Câu hỏi: Tin tưởng Thượng đế là một động cơ mãnh liệt để hướng đến sống tốt lành hơn. Tại sao ông phủ nhận Thượng đế? Tại sao ông không cố gắng làm sống lại lòng trung thành của con người trong ý tưởng về Thượng đế?
Krishnamurti: Chúng ta hãy tìm hiểu vấn đề một cách rộng rãi và thông minh. Tôi không đang phủ nhận Thượng đế – thật ngớ ngẩn khi làm như vậy. Chỉ những người không thấy sự thật mới buông thả trong những từ ngữ vô nghĩa. Con người mà nói anh ấy biết, không biết gì cả; con người mà đang trải nghiệm sự thật từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc không có phương tiện để chuyển tải sự thật đó.
Niềm tin là một phủ nhận sự thật, niềm tin cản trở sự thật; tin tưởng Thượng đế không là tìm được Thượng đế. Người tin tưởng hay người không-tin tưởng không tìm được Thượng đế; bởi vì sự thật là cái không biết được, và niềm tin hay không-niềm tin của bạn trong cái không biết được chỉ là một tự-chiếu rọi và vì vậy không thực sự. Tôi biết bạn tin tưởng và tôi biết nó chẳng có ý nghĩa bao nhiêu trong sống của bạn. Có nhiều người tin tưởng; hàng triệu người tin tưởng Thượng đế và được an ủi trong đó. Trước hết, tại sao bạn tin tưởng? Bạn tin tưởng vì nó cho bạn sự thỏa mãn, an ủi, hy vọng, và bạn nói nó trao tặng bạn ý nghĩa cho sống. Thật ra, niềm tin của bạn chẳng có ý nghĩa bao nhiêu, bởi vì bạn tin tưởng và trục lợi, bạn tin tưởng và giết chóc, bạn tin tưởng một Thượng đế toàn cầu và lại tàn sát lẫn nhau. Người giàu có cũng tin tưởng Thượng đế; anh ấy trục lợi một cách tàn nhẫn, tích lũy tiền bạc và sau đó dựng lên một ngôi đền hay trở thành một người đầy từ tâm.
Những người đã thả bom nguyên tử ở Hiroshima đã nói rằng Thượng đế theo cùng họ; những người đã bay từ nước Anh để hủy diệt nước Đức đã nói rằng Thượng đế là người cùng lái máy bay với họ. Những người độc tài, những vị thủ tướng, những vị tướng lãnh, những vị tổng thống, tất cả đều nói về Thượng đế, họ có sự trung thành mãnh liệt nơi Thượng đế. Họ đang phục vụ, đang tạo nên một sống tốt lành hơn cho con người? Những người mà nói rằng họ tin tưởng Thượng đế đã hủy diệt một nửa thế giới và thế giới ở trong sự đau khổ hoàn toàn. Qua sự không-khoan dung của tôn giáo, có những phân chia của những con người như những người tin tưởng và những người không-tin tưởng, dẫn đến những chiến tranh tôn giáo. Nó thể hiện bạn là một người có đầu óc chính trị lạ lùng làm sao.
Tin tưởng Thượng đế là ‘một động cơ mãnh liệt để hướng đến sống tốt lành hơn’? Tại sao bạn cần có một động cơ dẫn đến một sống tốt lành hơn? Chắc chắn, động cơ của bạn phải là ham muốn riêng của bạn để sống trong sáng và đơn giản, đúng chứ? Nếu bạn nhờ vào một động cơ, bạn không hứng thú tạo ra sống tốt lành, bạn chỉ quan tâm động cơ của bạn, mà khác biệt với động cơ của tôi – và chúng ta sẽ cãi cọ vì động cơ đó. Nếu cùng nhau chúng ta sống hạnh phúc không phải bởi vì chúng ta tin tưởng Thượng đế nhưng bởi vì chúng ta là những con người, vậy thì chúng ta sẽ chia sẻ toàn bộ những phương tiện của sản suất với mục đích để tạo ra những sự vật cho tất cả mọi người. Bởi vì không-thông minh, chúng ta chấp nhận những ý tưởng của một siêu-thông minh mà chúng ta gọi là ‘Thượng đế’; nhưng ‘Thượng đế’ này, siêu-thông minh này, sẽ không cho chúng ta một sống tốt lành hơn. Điều gì dẫn đến một sống tốt lành hơn là thông minh; và không thể có thông minh nếu có niềm tin, nếu có những phân chia giai cấp, nếu những phương tiện sản xuất nằm trong bàn tay của một số ít người, nếu có những quốc tịch tách rời và những chính phủ cầm quyền. Tất cả điều này thể hiện không-thông minh và chính là không-thông minh đang ngăn cản sống tốt lành hơn, không phải không-tin tưởng trong Thượng đế.
Tất cả các bạn đều tin tưởng trong nhiều cách khác nhau, nhưng sự tin tưởng của các bạn không là thực sự. Sự thật là điều gì bạn là, điều gì bạn làm, điều gì bạn suy nghĩ, và niềm tin của bạn trong Thượng đế chỉ là một tẩu thoát khỏi sống đơn điệu, xuẩn ngốc và hung hăng của bạn. Vả lại, niềm tin luôn luôn phân chia con người: có người Ấn độ giáo, người Phật giáo, người Thiên chúa giáo, người cộng sản, người xã hội, người tư bản và vân vân. Niềm tin, ý tưởng, những phân chia; nó không bao giờ mang con người lại cùng nhau. Bạn có lẽ mang một ít người cùng nhau trong một nhóm và nhóm đó phản kháng một nhóm khác. Những ý tưởng, những niềm tin không bao giờ hợp nhất; trái lại, chúng tách rời, không-hòa hợp và hủy diệt. Vì vậy niềm tin của bạn trong Thượng đế thật ra đang lan tràn sự đau khổ trong thế giới; mặc dù nó có lẽ mang lại cho bạn vài giây phút thanh thản, trong thực tế nó đã gây ra cho bạn nhiều đau khổ hơn và hủy hoại hơn trong hình thức của những chiến tranh, đói kém, phân chia giai cấp và hành động tàn ác của những cá thể tách rời. Vì vậy niềm tin của bạn không có giá trị gì cả. Nếu bạn thực sự tin tưởng Thượng đế, nếu nó là một trải nghiệm thực sự cho bạn, vậy thì khuôn mặt của bạn sẽ có một nụ cười; bạn sẽ không hủy diệt những con người.
Bây giờ, sự thật là gì, Thượng đế là gì? Thượng đế không là từ ngữ, từ ngữ không là sự việc. Muốn biết cái không đo lường được, không thuộc thời gian, cái trí phải được tự do khỏi thời gian, mà có nghĩa cái trí phải được tự do khỏi tất cả tư tưởng, khỏi tất cả những ý tưởng về Thượng đế. Bạn biết gì về Thượng đế hay sự thật? Thật ra, bạn không biết bất kỳ điều gì về sự thật đó. Tất cả mọi điều bạn biết là những từ ngữ, những trải nghiệm của những người khác hay vài khoảnh khắc nào đó của những trải nghiệm khá mơ hồ của riêng bạn. Chắc chắn đó không là Thượng đế, đó không là sự thật, đó không vượt khỏi lãnh vực của thời gian. Muốn biết cái vượt khỏi thời gian, qui trình của thời gian phải được hiểu rõ, thời gian là tư tưởng, qui trình của trở thành, sự tích lũy của hiểu biết. Đó là toàn nền tảng của cái trí; chính cái trí là nền tảng, cả tầng ý thức bên ngoài lẫn tầng ý thức bên trong, cả ý thức tập thể lẫn ý thức cá thể. Vì vậy cái trí phải được tự do khỏi cái đã được biết, mà có nghĩa rằng cái trí phải hoàn toàn yên lặng, không phải làm cho yên lặng. Cái trí đạt được yên lặng như một kết quả, như một kết quả của hành động được khẳng định, của luyện tập, của kỷ luật, không là một cái trí yên lặng. Cái trí bị ép buộc, bị kiểm soát, bị định hình, bị đặt vào cái khung và bị thúc giục yên lặng, không là cái trí yên lặng. Yên lặng hiện diện chỉ khi nào bạn hiểu rõ toàn qui trình của tư tưởng, bởi vì hiểu rõ qui trình là kết thúc nó và kết thúc qui trình của tư tưởng là khởi đầu của yên lặng.
Chỉ khi nào cái trí yên lặng hoàn toàn không chỉ tại tầng bên ngoài nhưng cơ bản, xuyên thấu, cả tầng bên ngoài lẫn những tầng sâu thẳm hơn của ý thức – chỉ lúc đó cái không biết được mới hiện diện. Cái không biết được không là cái gì đó để được trải nghiệm bởi cái trí, yên lặng, một mình nó, có thể được trải nghiệm, không có gì cả ngoại trừ yên lặng. Nếu cái trí trải nghiệm bất kỳ điều gì khác với yên lặng, nó chỉ đang chiếu rọi những ham muốn riêng của nó và một cái trí như thế không yên lặng, chừng nào cái trí còn không yên lặng, chừng nào tư tưởng trong bất kỳ hình thức nào, có ý thức hay không-ý thức, còn đang chuyển động, không thể có yên lặng. Yên lặng là sự tự do khỏi quá khứ, khỏi hiểu biết, khỏi cả ký ức bên ngoài lẫn ký ức bên trong; khi cái trí hoàn toàn yên lặng, không đang vận dụng, khi có yên lặng mà không là một sản phẩm của sự nỗ lực, chỉ lúc đó cái không-thời gian, cái vĩnh hằng hiện diện. Trạng thái đó không là một trạng thái của ghi nhớ – không có thực thể mà ghi nhớ, mà trải nghiệm.
Vì vậy Thượng đế hay sự thật hay điều gì bạn muốn là sự việc mà hiện diện từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, và nó xảy ra chỉ trong một trạng thái tự do và tự phát, không phải khi cái trí bị kỷ luật theo một khuôn mẫu. Thượng đế không là một sự việc của cái trí, nó không đến qua tự-chiếu rọi, nó hiện diện chỉ khi nào có đạo đức, mà là tự do. Đạo đức là đang đối diện với sự kiện của cái gì là và đang đối diện với sự kiện là một trạng thái của hạnh phúc. Chỉ khi nào cái trí được hạnh phúc, yên lặng, không có bất kỳ chuyển động của riêng nó, không có sự chiếu rọi của tư tưởng, có ý thức hay không-ý thức – chỉ lúc đó vĩnh hằng mới hiện diện.