Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục
CHƯƠNG 46
GIẢI THÍCH: TÍN TRÌ
 
            KINH: Chính pháp của chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai trong hằng sa thế giới ở mười phương, đã nói, nay nói, sẽ nói, nghe được rồi đều muốn tín thọ, giữ gìn, thật hành và nói cho người khác,  nên học Bát-nhã ba-la-mật.
            LUẬN: Hỏi: Trên đã nói, đối với pháp của mười phương chư Phật muốn nhớ giữ không quên, nên học Bát-nhã ba-la-mật, sao nay còn nói tín thọ giữ gìn pháp của chư Phật ba đời?
            Đáp: Trên nói muốn nhớ giữ pháp của chư Phật mười phương chưa biết là pháp gì nên nói mười hai bộ kinh là pháp Phật và pháp mà hàng Thanh-văn không nghe được. Trên chỉ nói chư Phật trong thế giới số như hằng hà sa nay nói pháp của chư Phật ba đời số như hằng hà sa. Trên chỉ nói thọ trì không quên, không nói thọ trì lợi ích, nay nói vì mình cũng vì người thuyết giảng. Thế nên nói lại.
            KINH: Lại Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát đối với 

* Trang 500 *
device

pháp chư Phật quá khứ đã nói, chư Phật vị lai sẽ nói, muốn nghe, nghe rồi, tự làm lợi mình cũng lợi người,  nên học Bát-nhã ba-la-mật.
            LUẬN: Hỏi: Đối với pháp của Phật hiện tại trong mười phương nói; có thể thọ, có thể trì, còn pháp quá khứ đã diệt, vị lai chưa có, làm sao nghe được?
            Đáp: Nghĩa ấy trước đã đáp, nay lại nói thêm. Bồ-tát có Tam-muội gọi là Tam-muội quán chư Phật ba đời, Bồ-tát vào trong Tam-muội ấy đều thấy chư Phật ba đời, nghe ngài thuyết pháp, ví như thần tiên ngoại đạo, đối việc đời vị lai, chưa có dấu hình, chưa có nói năng, mà do lực trí tuệ cũng thấy cũng nghe.
            Lại nữa, lực của các Bồ-tát không thể tư nghì, đời vị lai tuy chưa có hình, chưa có nói năng, mà có thể thấy được, nghe được. Hoặc do năng lực Đà-la-ni, hoặc lấy việc nay so sánh biết việc quá khứ, vị lai. Vì vậy nên nói: Muốn được việc này, nên học Bát-nhã ba-la-mật.
            KINH: Muốn đem ánh sáng chiếu khắp những chỗ tối tăm mặt trời mặt trăng, không chiếu đến được trong hằng sa thế giới,  nên học Bát-nhã ba-la-mật.
            LUẬN: Bồ-tát từ trời Đâu-suất muốn giáng thần vào thai mẹ, bấy giờ thân phóng hào quang chiếu khắp hết thảy thế giới, và chỗ u tối ở thế gian, sau khi sanh ra, hào quang

* Trang 501 *
device

quang cũng chiếu khắp như vậy. Lúc mới thành đạo, lúc chuyển pháp luân, lúc bắt Niết-bàn cũng phóng hào quang lớn như vậy, và vào các lúc khác hiện đại thần thông, phóng hào quang lớn như lúc sắp nói Bát-nhã ba-la-mật, hiện đại thần thông, lấy hào quang lớn chiếu khắp cho u ám trong thế gian. So sánh như vậy, nơi nơi trong kinh nói đến thần thông, hào quang.
            Hỏi: Đó là thần lực của Phật, cớ sao nói là Bồ-tát?
            Đáp: Nay nói Bồ-tát muốn được điều ấy, nên học Bát-nhã ba-la-mật. Các đại Bồ-tát có được năng lực ấy, như các Bồ-tát Biến-cát, Quán-thế-âm, Đắc-đại-thế, Minh-võng, vô lượng quang v.v... có được năng lực ấy, thân phóng ra vô lưưọng hào quang chiếu khắp mười phương thế giới số như hằng hà sa.
            Lại như trong thế giới Phật A-di-đà, các Bồ-tát thân phóng ra thường quang, chiếu mười vạn do tuần.
            Hỏi: Bồ-tát có thân quang như vậy, vốn do nhân duyên nghiệp gì mà được?
            Đáp: Thân nghiệp thanh tịnh nên thân được trang nghiêm. Có Kinh nói: Có một con quỷ đầu như đầu heo, trùng thúi từ trong miệng ra, mà thân có kim sắc sáng chói. Con quỷ ấy kiếp trước làm Tỳ-kheo, ác khẩu mắng nhiếc vì Tỳ-kheo khách, nhưng do thân trì tịnh giới, nên thân có ánh sáng, và do ác ngôn nên có trùng thúi từ trong miệng ra. Như kinh nói tâm thanh tịnh có hơn kém, nên ánh sáng có thượng, trung, hạ, sáng ít, sáng lớn, ánh sáng làm âm thanh. Các trời

* Trang 502 *
device

cõi Dục tâm thanh tịnh, bố thí, trì giới, nên thân có ánh sáng.
            Lại nữa, có người vì thương xót chúng sanh mà ở chỗ tối đốt đèn cũng vì cúng dường tôn tượng, tháp, chùa, nên lấy ngọc sáng, trổ cửa, gương sáng, và các vật sáng sạch bố thí nên được thân có ánh sáng.
            Lại nữa, thường tu từ tâm nhớ khắp cả chúng sanh, tâm thanh tịnh, lại thường tu niệm Phật Tam-muội, niệm tưởng ánh sáng và thần đức chư Phật, nên được thân có ánh sáng.
            Lại nữa, hành giả thường tu ”Hỏa nhất thiết nhập” (Hỏa biến xứ) lại đem ánh sáng trí tuệ giáo hóa chúng sanh tà kiến ngu tối. Do nhân duyên của nghiệp ấy nên được tâm có ánh sáng trí tuệ, thân cũng có ánh sáng.
            Do các nghiệp như vậy nên được thân có ánh sáng thanh tịnh.
            KINH: Trong hằng sa thế giới ở mười phương không có tên Phật, tên pháp, tên Tăng, mà muốn khiến hết thảy chúng sanh đều được chánh kiến, nghe tiếng Tam bảo,  nên học Bát-nhã ba-la-mật.
            LUẬN: Ở chỗ từ trước không hề có tháp Phật pháp, Bồ-tát dựng tháp, nhờ nhân duyên của nghiệp ấy mà thân sau thành tựu đắc lực. Ở chỗ từ trước không hề có chí Phật pháp, Bồ-tát tán thán Tam bảo khiến chúng sanh nhập vào chánh kiến. Như kinh nói: Ở quốc độ từ trước hanh. Các trời

* Trang 503 *
device

không hề có tháp Phật, có người dựng tháp miếu thờ Phật mà được phước đức Phạm. Phạm là phước đức vô lượng.[1] Nhờ nhân duyên ấy, mau được thiền định; được thiền định nên được vô lượng thần thông. Nhờ lực thần thông nên có thể đi đến mười phương tán thán Tam bảo (triratna).
            Chánh kiến (samyag-dṛṣṭi) là nếu trước không hề biết công đức Tam bảo, nhân Bồ-tát nên được tin Tam bảo, tin Tam bảo nên tin nghiệp tội phước nhân duyên; tin nghiệp nhân duyên nên tin thế gian là trói, Niết-bàn là mở.
            Ý nghĩa tán thán Tam bảo, như đã nói chương tám Niệm.[2]
            KINH: Bồ-tát ma-ha-tát (Bodhisattva-mahāsattva) nuốn làm cho chúng sanh trong hằng sa thế giới ở mười phương, nhờ lực của ta mà người mù được thấy, người điếc được nghe, người cuồng được nhớ, người trần truồng được áo, người đói khát được no đủ,  nên học Bát-nhã ba-la-mật.
            LUẬN: Bồ-tát thật hành vô ngại Bát-nhã ba-la-mật, thì hoặc được vô ngại giải thoát thành Phật, hoặc làm pháp tánh sanh thân Bồ-tát, như Văn-thù-thi-lỵ v.v... ở thập trụ địa, có đầy đủ công đức, chúng sanh thấy được, đều được như nguyện, ví như ngọc như ý, muốn gì được nấy. Pháp tánh sanh thân Phật và pháp tánh sanh thân Bồ-tát, người nào thấy được, đều được toại nguyện cũng như vậy.
            Lại nữa, Bồ-tát từ khi mới phát tâm lại đây, chửa trị chín mươi sáu thứ mắt cho chúng sanh trong vô lượng kiếp; lại tự
 

[1] T. 2: Tăng nhất A-hàm kinh (增壹阿含經), quyển 21: Khổ lạc phẩm (苦樂品), tr. 656b1-9.
[2] T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 21-22, tr. 219b2-225c13. 

* Trang 504 *
device

lấy mắt bố thí cho chúng sanh trong vô lượng kiếp, lại đem ánh sáng trí tuệ phá tà kiến hắc ám; lại đem tâm đại bi khiến chúng sanh đều được như sở nguyện.
            Có các nghiệp nhân duyên như vậy, làm sao khiến chúng sanh thấy thân Bồ-tát mà lại không được mắt sáng? Các việc khác cũng như vậy. Các nghĩa này, như đã nói trong chương phóng quang.[1]
            KINH: Lại nữa, Xá-lợi-phất Bồ-tát ma-ha-tát nếu muốn làm cho những chúng sanh đang ở ba đường ác trong hằng sa thế giới mười phương, nhờ lực của ta mà đều được làm thân người,  nên học Bát-nhã ba-la-mật.
            LUẬN: Hỏi: Nhờ thiện nghiệp nhân duyên của chính mình nên được làm thân người, cớ sao Bồ-tát nói như lực của ta nên khiến cho chúng sanh trong ba đường ác đều được làm thân người?
            Đáp: Không nói do nghiệp nhân duyên của Bồ-tát, khiến chúng sanh được làm thân người, mà chỉ nói do ân lực của Bồ-tát nên được. Bồ-tát lấy lực thần thông biến hóa thuyết pháp, khiến chúng sanh tu thiện mà được làm thân người.
            Như trong Kinh nói hai nhân duyên phát khởi chánh kiến: 1. Bên ngoài nghe chánh pháp. 2. Bên trong có chánh niệm.[2]
            Lại như cây cỏ, bên trong có hạt giống, bên ngoài có
 

[1] T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 8, tr. 118b18-120a29
[2] T. 1: Trung A-hàm kinh (中阿含), quyển 58, kinh 211: Đại câu-hy-la kinh (大拘絺羅經-mahākauṣṭilasūtra), tr. 790c28-7915; T. 1: Trường a-hàm kinh (長阿含), quyển 8, kinh 9: Chúng tập kinh (眾集經-Saṃgītisūtra), tr. 50a2-3; T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (增壹阿含經), quyển 7, Hữu vô phẩm (有無品), tr. 578a4-9.
ang=ZH-TW>ịch là Phương quảng. Lý chánh gọi là phương. Nghĩa đầy đủ gọi là quảng. Giáo lý từ nhân duyên này gọi là Phương quảng kinh. Nếu y Tiểu-thừa, chánh gọi là phương, đa gọi là quảng. Thứ mười một gọi là A-phù-đà-đạt-ma. dịch là Vị-tằng-hữu kinh.  

* Trang 505 *
device

mưa thấm, vậy sau được phát sanh. Nếu không có Bồ-tát, chúng sanh tuy có nghiệp nhân duyên, mà không do đâu phát khởi được. Vì vậy nên biết chư Phật Bồ-tát, lợi ích rất nhiều.
            Hỏi: Làm sao khiến chúng sanh trong ba đường ác đều được giải thoát? Phật còn không làm được, huống là Bồ-tát?
            Đáp: Tâm nguyện của Bồ-tát muốn như vậy, không có lỗi chi. Lại nhiều người được giải thoát cho nên nói hết thảy,[1] như thân chư Phật và Bồ-tát khắp phóng ra vô lượng hào quang, từ hào quang ấy xuất ra vô lượng hóa thân, khắp vào trong ba đường ác ở mười phương, làm cho địa ngục đạo lửa tắt, nước soi lạnh, chúng sanh trong đó nhờ tâm thanh tịnh nên được sanh cõi trời cõi người, làm cho ngạ quỷ đạo đói khát được no đủ, khai phát thiện tâm mà được sanh cõi trời cõi người; làm cho sanh đạo tùy ý được ăn, xa lìa sợ hãi, khai phát thiện tâm, cũng được sanh cõi trời cõi người. Như vậy gọi là hết thảy ba đường ác được giải thoát.
            Hỏi: Như các Kinh nói sanh cõi trời cõi người, sao ở đây chỉ nói được làm thân người?
            Đáp: Ở trong cõi người mới có được việc tu đại công đức, cũng hưởng phước lạc, còn ở cõi trời nhiều say đắm vui nên không thể tu đạo, vì vậy nên nguyện làm cho được làm thân người.
            Lại nữa, Bồ-tát không nguyện cho chúng sanh chỉ thụ hưởng phước lạc mà muốn khiến được giải thoát, thường vui Niết-bàn. Vì vậy nên không nói sanh lên cõi trời.[2]
 

[1] T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 24, tr. 235b21-c2; quyển 30, tr. 278b17-28.
[2] T. 1: Khởi thế kinh (起世經), quyển 8, tr. 348a6-b6; T. 1: Khởi thế nhơn bổn kinh (起世因本經), quyển 8, 403a10-b10; T. 27: Đại tỳ-bà-sa luận (大毘婆沙論), quyển 172, tr. 867c18-25. 

* Trang 506 *
device

            KINH: Muốn khiến chúng sanh trong hằng hà sa thế giới ở mười phương, nhờ lực của Ta mà đứng vững nơi giới, tam-muội, trí tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến; khiến được quả Tu-đà-hoàn cho đến Vô thượng chánh đẳng Chánh giác, nên học Bát-nhã ba-la-mật.
            LUẬN: Hỏi: Trước đã nói, năm pháp uẩn và đạo quả,[1] nay sao còn nói lại?
            Đáp: Trên chỉ nói pháp Thanh-văn, từ quả Tu-đà-hoàn cho đến vô dư Niết-bàn, nay nói lẫn lộn ba thừa, Thanh-văn, Bích-chi-phật, cho đến Vô thượng chánh đẳng Chánh giác.
            KINH: Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát muốn học oai nghi chư Phật, nên học Bát-nhã ba-la-mật.
            Luận: Hỏi: Thế nào là oai nghi chư Phật?
            Đáp: Oai nghi là bốn động chỉ của thân. Ví như voi chúa, xoay mình mà xem, khi đi chân cách đất bốn ngón tay, tuy không đạp đất mà dấu bánh xe hiện số,[2] không chậm không mau, thân không nghiêng lay, thường đưa tay phải an ủi chúng sanh. Khi ngồi kiết già, thân ngay thẳng nằm thường nghiêng hông bên phải, hai đầu gối chồng lên nhau, trãi nệm cỏ chỉnh tề không rối loạn, ăn không kể vị ngon, dở đồng nhau, nếu nhận lời người thỉnh mời, thì làm thinh không nói, nói năn nhu nhuyến, phương tiện lợi ích, không bỏ mất
 

[1] Ngũ chúng: T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 21, tr. 220a8-221b1; Đạo quả: T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 32, tr. 300c20-301a18.
[2] T. 2: Tạp a-hàm kinh (雜阿含), quyển 4, kinh 101, tr. 28a20-b18; T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (增壹阿含經), quyển 31: Lực phẩm (力品), tr. 717c18-718a12.
 

* Trang 507 *
device

thời tiết.
            Lại nữa, oai nghi của pháp thân Phật là lấy hằng hà sa thế giới phương đông làm một bước, phạm âm (Brahma svara) thuyết pháp cũng như vậy.[1] Ý nghĩa tướng của pháp thân Phật, như trước đã nói.[2]
            KINH: Bồ-tát ma-ha-tát muốn được như voi chúa xem nhìn,  nên học Bát-nhã ba-la-mật.[3] Bồ-tát nguyện rằng khi ta đi cách đất bốn ngón tay, chân không đạp đất,[4] ta sẽ đến dưới cội bồ-đề cùng với trời Tứ thiên vương, cho đến trời A-ca-ni-sắc (Akaniṣṭha-deva),[5] vô lượng ngàn vạn ức chúng chư thiên cung kính vây quanh, nên học Bát-nhã ba-la-mật.
            LUẬN: Như voi chúa xem nhìn là khi muốn xoay thân để nhìn thì cả thân đều chuyển,[6] thân tâm chuyên nhất là tướng đại nhân, thế nên nếu có xem nhìn, thì cả thân tâm đều xoay, ví như sư tử bắt mồi, không vì vật nhỏ mà thay đổi thế mạnh. Phật cũng như vậy, nếu có xem nhìn, hoặc có nói gì thì thân với tâm đồng nhau, thường không phân tán, vì cớ sao? Vì từ vô số kiếp lại đây, tập pháp nhất tâm, do nghiệp nhân duyên ấy nên xương đầu với thân làm một, không có phân chia. Lại vì đời đời phá kiêu mạng nên không khinh chúng sanh, khi xem thời cả thân cùng xoay, như trong kinh Thí-dụ-ni-tha nói, người hốt phân ở nước Xá-bà-đề, Phật lấy tay xoa đầu dạy khiến xuất gia, còn không khinh nó.[7]
            Chân đi cách đất bốn ngón tay là nếu Phật thường bay
 

[1] Phạm âm cũng gọi là Phạm thanh tướng, tức là âm thanh vi diệu thanh tịnh của Phật. phạm âm tướng là tướng thứ 28 trong 32 tướng. T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 4, tr. 91a8-13.
[2] T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 29, tr. 274a6-26), quyển 30, tr. 278a18-b5.
[3] T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 1, tr. 220c19-22.
[4] T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 1,., tr. 220c22-23: Bồ-tát nguyện rằng: khi Ta đi cách đất bốn ngón tay, chân không đạp đất. (菩薩作是願:使我行時,離地四指,足不蹈地).
[5] T. 54: Nhất thiết kinh âm nghĩa (一切經音義), Tuệ Châu soạn, quyển 22, tr. 443a16-18: A-ca-ni-sắc tra, A-ca là sắc vậy; Ni-sắc tra là cứu cánh, nói sắc giơí trong 18 tầng trời, đây là tối chung cực.
[6] T. 1: Trung A-hàm kinh (中阿含), quyển 30, kinh 131, đại phẩm (大品): Hàng ma kinh (降魔經), tr. 622a11-13, Trung bộ kinh I, (kinh hàng ma-Māratajjanīya sutta), tr. 332-338.
[7] T. 4: Đại trang nghiêm kinh (大莊嚴論經), quyển 7, tr. 293c3-297a25; T. 4: Hiền ngu kinh (賢愚經), quyển 6, tr. 397a24-398a12; T. 23: Căn bổn thuyết nhất thiết hữu bộ tỳ-nại-da (根本說一切有部毘奈耶), quyển 42, tr. 858a28-b1. 

* Trang 508 *
device

đi, thì chúng sanh nghi quái lạ, bảo Phật chẳng phải người, thời không quy phụ, còn nếu chân đi đến đất thời chúng sanh cho chẳng khác người thường, không sanh tâm cung kính. Thế nên tuy là đi trên đất, cách đất bốn ngón tay mà tướng dấu bánh xe dưới bàn chân vẫn hiện rõ.
            Hỏi: Như Phật thường phóng hào quang lớn, chân đi không đến đất mà sao chúng sanh không tất cả đều cung kính quay về nương tựa?
            Đáp: Chúng sanh trong vô lượng kiếp chứa tội rất nặng, vô minh cấu nhiễm sâu dày, đối với Phật sanh nghi cho là thầy huyển, dùng thuật dối người, rằng hoặc nói, chân không đạp đất, sanh ra bản tánh tự nhiên như vậy, như chim hay bay, có gì kỳ lạ! Hoặc có chúng sanh vì tội nặng không thấy tướng Phật, chỉ gọi là Sa-môn đại oai đức mà thôi, ví như người bệnh nặng sắp chết, thuốc hay đồ ăn ngon, đều cho là xú uế, thế nên không tất cả đều cung kính nương tựa.
            Đi đến dưới cội bồ-đề cùng với trời Tứ thiên vương cho đến trời A-ca-ni-sắc, vô lượng ngàn vạn ức chúng chư thiên cung kính vây quanh là thường phương của chư Phật. Phật là Thế-tôn, đến dưới cội Bồ-đề, sắp phá hai thứ ma là kiết sử ma và tự tại thiên tử ma. Sắp thành bậc nhất-thiết-trí, các chúng chư thiên sao không cung kính hầu đưa? Lại chư thiên đời đời tá trợ ủng hộ Bồ-tát, cho đến khi xuất gia, khiến các cung nhân thể nữ nằm ngủ say mê, đở chân ngựa của Bồ-tát vượt ra khỏi thành. Ngày nay việc thành ta sẽ cùng nhau hầu đưa đến dưới cội Bồ-đề.
n thán Tam bảo khiến chúng sanh nhập vào chánh kiến. Như kinh nói: Ở quốc độ từ trước hanh. Các trời

* Trang 509 *
device

            Hỏi: Sao không nói vô lượng người Sát-lợi, Bà-la-môn hầu đưa mà chỉ nói chư thiên?
            Đáp: Phật một mình ở giữa rừng sâu tìm cội bồ-đề, chẳng phải chỗ của người đi, cho nên không nói. Lại người không có thiên nhãn, tha tâm trí, nên không biết Phật sẽ thành đạo, cho nên không nói.
            Lại nữa, chư thiên quí hơn người, cho nên chỉ nói trời.
            Lại nữa, chư Phật thường vui chỗ nhàn tịnh, chư thiên thường ẩn thân không thấy, không trở ngại nhàn tịnh, cho nên chỉ nói chư thiên hầu đưa đi.
            Lại nữa, Bồ-tát thấy năm Tỳ-kheo Bồ-tát ma-ha-tát đi nên Bồ-tát một mình đi tận núi cội cây, thế nên khởi lời nguyện ấy.
            KINH: Ta sẽ ngồi dưới cội bồ-đề, trời Tứ thiên vương cho đến trời A-ca-ni, lấy áo trời trải làm tòa,  nên học Bát-nhã ba-la-mật.
            LUẬN: Hỏi: Như Kinh nói: Phật trải cỏ ngồi dưới cội cây mà thành Phật đạo, nay cớ sao nói nguyện rằng lấy áo trời làm chỗ ngồi?
            Đáp: Trong kinh Thanh-văn nói trải cỏ,[1] trong kinh Đại-thừa tùy chúng sanh thấy, hoặc có người thấy trải cỏ dưới cội cây, hoặc có người thấy trải lụa trời,[2] theo phước đức của mỗi người nhiều ít mà chỗ thấy không đồng.
            Lại nữa, sanh thân Phật ôm cỏ đến dưới cây, pháp
 

[1] T. 3: Tu hành bổn khởi kinh (修行本起經), quyển 2, tr. 470a28-b2; T. 3: Phổ diệu kinh (普曜經), quyển 5, tr. 514c13-20; T. 3: Phật bổn hành kinh (佛本行集經), quyển 26, tr. 773a7-20; T. 4: Phật bổn hành kinh (佛本行經), quyển 3, tr. 75c24-76a9; T. 24: Căn bổn thuyết nhất thiết hữu bộ tỳ-nại-da phá tăng sự (根本說一切有部毘奈耶破僧事), quyển 5, tr. 122c25-28; T. 22: Tứ phần luật (四分律), quyển 31, tr. 781a14-23.
[2] T. 54: Nhất thiết kinh âm nghĩa (一切經音義), Đường Huệ Lâm soạn, quyển 4, tr. 332a1.

* Trang 510 *
device

tánh sanh thân Phật lấy áo trời làm tòa, hoặc hơn áo trời.
            Lại nữa, Phật ở dưới cây giữa rừng sau thành Phật, ngưòi ở trong rừng thấy, đem cỏ dâng Phật, nếu quý nhân trông thấy sẽ lấy y phục quý giá trải làm tòa. Chỉ vì trong rừng không có quý nhân, nên bây giờ long thần, trời đem mỗi áo đẹp làm tòa áo của trời Tứ thiên vương nặng hai lượng. Áo trời Đao-lợi nặng một lượng, áo trời Dạ-ma nặng mười tám thù, áo trời Đâu-suất-đà nặng mười hai thù, áo trời Hóa-lạc nặng sáu thù, áo trời Tha-hóa-tự-tại nặng ba thù, áo trời Sắc giới không có tướng nặng, áo trời cõi Dục từ bên gốc cây sanh, không chỉ không may, ví như băng mỏng, ánh sáng sáng trong, có đủ màu sắc, áo trời Sắc giới, thuần ánh sáng kim sắc.
            Như vậy áo báu trải làm chỗ ngồi, Bồ-tát ngồi lên, đó thành bậc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
            Hỏi: Sao chỉ nói chư thiên trải áo, không nói đại Bồ-tát ở mười phương trải tòa cho Phật? Các Bồ-tát lúc sắp thành đạo đều trải tòa cho Phật, hoặc rộng dài đều một do tuần, mười trăm ngàn vạn ức cho đến vô lượng do tuần, cao cũng như vậy. Các tòa báu ấy do phước đức vô lậu của Bồ-tát phát sanh, chư thiên mắt còn không thấy được huống gì lấy tay rờ. Ba đời mười phương chư Phật, hàng ma đắc đạo, trang nghiêm Phật sự, thảy đều soi thấy, ví như gương sáng. Tòa của Bồ-tát đẹp như vậy, cớ sao không nói?
            Đáp: Bát-nhã ba-la-mật có hai thứ: 1. Là nói chung cho Thanh-văn, Bồ-tát và chư thiên. 2. Chỉ nói riêng cho Bồ-

* Trang 511 *
device

tát đầy đủ mười trụ. Trong Bát-nhã ba-la-mật này thì nên nói Bồ-tát trải tòa cho Phật, vì sao? Vì chư thiên biết ân Phật không đến một đời, hai đời, các đại Bồ-tát. Bồ-tát như vậy, cớ sao không dùng thần lực mà cúng dường Phật. Còn ở trong đây hợp với Thanh-văn mà nói, nên không nói Bồ-tát trải tòa.
            KINH: Muốn lúc chứng được Vô-thượng Chánh đẳng Chánh giác, chỗ đi, đứng, ngồi, nằm, đất đều là kim cương (varja),  nên học Bát-nhã ba-la-mật.
            Luận: Hỏi: Vì sao nơi chỗ bốn oai nghi đi, đứng, ngồi, nằm của Phật, đất đều là kim cương?
            Đáp: Có người nói: Lúc Bồ-tát đến dưới cội bồ-đề, ngồi ở chỗ đó thành chứng Vô-thượng-chánh-đẳng bồ-đề, bấy giờ Bồ-tát vào trong thật tướng chư pháp, không có đất nào đủ sức đở Bồ-tát, vì sao? Vì đất đều là quả báo do nghiệp hư dối chúng sanh mà có nên không thể đỡ Bồ-tát. Lúc Bồ-tát sắp thành Phật, thân Phật là thân thật tướng trí tuệ, lúc ấy chỗ ngồi biến thành kim cương.
            Có người nói: Đất ở trên Kim luân, Kim luân ở trên Kim cương, từ mé Kim cương xuất ra đài hoa sen thẳng lên đở chỗ ngồi của Bồ-tát, khiến không lún sụp, vì vậy nên chỗ ngồi đạo tràng gọi là Kim cương.[1]
            Có người nói: Thành Phật rồi, chỗ đi, đứng, ngồi, nằm đều biến thành Kim cương.
            Hỏi: Kim cương cũng do nghiệp hư dối của chúng sanh mà có, làm sao đỡ Phật được?
 

[1] T. 51: Đại đường tây vực ký (大唐西域記), quyển 8, tr. 915b15-20.
Times;mso-hansi-font-family:CN-Times; mso-bidi-font-family:CN-Times;color:black'>普曜經), quyển 5, tr. 514c13-20; T. 3: Phật bổn hành kinh (佛本行集經), quyển 26, tr. 773a7-20; T. 4: Phật bổn hành kinh (佛本行經), quyển 3, tr. 75c24-76a9; T. 24: Căn bổn thuyết nhất thiết hữu bộ tỳ-nại-da phá tăng sự (根本說一切有部毘奈耶破僧事), quyển 5, tr. 122c25-28; T. 22: Tứ phần luật (四分律), quyển 31, tr. 781a14-23.
[2] T. 54: Nhất thiết kinh âm nghĩa (一切經音義), Đường Huệ Lâm soạn, quyển 4, tr. 332a1.

* Trang 512 *
device

            Đáp: Kim cương tuy cũng do nghiệp hư dối tạo thành, song bền chắc hơn đất, không còn có gì hơn nữa. Nước ở dưới kim cương, các đại long vương lấy vật kiên cố ấy dâng Phật, đây cũng là do nghiệp đời trước của Phật nên được chỗ an lập này.
            Lại nữa, Phật biến Kim cương và bốn đại thành hư không, hư không không hư dối, trí tuệ Phật cũng không hư dối. Hai việc đã đồng nhau, cho nên đỡ được.
            KINH: Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát, muốn ngay trong ngày xuất gia liền được Vô-thượng Chánh đẳng Chánh giác và chuyển pháp luân, khi chuyển pháp luân, vô lượng vô số chúng sanh xa lìa trần cấu, được pháp nhãn tịnh đối với các pháp; vô lượng vô số chúng sanh vì không thọ hết thảy pháp nên được giải thoát khỏi các lậu tâm; vô lượng vô số chúng sanh được không thối chuyển đối với Vô-thượng Chánh đẳng Chánh giác,  nên học Bát-nhã ba-la-mật.
            LUẬN: Hoặc có Bồ-tát ở trong đời ác chúng sanh tà kiến, vì trừ tà kiến cho họ nên thật hành hạnh cần khó rất khó, như đức Phật Thích-ca văn ở trong rừng cây Ưu-lâu-tần-loa (Uruvela) ngày ăn một mè một gạo. Các ngoại đạo nói: Tiên sư chúng tôi tuy tu khổ hạnh, không bằng sáu năm cần khổ như vậy.[1]
            Lại có người nói: Phật có nghiệp ác đời trước, nên
 

[1] T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 24, tr. 235b13-18.

* Trang 513 *
device

nay chịu khổ báo ấy.
            Lại có Bồ-tát cho rằng Phật thật thọ khổ ấy nên phát tâm rằng: Ta sẽ ngay trong ngày xuất gia được thành Phật.
            Lại có Bồ-tát ở vào đời tốt xuất gia, như Đại-thông-tuệ cầu Phật đạo, ngồi kiết già phu, trải mười tiểu kiếp mới được thành Phật.[1] Bồ-tát nghe vậy, phát tâm rằng: Nguyện Ta ngày trong ngày liền được thành Phật.
            Lại có Bồ-tát thành Phật rồi, không chuyển pháp luân liền, như đức Phật Nhiên-đăng thành Phật đã mười hai năm, chỉ phóng hào quang, không người nào biết, nên không thuyết pháp.[2]
            Lại như Phật Tu-phiến-đa thành Phật rồi, không ai thọ hóa nên làm hóa Phật lưu lại một kiếp thuyết pháp độ người, còn tự thân thì diệt độ.[3]
            Lại như đức Phật Thích-ca văn thành Phật rồi, năm mươi bảy ngày không thuyết pháp.[4] Bồ-tát nghe như vậy, nên phát nguyện: khi Ta thành Phật rồi liền Chuyển pháp luân.
            Lại có đức Phật độ chúng sanh có hạng số, như đức Phật Thích-ca văn, lúc chuyển pháp luân, ông Kiều-trần-như một người được sơ quả, tám vạn chư thiên được pháp nhãn tịnh đối với các pháp.[5] Bồ-tát nghe như vậy rồi, phát nguyện khi ta chuyển pháp luân, vô lượng vô số người được xa lìa trần cấu, được pháp nhãn tịnh đối với các pháp.
            Lại ví như đức Phật Thích-ca văn lúc chuyển pháp
 

[1] Saddharmapuṇḍarīka (Diệu pháp liên hoa kinh ), chương 7: Hoá thành dụ (Pūrvayogaparivarta), tr. 105: Tasya khalu punar bhikṣavo mahābhijñājñāna abhibhuvas tathāgatasya arhataḥ saṃyaksaṃbuddhasya …. Daśam api antarakalpa bodhivṛkṣamūle bodhimaṇḍe ’sthāt sakṛdvartanena paryaṅkena antarād avyutthitaḥ.; T. 9: Diệu pháp liên hoa kinh (妙法蓮華經), quyển 3: Hoá thành dụ phẩm đệ thất, tr. 22b19-c3.      
[2] T. 27: Đại tỳ-bà-sa luận (大毘婆沙論), quyển 98, tr. 506a24-27; quyển 183, tr. 916b19-20.
[3] T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 21, tr. 374c25-29; quyển 23, tr. 390c4-6.
[4] T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 7, tr. 109b22-c4; T. 27: Đại tỳ-bà-sa luận (大毘婆沙論), quyển 182, tr. 914a13-20; T. 41: Câu-xá luận sớ (俱舍論疏), Pháp bảo soạn, quyển 1, tr. 455b2-9.
[5] T. 2: Tạp a-hàm kinh (雜阿含), quyển 15, kinh 379, tr. 103c13-104a29; T. 27: Đại tỳ-bà-sa luận (大毘婆沙論), quyển 66, tr. 343c5-15; quyển 182, tr. 913b5-9; T. 30: Du-già sư địa luận (瑜伽師地論), quyển 83, tr. 763c11-764a1.

* Trang 514 *
device

luân đầu tiên chỉ có một Tỳ-kheo và chư thiên chứng được sơ quả, mà không một người chứng được A-la-hán và Bồ-tát đạo. Thế nên Bồ-tát phát nguyện rằng: Khi ta thành Phật, sẽ làm cho vô lượng vô số chúng sanh, không thọ hết thảy pháp, được giải thoát các lậu tâm, và vô lượng vô số chúng sanh được không thối chuyển đối với Vô-thượng Chánh đẳng Chánh giác.
            Hỏi: Nếu thần lực và công đức độ sanh của chư Phật bằng nhau,[1] thì cớ sao ở đây Bồ-tát lại phát các nguyện như vậy?
            Đáp: Một Phật có thể biến làm vô lượng vô số thân để độ chúng sanh, nhưng thế giới có nơi nghiêm tịnh, có nơi không nghiêm tịnh, Bồ-tát hoặc thấy hoặc nghe có đức Phật tu khổ hạnh khó được thành Phật, có đức Phật không chuyển pháp luân liền, có như đức Phật Thích-ca văn sáu năm khổ hạnh mới thành đạo. Lại nghe lúc chuyển pháp luân đầu tiên chưa có người chứng được A-la-hán huống gì được Bồ-tát đạo. Vì chưa nghe thần lực của chư Phật bình đẳng, nên Bồ-tát phát nguyện như vậy. Nhưng thần lực và công đức của chư Phật bình đẳng không sai khác.
            KINH: Muốn lúc Ta thành Vô-thượng Chánh đẳng Chánh giác, lấy vô lượng vô số Thanh-văn làm tăng, lúc ta thuyết pháp họ liền bèn ở trên tòa đều chứng được A-la-hán,  nên học Bát-nhã ba-la-mật.
 

[1] T. 23: Tát-bà-đa tỳ-ni tỳ- bà-sa (薩婆多毘尼毘婆沙), quyển 1, tr. 510a1-5: Tất cả chư Phật có ba việc: thực hành bình đẳng, pháp thân bình đẳng và độ sanh bình đẳng.  

* Trang 515 *
device

            LUẬN: Có đức Phật lấy Thanh-văn làm tăng, có số có hạn, như đức Phật Thích-ca văn lúc đầu có 1.250 Tỳ-kheo làm Tăng, đức Phật Di-lặc thuyết pháp hội đầu có 99 ức tăng, hội thứ hai có 96 ức, hội thứ ba có 93 ức. Tăng của chư Phật như vậy có hạn có số không đồng. Vì vậy nên Bồ-tát nguyện rằng: Ta sẽ lấy vô lượng vô số Thanh-văn làm Tăng.
            Lại có đức Phật thuyết pháp cho chúng sanh, thuyết lần đầu người nghe được sơ quả, lúc khác lại thuyết được nhị quả, tam quả, tứ quả. Như đức Phật Thích-ca văn thuyết pháp cho năm Tỳ-kheo, chứng được sơ quả, ngày sau chứng được A-la-hán. Như Xá-lợi-phất được sơ quả, nữa tháng sau mới được A-la-hán quả.[1] Ma-ha Ca-diếp trông thấy Phật liền được sơ quả, qua tám ngày được A-la-hán.[2] Như A-nan được quả Tu-đà-hoàn, mười hai năm hầu hạ Phật, sau khi Phật Bát Niết-bàn mới được A-la-hán. Các A-la-hán như vậy không phải một lúc chứng được bốn quả, vì vậy nên Bồ-tát phát nguyện rằng: Lúc ta một lần thuyết pháp, người nghe liền ở trên tòa đều chứng được A-la-hán.
            KINH: Nguyện ta sẽ lấy vô lượng vô số đại Bồ-tát làm tăng, lúc ta thuyết pháp, vô lượng vô số Bồ-tát đều được A-la-hán.
            LUẬN: Bồ-tát sở dĩ phát nguyện này, là vì thấy chư Phật phần nhiều lấy Thanh-văn làm Tăng, không tách riêng Bồ-tát Tăng, như các Bồ-tát Di-lặc, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi v.v... vì đức Phật Thích-ca văn không tách riêng Bồ-tát tăng, nên đã
 

[1] T. 23: Căn bổn thuyết nhất thiết hữu bộ tỳ-nại-da xuất gia sự (根本說一切有部毘奈耶出家事), quyển 2, tr. 1028a11-23.
[2] T. 2: Tạp A-hàm kinh (雜阿含), quyển 41, kinh 1144, tr. 303c1-2.
mso-hansi-font-family:CN-Times;mso-bidi-font-family:CN-Times;color:black'>四分律), quyển 31, tr. 781a14-23.
[2] T. 54: Nhất thiết kinh âm nghĩa (一切經音義), Đường Huệ Lâm soạn, quyển 4, tr. 332a1.

* Trang 516 *
device

phải nhập vào Thanh-văn Tăng theo thứ lớp ngồi.
            Lại có đức Phật vì nhất thừa thuyết pháp, thuần lấy Bồ-tát làm Tăng.
            Lại có đức Phật lấy cả Thanh-văn Bồ-tát lẫn lộn làm tăng, như nước đức Phật A-di-đà Bồ-tát Tăng nhiều, Thanh-văn Tăng ít. Vì vậy nên nguyện lấy vô lượng Bồ-tát làm Tăng.
            Lại có đức Phật lúc chuyển pháp luân đầu tiên không có ba người được A-bệ-bạt-trí (không thối chuyển). Vì vậy nên Bồ-tát nguyện rằng: Ta thuyết pháp lần đầu có vô lượng vô số người được A-bệ-bạt-trí.
            KINH: Muốn được sống lâu vô lượng, ánh sáng đầy đủ, thời nên học Bát-nhã ba-la-mật.
            LUẬN: Chư Phật thọ mạng có dài có ngắn. Như đức Phật Tỳ-bà-thi sống tám vạn bốn ngàn năm, như đức Phật Câu-lưu-tôn sống sáu vạn năm, Phật Câu-na-hàm Mâu-ni sống ba vạn năm, Phật Ca-diếp sống hai vạn năm, Phật Thích-ca văn sống trăm tuổi.[1] Ít có ai quá hơn đức Phật Di-lặc sống tám vạn bốn ngàn năm.[2]
            Như đức Phật Thích-ca văn hào quang chiếu thường là xa một trượng, đức Phật Di-lặc hào quang chiếu thường xa mười dặm.
            Hào quang và thọ mạng của chư Phật có hai thứ: 1. Ẩn tàng. 2. Là hiển hiện. 1. Là chân thật. 2. Là vì chúng sanh nên ẩn tàng. Chân thật là vô lượng hiển hiện, vì chúng sanh là có
 

[1] T. 1: Trường a-hàm kinh (長阿含經), quyển 1, Đại bổn kinh (大本經), tr. 2a4-8; Trường bộ kinh II, kinh số 14: kinh Đại bổn duyên (Mahāpadāna-sutta); T. 1: Thất Phật kinh (七佛經), quyển 1, tr. 150b26-c12.
[2] T. 1: Trung a-hàm kinh (中阿含經), quyển 13: Vương tương ưng phẩm (王相應品), thuyết bổn kinh (說本經), tr. 510b24-29.

* Trang 517 *
device

hạng có lượng.
            Thật thì Phật thọ mạng không phải ngắn, vì chư Phật đầy đủ nghiệp nhân duyên trường thọ, như Phạm thiên Bà-già nhờ kiếp trước cứu nhơn mạng một làng, cho nên đuợc thọ mạng vô lượng vô số. Theo pháp của Phạm thế thì sống không quá nửa kiếp, nhưng riêng Phạm thiên này sống vô lượng. Vì vậy nên ông sanh tà kiến nói rằng: “Chỉ có ta thường trú”. Phật đi đến bên phá tà kiến đó, nói duyên trước của ông nhờ cứu mạng cho một làng mà còn được sống lâu như vậy,[1] huống Phật đời đời cứu vô lượng vô số chúng sanh, hoặc đem thí vật cứu giúp, hoặc đem thân mạng chết thế, cớ sao sống không quá hạn trăm tuổi?
            Lại nữa, giới không sát sanh là nghiệp nhân cho sống lâu, Phật đem tâm đại từ thương chúng sanh thấu xương tủy, còn thường vì chúng sanh mà chết, huống gì sát sanh.
            Lại nữa, trí tuệ biết thật tướng chư pháp, chân thật không hư dối, cũng là nghiệp nhân duyên cho sống lâu; Bồ-tát do công đức trì giới hòa hợp với Bát-nhã ba-la-mật còn được sống lâu vô lượng, huống gì Phật đời đời đầy đủ vô lượng công đức ấy, mà mạng sống có hạn.
            Lại nữa, như trong hết thảy sắc, Phật thân đệ nhất; trong hết thảy tâm, Phật tâm đệ nhất; vì vậy nên trong hết thảy thọ mạng, Phật thọ mạng đệ nhất. Như người tục nói: Người sanh ở đời, sống lâu là quá, Phật ở trên người, thọ mạng cũng phải dài lâu!
            Hỏi: Phật tuy có nghiệp nhân trường thọ, vì sanh vào
 

[1] T. 2: Tạp a-hàm kinh (雜阿含), quyển 44, kinh 1195, tr. 324b3-c16.
'>七佛經), quyển 1, tr. 150b26-c12.
[2] T. 1: Trung a-hàm kinh (中阿含經), quyển 13: Vương tương ưng phẩm (王相應品), thuyết bổn kinh (說本經), tr. 510b24-29.

* Trang 518 *
device

đời ác, nên thọ mạng phải ngắn, dùng thọ mạng ngắn ấy đủ hoàn thành Phật sự, chứ cần chi phải dài?
            Lại Phật do lực thần thông, trong một ngày đủ hoàn thành Phật sự, huống gì trăm năm?
            Đáp: Ở đây cõi Diêm-phù-đề ác nên Phật thọ mạng phải ngắn, các nơi khác lành, nên Phật thọ mạng phải dài.
            Hỏi: Nếu như vậy, Bồ-tát sanh vào cung vua Tịnh-phạn ở cõi Diêm-phù-đề, xuất gia, thành đạo mới là Phật thật, còn ở nơi khác đều do lực thần thông biến hóa làm Phật để độ chúng sanh ư?
            Đáp: Lời ấy không đúng, vì cớ sao? Vì ở các chỗ thuộc cõi Diêm-phù-đề khác cũng sẽ nói Phật ở nước ta là Phật thật, còn ở các chỗ khác là Phật biến hóa, sao biết? Vì nếu ở các quốc độ khác tự biết đó là hóa Phật thời sẽ không chịu tín thọ giáo giới.
            Lại như người ở các quốc độ khác sống lâu một kiếp, nếu Phật sống trăm tuổi, thì so với họ chưa đủ một ngày, chúng sanh kia sẽ khởi tâm kiêu mạng, không chịu thọ giáo. Kia chắc chư Phật sống một kiếp là Phật thật, còn đây là Phật biến hóa. Như kinh Thủ-lăng-nghiêm Tam-muội nói: Thần thông biến chiếu Phật, sống bảy trăm ngàn vô số kiếp. Phật bảo với Văn-thù-thi-lỵ rằng: “Phật kia là thân ta” Phật kia cũng nói: “Phật Thích-ca văn là thân ta.”[1]
            Vì vậy nên biết chư Phật sống lâu vô lượng thật. Vì độ người nên thị hiện có dài ngắn. Ông nói Phật Thích-ca văn do lực thần thông nên độ chúng sanh không
 

[1] T. 15: Phật thuyết thủ lăng nghiêm tam-muội kinh (佛說首楞嚴三昧經), quyển 2, tr. 644c16-645a13.
an style='font-size:9.0pt;font-family:"CN-Times","serif";mso-fareast-font-family: PMingLiU'>
[2] T. 1: Trung a-hàm kinh (中阿含經), quyển 13: Vương tương ưng phẩm (王相應品), thuyết bổn kinh (說本經), tr. 510b24-29.

* Trang 519 *
device

không khác gì sống lâu thời không cần sống trăm tuổi, chỉ trong một ngày cũng có thể làm đầy đủ Phật sự.
            Như A-nan có một lần tâm sanh ý niệm rằng: Như đức Phật Nhiên-đăng, Phật Nhất-thiết-thắng, Phật Tỳ-bà-thi sanh ở đời tốt, thọ mạng rất dài có thể làm đủ Phật sự, còn Phật Thích-ca văn của ta. Sanh vào đời ác, thọ mạng rất ngắn, Thế-tôn sẽ không có thể làm đầy đủ Phật sự chăng?
            Bấy giờ, Thế-tôn vào nhật xuất Tam-muội, từ thân biến hóa ra vô lượng chư Phật và vô lượng quang minh, khắp đến mười phương, mỗi mỗi hóa Phật ở các thế giới, đều làm Phật sự, có vị thuyết pháp, có vị hiện thần thông, hoặc hiện thiền định, hoặc hiện ăn cơm, các nhân duyên như vậy, thi tác Phật sự, mà độ chúng sanh.
Từ Tam-muội dậy, bảo A-nan rằng: Ông thấy nghe các việc ấy chăng?
            A-nan thưa: Đã thấy.
            Phật bảo A-nan, Phật dùng thần lực như vậy làm đầy đủ Phật sự được chăng?
            A-nan thưa: Giả sử Phật sống một ngày, và cỏ cây trên đại địa đều là chúng sanh khả độ, thời Phật có thể độ hết, huống gì Phật sống trăm năm.[1]
            Vì vậy nên biết chư Phật sống lâu vô lượng, chỉ vì độ chúng sanh nên thị hiện có dài ngắn, ví như mặt trời mọc, bóng hiện trong nước, tùy nước lớn nhỏ, nước lớn thời bóng lâu diệt, nước nhỏ thời bóng mau diệt. Nếu chiếu vào lưu ly,
 

[1] T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 9, tr. 124b14-125a5; quyển 21, tr. 220b5-25.
�三昧經), quyển 2, tr. 644c16-645a13.
an style='font-size:9.0pt;font-family:"CN-Times","serif";mso-fareast-font-family: PMingLiU'>
[2] T. 1: Trung a-hàm kinh (中阿含經), quyển 13: Vương tương ưng phẩm (王相應品), thuyết bổn kinh (說本經), tr. 510b24-29.

* Trang 520 *
device

núi pha lưu ly, thời bóng trụ lâu. Lại như lửa đốt cỏ cây, đốt ít thời mau tắt, đốt nhiều thời lâu tắt. Không thể chỗ tắt không có lửa chỗ đốt nhiều cũng không có lửa, nghĩa ánh sáng dài ngắn cũng như vậy.
            KINH: Lúc ta thành Vô-thượng Chánh đẳng Chánh giác, trong thế giới không có dâm dục, sân nhuế, ngu si, cũng có tên gọi ba độc. Hết thảy chúng sanh thành tựu trí tuệ khéo trì giới, khéo thiền định, khéo tu phạm hạnh, khéo không nhiễu hại chúng sanh,  nên học Bát-nhã ba-la-mật.
            LUẬN: Hỏi: Nếu thế giới không ba độc cũng không có danh tự ba độc, vì sao Phật xuất sanh ở thế giới đó?
            Đáp: Tham dục, sân nhuế, ngu si gọi là ba bất thiện căn, là pháp hệ thuộc cõi Dục. Phật nói tham dục, sân nhuế, ngu si, đó là điều bất thiện hệ thuộc cõi Dục, còn nếu Phật nói nhiễm ái, vô minh, thời đây là bất thiện thông cả ba cõi.
            Có thế giới Phật thuần là người ly dục, vì hạng chúng sanh đó, Bồ-tát nguyện rằng: Lúc ta thành Phật, trong nước không có ba độc và danh tự ba độc.
            Lại có thế giới Phật thanh tịnh, thuần là bậc bất thối chuyển, pháp tánh sanh thân Bồ-tát, không các phiền não, chỉ có tập khí thừa. Cho nên nói không có danh từ ba độc.
            Nếu có người nói, như Bồ-tát nguyện rằng: Ta sẽ độ hết thảy chúng sanh, mà chúng sanh thật không độ hết, đây

* Trang 521 *
device

đây cũng như vậy. Muốn làm cho thế giới không có danh tự ba độc, và cũng thật có ba độc không hết. Nếu hoàn toàn không ba độc, thì Phật dùng làm gì? Như đại địa không tối, thời không cần mặt trời chiếu. Như Kinh nói: Nếu không có ba pháp thời Phật không ra đời. Nếu ba pháp không dứt thời không lìa khỏi sanh già, bệnh, chết. Ba pháp là ba độc, như trong kinh Ba pháp nói rộng.[1]
            Lại nữa, có thế giới chúng sanh phân biệt các pháp là thiện là bất thiện, là trói, là mở v.v... đối với pháp nhất tướng tịch diệt mà sanh hý luận. Vì vậy Bồ-tát nguyện rằng: Nguyện làm cho chúng sanh ở thế giới ta không sanh ba độc, biết thật tướng ba độc tức là Niết-bàn.[2]
            Hỏi: Hết thảy chúng sanh có trí tuệ như vậy, là trí tuệ gì?
            Đáp: Trí tuệ đây là chánh kiến thuộc thế gian. Chánh kiến thế gian nói có bố thí, có tội phước, có đời nay đời sau, có A-la-hán.[3] Vì tin tội phước nên khéo bố thí, tin có A-la-hán nên khéo trì giới, khéo thiền định, khéo tu phạm hạnh. Được lực chánh kiến, nên khéo không nhiễu hại chúng sanh. Chánh kiến thế gian là cội gốc của vô lậu trí tuệ, vì vậy nên nói trong nước không có danh từ ba độc.
            Tham dục có hai: 1. Tà tham dục. 2. Tham dục.
            Sân nhuế có hai: 1. Tà sân nhuế. 2. Sân nhuế.
            Ngu si có hai: 1. Tà kiến ngu si. 2. Ngu si.
            Chúng sanh có ba tà độc như vậy. Khó có thể hóa độ;
 

[1] T. 2: Tạp A-hàm kinh (雜阿含), quyển 14, kinh 346, tr. 95c17-96b24.
[2] T. 14: Duy-ma-cật sở thuyết kinh (維摩詰所說經), quyển 2, tr. 549a28-b15, T. 15: Tư ích phạm thiên sở vấn kinh (思益梵天所問經), quyển 2, tr. 40c25-41a11; T. 15: Chư pháp vô hành kinh (諸法無行經), quyển 2, tr. 759c13-14,760a12-14; T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 80, tr. 622a17-26.
[3] T. 2: Tạp a-hàm kinh (雜阿含), quyển 28, kinh 785,  tr. 203a20-26; T. 1: A-na-luật bát niệm kinh (阿那律八念經), tr. 836b21-27. 

* Trang 522 *
device

còn ba độc kia dễ độ.
            Không có danh t ba độc là không có danh tự ba tà độc.
            Năm việc khéo bố thí v.v... như trong chương Phóng quang nói.[1]
            KINH: Khiến cho Ta sau khi vào Niết-bàn, pháp không diệt tận, cũng không có danh tự diệt tận,  nên học Bát-nhã ba-la-mật.
            Luận: Hỏi: Phật là chủ của pháp còn bị diệt độ, cớ sao nói pháp không diệt tận?
            Đáp: Như trên nói, đó là nguyện của Bồ-tát, không hẳn sự thật. Hết thảy pháp hữu vi, do nhân duyên hòa hợp sanh, làm sao thường trú không diệt được. Phật như mặt trời sáng, pháp như ánh sáng, lại sau mặt trời lặng, làm sao mặt trời lặng mà ánh sáng thừa không diệt được? Chỉ vì trụ lâu, không thể thấy diệt, cho nên nói là bất diệt.
            Lại nữa, Bồ-tát thấy pháp của chư Phật trụ có dài có ngắn. Như pháp của Phật Ca-diếp trụ bảy ngày, pháp của Phật Thích-ca văn trụ một ngàn năm. Thế nên Bồ-tát phát nguyện rằng: Pháp tuy là hữu vi, nguyện cho tương tục không dứt, như lửa được củi truyền nối không dứt.
            Lại nữa, thật tướng chư pháp gọi là Phật pháp, pháp thật tướng ấy chẳng sanh chẳng diệt, chẳng đoạn chẳng thường, chẳng một, chẳng khác đi, chẳng đến chẳng đi,[2] chẳng thọ chẳng động, chẳng đắm chẳng nương, không có gì như
 

[1] T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 8, tr. 120b1-121b12.
[2] Madhyamaka śāstra (trung luận), chương 1, kệ 1: Anirodham-anutpādam-anucchedam-aśāśvatam, Anekārtham-anānārtham-anāgamam-anirgamam.
","serif";mso-fareast-font-family: PMingLiU;color:black'>n 13: Vương tương ưng phẩm (王相應品), thuyết bổn kinh (說本經), tr. 510b24-29.

* Trang 523 *
device

tướng Niết-bàn. Pháp tướng như vậy, làm sao có diệt.
            Hỏi: Pháp tướng như vậy là hết thảy Phật pháp đều nên không diệt?
            Đáp: Như đã nói, thật tướng các pháp không có diệt. Có người ức tưởng phân biệt chấp thủ tướng các pháp, hoại pháp thật tướng, dùng lối hai pháp để nói, cho nên có diệt, còn trong pháp thật tướng không có diệt.
            Lại nữa, pháp Bát-nhã ba-la-mật vô ngại, nhóm vô lượng công đức nên tùy bản nguyện mà pháp pháp nối nhau, không thấy nó diệt, ví như ngước bắn hư không, mũi tên đi rất xa, người tuy không thấy, nhưng chắc chắn nó phải rơi xuống.[1]
            KINH: Lúc ta được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, hằng hà sa thế giới chúng sanh ở mười phương, ai nghe danh Ta, chắc chắn được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, muốn được công đức như vậy,  nên học Bát-nhã ba-la-mật.
            LUẬN: Hỏi: Có người sanh gặp đời Phật, ở trong Phật pháp mà còn đọa địa ngục như Đề-bà-đạt-đa (devadatta), Câu-ca-lê (Kokālika), Ha-đa Thích-tử v.v... vì ba pháp bất thiện che tâm, nên đọa địa ngục.[2] Thế tại sao trong đây nói ở thế giới cách Phật như hằng hà sa, chỉ nghe danh tự Phật liền được đạo ư?
            Đáp: Đã nói có hai Phật thân: 1. Pháp tánh sanh thân Phật. 2. Hiện hóa thân Phật tùy theo chúng sanh hơn kém. Vì là pháp tánh sanh thân Phật nên nói cho đến chỉ nghe danh
 

[1] T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 7, tr. 108b14-c10; quyển 20, tr. 210b14-c22; quyển 30, tr. 277b24-278c16.
[2] T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 1, tr. 63b18-19; quyển 11, tr. 143c27-144a2; quyển 13, tr. 157b3-158a12; quyển 14, tr. 164c1-165a11.
ānārtham-anāgamam-anirgamam.
","serif";mso-fareast-font-family: PMingLiU;color:black'>n 13: Vương tương ưng phẩm (王相應品), thuyết bổn kinh (說本經), tr. 510b24-29.

* Trang 524 *
device

mà được độ, vì là Phật thân hiện hóa theo chúng sanh nên nói tuy sanh cùng đời Phật mà tùy nghiệp nhân duyên nên có người đọa địa ngục.
            Pháp tánh sanh thân Phật thì không việc gì không cứu giúp, không nguyện gì không viên mãn, vì cớ sao? Vì trong vô lượng vô số kiếp chứa nhóm tất cả công đức thiện bẩn, đầy đủ tất cả trí tuệ vô ngại, là chủ giữa Thánh, chư thiên và đại Bồ-tát, ít được trông thấy, ví như ngọc báu như ý, khó thấy khó được. Nếu ai thấy được thì sở nguyện chắc chắn hiện quả. Cũng như vị thuốc hỷ kiến, hể ai thấy được, các bệnh tiêu trừ. Cũng như chuyển luân Thánh vương, hể ai thấy được giàu đủ mọi điều. Cũng như Thích-đề Hoàn-nhơn, hể ai thấy được, được mọi điều theo nguyện. Cũng như Phạm thiên vương chúng sanh nương dựa, sự khủng bố trừ hết. Cũng như người niệm Quán-thế-âm, được thoát khỏi ách nạn. Các việc ấy còn như vậy, huống gì pháp tánh sanh thân chư Phật.
            Hỏi: Phật Thích-ca văn cũng là phần pháp tánh sanh thân Phật, không có khác thể, cớ sao lúc Phật ở đời, có người làm năm tội ngũ nghịch, đói khát, đạo tặc, có những việc ác như vậy?
            Đáp: Phật Thích-ca văn vốn có thệ nguyện ta muốn sanh ra đời ác, đem đạo pháp độ chúng sanh, không vì đời giàu đáng vui thú mà xuất hiện. Nếu Phật lấy sức ban cho, thời không việc gì không được.
            Lại cũng vì chúng sanh phước đức mỏng, tội cấu sâu nặng, nên không được độ thoát theo ý.

* Trang 525 *
device

            * Lại nay Phật chỉ nói thanh tịnh Niết-bàn mà chúng sanh nghị luận chê bai rằng: Cớ sao nuôi nhiều đệ tử, hóa đạo nhân dân, đó cũng là sự trói buộc. Chỉ đem pháp Niết-bàn giáo hóa còn bị chê bai, huống gì xen nói các vui thế gian. Như Đề-bà-đạt muốn dưới bàn chân có bánh xe nghìn tăm, lấy sắc làm khuông, đốt mà áp bàn chân vào, áp xong chân hoại, thân khổ la lớn.
            Bấy giờ A-nan nghe rồi khóc lóc bạch Phật: Anh tôi sắp chết, xin Phật thương cứu.
            Phật liền đưa tay đến xoa thân Đề-bà-đạt và nói lời thành thật rằng: Ta xem La-hầu-la với Đề-bà-đạt bằng nhau, vết thương kia sẽ tiêu.
            Khi ấy các thống khổ của Đề-bà-đạt liền trừ hết, chấp tay nhìn xem, biết đó là tay Phật, liền nói rằng: Con vua Tịnh-phạn lấy y thuật đủ tự nuôi sống.
            Phật bảo A-nan, ông xem thấy Đề-bà-đạt chăng? Dụng tâm như thế, làm sao độ được![1] Nếu người tốt ở đời thời không có lỗi ấy.
            Chúng sanh như vậy, nếu đem cái vui thế gian ra dạy, thì không thể độ được. Các nhân duyên về việc này, trên kia đã nói rộng.[2]
            Do vậy nên nói: nghe danh tự Phật mà có người được đạo, có người không được.
            * Lại nữa, Phật thân có vô lượng vô số không đồng, có đức Phật thuyết pháp làm cho chúng sanh đắc đạo, có đức
 

[1] T. 24: Căn bổn thuyết nhất thiết hữu bộ tỳ-nại-da phá tăng sự (根本說一切有部毘奈耶破僧事), quyển 18, tr. 191c20-192a14; T. 28: A-tỳ-đàm tỳ-bà-sa luận (阿毘曇毘婆沙論), quyển 43, tr. 323c17-27; T. 27: Đại tỳ-bà-sa luận (大毘婆沙論), quyển 83, tr. 430b5-13.
[2] T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 8, tr. 116b11-c6,117b29-c17,118b10-120a29; quyển 30, tr. 278a8-279b1,284b26-c28.
;mso-fareast-font-family:PMingLiU;color:black'>.

* Trang 526 *
device

Phật phóng hào quang, chúng sanh gặp được mà đắc đạo, có đức Phật lấy thần thông biến hóa chỉ bày tâm kia mà làm cho đắc đạo, có đức Phật chỉ hiện sắc thân, mà làm cho chúng sanh đắc đạo, có đức Phật khắp lỗ chân lông trên mình xuất ra hương diệu, chúng sanh nghe hương mà đắc đạo, có đức Phật lấy đồ ăn cho chúng sanh mà chúng sanh đắc đạo, có đức Phật, chúng sanh chỉ nhớ tới mà đắc đạo, có đức Phật lấy âm thanh tất cả cây cỏ mà làm Phật sự. Khiến chúng sanh đắc đạo, có đức Phật, chúng sanh nghe tên mà đắc đạo, vì là Phật nên nói: Khi Ta làm Phật, ai nghe tên Ta đều khiến cho đắc độ.
            Lại nữa, nghe tên, không chỉ vì tên mà liền đắc đạo, nhưng nghe rồi tu đạo, vậy sau đắc độ. Như trưởng giả Tu-đạt mới đầu nghe tên Phật, nội tâm kinh sợ vui mừng đi đến Phật nghe pháp mà đắc đạo.[1]
            Lại như Bà-la-môn Thế-di-la từ chỗ ngồi Phạm-chí bện tóc Kê-nê-da, mới đầu nghe tên Phật tâm liền kinh hãi vui mừng, đi thẳng đến chỗ Phật, nghe pháp đắc đạo. Ấy là chỉ nói nghe tên, nghe tên là nhân duyên đắc đạo, chứ chẳng phải đắc đạo.
            Hỏi: Trong Kinh này nói nghe danh tự chữ Phật tức thời đắc đạo, chứ không nói nghe tên rồi tu hành mới đắc?
            Đáp: Nay nói tức thời, không nói trong nhất tâm, chỉ nói không có việc gì khác xen vào, nên nói tức thời, ví như trong Kinh dạy khi tu tâm từ, tức là tu bảy giác ý.
            Có người nạn rằng: Từ Tam-muội thuộc hữu lậu, duyên tướng chúng sanh mà phát khởi, cớ sao nói tức là lúc tu bảy
 

[1] T. 2: Tạp A-hàm kinh (雜阿含), quyển 22, kinh 592, tr. 157b18-158b23; T. 22: Tứ phần luật (四分律), quyển 50, tr. 938b20-939a19; T. 23: Thập tụng luật (十誦律), quyển 34, tr. 243c20-244b15.
A-tỳ-đàm tỳ-bà-sa luận (阿毘曇毘婆沙論), quyển 43, tr. 323c17-27; T. 27: Đại tỳ-bà-sa luận (大毘婆沙論), quyển 83, tr. 430b5-13.
[2] T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 8, tr. 116b11-c6,117b29-c17,118b10-120a29; quyển 30, tr. 278a8-279b1,284b26-c28.
;mso-fareast-font-family:PMingLiU;color:black'>.

* Trang 527 *
device

giác ý? Người đáp rằng: từ Từ tâm khởi dậy tức tu bảy giác ý, không có pháp khác xen vào giữa, nên nói là tức thời.
            Tức thời có hai: 1. Đồng thời. 2. Tuy lâu không có pháp khác xen vào, tức tâm ấy mà tiếp tu bảy giác ý, cũng gọi là tức thời.[1]
            Lại nữa, có chúng sanh phước đức thuần thục, tâm kiết sử mỏng, nên sẽ đắc đạo, nếu nghe tên Phật tức thời đắc đạo.
            Lại nữa, do oai lực của Phật, nghe liền đắc độ, ví như mụt nhọt đã chín, nếu không trị, gặp chút nhân duyên cũng liền tự khô; cũng như quả chín, nếu không người hái, gặp chút gió rung cũng tự rơi xuống, ví như lụa trắng sạch mới, để nhuộm màu, vì hạng người như vậy nên nói nếu nghe tên Phật, tức thời đắc đạo, ví như quỷ thần ám người, nghe tên câu chú của tiên nhân, tức thời bỏ đi.
            Hỏi: Thế giới xa qua hằng hà sa, ai truyền tên Phật khiến họ được nghe?
            Đáp: Phật dùng thần lực, lỗ chân lông trên toàn thân phóng vô lượng ánh sáng, trên mỗi mỗi ánh sáng đều có hoa sen báu, trên mỗi mỗi đều có Phật ngồi, mỗi mỗi Phật đều nói diệu pháp để độ chúng sanh, lại nói danh tự chư Phật, do vậy nên nghe, như trong chương Phóng quang đã nói.[2]
            Lại nữa, các đại Bồ-tát do bổn nghiệp muốn đến chỗ không có Phật pháp, xưng dương danh hiệu Phật; như nói
 

[1] T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 93, tr. 712b2-6.
[2] T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 1, Tự phẩm (序品), tr. 217b10-c5; T. 8: Phóng quang Bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 1, Phóng quang phẩm (放光品), tr. 1b9-28; T. 8: Quang tán kinh (光讚經), quyển 1, Quang tán phẩm (光讚品), tr. 147b13-c12; T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 9, tr. 124b20-25; T. 24: Căn bổn thuyết nhất thiết hữu bộ tỳ-nại-da tạp sự (根本說一切有部毘奈耶雜事), quyển 26, tr. 332b3-21.
imes","serif"; mso-fareast-font-family:PMingLiU;color:black'>), quyển 80, tr. 622a17-26.
[3] T. 2: Tạp a-hàm kinh (雜阿含), quyển 28, kinh 785,  tr. 203a20-26; T. 1: A-na-luật bát niệm kinh (阿那律八念經), tr. 836b21-27. 

* Trang 528 *
device

trong phẩm này,[1] cho nên được nghe.
            Lại có người đại công đức, ở giữa hư không, nghe danh hiệu Phật như Tát-đà-ba-luân Bồ-tát (Thường-đề Bồ-tát).[2] Lại có khi từ chư thiên nghe, hoặc nghe trì trong âm thanh của cây, hoặc nghe từ trong mộng.
            Lại nữa, chư Phật có lực bất khả tư nghì, hoặc tự đi đến nói, hoặc dùng tiếng bảo.
            Lại như Bồ-tát khởi nguyện, thệ độ hết thảy chúng sanh, vì vậy nên nói khi ta thành Phật, chúng sanh trong thế giới xa quá hằng hà sa nghe tên ta đều được thành Phật. Muốn được như vậy,  hãy nên học Bát-nhã ba-la-mật.
            Hỏi: Trên nói muốn được các công đức và các sở nguyện, các việc ấy đều do các hạnh nghiệp hòa hợp thành, cớ sao chỉ nói nên học Bát-nhã ba-la-mật?
            Đáp: Kinh này tên Bát-nhã ba-la-mật, Phật muốn giải nói việc ấy, cho nên trong mỗi chương đều tán thán Bát-nhã ba-la-mật.
            Lại nữa, Bát-nhã ba-la-mật là mẹ của chư Phật. Đối với cha mẹ, công đức mẹ nặng lớn, cho nên Phật lấy Bát-nhã làm mẹ, Ban-châu Tam-muội (Thiền định) làm cha. Tam-muội hay thu nhiếp loạn tâm, khiến trí tuệ được thành, mà không thể quán thật tướng các pháp, Bát-nhã ba-la-mật có thể quán khắp các pháp, phân biệt thật tướng, không việc gì không thấu suốt, không việc gì không thành, công đức lớn lao nên gọi là mẹ. Vì vậy hành giả tuy tu hành sáu Ba-la-mật, và các
 

[1] T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 1, Tự phẩm (序品), tr. 220c7-10.
[2] T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 27, Thường đề phẩm (常啼品), tr. 416a24-417c11.
-c6,117b29-c17,118b10-120a29; quyển 30, tr. 278a8-279b1,284b26-c28.
;mso-fareast-font-family:PMingLiU;color:black'>.

* Trang 529 *
device

công đức hòa hợp, có thể làm cho đầy đủ sở nguyện, nhưng chỉ nói: Nên học Bát-nhã ba-la-mật.
            Lại nữa, như phẩm sau đây của Bát-nhã nói: Nếu không có Bát-nhã ba-la-mật, năm độ kia không gọi là Ba-la-mật,[1] tuy tu khắp các hạnh, cũng không làm đầy đủ sở nguyện, cũng như các tranh vẽ, nếu không có keo thì không dùng được. Chúng sanh từ trong vô thỉ thế giới lại đây, tuy tu bố thí, trì giới, nhẫn nhục, nhất tâm, trí tuệ, thọ quả báo thế gian xong rồi phải trở lại hết vì sao? Vì lìa Bát-nhã ba-la-mật, nay nhờ ân Phật, dùng Bát-nhã ba-la-mật tu hành sáu độ, nên được gọi là Ba-la-mật, thành tựu Phật đạo, làm cho Phật Phật tương tục không cùng tận.
            Lại nữa, khi Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật, khắp quán các pháp đều không, không cũng lại không, diệt các quán, được vô ngại Bát-nhã ba-la-mật,[2] lấy lực đại bi phương tiện, trở lại phát khởi các nghiệp công đức, do nhân duyên của nghiệp thanh tịnh ấy, không nguyện gì không thành. Các công đức khác xa lìa Bát-nhã ba-la-mật, không có trí tuệ vô ngại, làm sao nói: Muốn thành các nguyện nên học Đàn Ba-la-mật (dānapāramitā)v.v...được?
            lại nữa, lại vì năm Ba-la-mật lìa Bát-nhã nên không được gọi là Ba-la-mật.[3] Năm Ba-la-mật kia như mù, Bát-nhã như mắt.[4] Năm Ba-la-mật kia như bình đựng nước mới nung, Bát-nhã ba-la-mật như bình đã nung chín.[5] Năm Ba-la-mật kia như chim không có hai cánh, Bát-nhã ba-la-mật như chim có hai cánh.
 

[1] T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 11, chiếu minh phẩm (照明品), tr. 302b24-c15; quyển 21, Phương tiện phẩm (方便品), tr. 368c22-369c25; T. 8: Phóng quang Bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 9, Chiếu minh phẩm (照明品), tr. 61b13-26; T. 7: Đại Bát-nhã ba-la-mật kinh (大般若波羅蜜多經) quyển 505, đệ tam phần (第三分), Địa ngục phẩm (地獄品), tr. 576c23-577a11; T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 29, tr. 272b24-273a9; quyển 46, tr. 394b4-27.
[2] T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 27, tr. 259c29-260a5.
[3] T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 29, tr. 272c26-273a1.
[4] T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển  29, tr. 273a1-5.
[5] T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 15, tr. 330a1-20

* Trang 530 *
device

            Do các nhân duyên như vậy, Bát-nhã ba-la-mật có thể thành đại sự.
            Vì vậy nên nói: Muốn được các công đức và sở nguyện,  nên học Bát-nhã ba-la-mật.                               
 
(Hết cuốn 34 theo bản Hán)
            

* Trang 531 *
device

Xem mục lục