễ đáp, sao lại đem hỏi Phật?
Đáp: Vì ở phẩm trên Phật nói nghĩa Không sâu xa cho Xá-lợi-phất, Tu-bồ-đề nghĩ rằng các pháp nhất tướng không có sai biệt, nếu như vậy người huyễn và Bồ-tát thật không có
* Trang 118 *
khác nhau, nhưng Bồ-tát tu hành các công đức thì được làm Phật, còn người huyễn không thật, chỉ gạt mắt người, không thể làm Phật.[1]
Hỏi: Người huyễn không thể tu hành công đức, vì không có tâm thức, làm sao nói tu hành?
Đáp: Tuy thật không tu hành, người thấy in tuồng như tu hành, nên gọi là tu hành. Như người huyễn dùng thức ăn uống, tài vật, bảy báu, bố thí, xuất gia, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, tọa thiền, thuyết pháp v.v... người vô trí cho đó là tu hành, không biết là huyễn.
Tu-bồ-đề nghĩ rằng: Nếu như Phật nói các pháp nhất tướng, không có gì, chỉ là hư dối, người huyễn và Bồ-tát thật cho đến Phật không có sai khác. Như người huyễn cũng huyễn làm Phật, hành sáu Ba-la-mật, hàng phục ma binh, ngồi đạo tràng, thành Phật đạo, phóng hào quang, thuyết pháp độ người, với Bồ-tát thực hành thật đạo, được làm Phật, độ chúng sinh, có gì sai khác?
Phật dạy: Ta lại hỏi ông, tùy ý ông đáp lời Ta.
Hỏi: Cớ sao Phật không đáp thẳng, mà lại hỏi Tu- bồ-đề khiến tùy ý đáp?
Đáp: Tu-bồ-đề dùng trí tuệ Không, quán ba cõi năm uẩn đều không, tâm sinh chán lìa, nhưng vì tập khí phiền não nên tuy biết được tổng tướng các Phật pháp đều không, song còn có chỗ yêu quí nên không quán xem được Phật pháp như huyễn không có gì. Vì vậy nên mới dẫn dụ nói: Như ông lấy năm uẩn Không làm chứng, các Phật pháp cũng vậy; ông
[1] Đại trí độ luận, quyển 43, tr. 374a4-c11.
* Trang 119 *
quán năm uẩn thế gian là không, Ta quán Phật pháp cũng vậy. Thế nên hỏi Tu-bồ-đề rằng: Ý ông nghĩ sao? Sắc với huyễn khác nhau chăng? Huyễn với sắc khác nhau chăng ? Cho đến thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy, nếu khác thời ông nên hỏi, nếu không khác thời không nên hỏi như vậy.
Tu-bồ-đề thưa: Không khác.
Hỏi: Nếu sắc không khác huyễn, có thể được, vì người huyễn có sắc vậy. Cớ sao nói thọ, tưởng, hành, thức như huyễn không khác?
Đáp: Người huyễn có tướng mừng (prīti), vui (sukha), lo, khổ (duḥkha); người vô trí trông thấy cho là có tho (vedanā), tưởng (saṃjñā), hành (saṃskāra), thức (vijñāna).
* Lại nữa, Phật nói thí dụ để khiến người biết năm thọ uẩn hư dối như huyễn; năm thọ uẩn tuy không khác với huyễn, song Phật muốn khiến hiểu rõ nên nêu làm thí dụ. Chúng sinh cho huyễn là hư dối, còn năm thọ uẩn tuy có mà không khác huyễn nên Tu-bồ-đề một lòng trù lượng, biết năm uẩn cùng với huyễn không khác, vì cớ sao?
* Vì như sắc người huyễn dối gạt mắt thịt, có thể làm cho sinh ra lo, mừng, khổ, vui; năm thọ uẩn cũng có thể dối gạt mắt tuệ, làm cho sinh tham dục, sân não, các phiền não v.v... như trò huyễn, do một ít chú thuật, sự vật, ngôn ngữ làm gốc, có thể hiện ra các sự vật thành quách, nhà quán v.v... năm thọ uẩn cũng do một ít vô minh thuật đời trước mà có ra hành, thức, danh sắc các thứ. Do vậy, nên nói không khác, như người thấy việc huyễn sinh tâm chấp trước, bỏ phế sự nghiệp nuôi sống, đến khi huyễn diệt liền sinh hối hận. Năm thọ uẩn cũng như vậy, do nghiệp
* Trang 120 *
trước huyễn sinh ra thân năm uẩn đời nay, hưởng thọ năm dục, sinh tham giận, đến khi vô thường bại hoại, tâm mới hối hận. Vì sao ta chấp trước năm uẩn huyễn ấy, để mất thật tướng các pháp
Phật mở cửa lạc thuyết cho Tu-bồ-đề nên đáp huyễn với sắc chẳng khác. Nếu không khác, pháp ấy tức là không, vào trong pháp chẳng sinh chẳng diệt. Nếu chẳng sinh chẳng diệt, làm sao tu hành Bát-nhã ba-la-mật được làm Phật?
Tu-bồ-đề nghĩ rằng: Nếu như vậy, Bồ-tát vì cớ gì mỗi mỗi hành đạo, cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác (anuttarā-saṃyak-saṃbodhi)?
Phật biết ý nghĩ của Tu-bồ-đề, nên liền đáp: Năm uẩn hư dối, chỉ do giả danh gọi là Bồ-tát. Trong giả danh ấy không có nghiệp, không có nhân duyên nghiệp, không có tâm, không có tâm số pháp, không nhơ không sạch, vì rốt ráo không.
Phật dạy Bồ-tát nên như người huyễn tu hành Bát-nhã ba-la-mật, thân năm uẩn tức là người huyễn, không khác. Từ nhân duyên của nghiệp huyễn đời trước, vì từ nghiệp huyễn xuất sinh, nên thân năm uẩn ấy cũng không thể thành tựu Phật được, vì sao? Vì bản tánh không có gì. Ngoài ra mộng, biến hóa, bóng, tiếng vang v.v... cũng như vậy.
Hỏi: Cớ sao nói thức tức là sáu nhập? Sáu nhập tức là năm uẩn?
Đáp: Thức là chi thứ ba trong mười hai chi nhân duyên, trong ấy cũng có sắc, cũng có tâm số pháp, vì chưa thành thục nên gọi là thức. Từ thức sinh sáu nhập, hai thời ấy đều có năm uẩn. Sắc thành nên gọi là năm nhập, danh thành
* Trang 121 *
nên gọi là ý nhập. Sáu nhập không lìa năm uẩn, vì vậy nói thức tức là sáu nhập.
Hỏi: Nếu như vậy thì trong mười hai nhân duyên, mỗi mỗi đều có năm uẩn, cớ sao nay chỉ nói thức và sáu nhập có năm uẩn?
Đáp: Thức ấy là gốc của thân hiện nay. Chúng sinh phần nhiều lầm đối với pháp hiện tại. Danh và sắc chưa thành thục, chưa có công dụng nên không nói, còn sáu nhập thì thọ khổ vui, sinh ra tội phước nên nói, ngoài mười một nhân duyên ra, nên nói sáu nhập là năm uẩn.
* Lại nữa, Phật biết sau 500 năm, người học phân biệt pháp tướng mỗi mỗi khác nhau: Lìa thức nói sắc, lìa sắc nói thức. Muốn phá các chấp kiến đó, để khiến họ nhập vào lý rốt ráo không, nên tuy trong thức không có năm nhập mà nói thức tức là sáu nhập, trong sáu nhập tuy không đủ năm uẩn mà nói sáu nhập tức là năm uẩn.
* Lại nữa, đời trước chỉ có tâm trụ nơi sáu nhập, khởi các thứ ức tưởng phân biệt nên sinh ra sáu nhập đời nay. Thân năm uẩn theo thân đời nay khởi ra các kiết sử tạo sáu nhập năm uẩn đời sau. Cứ triển chuyển như vậy, cho nên nói thức tức là sáu nhập, sáu nhập tức là năm uẩn. Pháp ấy trong nội không không thể có được, cho đến trong vô pháp hữu pháp không không thể có được.
KINH: Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Bồ-tát mới phát tâm Đại thừa, nghe nói Bát
* Trang 122 *
nhã ba-la-mật, sẽ không kinh, hãi, sợ ư?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Nếu Bồ-tát mới phát tâm Đại thừa mà đối với Bát-nhã ba-la-mật không có phương tiện thiện xảo cũng không gặp thiện tri thức, thời Bồ-tát ấy hoặc kinh, hoặc hãi, hoặc sợ.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là phương tiện thiện xảo, mà Bồ-tát tập hành phương tiện ấy thì không kinh, không hãi, không sợ?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Có Bồ-tát ma-ha-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật, tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng, quán sắc tướng vô thường cũng không thể có được; quán thọ, tưởng, hành, thức tướng vô thường cũng không thể có được. Tu-bồ-đề! Ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật có phương tiện thiện xảo.[1]
* Lại nữa, Bồ-tát ma-ha-tát tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng, quán sắc tướng khổ cũng không thể có được; quán thọ, tưởng, hành, thức tướng khổ cũng như vậy. Tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng, quán sắc tướng vô ngã cũng không thể có được; quán thọ, tưởng, hành, thức tướng vô ngã cũng như vậy.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng, quán sắc tướng
[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahā-prajñā-pāramitā-sūtra-大般若波羅蜜多經), quyển 410, huyễn dụ phẩm 10 (幻喻品10), tr. 54a17-20.
* Trang 123 *
không cũng không thể có được; quán thọ, tưởng, hành, thức tướng không cũng như vậy. Quán sắc tướng vô tướng cũng không thể có được; quán thọ, tưởng, hành, thức tướng vô tướng cũng như vậy. Quán sắc tướng vô tác cũng không thể có được; quán thọ, tưởng, hành, thức tướng vô tác cũng như vậy. Quán sắc tướng tịch diệt là không thể có được, cho đến quán thức tướng tịch diệt cũng như vậy. Quán sắc tướng lìa cũng không thể có được, cho đến quán thức tướng lìa cũng như vậy; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật có phương tiện thiện xảo.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật quán sắc tướng vô thường cũng không thể có được; quán sắc tướng khổ, tướng vô ngã, tướng không, tướng vô tướng, tướng vô tác, tướng tịch diệt, tướng lìa cũng không thể có được; quán thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Lúc ấy Bồ-tát ma-ha-tát nghĩ rằng: Ta sẽ vì hết thảy chúng sinh mà nói pháp vô thường cũng không thể có được; sẽ vì hết thảy chúng sinh mà nói tướng khổ, tướng vô ngã, tướng không, tướng vô tướng, tướng vô tác, tướng tịch diệt, tướng lìa cũng không thể có được; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát Bố thí ba-la-mật.
* Lại nữa, Bồ-tát ma-ha-tát không đem tâm Thanh-văn, Bích-chi Phật quán sắc vô thường cũng.
[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahā-prajñā-pāramitā-sūtra-大般若波羅蜜多經), quyển 410, huyễn dụ phẩm 10 (幻喻品10), tr. 54a17-20.
* Trang 124 *
không thể có được; không đem tâm Thanh-văn, Bích-chi Phật quán thức vô thường cũng không thể có được; không đem tâm Thanh-văn, Bích-chi Phật quán sắc khổ, vô ngã, không, vô tướng, vô tác, tịch diệt, lìa cũng không thể có được; quán thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát tịnh Giới ba-la-mật.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật, nghe nói các pháp tướng vô thường cho đến tướng lìa mà tâm an nhẫn, muốn, vui; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát Nhẫn nhục ba-la-mật.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật, tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng, quán sắc tướng vô thường cũng không thể có được, cho đến tướng lìa cũng không thể có được. Quán thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng không bỏ không ngừng; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát Tinh tấn ba-la-mật.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật, không khởi ý Thanh-văn, Bích-chi Phật và các tâm bất thiện; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát Thiền ba-la-mật.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật, tư duy như vầy: Không vì không
[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahā-prajñā-pāramitā-sūtra-大般若波羅蜜多經), quyển 410, huyễn dụ phẩm 10 (幻喻品10), tr. 54a17-20.
* Trang 125 *
không sắc nên sắc không, sắc tức là không (rūpaṃ śūnyatā), không tức là sắc (śūnyataiva rūpam); thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy (evam eva vedanā saṃjñā saṃskāra vijñānāni). Không vì không nhãn nên nhãn không, nhãn tức là không, không tức là nhãn, cho đến ý xúc làm nhân duyên sinh thọ, không vì không thọ nên thọ không, thọ tức là không, không tức là thọ. Không vì không bốn niệm xứ nên bốn niệm xứ không, bốn niệm xứ tức là không, không tức là bốn niệm xứ; cho đến không vì không mười tám pháp không chung nên mười tám pháp không chung không, mười tám pháp không chung tức là không, không tức là mười tám pháp không chung. Như vậy, Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật không kinh, không hãi, không sợ.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là Bồ-tát ma-ha-tát được thiện tri thức thủ hộ nên nghe nói Bát-nhã ba-la-mật mà không kinh, không hãi, không sợ?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Thiện tri thức của Bồ-tát ma-ha-tát là người nói sắc vô thường cũng không thể có được, nắm giữ căn lành ấy, không xu hướng đạo Thanh-văn, Bích-chi Phật, chỉ xu hướng Nhất thiết trí; ấy gọi là thiện trí thức của Bồ-tát ma-ha-tát. Người nói thọ, tưởng, hành, thức vô thường cũng không thể có được; nắm giữ căn lành ấy, không xu hướng đạo Thanh-văn, Bích-chi Phật, chỉ
[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahā-prajñā-pāramitā-sūtra-大般若波羅蜜多經), quyển 410, huyễn dụ phẩm 10 (幻喻品10), tr. 54a17-20.
* Trang 126 *
xu hướng Nhất thiết trí; ấy gọi là thiện tri thức của Bồ-tát ma-ha-tát.
Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát còn có thiện tri thức, nói sắc khổ cũng không thể có được; nói thọ, tưởng, hành, thức khổ cũng không thể có được; nói sắc vô ngã cũng không thể có được; nói thọ, tưởng, hành, thức vô ngã cũng không thể có được; nói sắc không, vô tướng, vô tác, tịch diệt, lìa cũng không thể có được; nói thọ, tưởng, hành, thức không, vô tướng, vô tác, tịch diệt, lìa, cũng không thể có được. Nắm giữ căn lành ấy, không xu hướng đạo Thanh-văn, Bích-chi Phật, chỉ xu hướng Nhất thiết trí. Tu-bồ-đề! Ấy gọi là thiện tri thức của Bồ-tát ma-ha-tát.
Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát còn có thiện tri thức nói mắt vô thường, cho đến mắt lìa cũng không thể có được; cho đến ý xúc làm nhân duyên sinh thọ, nói là vô thường cho đến lìa, cũng không thể có được. Nắm giữ căn lành ấy, không xu hướng đạo Thanh-văn, Bích-chi Phật, chỉ xu hướng Nhất thiết trí; ấy gọi là thiện tri thức của Bồ-tát ma-ha-tát.
Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát còn có thiện tri thức nói tu bốn niệm xứ cho đến tu bốn niệm xứ lìa, cũng không thể có được. Nắm giữ căn lành ấy, không xu hướng đạo Thanh-văn, Bích-chi Phật, chỉ xu hướng Nhất thiết trí. Tu-bồ-đề! Ấy gọi là thiện tri thức của Bồ-tát ma-ha-tát, cho đến thiện tri thức
[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahā-prajñā-pāramitā-sūtra-大般若波羅蜜多經), quyển 410, huyễn dụ phẩm 10 (幻喻品10), tr. 54a17-20.
* Trang 127 *
nói tu mười tám pháp không chung, tu Nhất thiết trí cũng không thể có được. Nắm giữ căn lành ấy, không xu hướng đạo Thanh-văn, Bích-chi Phật chỉ xu hướng Nhất thiết trí; ấy gọi là thiện tri thức của Bồ-tát ma-ha-tát.
LUẬN. Hỏi: Cớ sao Tu-bồ-đề sinh nghi hỏi Phật rằng: Bồ-tát mới phát tâm nghe nói Bát-nhã ba-la-mật, sẽ không kinh, hãi, sợ?
Đáp: Nghe nói không có Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật, nhưng thân năm uẩn không, cũng không thể tu hành Bát-nhã ba-la-mật, nên sinh nghi: Ai sẽ tu hành Bát-nhã? Thế nên hỏi Phật.
Phật dạy: Nếu Bồ-tát không đầy đủ nhân duyên trong ngoài, sẽ có sợ hãi. Nhân duyên trong là không có chánh ức niệm, không có trí tuệ lanh lợi, đối với chúng sinh không có bi tâm sâu xa, bên trong không có phương tiện như vậy. Nhân duyên ngoài là không sinh ở trung tâm quốc độ, không được nghe Bát-nhã ba-la-mật, không gặp thiện tri thức dứt nghi cho, không có nhân duyên ngoài như vậy. Nhân duyên trong ngoài không hòa hợp nên sinh kinh, hãi, sợ.
Nay Tu-bồ-đề hỏi phương tiện ấy, Phật đáp: Tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng quán các pháp cũng không thủ đắc các pháp.
Hỏi: Phương tiện có khi quán sắc có các tướng vô thường v.v... nên không sợ hãi, sao nay chỉ nói tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng quán các pháp nên không sợ hãi?
[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahā-prajñā-pāramitā-sūtra-大般若波羅蜜多經), quyển 410, huyễn dụ phẩm 10 (幻喻品10), tr. 54a17-20.
* Trang 128 *
Đáp: Bồ-tát từ trước lại đây chỉ quán các pháp không, tâm thô nên sinh đắm trước. Nay phân biệt quán, như ý Phật, đối với chúng sinh khởi tâm đại bi, không đắm trước hết thảy pháp, đối với trí tuệ không có gì được, chỉ muốn độ chúng sinh, dùng vô thường, không, v.v... các thứ quán các pháp, cũng không thủ đắc pháp ấy. Quán các pháp như vậy rồi, suy nghĩ rằng: Ta dùng pháp ấy độ chúng sinh, khiến xa lìa điên đảo. Vì vậy nên tâm không đắm trước, không thấy có một pháp nhất định; ví như thầy thuốc hòa hợp các thứ thuốc, người mắc bệnh lạnh thì cho thuốc nóng, đối với bệnh nóng là chẳng phải thuốc; trong hai sự bố thí, pháp thí là lớn, ấy gọi là Thí ba-la-mật. Năm Ba-la-mật kia cũng như vậy, tùy theo nghĩa mà phân biệt.
* Lại nữa, phương tiện của Bồ-tát là: Chẳng phải vì mười tám không, nên khiến sắc không, vì cớ sao? Vì không lấy tướng không cưỡng ép làm cho không. Sắc tức là không (rūpaṃ śūnyatā), sắc ấy từ xưa đến nay thường tự không, vì sắc tướng không, nên không tức là sắc (śūnyatā eva rūpam); cho đến các Phật pháp cũng như vậy.
Thiện tri thức là người dạy người khiến đem trí tuệ ấy hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Bồ-tát trước đó biết các quán vô thường, không v.v... nay chỉ nói hồi hướng, là khác.
KINH: Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Cớ sao Bồ-tát ma-ha-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật không có phương tiện thiện xảo, theo ác tri thức nên nghe nói
[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahā-prajñā-pāramitā-sūtra-大般若波羅蜜多經), quyển 410, huyễn dụ phẩm 10 (幻喻品10), tr. 54a17-20.
* Trang 129 *
Bát-nhã ba-la-mật thì kinh, hãi, sợ?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Bồ-tát ma-ha-tát lìa tâm Nhất thiết trí, tu Bát-nhã ba-la-mật, được Bát-nhã ba-la-mật ấy, nhớ nghĩ Ba-la-mật ấy, đối với sự tu hành Thiền ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Nhẫn nhục ba-la-mật, Tịnh giới ba-la-mật, Bố thí ba-la-mật, đều nhớ nghĩ.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát vì lìa tâm Tát-bà-nhã, mà quán sắc nội không, cho đến vô pháp hữu pháp không; quán thọ, tưởng, hành, thức nội không cho đến vô pháp hữu pháp không; quán nhãn nội không cho đến vô pháp hữu pháp không, cho đến quán ý xúc làm nhân duyên sinh thọ, nội không cho đến vô pháp hữu pháp không, đối với các Không có chỗ nhớ, có chỗ được.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật, vì lìa tâm Tát-bà-nhã mà tu bốn niệm xứ, cũng nhớ, cũng được. Cho đến tu mười tám pháp không chung, cũng nhớ cũng được. Như vậy, Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật vì không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát-nhã ba-la-mật ấy thì kinh, hãi, sợ.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Cớ sao Bồ-tát ma-ha-tát theo ác tri thức nghe nói Bát-nhã ba-la-mật thì kinh, hãi, sợ?
[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahā-prajñā-pāramitā-sūtra-大般若波羅蜜多經), quyển 410, huyễn dụ phẩm 10 (幻喻品10), tr. 54a17-20.
* Trang 130 *
Phật bảo Tu-bồ-đề! Ác tri thức của Bồ-tát ma-ha-tát dạy xa lìa Bát-nhã ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Nhẫn nhục ba-la-mật, Tịnh giới ba-la-mật, Bố thí ba-la-mật. Tu-bồ-đề! Ấy là ác tri thức của Bồ-tát ma-ha-tát.
Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát còn có ác tri thức không nói việc ma, không nói tội của ma, không nói rằng ma hiện làm hình tượng Phật đi đến dạy Bồ-tát xa lìa sáu Ba-la-mật, mà nói với Bồ-tát rằng: Thiện nam tử tu Bát-nhã ba-la-mật làm chi! Tu Thiền ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Nhẫn nhục ba-la-mật, Tịnh giới ba-la-mật, Bố thí ba-la-mật làm chi! Nên biết, đó là ác tri thức của Bồ-tát ma-ha-tát.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Ác ma còn hiện làm hình tượng Phật đi đến chỗ Bồ-tát nói kinh Thanh-văn, hoặc Khế kinh (Suttra - Tu-đa-la, Tu-đố-lộ) cho đến Luận nghị (Ưu-ba-đề-xá).[1] Dạy bảo phân biệt diễn nói Kinh như vậy, không nói việc ma, tội ma, nên biết đó là ác tri thức của Bồ-tát ma-ha-tát.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Ác ma hiện làm hình tượng Phật đi đến chỗ Bồ-tát nói rằng: Thiện nam tử! Ông không có tâm Bồ-tát chơn thật, cũng chẳng phải địa vị bất thối chuyển, ông cũng không thể được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Không nói cho biết việc ma, tội ma như vậy, nên biết đó là ác
[1] T. 27: A-tỳ-đạt-ma đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 126, tr. 660b4-7; Đại trí độ luận (Mahāprajñāpāramitā-śāstra- 大智度論), quyển 33, tr. 308a17-22:Kinh luận nghị (Upadesa - Ưu-bà-đề-xá) là đáp các câu hỏi, giải thích lý do. Lại nói rộng các nghĩa như Phật nói bốn đế, thế nào là bốn? Đó là bốn Thánh đế (catvari-arya-satyani). Những gì là bốn? Đó là Khổ, Tập, Diệt, Đạo Thánh đế. Ấy gọi là luận nghị. Thế nào là Khổ thánh đế? Đó là tám khổ, là sanh khổ v.v... Thế nào là sanh khổ? Đó là các chúng sanh nơi chỗ sanh ra chịu khổ. Hỏi đáp như vậy, giải rộng nghĩa kia, ấy gọi là Ưu-bà-đề-xá (luận nghị).
* Trang 131 *
tri thức của Bồ-tát ma-ha-tát.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Ác ma hiện làm hình tượng Phật đi đến chỗ Bồ-tát, nói với Bồ-tát rằng: Thiện nam tử! Sắc không, vô ngã, vô ngã sở; thọ, tưởng, hành, thức không, vô ngã, vô ngã sở, nhãn không, vô ngã, vô ngã sở; cho đến ý xúc làm nhân duyên sinh thọ không, vô ngã, vô ngã sở , Bố thí ba-la-mật không, cho đến Bát-nhã ba-la-mật không, bốn niệm xứ không, cho đến mười tám pháp không chung không, thì ông dùng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác làm chi! Việc ma, tội ma như vậy lại không nói không dạy, nên biết đó là ác tri thức của Bồ-tát ma-ha-tát.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Ác ma hiện làm thân Bích-chi Phật đi đến chỗ Bồ-tát nói với Bồ-tát rằng: Thiện nam tử! Mười phương đều không, trong đó không có Phật, không có Bồ-tát, không có Thanh-văn. Việc ma, tội ma như vậy lại không nói không dạy, nên biết đó là ác tri thức của Bồ-tát ma-ha-tát.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Ác ma hiện làm thân Hòa thượng (upādhyāya), A-xà-lê (ācārya), đi đến chỗ Bồ-tát dạy xa lìa đạo Bồ-tát, dạy xa lìa Trí nhất thiết chủng, xa lìa bốn niệm xứ cho đến tám Thánh đạo phần, dạy xa lìa Bố thí ba-la-mật cho đến dạy xa lìa mười tám pháp không chung, dạy tu vào không, vô tướng, vô tác, nói rằng: Thiện nam tử! Ông tu niệm các pháp ấy sẽ chứng
* Trang 132 *
được Thanh-văn chứ dùng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác làm chi! Việc ma, tội ma như vậy lại không nói không dạy, nên biết đó là ác tri thức của Bồ-tát ma-ha-tát.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Ác ma hiện làm hình tượng cha mẹ đi đến chỗ Bồ-tát, nói với Bồ-tát rằng: Này con, con nên vì chứng quả Tu-đà-hoàn mà siêng tinh tấn, cho đến nên vì chứng quả A-la-hán mà siêng tinh tấn, chứ dùng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác làm chi! Mà cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, để phải chịu sống chết vô số kiếp, cắt tay cắt chân, chịu đủ các thống khổ! Việc ma, tội ma như vậy lại không nói không dạy, nên biết đó là ác tri thức của Bồ-tát ma-ha-tát.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Ác ma hiện làm hình tượng Tỳ-kheo đi đến chỗ Bồ-tát, nói với Bồ-tát rằng: Con mắt vô thường là pháp có thật, cho đến ý vô thường là pháp có thật; con mắt khổ, con mắt vô ngã, con mắt không, vô tướng, vô tác, tịch diệt, lìa là pháp có thể nói; cho đến ý cũng như vậy. Dùng pháp có sở đắc để nói bốn niệm xứ, cho đến dùng pháp có sở đắc để nói mười tám pháp không chung của Phật. Tu-bồ-đề! Việc ma, tội ma như vậy, lại không dạy không nói, nên biết đó là ác tri thức của Bồ-tát ma-ha-tát, biết rồi nên xa lánh.
* Trang 133 *
LUẬN: Trước lược nói không có phương tiện,[1] nay nói rộng không có phương tiện. Nghĩa là lìa tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng, tu hành Bát-nhã, được định tướng Bát-nhã ba-la-mật ấy, cho đến các Phật pháp cũng như vậy. Vì tự mình không có phương tiện lại được ác tri thức dạy vậy.
* Lại nữa, ác tri thức làm mất lợi ích lớn, đủ thứ phá hoại người, là nhân duyên của đại ác. Phật còn dùng nhiều nhân duyên nói rõ tướng ác tri thức.
Ác tri thức là dạy người xa lìa sáu Ba-la-mật, hoặc dạy xa lìa, không tin quả báo tội phước; hoặc vì chấp trước Bát-nhã ba-la-mật nói rằng các pháp rốt ráo không, ngươi làm sao tu? Hoặc tán thán Tiểu thừa, nói rằng ngươi chỉ tự lo thoát khỏi khổ già bệnh chết, chứ chúng sinh can dự chi việc ngươi! Có các nhân duyên như vậy dạy người xa lìa; ấy gọi là ác tri thức.
* Lại nữa, ác tri thức là không dạy cho đệ tử biết ma là giặc của Phật, ma là chủ cõi Dục, có thế lực lớn, thường ghét người hành đạo. Phật có oai lực lớn, nên ma không thể phá hoại, chỉ phá hoại được Bồ-tát nhỏ, cho đến hiện làm hình tượng Phật đi đến phá hoại Bồ-tát đang hành lục độ. Hoặc tán thán, khai mở, luận thuyết theo các kinh khác của Thanh-văn cần phải học. Hoặc hiện làm thân Phật đến nói với Bồ-tát rằng: Ông không thể làm Phật. Hoặc nói con mắt v.v... hết thảy các pháp không, dùng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác làm chi! Hoặc hiện làm thân Bích-chi Phật, hoặc nói nhân không của ba thừa trong mười phương thế giới, người
[1] Đại trí độ luận (Mahāprajñāpāramitā-śāstra-大智度論), quyển 43, phẩm hành tướng thứ 10, tr. 371b7-c10
* Trang 134 *
cầu Phật đạo, chỉ có tên suông, ông tại sao muốn làm Phật! Hoặc dạy khiến xa lìa ba mươi bảy phẩm đạo của Bồ-tát, khiến vào trong ba môn giải thoát của Thanh-văn, ông vào ba môn ấy thật tế chứng ngộ dứt hết các khổ, ông siêng tinh tấn để chứng được bốn quả, chứ dùng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác làm chi! Hoặc hiện làm Hòa thượng (upādhyāya), A-xà-lê (ācārya), cha mẹ (pitṛ-mātṛ) đi đến dạy khiến xa lìa Phật đạo, phải luống chịu cắt tay, chân, tai, mũi đem cho mới cầu được, nếu không cho thời phá hỏng ý nguyện cầu Phật đạo, nếu cho thời chịu đau khổ.
Hoặc có khi hiện làm A-la-hán, Tỳ-kheo mặc áo rách đi đến nói con mắt là không, vô thường, khổ; không, vô tướng, vô tác, tịch diệt, lìa cho đến các Phật pháp cũng như vậy. Chỉ nói theo lối có sở đắc thủ tướng, ức tưởng phân biệt. Vô lượng các việc ma như vậy, không dạy cho biết, ấy gọi là ác tri thức.
Xa lánh là vì ác tri thức không có lợi ích, như giặc nói lời dịu ngọt, đến thân cận mà hại người. Ác tri thức còn quá hơn thế, vì sao? Vì giặc chỉ làm hại thân trong một đời, còn ác tri thức thời đời đời hại người; giặc chỉ có thể hại mạng cướp của, còn ác tri thức thời hại tuệ mạng căn, cướp vô lượng báu Phật pháp, biết rồi, phải gấp rút cả thân tâm đều xa lánh.
____________
* Trang 135 *