Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục
CHƯƠNG 7
GIẢI THÍCH: BỒ-TÁT
            KINH: Lại có Bồ-tát Ma-ha-tát.
            LUẬN: Hỏi: Nếu từ trên kể xuống thì phải Bồ-tát trước rồi mới đến Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di; vì Bồ-tát kề dưới Phật. Nếu từ dưới kể lên thì phải kể Ưu-bà-di, rồi mới đến Ưu-bà-tắc, Tỳ-kheo-ni, Tỳ-kheo, Bồ-tát. Nay cớ sao trước nói Tỳ-kheo, rồi mới đến ba chúng, sau mới nói Bồ-tát?
            Đáp: Bồ-tát tuy là kề dưới Phật, nhưng vì các phiền não chưa sạch hết nên nói đến A-la-hán trước. Các A-la-hán trí tuệ tuy ít mà đã thành thục, các Bồ-tát trí tuệ tuy nhiều mà phiền não chưa sạch hết nên nói A-la-hán trước.
            Phật pháp có hai loại: Một là bí mật (abhisamdhidharma), hai là hiển thị (prakāsitadharma). Trong hiển thị, thì Phật, Bích-chi Phật, A-la-hán đều là phước điền (puṇyakṣetra); vì đã sạch hết phiền não không còn thừa. Trong bí mật thì nói các Bồ-tát được Vô sanh Pháp nhẫn (anutpattikadharmakṣānti), phiền não đã dứt, đủ sáu thần thông, làm lợi ích chúng sanh. Vì theo pháp hiển thị nên trước nói A-la-hán sau nói Bồ-tát.
            Lại nữa, Bồ-tát dùng phương tiện lực thị hiện vào năm đường, thọ năm dục lạc, để dẫn đạo chúng sanh. Nếu Bồ-tát ở

* Trang 147 *
device

trên A-la-hán thì chư thiên, người đời sanh nghi ngờ, quái lạ, cho nên nói sau.
            Hỏi: Ở sau A-la-hán thì còn được, cớ sao lại ở sau cả Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di?
            Đáp: Bốn chúng tuy chưa sạch hết lậu, nhưng không bao lâu sẽ hết, nên gọi chung là chúng Thanh-văn (Śrāvakasaṃgha). Nếu trong bốn chúng mà xen nói Bồ-tát vào thì bất tiện. Như Tỳ-kheo-ni được vô lượng luật nghi đáng nên ở sau Tỳ-kheo và trước Sa-di, nhưng vì nghi pháp bất tiện nên Phật nói sau Sa-di. Các Bồ-tát cũng như thế, tuy đáng ở trên ba chúng Hữu học nhưng mà vì không tiện nên nói sau.
            Lại nữa, có người nói: Bồ-tát có công đức (guṇa) và trí tuệ (prajñā) siêu việt thù thắng hơn A-la-hán, Bích-chi Phật, cho nên nói riêng.
            Hỏi: Trong kinh Thanh-văn chỉ nói bốn chúng, trong đây cớ gì nói riêng chúng Bồ-tát?
            Đáp: Có hai đạo (marga). Một là Thanh-văn đạo (Śravāka), hai là Bồ-đề-tát-đỏa đạo (Bodhisattva). Nếu nói bốn chúng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, nên biết đó là hạng người cầu Thanh-văn đạo. Nếu nói riêng chúng Bồ-tát Ma-ha-tát nên biết đó là hạng người cầu Phật đạo. Vì vậy, nên trong pháp Thanh-văn, ở đầu kinh không nói Phật trú ở chỗ ấy chỗ ấy, cùng với bấy nhiêu Bồ-tát, mà chỉ nói Phật trú ở chỗ ấy cùng với bấy nhiêu Tỳ-kheo, như nói Phật ở Ba-la-nại cùng với năm Tỳ-kheo. Phật ở tại nước Già-gia cùng với ngàn Tỳ-kheo. Phật ở Xá-bà-đề cùng với năm trăm Tỳ-kheo. Khởi đầu các kinh như vậy đều

* Trang 148 *
device

không nói cùng với bao nhiêu Bồ-tát.
            Hỏi: Bồ-tát có hai hạng: Xuất gia và tại gia. Bồ-tát tại gia nói chung trong chúng Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di. Bồ-tát xuất gia nói chung trong chúng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni. Nay vì sao lại nói riêng?
            Đáp: Tuy chung ở trong bốn chúng mà nên phải nói riêng, vì sao? Vì Bồ-tát thuộc vào bốn chúng mà bốn chúng không hẳn là Bồ-tát. Tại sao vậy? Vì có người cầu thành Thanh-văn, có người cầu thành Bích-chi Phật, có người cầu sanh lên trời, có người cầu sinh sống an lạc. Bốn hạng người này không thuộc vào hàng Bồ-tát, vì những người ấy không phát tâm nói rằng: “Tôi nguyện sẽ làm Phật.”
            Lại nữa, Bồ-tát chứng được Vô sanh Pháp nhẫn (anutpattikadharmakṣānti), tất cả tướng danh tự (sarvanāmasaṃketa) tử sanh đều dứt hết, ra ngoài ba cõi, không rơi vào trong số chúng sanh, vì sao? Vì Thanh-văn được đạo quả A-la-hán còn không rơi vào trong số chúng sanh, hà huống Bồ-tát, như trong Ưu-ba-thi-nạn (Upasīvaparipṛcchā) ở kinh Ba-la-diên (Pārāyaṇa) có kệ:
                        “Chỗ đã diệt vô, tái xuất chăng?
                        Đã vĩnh diệt, chẳng tái xuất chăng?
                        Đã vào Niết-bàn, thường trú chăng?
                        Nguyện đấng Đại trí nói sự thật.”
            Phật đáp:
                        “Tịch diệt, tức là không thể lường,
                        Phá hoại nhân duyên và danh tướng,
                        Hết thảy ngôn ngữ đều đã qua,
                        Tất cả đều hết như lửa tắt.”

* Trang 149 *
device

            Như A-la-hán mà hết thảy danh tự (nāmasaṃketa) còn dứt huống là Bồ-tát có thể phá tất cả các pháp, biết thật tướng (bhūtalakṣaṇa), được pháp thân (dharmakāya) mà không dứt được ư? Vì thế nên trong hàng tứ chúng của Đại thừa, nói riêng Bồ-tát.
            Hỏi: Cớ sao mở đầu kinh Đại thừa, nói cả chúng Bồ-tát, chúng Thanh-văn, mà mở đầu kinh Thanh-văn chỉ nói đến chúng Tỷ-kheo, không nói đến chúng Bồ-tát?
            Đáp: Vì muốn biện thuyết hai thừa: Phật thừa (buddhayāna) và Thanh-văn thừa (śravākayāna). Thanh-văn thừa nhỏ hẹp (hīna), Phật thừa rộng lớn (vipula); Thanh-văn thừa tự làm tự lợi (svakārtha), Phật thừa lợi ích tất cả.
            Lại nữa, Thanh-văn thừa phần nhiều thuyết “chúng sanh không (sattvaśūnyatā),” Phật thừa thuyết cả “chúng sanh không” và “pháp không (dharmaśūnyatā).” Như vậy v.v... đủ cả các thứ phân biệt ba thừa. Vì phân biệt thuyết về hai đạo ấy (Thanh-văn đạo và Bồ-tát đạo) nên trong Kinh Đại thừa nói cả chúng Thanh-văn và chúng Bồ-tát, như bài kệ tán Đại thừa nói:
                        “Người được pháp Đại thừa,
                        Đem an lạc khắp cả,
                        Lợi ích bằng thật pháp,
                        Khiến được đạo Vô thượng.

                        Người được pháp Đại thừa,
                        Từ  bi  với  tất  cả,
                        Đem đầu, mắt bố thí,
                        Bỏ đi như cỏ cây.

                        Người được pháp Đại thừa,

* Trang 150 *
device

                        Hộ trì giới thanh tịnh,
                        Như trâu đen quý đuôi,
                        Không tiếc đến thân mạng.

                        Người được pháp Đại thừa,
                        Thì được nhẫn vô thượng,
                        Nếu có cắt xẻo thân,
                        Xem đó như cắt cỏ.

                        Người được pháp Đại thừa,
                        Tinh tấn không nhàm mỏi,
                        Gắng làm không ngừng nghỉ,
                        Như người tát biển cả.

                        Người được pháp Đại thừa,
                        Rộng tu vô lượng định,
                        Sức thần thông, Thánh đạo,
                        Được thanh tịnh tự tại.

                        Người được pháp Đại thừa,
                        Phân biệt các pháp tướng,
                        Thật trí tuệ bất hoại,
                        Trong ấy đã đầy đủ.

                        Trí bất khả tư nghì,
                        Sức bi tâm vô lượng,
                        Không vào trong nhị pháp,
                        Đẳng quán hết thảy pháp.

                        Xe Lừa, Ngựa, Đà, Voi,

* Trang 151 *
device

                        Tuy đồng, không sánh nhau,
                        Bồ-tát và Thanh-văn,
                        Lớn nhỏ cũng như thế.

                        Đại từ bi làm trục,
                        Trí tuệ làm hai bánh,
                        Tinh tấn làm Ngựa hay,
                        Khớp miệng bằng giới định.

                        Nhẫn nhục làm áo giáp,
                        Tổng trì làm cương Ngựa,
                        Người đi xe Đại thừa,
                        Qua khỏi được tất cả.”
            Hỏi: Như kinh Thanh-văn, mở đầu chỉ kể chúng Tỳ-kheo, còn kinh Ma-ha Diễn (Mahāyānastotragāthā), mở đầu kể luôn cả chúng Bồ-tát. Tại sao vậy?
            Đáp: Ma-ha Diễn rộng lớn, các thừa các đạo đều vào trong Ma-ha Diễn. Chúng Thanh-văn nhỏ hẹp, không dung thọ được Ma-ha Diễn, ví như sông Hằng không dung thọ được biển cả, vì nó nhỏ hẹp. Nhưng biển cả có thể dung thọ được các dòng sông, vì nó rộng lớn; Pháp Ma-ha Diễn cũng như thế, như kệ nói:
                        “Ma-ha Diễn như biển cả,
                        Tiểu thừa như nước lỗ chân Trâu,
                        Nhỏ không dung được to,
                        Thí dụ kia cũng thế.”
            Vì vậy, chúng Tiểu thừa không dung thọ được Bồ tát.
            Hỏi: Sao gọi là Bồ-đề? Sao gọi là Tát-đỏa?

* Trang 152 *
device

            Đáp: Bồ-đề gọi là đạo chư Phật (buddhamārga), Tát-đỏa gọi là chúng sanh, hoặc gọi là đại tâm. Người ấy muốn được trọn cả công đức của Phật đạo, tâm kia không thể dứt, không thể phá; như núi Kim-cang (vajraparvata), nên gọi là đại tâm, như kệ nói:
                        “Hết thảy các Phật pháp,
                        Trí tuệ và giới định,
                        Làm lợi ích tất cả,
                        Ấy gọi là Bồ-đề.

                        Tâm kia không lay động,
                        Hay nhẫn, thành việc đạo,
                        Không dứt cũng không phá,
                        Tâm ấy gọi Tát-đỏa.”
            Lại nữa, xưng tán hảo pháp là “tát,” thể tướng (bhavalakṣaṇa) của hảo pháp gọi là “đỏa.” Vì tâm Bồ-tát tự lợi lợi tha, vì độ hết thảy chúng sanh, vì biết thật tánh hết thảy pháp, vì hành đạo Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, vì được hết thảy Hiền Thánh tán thán; ấy gọi là Bồ-đề-tát-đỏa, vì cớ sao? Vì trong hết thảy pháp, Phật pháp là bậc nhất. Bồ-tát muốn đạt được pháp ấy, nên được Hiền Thánh tán thán.
            Lại nữa, người như thế vì giải thoát sanh (jati) già (jara) bệnh chết (marana) cho hết thảy chúng sanh, nên cầu Phật đạo, ấy gọi là Bồ-đề-tát-đỏa.
            Lại nữa, ba thứ đạo đều là Bồ-đề. Một là Phật đạo, hai là Thanh-văn đạo, ba là Bích-chi Phật đạo. Bích-chi Phật đạo, Thanh-văn đạo tuy được Bồ-đề mà không xưng là Bồ-đề, Bồ-đề ở trong công đức thuộc Phật đạo (buddhaguṇa) mới là Bồ-đề,

* Trang 153 *
device

ấy gọi là Bồ-đề Tát-đỏa.     
            Hỏi: Ngang đâu trở lại gọi là Bồ-đề Tát-đỏa?
            Đáp: Có thệ nguyện lớn (mahāpraṇidhāna), tâm (citta) không thể lay động (acala, akṣobhya), tinh tiến (vīrya) không lùi (avaivartika), do ba việc ấy gọi là Bồ-đề Tát-đỏa.
            Lại nữa, có người nói: “Khi bắt đầu phát tâm, nguyện rằng (prathamacittotpada): Ta sẽ làm Phật độ hết thảy chúng sanh.” Từ đó trở đi gọi là Bồ-đề Tát-đỏa, như kệ nói:
                        “Nếu khi mới phát tâm,
                        Thệ nguyện sẽ làm Phật,
                        Đã qua khỏi thế gian,
                        Đáng nhận đời cúng dường.”
            Từ khi mới phát tâm cho đến đệ Cửu địa vô ngại (anantarya), vào Kim-cang tam muội (vajrasamadhi), giữa khoảng trung gian đó gọi là Bồ-đề Tát-đỏa.
            Bồ-đề Tát-đỏa ấy có hai hạng: Thoái chuyển (parihaṇadharma) và bất thoái chuyển (aparihaṇadharma). Như hai hạng A-la-hán thối pháp và bất thối pháp.
            Bồ-tát bất thoái chuyển gọi là thật Bồ-tát, vì có Bồ-tát thật, cho nên các Bồ-tát thoái chuyển đều gọi là Bồ-tát, ví như người chứng được bốn đạo quả gọi là thật Tăng (caturvidha mārga), vì có Tăng thật, cho nên các người chưa đắc đạo đều gọi là Tăng.
            Hỏi: Sao biết Bồ-tát ấy là thoái chuyển và bất thoái chuyển?
            Đáp: Phẩm A-bệ-bạt-trí (Avaivartikaparivarta) trong Kinh Bát-nhã Ba-la-mật, Phật tự thuyết tướng (lakṣaṇa) bất thoái chuyển. Tướng như vậy là thoái chuyển, tướng như vậy là bất thoái chuyển.

* Trang 154 *
device

            Lại nữa, nếu Bồ-tát chỉ với một pháp mà khéo tu khéo niệm, ấy gọi là A-bệ-bạt-trí Bồ-tát. Một pháp gì?. Đó là thường nhất tâm, nhóm các thiện pháp (kuśaladharmasamuccaya). Như nói các đức Phật do thường nhất tâm nhóm các thiện pháp mà chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
            Lại nữa, có Bồ-tát chỉ được một pháp, là tướng bất thoái chuyển. Một pháp là gì? Đó là chánh trực tinh tiến. Như Phật hỏi A-nan: “A-nan! Thầy thuyết tinh tiến chăng?”
            - Đúng vậy, bạch Thế Tôn!.
            - A-Nan! Thầy tán thán tinh tiến chăng?
            - Đúng vậy! đấng Thiện Thệ (sugata).
            - A-nan! thường hành, thường tu, thường niệm tinh tiến cho đến khiến cho người đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Như trong đó nói rộng vậy.
            Lại nữa, nếu được hai pháp, khi ấy là tướng bất thoái chuyển. Hai pháp gì? Thật biết hết thảy pháp là không và cũng niệm nghĩ, không bỏ tất cả chúng sanh. Người như vậy gọi là Bồ-tát bất thoái chuyển.
            Lại nữa, được ba pháp: Một là nhất tâm (ekacittena) nguyện muốn thành Phật đạo, như Kim-cương không thể lay động, không thể phá hoại. Hai là đối với hết thảy chúng sanh, có tâm từ bi (karuṇācitta), khắc vào xương tủy. Ba là được Bát-nhã tam muội thấy được chư Phật hiện tại. Lúc ấy gọi là Bồ-tát bất thoái chuyển.
            Lại nữa, trong A-tỳ-đàm (Abhidharma)[1], chúng đệ tử của Ca-chiên-diên Diễn-ni-tử (Kātyāyanīputra) nói: “Sao gọi là Bồ-tát? Tự giác lại có thể giác tha, ấy gọi là Bồ-tát. Chắc chắn sẽ làm
 

[1] T. 27: Đại tỳ-bà-sa luận (大毘婆沙論), quyển 176-177, tr. 886c-894c. Kośa iv, tr. 220-230, T. 29: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (Abhidharmakośa śāstra-阿毘達磨俱舍論), tr. 94c-95b, T. 29: Thuận chánh lý luận (順正理論), quyển 44, tr. 590a-591b.
 

* Trang 155 *
device

Phật, ấy gọi là Bồ-tát. Bồ-đề là trí tuệ của người lậu tận; người ấy từ trí tuệ mà sanh ra, được người trí tuệ hộ niệm, được người trí tuệ cúng dường, ấy gọi là Bồ-tát.”
            Lại nói: “Phát tâm bất thoái chuyển, từ đó về sau gọi là Bồ-tát.”
            Lại nói: “Nếu xa lìa năm pháp, được năm pháp, ấy gọi là Bồ-tát.” Năm pháp là gì? Lìa ba đường ác (durgati), thường sanh vào loài trời (deva) và loài người (manuṣya). Lìa nghèo cùng (dāridrya) hạ tiện (nīcakula), thường được tôn quý(uccakula). Lìa khỏi tướng phi nam (strībhava), thường được thân nam tử (pūṃbhāva)). Lìa khỏi thân hình tàn khuyết thô lậu (vaikalya), các căn đầy đủ (avikalendriya). Lìa bỏ tánh hay quên (saṃpramośa), thường nhớ Túc mạng (jātismara). Được trí tuệ Túc mạng ấy (pūrvanivāsa), thường lìa hết thảy pháp ác, xa bỏ người ác, thường cầu đạo pháp, nhiếp thủ đệ tử, như vậy gọi là Bồ-tát. Lại nữa, từ khi gieo nghiệp cho ba mươi hai tướng trở đi, ấy gọi là Bồ-tát.
            Hỏi: Lúc nào gieo trồng nghiệp làm nhân duyên cho ba mươi hai tướng?
            Đáp: Qua khỏi ba A-tăng-kỳ kiếp, vậy sau mới trồng nghiệp nhân duyên cho ba mươi hai tướng (dvātriṃsallakṣaṇakarman).
            Hỏi: Thời gian bao lâu gọi là A-tăng-kỳ vô số kiếp (asaṃkheyeyakalpa)?
            Đáp: Cực số mà những kẻ biết toán số (gaṇaka) trong hàng nhân thiên không thể biết được, ấy gọi là một A-tăng-kỳ. Như một với một gọi là hai, hai với hai là bốn, ba lần ba là chín, mười lần mười là trăm, mười lần trăm là nghìn, mười lần nghìn là vạn, ngàn lần vạn là ức (koti), ngàn vạn ức gọi là Na-do-tha (nayuta), ngàn

* Trang 156 *
device

vạn Na-do-tha gọi là Tần-bà (Bimbara), ngàn vạn Tần-bà gọi là Ca-tha (Gata), quá Ca-tha gọi là A-tăng-kỳ(asaṃkhyeya). Như vậy, trong số ba A-tăng-kỳ, nếu tu hành hết một A-tăng-kỳ, thì tu A-tăng-kỳ thứ hai; tu hết A-tăng-kỳ thứ hai, thì tu A-tăng-kỳ thứ ba. Ví như phép toán số, đếm từ một đến trăm, đếm trăm xong trở lại từ một. Như vậy Bồ-tát qua một A-tăng-kỳ, rồi trở lại kể từ một khởi đi. Trong A-tăng-kỳ đầu, tâm không tự biết ta sẽ thành Phật hay không thành Phật. Trong A-tăng-kỳ hai, tâm tuy biết được ta chắc chắn thành Phật, nhưng miệng không nói ta sẽ thành Phật. Trong A-tăng-kỳ ba, tâm tự biết rõ ràng sẽ thành Phật, miệng tự phát ngôn không chút sợ: “Ta trong đời sau sẽ thành Phật.”
            Phật Thích-ca Văn, kể từ Phật Thích-ca Văn quá khứ đến Phật Lặc-na-thi-khí (Ratnaśikhin) là A-tăng-kỳ đầu. Trong khoảng ấy Bồ-tát vĩnh viễn xa lìa thân nữ nhân. Từ Phật Lặc-na-thi-khí đến Phật Nhiên-đăng (Dīpaṃkara) là A-tăng-kỳ thứ hai. Trong khoảng ấy, Bồ-tát cúng dường Phật Nhiên-đăng bảy cành Hoa sen, trải áo da nai, trải tóc lên đống bùn để lót đường cho Phật đi qua; Phật Nhiên-đăng liền thọ ký cho Bồ-tát: “Ông đương lai sẽ thành Phật hiệu Thích-ca Mâu-ni.”
            Từ Phật Nhiên-đăng đến Phật Tỳ-bà-thi, là A-tăng-kỳ thứ ba. Nếu qua khỏi ba A-tăng-kỳ kiếp, lúc ấy là lúc Bồ-tát gieo trồng nghiệp làm nhân duyên cho ba mươi hai tướng.
            Hỏi: Nghiệp cho ba mươi hai tướng có thể gieo trồng ở tại đâu?

* Trang 157 *
device

            Đáp:  Ở tại cõi Dục (kāmadhātu) chứ không phải tại cõi Sắc (rūpadhātu), cõi Vô sắc (Arūpyadhātu). Trong năm đạo của cõi Dục, ở tại nhân đạo (manuṣyagati ) gieo trồng. Trong bốn châu thiên hạ (cāturdvīpaka), tại châu Diêm-phù-đề gieo trồng (Jambudvīpa), chứ không phải châu Câu-gia-ni, Uất-đát-la-việt, Phất-bà-đề. Ở tại Diêm-phù-đề thì từ thân nam tử gieo trồng chứ không phải nữ nhân. Lúc có Phật xuất thế gieo trồng, Phật không xuất thế không thể gieo được. Vì duyên thân Phật mà được gieo, duyên thân khác không được gieo.
            Hỏi: Nghiệp của ba mươi hai tướng, là ở nơi thân nghiệp (kāyakarman), khẩu nghiệp (vākkarman), ý nghiệp (manaskarman), nghiệp nào được gieo?
            Đáp: Ý nghiệp gieo, không phải thân nghiệp, khẩu nghiệp, vì sao? Vì ý nghiệp lanh lợi.
            Hỏi: Ý nghiệp có sáu thức, nghiệp của ba mươi hai tướng ấy, là ý thức gieo hay là ngũ thức gieo?
            Đáp: Là ý thức (manovijñāna), không phải ngũ thức, vì sao? Vì ngũ thức không thể phân biệt (vikalpa); vì thế nên ý thức gieo.
            Hỏi: Tướng nào gieo trước tiên?
            Đáp: Có người nói: Tướng bàn chân bằng phẳng gieo trước tiên, vì sao? Vì trước phải đứng vững rồi sau mới có thể gieo các tướng khác.
            Có người nói: Gieo tướng mắt xanh biếc trước. Được tướng mắt này là mắt đại từ xem chúng sanh.
            Tuy có lời ấy nhưng không hẳn như vậy. Nếu nhân duyên của tướng nào hòa hiệp thì là bắt đầu gieo.
            Hỏi: Một ý tứ gieo hay là nhiều ý tứ gieo?

* Trang 158 *
device

            Đáp: Ba mươi hai ý tứ gieo ba mươi hai tướng. Mỗi một ý tứ gieo mỗi một tướng. Mỗi một tướng có trăm phước đức trang nghiêm.
            Hỏi:  Bao nhiêu gọi là một phước đức?
            Đáp: Có người nói: Có được nghiệp báo làm Chuyển luân Thánh vương, ở trong bốn châu thiên hạ hưởng thọ phước lạc được tự tại, ấy gọi là một phước đức. Đủ một trăm phước như vậy thành một tướng.
            Lại có người nói: Làm Thích-đề-hoàn-nhơn, ở trong hai cõi trời, được tự tại, ấy gọi là một phước.
            Lại có người nói: Làm vị Thiên vương Tha-hóa-tự-tại (Paranirmitavaśavartin), ở trong cõi Dục được tự tại, ấy gọi là một phước.
            Lại có người nói: Trừ Bồ-tát bổ xứ (saṃnikṛṣṭabodhisattva), phước báo của hết thảy chúng sanh có được, ấy gọi là một phước.
            Lại có người nói: Sau khi kiếp của trời đất chấm hết, do phước đức của hết thảy chúng sanh cộng lại, mà quả báo của Tam thiên đại thiên thế giới được thành lập, ấy gọi là một phước.
            Lại có người nói: Phước ấy không thể lường, không thể thí dụ mà biết được. Như hết thảy chúng sanh trong Tam thiên đại thiên thế giới đều mù mắt, có một người chữa khỏi, ấy là một phước. Tất cả người đều bị trúng thuốc độc, một người trị khỏi; tất cả người sắp chết, một người cứu thoát khỏi; tất cả người phá giới, phá chánh kiến, một người dạy cho được tịnh giới và chánh kiến. Mỗi việc như vậy đều là một phước.

* Trang 159 *
device

            Lại có người nói: Phước ấy không thể lường, không thể thí dụ. Bồ-tát ấy ở vào A-tăng-kỳ thứ ba thì tâm tư duy về hạnh lớn, gieo trồng nhân duyên về ba mươi hai tướng, vì vậy phước ấy không thể lường, chỉ có Phật mới biết được.
            Hỏi: Bồ-tát trong bao lâu thì gieo trồng được một phước?
            Đáp: Chậm lắm là một trăm kiếp, nhanh lắm là chín mươi mốt kiếp. Bồ-tát Thích-ca Mâu-ni trong chín mươi mốt đại kiếp tu hành xong ba mươi hai tướng. Như trong kinh nói: “Kiếp quá khứ lâu xa, có đức Phật hiệu Phất-sa (Puṣya). Bấy giờ có hai Bồ-tát, một là Thích-ca Mâu-ni và một là Di-lặc. Phật Phất-sa muốn quán xem tâm Bồ-tát Thích-ca Mâu-ni đã thuần thục chưa, tức quán thấy, biết tâm Ngài chưa thuần thục mà tâm các đệ tử Ngài đều đã thuần thục. Còn tâm Bồ-tát Di-lặc thì đã thuần thục mà đệ tử Ngài thì chưa thuần thục. Bấy giờ Phật Phất-sa suy nghĩ như vầy: “Tâm của một người dễ giáo hóa được mau, tâm của nhiều người khó thể đối trị mau.” Suy nghĩ như vậy rồi, Phật Phất-sa (Puṣya) muốn khiến Bồ-tát Thích-ca Mâu-ni được mau thành Phật, nên lên trên núi Tuyết (himavantaṃ parvatamabhiruhya), nhập Hỏa định (tejodhātuṃ samāpannaḥ) ở trong hang báu (ratnaguhāṃ praviṣya). Lúc ấy, Bồ-tát Thích-ca Mâu-ni đang là ngoại đạo tiên nhân lên núi hái thuốc, trông thấy Phật Phất-sa ngồi trong hang báu, nhập Hỏa định, phóng hào quang. Thấy vậy rồi, tâm hoan hỷ tín kính, đứng co một chân, chấp tay hướng Phật, một lòng chiêm ngưỡng, qua bảy ngày đêm không chớp mắt, liền nói một bài kệ tán Phật:                       

* Trang 160 *
device

            “Thiên thượng thiên hạ, không ai bằng Phật,
            Mười phương thế giới, cũng không thể sánh,
            Những gì ở thế gian tôi thấy hết,
            Tất cả không có ai sánh ngang Phật.”
            Qua bảy ngày đêm nhìn kỹ Thế Tôn, mắt chưa từng chớp, mà vượt qua (pratyudāvartate) được chín kiếp, còn ở trong chín mươi mốt kiếp được thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
            Hỏi: Nếu Bồ-tát Thích-ca Mâu-ni thông minh (medhāvin) biết nhiều, có thể làm nhiều bài kệ hay; cớ sao qua bảy ngày đêm mà chỉ có một bài kệ tán Phật?
            Đáp: Bồ-tát Thích-ca Mâu-ni quý ở tâm tư mình chứ không quý ở nhiều lời. Nếu còn lấy các kệ khác tán Phật, thì tâm bị tán loạn (vikṣiptacitta), thế nên qua bảy ngày đêm chỉ lấy một bài kệ tán Phật.
            Hỏi: Bồ-tát Thích-ca Mâu-ni vì sao tâm chưa thuần thục mà tâm đệ tử lại thuần thục? Còn tâm Bồ-tát Di-lặc thuần thục mà tâm đệ tử lại chưa thuần thục?
            Đáp: Bồ-tát Thích-ca Mâu-ni, tâm vì lợi ích chúng sanh nhiều mà tự vì mình ít; còn Bồ-tát Di-lặc tâm vì kỷ thân nhiều mà vì chúng sanh ít. Từ Phật Bệ-bà-thi đến Phật Ca-diếp, trong khoảng chín mươi mốt kiếp ấy, gieo trồng nghiệp nhân duyên cho ba mươi hai tướng xong, thì đầy đủ sáu Ba-la-mật. Những gì là sáu? Đàn Ba-la-mật (dāna), Thi-la Ba-la-mật (śīla), Sằn-đề Ba-la-mật (kṣānti), Tỳ-lê-gia Ba-la-mật (vīrya), Thiền Ba-la-mật (dhyāna), Bát-nhã Ba-la-mật (prajñā).
            Hỏi: Đàn Ba-la-mật được đầy đủ như thế nào?

* Trang 161 *
device

            Đáp: Có thể bố thí tất cả, không ngăn ngại gì, cho đến khi đem thân mạng mà cho, tâm vẫn không tiếc. Thí như vua Thi-tỳ (Śibi) đem thân mà thí cho chim Bồ câu. Bản thân của Bồ-tát Thích-ca Mâu-ni bấy giờ là vua Thi-tỳ (jātaka). Vua đã được “Quy mạng cứu hộ Đà-la-ni,” rất tinh tấn, có tâm từ bi, xem tất cả chúng sanh như mẹ thương con.
            Gặp lúc ấy không có Phật, Thích-đề-hoàn-nhơn thọ mạng gần dứt, tự nghĩ: “Nơi nào có Phật, bậc Nhất thiết trí-sarvajñāna?” rồi đi hỏi khắp nơi mà không ai đoạn nghi được nên biết hết thảy đều không phải là Phật, liền trở lại trên trời, ngồi mà ưu sầu. Bấy giờ có vị trời tên là Tỳ-thủ-kiết-ma giỏi biến hóa, hỏi: “Thiên chủ vì sao mà ưu sầu?” Đáp: “Ta tìm bậc Nhất thiết trí mà không gặp được nên ưu sầu.” Tỳ-thủ-kiết-ma nói: “Có vị đại Bồ-tát, bố thí, trì giới, thiền định, trí tuệ đầy đủ, không lâu sẽ thành Phật.” Đế-thích dùng kệ đáp:
                        “Bồ-tát phát đại tâm,
                        Như trứng cá, bông xoài,
                        Ba việc, lúc nhân nhiều,
                        Lúc thành quả rất ít.”
            Tỳ-thủ-kiết-ma đáp: “Vua Thi-tỳ giòng Ưu-thi-na ấy, đầy đủ trì giới, tinh tấn, đại từ, đại bi, thiền định, trí tuệ, không lâu sẽ thành Phật.” Thích-đề-hoàn-nhơn nói với Tỳ-thủ-kiết-ma: “Hãy đến thử xem rồi biết có tướng Bồ-tát hay không. Ngươi làm chim Bồ câu, ta làm chim Ó. Ngươi giả làm bộ sợ hãi chui vào nách vua, ta đuổi theo ngươi.” Tỳ-thủ-kiết-ma nói:  “Sao lại lấy việc này xúc não vị đại Bồ-tát ấy?”

* Trang 162 *
device

                        “Ta chẳng phải ác tâm,
                        Như chân kim, nên thử ,
                        Thử Bồ-tát như vậy,
                        Để biết tâm định chăng?”
            Nói kệ xong, Tỳ-thủ-kiết-ma liền tự biến thân thành chim Bồ câu, mắt đỏ, chân đỏ. Thích-đề-hoàn-nhơn tự biến thân thành chim Ó, bay đuổi theo gấp. Bồ câu bay thẳng chui vào nách vua, thân run sợ, mắt nháo nhác, tiếng kêu khẩn thiết.               
“Lúc ấy có nhiều người,
                        Cùng nói với nhau rằng,
                        Vua ấy đại nhân từ,
                        Nên bảo hộ tất cả.
                        Chim Bồ câu nhỏ ấy,
                        Bay đến như về nhà.
                        Như vậy tướng Bồ-tát,
                        Thành Phật chắc không lâu.”
            Lúc ấy chim Ó đậu trên cây gần đó, nói với vua Thi-tỳ rằng: “Trả Bồ câu lại cho tôi, vì của tôi bắt được.” Vua nói với chim Ó: “Ta bắt được nó trước chứ không phải ngươi. Khi ta vừa phát ý Bồ-tát thì bắt được nó. Tất cả chúng sanh ta đều muốn độ thoát.” Chim Ó nói: “Vua muốn độ hết thảy chúng sanh, tôi không phải ở trong số hết thảy đó ư? Cớ sao riêng tôi không được vua thương mà nay lại cướp mất bữa ăn của tôi?” Vua nói: “Ngươi cần ăn thứ gì? Ta có thệ nguyện hễ có chúng sanh nào đi đến với ta, ta tất cứu hộ. Ngươi cần ăn thứ

* Trang 163 *
device

gì, ta sẽ cấp cho.” Chim Ó nói: “Tôi cần thứ thịt nóng vừa mới giết.” Vua nghĩ: “Việc nầy thật khó, không tự sát sanh, làm sao có được? Sao ta lại giết một con mà đem cho một con?” Tư duy tâm định, rồi tự thuyết kệ:
                        “Xác thịt của ta đây,
                        Hằng thuộc già, bệnh, chết,
                        Không lâu sẽ thối rã,
                        Kia cần, ta sẽ cho.”
            Suy nghĩ như thế rồi, vua gọi người cầm dao đến, tự xẻo thịt bắp vế cho chim Ó. Ó nói với vua: “Vua tuy lấy thịt nóng mà cho tôi, nhưng phải làm theo đạo lý, để cho thịt nặng nhẹ bằng với Bồ câu mới được, chớ dối!.”
            Vua sai mang cân đến, lấy thịt vua cân với Bồ câu, Bồ câu cứ nặng mãi, thịt vua cứ nhẹ dần. Vua sai người lóc thịt cả hai vế của mình, vẫn nhẹ, không đủ. Thứ đến hai bắp chân, hai vai, hai vú, cổ, lưng v.v... cho đến hết cả thịt ở thân mình mà Bồ câu vẫn còn nặng, thịt vua vẫn còn nhẹ. Lúc ấy cận thần, nội thích, giăng che màn sáo, không cho mọi người xem: “Vua đã như vậy, không thể xem được nữa.” Vua Thi-tỳ nói: “Chớ ngăn cản mọi người, cứ để cho họ vào xem,” rồi thuyết kệ rằng:
                        “Trời, Người, A-tu-la,
                        Tất cả đến xem ta,
                        Đại tâm, vô thượng chí,
                        Vì cầu thành Phật đạo.

                        Nếu có cầu Phật đạo,

* Trang 164 *
device

                        Hãy nhẫn đại khổ này,
                        Tâm không thể kiên cố,
                        Thì hãy dừng ý lại.”
            Bấy giờ Bồ-tát, hai tay vấy máu, vịn vào cân, muốn leo lên, định tâm đem cả thân mình để cân cho bằng Bồ câu. Ó nói: “Đại vương, việc ấy khó thành, đâu cần như thế, trả Bồ câu lại tôi!.” Vua nói: “Bồ câu đến với ta, ta nhất định không giao lại ngươi. Nay ta muốn đem thân này để cầu đổi lấy Phật đạo.” Vua lấy tay vịn cân, bấy giờ Bồ-tát thịt đã hết, gân đã đứt, không tự chế được, muốn leo lên mà cứ ngã xuống, tự trách tâm rằng: “Ngươi hãy tự kiên cường lên, không được mê muội!. Tất cả chúng sanh bị đọa vào biển lớn ưu khổ, một mình ngươi lập thệ nguyện muốn cứu độ tất cả, sao lại giải đãi mê muội? Khổ này rất ít, khổ ở địa ngục rất nhiều, đem hai việc ấy so sánh, vẫn không bằng một phần mười sáu. Ta nay có trí tuệ, tinh tấn, trì giới, thiền định, còn lo sợ khổ này, huống những người trong địa ngục, không có trí tuệ, thì làm sao?.” Lúc ấy Bồ-tát quyết tâm muốn leo lên cân, bảo người đỡ lên. Tâm Bồ-tát lúc ấy tuyệt không có chút hối hận.
            Chư thiên, Long vương, A-tu-la, Quỷ, Thần, nhân dân đều tán thán rằng: “Vì chim nhỏ mà thế, việc ấy thật hy hữu!.”     
            Ngay khi đó, đại địa chấn động sáu cách, biển lớn nổi sóng, cây khô sanh hoa, trời mưa hương thơm và rải hoa quý, Thiên nữ ca ngợi chắc chắn được thành Phật. Cùng khi ấy thần tiên khắp bốn phương đều đến ca ngợi: “Ấy là Bồ-tát

* Trang 165 *
device

chơn thật, ắt sớm thành Phật!.” Ó nói với Bồ câu: “Các thử thách  như thế, không tiếc thân mạng, ấy chơn thật là Bồ-tát,” liền nói kệ rằng:
                        “Trong đất từ bi sanh
                        Mầm cây Nhất thiết trí,
                        Bọn ta nên cúng dường,
                        Không nên làm ưu não.”
            Tỳ-thủ-kiết-ma nói với Thích-đề-hoàn-nhơn: “Thiên chủ có thần lực, nên làm cho thân của vua ấy bình phục.”   Thích-đề-hoàn-nhơn nói: “Không cần đến ta. Vị vua ấy tự lập thệ nguyện, đại tâm hoan hỷ, không tiếc thân mạng, cảm đến tất cả để khiến phát tâm cầu Phật đạo.” Đế-thích liền nói với vua: “Ông cắt thịt đau đớn, mà tâm có buồn hận không?” Vua nói: “Tâm ta hoan hỷ, không có sầu muộn thối thất.” Đế-thích nói: “Ai tin được tâm ông không thối thất?” Bấy giờ Bồ-tát phát lời thệ nguyện chắc thật rằng: “Tôi lóc thịt, máu chảy mà không hận không buồn, nhất tâm không hối tiếc để cầu Phật đạo. Nếu đúng như vậy, thân tôi sẽ tức khắc bình phục như cũ.”
            Ngay khi nói ra lời nguyện ấy, thân liền bình phục như cũ. Trời, người trông thấy đều rất hoan hỷ, tán thán việc chưa từng có: “Đại Bồ-tát ấy chắc sẽ thành Phật, bọn ta hãy nên tận tâm cúng dường, cầu mong Ngài sớm thành Phật đạo, hãy nhớ đến chúng ta!.” Bấy giờ, Thích-đề-hoàn-nhơn, Tỳ-thủ-kiết-ma đều trở về trời. Đủ các tướng như thế, ấy là Đàn Ba-la-mật được đầy đủ.

* Trang 166 *
device

            Hỏi: Thi-la Ba-la-mật (Śīlapāramitā) được đầy đủ như thế nào?
            Đáp: Không tiếc thân mạng, hộ trì tịnh giới (Śīladbara). Như vua Tu-đà-tu-ma (Sutasoma) từ kiếp làm Ma-sa-ba-đà đại vương (Kalmāṣapāda), chí đến bỏ thân mạng cũng không phạm cấm giới.[1]
            Xưa có vua Tu-đà-tu-ma tinh tấn trì giới, thường giữ lời chân that (satyavādin). Một sáng sớm cỡi xe, cùng các thể nữ đi vào vườn dạo chơi. Khi ra đến cửa thành, có một Bà-la-môn đến xin, nói với vua: “Vua là người đại phúc đức (mahāprabhāva), thân tôi bần cùng, xin dũ lòng thương cho tôi ít nhiều.” Vua nói: “Được! Kính lời dạy Như Lai, ta sẽ bố thí, nhưng hãy đợi ta trở ve.à” Nói xong, vua đi vào vuờn, tắm rửa, vui chơi.
            Lúc ấy, có con chim chúa có hai cánh rất lớn tên là Chân-nai (Kalmāṣa-pāda), từ trên không bay đến giữa đám thể nữ, cắp vua bay đi, giống như chim Kim-sí (garuḍa) vào giữa biển bắt Rồng (nāga). Các thể nữ kêu gào khóc la kinh hãi cả khu vườn, cho đến trong ngoài thành đều lo sợ hoảng hốt. Chân-nai mang vua bay giữa hư không, đến chỗ núi nó ở, để vua vào giữa chín mươi chín vị vua bị bắt. Vua Tu-đà-tu-ma khóc ròng như mưa. Chân-nai nói: “Này vua Đại-sát-lợi, sao ông khóc như trẻ con vậy? Người có sanh ra thì có chết, có hội hợp thì có chia lìa!.” Vua Tu-đà-tu-ma đáp: “Ta không phải sợ chết, chỉ tự hận là thất tín. Ta từ khi sanh ra đến nay, không hề nói dối. Sáng nay khi ra cửa thành, có một Bà-la-môn đến theo ta xin, ta hứa khi trở về sẽ cho. Không ngờ bị vô thường phải cô phụ lòng người ấy, tự chuốt lấy tội dối trá,
 

[1] T. 3: Lục độ tập kinh (六度集經), kinh số 41, tr. 22b-24b; T. 4: Hiền ngu kinh (賢愚經), kinh số 52, tr.  425c-427a; T. 4: Cựu tạp thí dụ kinh (舊雜譬喻經), kinh số 40, tr. 517a-c; T. 8: Nhân vương bát-nhã ba-la-mật  kinh (仁王般若波羅蜜), quyển hạ; T. 8: Lăng già kinh (楞伽經); T. 53: Kinh luật dị tướng (經律異相), tr. 139a-b.
 

* Trang 167 *
device

chỉ vì thế mà ta khóc thôi.” Chân-nai nói với vua: “Ý ông muốn vậy, sợ dối nói lời ấy, tin lời ông, tôi cho ông trở về trong bảy ngày để bố thí cho Bà-la-môn xong thì trở lại ngay. Nếu quá bảy ngày mà ông không trở lại, tôi có đôi cánh to mạnh, bắt ông trở lại cũng không khó.”
            Vua Tu-đà-tu-ma được trở lại bản quốc, mặc ý mà bố thí. Chỉ định thái tử lên ngôi kế vị và hội cả nhân dân lại mà sám hối từ tạ rằng: “Trí của ta không khắp đến các loài vật, sửa trị phần nhiều không đúng pháp, xin hãy trung thành tha thứ cho. Như thân ta ngày nay không còn là của mình, nên phải ra đi trở lại.” Nhân dân cả nước và các thân thích, dập đầu xin vua ở lại: “Nguyện vua hãy ở lại, thương xót nước này; chớ vì chuyện vua Chân-nai mà lo sợ, nên thiết lập nhà sắt, tinh binh, Chân-nai tuy là thần cũng không sợ nó!.” Vua nói: “Không thể được, rồi thuyết kệ:
                        “Thật ngữ là đệ nhất giới,
                        Thật ngữ là thang lên trời,
                        Thật ngữ là bậc đại nhân,
                        Vọng ngữ là vào địa ngục.
                        Ta nay giữ thật ngữ,
                        Dù vứt bỏ thân mạng,
                        Tâm không chút hối hận.”
            Thuyết kệ xong, vua liền khởi hành, đi đến chỗ Chân-nai. Chân-nai từ xa trông thấy, hoan hỷ nói rằng: “Ông là người nói thật, không mất lời hứa. Mọi người đều tiếc thân mạng, còn ông từ chỗ chết được thoát ra, rồi trở lại với lời

* Trang 168 *
device

hứa. Ông thật là bậc đại nhân (mahāpuruṣa).” Bấy giờ vua Tu-đà-tu-ma tán thán thật ngữ rằng: “Thật ngữ ấy là người, phi thật ngữ ấy chẳng phải là người.” Đủ các lời như vậy, tán thán thật ngữ, chê trách vọng ngữ (mṛsāvāda). Chân-nai nghe vậy, tín tâm thanh tịnh (śraddhāviśuddhi), nói với vua Tu-đà-tu-ma rằng: “Ông khéo nói những lời như vậy, nay tôi thả ông về. Ông được giải thoát, chín mươi chín vua kia cũng được tha theo ông luôn, tùy ý ai trở về bản quốc nấy.” Nói như vậy rồi, trăm vua đều được tha trở về.
            Đủ các tướng như vậy, ấy là Thi-la Ba-la-mật đầy đủ.
            Hỏi: Sằn-đề Ba-la-mật (kṣāntipāramitā) được đầy đủ như thế nào?
            Đáp: Nếu có người đến mắng, đánh đập, cắt xẻo từng mảnh, cướp mất mạng, tâm không khởi sân hận (dveṣa). Như Tỳ-kheo Sằn-đề (Bhikṣu  kṣānti) bị vua Ca-lê (Kali) cắt tay (hasta), chân (pāda), tai (karṇa), mũi (nāsā) mà tâm vẫn kiên cố (dṛdhacitta) bất động (acala).[1]
            Hỏi: Tỳ-lê-gia Ba-la-mật (vīryapāramitā) đầy đủ như thế nào?
            Đáp: Nếu có người đại tâm siêng năng, như Bồ-tát Đại-thi (bodhisattva Mahātyāgavat) vì tất cả mà đem thân này thề tát biển cả, khiến khô cạn, nhất định tâm không giải đãi, cũng như tán thán Phật Đề-sa mà suốt bảy ngày đêm đứng co một chân, mắt không chớp.
            Hỏi: Thiền Ba-la-mật đầy đủ như thế nào?
            Đáp: Như được tự (vaśitā) tại giữa tất cả thiền định ngoại đạo. Lại như tiên nhân Thượng-xà-lê, lúc tọa thiền không hơi thở ra vào, chim làm tổ sanh con trên búi tóc mà không lay không động, cho đến khi chim con bay đi.
            Hỏi: Bát-nhã Ba-la-mật đầy đủ như thế nào?
 

[1] T. 3: Lục độ tập kinh (六度集經), kinh số 44; T. 4: Tăng già la sát sở tập kinh (僧伽羅剎所集經), 119a; T. 4: Đại trang nghiêm luận kinh (大莊嚴論經), kinh số 63, 65, tr. 320a; T.  4: Hiền ngu kinh (賢愚經), kinh số 12, tr. 359c-360b; T. 8: Kim cang bát-nhã ba-la-mật  kinh (金剛般若波羅蜜經), tr. 750b; T. 12: Đại bát niết bàn kinh (大般涅槃經), quyển 31, tr. 551a-b; T. 13: Đại phương đẳng đại tập kinh (大方等大集), quyển 50, tr. 330b; T.  50: A dục vương truyện (阿育王傳), quyển 5, tr. 119b; T. 51: Đại đường tây vực ký (大唐西域記), quyển 3, tr. 882b; T. 53: Kinh luật dị tướng (經律異相), quyển 8, tr. 40b-c.
 

* Trang 169 *
device

            Đáp: Bồ-tát đại tâm suy nghĩ (manasikaroti) phân biệt, như đại thần (mahāmātya) Cù-tân-đà (Govinda) Bà-la-môn, chia đại địa (mahāpṛthivī) Diêm-phù-đề làm bảy phần. Bao nhiêu thành lớn, bao nhiêu thành nhỏ, xóm làng (nigama), thôn dân (antarāpaṇa) đều chia làm bảy phần. Bát-nhã Ba-la-mật là như thế. Ấy gọi là sáu pháp Ba-la-mật của Bồ-tát được đầy đủ. Khi ở nơi Phật Ca-diếp, Bồ-tát làm đệ tử, trì tịnh giới, hành công đức, sanh lên trời Đâu-suất.           
            Hỏi: Bồ-tát tại sao chỉ sanh ở trời Đâu-suất mà không sanh ở các cõi cao hơn hay cõi thấp hơn?. Đã là vị có phúc đức lớn, thì có thể tự tại sanh?
            Đáp: Có người nói: Vì nghiệp nhân duyên thành thục (karmavipākahetoḥ) nên sanh ở đó.
            Lại nữa, sanh ở thấp hơn, thì kiết sử (saṃyojana) nặng nề ô trược. Sanh ở cao hơn thì kiết sử lanh lợi. Sanh trời Đâu-suất thì kiết sử không nặng nề, không lanh lợi, trí tuệ an ổn.
            Lại nữa, vì không muốn quá thời kỳ Phật xuất thế vậy. Nếu sanh ở cõi thấp hơn thì mạng sống ngắn, khi mệnh chung mà Phật chưa xuất thế. Nếu sanh ở cõi cao hơn thì mạng sống dài, tuổi thọ chưa hết lại quá thời kỳ Phật xuất thế. Ở cõi trời Đâu-suất (Tuṣita), tuổi thọ cùng với lúc Phật xuất thế trùng nhau.
            Lại nữa, Phật thường ở Trung đạo (madhyagati). Trời Đâu-suất ở giữa Lục-dục thiên và Phạm-thiên, trên ba dưới ba. Sanh ở nước chính giữa thiên hạ này, nữa đêm giáng trần, nửa đêm ra khỏi thành Ca-tỳ-la mà thực hành Trung đạo, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, dùng trung đạo mà thuyết

* Trang 170 *
device

pháp cho người. Nửa đêm Ngài vào Vô-dư Niết-bàn, vì thích ở trung pháp nên sanh ở trung thiên. Như vậy, Bồ-tát sau khi sanh cõi trời Đâu-suất, dùng bốn cách quán nhân gian: Một là quán thời, hai là quán quốc độ, ba là quán dòng họ và bốn là quán nơi sanh ra.
            ­- Thế nào là quán Thời? Thời có tám kỳ, Phật xuất thế nhằm trong đó: 1- Lúc loài người thọ tám vạn bốn ngàn tuổi, 2- Lúc loài người thọ bảy vạn tuổi, 3- Lúc loài người thọ sáu vạn tuổi, 4- Lúc loài người thọ năm vạn tuổi, 5- Lúc loài người thọ bốn vạn tuổi, 6- Lúc loài người thọ ba vạn tuổi, 7- Lúc loài người thọ hai vạn tuổi, 8- Lúc loài người thọ một trăm tuổi.[1] Bồ-tát nghĩ như vầy: “Loài người thọ một trăm tuổi là thời Phật xuất thế đã đến,” ấy là quán Thời.
            - Thế nào là quán quốc độ? Các đức Phật thường sanh ra ở trung quốc, nơi có nhiều vàng bạc vật báu, uống ăn đầy đủ, cõi đất thanh tịnh.
            - Thế nào là quán dòng họ? Phật sanh trong hai dòng họ hoặc Sát-lợi hoặc Bà-la-môn. Dòng Sát-lợi thì thế lực lớn lao, dòng Bà-la-môn thì trí tuệ lớn lao. Tùy lúc được quý trọng mà Phật sanh ra trong dòng đó.
            - Thế nào là quán chỗ sanh ra? Những người mẹ nào có thể mang thai vị Bồ-tát có sức mạnh Na-la-diên và cũng hay giữ mình tịnh giới. 
            Quán như vậy xong, chỉ có hoàng hậu của vua Tịnh-phạn nước Ca-tỳ-la, là ở chỗ trung quốc, là có thể mang thai Bồ-tát.”  Suy  nghĩ  như  vậy,  rồi  từ  trên  trời  Đâu-suất  mà
 

[1] T. 1: Trường a-hàm kinh (長阿含經), tr. 1c; T. 1: Thất Phật kinh (七佛經), tr.  150a; T. 1: Thất phật phụ mẫu tính tự kinh (七佛父母姓字經), tr. 159b; T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (增一阿含經), quyển 45, tr. 790b-c; T. 2: Xuất diệu kinh (出曜經), quyển 2, tr. 615c; T. 27: Đại tỳ-bà-sa luận (大毘婆沙論), quyển 135, tr. 700c; Kośa III, tr. 193, T.  29: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (阿毘達磨俱舍論), tr.  64a16-21.
 

* Trang 171 *
device

xuống, không mất chánh tuệ mà nhập vào thai mẹ(mātṛkukṣi).
            Hỏi: Tại sao thân cuối cùng của hết thảy Bồ-tát, đều từ trên trời mà xuống, không từ trong loài người mà đến?
            Đáp: Vì là đi con đường thượng đạo. Trong lục đạo, Thiên đạo trên hết.
            Lại nữa, lúc từ trên trời xuống, thì hiện đủ các điềm lành chưa từng có. Nếu từ Nhân đạo mà đến, thì Nhân đạo không có các điềm lành ấy. Lại nữa, vì người kính trọng trời.
            Hỏi: Mọi người đều do có cấu tâm (samalacitta) tương tục (pratisaṃdhi) mà nhập vào thai mẹ, với hết thảy tà tuệ tương ưng (viparyastamati); vì sao Bồ-tát lại dùng chánh tuệ mà nhập vào thai mẹ?
            Đáp: Có người nói: Lúc có tương tục, hết thảy chúng sanh cùng với tâm tà tuệ mà vào thai mẹ. Bồ-tát ức niệm không quên (nāsti bodhisattvasya muṣitā smṛtiḥ), gọi là chánh tuệ vào thai mẹ. Ở trung ấm thì biết là ở trung ấm (antārābhava), lúc vào thai mẹ thì biết là vào thai mẹ, lúc Ca-la-la (Kalala) thì biết đang trú ở Ca-la-la (là lúc tinh trắng và tinh đỏ hỗn hợp trong bảy ngày đầu thọ thai), lúc Án-phù-đà (Arbuda) thì biết đang trú ở Án-phù-đà (hai tuần lễ sau, hình như vỏ kén), lúc Già-na (Ghana) thì biết đang trú ở Già-na (là tuần lễ sau, hình như sữa đặc), lúc Ngũ-bào (Giải thích phẩm Peśin) thì biết đang trú ở Ngũ-bào, lúc sanh ra biết là sanh ra. Trong những lúc đó ức niệm không quên, ấy gọi là chánh tuệ vào thai mẹ.
            Lại nữa, người khác khi trú ở trung ấm, nếu là nam thì đối với người mẹ sanh tâm dục nhiễm (rāgacitta) cho rằng người nữ ấy tùng sự cùng với mình, còn đối với người cha thì sanh tâm

* Trang 172 *
device

sân hận. Nếu là nữ thì đối với cha sanh tâm dục nhiễm cho rằng nam tử ấy tùng sự cùng với mình, còn đối với người mẹ thì sanh tâm sân hận (pratigha). Bồ-tát không có tâm sân hận, tâm dục nhiễm như thế. Bồ-tát trước đã biết rõ ràng đó là cha là mẹ, là cha mẹ hay nuôi lớn thân ta. Ta nương nhờ nơi thân do cha mẹ sanh, mà được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Tịnh tâm nghĩ đến cha mẹ như vậy, tương tục mà nhập thai,[1] ấy gọi là chánh tuệ mà vào thai mẹ.
            Bồ-tát khi đã đủ mười tháng, chánh tuệ ức niệm không quên. Khi ra khỏi thai, đi bảy bước, miệng phát ra lời rằng: “Đây là thân sau cùng của Ta.”
            Cho đến khi vua Tịnh-phạn đưa đến tướng sư coi rằng: “Ông hãy xem con ta thật có đủ ba mươi hai tướng chăng? Nếu có đủ ba mươi hai tướng thì có thể có hai điều: Nếu tại gia thì sẽ làm Chuyển luân Thánh vương, nếu xuất gia thì sẽ thành Phật.” Các Tướng sư (lakṣaṇapratigrāhaka) nói: “Địa thiên Thái tử thật có đủ ba mươi hai tướng đại nhân (dvātriṃśad  mahāpuruṣalakṣaṇa). Nếu tại gia thì sẽ làm Chuyển luân Thánh vương, nếu xuất gia thì sẽ thành Phật.” Vua nói: “Những gì là ba mươi hai tướng?”[2] Tướng sư đáp:   
            1-Tướng dưới bàn chân bằng phẳng (supratiṣṭhita-pāda) : Dưới bàn chân hết thảy đều chấm đất, dù một cây kim cũng không thể lọt qua.
            2-Tướng hai bánh xe dưới bàn chân (cakrāṅkita -hasta-pāda-tala): Đủ một ngàn căm xe, vòng đai bánh xe và trục bánh xe, ba điều ấy đầy đủ, tự nhiên thành tựu, không đợi thợ người làm. Các thợ trời như Tỳ-thủ-kiết-ma không thể hóa làm được diệu tướng như thế.
            Hỏi: Vì sao mà không thể?
 

[1] T. 31: Nhiếp đại thừa luận (攝大乘論), quyển thượng, tr. 135c-136a.
[2] Trường bộ kinh II, Đại bổn kinh (Mahāpadānasutta), tr. 17-19; T.  25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 88; T. 1: Trường a-hàm kinh (長阿含經), quyển 1, tr. 5a-b; Trường bộ kinh III, kinh tướng  (Lakkhaṇa sutta), tr. 143-144; Trung Bộ kinh II, kinh số 91: Kinh Brahmāyu (Brahmāyusutta), tr. 136-137; T. 1: Trung a-hàm kinh (中阿含經), quyển 41, tr. 686a-c; T. 1: Phạm ma du kinh (梵摩渝經), tr. 883c-884a; T. 24: Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ tỳ nại da phá tăng sự (根本說一切有部毘奈耶破僧事), quyển 2, tr. 108c-109a; Mahāvastu I, tr. 226; II, tr. 29; T. 3: Phổ diệu kinh (lalitavistara-普曜經), quyển 2, tr. 496a-b; T. 3, Phương quảng đại trang nghiêm kinh (方廣大莊嚴經), quyển 3, tr. 557a; T. 3: Thái tử thụy ứng bản khởi kinh (太子瑞應本起經), tr.  474a, T. 3: Quá khứ hiện tại nhân quả kinh (過去現在因果經), quyển 3, tr. 627a-b; T. 3: Phật bản hành tập kinh (佛本行集經), quyển 9, tr. 692c-693a; T. 3: Chúng hứa danh số kinh (眾許摩訶帝經), tr. 661b; T. 27: Đại tỳ-bà-sa luận (大毘婆沙論), quyển 177, tr. 888a; T. 30: Du già sư địa luận (瑜伽師地論), quyển 49, tr. 560c.
 

* Trang 173 *
device

            Đáp: Tỳ-thủ-kiết-ma ấy là thợ giỏi của trời mà trí tuệ không ẩn mật, luân tướng ấy là nghiệp báo thiện. Thợ trời được trí tuệ ở sanh báo, luân tướng ấy do thực hành thiện căn trí tuệ mà được. Tỳ-thủ-kiết-ma ấy trong một đời mà được trí tuệ ấy, luân tướng ấy từ trí tuệ vô lượng kiếp mà sanh. Do đó, Tỳ-thủ-kiết-ma không thể hóa làm, huống gì các thợ khác.
            3- Tướng ngón tay dài (dīrghāṅguli): Ngón tay thon, dài và thẳng, cao thấp đều đặn, đốt tay sâm sai.
            4- Tướng gót chân rộng và bằng (āyata-pāda-pārṣṇi).
            5- Tướng ngón tay, ngón chân có lưới lụa xòe như của chim Nhạn (jālāvanaddha-hasta-pāda): Trương ngón ra thì hiện, không trương ra thì không hiện.
            6- Tướng tay chân mềm mại (mṛdu -taruṇa-hasta-pāda-tala): Như thứ lông Tế-kiếp-ba (Karpāsakambalam) hơn các phần khác trong thân.
            7- Tướng mu bàn chân cao và đầy (Utsaṅgacaraṇaḥ-pāda): Lấy chân đáp đất, không rộng không hẹp, sắc dưới chân như Hoa sen đỏ, dưới giữa các ngón chân và sắc hai bên bàn chân như san hô thật; móng tay như đồng đỏ trong sạch. Trên mu bàn chân màu như chơn kim, lông trên mu bàn chân màu như Tỳ-lưu-ly xanh; chân nghiêm chỉnh đẹp đẽ như chiếc guốc trang sức đủ các thứ báu.
            8- Tướng như bắp đùi Y-nê-diên (Aiṇeyajaṅghaḥ): Như đùi trước của nai chúa Y-nê-diên, tùy trước sau mà co duổi.
            9- Tướng khi đứng thẳng, ngón tay rờ đến đầu gối (sthitānavanatājānupralambabāhuḥ): Không cúi không ngước, lấy bàn tay rờ đầu gối.
            10- Tướng âm tàng như Voi báu, Ngựa báu (koṣopagata -vasti-guhya): Điều hòa

* Trang 174 *
device

và khéo, đẹp.
            Hỏi: Nếu khi Bồ-tát được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, các đệ tử do nhân duyên gì mà được thấy tướng âm tàng?
            Đáp: Vì độ chúng nhân, dứt chúng nghi mà Phật cho thấy tướng âm tàng. Lại có người nói: Phật hóa làm Ngựa báu, Voi báu, chỉ cho các đệ tử mà nói rằng: “Tướng âm tàng của Ta cũng như thế.”
            11- Tướng thân cao và rộng cân đối như cây Ni-câu-lô-đà (nyagrodha -parimaṇḍala): Thân Bồ-tát lỗ rún ở chính giữa, bốn phần bằng nhau.
            12- Tướng lông xoay hướng lên trên (ūrdhvāgraromaḥ): Các sợi lông trên thân đều hướng lên và đẹp.    
            13- Tướng mỗi lỗ chân lông có một sợi lông (ekaika-roma-pradakṣiṇāvarta): Lông không tạp loạn, màu xanh như Lưu-ly, lông xoay theo phía hữu và hướng lên trên.    
            14- Tướng sắc vàng kim sắc (suvarṇa-varṇa).
            Hỏi: Sắc vàng như thế nào?
            Đáp: Nếu sắt ở bên vàng thì màu của sắt không hiện. Nay thứ vàng hiện tại sánh với vàng trong thời Phật ở đời thì không hiện. Vàng trong thời Phật ở đời sánh với vàng Diêm-phù-na (Jambūnadasuvarṇa) thì không hiện. Vàng Diêm-phù-na sánh với cát vàng trên đường Chuyển luân Thánh vương trong đại hải thì không hiện. Cát vàng sánh với núi vàng thời không hiện. Núi vàng sánh với vàng của núi Tu-di thì không hiện. Vàng núi Tu-di sánh với vàng Anh lạc của cõi trời Tam thập tam thì không hiện. Vàng Anh lạc của cõi trời Tam thập

* Trang 175 *
device

tam sánh với vàng của cõi trời Diệm-ma thì không hiện. Vàng của cõi trời Diệm-ma sánh với vàng của trời Đâu-suất-đà thì không hiện. Vàng của cõi trời Đâu-suất-đà sánh với vàng của cõi trời Hóa-tự-tại thì không hiện. Vàng của trời Hóa-tự-tại sánh với vàng của cõi trời Tha-hóa-tự-tại thì không hiện. Vàng của trời Hóa-tự-tại sánh với vàng của trời Tha-hóa-tự-tại thời không hiện. Vàng của trời Tha-hóa-tự-tại sánh với sắc thân của Bồ-tát thì không hiện. Sắc như thế ấy gọi là tướng sắc vàng.
            15- Tướng ánh sáng một trượng (Vyāmaprabhaḥ): Bốn phía trên thân đều có một trượng hào quang. Phật ở trong hào quang đó đoan nghiêm bậc nhất, như hào quang minh tịnh của chư Thiên vương.
            16- Tướng da mỏng mịn (Sūkṣmacchaviḥ): Bụi đất không dính thân, như Hoa sen không dính bụi, nước. Nếu Bồ-tát kinh hành trên núi đất khô, đất không dính chân. Cuồng phong thổi đến nghiền nát núi đất thành bụi bay, dẫu đến một mảy bụi cũng không dính thân Phật.
            17- Tướng bảy chỗ đầy đặn (saptotsada): Hai tay, hai chân, hai mắt và giữa cổ; bảy chỗ ấy đều đầy đặn đoan chánh, màu sắc trong sạch hơn các thân thể khác.
            18- Tướng dưới hai nách đầy đặn (Citāntarāṃsaḥ): Không cao, không sâu.
            19- Tướng phần thân trên như Sư tử (Siṃhapūrvārdhakāyaḥ).
            20- Tướng thân to lớn và thẳng (Bṛhadṛjukāyaḥ): Thân lớn và thẳng hơn mọi người.

* Trang 176 *
device

            21- Tướng vai tròn và đẹp (Susaṃvṛttaskandhaḥ):  Hết  thảy  không có vai nào sánh được như vậy.
            22. Tướng bốn mươi cái răng (Catvāriṃsaddantaḥ): Không nhiều không ít hơn. Các người khác thì ba mươi hai cái răng, thân có hơn ba trăm đốt xương, xương đầu có chín, còn Bồ-tát răng có bốn mươi cái, đầu có một xương. Bồ-tát xương răng nhiều, xương đầu ít, người khác xương răng ít, xương đầu nhiều, do đó nên khác với thân người.
            23- Tướng răng đều đặn (Aviraladantaḥ): Các răng không to quá, không nhỏ quá, không lồi ra, không thụt vào. Răng khít nhau, người không biết cho là chỉ có một răng. Kẻ răng khít dù một sợi lông nhỏ cũng không lọt.
            24- Tướng răng trắng (sukladantaḥ): Trắng hơn cả ánh sáng của núi Tuyết.
            25- Tướng hai má như Sư tử (Siṃhahanuḥ): Như Sư tử là chúa trong các loài thú, có hai má thẳng và rộng.
            26- Tướng được thượng vị trong các vị (Rasarasāgraprāptaḥ): Có người nói: “Phật lấy thức ăn để vào trong miệng, thì tất cả thức ăn đều trở thành vị tối thượng, vì sao? Vì trong tất cả thức ăn ấy có cái nhân của vị tối thượng. Người không có tướng ấy, không thể phát ra cái nhân đó, không được vị tối thượng.”
            Lại có người nói: “Nếu Bồ-tát đưa thức ăn để vào trong miệng, bấy giờ hai bên yết hầu chảy ra cam lồ hòa lẫn với các vị.” Vì vị ấy thanh tịnh nên gọi là được thượng vị trong các vị.
            27- Tướng lưỡi to lớn (Prabhūtajihvaḥ): Lưỡi to lớn của Bồ-tát từ trong

* Trang 177 *
device

miệng đưa ra phủ kín cả mặt cho đến chân tóc, khi đưa trở lại miệng vẫn không chật.
            28- Tướng âm thanh Phạm-thiên (Brahmasvaraḥ): Như Phạm thiên vương có năm thứ âm thanh từ trong miệng phát ra: 1- Sâu thẳm như sấm, 2-Trong suốt nghe xa, người nghe vui thích, 3- Nhập vào tâm họ thì sanh kính ái, 4- Nghe rõ dễ hiểu, 5- Người nghe không chán; thanh âm của Bồ-tát cũng như vậy. Năm thứ thanh âm từ trong miệng phát ra tướng thanh âm của chim Ca-lăng-tần-già rất dễ ưa. Lại có tướng âm thanh của trống, như trống lớn có âm thanh vang dội sâu xa.
            29- Tướng mắt xanh biếc (Abhinīlanetraḥ): Như hoa sen xanh đẹp đẽ.
            30- Tướng lông mi Trâu (Gopakṣmanetraḥ): Như lông mi của Trâu chúa, dài và đẹp, không tạp loạn.
            31- Tướng Nhục kế ở đỉnh đầu (ūṣṇīṣasīrṣaḥ): Bồ-tát có búi tóc bằng xương như nắm tay ở trên đỉnh đầu.
            32- Tướng lông trắng (ūrṇā): Lông trắng mọc giữa hai chân mày, không cao không thấp, trắng sạch, xoay theo phía hữu, kéo ra dài trăm thước.
            Thầy tướng nói: “Địa thiên Thái tử có ba mươi hai tướng đại nhân như vậy, Bồ-tát có đủ các tướng ấy.”
            Hỏi: Chuyển luân Thánh vương có ba mươi hai tướng, Bồ-tát cũng có ba mươi hai tướng, có gì sai khác?
            Đáp: Tướng của Bồ-tát có bảy điều hơn tướng của Chuyển luân Thánh vương. Tướng của Bồ-tát: 1. Tịnh hảo, 2. Phân minh, 3. Không sai chỗ, 4. Đầy đủ, 5. Thâm nhập, 6. Tùy  trí  tuệ  mà  làm,  không  tùy thế gian, 7. Tùy sự viễn ly.

* Trang 178 *
device

Tướng của Chuyển luân Thánh vương không được như vậy.
            Hỏi: Sao gọi là tướng?
            Đáp: Dễ biết nên gọi là tướng, như nước khác lửa, do tướng nên biết.
            Hỏi: Bồ-tát vì sao có ba mươi hai tướng, không nhiều hơn, không ít hơn?
            Đáp: Có người nói: Phật do ba mươi hai tướng trang nghiêm thân nên đoan chánh không tạp loạn. Nếu ít hơn thì thân không đoan chánh, nếu nhiều hơn thì tướng nơi thân Phật tạp loạn. Ba mươi hai tướng ấy đoan chính không tạp loạn, không thể thêm, không thể bớt. Cũng như Phật pháp không thể thêm không thể bớt, thân tướng cũng như vậy.
            Hỏi: Bồ-tát vì sao lấy tướng tốt để trang nghiêm thân?
            Đáp: Có người thấy thân tướng của Phật thì tâm được tịnh tín. Vì vậy, dùng tướng tốt để trang nghiêm thân. Lại nữa, vì chư Phật hết thảy mọi sự đều hơn hết, nên từ sắc thân, uy lực, dòng họ, gia thuộc, trí tuệ, thiền định, giải thoát, mọi sự đều hơn. Nếu Phật không trang nghiêm thân tướng, sự ấy bèn thiếu.
            Lại nữa, có người nói: Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác trú ở trong thân ấy. Cũng như người muốn cưới con gái nhà hào quý, con gái ấy sai sứ nói với người kia rằng: “Nếu muốn cưới tôi thì trước phải trang nghiêm phòng, thất, trừ khử ô uế, sơn phết, xông hương, sắp đặt giường nệm, trải chiếu, giăng màn, trướng, cờ lọng, hương hoa, phải cho nghiêm trang rồi sau tôi mới đến nhà ngươi.”

* Trang 179 *
device

            Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cũng như vậy, sai trí tuệ đi sứ, trong đời vị lai, đến chỗ Bồ-tát nói: “Nếu muốn được Ta, phải tu tập cho có tướng tốt để tự trang nghiêm, rồi sau Ta đến trong thân ngươi. Nếu không trang ngiêm thân, thì ta không trú.”
            Do vậy, Bồ-tát tu ba mươi hai tướng để tự trang nghiêm thân, để được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
            Bấy giờ Bồ-tát dần dần lớn, trông thấy cái khổ già, bệnh, chết, tâm sanh nhàm chán, rồi nửa đêm xuất gia, sáu năm khổ hạnh, ăn cháo nhừ hòa sữa, đường, mật; những thứ này có mười sáu công đức làm bổ ích cho thân do con gái Bà-la-môn tên Nan-đà cúng. Ăn xong, ở tại cội Bồ-đề, Bồ-tát phá một vạn tám ngàn ức Quỷ binh ma chúng, rồi chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
            Hỏi:  Được công đức gì mà gọi là Phật?
            Đáp: Được Tận trí (kṣayajñāna), Vô sanh trí (anutpādajñāna)[1] nên gọi là Phật.
            Lại có người nói: Được Mười lực (daśa balāni), Bốn vô sở úy (catvāri vaiśāradyāni), Mười tám pháp bất cọng (aṣṭādaśāveṇikā buddhadharmāḥ), Ba đạt (tisro vidyāḥ) vô ngại (catasraḥ ratisaṃvidaḥ). Ba ý chỉ là (smṛtyupasthāna): 1- Người thọ giáo kính trọng, Phật không mừng, 2- Người không thọ giáo, không kính trọng, Phật không buồn, 3- Kính trọng hay không kính trọng, tâm không khác. Đại từ, đại bi, ba mươi bảy đạo phẩm (saptatriṃśad bodhipakṣyadharmāḥ); tổng tướng, biệt tướng của hết thảy pháp đều biết (sarvadharmasvasāmānyalakṣaṇajñāna)[2], nên gọi là Phật.
            Hỏi: Vì sao khi chưa được Phật đạo thì gọi là Bồ-tát, khi được Phật đạo rồi thì không gọi là Bồ-tát?           
            Đáp: Chưa được Phật đạo, tâm còn ái trước cầu muốn
 

[1] Kośa VI, tr. 282, VII, tr. 10, T. 29: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (Abhidharmakośa-śāstra-阿毘達磨俱舍論), tr. 135a23-28: Thế nào là tận trí? Nghĩa là địa vị vô học, nếu tự biết Ta đã biết khổ, ta đã đoạn tập, ta đã chứng diệt, ta đã tu đạo, do đây mà có trí, kiến , minh, giác, giải, tuệ, quang, quán, ấy gọi là tận trí. Thế nào gọi là vô sanh trí? Nghĩa là ta đã biết khổ, không còn thọ khổ, rộng nói cho đến ta đã tu đạo, không còn tu lại, do đây mà có rộng nói cho đến, ấy gọi là vô sanh trí.  
[2] Tham khảo, T. 31: Nhiếp đại thừa luận (攝大乘論), quyển hạ, tr. 150a2-17b.
 

* Trang 180 *
device

được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nên gọi là Bồ-tát. Khi thành Phật đạo rồi, lại được các thứ đại công đức khác, nên lại có tên khác gọi là Phật. Cũng như con vua khi chưa làm vua thì gọi là vương tử, khi đã làm vua, không gọi là vương tử. Khi đã làm vua, tuy vẫn là vương tử, mà không gọi là vương tử. Bồ-tát cũng như vậy, khi chưa được Phật đạo, gọi là Bồ-tát, khi đã được Phật đạo, gọi là Phật.
            Trong pháp Thanh-văn, bọn đệ tử của Ca-chiên-diên Ni-tử thuyết về tướng và nghĩa của Bồ-tát như trên.
            Người Đại thừa nói: “Bọn đệ tử của Ca-chiên-diên Ni-tử (Mahākātyāyanīputra), là người ở trong vòng sanh tử, không tụng không đọc kinh Đại thừa; họ chẳng phải đại Bồ-tát, không biết thật tướng của các pháp, tự lấy căn trí lanh lợi, ở trong Phật pháp viết các luận nghị giải nghĩa về các kiết sử (saṃyojana), trí (jñāna), định (samādhi), căn (indriya) v.v... còn nhiều chỗ sai quấy, huống gì muốn luận nghị về Bồ-tát? Cũng như người ít sức, nhảy ngang cái kênh nhỏ còn không qua được huống là sông lớn? Người ấy ở trong sông lớn, biết chắc sẽ chìm mất.
            Hỏi: Mất thế nào?
            Đáp: Trên kia nói trải qua vô số kiếp, gọi là Bồ-tát. Trong ba vô số kiếp, bố thí cả đầu, mắt, tủy, não, tâm không hối hận, ấy là điều A-la-hán, Bích-chi Phật không thể sánh kịp. Như xưa Bồ-tát làm Đại Tát-đà-bà (Sārthavāha), đi qua biển lớn, gió mạnh làm vỡ thuyền, nói với các con buôn: “Hãy nắm lấy đầu tóc, tay, chân của tôi, tôi sẽ đưa qua.” Khi các con buôn nắm xong, Ngài liền lấy dao tự sát. Lệ của biển

* Trang 181 *
device

cả là không chứa tử thi, tức thời gió mạnh thổi đưa đến bờ. Đại từ như vậy mà nói là không phải là Bồ-tát thì còn ai là Bồ-tát?
            Tu hành mãn vô số kiếp thứ hai, khi chưa vào vô số kiếp thứ hai ở nơi Phật Nhiên-đăng (Dīpaṃkara), Ngài được thọ ký làm Phật, tức thời bay lên hư không thấy mười phương Phật (daśadigbuddha), đứng giữa hư không, ca  ngợi Phật Nhiên-đăng. Phật Nhiên-đăng nói: “Ngươi qua khỏi một vô số kiếp sẽ được làm Phật, hiệu là Thích-ca Mâu-ni.” Được thọ ký như vậy, mà nói lúc bấy giờ chưa là Bồ-tát, há không phải là đại bậy?
            Bọn đệ tử của Ca-chiên-diên Ni-tử nói: Trong ba vô số kiếp chưa có tướng Phật, cũng không trồng nhân duyên về tướng Phật, làm sao biết là Bồ-tát? Hết thảy pháp trước có tướng, rồi sau mới có thể biết nó có thật, nếu không có tướng thời không biết được.
            Người Đại thừa nói: Được thọ ký làm Phật, bay lên hư không, thấy mười phương Phật, đó chẳng phải là tướng lớn sao? Được thọ ký sẽ làm Phật, được làm Phật, đó là tướng lớn. Bỏ tướng lớn này, mà nhận lấy ba mươi hai tướng, thì ba mươi hai tướng Chuyển luân Thánh vương cũng có. Chư thiên, ma vương cũng hóa làm được tướng đó. Nan-đà, Đề-bà v.v.... đều có ba mươi hai tướng. Bà-bạt-lê Bà-la-môn có ba tướng. Vợ của Đại Ca-diếp có tướng sắc vàng. Cho đến người đời này, mỗi người cũng có một tướng, hai tướng, hoặc là mắt xanh, tay dài, phần thân trên như Sư tử. Những tướng như vậy hoặc nhiều hoặc ít, sao ngươi chỉ coi trọng tướng ấy?

* Trang 182 *
device

            Trong kinh nào nói trong ba vô số kiếp Bồ-tát không gieo trồng nhân duyên của tướng? Như Nan-đà tắm cho Phật Tỳ-bà-thi, nguyện được thanh tịnh đoan nghiêm. Ở tháp Bích-chi Phật, Ngài lấy màu xanh sẫm vẽ lên vách làm tượng Bích-chi Phật, nhân đó phát nguyện: “Nguyện tôi thường được tướng thân kim sắc.” Ngài lại xây bậc cấp trong tháp Phật Ca-diếp. Do ba nhân duyên của ba việc phước đó mà đời đời được an vui, sanh ra ở đâu cũng đoan nghiêm. Dư phúc ấy, được sanh trong dòng họ Thích nước Ca-tỳ-la, làm đệ tử của Phật, được ba mươi tướng của bậc đại nhân, thanh tịnh đoan chánh, xuất gia được đạo quả A-la-hán. Phật nói trong năm trăm đệ tử, Tỳ-kheo Nan-đà đoan chánh bậc nhất. Tướng ấy dễ được, vì sao nói ở trong chín mươi mốt kiếp gieo trồng, còn lại một đời mới được tướng ấy? Thế là quá bậy! Ông nói trong vô số kiếp đầu, không biết sẽ làm Phật hay không làm Phật. Trong vô số kiếp thứ hai, biết sẽ làm Phật, nhưng không tự nói ra. Trong vô số kiếp thứ ba, biết được làm Phật và có thể nói cho người biết. Ở chỗ nào Phật nói lời ấy? Trong kinh nào có lời ấy? Trong Tam tạng pháp Thanh-văn nói, hay trong kinh Đại thừa nói?
            Bọn đệ tử của Ca-chiên-diên Ni tử nói: Tuy trong Tam tạng tự miệng Phật nói ra không ghi, nhưng nghĩa lý là phải vậy. Phẩm Bồ-tát trong A-tỳ-đàm Tỳ-bà-sa (Abhidharma-vibhāṣā) nói như vậy?
            Trả lời rằng: Trong Đại thừa nói: Lúc mới phát tâm (prathamacittotpāda) là biết rằng “Ta sẽ thành Phật. Như Bồ-tát A-già-la (Acala) ở

* Trang 183 *
device

bên đức Phật Trường Thủ (Buddha Dīrghapāṇī), khi mới phát tâm cho đến khi ở tòa Kim-cang (vajrāsana) mà thành Phật đạo, trong khoảng trung gian đó, tâm điên đảo (viparyāsa) bất tịnh không sanh. Như trong Thủ-lăng-nghiêm Tam-muội (Śūraṃgamasamādhi), có bốn hạng Bồ-tát và bốn thứ thọ ký (vyākaraṇa):[1] Có Bồ-tát chưa phát tâm mà được thọ ký; có Bồ-tát vừa phát tâm mà được thọ ký; có Bồ-tát trước khi thọ ký, người khác đều biết, tự mình không biết; có Bồ-tát trước khi thọ ký, người và mình đều biết. Vì sao ông nói trong vô số kiếp thứ hai biết được thọ ký, mà không tự nói ra?
            Lại nữa, Phật nói: Trong vô lượng vô số kiếp làm công đức, muốn độ chúng sanh, vì sao chỉ nói có ba vô số kiếp; ba vố số kiếp này có lượng, có hạn.
            Hỏi: Trong pháp Đại thừa, tuy có lời ấy, tôi cũng không tin được.
            Đáp: Thế là quá bậy! Pháp Đại thừa là chân Phật pháp, từ miệng Phật nói ra, Ông không thể phản lại lời ấy. Ông từ trong pháp Đại thừa mà ra, vì sao lại nói: “Tôi không thể tin được!?”
            Lại nữa, luận nghị của Đại thừa, đã nói rộng ở trong đó.
            Lại nữa, nói nghiệp nhân duyên của ba mươi hai tướng, gieo trồng ở tại Dục giới chứ không phải gieo trồng ở Sắc giới, Vô sắc giới. Vì Vô sắc giới không có thân không có Sắc, mà ba mươi hai tướng ấy là để trang nghiêm thân, nên trong cõi Vô sắc giới không thể gieo trồng được là phải; còn trong cõi Sắc giới vì sao không gieo trồng được? Ở trong Sắc
 

[1] Tham khảo T. 15: Phật thuyết thủ lăng nghiêm tam muội kinh (佛說首楞嚴三昧經), quyển 2, tr. 638c12-639b11.
 

* Trang 184 *
device

giới có các đại Phạm vương, thường thỉnh Phật thuyết pháp lần đầu tiên (dharmacakra), ấy là trí tuệ thanh tịnh, có thể cầu Phật đạo, vì sao nói không gieo trồng nhân duyên của ba mươi hai tướng được?
            Lại nói chỉ ở trong loài người được gieo trồng chứ không phải trong các loài khác. Nhưng như Bà-già-độ Long vương (Saramayara-jaduhita) ở Thập trụ Bồ-tát (daśamṣā bhūmi), A-na-bà-đạt Long vương (Anavataptanāgarāja) ở Thất trụ Bồ-tát, La-hầu-la-ru-la vương (hu asurarāja) cũng là đại Bồ-tát; sao lại nói ở trong các loài khác không thể gieo trồng nhân duyên của ba mươi hai tướng?
            Lại nói, trong loài người, chỉ ở châu Diêm-phù-đề mới được gieo trồng; còn ở châu Uất-đa-la-việt (Uttarakura) không thể gieo trồng. Có ý kiến cho rằng vì người ở châu kia không biết  tự ngã, đắm trước khoái lạc, không có lợi căn. Nhưng Cù-đà-ni (Godānīya), Phất-bà-đề (rvavideha), hai chỗ này phước đức (puṇya), trí tuệ(prajñā), thọ mạng (Ayus) hơn  Diêm-phù-đề, vì sao không thể gieo trồng được?
            Lại nói: Một ý tứ gieo trồng một tướng, nhưng tâm ấy trong khoảnh khắc có sáu mươi lần sanh diệt. Trong một tâm không an trụ, trong một tâm ấy đã vô lực, không an trụ, không thể phân biệt thì làm sao có thể gieo trồng tướng bậc đại nhân? Tướng bậc đại nhân ấy không thể không rõ biết tâm mà gieo trồng được, do vậy phải nhiều ý tứ hòa hiệp (ahucetanāsaṃyoga) mới có thể gieo trồng một tướng. Cũng như một vật nặng, một người không thể gánh, phải có sức của nhiều người. Cũng vậy, gieo trồng tướng ấy phải có đại tâm, nhiều ý tứ hòa hiệp mới gieo trồng được, do vậy, gọi là tướng trăm phước (śatapuṇyalakṣana). Không

* Trang 185 *
device

thể một ý gieo trồng một tướng. Các việc khác còn không thể một ý gieo trồng một việc, hà huống tướng trăm phước.
            Vì sao lại nói “Bồ-tát Thích-ca Văn-ni tâm chưa thuần thục, mà đệ tử tâm thuần thục? Bồ-tát Di-lặc tâm thuần thục, mà đệ tử tâm chưa thuần thục? Lời ấy ở chỗ nào nói? Trong Tam tạng, trong Đại thừa giáo không có việc ấy. Lời ấy chỉ tự tâm riêng ông xuất ra. Ông chỉ thấy Bồ-tát Thích-ca Văn- ni ở trong hang báu trông thấy Phật Phất-sa, qua bảy ngày đêm dùng một bài kệ để tán thán, nhưng Bồ-tát Di-lặc cũng nhiều cách tán thán Phật Phất-sa, chỉ trong Kinh A-ba-đà na (AvadānasūtraAvadānaśataka) không nói, nên ông không biết được đó thôi. Không có nhân duyên chi mà lại bảo rằng đệ tử của Di-lặc tâm chưa thuần thục. Như thế đều là sai quấy.
            Ông nói: Bồ-tát hay bố thí mọi thứ mà không thương tiếc, như vua Thi-tỳ (Śibi) vì Bồ câu mà cắt thịt cho chim Ó, tâm không hối hận. Nên biết như đem tài bảo mà bố thí (Amiṣadāna), ấy là hạ bố thí (hīnadāna); đem thân mạng bố thí (kāyadāna), ấy gọi là trung bố thí (madhyadāna); bố thí đủ thứ mà trong tâm không trước, ấy là thượng bố thí (agradāna). Sao ông lại tán thán hạ bố thí là Đàn Ba-la-mật được đầy đủ? Sự bố thí này tuy có tâm từ bi nhiều và lớn nhưng có khi có trí tuệ hiểu biết, có khi không có trí tuệ hiểu biết. Như người vì cha mẹ thân thuộc mà không tiếc thân mạng, hoặc vì thầy chủ mà không tiếc thân mạng. Thế nên biết, vì Bồ câu mà không tiếc thân mạng, là bố thí bậc trung.
             Hỏi: Bồ-tát là vì hết thảy chúng sanh, còn chỉ vì cha mẹ, vì thầy chủ thì đó chỉ là vì hết thảy người, cho nên chẳng

* Trang 186 *
device

phải chỉ không tiếc thân mạng mà đã cho là Đàn Ba-la-mật được đầy đủ?
            Đáp: Tuy vì hết thảy chúng sanh mà tâm ấy không thanh tịnh (aviśuddha). Không biết thân mình là không có tự, không biết người nhận cũng là không người, không chủ, không biết thật tánh của vật bố thí là chẳng thể nói một, chẳng thể nói khác. Đối với ba điều ấy mà tâm chấp trước, ấy là không thanh tịnh, chỉ được phước báo ở trong thế gian, không thể đi thẳng đến Phật đạo, như nói: Trong Bát-nhã Ba-la-mật, ba sự là bất khả đắc, cũng không chấp trước. Ấy mới là đầy đủ Đàn Ba-la-mật. Cũng vậy, cho đến nói rằng: “Bát-nhã Ba-la-mật (prajñāpāramitāparipūri) là hay phân chia đại địa, thành quách, xóm làng làm bảy phần. Ấy là Bát-nhã Ba-la-mật được đầy đủ” thì sai.
            Nên biết, Bát-nhã Ba-la-mật ấy thật vô lượng vô biên, như biển cả. Chư thiên, Thánh nhân, A-la-hán, Bích-chi Phật cho đến Bồ-tát mới hành đạo (Adikārmikabodhisattva) còn không thể biết bờ bến của nó, chỉ Bồ-tát ở Thập địa (daśabhūmi) mới biết được. Vì sao Ông nói hay phân chia được đại địa, thành quách, xóm làng làm bảy phần, ấy gọi là Bát-nhã Ba-la-mật được đầy đủ? Việc ấy thuộc về pháp toán số (gaṇanā), khả năng chia đại địa chỉ là một phần ít của trong Bát-nhã Ba-la-mật thế tục cũng như một hai giọt trong nước biển cả. Thật Bát-nhã Ba-la-mật là mẹ của chư Phật ba đời (buddhamātṛ), hay hiển thị thật tướng của hết thảy pháp (sarvadharmasatyalakṣaṇa). Bát-nhã Ba-la-mật không chỗ đến, không chỗ đi. Tìm nó khắp mọi nơi, không thể được; như huyễn thuật (māyā), như tiếng vang (pratiśrutkā), như trăng lồng trong nước (udakacandra), vừa thấy liền mất. Các bậc Thánh vì lòng

* Trang 187 *
device

thương xót (anukampā), nên tuy một tướng (ekalakṣaṇa) mà dùng nhiều danh tự (nāmasaṃketa) gọi Bát-nhã Ba-la-mật ấy là kho báu trí tuệ của chư Phật (buddhaprajñāratnakośa). Còn ông nói quá bậy! Ông nói “bốn thứ quán là (vilokana): Quán Thời (kālavilokana), quán Quốc độ (deśavilokana), quán Dòng họ (kulavilokana), quán Nơi sanh (upapattisthānavilokana). Trong thời kỳ loài người thọ tám vạn tuổi Phật ra đời (prādurbhavati), trong thời kỳ thọ bảy, sáu, năm, bốn, ba, hai vạn tuổi Phật ra đời, trong thời kỳ người đời thọ một trăm tuổi là lúc Phật ra đời.” Nếu chư Phật thường thương xót chúng sanh thì vì sao chỉ ra đời trong tám thời kỳ, còn các thời kỳ khác thì không? Phật pháp không đợi thời, cũng như thuốc hay uống lúc nào lành bệnh lúc ấy. Phật pháp cũng như thế, không đợi thời.
            Hỏi: Tuy Bồ-tát thương xót chúng sanh, chư Phật không đợi thời nhưng lúc loài người sống lâu (dīrghāyus) quá tám vạn tuổi, nhiều khoái lạc (sukha), kiết sử nhiễm ái sâu dày (rāgatṛṣṇādisaṃyojana), căn tánh ám độn (mṛdvindriya), thời không phải là lúc có thể giáo hóa. Nếu một trăm tuổi trở xuống, loài người tuổi thọ ngắn, khổ hại nhiều, các kiết sử sân hận lại sâu dày hơn. Ở hai thời kỳ vui và khổ này, không phải là thời kỳ đắc đạo nên Phật không ra đời?
            Đáp: Chư thiên sống ngoài ngàn vạn tuổi, là do nhân duyên đời trước; tuy nhiều khoái lạc, nhiễm ái sâu dày (rāgatṛṣṇā), mà hay đắc đạo, huống ở trong loài người không vui hơn. Lúc đủ ba sáu thứ bất tịnh thì dễ giáo hóa. Vì thế nên lúc người thọ tám vạn tuổi Phật nên ra đời, vì người trong lúc đó không bệnh tật, tâm vui, đều có lợi căn phước đức; vì lợi căn phước đức nên dễ đắc đạo.
            Lại  nữa,  thời  đức Phật Sư-tử-cổ-âm vương (Buddha Siṃhadundubhisvararāja),  người thọ

* Trang 188 *
device

mười vạn tuổi, thời đức Phật Minh Vương (Buddha Alokarāja), người thọ bảy trăm vô số kiếp. Ở nước Phật A-di-đà (Buddha Amitābha), người thọ vô lượng vô số kiếp, sao ông nói lúc người thọ tám vạn tuổi Phật không ra đời?
            Hỏi: Trong kinh Đại thừa có việc ấy, trong pháp tôi không nói đến mười phương Phật (daśadigbuddha), duy chỉ có quá khứ Thích-ca Văn-ni, Câu-trần-nhã (Krakucchanda) v.v...một trăm Phật; vị lai Di-lặc v.v... năm trăm Phật?
            Đáp: Trong luận Đại thừa, do nhiều nhân duyên nói có ba đời mười phương Phật. Vì sao? Vì mười phương thế giới có già, bệnh, chết, dâm (rāra), nộ (dveṣa), si (moha) v.v... cho nên Phật cần ra đời ở quốc độ đó. Như trong kinh nói: Nếu không có già, bệnh, chết, phiền não thời chư Phật không ra đời.”
            Lại nữa, nhiều người có nhiều bệnh (vyādhitā), nên phải có nhiều thầy thuốc (vaidya). Trong pháp Thanh-văn các ông, như trong kinh Trường A-hàm (rghāgama), vua Tỳ-sa-môn (Vaiśramaṇa) dùng kệ bạch Phật:
            “Khể thủ các Phật quá khứ, vị lai, hiện tại,
            Cũng quy mạng Thích-ca Văn Phật.”
            Kinh ông nói đến khể thủ chư Phật quá khứ (atīta), vị lai (anāgata), hiện tại (pratyupanna), nói quy mạng Thích-ca Văn Phật. Do đó mà biết hiện tại có các Phật khác (deśāntarabuddha). Nếu không có Phật ở các quốc độ khác, thế tại sao trước khể thủ Tam thế Phật, sau mới quy mạng riêng đối với Thích-ca Văn-ni Phật? Vị vua (Tỳ-sa-môn) ấy chưa ly dục, ở nơi đức Phật Thích-ca Văn-ni đắc đạo; vì tâm quá kính  ái  nên  quy  mạng,  còn  đối  nơi  các  Phật khác thì chỉ khể thủ.

* Trang 189 *
device

            Hỏi: Chính miệng Phật nói: Ở một thế gian (ekasmin lokadhātu) không có hai Phật ra đời trong một lúc, cũng không có hai Chuyển luân Thánh vương ra đời một lúc;[1] vì thế nên  trong hiện tại không thể có các Phật khác?
            Đáp: Tuy có lời ấy, mà ông không hiểu nghĩa nó. Phật nói trong một Tam thiên đại thiên thế giới không có hai Phật ra đời cùng một lúc, chứ không phải nói trong mười phương thế giới (daśadiglokadhātu). Hiện tại không có Phật, như trong thế giới tứ thiên hạ, không có hai Chuyển luân Thánh vương ra đời cùng một lúc; vì đây là người đại phúc đức, không có kẻ oán địch sanh chung một đời, nên bốn châu thiên hạ chỉ có một Chuyển luân Thánh vương. Đức Phật cũng như thế, trong Tam thiên đại thiên thế giới, không có hai Phật ra đời. Phật và Chuyển luân Thánh vương, kinh nói như nhau, sao ông tin các tứ châu thiên hạ khác còn có Chuyển luân Thánh vương mà không tin trong Tam thiên đại thiên thế giới khác còn có Phật?
            Lại nữa, một Phật không thể độ hết tất cả chúng sanh; nếu một Phật có thể độ hết tất cả chúng sanh, thời có thể không cần các Phật khác mà chỉ một Phật ra đời là đủ. Nhưng như pháp của chư Phật, khi đã độ hết các chúng sanh có thể độ thì nhập diệt, như đèn tắt lửa hết, vì pháp hữu vi là vô thường, tánh không. Vì thế nên hiện tại phải có các Phật khác.
            Lại nữa, chúng sanh vô lượng, khổ cũng vô lượng, cho nên phải có bậc Bồ-tát đại tâm xuất hiện, cũng phải có vô lượng Phật ra đời, độ các chúng sanh.
 

[1] Tăng chi bộ kinh I, tr. 27-28; Mahāvastu-đại sự, III, tr. 199; trường bộ kinh II, tr. 225, III, tr. 114; Trung bộ kinh III, tr. 65; T. 1: Trường A-hàm kinh, quyển 5, tr. 31a, quyển 12, tr. 79a; T. 1: Trung a-hàm kinh (中阿含經), quyển 47, tr. 724a; Kośa III, tr. 198-201, T. 29: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (阿毘達磨俱舍論), tr. 64c-65a; Bodhisattvabhūmi (Bồ-tát địa), tr. 92, Madhyāntavibhaṅga (Biện trung biên luận), tr. 152; T. 31: Nhiếp đại thừa luận (攝大乘論), quyển hạ, tr. 151c18-20; 132b.
 
 

* Trang 190 *
device

            Hỏi: Như trong kinh nói: “Trong vô lượng năm, Phật mới xuất hiện một lần, như hoa Ưu-đàm-bát-la (Udumbara) lâu lâu mới xuất hiện một lần. Nếu mười phương có Phật đầy đủ, vậy Phật dễ xuất hiện, dễ được, không thể gọi là khó vậy?”
            Đáp: Không phải vậy! Đây là nói trong một Đại thiên thế giới (Mahāsāhasralokadhātu), trải qua vô lượng năm, lâu lâu Phật mới xuất hiện, chứ không phải nói trong hết thảy mười phương thế giới là khó gặp. Cũng vì người tội lỗi không biết kính, không tinh tấn cầu đạo, nên nói “Phật trải qua vô lượng năm, lâu lâu xuất hiện một lần. Lại vì chúng sanh ấy có nhiều tội báo, đọa trong ác đạo (durgati), vô lượng kiếp còn không nghe danh Phật huống là thấy Phật? Vì hạng người ấy mà nói “Phật xuất thế khổ (duḥkha).”
            Hỏi: Nếu hiện tại mười phương có nhiều Phật, Bồ-tát, vậy nay hết thảy chúng sanh đang bị tội ác khổ não, sao không đến độ?
            Đáp: Chúng sanh trong vô lượng vô số kiếp tội cấu sâu dày, tuy có các phước thừa, mà không có công đức để được thấy Phật nên không thấy, như kệ nói:
                        “Phúc báo tốt chưa gần,
                        Tội suy chưa trừ khử,
                        Hiện tiền không thể thấy,
                        Bậc Đại đức hữu lực.

                        Các Đại đức thánh nhân,
                        Tâm cũng không phân biệt,
                        Từ bi với tất cả,
                        Muốn độ thoát một lần.

* Trang 191 *
device

                        Chúng sanh phước đức thục,
                        Trí tuệ căn cũng lớn,
                        Nếu là duyên hiện độ,
                        Tức thời được giải thoát.

                        Ví như đại Long vương,
                        Tùy nguyện mà mưa xuống,
                        Tội phước theo bổn hạnh,
                        Mỗi mỗi như sở tạo.”
            Hỏi: Nếu tự có phước đức, tự có trí tuệ, người như vậy, Phật độ được; nếu không có phước đức, trí tuệ, Phật không độ. Nếu vậy, đã tự có phước đức, trí tuệ, thì không đợi Phật độ?
            Đáp: Phước đức trí tuệ ấy, nhân duyên từ Phật mà phát xuất. Nếu Phật không ra đời, thì các Bồ-tát đem nhân duyên của mười điều thiện (daśakuśalanidāna), bốn vô lượng ý (catvāry apramāṇāni), phúc báo tội báo đời sau, các thứ nhân duyên để giáo đạo. Nếu không có Bồ-tát, thì có lời thuyết giảng trong các kinh, người gặp được pháp ấy, nương pháp ấy làm nhân duyên tu hành phước đức.
            Lại nữa, người tuy có phước đức, trí tuệ, nhưng nếu Phật không ra đời, thì chỉ thọ báo trong thế gian mà không thể đắc đạo. Nếu gặp Phật ra đời mới có thể đắc đạo, ấy là một lợi ích lớn. Ví như người tuy có mắt, lúc không có mặt trời, thì không thể trông thấy được, cần phải có ánh sáng mặt trời, mới trông thấy được, nên không được nói: “Ta có mắt, cần gì mặt trời.” Như Phật nói, nhờ nhân duyên trong và ngoài mới sanh chánh kiến: 1- Theo người khác mà nghe

* Trang 192 *
device

pháp, 2- Tâm tự tư duy đúng như pháp.[1] Do phước đức nên hay sanh thiện tâm, do lợi căn (tīkṣṇendriya) trí tuệ (prajñā) nên hay tư duy đúng như pháp. Do đó biết, do từ nơi Phật mà được.
            Những điều luận giải nêu trên như thế, có nhiều chỗ sai lầm. Nay vì muốn tạo luận nghị về Bát-nhã Ba-la-mật, nên không thể tiếp tục bàn rộng các việc khác.
(Hết cuốn 4 theo bản Hán)
__________
 
 

[1] Tăng chi bộ kinh I (Aṅguttara), tr. 87; T. 31: Nhiếp đại thừa luận (攝大乘論), quyển thượng, tr. 136b15-16; T. 1: Trung a-hàm kinh (中阿含經), quyển 58, tr. 791a1-3; T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (增壹阿含經), quyển 7, tr. 578a5-8.
 
 

* Trang 193 *
device

Xem mục lục