Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục
GIẢI THÍCH: PHẨM XÁ-LỢI THỨ 37
(Kinh Đại Bát-nhã ghi: Phần 2, Phẩm Thiết Lợi La thứ 35)

 

KINH: Phật bảo Thích-đề-hoàn-nhơn: Kiều-thi-ca! Nếu xá-lợi (śārīra) Phật[1] đầy cõi Diêm-phù-đề làm một phần, lại có người viết quyển kinh Bát-nhã ba-la-mật làm một phần, trong hai phần ấy, ông lấy phần nào?
Thích-đề-hoàn-nhơn bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn! Nếu xá-lợi Phật đầy cõi Diêm-phù-đề làm một phần, quyển kinh Bát-nhã ba-la-mật làm một phần, trong hai phần ấy con thà lấy phần quyển kinh Bát-nhã ba-la-mật, vì sao? Bạch đức Thế Tôn! Con đối với xá-lợi Phật chẳng phải không cung kính, chẳng phải không tôn trọng, vì xá-lợi từ trong Bát-nhã ba-la-mật sinh, nhờ huân tu Bát-nhã ba-la-mật, nên xá-lợi ấy được cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán.[2]
Bấy giờ Xá-lợi-phất hỏi Thích-đề-hoàn-nhơn: Kiều-thi-ca! Bát-nhã ba-la-mật không thể lấy, không sắc, không hình, không đối, nhất tướng, tức

 


[1] T. 54: Phiên dịch danh nghĩa tập (翻譯名義集), quyển 5, tr. 1138b4-17: Xá-lợi  (Śārira): cũng gọi là Thực-lợi, thiết-lợi-la, thất-lợi-la. Tàu dịch linh cốt, di cốt. thông thường, chỉ cho di cốt của Phật, gọi là Phật cốt, Phật-xá- lợi, về sau cũng chỉ cho xương của vị Cao tăng còn lại sau khi thiêu; T. 16: Kim quang minh kinh (金光明經), quyển 4, Phẩm xả thân, tr. 354a14-16: Xá-lợi là thứ được hun đúc bằng sự tu hành giới, định, tuệ, là vật rất khó có được, đó là ruộng phúc trên hết;  T. 53: Pháp uyển châu lâm (法苑珠林), quyển 40, tr. 598c10-15: Xá-lợi là tiếng Phạn, Tàu dịch là thân cốt. Vì sợ nhầm lẫn giữa cốt của người phàm phu, nên vẫn giữ lại danh xưng Phạn bản (xá-lợi). Xá-lợi làm 3 loại: 1. Cốt xá-lợi : xá-lợi  xương, màu trắng. 2. Phật xá-lợi : Xá-lợi  tóc, màu đen. 3. Nhục xá-lợi : Xá-lợi  thịt, màu đỏ. Xá-lợi của Bồ-tát, La-hán cũng có ba. Xá-lợi của Phật không thể phá vỡ.
[2] T. 16: Kim quang minh kinh (Suvarṇaprabhāsa sūtra- 金光明經), quyển 4, tr. 354a6-9: Lúc bấy giờ Phật bảo tôn giả A-nan, ông có thể mở cửa tháp lấy xá-lợi ở trong đó mà chỉ cho đại chúng, xá-lợi này được xông vô lượng ba-la-mật công đức. Lúc bấy giờ tôn giả A-nan nghe phật dạy, tức liền đến chỗ tháp, lễ bái, cúng dường, mở cửa tháp , thấy trong tháp có cái hộp thất bảo, được trang sức bằng những trân bảo kỳ lạ. Tôn giả bạch đức Thế tôn, có cái hộp thất bảo, trang sức bằng các loại ngọc. Đức Thế tôn bảo hãy mở ra. Tôn giả tuân mệnh, mở ra, thì thấy có xá-lợi  trắng như bạch mã não, như tuyết, như sen trắng. Tôn giả bạch đức Thế tôn, trong hộp có xá-lợi , màu đẹp khác thường. Đức Thế tôn bảo hãy đem xá-lợi của đại sĩ lại đây. Tôn giả A nan đà liền lấy xá-lợi  ấy kính trao cho đức Thế tôn. Ngài cầm lấy mà bảo tất cả đại chúng, các vị hãy nhìn xá-lợi  của Bồ tát khổ hạnh. Tất cả đại chúng hãy cùng nhau kính lạy xá-lợi của Bồ tát. Xá-lợi  này được xông bởi vô lượng hương liệu giới định tuệ, là ruộng phước tối thượng, cực kỳ khó gặp. Lúc bấy giờ đại chúng nghe rồi, tâm đều hoan hỷ, liền từ chỗ ngồi đứng dạy, chắp tay, cung kính mà đảnh lễ xá-lợi  Đại sĩ; Suvarṇaprabhāsa sūtra: Atha bhagavānsahasrāracakracaraṇavilikhitatalena sthūlitanavakamalakomalena pāṇinā dharaṇītalaṁ jaghāna vyāhatamātreṇa ṣaḍvikāraṁ pṛthivī cacāla| maṇikena karajātavikṛtaṁ ca stūpaṁ tato’bhyujjagāma| atha bhagavānāyuṣmantamānandamāmantrayate sma| vighāṭayānandemaṁ stūpam| athāyuṣmānānando bhagavate pratikṣutya stūpaṁ vighaṭayāmāsa| sa tatra dadarśa kanakavisṛtamuktāsaṁchāditaṁ hiraṇyamayaṁ samudrakam| dṛṣṭvā ca bhagavantametadavocat| hiraṇyamayaṁ bhagavansamudrakaḥ samuddhṛtaḥ| bhagavānuvāca| saptaite samudrakānsarva uddhāṭanīyāḥ| tadoddhāṭayāmāsa| sa tatra dadarśa himakumudasadṛśānyasthīni| dṛṣṭvā ca bhagavantametadavocat| bhagavannasthīnyupalakṣyante| bhagavānāha| ānīyatāmānanda mahāpuruṣasyāsthīni ||

* Trang 680 *
device

là vô tướng, ông làm sao muốn chấp lấy, vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật ấy không vì chấp thủ nên xuất sinh, không vì xả bỏ nên xuất sinh, không vì tăng giảm, tụ tán, tổn ích, nhơ sạch nên xuất sinh (Kinh Đại Bát-nhã ghi: Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm, không thủ, không xả, không tăng, không giảm, không ích, không tổn, không cấu, không tịnh - ND). Bát-nhã ba-la-mật ấy không hợp cùng pháp chư Phật, không bỏ pháp phàm phu, không hợp cùng pháp Bích-chi Phật, pháp A-la-hán, pháp học, không bỏ pháp phàm phu; không hợp cùng tánh vô vi, không bỏ pháp hửu vi, không hợp cùng nội không cho đến vô pháp hữu pháp không, không hợp cùng bốn niệm xứ cho đến Trí nhất thiết chủng, không bỏ pháp phàm phu.
Thích-đề-hoàn-nhơn nói với Xá-lợi-phất: Như vậy, như vậy! Xá-lợi-phất! Nếu có người biết Bát-nhã ba-la-mật ấy không hợp cùng pháp chư Phật, không bỏ pháp phàm phu, cho đến không hợp cùng Trí nhất thiết chủng,[1] không bỏ pháp phàm phu, ấy là Bồ-tát ma-ha-tát hay thực hành Bát-nhã ba-la-mật, hay tu Bát-nhã ba-la-mật, vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật không hành theo tướng hai pháp, không có tướng hai pháp là Bát-nhã ba-la-mật, không có tướng hai pháp là Thiền ba-la-mật cho đến Thí ba-la-mật.
 

[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 21, tr. 375c21-25: Tu-bồ-đề thưa: Bạch đức Thế-tôn! Thế nào là tướng của trí nhất thiết chủng? Phật dạy: nhất tướng gọi là trí nhất thiết chủng, nghĩa là hết thảy pháp tướng tịch diệt. Lại nữa, tướng mạo của các pháp, danh tự hiển thị Phật biết như thật, vì thế gọi là trí nhất thiết chủng.; Đại trí độ luận (大智度論), quyển 84, tr. 649b16-23: Nhất thiết chủng trí là trí của Phật. trí Nhất thiết chủng là trí thông suốt không ngại đối với hết thảy pháp ba đời, biết rõ lớn nhỏ, tinh thô, không việc gì không biết. Phật tự nói nghĩa của Nhất thiết chủng, có hai tướng: Một là thông suốt thật tướng các pháp, là thường tịch diệt, như nước trong biển lớn, gió không thể lay động, vì nó sâu thẳm, sông mòi không khởi lên; trí Nhất thiết chủng cũng như vậy, gió hý luận không thể làm lay động; hai là đối hết thảy pháp có thể dùng danh tướng, văn tự, ngữ ngôn thông suốt rõ ràng vô ngại, bao nhiếp hai việc có không, nên gọi là trí Nhất thiết chủng.; Xem Đại trí độ luận, quyển 27, tr.  259a18-22; T. 45: Đại thừa huyền luận (大乘玄論), quyển 4, tr. 61b23-24. 

* Trang 681 *
device

Bấy giờ Phật tán thán Thích-đề-hoàn-nhơn: Lành thay, lành thay! Kiều-thi-ca! Như lời ông nói, Bát-nhã ba-la-mật không hành theo tướng hai pháp, không có tướng hai pháp là Bát-nhã ba-la-mật, không tướng có hai pháp là Thiền ba-la-mật cho đến Thí ba-la-mật.
Kiều-thi-ca! Nếu người muốn có được pháp tánh hai tướng là người muốn có được Bát-nhã ba-la-mật hai tướng, vì sao? Kiều-thi-ca! Vì pháp tánh và Bát-nhã không hai không khác, cho đến Thí ba la mật cũng như vậy. Nếu người muốn có được thật tế, pháp tánh, tánh bất khả tư nghì hai tướng, là người muốn có được Bát-nhã ba-la-mật hai tướng, vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật và tánh bất khả tư nghì không hai không khác (Kinh Đại Bát-nhã ghi : Nếu người muốn khiến Bát-nhã thậm thâm cho đến Thí ba-la-mật có hai tướng, là muốn khiến pháp giới, như như, pháp tánh, thật tế, bất tư nghì giới cũng có hai tướng, vì sao? Vì Bát-nhã thậm thâm cho đến Thí ba-la-mật, đều cùng với pháp giới cho đến bất tư nghì giới không hai không khác - ND).
 Thích-đề-hoàn-nhơn bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Hết thảy người thế gian và chư Thiên, A-tu-la nên lễ bái cúng dường Bát-nhã ba-la-mật, vì sao? Vì các Bồ-tát ma-ha-tát học Bát-nhã ba-la-mật mà chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

* Trang 682 *
device

Bạch đức Thế Tôn! Con thường ngồi trên nhà thiện pháp, nếu khi con không có ở trên tòa, thời các Thiên tử đến cúng dường con, làm lễ đi quanh chỗ con ngồi rồi đi trở lui. Các Thiên tử nghĩ rằng: Thích-đề-hoàn-nhơn ở tại chỗ này nói pháp cho các trời Ba mươi ba nghe như vậy. Bạch đức Thế Tôn! Ở chỗ có chép quyển kinh Bát-nhã ba-la-mật thọ trì, đọc tụng, vì nói cho người khác nên chỗ ấy chư thiên, rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lầu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già trong mười phương đều đến lễ bái Bát-nhã ba-la-mật, và cúng dường xong lui về, vì sao? Vì từ trong Bát-nhã ba-la-mật sinh ra chư Phật và tất cả dụng cụ vui thích của chúng sinh. Xá-lợi chư Phật cũng là nhân duyên trú xứ cho Trí nhất thiết chủng. Vì vậy, Bạch Thế Tôn! Trong hai phần ấy con lấy Bát-nhã ba-la-mật.
* Lại nữa, bạch đức Thế Tôn! Nếu con thọ trì, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật, tâm sâu vào trong pháp, khi ấy con không thấy tướng sợ hãi, vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì Bát-nhã ba-la-mật ấy không tướng, không mạo, không ngôn, không thuyết. Bạch đức Thế Tôn! Không tướng, không mạo, không ngôn, không thuyết là Bát-nhã ba-la-mật cho đến là Trí nhất thiết chủng.
Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật, nếu có tướng chẳng phải vô tướng, thời chư Phật không thể

* Trang 683 *
device

biết tất cả pháp không tướng, không mạo, không ngôn, không thuyết.
Bạch đức Thế Tôn! Vì Bát-nhã ba-la-mật thật là không tướng, không mạo, không ngôn, không thuyết nên chư Phật biết tất cả các pháp không tướng, không mạo, không ngôn, không thuyết, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; vì các đệ tử nói các pháp cũng không tướng, không mạo, không ngôn, không thuyết. Vì vậy, Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật ấy tất cả thế gian, trời, người, A tu-la đều nên cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán, hương hoa, anh lạc cho đến phan lọng.
* Lại nữa, bạch đức Thế Tôn! Nếu có người thọ trì Bát-nhã ba-la-mật, thân cận, đọc tụng, giảng nói, nhớ nghĩ đúng và viết chép, cúng dường hương hoa cho đến phan lọng, người ấy không đọa địa ngục, súc sinh, ngạ quỉ, không rơi vào địa vị Thanh văn, Bích-chi Phật, cho đến chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thường thấy chư Phật; người ấy từ một cõi Phật đến một cõi Phật, cúng dường chư Phật, cung kính, tôn trọng, tán thán, hương hoa cho đến phan lọng.
* Lại nữa, bạch đức Thế Tôn! Xá-lợi Phật đầy ba ngàn đại thiên thế giới làm một phần, quyển kinh Bát-nhã ba-la-mật làm một phần, trong hai 

* Trang 684 *
device

phần ấy, con lấy phần Bát-nhã ba-la-mật, vì sao? Bạch đức Thế Tôn! Vì từ Bát-nhã ba-la-mật ấy sinh xá-lợi chư Phật. Thế nên xá-lợi được cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán.[1] Thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy nhờ cúng dường, cung kính xá-lợi nên được thọ phước lạc ở cõi trời, cõi người, thường không bị đọa vào ba đường ác, được như sở nguyện, dần dần dùng pháp ba thừa vào Niết-bàn. Thế nên, bạch đức Thế Tôn! Hoặc có thấy Phật hiện tại, hoặc thấy quyển kinh Bát-nhã ba-la-mật, bằng nhau không khác, vì sao? Bạch đức Thế Tôn! Vì Bát-nhã ba-la-mật và Phật không hai không khác.
LUẬN:  Hỏi: Trên lấy việc dựng tháp bảy báu so sánh việc cúng dường Bát-nhã ba-la-mật, nghĩa đã đầy đủ, sao nay Phật còn đem xá-lợi và quyển kinh so sánh nhau?
Đáp: Trước nói tháp bảy báu[2] là trú xứ của xá-lợi, nay chỉ nói rõ xá-lợi so với quyển kinh. Xá-lợi tuy không bằng Bát-nhã, song đầy cõi Diêm-phù-đề, còn Bát-nhã thâm diệu, nên chỉ nêu quyển kinh.
* Lại nữa, người xuất gia phần nhiều tham trí tuệ, vì trí tuệ là nhân duyên giải thoát, còn người tại gia phần nhiều tham phước đức, vì phước đức là nhân duyên vui; người xuất gia phần nhiều tham vật do ý thức biết, còn người tại gia phần nhiều tham vật do năm thức biết. Thích-đề-hoàn-nhơn đã được quả báo phước lạc rất lớn, rất là tôn thắng giữa người tại
 

[1] Tục tạng 46: Đại trí độ luận sớ (大智度論疏), quyển 21, tr. 876b12-15.
[2] Xem Đại trí độ luận, quyển 57

* Trang 685 *
device

gia, vì vậy nên Phật hỏi Thích-đề-hoàn-nhơn. Thích-đề-hoàn-nhơn thưa: Trong hai phần ấy, con lấy phần quyển kinh Bát-nhã ba-la-mật. Trong đây tự nói nhân duyên: Bạch đức Thế Tôn! Con không dám khinh mạn không cung kính xá-lợi. Con biết cúng dường xá-lợi bằng hạt cải được công đức vô lượng vô biên, cho đến khi thành Phật, công đức không cùng tận, huống gì cúng dường xá-lợi đầy cõi Diêm-phù-đề!
Bạch đức Thế Tôn! Bồ-tát thọ thân bèn có xá-lợi, người không xem quí; khi được thành Phật, xá-lợi do Bát-nhã huân tu, nên người đều cung kính, tôn trọng, cúng dường. Vì vậy nên trong hai phần, con lấy phần thắng.
Hỏi: Xá-lợi-phất đã biết Thích-đề-hoàn-nhơn do vì thế đế nên nói lấy Bát-nhã ba-la-mật, cớ sao còn nạn hỏi?
Đáp: Thích-đề-hoàn-nhơn vì tại gia bị phiền não trói buộc, năm dục che lấp, mà nói được Bát-nhã ba-la-mật, việc ấy hy hữu! Vì vậy Xá-lợi-phất gạn hỏi, muốn Thích-đề-hoàn-nhơn trở lại hỏi thâm nghĩa của Phật, cho nên nạn hỏi. Thích-đề-hoàn-nhơn thuận theo ý Xá-lợi-phất, đáp rằng “như vậy”. Ý của Thích-đề-hoàn-nhơn là đối với hết thảy pháp không có hai tướng, không cho xá-lợi Phật là nhỏ, không cho Bát-nhã ba-la-mật là lớn. Bát-nhã ba-la-mật không có tướng hai, tướng phân biệt, mà vì lợi ích cho hàng Bồ-tát mới phát tâm nên theo thế đế nói Bát-nhã ba-la-mật như vậy... làm cho tâm chúng sinh không hai không phân biệt. Vì lợi ích ấy, nên con lấy Bát-nhã.

* Trang 686 *
device

Khi ấy, Phật tán thán Thích-đề-hoàn-nhơn: Lành thay, lành thay! Vì có thể phân biệt các pháp và có thể khéo nói tướng Bát-nhã, là tướng không hai, cho nên tán thán.
Trong đây Phật tự nói thí dụ: Nếu người muốn phân biệt pháp tánh, thật tế làm hai phần là người ấy muốn phân biệt Bát-nhã ba-la-mật làm hai phần.
Đế-thích tự nói Bát-nhã, lại nghe Phật lặp lại, tâm ông thanh tịnh, tin sâu hoan hỷ, nói: Hết thảy thế gian nên lễ kính. Thích-đề-hoàn-nhơn tự nói nhân duyên: Tất cả Bồ-tát học Bát-nhã ấy, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Lại trong đây lấy thân mình để ví dụ. Thân mình ví dụ Phật, quyển kinh Bát-nhã ví dụ chỗ ngồi.  Có người nói: Thân mình ví dụ Bát-nhã, chỗ ngồi ví dụ xá-lợi.
Thế nên trong hai phần, con lấy phần quyển kinh Bát-nhã.
* Lại nữa, bạch đức Thế Tôn! Con nếu thọ trì đọc tụng Bát-nhã, khi ấy cho đến không thấy có dấu hiệu sợ hãi, huống gì sợ hãi thật, vì cớ sao? Vì hết thảy pháp không tướng, không ngôn, không thuyết. Bát-nhã ba-la-mật hay khiến người tu ngộ được pháp vô tướng ấy, cho nên không sợ.
Người thọ trì cúng dường Bát-nhã không bị rơi vào ba đường ác và ba thừa, đời đời không lìa chư Phật, thường cúng dường mười phương chư Phật. Thế nên đối với Bát-nhã ba-la-mật, hết thảy thế gian nên cúng dường.
* Lại nữa, Phật mở đầu bằng lấy xá-lợi Phật đầy cõi Diêm-phù-đề, Đế-thích rõ hai việc hơn thua, vì hết thảy

* Trang 687 *
device

chúng sinh nên tăng rộng xá-lợi đến ba ngàn đại thiên thế giới. Trong đây tự nói nhân duyên: Thấy Bát-nhã ba-la-mật cùng với thấy Phật ngang nhau không khác.
KINH: Lại nữa, bạch đức Thế Tôn! Như Phật ở đời thị hiện ba việc[1] (Đản sinh, Thành đạo, Nhập Niết-bàn - ND) và nói mười hai bộ Kinh (dvādaśāṅga-buddha-vacana), từ Tu-đa-la, Kỳ-dạ cho đến Ưu-ba-đề-xá.[2] Lại có thiện nam tử, thiện nữ nhân thọ trì, đọc tụng, giảng nói Bát-nhã ba-la-mật, hai việc ấy bằng nhau không khác, vì sao? Bạch đức Thế Tôn! Vì từ trong Bát-nhã ba-la-mật ấy xuất sinh ba việc thị hiện và mười hai bộ Kinh, từ Tu-đa-la cho đến Ưu-ba-đề-xá.
* Lại nữa, bạch đức Thế Tôn! Mười phương chư Phật ở đời thị hiện ba việc, nói mười hai bộ Kinh từ Tu-đa-la cho đến Ưu-ba-đề-xá. Lại có thiện nam tử, thiện nữ nhân, thọ trì Bát-nhã ba-la-mật, vì người khác nói, hai việc ấy bằng nhau không khác, vì sao? Vì từ trong Bát-nhã ba-la-mật xuất sinh chư Phật và mười hai bộ Kinh, từ Tu-đa-la cho đến Ưu-ba-đề-xá.
* Lại nữa, bạch đức Thế Tôn! Nếu có người cúng dường chư Phật trong mười phương thế giới như số cát sông Hằng cung kính, tôn trọng, tán thán, hương hoa, cho đến phan lọng. Lại có người chép quyển kinh Bát-nhã ba-la-mật cung kính, tôn
 

[1] Thị hiện ba việc: tham khảo T. 1: Trường a hàm kinh (長阿含), quyển 1, Đại bản kinh (大本經), tr.  9c1-3: Như-lai lại dùng ba việc thị hiện: 1. thần túc, 2. quán tâm của người khác, 3. Giáo giới; liền được vô lậu, tâm giải thoát, trí sanh tử vô ngại; Tục tạng 46, Đại trí độ luận sớ (大智度論疏), quyển 21, tr.  876c17-19: Thị hiện ba việc: tức là thần thông, thuyết pháp, biết tâm của người khác v.v… cũng gọi là thị hiện ba nghiệp làm lợi ích chúng sanh, cũng gọi ba mật, ba luân; T. 9: Đại phương quản phật hoa nghiêm kinh (大方廣佛華嚴經), quyển 42, tr.  66b15-667a1; T. 34: Pháp hoa huyền luận (法華玄論), quyển 1, 2 và 7.
[2] Đại trí độ luận, quyển 33. 

* Trang 688 *
device

trọng, tán thán, hương hoa, cho đến phan lọng, phước kia bằng nhau, vì mười phương chư Phật đều từ trong Bát-nhã ba-la-mật xuất sinh.
* Lại nữa, bạch đức Thế Tôn! Thiện nam tử, thiện nữ nhân nghe Bát-nhã ba-la-mật ấy, thọ trì, đọc tụng nhớ nghĩ đúng và vì người khác nói, người ấy không đọa địa ngục, súc sinh, ngạ quỉ, cũng không rơi vào địa vị Thanh văn, Bích-chi Phật, vì sao? Vì nên biết thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy chính ở địa vị bất thối. Bát-nhã ba-la-mật ấy xa lìa tất cả khổ não suy bệnh.
* Lại nữa, bạch đức Thế Tôn! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân chép quyển kinh Bát-nhã ba-la-mật, thọ trì, thân cận, cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán, người ấy lìa hết các sợ hãi.
Bạch đức Thế Tôn! Thí như người mắc nợ thân cận với quốc vương, cung cấp hai bên, chủ nợ lại trở lại cúng dường cung kính người ấy, người ấy không còn sợ hãi, vì sao? Bạch đức Thế Tôn! Vì người dựa kề nơi vua, nương cậy người có thế lực. Như vậy, bạch đức Thế Tôn! Xá-lợi chư Phật nhờ Bát-nhã ba-la-mật huân tu, nên được cúng dường cung kính.
Bạch đức Thế Tôn! Nên biết Bát-nhã ba-la-mật như vua, xá-lợi như người mắc nợ; người mắc nợ

* Trang 689 *
device

dựa vua nên được cúng dường. Xá-lợi cũng dựa Bát-nhã ba-la-mật huân tu nên được cúng dường.
Bạch đức Thế Tôn! Nên biết Trí nhất thiết chủng của chư Phật cũng do Bát-nhã ba-la-mật huân tu nên được thành tựu. Vì thế, bạch đức Thế Tôn! Trong hai phần, con lấy phần Bát-nhã ba-la-mật, vì sao? Bạch đức Thế Tôn! Vì từ trong Bát-nhã ba-la-mật xuất sinh 32 tướng, xá-lợi chư Phật cũng từ trong Bát-nhã ba-la-mật xuất sinh Phật mười lực, bốn điều không sợ, bốn trí vô ngại, mười tám pháp không chung, đại từ đại bi.
Bạch đức Thế Tôn! Từ trong Bát-nhã ba-la-mật xuất sinh năm Ba la mật kia làm cho được danh tự là Ba-la-mật, từ trong Bát-nhã ba-la-mật xuất sinh Trí nhất thiết chủng của chư Phật.
* Lại nữa, bạch đức Thế Tôn! Ở trong ba ngàn đại thiên thế giới nếu có người thọ trì, cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán Bát-nhã ba-la-mật thì ở chỗ ấy, hoặc người hoặc chẳng phải người, không thể tìm được chỗ tiện lợi để phá. Người ấy dần dần được vào Niết-bàn.
Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật có lợi ích lớn như vậy, có thể ở trong ba ngàn đại thiên thế giới làm Phật sự.
Bạch đức Thế Tôn! Ở trú xứ nào có Bát-nhã

* Trang 690 *
device

ba-la-mật thời ở đó là có Phật.
Bạch đức Thế Tôn ! Thí như ở trú xứ có ngọc ma-ni vô giá, các phi nhân không tìm được chỗ tiện lợi để phá. Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân có bệnh nhiệt, lấy ngọc ấy đeo trên mình, bệnh nhiệt liền hết, nếu có bệnh gió, bệnh lạnh, bệnh lẫn lộn cả nóng gió lạnh, lấy ngọc ấy đeo trên mình, bệnh đều trừ hết. Nếu trong chỗ tối, ngọc ấy có thể soi sáng, khi nóng có thể làm mát, khi lạnh có thể làm ấm, chỗ có ngọc không lạnh không nóng, thời tiết thuận hòa, chỗ ấy cũng không có các thứ độc khác. Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân bị rắn độc cắn, lấy ngọc chỉ cho thấy, độc liền tiêu mất.
* Lại nữa, bạch đức Thế Tôn! Nếu nam tử, nữ nhân đau mắt, đau da, mù lòa, lấy ngọc chỉ cho thấy, liền trừ diệt; nếu có ghẻ lác, phù thủng, lấy ngọc đeo trên mình, bệnh liền hết.
* Lại nữa, bạch đức Thế Tôn! Ngọc ma ni ấy ở trong nước, nước theo ma ni thành một màu, nếu lấy vật màu xanh gói lại để trong nước, màu nước thành xanh, nếu lấy vật màu vàng, đỏ, trắng, hồng, hồ thủy bọc lại để trong nước, nước liền theo đó thành màu vàng, đỏ, trắng, hồng, hồ thủy. Lấy vật có các màu như vậy gói ngọc để trong nước, nước liền theo đó thành các màu. 

* Trang 691 *
device

Bạch đức Thế Tôn! Nếu nước đục, lấy ngọc để vào nước liền trong, ngọc ấy có đức tánh như vậy.
Bấy giờ, A-nan hỏi Thích-đề-hoàn-nhơn: Kiều-thi-ca! Ngọc ma ni ấy là báu trên trời, hay là báu cõi Diêm-phù-đề?
Thích-đề-hoàn-nhơn thưa với A-nan: Đó là báu trên trời, người cõi Diêm-phù-đề cũng có báu ấy, nhưng vì công đức ít nên không đầy đủ, còn báu trên trời trong sạch, nhẹ đẹp, không thể lấy thí dụ so được.
* Lại nữa, bạch đức Thế Tôn! Ngọc ma ni ấy nếu để trong hòm, khi lấy ngọc ra, công năng nó xông ướp hòm nên người ta đều yêu kính.
Như vậy, Bạch đức Thế Tôn! Ở trú xứ có chép quyển kinh Bát-nhã ba-la-mật thời chỗ ấy không sợ các sự não hại, cũng như chỗ có đeo ngọc ma ni, thời không có các nạn.
Bạch đức Thế Tôn! Sau khi Phật Niết-bàn, xá-lợi được cúng dường đều do năng lực của Bát-nhã ba-la-mật, Thiền ba-la-mật cho đến Thí ba la mật; do năng lực công đức của nội không cho đến vô pháp hữu pháp không, bốn niệm xứ cho đến mười tám pháp không chung, Nhất thiết trí, pháp tướng, pháp trụ, pháp vị, pháp tánh, thật tế, bất khả tư nghì tánh, Trí nhất thiết chủng.

* Trang 692 *
device

Thiện nam tử, thiện nữ nhân nghĩ rằng: Xá-lợi Phật ấy là trú xứ của các công đức chư Phật, như Nhất thiết trí, Trí nhất thiết chủng, đại từ đại bi, dứt hết thảy kiết sử và tập khí, thường hành xả, pháp không sai lầm v.v... Do vậy nên xá-lợi được cúng dường.
Bạch đức Thế Tôn! Xá-lợi là trú xứ của Ba-la-mật, các báu công đức là trú xứ của Ba-la-mật không nhơ không sạch, là trú xứ của Ba-la-mật chẳng sinh chẳng diệt, Ba-la-mật chẳng vào chẳng ra, Ba-la- mật chẳng tăng chẳng giảm, Ba-la-mật chẳng đến chẳng đi chẳng ở. Xá-lợi Phật ấy là trú xứ Ba-la-mật các pháp tướng, do Ba-la-mật các pháp ấy huân tu nên xá-lợi được cúng dường.
* Lại nữa, Bạch đức Thế Tôn! Không kể xá-lợi đầy ba ngàn đại thiên thế giới, mà xá-lợi đầy cả thế giới như cát sông Hằng làm một phần, có người chép quyển kinh Bát-nhã ba-la-mật làm một phần, trong hai phần ấy, con lấy phần Bát-nhã ba-la-mật, vì sao? Vì từ trong Bát-nhã ba-la-mật ấy xuất sinh xá-lợi Phật, do Bát-nhã ba-la-mật ấy huân tu nên xá-lợi được cúng dường.
Bạch đức Thế Tôn! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân cúng dường xá-lợi, cung kính, tôn trọng, tán thán, quả báo công đức kia không có ngằn mé, hưởng thọ phước lạc cõi trời cõi người, đó là dòng

* Trang 693 *
device

lớn Sát-lợi, dòng lớn Bà-la-môn, đại gia cư sĩ, chỗ trời Tứ thiên vương, cho đến phước lạc trong cõi trời Tha hóa tự tại cũng do nhân duyên phước đức ấy nên sẽ được hết khổ. Nếu thọ Bát-nhã ba-la-mật này, đọc tụng, giảng nói, nhớ nghĩ đúng thì người ấy có thể đầy đủ Thiền ba-la-mật cho đến Thí ba-la-mật, có thể đầy đủ bốn niệm xứ cho đến mười tám pháp không chung, vượt qua địa vị Thanh-văn, Bích-chi Phật, trú địa vị Bồ-tát; trú địa vị Bồ-tát vị rồi, được thần thông Bồ-tát, từ một cõi Phật đến một cõi Phật. Vị Bồ-tát ấy vì chúng sinh mà thọ thân tùy chỗ thích ứng, thành tựu chúng sinh, hoặc làm Chuyển luân Thánh vương, hoặc sinh dòng lớn Sát-lợi, hoặc sinh dòng lớn Bà-la-môn, để thành tựu chúng sinh. Vì vậy, Bạch đức Thế Tôn! Con không phải vì khinh mạn không cung kính mà không lấy phần xá-lợi, vì thiện nam tử, thiện nữ nhân cúng dường Bát-nhã ba-la-mật tức là cúng dường xá-lợi.
Lại nữa, Bạch đức Thế Tôn! Có người muốn thấy pháp thân, sắc thân Phật hiện tại trong mười phương vô lượng vô số thế giới, người ấy nên nghe, thọ trì Bát-nhã ba-la-mật, đọc tụng, nhớ nghĩ đúng, vì người khác nói rộng. Như vậy, thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy sẽ thấy pháp thân, sắc thân Phật hiện tại trong mười phương vô lượng vô số thế giới. Thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy hành Bát-nhã ba-la-

* Trang 694 *
device

mật cũng nên dùng pháp tướng tu Niệm Phật Tam-muội.
* Lại nữa, thiện nam tử, thiện nữ nhân muốn thấy chư Phật hiện tại hãy nên thọ Bát-nhã ba-la-mật ấy, cho đến nhớ nghĩ đúng.

LUẬN: Lại nữa, Phật trú ba sự thị hiện, thuyết mười hai bộ Kinh.
Hỏi: Trong tất cả người thuyết pháp, không ai bằng Phật, Phật nói mười hai bộ Kinh đầy đủ tất cả, tại sao thiện nam tử chỉ thọ trì Bát-nhã ba-la-mật mà lại bằng với Phật không khác?
Đáp: Trong đây Phật muốn xưng tán Bát-nhã là lớn. Trong mười hai bộ Kinh, Bát-nhã là tối thắng, vì sao? Vì nói Bát-nhã ba-la-mật ấy thì có nhiều người phát tâm Bồ-tát. Còn khi nói mười hai bộ Kinh thì phát tâm ba thừa lẫn lộn. Không lấy công đức Bồ-tát sánh với vô lượng thân Phật, vì đây nói pháp thân. Bồ-tát chỉ nói Bát-nhã, khuyến dẫn Đại thừa; Phật nói lẫn lộn, khuyến dẫn ba thừa, cho nên bằng nhau không khác.
* Lại nữa, ba sự thị hiện và nói mười hai bộ Kinh, căn bản là Bát-nhã ba-la-mật. Cúng dường chư Phật mười phương như số cát sông Hằng, hoặc lại có người cúng quyển kinh Bát-nhã cũng bằng nhau không khác.
Trong đây Phật tự nói Bát-nhã sở dĩ có nhân duyên phước đức thù thắng là vì Bát-nhã phá được hết thảy khổ não,

* Trang 695 *
device

suy bệnh, sợ hãi; như người mắc nợ dựa vào vua. Vua ví dụ Bát-nhã, người mắc nợ ví dụ xá-lợi. Xá-lợi là do nghiệp nhân duyên đời trước tạo thành. Trong nhân duyên phải đền trả đối xứng, song do có Bát-nhã ba-la-mật huân tu, nên sự đền trả đối xứng theo nhân duyên đời trước và sự đói khát lạnh nóng không xâm hại được, trái lại được cõi trời cõi người cúng dường, như người mắc nợ, dựa vào vua, trở lại được chủ nợ tôn kính. Trước kia nói không có các suy não và sợ hãi để nói rõ bên trong, nay nói ngọc ma ni thì người và chẳng phải người không tìm được chỗ dễ để nói rõ bên ngoài.
Người ấy do cúng dường Bát-nhã ba-la-mật nên hoặc đời nay hoặc đời sau, hoặc thân suy tâm bệnh đều trừ hết, các việc thiện nguyện tùy ý cho hết. Được báu Bát-nhã ba-la-mật, không có các sợ hãi, không bị thiếu hụt, thí như có châu báu vô giá, muốn gì được nấy.
Hỏi: Ngọc báu ma ni là thứ báu gì trong các thứ pha lê, vàng bạc, xa cừ, mã não, lưu ly, san hô, hổ phách và kim cương?
Đáp: Có người nói: Ngọc báu ấy từ trong não rồng chúa xuất sinh, người có được ngọc ấy, chất độc không thể hại, vào lửa không cháy, có công đức như vậy.
Có người nói: Đó là Kim cương của Đế-thích cầm dùng khi chiến đấu với A-tu-la, bị vỡ nát rơi đến cõi Diêm-phù-đề.
Có người nói: Xá-lợi Phật từ quá khứ lâu xa, khi chánh pháp diệt tận, thì xá-lợi biến thành ngọc ấy, để lợi ích chúng sinh.

* Trang 696 *
device

Có người nói: Do chúng sinh có phước đức nhân duyên, nên tự nhiên có ngọc ấy; thí như vì nhân duyên tội nặng nên trong địa ngục tự nhiên có đồ trị tội. Ngọc báu này tên như ý, không có màu sắc nhất định, trong suốt nhẹ đẹp, đồ vật của bốn châu thiên hạ đều được chiếu sáng. Nghĩa ngọc như ý, như trước đã nói.[1]
 Báu này thường sinh ra tất cả vật báu như y phục, ẩm thực đều theo ý muốn cấp cho đủ cả, cũng trừ được các suy não bệnh khổ.
Ngọc báu này có hai thứ: Có thứ báu như ý ở trên trời, có thứ báu như ý ở cõi người. Chư thiên phước đức dày nên ngọc có công năng đầy đủ, người phước đức mỏng nên ngọc có công năng không đầy đủ. Ngọc này để trong phòng xá, rương hòm, chỗ ấy cũng có oai đức. Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy, như ngọc báu như ý, có thể cho người tại gia phước lạc đời này, tùy ý mong muốn; Bát-nhã ba-la-mật có thể cho người xuất gia cái vui giải thoát ba thừa; tùy ý mong cầu. Chỗ có ngọc báu như ý, kẻ phi nhân không thể tìm được chỗ tiện lợi, Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy, tâm hành giả tương ưng với Bát-nhã, thời tà ác La-sát không thể lọt vào tâm kia làm trở hoại ý đạo, cướp mạng sống trí tuệ.
* Lại nữa, chỗ có Bát-nhã, ma hoặc ma dân, địa thần, dạ-xoa các ác quỷ, không thể tìm được chỗ tiện lợi. Ngọc như ý trừ được 404 bệnh, bốn bệnh căn bản là phong, nhiệt, lạnh và hổn hợp. Bát-nhã ba-la-mật cũng trừ được 84.000 bệnh, bốn bệnh căn bản là tham, sân, si, đẳng phần (gồm cả tham, sân, si - ND). Phần bệnh dâm dục có 21.000, phần bệnh sân
 

[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 10, 12.

* Trang 697 *
device

nhuế có 21.000, phần bệnh ngu si có 21.000, phần bệnh đẳng phần có 21.000. Lấy bất tịnh quán trừ tham dục, lấy từ bi tâm trừ sân nhuế, lấy nhân duyên quán trừ ngu si, chung ba thứ thuốc trên hoặc quán bất tịnh, hoặc quán từ bi, hoặc quán nhân duyên trừ bệnh đẳng phần.
Như ngọc báu trừ được hắc ám, Bát-nhã cũng như vậy, trừ được hắc ám ba cõi. Như ngọc báu trừ được nhiệt, Bát-nhã cũng như vậy, trừ được nhiệt dâm dục, sân nhuế. Như ngọc báu trừ được lạnh, Bát-nhã cũng như vậy, trừ được lạnh vô minh, bất tín, bất kính, giải đãi. Mặt trời mặt trăng đều do các báu thành, mặt trời làm nóng, mặt trăng làm lạnh, tuy đều có lợi ích cho chúng sinh, song vì không thể gồm hết nên không gọi là như ý. Chỗ có ngọc báu, các rắn độc trùng dữ không thể làm hại, Bát-nhã cũng như vậy, độc tham dục không thể làm bệnh. Nếu có người bị rắn độc cắn, cầm ngọc báu này chỉ cho xem, liền lành độc, nếu người bị độc tham dục cắn, gặp được Bát-nhã ba-la-mật, độc tham giận liền tiêu, như Nan-đà, Ương-quật Lê-ma-la v.v... Người có mắt đau, mù lòa, lấy ngọc báu chỉ cho xem liền lành bệnh ; Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy, có người vì vô minh, nghi ngờ, hối hận, điên đảo tà kiến phá mắt tuệ, gặp được Bát-nhã liền được sáng mắt. Như người bị ghẻ lỡ, ung thư, phù thủng, lấy ngọc báu chỉ cho liền hết bệnh, Bát-nhã cũng như vậy, năm tội nghịch phong lác, gặp được Bát-nhã liền tiêu. Như lấy vật có các màu sắc gói ngọc để vào trong nước, nước tùy theo đó biến thành một màu. Bát-nhã cũng như vậy, hành giả được thế lực 

* Trang 698 *
device

Bát-nhã, thời tâm mềm dịu, không đắm trước gì, tùy theo năm căn tín v.v..., cũng tùy theo bốn thiền, bốn tâm vô lượng, tám bội xả, tám thắng xứ, và mười nhất thiết nhập.
* Lại nữa, tùy theo học khắp Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi Phật, không có gì trái nghịch.
Sắc thứ sáu là sắc hồ thủy là sắc hư không, hành giả có được Bát-nhã quán các pháp không, tâm cũng theo đó mà không chấp trước. Như vậy, vào hết thảy các pháp, đều tùy thuận không chướng ngại. Như nước hỗn trược, tạp sắc nhơ nhớp, lấy ngọc để vào, đều trở nên thanh tịnh một màu. Bát-nhã cũng như vậy, người có các phiền não, tà kiến, hý luận, khuấy tâm hỗn trược, có được Bát-nhã thời trong sạch một màu. Như ngọc như ý có vô lượng công đức, công đức Bát-nhã cũng như vậy.
Nay sẽ nói tướng công đức riêng Bát-nhã. Ngọc như ý ấy chỉ trừ được ác quỷ, không thể phá thiên ma, Bát-nhã trừ được cả hai. Ngọc chỉ trị được thân bệnh, Bát-nhã trị được cả thân bệnh, tâm bệnh. Ngọc chỉ trừ được bệnh người mà thần trị được, còn Bát-nhã thì trị được tất cả bệnh mà người rồng và quỷ thần không trị được; ngọc chỉ trị được bệnh đời đời từng trị, còn Bát-nhã trị được bệnh từ đời vô thỉ lại chưa từng trị được. Có các sai biệt như vậy, ngọc soi được chỗ đêm tối có để nó, còn Bát-nhã soi được tất cả chỗ tối vô minh tương ưng với phiền não và vô minh bất cọng[1] (tức vô minh độc lập, không tương với phiền não - ND), và tất cả sự ngu si hắc ám không hiểu rõ các pháp. Ngọc chỉ phá được nóng tại chỗ ở,
 

[1] Vô minh bất cọng (Vô minh không chung): Đối lại với vô minh tương ưng (Vô minh ứng nhau). Cũng gọi là độc vô minh (vô minh riêng một mình). Tức loại vô minh, khi khởi động, không tương ưng với các phiền não căn bản như tham, sân, ….mà khởi động riêng một mình. Tông câu xá gọi loại vô minh khởi động không tương ưng với mười tùy miên tham, sân…là vô minh bất cọng. Tông duy thức lại chia vô minh bất cọng làm hai: (1) Hằng hành bất cọng vô minh: tức vô minh tương ưng với thức mạt na thứ bảy. Loại vô minh này trong tất cả phàm phu, từ vô thuỷ đến nay, nối nhau không dứt, cùng tương ưng với ba phiền não là ngã kiến, ngã ái và ngã mạn, có khả năng ngăn ngại chân nghĩa trí. (2) Độc hành bất cọng vô minh: chỉ cho vô minh tương ứng với thức thứ sáu, nhưng không tương ứng với các phiền não căn bản tham, sân… mà đi môt mình (độc hành). Độc hành bất cọng vô minh lại nương với các tùy phiền não phẩn, hận ….mà có cùng khởi, không cùng khởi khác nhau. loại không cùng khởi vời các tùy phiền não, gọi là Chủ độc hành bất cọng vô minh. Trái lại, khi cùng khởi với các tùy phiền não, thì gọi là Phi chủ độc hành bất cọng vô minh.; T. 29: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (阿毘達磨俱舍論), quyển 19, Phân biệt tùy miên phẩm 5 (分別隨眠品), tr. 101c2-7; T. 28: Nhập A-tỳ-đạt-ma luận (入阿毘達磨論), quyển 1, tr. 983c20-a3; T. 28: A-tỳ-đàm tâm luận (阿毘曇心論), quyển 2, Sử phẩm 4 (使品4), tr. 816a27-b4; T. 30: Du già sư địa luận (瑜伽師地論), quyển 63, tr. 651c15-18; T. 31: Thành duy thức luận (成唯識論), quyển 5, tr. 24c29-25a5; T. 31: Nhiếp đại thừa luận (攝大乘論釋), quyển 1, tr. 325c24-26; T. 53: Pháp uyển châu lâm (法苑珠林), quyển 72, tr. 835b23-c4; T. 31: Đại thừa A-tỳ-đạt-ma tập luận (大乘阿毘達磨集論), quyển 4, đế phẩm 1 (諦品1), tr. 676b16-23 Tương ưng là gì? Nghĩa là tham không tương ưng với sân. Sân và nghi cũng như vậy, ngoài ra đều tương ưng. Như tham và sân cũng vậy. nghĩa là sân không tương ưng với tham, mạn, kiến. Mạn không tương ưng với sân, nghi. Vô minh có hai thứ: (1) Vô minh tương ưng với tất cả phiền não. (2) vô minh bất cọng. Vô minh bất cọng, nghĩa là đối với đế vô trí thấy không tương ưng với sân, nghi. Nghi không tương ưng với tham, mạn, kiến. Tùy phiền não: phẩn v.v…   lại không tương ưng lẫn nhau. Vô tàm, vô qúy đối với trong tất cả phẩm bất thiện hằng cọng tương ưng. Hôn trầm, trạo cử, bất tín, giải đãi, phóng dật đối với trong tất cả nhiễm ô phẩm hằng cọng tương ưng.
Saṁprayogaḥ katamaḥ| rāgaḥ pratighena na saṁprayujyate| pratighavadvicikitsayāpi na saṁprayujyate| śiṣṭeṣu saṁprayogo labhyate|| yathā rāgastathā pratigho'pi draṣṭavyaḥ|| pratigho rāgeṇa mānena dṛṣṭyā ca na saṁprayujyate|| mānaḥ pratighena vicikitsayā ca na saṁprayujyate|| avidyā dvividhā| sarvakleśasaṁprayuktā avidyā| asāmānyā avidyā| asāmānya avidyā katamā| satyeṣvajñānam|| dṛṣṭiḥ pratighena vicikitsayā ca na saṁprayujyate|| krodhādaya upakleśā anyo'nyaṁ na saṁprayujyante|| āhrīkyamanapatrāpyaṁ ca sarvatrākuśale sāmānyena saṁprayujyete|| styānamauddhatyamāśraddhyaṁ kausīdyaṁ pramādaśca sarvatra kliṣṭe saṁprayujyate||
tối thượng, cực kỳ khó gặp. Lúc bấy giờ đại chúng nghe rồi, tâm đều hoan hỷ, liền từ chỗ ngồi đứng dạy, chắp tay, cung kính mà đảnh lễ xá-lợi  Đại sĩ; Suvarṇaprabhāsa sūtra: Atha bhagavānsahasrāracakracaraṇavilikhitatalena sthūlitanavakamalakomalena pāṇinā dharaṇītalaṁ jaghāna vyāhatamātreṇa ṣaḍvikāraṁ pṛthivī cacāla| maṇikena karajātavikṛtaṁ ca stūpaṁ tato’bhyujjagāma| atha bhagavānāyuṣmantamānandamāmantrayate sma| vighāṭayānandemaṁ stūpam| athāyuṣmānānando bhagavate pratikṣutya stūpaṁ vighaṭayāmāsa| sa tatra dadarśa kanakavisṛtamuktāsaṁchāditaṁ hiraṇyamayaṁ samudrakam| dṛṣṭvā ca bhagavantametadavocat| hiraṇyamayaṁ bhagavansamudrakaḥ samuddhṛtaḥ| bhagavānuvāca| saptaite samudrakānsarva uddhāṭanīyāḥ| tadoddhāṭayāmāsa| sa tatra dadarśa himakumudasadṛśānyasthīni| dṛṣṭvā ca bhagavantametadavocat| bhagavannasthīnyupalakṣyante| bhagavānāha| ānīyatāmānanda mahāpuruṣasyāsthīni ||

* Trang 699 *
device

không phá được nóng tại các chỗ khác, còn sức Bát-nhã cho đến ngọn lửa lớn đốt cháy vô lượng thế giới lúc kiếp tận, thổi một hơi là tắt hết, huống gì một chỗ nóng! Ngọc chỉ phá được lửa hình chất, sức nóng mặt trời, còn Bát-nhã trừ được sức nóng của tâm có ba độc ; ngọc chỉ trừ được gió mưa, tuyết lạnh, còn Bát-nhã trừ được khí lạnh của tâm bất tín, bất kính, giải đãi của chúng sinh trong mười phương vô lượng thế giới; ngọc chỉ trừ được nọc độc bên ngoài, không thể trừ được rắn độc bốn đại, còn Bát-nhã trừ được hoàn toàn cả hai thứ độc ấy; ngọc không thể trị độc tà kiến, còn Bát-nhã trị được; ngọc trị được mắt thịt, còn Bát-nhã trị được mắt tuệ; ngọc trị được mắt thấy gần, còn Bát-nhã trị được mắt thấy xa; ngọc trị được mắt thịt, mắt thịt không là ngọc, còn Bát-nhã trị được mắt tuệ, mắt tuệ tức là Bát-nhã; ngọc trị được mắt thịt, sau bệnh lại phát, còn Bát-nhã trị được mắt tuệ, rốt ráo thanh tịnh; ngọc trị được ghẻ lác, phù thủng, còn Bát-nhã trị được thân lác tâm lác.
Hỏi: Trong bốn thứ bệnh, đã gồm tất cả bệnh, cớ sao còn nói riêng bệnh mắt, bệnh lác?
Đáp: Mắt là đệ nhất trong thân, sử dụng rất quý, cho nên nói riêng. Ở trong các bệnh, bệnh lác rất nặng, do tội nhân duyên đời trước nên khó trị. Vì vậy nên nói lại.
Ngọc có thể làm cho nước hiện màu tùy theo màu sắc của vật gói nó, còn Bát-nhã có thể làm cho thiện pháp tùy thuận tâm số; ngọc không chuyển được tâm người, còn Bát-nhã chuyển được tâm tánh ưa muốn của tất cả chúng sinh; 

* Trang 700 *
device

ngọc có thể làm cho chỗ nước bỏ nó vào đục thành trong, chứ không phải tất cả nước, còn sức Bát-nhã có thể làm cho tâm uế trược của sáu giác quán[1] đều thanh tịnh, lại có thể làm cho thanh tịnh tâm uế trược tham giận của các chúa rồng, chúa quỷ thần, chúa người; ngọc có thể khiến chỗ phòng xá, hòm rương chứa nó khiến cho có oai đức, còn sức Bát-nhã có thể độ vô số chúng sinh trong mười phương vô lượng thế giới làm cho có oai đức; công năng của ngọc khi bỏ vào hòm rương không thể giúp cho người có được công năng tùy ý, còn xá-lợi được Bát-nhã huân tu nên người nào cúng dường chắc chắn trở lại được Bát-nhã mà được thành Phật. Rương hòm đựng ngọc ấy người phàm phu quý, còn xá-lợi thì người phàm phu và Thánh nhân đều quý; rương hòm đựng ngọc, người thọ vui thế gian quý, còn xá-lợi cả người thọ vui thế gian, xuất thế gian đều quí Bát-nhã là ví dụ ngọc báu như ý, hòm rương là ví dụ xá-lợi. Trong xá-lợi tuy không có Bát-nhã song nhờ huân tu Bát-nhã nên được cúng dường.
* Lại nữa, trong Thánh pháp, Bát-nhã là đệ nhất, không gì có thể thí dụ được, vì người thế gian quí ngọc báu nên lấy ngọc ví dụ. Người thấy được ngọc báu như ý, sở nguyện đều thành, nếu thấy chỗ để ngọc, cũng được thành đôi chút sở nguyện. Hành giả cũng như vậy, rõ được nghĩa Bát-nhã ba-la-mật, liền được vào Phật đạo. Nếu thấy xá-lợi có Bát-nhã trú ở mà cúng dường nên được vô lượng phước lạc đời này đời sau, lâu sẽ đắc đạo. Tổng tướng, biệt tướng như vậy nên biết.
 

T. 2: Tạp a-hàm kinh (雜阿含經), quyển 16, kinh số 409, tr. 109b19-c3: Tôi nghe như vầy: Một thời, Phật trú trong vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương-xá. Bấy giờ, số đông Tỳ-kheo tụ tập nơi nhà ăn, có người giác tưởng có tham giác, có người giác tưởng có sân giác, hoặc có người giác tưởng có hại giác. Bấy giờ, đức Thế Tôn biết tâm niệm của các Tỳ-kheo, nên đi đến nhà ăn, trải tọa cụ mà ngồi trước đại chúng, rồi bảo các Tỳ-kheo: “Các ngươi chớ khởi giác tưởng tham giác, chớ khởi giác tưởng nhuế giác, chớ khởi giác tưởng hại giác. Vì sao? Vì những giác tưởng này chẳng lợi ích gì cho nghĩa, chẳng lợi ích gì cho pháp, chẳng lợi ích gì cho phạm hạnh, chẳng phải chánh trí, chẳng phải chánh giác, không chánh hướng Niết bàn. Các Ngươi nên khởi giác tưởng về Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế, Khổ diệt đạo tích Thánh đế. Vì sao? Vì sự giác tưởng đối với bốn Thánh đế này có lợi ích cho nghĩa, lợi ích cho pháp, lợi ích cho phạm hạnh, là chánh trí, chánh giác, chánh hướng Niết bàn. Cho nên, Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế phải siêng năng tìm cầu phương tiện, phát khởi ý muốn thêm lên, chánh trí, chánh niệm, tinh tấn tu học.”
Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật đã dạy, hoan hỷ phụng hành.
Tham khảo Tạp a-hàm, quyển 7, kinh số 187, quyển 10, kinh số 272, quyển 13, kinh số 312, quyển 16, kinh số 410, quyển 17, kinh số 458, quyển 24, kinh số 613; Trung a hàm, quyển 14, kinh số 68. 

* Trang 701 *
device

Hỏi: Nếu Bát-nhã có công đức như vậy, cớ sao nói xá-lợi là trú xứ của năm Ba-la-mật và Trí nhất thiết chủng nên được cúng dường?
Đáp: Trước đã nói trong hết thảy pháp, Bát-nhã là đầu, là dẫn đạo sáng suốt; thí như vua đến, chắc chắn có kẻ tùy tùng,[1] chỉ nói vua là có đủ các người khác. Tán thán Bát-nhã ba-la-mật, nghĩa này trước đã nói.
KINH: Lại nữa, Bạch đức Thế Tôn! Có hai pháp tướng là tướng các pháp hữu vi và tướng các pháp vô vi.
Thế nào là tướng các pháp hữu vi? Đó là trí tuệ đối với nội không (adhyātma-śūnyatā), cho đến trí tuệ đối với vô pháp hữu pháp không (abhāva-svabhāva-śūnyatā); trí tuệ đối với bốn niệm xứ (catvāri smṛti-upasthānāni) cho đến trí tuệ đối với tám Thánh đạo phần (āryāṣṭāṅgika-mārga); trí tuệ đối với Phật mười lực (daśa-balāni), bốn điều không sợ, bốn trí vô ngại, mười tám pháp không chung; trí tuệ đối với pháp lành pháp chẳng lành; trí tuệ đối với pháp hữu lậu pháp vô lậu; trí tuệ đối với pháp thế gian pháp xuất thế gian, ấy gọi là tướng các pháp hữu vi.
Thế nào gọi là tướng các pháp vô vi? Đó là tự tánh các pháp không sinh không diệt, không trụ không dị, không nhơ không sạch, không tăng không giảm.
Thế nào gọi là tự tánh các pháp? Các pháp không có tánh gì, đó là tự tánh các pháp; ấy gọi là
 

[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 9, Tôn đạo phẩm 36 (尊導品36), tr.  288a18-b19; T.8: Phóng quang bát nhã kinh (放光般若經), quyển 7, Vô nhị phẩm 37 (無二品37), tr.  49c10-50a2; Đại trí độ luận (大智度論), quyển 8. 

* Trang 702 *
device

tướng các pháp vô vi.
Bấy giờ Phật bảo Thích-đề-hoàn-nhơn: Như vậy, như vậy! Kiều-thi-ca! Chư Phật quá khứ, nương Bát-nhã ba-la-mật chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đệ tử chư Phật quá khứ cũng nương Bát-nhã ba-la-mật mà chứng được Tu-đà-hoàn cho đến A-la-hán ; Bích-chi Phật đạo, vô lượng vô số chư Phật vị lai, hiện tại trong mười phương, nhân nơi Bát-nhã ba-la-mật chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; đệ tử chư Phật vị lai, hiện tại cũng nhân nơi Bát-nhã ba-la-mật, chứng được Tu-đà-hoàn đạo cho đến Bích-chi Phật đạo, vì sao? Vì trong Bát-nhã ba-la-mật có nói rộng nghĩa ba thừa. Nhưng đây nói vì pháp vô tướng, vì pháp không sinh không diệt, vì pháp không nhơ không sạch, vì pháp không làm không khởi, không vào không ra, không tăng không giảm, không lấy không bỏ; đây nói như vậy là theo thế tục, chứ không phải theo đệ nhất nghĩa,[1] vì sao? Vì Bát-nhã chẳng phải bờ này, chẳng phải bờ kia, chẳng phải cao chẳng phải thấp, chẳng phải bằng chẳng phải không bằng, chẳng phải tướng chẳng phải vô tướng, chẳng phải thế gian chẳng phải xuất thế gian, chẳng phải hữu lậu chẳng phải vô lậu, chẳng phải hữu vi chẳng phải vô vi, chẳng phải thiện chẳng phải bất thiện, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị
 

[1] Tục Tạng 46, Đại trí độ luận sớ (大智度論疏), quyển 21, tr. 878b11-15: Không phải đệ nhất nghĩa, như trên đã nói. Tuy nói khoâng nhô khoâng saïch, không thủ không xả v.v… là theo thế tục. Nếu đệ nhất nghĩa, khoâng nhô khoâng saïch, không thủ không xả v.v… là không. Nói nhị đế thu nhiếp pháp tận là nương theo tục đế mà nói. Sắc v.v… là tục đế, Như v.v… là chơn đế. Đây là nương theo tục đế. Nếu luận về đệ nhất nghĩa thật vô sở nhiếp.
idi-font-style:normal'>Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 9, Tôn đạo phẩm 36 (尊導品36), tr.  288a18-b19; T.8: Phóng quang bát nhã kinh (放光般若經), quyển 7, Vô nhị phẩm 37 (無二品37), tr.  49c10-50a2; Đại trí độ luận (大智度論), quyển 8. 

* Trang 703 *
device

lai, chẳng phải hiện tại, vì sao? Kiều-thi-ca! Vì Bát-nhã ba-la-mật không thủ lấy pháp Thanh-văn, Bích-chi Phật, cũng không bỏ pháp phàm phu.
Thích-đề-hoàn-nhơn bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Bồ-tát ma-ha-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật, biết hết thảy tâm chúng sinh, cũng không thủ đắc chúng sinh, cho đến không thủ đắc kẻ biết kẻ thấy. Bồ-tát ấy không thủ đắc sắc, không thủ đắc thọ, tưởng, hành, thức; không thủ đắc mắt cho đến ý, không thủ đắc sắc cho đến pháp; không thủ đắc nhãn và xúc làm nhân duyên sinh thọ cho đến ý và xúc làm nhân duyên sinh thọ; không thủ đắc bốn niệm xứ cho đến mười tám pháp không chung; không thủ đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, không thủ đắc Phật pháp, không thủ đắc Phật, vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật không vì thủ đắc pháp nên xuất hiện, vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật tánh không có gì, không thể có được năng đắc sở đắc và hai chỗ nương tánh tướng đều không, không thể có được.
Phật bảo Thích-đề-hoàn-nhơn: Như vậy, như vậy! Kiều-thi-ca! Như lời ông nói, Bồ-tát ma-ha-tát[1] suốt đời tu học Bát-nhã ba-la-mật, chứng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác còn không thể có được, huống gì có thể chứng đắc Bồ-tát và pháp Bồ-tát .
Bấy giờ Thích-đề-hoàn-nhơn bạch Phật rằng:
 

[1] T. 54: Nhất thiết kinh âm nghĩa (一切經音義), quyển 27, tr. 482c9-11: Bồ-tát ma-ha-tát: Bồ-đề là Giác, hoặc tuệ. Tát-đoả là hữu tình, dõng kiện, hoặc phương tiện. Giác là lấy trí cầu quả, hữu tình vì từ bi độ chúng sanh, y vào lời thệ nguyện nên gọi là Bồ-tát, hoặc hữu tình dõng mãnh (kiện) cầu quả vị giác ngộ, hoặc do diệu tuệ và thiện phương tiện làm lợi lạc, nên gọi là Bồ-tát. Ma-ha-tát-đỏa, dịch là đại hữu tình (đại chúng sanh) mong cầu giác ngộ, nên gọi là Ma-ha-tát; T. 54: Pháp môn danh nghĩa tập (法門名義集), quyển 1, tr. 201b4-7: Bồ-tát ma-ha-tát thừa: Bồ-tát Tàu dịch là đạo tâm chúng sanh; ma-ha-tát dịch là đại đạo tâm chúng sanh. Người này phát tâm cầu Phật,  tự lợi, lợi tha, hành lục độ đầy đủ, tu tướng hảo Phật, học oai nghi Phật, đối trong tam thừa biệt giáo, đây là đại thừa; Đại trí độ luận, quyển 5, chương 8: Ma-ha-tát-đỏa: Hỏi: Sao gọi là Ma-ha Tát-đỏa? Đáp: Ma-ha là đại, Tát-đỏa là chúng sanh. Hoặc gọi là dũng tâm, vì tâm người này làm được việc lớn, vì tâm đại dũng mãnh không thối không lui, nên gọi là Ma-ha Tát-đỏa. Lại nữa, là người đứng đầu bậc nhất trong nhiều chúng sanh, nên gọi là Ma-ha Tát-đỏa. Lại nữa, ở giữa nhiều chúng sanh, khởi tâm đại từ đại bi, thành lập Đại thừa, thực hành đại đạo, được ở chỗ tối đại, nên gọi là Ma-ha Tát-đỏa. Lại nữa, thành tựu các tướng của bậc đại nhân, nên gọi là Ma-ha Tát-đỏa.

* Trang 704 *
device

Bạch đức Thế Tôn! Bồ-tát ma-ha-tát chỉ tu học Bát-nhã ba-la-mật, không tu học các Ba-la-mật khác chăng?
Phật bảo Thích-đề-hoàn-nhơn: Kiều-thi-ca! Bồ-tát tu học sáu Ba-la-mật, vì không có sở đắc. Tu Thí ba-la-mật, không sở đắc người cho, không sở đắc người nhận, không sở đắc tài vật. Tu Giới ba-la-mật, không sở đắc giới, không sở đắc người giữ giới, không sở đắc người phá giới, cho đến tu Bát-nhã ba-la- mật, không sở đắc trí tuệ, không sở đắc người trí tuệ, không sở đắc người không trí tuệ.
Kiều-thi-ca! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu bố thí có Bát-nhã ba-la-mật làm dẫn đạo sáng suốt nên đầy đủ được Thí ba-la-mật; Bồ-tát ma-ha-tát khi tu trì giới có Bát-nhã ba-la-mật làm dẫn đạo sáng suốt nên đầy đủ được Giới ba-la-mật; Bồ-tát ma-ha-tát khi tu nhẫn nhục có Bát-nhã ba-la-mật làm dẫn đạo sáng suốt nên đầy đủ được Nhẫn nhục ba-la-mật; Bồ-tát ma-ha-tát khi tu tinh tấn có Bát-nhã ba-la-mật làm dẫn đạo sáng suốt nên đầy đủ được Tinh tấn ba-la-mật; Bồ-tát ma-ha-tát khi tu thiền có Bát-nhã ba-la-mật làm dẫn đạo sáng suốt nên đầy đủ được Thiền ba-la-mật; Bồ-tát ma-ha-tát khi quán các pháp có Bát-nhã ba-la-mật làm dẫn đạo sáng suốt nên đầy đủ được Bát-nhã ba-la-mật. Tất cả pháp vì không có sở đắc, đó là sắc cho đến Trí nhất thiết chủng. 

* Trang 705 *
device

Kiều-thi-ca! Thí như các cây trong cõi Diêm-phù-đề, có những hoa, những lá, những quả, những màu sắc khác nhau mà bóng im của nó không sai khác. Cũng như vậy, các Ba-la-mật vào trong Bát-nhã ba-la-mật là Trí nhất thiết chủng[1] không có sai khác, vì không có sở đắc.
Thích-đề-hoàn-nhơn bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật thành tựu công đức lớn. Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật thành tựu tất cả công đức. Bạch đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật thành tựu vô lượng công đức, thành tựu vô biên công đức lớn, thành tựu công đức vô đẳng.
Bạch đức Thế Tôn! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân chép quyển kinh Bát-nhã ba-la-mật, cung kính, cúng dường, tôn trọng, tán thán, hương hoa cho đến phan lọng, nhớ nghĩ đúng như lời Bát-nhã ba-la-mật nói. Lại có thiện nam tử, thiện nữ nhân chép quyển kinh Bát-nhã ba-la-mật cho người khác, phước nào nhiều hơn?
Phật dạy Thích-đề-hoàn-nhơn: Kiều-thi-ca! Ta lại hỏi ông, tùy ý ông Đáp: Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân cúng dường xá-lợi chư Phật, cung kính, tôn trọng, tán thán, hoa hương cho đến phan lọng; nếu lại có người chia xá-lợi nhỏ bằng hạt cải cho người khác, khiến cúng dường cung kính, tôn
 

[1] Đại trí độ luận (大智度論), quyển 11, tr. 139c8-10: Từ sơ phát tâm cho đến khi ngồi dưới cội Đạo thọ, những trí tuệ có được ở khoảng trung gian đó, gọi là Bát-nhã Ba-la-mật. Đến khi thành Phật, thì Bát-nhã Ba-la-mật ấy đổi lại gọi là Tát-bà-nhã T.54: Nhất thiết kinh âm nghĩa (一切經音義), quyển 7, tr. 347c2: Tát-bà-nhã: tiếng Phạn là hóa vậy, chánh  Phạn hợp hai âm là tát-phược và cát-nẵng, dịch là nhất thiết trí trí, tức là tên khác của Bát-nhã ba-la-mật.
ầu giác ngộ, nên gọi là Ma-ha-tát; T. 54: Pháp môn danh nghĩa tập (法門名義集), quyển 1, tr. 201b4-7: Bồ-tát ma-ha-tát thừa: Bồ-tát Tàu dịch là đạo tâm chúng sanh; ma-ha-tát dịch là đại đạo tâm chúng sanh. Người này phát tâm cầu Phật,  tự lợi, lợi tha, hành lục độ đầy đủ, tu tướng hảo Phật, học oai nghi Phật, đối trong tam thừa biệt giáo, đây là đại thừa; Đại trí độ luận, quyển 5, chương 8: Ma-ha-tát-đỏa: Hỏi: Sao gọi là Ma-ha Tát-đỏa? Đáp: Ma-ha là đại, Tát-đỏa là chúng sanh. Hoặc gọi là dũng tâm, vì tâm người này làm được việc lớn, vì tâm đại dũng mãnh không thối không lui, nên gọi là Ma-ha Tát-đỏa. Lại nữa, là người đứng đầu bậc nhất trong nhiều chúng sanh, nên gọi là Ma-ha Tát-đỏa. Lại nữa, ở giữa nhiều chúng sanh, khởi tâm đại từ đại bi, thành lập Đại thừa, thực hành đại đạo, được ở chỗ tối đại, nên gọi là Ma-ha Tát-đỏa. Lại nữa, thành tựu các tướng của bậc đại nhân, nên gọi là Ma-ha Tát-đỏa.

* Trang 706 *
device

trọng, tán thán, hoa hương cho đến phan lọng, phước nào nhiều hơn?
Thích-đề-hoàn-nhơn bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Như nghĩa con đã được nghe trong pháp Phật dạy: Có thiện nam tử, thiện nữ nhân tự cúng dường xá-lợi, cho đến phan lọng; nếu lại có người chia xá-lợi nhỏ bằng hạt cải cho người khác, khiến cúng dường, phước ấy rất nhiều. Bạch đức Thế Tôn! Phật thấy phước ấy lợi ích chúng sinh nên vào Kim cang Tam-muội, đập nát thân Kim cang làm thành mạt xá-lợi, vì sao? Vì sau khi Phật diệt độ, có người cúng dường xá-lợi cho đến nhỏ bằng hạt cải, phước báo ấy vô biên cho đến được hết khổ.
Phật bảo Thích-đề-hoàn-nhơn: Như vậy, như vậy! Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân, chép quyển kinh Bát-nhã ba-la-mật, cúng dường, cung kính, hương hoa cho đến phan lọng; nếu lại có người chép quyển kinh Bát-nhã ba-la-mật cho người khác, khiến học; thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy phước rất nhiều.
* Lại nữa, Kiều-thi-ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân đúng như nghĩa lý Bát-nhã ba-la-mật đem nói cho người khác, khai thị, phân biệt làm cho dễ hiểu thời thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy công đức hơn thiện nam tử, thiện nữ nhân trước. Nên xem người giảng cho nghe Bát-nhã ba-la-mật như Phật và như 

* Trang 707 *
device

người có phạm hạnh cao thắng, vì sao? Vì nên biết Bát-nhã ba-la-mật chính là Phật, Bát-nhã ba-la-mật không khác Phật, Phật không khác Bát-nhã ba-la-mật. Chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại đều tu học Bát-nhã ba-la-mật mà được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác và thành người phạm hạnh cao thắng. Người phạm hạnh cao thắng là địa vị bất thối. Bồ-tát ma-ha-tát cũng học Bát-nhã ba-la-mật sẽ chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; người Thanh-văn học Bát-nhã ba-la-mật chứng được đạo A-la-hán, người cầu đạo Bích-chi Phật học Bát-nhã ba-la-mật chứng được đạo Bích-chi Phật; Bồ-tát cũng học Bát-nhã ba-la-mật vào Bồ-tát vị. Vì vậy, Kiều-thi-ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân muốn cúng dường Phật hiện tại, cung kính, tôn trọng, tán thán, hoa hương cho đến phan lọng, hãy cúng dường Bát-nhã ba-la-mật. Ta thấy lợi ích ấy, nên khi mới chứng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, ta nghĩ như vầy: Ai là người đáng được cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán, nương tựa? Kiều-thi-ca! Ta không thấy trong tất cả thế gian, hoặc trời, hoặc ma, hoặc Phạm, hoặc Sa-môn, Bà-la-môn có ai bằng Ta, huống gì hơn Ta! Ta tự suy nghĩ: Pháp này do Ta chứng được, để tự mình làm Phật, vậy Ta cúng dường pháp ấy, cung kính, tôn trọng, tán thán, an trú nương tựa pháp ấy. Pháp ấy là gì? Là Bát-nhã ba-la-mật vậy. 

* Trang 708 *
device

Kiều-thi-ca! Ta tự cúng dường Bát-nhã ba-la-mật, cung kính, tôn trọng, tán thán rồi, an trú, nương tựa pháp, huống gì thiện nam tử, thiện nữ nhân, muốn chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác mà không cúng dường Bát-nhã ba-la-mật, cung kính, tôn trọng, tán thán, hương hoa, anh lạc, cho đến phan lọng, vì sao? Vì từ Bát-nhã ba-la-mật sinh các Bồ-tát ma-ha-tát, từ Bồ-tát ma-ha-tát sinh ra chư Phật. Vì vậy Kiều-thi-ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân, nếu cầu Phật đạo, nếu cầu đạo Bích-chi Phật, nếu cầu đạo Thanh-văn đều nên cúng dường Bát-nhã ba-la-mật, cung kính, tôn trọng, tán thán, hương hoa cho đến phan lọng.
LUẬN:  Hỏi: Nhân duyên gì nên nói tướng pháp hữu vi, pháp vô vi?
Đáp: Đế-thích tán thán Bát-nhã ba-la-mật bao gồm hết thảy pháp. Ở đây muốn nói nhân duyên ấy.
Tướng pháp hữu vi là mười tám không, ba mươi bảy phẩm, cho đến mười tám pháp không chung. Lược nói là pháp lành pháp chẳng lành, cho đến pháp thế gian, xuất thế gian, ấy gọi là pháp hữu vi, vì sao? Vì đó là tướng có tạo tác, trước không có nay có, có rồi lại không. Trái với đây tức là tướng pháp vô vi. Tướng hai pháp ấy đều bao gồm trong Bát-nhã ba-la-mật.

* Trang 709 *
device

Pháp lành hữu vi là chỗ tu hành, pháp vô vi là chỗ nương tựa. Còn pháp vô ký, pháp chẳng lành, vì lìa bỏ nên không nói. Đấy là chỗ học của Bồ-tát mới phát tâm. Nếu có được sức phương tiện của Bát-nhã ba-la-mật, nên vào vô sinh nhẫn,[1] thời chẳng ưa pháp hành, chẳng ghét pháp xả, không lìa pháp hữu vi mà có pháp vô vi, thế nên không nương tựa Niết-bàn. Vì vậy trong Kinh nói: Trong Bát-nhã ba-la-mật đã nói rộng ba thừa, vì dùng pháp vô tướng nên không sinh không diệt. Theo thế đế nên nói như vậy, chẳng phải theo đệ nhất nghĩa. Bồ-tát tu học thật tướng các pháp, tuy quán tâm hết thảy chúng sinh cũng không thủ đắc chúng sinh, tuy tu học hết thảy pháp cũng không thủ đắc hết thảy pháp, vì sao? Vì được Bát-nhã ba-la-mật không sở đắc.
Phật ấn khả lời tán thán kia, Bồ-tát thường tập hạnh ấy, cho đến khi chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác mà còn không có sở đắc, huống gì pháp khác!
Tâm Đế-thích nghĩ rằng: Nếu Bát-nhã là pháp rốt ráo thì người tu chỉ tu Bát-nhã ba-la-mật là đủ, cần gì tu pháp khác?
Phật Đáp: Bồ-tát tu sáu Ba-la-mật, vì dùng pháp Bát-nhã ba-la-mật không sở đắc hòa hợp, ấy tức là tu Bát-nhã ba-la-mật. Nếu chỉ tu Bát-nhã, không tu năm pháp kia thời công đức không đầy đủ, không đẹp không diệu; thí như người ngu không biết, ăn uống đủ thứ, nghe nói muối là chủ trong các vị, liền ăn thuần muối, mất mùi vị lại bị họa. Người tu cũng như vậy, muốn trừ tâm nhiễm đắm, chỉ tu Bát-nhã, lại rơi vào
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 50: Voâ sinh phaùp nhaãn laø ñoái vôùi thaät töôùng caùc phaùp khoâng sinh khoâng dieät, tin thoï thoâng suoát voâ ngaïi khoâng thoái chuyeån, aáy goïi laø Voâ sinh nhaãn; Đại trí độ luận, quyển 86: Vô sanh nhẫn là trong phẩm sau Phật tự nói: cho đến khi làm Phật thường không sinh ác tâm, ấy gọi là vô sinh nhẫn. Luận giải nói: Được nhẫn ấy, quán hết thảy pháp rốt ráo không, tâm tâm số pháp dứt các duyên, không sinh, ấy gọi là vô sinh nhẫn.
n>gọi là Ma-ha-tát; T. 54: Pháp môn danh nghĩa tập (法門名義集), quyển 1, tr. 201b4-7: Bồ-tát ma-ha-tát thừa: Bồ-tát Tàu dịch là đạo tâm chúng sanh; ma-ha-tát dịch là đại đạo tâm chúng sanh. Người này phát tâm cầu Phật,  tự lợi, lợi tha, hành lục độ đầy đủ, tu tướng hảo Phật, học oai nghi Phật, đối trong tam thừa biệt giáo, đây là đại thừa; Đại trí độ luận, quyển 5, chương 8: Ma-ha-tát-đỏa: Hỏi: Sao gọi là Ma-ha Tát-đỏa? Đáp: Ma-ha là đại, Tát-đỏa là chúng sanh. Hoặc gọi là dũng tâm, vì tâm người này làm được việc lớn, vì tâm đại dũng mãnh không thối không lui, nên gọi là Ma-ha Tát-đỏa. Lại nữa, là người đứng đầu bậc nhất trong nhiều chúng sanh, nên gọi là Ma-ha Tát-đỏa. Lại nữa, ở giữa nhiều chúng sanh, khởi tâm đại từ đại bi, thành lập Đại thừa, thực hành đại đạo, được ở chỗ tối đại, nên gọi là Ma-ha Tát-đỏa. Lại nữa, thành tựu các tướng của bậc đại nhân, nên gọi là Ma-ha Tát-đỏa.

* Trang 710 *
device

tà kiến, không thể tăng tấn pháp lành; nếu hòa hợp với năm Ba-la-mật thời công đức đầy đủ. Nghĩa vị điều hòa thích hợp, tuy có các hạnh hòa hợp mà Bát-nhã là chủ. Nếu bố thí v.v... mà lìa Bát-nhã ba-la-mật thời có các sai biệt, nếu đến trong Bát-nhã ba-la-mật thời chỉ một tướng, không có sai biệt. Thí như ao A-na Bà-đạt-đa[1] ở cõi Diêm-phù-đề chia ra bốn dòng sông lớn, mỗi sông lớn có 500 sông nhỏ chảy về, đều vào biển cả, thời mất tên gốc, biến thành một vị, không có sai khác. Lại như cây cối, nhành lá hoa quả, màu sắc khác nhau, mà bóng im thời không khác.
Hỏi: Bóng in cũng có sai khác, cây lớn bóng im lớn ; cành, lá, hoa, quả hình thù lớn nhỏ khác nhau, làm sao không khác?
Đáp: Che ánh sáng nên có bóng hiện ra, chỗ không sáng thời gọi là bóng im, bóng im ấy không lấy hình thù lớn nhỏ làm ý nghĩa.
Hỏi: Tu hành Bát-nhã ba-la-mật, thọ trì, tụng đọc cho đến nhớ nghĩ đúng, việc ấy khó; còn chép, cất giữ quyển kinh Bát-nhã cho người khác, là dễ, công đức còn không thể bằng, làm sao nói hơn?
Đáp: Riêng mình đọc, tụng, nhớ nghĩ đúng tuy khó, hoặc vì tâm chấp ngã nên công đức nhỏ, còn chép quyển kinh cho người khác mà có tâm đại bi, làm nhân duyên cho Phật đạo, không có tâm chấp ngã, nên công đức lớn.
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 7; T. 37: Thắng man bảo quật (勝鬘寶窟), quyển 2, tr. 43a5b10. 

* Trang 711 *
device

Như Phật hỏi Đế-thích: Nếu người tự mình cúng dường xá-lợi, lại có người lấy xá-lợi cho người bảo cúng dường, phước ấy nhiều thế nào?
Đáp rằng: Cho người khác, bảo họ cúng dường được phước nhiều, vì đem từ tâm không chấp ngã mà cho. Phật tuy không dùng phước đức, song thấy có lợi ích lớn cho chúng sinh như vậy, nên vào Kim cang Tam-muội, tự làm nát thân mình thành nhiều mảnh xá-lợi.
Hỏi: Nếu phước đức cốt ở tâm, cần gì Phật làm nát thân mình ra thành xá-lợi nhỏ bằng hạt cải, bảo người cúng dường?
Đáp: Lòng tin thanh tịnh từ hai nhân duyên sinh: 1. Bên trong nhớ nghĩ đúng. 2. Bên ngoài có ruộng phước tốt. Thí như có giống lúa tốt, ruộng lại phì nhiêu, thâu hoạch chắc chắn nhiều. Thế nên tâm tuy tốt phải nhân nơi xá-lợi, vậy sau mới được quả báo lớn.
Phật đã ấn khả lời kia, lại còn tự nói: Có người viết chép quyển kinh cho người, lại có người ở giữa đại chúng giải rộng nghĩa kia. Phước ấy hơn người trước, nên xem người ấy như Phật, hoặc gần Phật. Như Phật hoặc gần Phật nghĩa như trước nói.[1]
Phật do hai nhân duyên làm chứng nghĩa Bát-nhã ba-la-mật là tối thắng: 1. Thánh nhân ba đời học trong đó mà thành Thánh đạo. 2. Ta do pháp ấy nên được thành bậc Thánh vô thượng. Ta nay trở lại tôn thờ chiêm ngưỡng pháp ấy.
Pháp là thật tướng các pháp, tức Bát-nhã ba-la-mật.
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 50, 56, 58.

* Trang 712 *
device

Kiều-thi-ca! Ta không còn cầu gì, mà vẫn suy tôn cúng dường Bát-nhã ba-la-mật, huống gì thiện nam tử mà không lấy các thứ cúng dường cúng dường Bát-nhã ba-la-mật. Ở đây nói nhân duyên rằng: Bát-nhã ba-la-mật là nhân duyên căn bản của Bồ-tát, Bồ-tát là nhân duyên căn bản của chư Phật, chư Phật là nhân duyên vui lợi ích lớn của tất cả thế gian. Thế nên người Thanh-văn, Bích-chi Phật, muốn mau được an ổn, hành giả vào ba cửa giải thoát, còn cúng dường Bát-nhã ba-la-mật, huống gì Bồ-tát!
Đồ cúng dường là nhất tâm nghe, thọ trì, cho đến nhớ nghĩ đúng, và dùng hương hoa cho đến phan lọng cúng dường.
(Hết cuốn 59 theo bản Hán)
 
 
                                                             

* Trang 713 *
device

GIẢI THÍCH: PHẨM MƯỜI THIỆN THỨ 38
(Kinh Đại Bát-nhã ghi: Phần 2, Phẩm Kinh Văn thứ 36)

 

KINH: Phật bảo Thích-đề-hoàn-nhơn: Kiều-thi-ca (Kauśika)! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân dạy người trong một cõi Diêm-phù-đề hành mười thiện đạo, Ý ông nghĩ sao? Do nhân duyên ấy, được phước nhiều chăng?
Đáp: Rất nhiều, Bạch Thế Tôn (Bahu-sugata)!
Phật dạy: Không bằng thiện nam tử, thiện nữ nhân chép quyển kinh Bát-nhã ba-la-mật đem cho người khác khiến đọc tụng, giảng nói, được phước nhiều, vì sao?[1] Vì trong Bát-nhã ba-la-mật có nói rộng các pháp vô lậu-anāsrava-dharma. Thiện nam tử, thiện nữ nhân học từ trong đó, đã học, nay học, sẽ học; được vào trong chánh pháp vị, đã vào, nay vào, sẽ vào; được Tu-đà-hoàn quả, đã được, nay được, sẽ được, cho đến được A-la-hán quả. Cầu Bích-chi Phật đạo cũng như vậy. Các Bồ-tát ma-ha-tát cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác-anuttarā-saṃyak-saṃbodhi, được vào trong chánh pháp vị, đã

 


[1] T. 8: Phật thuyết phật mẫu xuất sanh tam pháp tạng Bát- nhã Ba-la-mật kinh (佛說佛母出生三法藏般若波羅蜜多經), quyển 4, Chánh phước phẩm 5 (正福品5), tr. 603a27-b8: Bạch Đức Thế Tôn! Thiện nam, thiện nữ nào phát tâm cầu đạo Bồ-đề thì nên phát tâm tin hiểu, lắng nghe, thọ trì, đọc tụng pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa, cho đến vì người khác mà giảng giải nghĩa pháp, làm cho chánh pháp tồn tại lâu dài ở thế gian. Do nhân duyên này khiến cho Phật  nhãn không đoạn, chánh pháp không diệt. các Đại Bồ-tát đều thọ trì để chánh pháp không hoại, không diệt. Người nghe pháp Bát-nhã ba-la-mật-đa này liền xưng tán thì được lợi ích lớn, quả báo đầy đủ, vô lượng công đức, hiểu biết đúng đắn. Bát-nhã ba-la-mật-đa này là đại hộ trì, tôn trọng, tối thượng, khó được, phát sinh tín giải; Aṣṭasāhasrikā prajñāpāramitā-sūtra, Puṇyaparyāyaparivartaḥ pañcamaḥ:
atha khalu śakro devānāmindro bhagavantametadavocat-yo bhagavan kulaputro vā kuladuhitā vā imāṁ prajñāpāramitāmabhiśraddadhadavakalpayannadhimucya prasannacitto bodhāya cittamutpādya adhyāśayataḥ śṛṇuyādudgṛhṇīyāddhārayedvācayet paryavāpnuyāt pravartayeddeśayedupadiśeduddiśetsvādhyāyet, parebhyaśca vistareṇa saṁprakāśayet, arthamasyā vivṛṇuyāt, manasānvavekṣeta, yathādhikayā ca prajñayā atra parimīmāṁsāmāpadyeta, antaśaḥ pustakagatāmapi kṛtvā dhārayetsthāpayetsaddharmacirasthitihetoḥ-mā buddhanetrīsamucchedo bhūt, mā saddharmāntardhānam| bodhisattvānāṁ mahāsattvānāṁ ca anugrahopasaṁhāraḥ kṛto bhaviṣyati netryavaikalyeneti| evamimaṁ nirdeśaṁ śrutvā evaṁmahārthikā bateyaṁ prajñāpāramitā, evaṁmahānuśaṁsā, evaṁmahāphalā, evaṁmahāvipākā bateyaṁ prajñāpāramitā, evaṁ bahuguṇasamanvāgateyaṁ prajñāpāramitā, aparityajanīyā mayā prajñāpāramitā, rakṣitavyā mama prajñāpāramitā, gopāyitavyā mama prajñāpāramitā, paramadurlabhā hīyaṁ prajñāpāramitetyadhimuñcet|

* Trang 714 *
device

Xem mục lục