Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục
CHƯƠNG 32
GIẢI THÍCH: CHÍN TƯỞNG
            KINH: Chín tưởng là tưởng sình, tưởng nứt, tưởng máu chảy, tưởng mủ thúi rả, tưởng bầm xanh, tưởng trùng ăn, tưởng tan rã, tưởng xương trắng, tưởng đốt cháy.
            LUẬN: Hỏi: Nên phải trước tiên tu tập chín tưởng để lìa dục, vậy sau được các thiền, cớ sao sau khi nói các thiền định mới nói đến chín tưởng?
            Đáp: Trước tiên ngợi khen quả báo làm cho tâm hành giả vui, chín tưởng tuy là bất tịnh, nhưng vì người tham quả báo thiền định nên chắc chắn tập hành theo.
            Hỏi: Hành giả làm thế nào để quán chín sự là sình trướng v.v...?
            Đáp: Hành giả trước tiên giữ giới thanh tịnh, khiến tâm không hối tiếc, nên dễ lãnh thọ phép quán, có thể phá các giặc phiền não dâm dục. Quán người khi mới chết, nói lời trối trăng, thở ra không trở lại bỗng liền đã chết. Cả nhà kinh động,

* Trang 18 *
device

gào khóc kêu trời, nói mới đó mà đã đi đâu rồi! Khí dứt thân lạnh, không còn biết gì. Đó là đáng sợ nhất, không nơi nào có thể khỏi. Ví như lúc kiếp tận lửa đốt cháy, không có gì sót lại. Như nói:
                        “Chết đến không giàu nghèo,
                        Không cần tu thiện ác,
                        Không sang cũng không hèn,
                        Già trẻ không ai khỏi,
                        Không cầu xin cứu được,
                        Dối trá cũng không khỏi,
                        Chống đỡ cũng không xong,
                        Không nơi nào thoát khỏi.”
            Chết là nơi vĩnh viễn lìa ân ái, tất cả kẻ còn sống rất ghét, tuy rất ghét mà không ai thoát được. Thân ta không bao lâu, ắt phải như vậy, đồng như cây đá, không hay biết gì. Ta nay không nên tham đắm ngũ dục, thình lình chết đến, đồng như trâu dê, trâu dê là cầm thú, tuy trông thấy con khác chết, vẫn chạy nhãy kêu rống, không tự giác tri, còn ta đã được làm thân người, phân biệt biết tốt xấu, hãy nên tìm cầu pháp cam lồ bất tử. Như nói:
                        “Thân sáu căn đầy đủ,
                        Trí soi cũng sáng lanh,
                        Mà không cầu đạo pháp,

 

* Trang 19 *
device

                        Luống thọ thân trí tuệ,
                        Cầm thú đều cũng biết,
                        Dục lạc để tự vui,
                        Mà không biết phương tiện,

                        Vì đạo tu thiện sự.
                        Đã được làm thân người,
                        Mà chỉ tự buông lung,
                        Không biết tu thiện sự,
                        Với cầm thú khác gì.
                        Chúng sanh ba đường ác,
                        Không được tu thiện đạo,
                        Đã được thân người đây,
                        Hãy gắng tự ích lợi.”
            Hành giả đi đến thây chết,[1] thấy thây chết sình trướng, như đảy da đựng gió, khác với tướng cũ, tâm sanh nhàm sợ rằng, thân ta cũng sẽ như vậy, không khỏi điều đó. Thức làm chủ trong thân, sai khiến thân này thấy, nghe, nói năng, tạo tội, tạo phước, lấy đó tự là đã đi về đâu, mà nay chỉ thấy nhà trống còn đó! thân này tướng tốt, da mịn mày ngài, mắt dài mũi thẳng, trán ngang mày cao, dáng đẹp như vậy, khiến tâm người mê lầm, mà nay chỉ thấy phình trướng, đẹp ở chỗ nào? Tướng nam hay nữ, cũng không thể biết. Quán như vậy rồi, mắng trách tâm đắm dục, cái đảy phân thúi này, sình trướng đáng ghét, đâu đủ để tham trước. Thây chết bị gió
 

[1] T.  15:  Đạt-ma-đa-la thiền kinh (達摩多羅禪經), quyển 2, tr. 316b27-c11.
 

* Trang 20 *
device

nóng lớn dần lên, rã hoại ra trên đất, năm tạng, phân nước tiểu, máu mủ chảy ra, hiện bày tướng xấu. Hành giả thử lấy tướng rã hoại ấy để so với thân mình rằng ta cũng như thế, đều có các vật ấy, không khác gì đây. Ta thật rất ngu, bị cái đảy thân này dối gạt, như con thiêu thân vào lửa, chỉ vì tham ánh sáng không biết cháy thân; đã bị rã hoại, tướng nam nữ tiêu. Điều ta đắm trước cũng đều giống như vậy. Thây chết đã hoại, thịt máu tràn lan; hoặc bị gậy đánh chết, xanh bầm vàng đỏ, hoặc mặt trời nóng bầm đen. Lấy đủ các tướng ấy, để quán điều ta đắm trước như những sắc đỏ trắng tịnh khiết đoan chính, có khác gì với đây? Đã thấy xanh bầm vàng đỏ, chim thú chẳng ăn, chẳng chôn chẳng dấu, chẳng bao lâu tiêu rã, các trùng rúc ăn. Hành giả thấy như vậy rồi, nghĩ thây chết ấy, vốn có sắc đẹp, hướng tốt xoa thân, mặc đồ y phục cao quí, trang sức lụa hoa, mà nay chỉ thúi hôi, tiêu mục bôi bẩn, đây mới là phần đúng thật, còn sự trang sức trước kia, đều là giả mượn. Nếu không đốt không chôn mà đem bỏ đồng trống, bị chim thú ăn, chim móc mắt, chó xé tay chân, cọp sói moi bụng, rách nát, bừa bải trên đất, có cái hết có cái chưa hết. Hành giả thấy rồi, tâm sanh ý tưởng nhàm gớm, suy nghĩ thây ấy khi chưa biến hoại, là chỗ người ta ưa đắm, mà nay bại hoại, không còn tướng cũ, chỉ thấy bừa bãi, làm chỗ chim thú ăn, rất đáng ghét sợ!
Cầm thú đi rồi, gió mặt trời thổi đốt, gân cốt đứt lìa, mỗi thứ mỗi chỗ. Hành giả suy nghĩ: Vốn thấy thân, do hòa hợp mà có thân tướng, đều có thể phân biệt nam nữ, nay đã ly

* Trang 21 *
device

tán, ở mỗi thứ mỗi nơi, không còn hòa hợp, thân tướng cũng không, đều khác với cũ, điều đáng ưa đắm, nay ở nơi đâu?
Thân đã lìa tan, nơi nơi còn xương trắng, chim thú đã ăn hết, chỉ còn lại xương. Quán người xương ấy, ấy gọi là cốt tưởng. Cốt tưởng có hai cách: Một là người xương gân xương liền nhau, hai là xương gần chia lìa. Gân xương liền nhau là phá tướng nam nữ, dài ngắn, sắc đẹp, mịn trơn. Gân xương chia lìa là phá thật tướng căn bản về chúng sanh. Cõi tưởng lại có hai thứ: Một là tịnh, hai là bất tịnh. Tịnh là lâu ngày xương trắng sạch, không máu không mỡ, sắc trắng như tuyết. Bất tịnh là máu thừa bôi bẩn, mỡ cao chưa hết.
Hành giả đi đến trong rừng thây, hoặc thấy cỏ cây chất đống, thiêu đốt tử thi, bụng vỡ mắt lồi, da sắc cháy đen, rất đáng ghét sợ. Trong giây lát biến thành tro than. Hành giả thủ
lấy ý tưởng về tướng cháy ấy, suy nghĩ khi thân này chưa dứt, tắm rửa xoa hương đeo hoa, năm dục vui thích, nay bị lửa đốt, quá hơn binh đao, thây này khi mới chết, hình còn giống người, bị lửa đốt giây lát, tướng cũ đều biến mất.
Hết thảy đã có thân, đều trở về vô thường, ta cũng như thế. Xem chín tưởng ấy thì dứt các phiền não, đối với việc dứt dâm dục là pháp hay hơn cả. Vì để dứt dâm dục nên nói chín tưởng ấy.
            Hỏi: Nói mười tưởng là tưởng vô thường, tưởng khổ, tưởng vô ngã, tưởng ăn bất tịnh, tưởng chết, tưởng bất tịnh, tưởng đoạn, tưởng ly dục, tưởng tận, để dứt trừ việc gì?

 

* Trang 22 *
device

            Đáp: Cũng để dứt ba độc dâm dục v.v...
            Hỏi: Nếu như vậy giữa hai tướng có gì sai khác?
            Đáp: Chín tưởng là để ngăn khỏi bị dâm dục che chấp, khi chưa được thiền định. Còn mười tưởng là có thể trừ diệt ba độc dâm dục v.v... chín tưởng như trói giặc, mười tưởng như chém giết. Chín tưởng là sơ học, mười tưởng là thành tựu.
            * Lại nữa, trong mười tưởng ấy, bất tịnh tưởng thu nhiếp cả chín tưởng. Có người nói: Trong mười tưởng, tưởng bất tịnh, tưởng ăn đồ bất tịnh, tưởng thế gian không thể vui đã gồm đủ chín tưởng.
            Lại có người nói: Mười tưởng, chín tưởng đồng để lìa dục, đều vì Niết-bàn, vì cớ sao? Vì tưởng chết đầu là trong giây lát động chuyển nói năng bổng nhiên đã chết, thân thể sình trướng tiêu hoại phân tán, mỗi mỗi đổi khác, ấy là tưởng vô thường, nếu đắm trước pháp ấy, khi vô thường tiêu hoại, tức là đau khổ. Nếu vô thường khổ, không được tự tại, ấy thời vô ngã. Bất tịnh, vô thường, khổ, vô ngã, thời không thể vui.

            Quán thân như vậy, đồ ăn tuy ở miệng, nước dãi óc chảy xuống, cùng nước miếng hòa hợp thành vị, mà nuốt với nhả như nhau, khi xuống vào trong bụng, tức đó là tưởng về ăn bất tịnh.
            Do chín tưởng này, quán thấy thân thường biến đổi, tiêu diệt trong từng niệm, tức là tưởng về tướng chết.
            Do chín tưởng này mà nhàm chán cái vui thế gian, biết phiền não dứt thời an ổn tịch diệt, tức là tưởng về tướng dứt.

* Trang 23 *
device

            Do chín tưởng này mà ngăn ngừa các phiền não, tức là tưởng về tướng xa lìa.
            Do chín tưởng này mà nhàm chán thế gian, biết thân ngũ uẩn này diệt rồi không còn sanh trở lại, chỗ ấy an ổn, tức là tưởng về tướng tận.
            * Lại nữa, chín tưởng là nhân, mười tưởng là quả. Do đó nên chín tưởng trước, mười tưởng sau.
            * Lại nữa, chín tưởng là cửa ngoài, mười tưởng là cửa trong. Thế nên Kinh nói hai cửa cam lồ: Một là cửa bất tịnh, hai là cửa An-na-bát-na (ānapāna-smti): niệm hơi thở ra vào).
            Chín tưởng này trừ bảy thứ nhiễm trước của con người:[1] Hoặc có người nhiễm trước sắc, hoặc đỏ hoặc trắng, hoặc đỏ trắng, hoặc vàng hoặc đen. Hoặc có người không nhiễm trước sắc, chỉ nhiễm trước hình dung, da mịn, ngón tay thon, mắt dài, mày cao. Hoặc có người không nhiễm trước sắc, dung, chỉ nhiễm trước oai nghi tới, dừng, ngồi, dậy, đi, ở, lễ bái, cúi ngước, dương mày, nhíu mi, gần gủi, đè xoa. Hoặc có người không nhiễm trước dung sắc oai nghi, chỉ nhiễm trước cách nói năng, tiếng êm, lời đẹp, tùy thời mà nói, hợp ý, vâng theo ý chỉ, hay động lòng người. Hoặc có người không nhiễm trước dung sắc, oai nghi, tiếng êm, chỉ nhiễm trước sự xúc chạm mịn
trên, da dịu, cơ mềm, lúc nóng thân mát, lúc lạnh mình ấm. Hoặc có người nhiễm trước cả năm điều trên. Hoặc có người không nhiễm trước năm điều trên, chỉ nhiễm trước tướng người hoặc nam hoặc nữ, dầu có được sáu thứ dục
 

[1] T.  27: Đại tỳ bà sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-大毘婆沙論), quyển 40, tr.  207c10-13; T.  29: Thuận chánh lý luận (順正理論), quyển 59, tr.  671a18-20.
 

* Trang 24 *
device

nhiễm trên, mà không được người mình ưa đắm, nhưng không giải được, bèn bỏ hết năm thứ dục lạc ái trọng của thế gian mà chết theo người đó.
            Tưởng về tướng chết thì phần nhiều trừ được tâm ưa đắm về oai nghi, nói năng: Tưởng về tướng sình trướng, tướng tiêu hoại, tướng trùng ăn, tướng phân tán, thì phần nhiều trừ được tâm ưa đắm về hình dung. Tưởng về tướng huyết khô, tướng bầm xanh, tiêu mục, thì phần nhiều trừ được tâm ưa đắm sắc. Tưởng về tướng xương trắng, đốt cháy, thì phần nhiều trừ được tâm ưa đắm mịn trơn. Cả chín tưởng thì trừ được cả các ưa đắm hổn tạp và người mình ưa thích: Tưởng về tướng trùng ăn, tướng phân tán, tướng xương trắng, thì khắp trừ được tâm ưa đắm người. Vì trong trùng ăn dư tàn xương trắng ly tán ấy không thấy có người để có thể ưa đắm.
            Do chín tưởng quán ấy mà xa lìa tâm ái nhiễm, sân và si cũng mỏng bớt. Trong bất tịnh điên đảo tưởng là tịnh, vì si nên đắm trước thân. Nay lấy chín tưởng này, chia chẻ trong thân, thấy rõ thân tướng, nên tâm ngu si mỏng, tâm ngu si mỏng thời tham dục mỏng, tham dục mỏng thời sân cũng mỏng. Vì cớ sao? Người vì tham thân nên sanh sân, nay quán thân bất tịnh, tâm nhàm chán nên không còn tham thân, không tham thân nên không còn sanh sân. Ba độc mỏng nên hết thảy chín mươi tám núi kiết sử rung động, dần dần tăng tấn cách tu đạo này, dùng Kim-cang tam-muội xô nát núi kiết sử.

 

* Trang 25 *
device

          Chín tưởng tuy là bất tịnh quán, mà nương nó có thể thành đại sự. Ví như thây thúi giữa biển cả, người bị chìm nương lấy đó được lên bờ.
            Hỏi: Chín tưởng này có tính gì? có duyên gì? Nhiếp vào xứ nào?
            Đáp: Có tính thủ tướng, duyên thân ở Dục giới, nhiếp sắc tưởng uẩn, cũng là ít phần của thân niệm xứ, hoặc nhiếp vào Dục giới, hoặc Sơ thiền, Nhị thiền, Tứ thiền. Người tâm tán loạn chưa ly dục tu đắc thời hệ thuộc Dục giới, người tâm ly dục tu đắc, thời hệ thuộc Sắc giới. Tám tưởng như sình trướng v.v... thì nhiếp thuộc Dục giới, Sơ thiền, Nhị thiền. Tưởng xương sạch thì nhiếp vào Dục giới, Sơ thiền, Nhị thiền, Tứ thiền. Trong Tam thiền vui nhiều, nên không có chín tưởng này. chín tưởng này là cửa mở ra cho thân niệm, xứ, thân niệm xứ là cửa mở ra cho ba niệm xứ kia. Bốn niệm xứ này là cửa mở ra ba mươi bảy đạo phẩm, ba mươi bảy đạo phẩm là cửa mở ra thành Niết-bàn. Vào Niết-bàn thì lìa hết thảy các khổ ưu não, vì dứt hết ngũ uẩn nhân duyên nên thọ hưởng Niết-bàn thường lạc.
            Hỏi: Người Thanh-văn quán như vậy, thời nhàm chán lìa dục, mau vào Niết-bàn. Bồ-tát thương xót hết thảy chúng sanh, tập hết thảy Phật pháp, độ hết thảy chúng sanh, không cầu mau vào Niết-bàn mà vẫn quán chín tưởng ấy, sao không rơi vào chỗ chứng quả Nhị thừa?
            Đáp: Bồ-tát sanh tâm thương xót đối với chúng sanh,

* Trang 26 *
device

biết chúng sanh do ba độc nên phải thọ thân đời này, đời sau, tâm thống khổ. Ba độc ấy không bao giờ tự diệt, cũng không thể do lẽ gì khác mà diệt được, mà chỉ quán tướng thân trong ngoài đáng đắm trước, vậy sau mới có thể trừ. Do lẽ ấy, Bồ-tát muốn diệt độc dâm dục ấy nên quán chín tưởng, như người thường kẻ bệnh mà hòa hiệp các vị thuốc để chửa, Bồ-tát cũng như vậy. Vì chúng sanh đắm sắc nên dạy tưởng tướng bầm xanh v.v..., tùy theo chỗ đắm trước mà phân biệt các tướng, như trước đã nói. Ấy là Bồ-tát thực hành quán chín tưởng.
            * Lại nữa, Bồ-tát lấy tâm đại từ bi, tu hành chín tưởng này với suy nghĩ rằng: Ta chưa đầy đủ tất cả Phật pháp, không vào Niết-bàn đây là một pháp môn, ta không nên ở an trong một pháp môn này ta sẽ học hết thảy pháp môn. Vì thế nên Bồ-tát tu hành quán chín tưởng không trở ngại.
            Bồ-tát tu hành chín tưởng này, có khi khởi tâm nhàm chán khởi lên, nghĩ rằng thân bất tịnh như vầy đáng ghét chán sợ, muốn mau vào Niết-bàn. Bấy giờ Bồ-tát liền nghĩ rằng: Mười phương chư Phật thuyết hết thảy pháp tướng không, trong không còn không có vô thường, huống gì có bất tịnh? Chỉ vì muốn phát vọng tưởng điên đảo về tịnh, nên tập hành chín quán bất tịnh, biết bất tịnh này đều do nhân duyên hòa hiệp sanh, không có tự tánh, đều trở về tướng không, nay không nên chấp thủ pháp bất tịnh do nhân duyên hòa hiệp sanh vô tự tánh ấy mà muốn mau vào Niết-bàn. Trong Kinh cũng có dạy: “Nếu trong sắc không có tướng mùi vị thì chúng sanh không nên đắm trước sắc, nhưng vì trong sắc có mùi vị ngọt

 

* Trang 27 *
device

 nên chúng sanh khởi tâm đắm trước. Nếu sắc không có tội lỗi, thì chúng sanh cũng không ai nhàm chán sắc, nhưng vì sắc thật có tội lỗi cho nên quán sắc thời nhàm chán. Nếu trong sắc không có tướng xuất ly, thời chúng sanh cũng không thể giải thoát đối với sắc, nhưng vì sắc có tướng xuất ly nên chúng sanh được giải thoát đối với sắc.”[1] Mùi vị là nhân duyên của tướng tịnh, vì thế nên Bồ-tát không chìm ở trong bất tịnh, để sớm vào Niết-bàn.
Nghĩa của chín tưởng đã phân biệt xong.


[1] T.  2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含經), quyển 3, kinh số 66, quyển 10, kinh số 267.
 

 

* Trang 28 *
device

Xem mục lục