VĂN HIẾN NHÂN MINH
Có nhiều sách về Nhân minh, đó là :
– Kinh Chánh Lý (Nyaya-sutra) do A. Kaspada (cũng có tên là Gotama, và học giả Trung Quốc dịch là Túc Mục), sống ở thế kỷ thứ ba trước Tây lịch hoặc ở thế kỷ đầu Tây lịch trước tác, và các sách chú giải về kinh này.
– Hồi Tránh Luận, một cuốn, của Bồ-tát Long Thọ (Nagarjuna) khoảng cuối thế kỷ thứ hai Tây lịch, trước tác.
– Du-Già-Sư-Địa Luận cuốn 15 của Di-Lặc (khoảng đầu thế kỷ thứ V).
– Hiển Dương Thánh Giáo Luận cuốn 10 của Vô Trước. (Khoảng đầu thế kỷ thứ V).
– A-Tỳ-Đạt-Ma Tạp Luận cuốn 16 của Vô Trước và An Huệ.
– Như Thật Luận, một cuốn, của Thế Thân (khoảng đầu thế kỷ thứ V). (Ngài Thế Thân có viết ba bộ luận về Nhân minh nữa là Luận Quỷ, Luận Thức, Luận Tâm, nhưng chưa được dịch sang Hán Văn).
– Nhân Minh Chánh Lý Môn Luận bản, một cuốn của Bồ-tát Trần Na. (Tức Đại Vức Long, đệ tử của ngài Thế Thân).
– Nhân Minh Nhập Chánh Lý Luận, một cuốn của Thương-kiết-la-chủ (Thiên Chủ, là đệ tử của ngài Trần Na).
– Và các bản Sớ giải các sách Nhân minh luận nói trên.