Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (7)


Xem mục lục

3.1. Bồ-tát Long Thọ

Tuy, qua ba văn hệ trên, tín ngưỡng A Di Đà dù đã manh nha và phát triển tới mức độ cụ thể, nhưng vẫn chưa thoát ra khỏi cơ sở lý luận của các văn hệ ấy ở Ấn Độ. Phải đợi đến Long Thọ  với sự ra đời của Thập trụ tỳ bà sa luận 5[33], thuộc Đại Tạng Kinh 26, số hiệu 1521, 17 quyển, Thánh Giả Long Thọ tạo, Hậu Tần Cưu Ma La Thập dịch, mới xác lập tín ngưỡng A Di Đà như một bộ phận độc lập trong hệ thống Phật giáo. Phẩm Dị hành[34] của bộ luận ấy nêu lên câu hỏi: “Thực hành Đại thừa như đức Phật dạy, là phát nguyện cầu Phật đạo, sự kiện này còn nặng nề hơn cả việc nâng lên ba nghìn đại thiên thế giới. Ông nói A duy việt trí địa là pháp sâu xa khó đạt đến, và hỏi có con đường dễ đi nào để nhanh chóng đến A duy việt trí địa hay không, thì đó là lời nói khiếp nhược thấp hèn, không phải là lời của bậc đại nhân có chí cao cả. Nhưng nếu ông muốn nghe con đường dễ đi ấy, thì tôi sẽ nói.”[35]

Con đường dễ đi mà Long Thọ hứa hẹn là sự xưng niệm danh hiệu các đức Phật trong mười phương. Sau khi liệt kê danh hiệu các đức Phật trong mười phương ấy, Long Thọ giới thiệu thêm một trăm lẻ năm vị Phật khác, mà đứng đầu là đức Phật Vô Lượng Thọ[36].

Tiếp đó, Long Thọ giới thiệu bản nguyện của đức Phật A Di Đà: “Nếu người nào xưng niệm danh hiệu của ta và nương tựa vào đó, chắc chắn sẽ đạt được a nậu đa la tam miệu tam bồ đề”[37].

Rồi chính mình sáng tác ba mươi hai bài kệ ca ngợi đức Phật A Di Đà, mà sau này các nhà Tịnh độ giáo đã rút lại thành mười sáu bài và gọi là Long Thọ Bồ tát nguyện vãng sinh lễ tán kệ, mà Đại Tạng Kinh 47, số hiệu 1982, Tập Chư Kinh Lễ Sám Nghi[38], 2 quyển, Đường Trí Thăng soạn và Đại Tạng Kinh 47, số hiệu 1980, Vãng Sinh Lễ Tán Kệ[39], 1 quyển, Đường Thiện Đạo tập kí, đều đã ghi lại.

Trong ba mươi hai bài kệ này có mười bốn bài chứa đựng nội dung mười sáu nguyện trong số bốn mươi tám nguyện của Phật A Di Đà.

Ngoài ra, nội dung bài kệ thứ mười tám một phần nào liên hệ đến trường hợp vãng sinh của ba hạng người thường gọi là tam bối. Trong ba hạng người này, trừ hạng thượng bối, hai hạng còn lại là trung bối và hạ bối đều có những người về sau thối chí, hồng hi, mất tin tưởng.

Dù vậy, họ vẫn được vãng sinh. Nơi dành cho họ là biên cảnh Cực Lạc, ở đó họ hóa sinh từ hoa sen, sống trong một thành lớn trải qua năm trăm năm mới thấy được Phật A Di Đà. Đại A Di Đà  kinh và Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh đều có nói về trường hợp ấy.

Mà bài kệ thứ 18 của Long Thọ viết: “Những ai trồng thiện căn mà nghi thì hoa không nở”.

Thế nó cũng nói đến những hạng người trung bối hạ bối vừa thấy. Phân tích 32 bài kệ của Long Thọ nhằm cho thấy vào thời mình, Long Thọ đã biết đến một số truyền bản của ba bộ kinh cơ sở của Tịnh độ giáo là A Di Đà kinh, Vô lượng thọ kinh và Quán vô lượng thọ kinh. Điều đáng ngạc nhiên là trong toàn bộ trước tác của mình, bao gồm luôn cả Trí độ luận, Long Thọ đã không đích danh đề cập tới ba bộ kinh ấy và thậm chí không chủ trương tín ngưỡng A Di Đà như một phương pháp duy nhất.

Tuy thế, việc phân biệt các phương pháp thực hành Phật giáo thành hai loại khó làm và dễlàm mà thuật ngữ Trung quốc gọi là nan hành đạo và dị hành đạo, đã bước đầu thiết định cơ sở lý luận cho Tịnh độ giáo, cung cấp cho Tịnh độ giáo một công cụ để ấn định các kinh điển Phật giáo. Bản thân Long Thọ qua ba mươi hai bài kệnói trên đã ca ngợi đức Phật A Di Đà nhưmột Tự tại giả, một Thanh tịnh nhân, một Vô lượng đức, như thế biểu lộ ít nhiều cảm tính tôn giáo, xác định đức Phật ấy như một biểu tượng tín ngưỡng trọn vẹn.

3.2. Bồ-tát Thế Thân

Biểu tượng tín ngưỡng này cuối cùng đạt đỉnh cao ở Thế Thân. Trong bài kệ hồi hướng của Nhiếp đại thừa luận thích 15[40], thuộc Đại Tạng Kinh 31, số hiệu 1595, 15 quyển, Thế Thân Bồ Tát thích, Trần Chân Đế dịch Hán; Thế Thân đã bày tỏ tín ngưỡng A Di Đà qua lời: Nguyện cho tất cả đều thấy Phật A Di Đà[41].

Nhưng chính trong Vô lượng thọ kinh ưu bà đề xá nguyện sinh kệ, quan điểm của ThếThân như một nhà Tịnh độ giáo mới biểu lộ một cách trọn vẹn. Đây là lần đầu tiên Vô Lượng Thọ kinh được sử dụng như một văn bản nguyên ủy để sớ giải.

Qua nghiên cứu kinh ấy, Thế Thân đã đạt được hai kết quả.

Thứ nhất về mặt phương pháp, ông đưa ra thuyết năm niệm môn;

Thứ hai, về lý luận ông đề lên thuyết tự lực và tha lực.

Cả hai thành tựu này sau đó đã có những ảnh hưởng cực kỳ to lớn trên quá trình phát triển của Tịnh độgiáo Trung quốc và Nhật bản. Phương pháp năm niệm môn đã khai sinh cho một loạt những phương  pháp Tịnh độ giáo khác như A Di Đà sám pháp, phương pháp quán tưởng hai mươi chín nấc;

Thuyết tự lực và tha lực từ nguyên ủy xuất hiện trong Thập trụ tỳ bà sa luận 5, phẩm Dị hành nói rằng: “Phật pháp có vô lượng pháp môn như đường xá ở thế gian có khó có dễ, đường bộ đi chân thì khổ, đường thủy đi thuyền thì sướng”.

Và xa hơn nữa, nó có thể truy lên hình ảnh tảng đá và chiếc thuyền trong Những câu hỏi của Di Lan Đà. Những câu hỏi của Mi Lan Đà[42]  yếu tố mới đã được đưa vào:

“ग़ो वस्ससतमं अकुसलमं करेय्य मर​ऊअकाले च एकम्ं बुद्धगतमं सतिमं पतिलभेय्य सो देवेसु उप्पज्जेय्याति

Yo vassasataṃ akusalaṃ kareyya maraūakāle ca ekaṃ Buddhagataṃ satiṃ patilabheyya so devesu uppajjeyyāti”

Đó là một người, dù làm ác suốt đời, mà nhớ đến Phật vào lúc sắp chết, thì vẫn được sinh về thế giới lý tưởng. Mi Lan Đà đưa ra thắc mắc về trường hợp đó, và được Na Tiên trả lời qua hình ảnh một hòn đá dù nhỏ cách mấy, mà không ở trên thuyền thì cũng chìm, trong khi một tảng đá, dù nặng cả trăm xe vẫn nổi trên mặt nước, nếu chở trong thuyền[43].

Bản thân của Thế Thân trong Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Ba Đề Xá, 1 quyển[44], thuộc Đại Tạng Kinh 26, số hiệu 1524, bản dịch Hán của Nguyên Ngụy Bồ Đề Lưu Chi dịch, thì không công nhiên dùng những từ tự lực- tha lực, nhưng nội dung của những từ đó thì quá rõ rệt.

Cho nên, khi sách ấy được Bồ Đề Lưu Chi dịch ra tiếng Trung quốc, đời Bắc Ngụy-Đàm Loan, đã viết Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá Nguyện Sinh Kệ Chú[45], 2 quyển, thuộc Đại Tạng Kinh 40, số hiệu 1819, chính thức sử dụng những từ tự lực và tha lực, để xác định lập trường Tịnh độ giáo của mình.

Từ Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá Nguyện Sinh Kệ Chú, Đàm Loan đã rút ra kết luận về vị trí và vai trò của Phật lực đối với con người. Về vị trí và vai trò này, Thế Thân xác quyết trong bài chỉnh cú đầu tiên của mình:

世尊我一心

歸命盡十方  

無礙光如來

願生安樂國[46]

Thế Tôn ngã nhất tâm,

Qui mạng tận thập phương,

Vô Ngại Quang NhưLai,

Nguyện sinh An lạc quốc.

Qua bài chỉnh cú ấy, cần chú ý thêm là Thế Thân dùng danh hiệu Vô Ngại Quang 無礙光,mà có thể ức đoán từ nguyên của nó là अमितप्रभ​ Amitaprabha, một trong mười hai danh hiệu liên hệ với ánh sáng của đức Phật A Di Đà[47].

Đại Tạng Kinh 26, số hiệu 1521, Thập trụ tỳ bà sa luận 5 tuy có dùng danh hiệu Vô Lượng Quang無量光và Vô Lượng Minh無量明, những danh hiệu có liên hệ với ánh sáng, nhưng vẫn còn dùng danh hiệu Vô Lượng Thọ無量壽.

Thế Thân như vậy rõ ràng đứng về phía những người xác nhận đức A Di Đà thuần túy là một vị Phật của ánh sáng. Sự kiện này cũng có những ảnh hưởng quyết định đối với Đàm Loan ở Trung quốc cũng như Thân Loan ở Nhật bản.

Trong Đại Tang Kinh 47, số hiệu 1978, Tán A Di Đà Phật Kệ[48], 1 quyển, Hậu Ngụy Đàm Loan soạn, Đàm Loan đã dùng danh hiệu Bất Khả Tư Nghị Quang不可思議光[49] , giữa ba mươi bảy danh hiệu khác để ca ngợi đức Phật A Di Đà.

Còn Shinran (親鸞Thân Loan) viết Tịnh độ hòa tán đã dùng lại những danh hiệu do Đàm Loan đưa ra. Sự thật, là câu: “Qui mạng tận thập phương Vô Ngại Quang Như Lai歸命盡十方無礙光如來"[50] đã được Thân Loan qui định như một bản tôn cho những người Tịnh độ giáo và gọi nó là Thập tự danh hiệu, như Biện thuật danh thể sao, Cải tà sao BTôn hiệu chân tượng minh văn B đã chép.

Thập tự danh hiệu hay danh hiệu mười chữ này sau đó đã cùng với lục tự danh hiệu, tức câu Nam mô A Di Đà Phật và cửu tự danh hiệu, tức câu Nam mô Bất Khả Tư Nghị Quang Như Lai đã trở thành những danh hiệu được viết lên để mà thờ, như Chân tôn cố thật truyền lai sao đã ghi.

Như thế, ở Ấn Độ tín ngưỡng A Di Đà tuy được nhiều kinh điển đề cập đến, mà A Di Đà Phật thuyết lâm liệt kê có hơn hai trăm bộ, vẫn chưa chiếm ưu thế của một tín ngưỡng.

Ngay cả đối với Long Thọ, tín ngưỡng A Di Đà chỉlà một bộ phận giữa các tín ngưỡng các đức Phật khác mà thôi. Đến ThếThân, tuy nó đã tiến lên chiếm một địa vịnổi bật, nhưng rồi sau đó thì không còn thấy một luận sư nào đề cập đến nữa.

Dẫu vậy, những công trình của Long Thọ và Thế Thân đã trở thành nền móng vững chắc cho những phát triển về sau khi tín ngưỡng ấy du nhập vào các nước khác.

 


[1] Đại 15, No. 0643, tr. 0687b02: 佛說觀佛三昧海經卷第九, 東晉天竺三藏佛陀跋陀羅譯

[2] Skt. Pañcaviṃśati-sāhasrikā-prajñāpāramitāNhị vạn ngũ thiên tụng Bát-nhã Ba-la-mật, bản Sanskrit của Kinh này hiện có 8 phẩm, do N. Dutt chủ trương biên tập và xuất bản, 1934. Tib.: སྷེསྰརབཀྱི ཕའྲོལྰཏུའྥྱིནྰཔ སྟོནྒཕྲགཉིའཤུའླྣྒའཔ Shes- rab kyi pha-rol- tu-phyin- pa stong phrag nyi- shu-lnga- pa, 76 phẩm. Bản Hán, Đại 8, No 0223, Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Kinh, 27 quyển,  Hậu Tần Cưu Ma La Thập dịch. Tương đương với hội thứ 2, 78 quyển, 85 phẩm, Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh, 600 quyển,  Đường Huyền Trang dịch, Đại 8, No. 0220. Cf. Đại 8, No 0221, Phóng Quang Bát Nhã Kinh, 20 quyển, Tây Tấn Vô La Xoa dịch; Đại 8, No 0222, Quang Tán Kinh, 10 quyển, Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch.

[3] Ibid., p. 63-4.

[4] Đại 25, No. 1509, tr. 0336b0: 大智度論釋 , 往生品第四之上(卷三十八), 聖後秦龜茲國三藏鳩摩羅什譯.

[5] Cf. Louis de la Vallée Poussin, Madhyamakavttiḥ Mūlamadhyamakakārikās (Mādhyamikasūtras) de Nāgārjuna avec la PrasannapadāCommentaire de Candrakīrti, Bibliotheca Buddhica IV, St. Pétersbourg, 1903-1913.

[6] Cf. MK. XVIII. 8.

[7] Cf. Louis de la Vallée Poussin, Madhyamakavttiḥ Mūlamadhyamakakārikās (Mādhyamikasūtras) de Nāgārjuna avec la PrasannapadāCommentaire de Candrakīrti, Bibliotheca Buddhica IV, St. Pétersbourg, 1903-1913.

[8] Cf. MK. XXV. 20.

[9]  Đại 09, No. 0262, tr. 0022a1: 妙法蓮華經化城喻品第七.

[10] Đại 09, No. 0263, tr. 0088b19: 正法華經卷第四, 西晉月氏國三藏竺法護譯, 往古品第七.

[11] Đại  09, No. 0264, tr. 0156c18:  添品妙法蓮華經化城喻品第七.

[12] Cf. सद्धर्मपुण्डरीकसूत्रम् , ७ पूर्वयोगपरिवर्तः।, 7 pūrvayogaparivartaḥ, Vaidya, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning , Darbhanga , 1960. P. 106-132.

[13] Cf. Peking [P. No.] 0781, mdo sna tshogs, chu, 1b1-205a5 (vol.30, p.1); Derge [D. No.] 0113, mdo sde, ja 1b1-180b7; Narthang [N] ja 1-281b5; Kinsha [Kinsha] ? Mdo- maṅ (ja) 1b-212b.

[14] Cf. Saddharmapuṇḍarīka-sūtra, Prof.U.Wogihara and C. Tsuchida, Romanized and Revised Text, Tokyo, 1958. Kern, H. Saddharma Pundarîka or the Lotus of the True Law, Oxford 1884 (Clarendon Press) Sacred Books of the East, Vol. XXI, New York 1963 (Dover), Delhi 1968. Translation from Sanskrit, Ch. 7: “109. Such is the teaching of the Leaders: in order to give quiet they speak of repose, (but) when they see that (the creatures) have had a repose, they, knowing this to be no final resting-place, initiate them in the knowledge of the all-knowing.”

[15] Đại 09, No. 0262, tr. 0053a04:  妙法蓮華經藥王菩薩本事品第二十三.

[16] Đại 09, No. 0263, tr. 0125a08: 正法華經藥王菩薩品第二十一.

[17] Đại 09, No. 0264, tr. 0187c13:  妙法蓮華經藥王菩薩本事品第二十二.

[18] Cf. सद्धर्मपुण्डरीकसूत्रम् , २४ समन्तमुखपरिवर्तः 24 samantamukhaparivartaḥ, Vaidya, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning , Darbhanga , 1960.

[19] Saddharmapuṇḍarīka-sūtra, Prof.U.Wogihara and C. Tsuchida, Romanized and Revised Text, Tokyo, 1958.

[20] Cf. དམ་པའི་ཆོས་པད་མ་དཀར་པོ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ།  Dam-paḥi chos pad-ma dkar-po shes-bya-ba theg-pa chen- Peking No 0781, và Derge No. 0113, phẩm དམ་པའི་ཆོས་པད་མ་དཀར་པོ་ལས། སྤྱན་རས་གཟིགས་དབང་ཕྱུག་གི་ རྣམ་པར་འཕྲུལ་པ་ -བསྟན་པ་ཀུན་ ནས་སྒོའི་ལེའུ་ཉི་ཤུ་རྩེ་བཞི་པ་ནི།

[21] Ch. 24, H. Saddharma Pundarîka or the Lotus of the True Law, Kern,Oxford 1884 (Clarendon Press) Sacred Books of the East, Vol. XXI, New York 1963 (Dover), Delhi 1968.

[22] Cf. Đại 09, No. 0264, tr. 0191b24:  觀世音菩薩普門品第二十四.

[23] Đại 12, No. 0362: 佛說阿彌陀三耶三佛薩樓佛檀過度人道經, 吳月支國居士支謙譯.

[24] Cf. Buddhist Sanskrit Texts No. 5; Vaidya, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga, 1960.

[25] Đại 09, No. 0278, tr. 0695b08: 大方廣佛華嚴經卷第四十七,  東晉天竺三藏佛馱跋陀羅譯.

[26] Đại 10, No. 0279, tr. 0337b19: 大方廣佛華嚴經卷第六十三, 于闐國三藏實叉難陀奉 制譯

[27] Đại 10, No. 0293, tr. 0844b16: 大方廣佛華嚴經卷第四十, 罽賓國三藏般若奉 詔譯

[28] Cf. Gaṇḍavyūha Sūtram Vaidya, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit, Darbhanga, 1960

[29] Cf. སྡོང་པོ་བཀོད་པ། sdong po bkod pa, Tạng Peking.

[30] T10n0293, tr. 0848a09.

 

[31] Gaṇḍavyūha Sūtram Vaidya, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit, Darbhanga, 1960, p. 420. Cf. Đại 10, Np0293, tr. 0848a11- 0848b09.

[32] Ibid., tr. 66.

[33] Đại 26, no. 1521, tr. 0040c24: 十住毘婆沙論卷第五 ,後秦龜茲國三藏鳩摩羅什譯.

[34] Op.cit. tr. 0040c28: 易行品第九.

[35] Op.cit. p.0041a27- p.0041b02: 行大乘者佛如是說。發願求佛道。重於舉三千大千世界。汝言阿惟越致地是法甚難久乃可得。若有易行道疾得至阿惟越致地者。是乃怯弱下劣之言。非是大人志幹之說。汝若必欲聞此方便今當說之。

[36] Op.cit. p.0042c14: 亦應恭敬禮拜稱其名號。今當具說。無量壽佛。世自在王佛。師子意佛。法意佛。梵相佛。世相佛。世妙佛….

[37] Op.cit. p.0043a11: 若人念 我稱名自歸。即入 必定得阿耨多羅三 藐三菩提。

[38] Đại 47, No. 1982: 集諸經禮懺儀, 大唐西崇福寺沙門智昇撰.

[39] Đại 47, No. 1980, tr. 0438b13: 往生禮讚偈一卷,  沙門善導集記.

[40] Đại 31, No. 1595, tr. 0263a02:  攝大乘論釋卷第十五 ; 世親菩薩釋 , 陳天竺三藏真諦譯

[41] Op.cit. p.0270a28: 因此願悉見彌陀 由得淨眼成正覺

[42] Định cú Pāli, Cf. Kinh Mil. 80.

[43] Cf. Milindapanha and Nagasenabhikshu Sutra - A Comparative Study, by Bhikkhu Thich Minh Chau, through Pali and Chinese sources, 1964.

[44]  Đại 26, No. 1524, tr. 0230c13: 無量壽經優波提舍願生偈, 婆藪槃豆菩薩造 , 元魏天竺三藏菩提流支譯

[45] Đại 40, No. 1819: 無量壽經優婆提舍願生偈婆藪槃頭菩薩造(并)註, 沙門曇鸞註解.

[46] T26n1524, tr. 0230c17tt.

[47] Xem thêm chương I, tiết 4. Những dị danh.

[48] Đại 47, No. 1978, tr. 0420c13: 讚阿彌 陀佛偈 ; 曇鸞法師作.

[49] Op.cit. p.0424a26:  南無不可思議光 一心歸命稽首禮…

[50] Cf. 無量壽經優婆提舍願生偈婆藪槃頭菩薩造(并)註卷上, 沙門曇鸞註解 (Đại 40, No. 1819, tr. 0827a03): 世尊我一心歸命盡十方無礙光如來願生安樂國 世尊者諸佛通號.

Xem mục lục