Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (7)


Xem mục lục

 

KHẾ LÝ - KHẾ CƠ

 

(Tọa Đàm 36)

Nam Mô A-Di-Đà Phật

Mỗi ngày chúng ta đều nhắc nhở với nhau là nhằm giúp cho chúng ta càng ngày càng vững vàng, tin tưởng vào pháp môn niệm Phật. Đây là cơ hội cuối cùng để trong thời mạt pháp này ta được giải thoát.

Chương trình nói về Hộ Niệm: Khế Lý - Khế Cơ cũng gần xong rồi. Trong những thời gian cuối cùng là dành để giải quyết những vấn đề cụ thể, những thắc mắc còn vướng lại, cho đồng tu chúng ta vững tâm, yên chí niệm Phật. Ví dụ như hôm trước bác Tiên có nhắc đến câu: Thiền-Tịnh song tu. Có tu Thiền, có tu Tịnh thì mạnh như con cọp thêm sừng. Nhiều người nghe như vậy mới cho rằng phải tu Thiền, phải tu Tịnh. Trong khi đó thì ngài Đại-Thế-Chí Bồ-Tát trong kinh Lăng-Nghiêm có nói: Đóng hết sáu căn lại, thanh tịnh niệm Phật liên tục, không nhờ một phương tiện nào khác, tâm ta sẽ tự khai mở. Ta thấy hình như giữa ngài Đại-Thế-Chí và ngài Vĩnh-Minh nói hơi ngược ngược với nhau! Một người thì nói không cần phương tiện nào hết, còn ngài Vĩnh-Minh thì hình như khuyên ta nên tu cả hai, vừa Thiền vừa Tịnh, tu như vậy thì giống như con cọp mà thêm cái sừng, tức là không có gì có thể địch lại!...

Vấn đề này, khi chúng ta đọc “Đại Sư Ấn Quang Văn Sao” thì Ngài giải thích rất rõ. Đến khi nghe Hòa Thượng Tịnh-Không giải thích nữa thì mình thấy lại càng rõ hơn. Thật sự thì hai vị này giải thích rất thấm thía! Ngài Ấn-Quang Đại Sư nói rằng, lời của ngài Vĩnh-Minh Đại Sư: Hữu Thiền, hữu Tịnh-độ, du như đới giác hổ, có ý nghĩa rằng, người tu Thiền là người có ý chí rất mạnh, có một trí huệ rất sắc bén mới tu được. Họ quyết lòng tự lực để thành đạo. Đây là những người thượng căn thượng cơ, chí khí rất lớn. Chí khí lớn thì ví như con cọp, nghĩa là rất mạnh! Đã mạnh như vậy mà niệm thêm một câu A-Di-Đà Phật nữa, thì đường tu của họ càng vững hơn, càng mạnh hơn nữa, giống như con cọp có thêm cái sừng. Con cọp đã mạnh mà thêm cái sừng nữa thì ai có thể chống lại nổi!

 

Ngài mới nói là, được như vậy thì đời này sẽ là Nhân Sư và đời sau sẽ làm Phật Tổ. Tương lai sẽ là Phật là Tổ. Ấn-Quang Đại Sư giải thích như vậy. Đến khi Hòa Thượng Tịnh-Không thì Ngài giải còn rõ hơn nữa. Ngài nói, Đại Sư Vĩnh-Minh nói như vậy là tại vì Ngài đang bị khó khăn! Trong thời nhà Tống, nhà Đường, pháp môn Thiền Định đang rất thịnh hành. Lúc đó  người ta chê pháp môn niệm Phật là của bà già. Ngài Vĩnh-Minh thực sự là A-Di-Đà Phật tái lai, Ngài thị hiện trong thời đại đó. Ngài đóng một vai trò đi ăn cắp, ăn cắp kho của nhà vua để mua cá trạch phóng sanh. Sau cùng thì Ngài bị án tử hình. Nhưng trước bản án tử hình thì Ngài chỉ cười hè hè! Không sợ!.. Nhà vua mới hỏi tại sao nhà ngươi không sợ? Ngài nói:

- Ta chỉ có một cái mạng này mà cứu không biết bao nhiêu mạng chúng sanh, thì đâu có gì mà sợ. Cứ giết ta đi, ta về Tây Phương.

Thấy vậy nhà vua mới khoan hồng cho Ngài. Ngài xin xuất gia, sau đó trở thành Quốc Sư.

Hòa Thượng Tịnh-Không nói, A-Di-Đà Phật sao lại không chịu tu pháp môn niệm Phật mà tu pháp môn Thiền, rồi sau cùng mới khuyên ta chuyển qua Tịnh-Độ? Là tại vì Ngài muốn làm gương cho tất cả mọi người…

- Ta là một vị Thầy của Hoàng Đế đây.

 

- Ta là người tu Thiền Định đây... Chứng đắc đây!... Nhưng ta vẫn khuyên các con phải niệm Phật.

Khi Ngài chuyển qua niệm Phật, thường thường các hàng đệ tử cứ theo hỏi:

- Sao Hòa Thượng tu thiền mà bây giờ Hòa Thượng lại niệm Phật?...

Bây giờ biết làm sao? Ngài mới nói:

- “Hữu Thiền” là ta đang tu thiền, mà còn “Hữu Tịnh-Độ”, tức là có niệm Phật nữa, thì ta giống như con cọp mà thêm cái sừng. Đời này ta làm Thầy, là thầy của Quốc Vương, đến đời sau ta làm Phật.

Đây là ngài Tịnh-Không giảng đại ý như vậy. Rất hay!

Có nhiều người trong thời này, căn cơ quá yếu mà vội vã chụp lấy những lý đạo cao siêu, rồi bám theo hành trì, thì sẽ đưa đến tình trạng không có “Khế cơ. Những chuyện hổm nay chúng ta nói rất nhiều. Căn cơ chúng ta thực sự không đủ khả năng tự mình vượt qua ách nạn sanh tử luân hồi. Ngài Ấn-Quang Đại Sư nói: “Giả sử như Bồ-Đề-Đạt-Ma Sư-Tổ mà có tái sinh trong thời này thì Ngài cũng phải dạy chúng sanh niệm Phật mà thôi. Tại vì căn cơ thời này không thể nào tự lực chứng đắc được”. Chính vì vậy mà các vị Tổ Sư luôn luôn nhắc nhở chúng ta phải vững vàng tin tưởng vào câu A-Di-Đà Phật.

A-Di-Đà Phật phát một đại thệ “Mười niệm tất sanh, nhất định đại thệ này Ngài giữ cho đến vô lượng vô biên kiếp về sau. Có nhiều người nói rằng, ba nghìn năm trước Phật dạy như vậy, nhưng bây giờ thời gian đã chuyển biến, thì mình cũng phải chuyển biến chớ? Đâu có thể nào giữ mãi một chỗ được? Nhiều người nghĩ như vậy, nên chủ trương rằng, trong thời này đã văn minh rồi, ta hãy tự lập ra những gì mới mẻ một chút để tu hành!...

Xin thưa rằng, thọ mạng của A-Di-Đà Phật đến vô lượng vô biên kiếp, và thọ mạng của mình khi về Tây Phương cũng vô lượng vô biên kiếp. Thời gian từ lúc đức Thích-Ca-Mâu-Ni Phật thị hiện xuống thế gian này, rồi tịch diệt cho tới ngày nay chưa tới ba ngàn năm. Chưa tới ba ngàn năm. Với thời gian này nếu một người xuống địa ngục mới thọ hình có một ngày rưỡi!... Lên trên các cảnh giới trời, ví dụ cảnh trời Hóa-Tự-Tại chẳng hạn, thì mới có đâu khoảng hai ngày rưỡi à!... Còn lời thề của đức A-Di-Đà Phật cứu độ tất cả chúng sanh nó lưu truyền từ bây giờ cho đến mãi mãi mãi về sau...

Hòa-Thượng Tịnh-Không nói, cho đến khi nào mà những người có duyên với Ngài niệm được câu A-Di-Đà Phật, về cho được tới Tây Phương rồi, không còn một người nào lọt lại trong cảnh lục đạo luân hồi, thì lúc đó Ngài mới thị tịch. Mình hãy thử tưởng tượng đi, làm gì mà có chuyện hết được? Nhất định! Mình đem một con cá đi phóng sanh, mình niệm cho nó ít ra cũng hai ba chục tiếng A-Di-Đà Phật. Chủng tử A-Di-Đà Phật đã nhập vào A-Lại-Da Thức của nó rồi. Bây giờ thì nó không biết gì hết, nhưng vô lượng kiếp về sau nhất định cái chủng tử này sẽ hiện ra, và khi nào con cá đó đi về Tây Phương thành đạo rồi Ngài mới tịch. Vậy thì chúng ta yên chí đi, đừng bao giờ lo ngại nữa.

Ngài Ấn-Quang Đại Sư nói:

 

- Nếu chư Phật trên mười phương bỏ câu A-Di-Đà Phật, thì chư Phật không cách nào cứu độ hết được tất cả chúng sanh.

- Nếu trong cửu pháp giới bỏ câu A-Di-Đà Phật, thì cũng không có cách nào vẹn toàn thành đạo Vô-Thượng được.

Cửu pháp giới chúng sanh là gì? Là lục đạo cộng thêm Thanh-Văn, Duyên-Giác, Bồ-Tát nữa. Chúng ta chỉ mới là Nhân, là con người thôi. Xin quý vị phải tin tưởng vững vàng. Có vững vàng như vậy thì tự nhiên trong một đời này nhất định chúng ta được vãng sanh.

Ngày mai chúng ta sẽ tiếp tục mổ xẻ những vấn đề liên quan tới những điều cụ thể của người khi bịnh, để chúng ta vững tâm. Vì xin thưa thực, tất cả chúng ta ai cũng có nghiệp chướng rất nặng!...

- Chúng ta bệnh là do nghiệp.

 

- Chúng ta bị vào trong bệnh viện, bị mổ xẻ là do nghiệp.

 

- Chúng ta bị ung thư, tất cả đều là do nghiệp hết.

- Làm ăn thất bại, tất cả đều có nhân quả hết...

Khi biết được Nhân-Quả rồi, chúng ta phải vững vàng, yên chí đi. Vì Nhân-Quả nó trói buộc phải khổ như vậy, nên chúng ta phải tiếp tục trong cảnh sanh tử luân hồi không bao giờ thoát nạn được!

Ấy thế, từ trong cảnh vô cùng tăm tối như vậy, nay gặp được câu “A-Di-Đà Phật” cũng giống như ta gặp được ngọn đuốc. Nghiệp chướng là cảnh tối tăm từ vô lượng vô biên kiếp, giờ đây gặp một ngọn đuốc, đuốc “A-Di-Đà Phật”. Câu A-Di-Đà Phật là ngọn đuốc, khi thắp lên thì sáng trưng, tự nhiên bao nhiêu cái nghiệp của chúng ta tan biến hết trơn rồi. Nếu thực sự chúng ta muốn bỏ cái nghiệp đi, chúng ta muốn liệng cái nghiệp đi, thì nhất định từ đây chúng ta sẽ hết rồi, không còn nữa đâu. Ta chỉ xả bỏ báo thân một lần chót nữa, tức là cái nghiệp chúng ta nó làm cho chúng ta bị một đại nạn nữa, đó là đại nạn “Tử”, đại nạn bỏ báo thân này một lần nữa là xong...

Niềm tin vững vàng, niệm một câu A-Di-Đà Phật, tức là “Tịnh niệm tương kế. đừng nên xen tạp… Được như vậy thì nhất định A-Di-Đà Phật sẽ đưa ta về Tây Phương. Về được Tây Phương thì lúc đó:

- Ta không còn là phàm phu vị nữa.

- Ta không còn là những người bình thường nữa.

- Ta là những vị đại Bồ-Tát trên cõi Tây Phương.

- Ta sẽ dùng tất cả những thần thông đạo lực của chân tâm tự tánh này mà đi cứu độ vô lượng vô biên chúng sanh, giúp cho họ thoát khỏi ách nạn của nghiệp chướng giống như ta đã từng thọ qua trong vô lượng kiếp.

Xin chư vị vững vàng tin tưởng như vậy để cho trong một đời này tất cả chúng ta đều được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

 

KHẾ LÝ - KHẾ CƠ

 

(Tọa Đàm 37)

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

Ngày hôm nay chúng ta đi hộ niệm, tất cả mọi người đều ngỡ ngàng! Thứ bảy tuần trước là lần đầu tiên chúng ta đi gặp người bệnh, mình tha thiết khuyên Cụ đó hãy ráng cố gắng niệm sáng năm chuỗi, trưa năm chuỗi, chiều năm chuỗi, là chỉ có mười lăm chuỗi trong một ngày. Đây chẳng qua là để khởi đầu cho chương trình hộ niệm của mình, nhưng mà Cụ không chịu niệm, lại còn lý luận rằng:

 

- Tu là tôi không có ăn gian trái cà, trái ớt là được.

Ngày hôm nay khi mình đến thì ngỡ ngàng là vị đó đã nằm trong nhà quàn hai ngày rồi. Thực sự đời quá vô thường! A-Di-Đà Phật Ngài phát đại thệ cứu độ tất cả chúng sanh không bỏ một người nào hết, nhưng có nhiều người đành phải chịu số phận hẩm hiu! Tức là bị đọa lạc! Tất cả đều do “Duyên bất đồng”. Nói những lời này, nếu hương linh người đó nghe được thì coi đây là những lời nói cho hương linh đó luôn. Trong vòng 49 ngày cũng có khả năng vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, nhưng mà phải...

 

- Tự mình giác ngộ.

 

- Tự mình phát khởi niềm tin.

 

- Tự mình niệm Phật cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thì A-Di-Đà Phật mới cứu độ được!...

Còn nếu...

 

- Tự mình không chịu niệm câu A-Di-Đà Phật.

- Tự mình không tin.

- Tự mình đi con đường nào khác, thì thôi!... Ngài cũng không có cách nào tiếp độ mình.

Chính vì vậy, khi tu hành xin chư vị hãy nhớ phải tu có đường, đi có hướng đàng hoàng. Không nên đi lập lững, đi lờ mờ. Chúng ta đã tới đây niệm Phật hàng ngày, ngày ngày chúng ta được giảng về con đường vãng sanh Tây Phương Cực Lạc là ta phải có cái đường đi, ta phải có nước bước đàng hoàng, cụ thể. Không thể nào định nghĩa, tu hành là không ăn gian trái ớt, không ăn gian trái cà là tu. Tu như vậy, dù có tu tới vô lượng kiếp cũng không được vãng sanh.

Ôi!... Đây cũng là cái duyên của từng cá nhân chứ không biết làm sao!...

Nói tới đây thì tôi trực nhớ tới một chuyện vãng sanh ở Việt Nam. Vào năm 2005 khi tôi về thì gặp một người bị bệnh gan cũng giống như vị này. Nhưng vị đó thì nằm trên giường không cất tay lên nổi, đã biết chắc rằng mình sẽ chết. Còn vị ở tại đây thì còn đi nhổ cỏ được, còn làm vườn được, còn nói chuyện leo lẻo. Không ai nghĩ rằng trong vòng ba bốn tháng hay là một năm lại có thể ra đi. Ấy thế mà chỉ khoảng ba ngày sau!... Còn vị ở Việt Nam thì mắc bệnh lúc chưa biết tu, chưa có pháp danh, cả gia đình cũng chưa có ai có pháp danh hết. Ấy thế mà khi gặp trong tình trạng như vậy, chúng tôi mới khuyên vị đó phát tâm niệm Phật. Vị đó hỏi:

 

- Tôi được vãng sanh không?

Chính tôi đứng bên cạnh nói…

- Chắc chắc được, quyết tâm đi.

Vị đó phát khởi tâm liền, lập tức niệm Phật. Tôi chỉ hộ niệm cho vị đó ba ngày rồi đi về Úc, chứ tôi không có tiếp tục hộ niệm. Nhưng về Úc rồi thì ngày ngày vẫn liên lạc về để hướng dẫn cho những người bên cạnh vị đó hộ niệm. Đúng mười một ngày sau, vị đó ra đi với thân tướng bất khả tư nghì. Chính cái hình tướng của vị đó đã khởi lên một phong trào hộ niệm rầm rộ ở Sài­-Gòn vào năm 2005. Thực ra trong lúc hộ niệm ở đó có một vị Thầy tới hộ niệm. Nhờ Thầy đó quảng bá ra cho nên việc hộ niệm từ đó được phát triển mạnh mẽ và ào ào lên.

Rõ ràng tất cả đều do duyên mà thôi. Cũng là một người như vậy mình tới khuyên một câu người ta quyết tâm liền. Ban đầu câu Nam Mô A-Di-Đà Phật mà nói không nổi. Một câu Phật hiệu mà niệm thành ba lần:

- Nam-Mô... hề... hề... hề... A-Di... hề... hề... hề... Đà Phật.

Sáu chữ mà niệm tới ba lần, vậy mà cũng ráng niệm. Nhưng nhờ mình động viên tinh thần lên, sau đó còn niệm nhanh hơn mình nữa, ấy thế mà người ta vãng sanh. Trong khi ở đây thì bà Cụ có thể nói chuyện còn nhanh hơn mình, còn cãi lý được với mình nữa. Nghĩa là nói leo lẻo, không ngờ ba ngày sau đã trở nên người thiên cổ. Cho nên, vô thường thực ra nó đến bất cứ lúc nào. Mình đã đến đạo tràng này, cái duyên vãng sanh Tây Phương thực ra nó nằm trước mũi bàn chân của mình đó. Chỉ có chính mình đánh mất tất cả cái cơ hội vãng sanh của chính mình mà thôi.

- Trong pháp hộ niệm nó chỉ có ba điểm: Tín-Nguyện-Hạnh.

- Trong pháp niệm Phật, Phật chỉ yêu cầu chúng ta: Tín-Nguyện-Hạnh.

Chữ “Tín” này nó khởi đầu tất cả. Tương lai giải thoát hay đọa lạc đều do chữ “Tín” này. Tín tâm vững mình nhất định giải thoát. Tín tâm không vững nhất định mình bị đọa lạc! Tất cả đều do tín tâm có hay không.

Tôi biết chắc chắn có nhiều người khi gặp pháp môn niệm Phật vẫn nói câu này:

- Khó lắm chị ơi! Khó lắm bác ơi! Làm gì mà dễ dàng như vậy?

Khi nói lên một câu này, chứng tỏ niềm tin quá ư bạc nhược! Tại sao vậy? Tại vì nghiệp chướng còn quá nặng! Đã quá nặng như vậy mà không chịu phát khởi niềm tin nữa, thì đành phải chịu nạn thôi!...

- Tín năng trưởng dưỡng chư thiện căn. Vì không có Tín nên không có khả năng trưởng dưỡng Thiện căn.

- Tín vi đạo nguyên công đức mẫu. Tín là mẹ đẻ ra công đức, đẻ ra phước đức. Vì không tin cho nên tu gì tu vẫn bị nghiệp chướng bao phủ cho đến lúc nằm xuống bị đọa lạc mà không hay!

Khi gặp được những trường hợp như thế này là thêm một kinh nghiệm. Mình đi hộ niệm, một lần hộ niệm như vậy tự nhiên nó có một bài pháp cho mình. Quý vị đã thấy rõ bà Cụ mình hộ niệm hôm nay chưa? Mình tới năn nỉ, đưa giấy tờ về hộ niệm đàng hoàng, rồi nói:

- Bây giờ cố gắng một tuần đầu nghe Cụ, niệm cho con một ngày mười lăm chuỗi thôi.

Mười lăm chuỗi có gì đâu mà niệm không được? Thế mà không chịu niệm. Mình định đến tuần thứ hai thì khuyên tăng lên ba chục chuỗi mỗi ngày. Tức là mình mớm lần, mớm lần. Nhưng mà không chịu niệm. Cứ lý luận:

- Trái cà tôi không lượm, trái ớt tôi không ăn gian là đủ rồi.

Cứ nói lòng vòng những chuyện như vậy. Đây là gì? Rõ ràng đường tu không vững! Quá mê mờ trong đường tu hành để cuối cùng ba ngày sau bị đọa lạc!...

Rõ rệt, đọa lạc hay cực lạc nằm ngay trong cái tâm này chứ không phải ở ngoài. Cũng là một người nghiệp chướng sâu nặng như vậy, vừa nghe được câu A-Di-Đà Phật, trực ngộ liền, giác ngộ liền.

- Bây giờ tôi quyết lòng niệm câu A-Di-Đà Phật.

Phát khởi tín tâm. Tín tâm nằm ở trong tâm này ra chứ đâu phải ở ngoài vào? Vậy mà không chịu niệm để sau cùng đành chịu ách nạn!!!...

Phật dạy Nhân thân nan đắc”! Đừng nghĩ rằng khi xả báo thân này thì lượm lại được thân người. Không phải dễ đâu à! Trong những lần trước chắc chắn quý vị đã nghe qua, Hòa Thượng Tịnh-Không nói, khi một người xả báo thân mà lượm lại được thân người, thì cái thân người chết đó cũng phải mềm mại, phải tươi vui. Tức là được trở về trong tam thiện đạo cũng được như vậy. Mình cứ đi tìm hiểu sẽ rõ, một ngàn người chết, người nào được tình trạng này? Không dễ gì có đâu à. Ấy thế, một câu A-Di-Đà Phật đưa ta về tới Tây Phương Cực Lạc mà nhiều người gặp được cơ hội này lại không chịu tin...

 

- Chần chờ không chịu hạ thủ công phu.

 

- Chần chờ không chịu quyết tâm niệm Phật.

- Đã không chịu niệm Phật rồi, mà còn gieo nghi ngờ cho những người khác nữa. Đây là một điều sai lầm, tội lỗi!...

Diệu Âm thường nói rằng, khi đến một đạo tràng trang nghiêm thanh tịnh tu hành, nhất định chúng ta phải có từng phút giật mình! Một lần đi hộ niệm là một lần giật mình! Điều chứng minh rằng, cả ngày hôm nay ai ai cũng giật mình hết. Một bà Cụ còn nói chuyện leo lẻo, đi còn nhanh hơn mình nữa, làm vườn còn ngon hơn mình nữa. Đang nhổ cỏ thì thấy mệt mệt, đưa vô bệnh viện, các con chưa kịp nói: Má sao rồi má? Cụ ra sao rồi cụ?... thì đã chết rồi...

Cái chết này có đưa tới chỗ giải thoát không?... Chắc chắn không! Nói những lời này, nếu mà vị hương linh đó có ở đây, nghe những lời này thì hãy giật mình đi. Chỉ cần một niệm “Hồi Đầu” thì “Thị Ngạn”. Hồi đầu ngay lúc nào? Lúc nào cũng được. Trong vòng 49 ngày còn có khả năng hồi đầu mà. Niệm câu A-Di-Đà Phật quyết lòng cầu về Tây Phương. A-Di-Đà Phật quyết thệ, người nào niệm danh hiệu Ngài mười câu cầu vãng sanh mà Ngài không cứu độ về Tây Phương để một đời giải thoát, Ngài không thành Phật. Ấy thế mà chúng sanh không chịu nghe. Vị đó cũng muốn niệm mà chần chừ. Nghe nói đến mười lăm chuỗi một ngày thì cò kè bớt một thêm hai. Bớt năm chuỗi được không? Ba chuỗi được không? Hai chuỗi được không?... Bớt bớt làm chi vậy? Đã niệm thì niệm một mạch mười lăm chuỗi luôn đi. Mười lăm chuỗi này là chỉ để mớm cho những người không biết niệm, chứ thực ra nếu quyết lòng đi về Tây Phương thì đâu thể ngừng ở đó được.

Bây giờ quý vị về Việt Nam đi hỏi những ban hộ niệm rồi mới thấy. Người ta quy định mức khởi đầu phải là năm ngàn câu A-Di-Đà Phật mới được tham gia những ban hộ niệm đó. Rồi trong vòng khoảng một tháng sau phải tăng lên mười ngàn. Tự mình tăng. Vì vấn đề huệ mạng của mình chứ không phải là vì cái ban hộ niệm đó mà tăng. Chính vì người ta ra những điều luật rất là gắt gao như vậy, cho nên những người tham gia vào, trong một thời gian rất ngắn tự nhiên có mức công phu liền.

Cũng giống như hổm nay ở đây chúng ta đưa ra công cứ. Công cứ mà chúng ta làm, quý vị sẽ thấy một năm sau công phu chúng ta nó sẽ lên tới mây xanh vậy đó, mà quý vị không làm thì một năm sau nó vẫn còn đi tà tà dưới đất! Vì không có công cứ thì không có bài thi, không có bài thi thì không bao giờ biết được là mình đạt được tới mức nào rồi.

Cho nên, không thể nào chần chờ. Hôm trước có một vị nói, “Để tôi chờ”... Tôi nói, đã tu mà chờ thì coi chừng Oan gia trái chủ dạy cho mình chờ như vậy đó! Giống như bà Cụ, năn nỉ “Cụ ơi! Niệm cho con một ngày mười lăm chuỗi. Bà kì kèo bớt một thêm hai, mười lăm chuỗi nhiều quá!... Cầm xâu chuỗi thì khó, mà đi ra nhổ cỏ thì nhanh như chớp. Câu A-Di-Đà Phật niệm chỉ có mười lăm chuỗi trong một ngày mà không chịu niệm... Để rồi sau cùng thì sao? Thấy không?... Chư vị hiểu rằng cái thọ mạng này nó vô thường dữ lắm!

- Sau cái thọ mạng này, nhất định chúng ta không hết.

 

- Sau cái thọ mạng này, cái xác bỏ vô trong quan tài chôn đi hay thiêu đi rồi, nhất định không phải như vậy là xong đâu. Mà sau đó hàng vạn, hàng ngàn kiếp chịu đọa lạc đau đớn!

Hôm trước chúng ta đã nói, chính những người khi mà thọ những ách nạn đó, chiều chiều họ còn trở về nhà được, ngồi tại đầu hè mà khóc! Khóc gì khóc, chứ đâu biết cách nào gỡ được! Ván đã đóng thuyền rồi còn cách nào mà gỡ được nữa?!!!...

Xin thưa với chư vị, mình biết được phương pháp hộ niệm là biết được tường tận từng chút từng chút con đường giải thoát được an toàn vững vàng mà không chịu làm. Niềm tin không vững, cách đi mập mờ... nhất định đạo tràng này không còn cách nào cứu chúng ta được.

Chúng ta phải đi cho vững. Nghe lời Phật dạy phải nghe cho đúng. Phật dạy:

 

- Tín: Là phải tin cho chắc chắn, không được nghi ngờ. Đem cái nghi ngờ này nói cho thiên hạ thì mình bị tiêu hết phước đức rồi. Tại vì gieo niềm tin cho người ta thì mình được đức, gieo niềm nghi ngờ cho người ta thì mình bị mất đức, mình bị tội.

 

- Nguyện: Nguyện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, không nguyện gì khác cả. Nếu nguyện gì khác thì lạc đường! Lạc đường thì ráng chịu.

- Hạnh: Hạnh là niệm câu A-Di-Đà Phật. Một người sắp sửa bỏ báo thân niệm câu A-Di-Đà Phật được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.

Hướng dẫn cho người hạnh này, hạnh nọ, nào là đừng có lấy ớt, đừng có lấy cà... Nguyện những cái đó, làm những cái đó có gì hay lắm đâu mà khoe? Lạc đường rồi! Thời gian không còn kịp nữa rồi! Thời gian không còn kịp nữa rồi!...

Tín-Hạnh-Nguyện: Mau mau gói lại. “Tín” cho vững, “Nguyện” vãng sanh và “Niệm câu A-Di-Đà Phật liền đi, nhất định tất cả chúng ta đều về Tây Phương Cực Lạc được cả.

Nếu không, xin thưa thực, cơ hội vãng sanh đã có. Đừng nên bỏ rơi. Vô cùng đáng tiếc!

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

 

 

KHẾ LÝ - KHẾ CƠ

 

(Tọa đàm 38)

Nam Mô A-Di-Đà Phật

Ngày hôm nay chúng ta tịnh khẩu 24 tiếng đồng hồ để niệm Phật. Thành tâm cảm niệm công đức chư vị đến đây tham gia, vừa trang nghiêm đạo tràng, vừa chuẩn bị hành trang cho mình để một đời này ta về Tây Phương Cực Lạc.

Mỗi một ngày ta tinh tấn niệm Phật là để nhắc nhở cho chính chúng ta biết đường tu của chúng ta thẳng tắp, không phải mơ màng, không phải phân vân, vì rõ rệt ta đã quyết lòng đi về Tây Phương. Trong thời mạt pháp này nghiệp chướng của chúng ta lớn, chỉ cần một chút phân vân trong tâm là có thể bị lạc đường ngay lập tức. Trong kinh Phật nói, đến giai đoạn này rồi, tu hành muốn được thành tựu khó vô cùng khó! Chúng ta chỉ cần sơ ý một chút, thì nhất định trong vô lượng kiếp nữa chưa chắc gì gặp lại câu A-Di-Đà Phật. Chính vì vậy càng tu, càng niệm Phật chúng ta càng quyết tâm. Ở tại đây chỉ có một đường đi duy nhất là niệm Phật cầu cho hết báo thân này được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Ta thì nỗ lực tinh tấn tu hành. Đồng tu, đạo tràng thì nỗ lực giúp đỡ cho chúng ta để cho tất cả những ách nạn gì còn rơi rớt lại, còn bám víu theo ta, chúng ta cùng nhau gỡ cho nhau, giải nạn cho nhau trong giờ phút cuối cùng. Nói thẳng ra, chính là Hộ Niệm.

Ngày hôm qua, chúng ta nhắc đến chỗ một người tu trong đời này, tu từ nhỏ đến lúc gần lìa bỏ báo thân mà cũng không biết: Thế nào là tu đúng? Thế nào là tu sai? Những quan niệm sai lầm đã gắn vào cái tâm của họ. Xin thưa thực, người tu học Phật ngày hôm nay hình như lơ mơ, lờ mờ chuyện này nhiều lắm. Trách nhiệm này quy cho ai đây? Chính Diệu Âm này hồi trước cũng đi nhiều nơi lắm, gặp chỗ nào có người tu, gặp chỗ nào có mái chùa, ngay cả nhà thờ Thiên Chúa cũng tới luôn, ấy thế mà năm mươi tuổi đầu, năm mươi năm trường tìm tòi, mà tìm không ra chỗ tu. Tình thực, cứ thấy người ta tu thì mình cũng tu, nhưng sau cùng rồi cũng không biết là tu như vậy để làm gì? Cũng có nghe pháp, nhưng mà nghe pháp rồi vẫn thấy lung tung, không biết đường nào để đi đây? Tình thực, xin nói thẳng thắn như vậy. Đến một lúc tự nhiên gặp câu A-Di-Đà Phật mới thấy ngỡ ngàng! Mới giật mình đứng sững sờ, đến nỗi người ta xô tới mình đi tới, người ta kéo lui mình đi lui, người ta tách ngang mình tách ngang... vì lúc đó cái cảm giác ngỡ ngàng giống như ở trên trời vừa rơi xuống dưới đất vậy. Nhờ cái cơ may đó mà mới có ngày hôm nay quyết lòng quyết dạ niệm câu A-Di-Đà Phật để đi về Tây Phương.

Khi chúng ta đã quyết chí tu hành, thì nhất định phải Trạch Pháp một cách rất mạnh mẽ. Trạch là gì? Là tuyển chọn. Phải tuyển chọn rất kỹ. Ngài Ấn-Quang Đại Sư nói rằng, Pháp của Phật không có cao, không có thấp. Không có pháp nào là cao, không có pháp nào là thấp cả, nhưng hợp với căn cơ thì mới sinh diệu dụng. Hợp với căn cơ có nghĩa là phải tuyển chọn. Tuyển chọn cho thật kỹ. Pháp nào Phật dạy ngay cho căn cơ của mình, phải chộp lấy đúng cái đó để đi thì nhất định một đời này được thành tựu, vì thực sự, pháp Phật là để cứu tất cả chúng sanh vượt qua sanh tử luân hồi, không còn tử, không còn sanh nữa.

Ấy thế mà có rất nhiều, rất nhiều, vô cùng nhiều người nói về pháp Phật, nhưng lại không hướng dẫn cho người ta vượt qua cái cảnh sanh tử luân hồi, mà thường lại:

- Dùng thế gian pháp để nói.

- Dùng tâm lý ra nói.

- Dùng hội đoàn ra nói.

 

- Dùng những thiện lành thế gian ra nói... Đến nỗi nhiều người cứ lấy cái mẫu đó tu hành, tưởng vậy là tu học Phật rồi!

Cho nên, trách người học Phật không biết đường đi cũng tội nghiệp cho họ. Mà thực sự trách người nào khác cũng không trách được nữa, vì thực ra, đời này mà tìm ra một con đường đi thẳng về Tây Phương nhất định là do thiện căn phước đức của người đó đã có rồi mới gặp được trường hợp này. Như vậy, ta đã ngồi được ở đây, ta phải biết rằng là do thiện căn phước đức trong nhiều đời nhiều kiếp ta đã có rồi mới tới đây được.

Thế nhưng coi chừng...

- Nghiệp chướng vẫn theo sát bên ta.

 

- Oan gia trái chủ vẫn theo sát bên ta.

- Nợ sanh tử vẫn theo sát bên ta.

Chỉ cần ta lơ là một chút thì tất cả những cái đó nó sẽ vươn lên, nó bao lại, nó kéo chúng ta về trong môi trường sanh tử luân hồi. Có nghĩa là ta tu rồi cũng tiếp tục con đường tử tử sanh sanh, sanh sanh tử tử, và xin thưa thực, tam ác đạo không phải là khó vào lắm đâu! Đây là sự thực.

Bữa nay chúng ta tiến lên một chút nữa, là niệm Phật nó có ba điểm cần phải thực hiện: Tín-Nguyện-Hạnh, và có ba điểm quyết không được dính vào, nhớ cho kỹ...

- Một là nghi ngờ, hồ nghi.

- Hai là xen tạp.

- Ba là gián đoạn.

Hôm nay chúng ta nói chuyện Hồ Nghi, nó liên kết với câu chuyện tối hôm qua. Có rất nhiều người khi đã gặp pháp môn niệm Phật, chính đức Thích-Ca-Mâu-Ni Phật nói: Niệm Phật là nhân, thành Phật là quả. Chính đức A-Di-Đà nó: Người nào niệm danh hiệu A-Di-Đà Phật, dù cho nghiệp chướng trong quá khứ có sâu nặng như thế nào đi nữa, trong đời này trước khi niệm câu A-Di-Đà Phật mà lỡ lầm, sai lầm như thế nào đi nữa, bây giờ quyết tâm niệm danh hiệu Ta, nguyện vãng sanh về nước Ta, đem tất cả những căn lành hồi hướng về nước Ta, dẫu cho mười niệm mà không được vãng sanh, Ta thề không thành Phật. Chỉ ngoại trừ những người đã tạo ra ngũ nghịch, thập ác và phỉ báng chánh pháp. Đây là lời Phật nói.

Ấy thế mà có những người cứ nghĩ rằng:

 

- Ta nghiệp chướng sâu nặng quá, nói thì nói vậy chứ không có cách nào có thể vãng sanh Tây Phương Cực Lạc đâu.

 

Cũng có những người nói:

- Người kia tu suốt cả đời vẫn không được vãng sanh, làm gì ta lại niệm Phật được vãng sanh?

Có nhiều người nói:

- Sao mà cống cao ngã mạn như vậy? Tại sao không tu để kiếm chút thiện, chút lành... để đời đời kiếp kiếp tiếp tục tu? Lại đi về Tây Phương Cực Lạc để thành Phật. Thật là cống cao ngã mạn!

Toàn bộ những lời nói này không phải là kinh Phật nói. Người học Phật mà không theo kinh Phật, lại nói ngược lời Phật dạy trong kinh. Đi vào trong Niệm Phật Đường, bao nhiêu người nhiếp tâm quyết lòng đi về Tây Phương Cực Lạc, mình lại nêu vấn đề hồ nghi ra làm cho niềm tin của người khác bị phá tan, làm cho người khác sợ, khiến cho người ta nghĩ là không thể đi về Tây Phương được! Lời nói này đoạn mất đường thành đạo của người khác. Tội này lớn vô cùng lớn!

Chính vì vậy, mở một lời nói ra chúng ta phải cẩn thận vô cùng. Một lời nói tích cực, một lời nói khuyến tấn làm cho người ta tin tưởng đi về Tây Phương, dù người ta chưa được đi, dù ta không bỏ ra một đồng nhưng ta tạo ra không biết bao nhiêu công đức. Một lời nói ra, ta cũng không bỏ ra một đồng, người ta cũng không lợi một đồng, nhưng mà đoạn mất đường thành đạo của người khác. Một lời vô ý nói ra, coi chừng ta bị đọa lạc mà không hay! Đoạn cái thân mạng này không nặng bằng đoạn huệ mạng của người khác.

Khi tu hành chúng ta phải cẩn thận, hết sức cẩn thận. Trong kinh Phật nói, “Ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết, là trường hợp này. Phật nói, niệm Phật một đời này vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, ta lại nói dễ gì mà đi về Tây Phương Cực Lạc. Rõ ràng nói ngược!

Ngài Ấn-Quang Đại Sư nói:Dẫu cho chư Phật trên mười phương bây giờ mà tái sinh xuống dưới cõi trần, trong thời mạt pháp này, cũng phải dạy cho chúng sanh niệm Phật vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

Đức A-Di-Đà Phật nói: Người nào dẫu cho tội như thế nào đi nữa, quyết lòng tin tưởng niệm danh hiệu ta, nguyện sanh về nước ta, dẫu mười niệm mà không được vãng sanh ta thề không thành Phật.

Ngài nói như vậy mà có nhiều người không tin, lại nói những lời ngược. Ly kinh nhất tự!... Một chữ thôi!!!...

 

- Ngài nói được vãng sanh, mình nói không được vãng sanh!

 

- Ngài nói quyết lòng đi về Tây Phương, thì nhất định Ngài cứu, mình nói làm gì mà có chuyện cứu.

 

- Ngài nói bây giờ tội chướng nặng như thế nào nữa, bỏ đi. Quyết định buông xả những tình chấp thế gian ra. Những tập khí đó, bỏ đi. Quyết cầu về Tây Phương, nhất định Ta sẽ cứu về Tây Phương... Mình nói chị có nghiệp như vậy làm sao đi về Tây Phương? Anh có nghiệp như vậy thì làm sao đi về Tây Phương? Trời ơi!.. Ông kia niệm cả một đời không vãng sanh được, làm gì mà bây giờ anh niệm Phật được vãng sanh?!!!...

Nói toàn những chuyện để ngăn cản con đường vãng sanh của người ta. Rõ rệt nói sai kinh Phật.

Xin thưa với chư vị, đã quyết lòng tới đây tu, nhất định đạo tràng này đã ra cái phương châm Tu thực. Hãy quyết lòng quyết dạ mà đi, tuyển chọn một cách hết sức là cẩn thận. Người nào quyết lòng đi về Tây Phương, thì xin chư vị tới đây cộng tác với nhau, hỗ trợ cho nhau, cương quyết bảo vệ cho nhau đi về Tây Phương.

- Nhất định phải đóng lỗ tai lại, không được nghe bàn ra tán vô.

- Phải đóng con mắt lại, không được nhìn cái này cái khác làm cho tâm chúng ta loạn đi.

- Đóng miệng lại, nhất định ai nói gì nói, ta không bàn tới.

 

Nếu ta cứ bàn luận, bàn một cái thì bị vướng vào cái bẫy: “Đấu Tranh Kiên Cố, ta bị nạn liền lập tức. Khi đã gặp được câu A-Di-Đà Phật là do thiện căn phước đức chúng ta đã có, mau mau làm cho thiện căn phước đức nó bùng lên, nó nổi lên, càng vững lên. Làm sao để cho thiện căn phước đức vững? Chính là niềm tin càng ngày càng vững. Và xin thưa thực, vì một người đầy rẫy nghiệp chướng thế này mà được về Tây Phương thành đạo mới chứng minh rằng câu A-Di-Đà Phật bất khả tư nghì!...

Ngài Pháp-Nhiên Thượng-Nhân nói: “Vì câu A-Di-Đà Phật đưa một người tội chướng sâu nặng mà về được Tây Phương thành Phật mới chứng tỏ rằng đạo pháp của Phật vi diệu”. Chứ bây giờ một pháp mà chỉ dành cho hạng đại Bồ-Tát đi về Tây Phương thì đâu có gì đâu vi diệu. Chính lời thề của đức Phật là để đưa chúng ta, chính chúng ta đây vãng sanh về Tây Phương.

Muốn về Tây Phương không? Chắp tay lại thành khẩn niệm Phật. Chắp tay lại sám hối tất cả những lời nói nào sơ ý đã làm cho người ta mất tín tâm. Phải quyết lòng mà đi, tự nhiên trong một đời này chúng ta vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Tích Cực - Vững Vàng - Tin Tưởng. Nếu chúng ta rời những điều này ra, nhất định chúng ta đi ngược với lời Phật. Đi ngược với lời Phật tức là tự mình đi theo con đường gọi là Ma Nghiệp. Ma nghiệp chính trong tâm này ứng hiện ra.

Như vậy, Phật cũng Tâm; Ma cũng Tâm, không ở đâu hết. Hãy bỏ cái “Tâm Ma” đi, quyết lòng niệm câu A-Di-Đà Phật. Niệm Phật - Thành Phật. Nhất định tất cả chư vị đều đi về Tây Phương Cực Lạc trong một báo thân này.

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

 

KHẾ LÝ - KHẾ CƠ

 

(Tọa Đàm 39)

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

 

Tu hành cần phải rõ “” mới thành tựu. Ta chuyên tâm niệm Phật là hợp Lý, hợp Cơ!

 

Ngày hôm qua chúng ta nêu ra một chứng minh cụ thể từ người tu hành không có đường đi, đến trước những giờ phút lâm chung không biết đường nào đi! Họ đã định nghĩa sự tu hành một cách sai lầm, giống như là một hành động làm thiện, làm lành nho nhỏ nào đó của thế gian. Đây là một điều sơ suất! Một đời này dù có làm thiện lành tới đâu đi nữa thì chẳng qua cũng là điều tốt căn bản của người thế gian, chứ không phải là đạo “Xuất thế gian”.

Ngài Tĩnh-Am nói rằng, làm thiện làm lành, dù cho sự thiện lành đó lớn tới đâu đi nữa, càng lớn thì nợ sanh tử càng nặng, đến lúc chết, vì nghiệp thiện này nó lôi họ vào trong lục đạo luân hồi, không có thể nào thoát được!... Nghe cho kỹ lời các vị Đại Sư dạy.

Tu pháp xuất thế gian để thành tựu thì ngoài việc làm thiện ta cần phải biết con đường giải thoát, vãng sanh về Tây Phương. Khi hiểu được những chuyện này, xin chư vị hãy cố gắng tự mình kiểm lại xem mình tu hành có bị xen tạp hay không? Nếu mình xen tạp quá thì sửa lại đi. Càng xen tạp càng trở ngại con đường vãng sanh. Tu đường vãng sanh Tây Phương Cực Lạc có thể nói là cách tu duy nhất trong thời mạt pháp này để mà thành tựu đó!...

Như vậy, bây giờ nếu mình thấy một câu A-Di-Đà Phật mà sợ rằng không đủ, thì nhất định mình không bao giờ được vãng  sanh! Còn mình thấy một câu A-Di-Đà Phật đã đủ, quyết lòng một đường như vậy mà đi, thì trong một báo thân này khi mãn ta có thể dễ dàng vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Đây là lời Phật dạy trong kinh điển. Xin chư vị chú ý tự mình kiểm soát lấy, về nhà mình có tu xen tạp hay không?

Xen tạp nghĩa là sao? Nghĩa là niệm một câu A-Di-Đà Phật mà sợ rằng:

- À! Câu chú này hồi giờ mình niệm, bây giờ không niệm nữa, như vậy chẳng lẽ mình bỏ câu chú này sao?...

Khi khởi một cái vọng tâm như vậy đã bị xen tạp rồi!...

Như hôm trước đi tới thăm bác Năm, Bác nói rằng:

 

- Niệm ông Phật này mình bỏ ông Phật kia, thấy tội nghiệp cho ông Phật kia quá!

Khởi lên một vọng niệm như vậy là bị xen tạp rồi!

Ta đâu có biết rằng:

- Câu danh hiệu A-Di-Đà Phật tức là mười phương ba đời chư Phật đã gói ghém trong cái danh hiệu A-Di-Đà Phật.

- Một câu danh hiệu A-Di-Đà Phật gọi là Pháp-Giới-Tạng-Thân... Giới là thế giới, vũ trụ. Pháp là tất cả vạn pháp. Vạn pháp trên thế giới vũ trụ này nó gói ở trong. Thân là cái chỗ. Tạng là kho tàng... cái kho tàng gói ghém hết tất cả ở trong đó.

Cho nên người nào quyết lòng tin một câu A-Di-Đà Phật, thì...

- Niệm một câu A-Di-Đà Phật tức là tu vạn pháp trên pháp giới rồi.

- Niệm một danh hiệu A-Di-Đà Phật là niệm toàn bộ ba đời mười phương chư Phật trên pháp giới rồi.

Ngài Thiên-Như dạy đại ý như thế này:

- Thờ thì thờ A-Di-Đà Phật.

- Nhớ thì nhớ A-Di-Đà Phật.

- Niệm thì niệm A-Di-Đà Phật.

- Nghĩ thì nghĩ A-Di-Đà Phật...

Tức là cái gì cũng A-Di-Đà Phật hết. Cứ lấy một Phật đại diện cho mười phương chư Phật thì người này sẽ là người thành tựu. Nhất định không thể nào không thành tựu được.

Hồi sáng này chúng ta nói về “Nghiệp”. Mình sợ rằng nghiệp chướng của mình nặng quá làm sao có thể về Tây Phương, thoát vòng sanh tử, thành đạo được? Thì bây giờ mình phải bỏ cái mối nghi đó đi. Phật không bao giờ nói lời vọng ngữ đâu. Trong ngũ giới có giới vọng ngữ, trong thập thiện giới cũng có giới không được nói dối. Phật không bao giờ nói dối. Phật không bao giờ nói điều sai. Chỉ vì chúng ta nghĩ sai, hiểu sai nên chúng ta không nghe lời Phật! Không nghe lời Phật thì với cái dạng người nghiệp chướng sâu nặng như chúng ta nhất định một đời này không cách nào thành tựu được! Mà không thành tựu thì đời sau nhất định không thể nào sướng bằng đời này! Nên nhớ rằng mạt pháp thì một ngày sẽ mạt hơn một ngày, một đời sẽ mạt hơn một đời, tệ hơn một đời! Nhất định ta không thể nào sướng hơn được đâu, mà coi chừng lỡ rơi vào trong tam ác đạo rồi thì “Lũy kiếp nan xuất, thống bất khả ngôn đó! Đau khổ không cách nào có thể nói nên lời được đó!...

Như vậy, bây giờ người học Phật như chúng ta hãy khôn ngoan nghe lời Phật dạy. Phật dạy niệm Phật thì nhất định ta niệm Phật. Phật dạy nghiệp chướng sâu nặng niệm Phật vẫn được thành tựu, vì pháp môn niệm Phật là pháp mà đức Phật nói: Phàm Thánh Tề Thâu. Nghe cho kỹ lời này đi. “Phàm” là phàm phu tục tử tội chướng sâu nặng; “Thánh” là thánh nhân, các vị đại Bồ-Tát. “Tề thâu” là bình đẳng thâu nhiếp. Tề là bằng, bình đẳng; “Thâu” là được thâu nhiếp về Tây Phương để thành đạo Vô-Thượng...

Không có một pháp nào lạ lùng như pháp Niệm Phật! Cho nên pháp Niệm Phật gọi là Môn Dư Đại Đạo. Môn là gì? Là phương pháp. Dư là gì? Là ngoài tất cả các pháp của Phật đưa ra. Nó bao trùm hết. Tất cả đều nằm trong câu A-Di-Đà Phật hết. Lạ lắm! Gọi là Nhất Thừa Thật Tướng. Không có một pháp nào có thể đối đãi được với câu A-Di-Đà Phật hết.

Người nào được hưởng pháp này?...

- Người nào chân thành nghe lời Phật dạy.

 

- Người nào không tin câu A-Di-Đà Phật thì không được hưởng.

- Người nào còn nghi ngờ pháp môn niệm Phật thì không được hưởng.

- Người nào tin tưởng vững vàng câu A-Di-Đà Phật thì được hưởng.

Nên nhớ rằng, A-Xà-Vương-Thế là một người đại tội. Với cái tội đó, ông ta phải đi xuống địa ngục A-Tỳ. Nhưng trước những giờ phút nằm ngáp ngáp trên giường bệnh, có người tới nói, Ngài đã làm sai rồi! Ngài hư quá rồi! Thôi bây giờ thành tâm sám hối đi, giật mình tỉnh ngộ sám hối cho nhiều lên. Ngài quyết lòng niệm Phật, buông hết tất cả... Ngài niệm Phật để cầu vãng sanh. Ngài vãng sanh về Tây Phương đến Thượng Phẩm Trung Sanh. Những người nào làm công cứ, khi mà làm công cứ đến chỗ thượng phẩm trung sanh tôi sẽ nói đến điều này cho quý vị nghe.

Chính vì thế, chúng ta nghiệp nặng như thế này, nhưng xin quý vị đừng lo nữa. Phật nói, đã sinh lại làm người thì quý vị đã miễn được cái tội gọi là ngũ nghịch của A-Xà-Vương-Thế rồi đó. Đã sinh lại làm người thì trong quá khứ quý vị đã miễn được cái tội phỉ báng Phật pháp rồi đó. Thật vậy! Vì đã phạm đến hai tội này, thì phải xuống tới địa ngục A-Tỳ lận! Nhưng đã trở lại làm người thì dù có tội nghiệp như thế nào đi nữa... chắc chắn lớn, nhưng mà tránh được cái tội đó rồi. Như vậy thì chúng ta cũng nên hoan hô cho chính chúng ta là có phước phần vãng sanh về Tây Phương, là dư sức chứ không phải chỉ là đủ. Bây giờ còn thiếu là thiếu cái niềm tin của chúng ta. Đã mê mờ, đã hạ căn... mà Phật dạy lại không nghe, còn cứ chạy nghe theo người thế gian nữa, thì nhất định chịu thua rồi, không ai cứu được nữa!

Như vậy, hãy bỏ chuyện thế gian ra đi. Đừng nên nghe người này nghe người nọ nữa. Đừng nghe ông này nói, nghe bà kia nói nữa. Nhất định Y Pháp bất Y Nhân nhé. Kinh Phật dạy như vậy, ta đi như vậy. Ông này nói hay? Kệ ổng! Bà kia nói giỏi? Kệ bả! Mình nhất định không nghe. Hãy đóng lỗ tai lại. Quyết định phải đóng lỗ tai lại. Nếu quý vị muốn về Tây Phương mà cứ mở lỗ tai ra nghe khắp nơi thì...

- Nhất định bị loạn tâm liền.

- Nhất định bị hồ nghi liền.

- Nhất định bị phân vân liền.

- Phân vân thì hồ nghi. Đem cái hồ nghi đó mà nói cho thiên hạ thì mình bị đại tội!

Tại sao vậy?... Mình đem sự hồ nghi ra nói cho người khác, tức là truyền sự hồ nghi cho người khác. Truyền hồ nghi cho người khác, làm cho người khác đang tin câu A-Di-Đà Phật đành phải bỏ câu A-Di-Đà Phật, vậy thì mình mang luôn cái tội của người ta. Tội này dễ sợ lắm!... Không phải là chuyện nhỏ! Xin chư vị hãy nhớ cho.

Phật đã dạy, “Phàm Thánh Tề Thâu”. Tề là bằng nhau. Nghĩa là, Ngài nói chân tâm tự tánh của mỗi người chúng ta đều là Phật hết. Đã là Phật rồi thì biết khôn ngoan nghe lời Phật, niệm thẳng câu A-Di-Đà Phật, niệm thẳng chơn tâm tự tánh của chúng ta, thì A-Di-Đà Phật gia trì vào đó liền, chân tâm tự tánh chúng ta hiển lộ liền. Về Tây Phương Cực Lạc rồi mới thấy. À!... Thì ra vạn pháp nó nằm trong tâm chúng ta. Hà kỳ Tự Tánh năng sanh vạn pháp. Hà kỳ Tự Tánh bổn lai cụ túc. Trong tâm chúng ta đã có đầy đủ hết trơn rồi.

- Dù là một kẻ ăn cướp.

- Dù là một người đại tội.

- Dù là một tên tử hình đi nữa cũng có Phật tánh, cũng có đầy đủ Phật tánh trong đó.

Chỉ cần làm sao trước giây phút bị người ta thắt cổ hãy niệm câu A-Di-Đà Phật đi, thành tâm đi, tự nhiên chân tâm tự tánh hiển lộ. Vì sao vậy? Vì chút nữa đây người ta đã treo cổ mình rồi. Trong cơn ngặt nghèo đó, chính là lúc dễ kiệt thành sám hối. Thành tâm sám hối tự nhiên chuyển tất cả những cái phàm phu này thành Thánh-Nhân liền. Nghiệp có còn đó hay không? Còn đó! Còn đó nhưng chúng ta đã rời ra rồi, vì chúng ta đã trở về chân tâm tự tánh chúng ta rồi, tại vì là Lý Tức Phật, nghĩa là trong lý đạo tự nhiên thì chân tâm chúng ta là Phật. Là Phật thì quý vị phải nhớ là một người ngu si không biết một chữ nghĩa nào cũng có tâm Phật. Ngài Lục-Tổ Huệ-Năng có biết chữ “Nhất” là mấy nét đâu? Không biết chữ “Ngu” viết như thế nào? Như vậy mà Ngài còn thành tựu được. Còn ta may ra còn đọc được chữ “A” chữ “B”, đọc được lá thư... làm sao chúng ta lại không được? Tại vì mình không hiểu chỗ này, cứ chìm vào những cái mê mờ để chịu nạn!...

Chiều nay ta tiến thêm một chút xíu nữa, là có nhiều người nói:

- Tin thì tôi tin đó, niệm thì tôi niệm đó, niệm Phật tôi niệm dữ lắm, mà không biết rồi cuối cùng khi tôi lâm chung, A-Di-Đà Phật có tới rước không?...

Lại nghi nữa! Quý vị cứ đi hộ niệm cho người ta thử coi:

 

- Không biết tôi niệm Phật như vậy, Phật có tới rước tôi hay không hé?

Cũng lại nghi nữa! Nếu gặp trường hợp như vậy, hãy khuyến tấn người đó hãy yên chí đi. Nhớ trong kinh Phật nói là, quang minh của Phật phổ chiếu khắp tất cả mọi nơi. Hang cùng ngõ hẻm nào cũng có quang minh của Phật. Vô chướng ngại mà! Ví dụ mình có con mắt, cũng có “Quang Minh” nè! Nhưng nhìn qua bức tường không được! Chứ quang minh của Phật, thì tường này không ăn nhằm gì đâu à! Núi không ăn nhằm gì đâu à! Quả đất này không cản ngăn được ánh sáng của Phật đâu à! Lạ lắm chư vị ơi!

Giả sử, quý vị cứ đào một lỗ cho thiệt sâu đi, xuống ở dưới đó, đóng một cái nắp bê tông cốt sắt đi, tối thui dưới đó để niệm Phật... Quang minh của Phật vẫn phóng tới đó như thường. Những thứ vật chất này không ngăn cản được quang minh của Phật, gọi là Sự Vô Ngại. Những sự vật không bao giờ mà ngăn ngại được ánh sáng quang minh của Phật chiếu tới đâu à! Cho nên xin đừng sợ. Ngồi tại đây nghiêm trang niệm Phật, về nhà chúng ta không nghiêm trang niệm Phật. Chúng ta đã sai rồi! Tâm của chúng ta đã bị hư rồi! Chúng ta đã lừa dối Phật rồi! Ngài Tịnh-Không đã nói hay vô cùng, ta đi ngang Phật mà không lạy. Thấy có người thì ta lạy, không có người thì ta đi luôn... Ta đã dối Phật rồi!... Nhất định cái tâm này là tâm ngăn ngại. Đây gọi là Lý ngăn ngại. Lý ở đâu? Lý là trong tâm chúng ta không chân thành, trong tâm chúng ta không thành kính đã hiện ra hành động không thành kính. Không thành kính thì không tương ưng!

Khi niệm Phật, tu hành nhất định phải lấy cái lòng chí thành chí kính, tự nhiên chính lòng chí thành chí kính này nó sẽ mở toang hết tất cả chướng ngại ra và làm cho chân tâm hiển lộ. A-Di-Đà Phật ứng theo sự mở toang đó mà Ngài phóng quang tới gia trì, tiếp độ chúng ta đi về Tây Phương.

Như vậy chúng ta đi về Tây Phương...

- Không phải là chúng ta tu giỏi.

- Không phải là chúng ta tu đắc.

- Không phải chúng ta khoe sách này sách nọ, chúng ta khoe kinh này kinh nọ, khoe pháp này pháp nọ...

- Mà chúng ta khoe cái lòng chân thành. Phải chân thành. Nơi vắng, chỉ một mình cũng phải chân thành.

Thường thường chư Tổ nói, khi vào một đạo tràng trang nghiêm. Nhất định từ lời ăn, tiếng nói, bước đi... phải cung kính, phải cẩn thận. Trong Niệm Phật Đường không được khạc nhổ. Khạc nhổ thì liền bị Thiên-Long Hộ-Pháp la rầy. Xin quý vị đừng nên khinh thường.

Cần tảo già lam địa,

Thời thời phước huệ sanh.

Tuy vô Tân Khách chí,

Diệc hữu Thánh Nhân hành.

Cần Tảo” là làm sạch sẽ; “Già Lam Địa” là Niệm Phật Đường. Mình không chịu làm sạch sẽ Niệm Phật Đường, mà lại tới khạc nhổ làm cho dơ bẩn, thì...

Khạc nhổ Già Lam địa,

Thời thời chướng ngại sanh!...

Nhất định nghiệp chướng sanh ra liền. Như vậy ta biết tu rồi chúng ta phải sửa đổi lại. Hồi giờ tại sao gia đình chúng ta bị trở ngại? Tại sao con cái chúng ta bị trở ngại? Tại sao thân thể chúng ta bị trở ngại?... Vì ta sơ ý trong đó!

Đi kinh hành trong Niệm Phật Đường đều có nguyên tắc, khi nào trang nghiêm ta phải trang nghiêm, khi nào chắp tay ta phải chắp tay. Nếu mọi người chắp tay, ta không chịu chắp tay thì Thiên-Long trừng mắt nhìn ta mà ta không hay! Ở Tịnh-Tông-Học-Hội người ta để một vị Thần, mắt Ngài trợn ngược như vầy! Phải không? Nói chuyện đi? Nói chuyện một lần, Ngài trợn con mắt lên! Nói chuyện lần thứ hai Ngài chỉ cái tay vầy nè! Chỉ tay ra cửa! Ngài đuổi mình rồi đó. Nếu còn phạm đến lần thứ ba, Ngài giơ cái chùy lên. Có thấy cái chùy không? Gai gai gai như thế này!... Nếu không chịu giữ giới luật, Ngài nện cho một gậy thì tiêu rồi!.... Ý nghĩa là như vậy.

Hiểu được chỗ này, thì mình biết cách tu liền. Tất cả đều có biểu pháp hết. Mình chuyển đổi thì tự nhiên họa tiêu đi, họa tiêu đi thì phước tăng. Nhờ vậy mà chúng ta thành đạo dễ dàng.

 

Xin nhắc lại... Chí Thành Chí Kính nhất định chúng ta được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc!...

Nam Mô A-Di-Đà Phật

 

KHẾ LÝ - KHẾ CƠ

 

(Tọa Đàm 40)

Nam Mô A-Di-Đà Phật,

Niềm Tin vô cùng quan trọng! Thế gian pháp làm một việc gì muốn thành công phải có lòng tin vững vàng. Phật pháp lại càng chú trọng về niềm tin. Pháp môn Niệm Phật lấy chữ “Tín Tâm” làm khởi đầu cho tất cả.

Hồi sáng này mình nói lòng tin tạo ra công đức, nhờ công đức tăng thêm thiện căn, rồi thiện căn nó làm cho niềm tin vững hơn, vì niềm tin vững hơn nên công đức của mình lại tăng lên nữa, từng nấc từng nấc đưa đến chỗ thành tựu. Những lời này là để củng cố niềm tin cho nhau. Xin chư vị vững lòng tin tưởng. Những người nào niệm Phật mà chưa phát khởi niềm tin, mau mau phát khởi niềm tin, nếu không thì công cuộc tu hành của chúng ta coi chừng trở thành như: “Dã tràng se cát biển đông!”.

Hôm nay chúng ta tiếp tục nói về Niềm Tin. Niềm tin có sự đối trị của nó. Trong kinh Phật nói:

 

- Tín năng trưởng dưỡng chư thiện căn.

 

- Tín năng siêu xuất chúng ma lộ.

 

- Tín năng thành tựu Bồ-Đề đạo.

Ba điểm này quan trọng vô cùng.

- Tín năng trưởng dưỡng chư thiện căn. Người không có thiện căn phước đức thì nhờ tín tâm mà được trưởng dưỡng lên. Khi phước đức của mình được trưởng dưỡng lên, thì vô tình nghiệp chướng của mình nó lại lu mờ xuống. Như vậy trưởng dưỡng thiện căn đối trị với nghiệp chướng.

- Tín năng siêu xuất chúng ma lộ. Cái niềm tin vững vàng nó giúp mình vượt qua tất cả những “Nghiệp Ma”. Nhờ sự đối trị này mà nghiệp chướng bị kiềm chế, ma nghiệp cũng bị kiềm chế, khiến ta “Thành tựu Bồ-Đề đạo”. Hay lắm! Điều này hay lắm quý vị ơi!

Chướng ngại chúng ta có ba dạng:

- Một là Nghiệp Chướng.

 

- Hai là Phiền Não Chướng.

- Ba là Báo Chướng.

Nghiệp Chướng được câu “Tín năng trưởng dưỡng chư thiện căn” đối trị. Nghiệp chướng chúng ta có kèm theo cái gọi là “Oán Thân Trái Chủ Chướng”, là những thứ oán thù và nợ nần chúng ta đã tạo ra trong quá khứ, nó đã thành hình rồi.

Còn “Ma Chướng”? Ma chướng chính là Phiền Não Chướng, chứ không phải là “Ma này” “Ma nọ”, thè lưỡi, nhe nanh! Không phải. Ma chướng chính là phiền não chướng. “Phiền não chướng” Tham-Sân-Si-Mạn-Nghi-Ác Kiến. Sáu thứ này là ma chướng. Tu hành:

 

- Khởi một niệm nghi là Ma chướng.

 

- Khởi một tâm sân giận lên, địa ngục nhập vào: Ma chướng!

- Khởi lên một tâm tham lam, ngạ quỷ nhập vào: Ma chướng!

Dễ sợ!... Khi phân tích cho rõ ra mới thấy tại sao có nhiều người tu hành rất lâu mà sau cùng không được thành tựu? Là vì không biết rõ chỗ này. Bây giờ mình đi từng bước từng bước thì sẽ thấy rõ hơn.

- Tín năng trưởng dưỡng chư thiện căn. Cái nghiệp của mình trong quá khứ đã làm rồi, xin thưa không cách nào có thể làm cho nó tiêu được. Cũng giống như chúng ta thường hay nói, ví dụ trong một cái hũ này có chứa hạt đậu đen và hạt đậu trắng. Nghiệp chướng ví như hạt đậu đen, phước báu ví như hạt đậu trắng. Tức là trong cuộc đời chúng ta từ vô lượng kiếp tới bây giờ, cũng có lúc làm thiện, cũng có lúc làm ác. Làm ác tạo ra nghiệp ác: Hạt đậu đen. Làm thiện tạo ra nghiệp thiện: Hạt đậu trắng. Trắng - Đen trộn lẫn với nhau. Giả sử như ban đầu Đen - Trắng bằng nhau: Màu xám xám. Bây giờ chúng ta biết trưởng dưỡng những thiện căn phước đức của mình lên, làm lành cho nhiều đi. Ngày nào cũng bỏ hạt đậu trắng vào, thì đến một lúc nào đó mình nhìn cái hũ, hũ lớn lắm nghen, chứ không nhỏ đâu, mình thấy hình như nó trắng non à. Mình hốt lên một nắm thấy toàn là hạt đậu trắng không. Đây chính là điều mà chúng ta nói đó!...

Đừng bao giờ duyên tới những nghiệp ác. Đừng bao giờ khởi lên những chuyện ác. Để cho cái nghiệp ác của mình nó nằm im đó. Nghiệp ác mới thì mình không tạo ra, và cái tâm thiện lành của mình cứ bỏ mãi những hạt đậu trắng vào, thì đến một lúc nào đó lượm lên ta thấy toàn hạt đậu trắng không thôi. Hạt đậu đen còn hay mất?... Còn nguyên vẹn trong đó, không mất.

Trong lúc mình bỏ hạt đậu trắng nhiều như vậy, nhưng đến cuối cùng mình lại không lượm hạt đậu trắng, mà cứ muốn moi dưới đáy tìm cho được hạt đậu đen, thì mình hưởng cái quả của hạt đậu đen đó, nghĩa là bị đọa lạc! Trong khi đó, hạt đậu trắng còn không? Còn nguyên vẹn.

 

Chừng nào mới hưởng hạt đậu trắng? Khi nào mình hưởng hết cái quả của hạt đậu đen, nghĩa là trả hết tất cả những nghiệp ác rồi mới hưởng được hạt đậu trắng đó. Nguy hiểm là chỗ này!

Tại sao lại phải bị hạt đậu đen? Tại vì phiền não chướng. Như chúng ta niệm Phật mà lòng tin không khởi được, không phát được. Niềm tin không khởi phát thì thường thường là phiền não chướng đang nổi lên. Ví dụ vô trong đạo tràng, tất cả mọi người đều trang nghiêm. Họ trang nghiêm vì họ tin tưởng, họ thành kính. Mình không trang nghiêm chứng tỏ là mình không tin tưởng, không thành kính! Thành kính thì trong lúc tu người ta tạo phước đức. Không thành kính thì cũng gọi là tu hành nhưng mình tạo nghiệp. Rõ rệt!...

Chính vì vậy, xin nhắc đi nhắc lại rất nhiều về chuyện này, ta thường đưa ra nhiều dạng người tu hành bốn, năm chục năm mà sau cùng thất bại. Một trong những lý do, là vì sơ ý chỗ này.

Hôm trước ta có đưa ra một ví dụ, như một người giàu có mà thích đi casino, (tức là cờ bạc). Biết tu tức là biết tạo phước, mà thích đi casino nên làm có tiền xong thì đi casino liền. Đốt hết! Mình tu thì tạo ra phước. Tạo ra phước mà không kiềm chế được phiền não của mình, nổi lên cơn sân giận thì tiêu hết! Tiêu hết rồi thì tu nữa, (tại vì biết tu mà). Tu thì có phước nữa, có phước nữa nhưng giận một cơn nữa thì đốt hết nữa! Nhiều người tu bảy, tám chục năm mà còn giận hờn, đố kỵ, ganh tỵ... thì phước tiêu hết, đức tiêu hết, có thể thua một người mới tu được có một tuần hai tuần mà cuộc đời của họ hiền lành. Cho nên “Tín năng siêu xuất chúng ma lộ” là ở chỗ này.

Ví dụ cụ thể hơn, như hôm thứ bảy vừa rồi mình đi hộ niệm, một Cụ già trên 80 tuổi, mình tới khuyên niệm Phật, nếu mà vị đó phát khởi tín tâm liền, không chần chừ nữa... Không cần biết là vị đó hồi trước có tu không? Không cần biết. Nhưng một ngày trước khi ra đi mà phát khởi niềm tin vững vàng...

 

- Bác ơi! Chắp tay lại niệm Phật nhé.

Bác chắp tay liền lập tức.

 

- Niệm A-Di-Đà Phật cầu về Tây Phương, quyết định nghe bác.

- Dạ, tôi quyết định. Cậu ơi! Hồi giờ tôi làm sai quá, thì bây giờ làm sao?

 

- Không sao đâu. Vững vàng đi. Phật cho phép đới nghiệp.

Tin liền lập tức, không chần chờ nữa. Nếu hai, ba ngày sau cụ chết. Trong hai ba ngày đó cụ đã niệm câu A-Di-Đà Phật rồi. Khi thấy mệt mệt, kêu chúng tôi tới hộ niệm... thì có thể cũng có hy vọng... Có nhiều người được hộ niệm từ sáng cho đến chiều mà được vãng sanh. Quý vị thấy rõ ràng không? Còn chần chừ? Còn cứ muốn hẹn nay, hẹn mai? Hậu quả sẽ khác hẳn liền! Tại sao vậy? Niềm tin không có. Còn như người đó tự nhiên phát khởi niềm tin liền lập tức thì khác. Hồi giờ không tin tại vì không ai hướng dẫn, chưa có duyên. Nay gặp duyên có người hướng dẫn thì tin liền...

Tin liền” và “Chần chừ”, hai cái giá trị này hoàn toàn khác nhau! Khác một trời một vực. Tin liền, tức là niềm tin khởi lên mạnh mẽ: “Tín năng siêu xuất chúng ma lộ”. Tất cả những giận hờn, những ganh tỵ, những câu mâu, những luyến ái, tham, sân, si, mạn, nghi... tự nhiên buông hết. Ngay từ đó niệm câu A-Di-Đà Phật mà siêu xuất chúng ma lộ!...

“Ma” nó dẫn mình duyên tới những cái “Nghiệp Chướng” trong quá khứ, nó dẫn mình duyên tới những cái “Oán Thân Trái Chủ Chướng”. Chính nghiệp chướng và oán thân trái chủ chướng này tạo cho mình cái “Báo Chướng”. Báo chướng này đưa mình đi xuống ba đường ác. Nếu cái “Ma Chướng” này bị ngăn đi, cắt đi, tức là tất cả những cái duyên của nghiệp chướng, oan gia trái chủ chướng bị cắt, thì những nghiệp chướng này không trở thành quả báo. Oan gia trái chủ thông cảm không hãm hại mình. Mình niệm Phật hưởng cái quả báo vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Đơn giản như vậy.

Chính vì vậy mà có những người hồi giờ không biết tu gì cả, nghe nói hộ niệm vãng sanh, mừng quá, chạy tới kêu. Dù người ta chưa bao giờ bước tới đạo tràng này, nhưng chỉ cần mình tới nói chuyện, họ phát khởi niềm tin, nhiều khi họ đi ngon lành hơn mình, đừng nên khinh thường. Còn như chúng ta ở đây tu, ngày ngày chúng ta cũng nói hộ niệm, ngày ngày chúng ta nói về Tây Phương, củng cố niềm tin cho nhau để đi về Tây Phương, nhưng chúng ta lại tu tà tà! Vì sao lại tu tà tà? Hổm nay tôi nói rất nhiều rồi, có thể vì oan gia trái chủ đã xúi để hại ta! Tu tà tà thì thiện căn phước đức của chúng ta trong quá khứ không khởi lên được. Tại sao vậy? Tại vì niềm tin của chúng ta tà tà. Niềm tin tà tà thì “Tín Năng” không có thể nào “Siêu sxuất chúng ma lộ” được. Tín này không thể nào trưởng dưỡng chư thiện căn được. Không có niềm tin nhất định không thể thành tựu đạo Bồ-Đề.

Bồ-Đề đạo đối trị với Báo Chướng. Thành Bồ-Đề đạo tức là thành Phật. Lên Tây Phương thì báo chướng cũng chịu thua, không cách nào báo hại mình được nữa, mà lúc đó là mình đi trên cái báo chướng đó, mình đi trên cái nghiệp chướng đó, mình dùng thần thông đạo lực đi cứu độ chúng sanh, vì chúng sanh mà chịu khổ. Chư Phật hạ sanh xuống cõi trần là thị hiện vì chúng sanh các Ngài chịu khổ, chứ không phải xuống đây các Ngài chịu nhân quả đâu à! Các Ngài đi trên nhân quả rồi, đã trở về chơn tâm tự tánh không còn cái đó nữa, thì ta cũng tập theo các Ngài về Tây Phương để thành đạo Vô-Thượng, chúng ta đi trên cái mức đó, đi cứu độ chúng sanh. Ở từ đâu? Bắt nguồn từ niềm tin này.

Cho nên “Ngũ Căn, Ngũ Lực” bắt đầu từ chữ “Tín” mà đi hết. Đi về Tây Phương cũng bắt đầu chữ “Tín”. Nếu không tin, ví dụ như bà Cụ nói chuyện leo lẻo đó, mình nghĩ rằng ít ra cũng một năm nữa chưa chắc gì đã đi. Thế mà mình chưa kịp tới lần thứ hai thì bà Cụ đã đi rồi. Quý vị thấy không? Đây là nghiệp chướng đã tràn lên rồi, bao phủ rồi, oan gia trái chủ đã tràn lên rồi. Tại sao như vậy? Tại vì không có tín tâm, không có tín tâm nên không khởi phát được thiện căn phước đức, nên không vượt qua được ma chướng. Xin nhắc lại, Ma Chướng chính là Phiền-Não Chướng!

Như vậy thì, nếu còn giận, xin chư vị đừng giận nữa, tức là chúng ta bỏ được ma giận: “Ma Địa Ngục”. Chúng ta tham lam, tham tiền, tham bạc, tham vàng... tham đồ gì đó, tham luyến gì đó, toàn bộ là ngạ quỷ chướng hết trơn. Một niệm tham nổi lên, ngạ quỷ nhập vào. Quỷ nhập thân này, không phải là do quỷ nào cả, mà chính là tâm tham chúng ta khởi ra. Thực sự là như vậy!

Ta hiểu được như vậy rồi, thì tất cả đều do chính cái tâm ta tạo ra hết. Hôm trước tôi gặp ở trên Internet có một người Email hỏi tôi:

 

- Bây giờ từ sáng tôi tu năm tiếng đồng hồ, chiều tôi tu hai tiếng đồng hồ, một ngày tôi tu bảy tiếng đồng hồ như vậy, tôi quyết tâm cho được thành tựu. Nhưng tại sao bây giờ tôi bị trở ngại như vầy... như vầy... nhiều quá! Vậy thì làm sao đây?

Tôi trả lời liền lập tức:

 

- Tại vì chị tu không có người hướng dẫn. Chị thấy rằng mình ngon quá nên muốn đóng cửa tự tu một mình, không chịu kết hợp với đồng tu. Khi tới một đạo tràng, chị thấy người ta tu dở hơn chị, nên chị về nhà tự tu một mình. Chị tu một mình nên bây giờ mới bị như vậy. Phải không?

Tôi nói tiếp:

 

- Mau mau ngưng ngay lập tức, mỗi lần gặp như vậy thì ra rửa mặt đi, rồi kêu năm, bảy người tới tu chung với nhau. Nếu không có người thì tới một đạo tràng nào đó mà tu với người ta. Kêu nhiều người tới kể hết tất cả những chuyện này cho họ nghe, kể hai, ba người nghe thì tự nhiên chị hết chướng nạn...

Thực sự tại vì người ta không hiểu được đạo lý duy tâm, nên mới bị ma chướng! Ma chướng chính là cái tâm phiền não của mình. Biết được vậy rồi, thì người nào có nghi phải buông mối nghi liền lập tức. Người nào thấy chưa tin, phải tin liền lập tức.

 

- Ma chướng chính là giải đãi.

 

- Ma chướng chính là lười biếng,

 

- Ma chướng chính là cạnh tranh ganh tỵ,

 

- Ma chướng chính là tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến...

 

- Ma chướng chính là những thứ đó.

Tất cả những thứ đó là ma chướng, nó mở cửa ra cho “Ngoại Ma” nhập vào khiến mình bị nạn.

Chính vì vậy, họa cũng do mình, phước cũng do mình, gọi là: “Họa phước vô môn, duy nhân tự triệu. Họa phước không có một hình tướng nhất định, không có một thực thể nào hết. Chính mình chiêu cảm nó đến, chính mình mời nó đến.

Có người đi tu được pháp hỷ sung mãn, đó là điều thành tựu. Từ từ tiến lên. Có những người đi tu, thì càng tu càng bị phiền não, tại vì không chịu buông ma chướng ra. Tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến bỏ chưa được! Bỏ được thì chúng ta thành tựu. Nhớ những điểm căn bản này để chúng ta niệm một câu A-Di-Đà Phật với lòng tin tưởng sắt son, vững vàng chúng ta đi về Tây Phương thành đạo Vô-Thượng. Hay hơn là xuống dưới tam ác đạo để chịu khổ vạn kiếp, rồi chờ đức Di-Lặc Tôn Phật xuống cứu. Làm sao Ngài cứu được? Ngài Di-Lặc Bồ-Tát gần 600 triệu năm nữa mới xuống đây thị hiện thành Phật nghen chư vị, không phải dễ đâu. Trong khoảng thời gian đó chưa chắc gì ta được làm người để có dịp nghe pháp âm của Di-Lặc Tôn Phật đâu à!...

Khổ như vậy nên ráng mà lo lấy để đi về Tây Phương, trong một đời này gặp A-Di-Đà Phật thành tựu đạo quả. Ta sẽ theo ngài Di-Lặc Tôn Phật xuống đây cứu độ chúng sanh, hay hơn là nằm chỗ nào đó để chờ Ngài cứu độ!...

Nam Mô A-Di-Đà Phật.

Xem mục lục