Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (37)


Xem mục lục

No one is restraining you; why do you ask for liberation?
Having no wicked thoughts, you don’t need to search for heavens.
The monkeys are resting; the horses, tired.
The man is showing signs of aging.
The cottage in the clouds is as it was years ago, and so is the daybed for meditation.

II

Thoughts, right and wrong, are falling off like flowers in the morning.
The notions of fame and wealth get cold in my mind as the rain at night.
The rain is gone, the flowers stay lonely, and the mountain becomes serene.
A bird chirps, and the spring leaves again.

TRẦN NHÂN TÔNG (1258 - 1308)

NOTE: Realize that there is nothing like "I" or "mine" in your body and mind. While sitting, standing, walking and lying down, constantly watch the river of impermanence flowing swiftly through your body and mind. When you see that everything is changing in your whole body and mind, any thought, despite good or bad, will empty itself instantly and continuously. The monkeys and horses symbolize the thoughts that run wild in the mind. The monkeys and horses finally lie down peacefully after the Zen practitioner has spent many decades for meditation and becomes an old man.

We have to be careful when talking about any "self" and rebirth. The Buddha never said: "There is no self"; the Buddha said that there was not a self in any part of the five aggregates (form, feeling, perception, volition, consciousness) which make up your body and mind.

The SN 44.10 Sutta says that the Buddha kept silent, did not reply to the wanderer Vacchagotta, who asked the Buddha two questions, "Is there a self?" and "Is there no self?"

In the MN 136 Sutta, the Buddha spoke clearly about rebirth. Anyone who commits bad deeds (e.g., killing, stealing, speech misconduct, sexual misconduct, etc.) and has wrong views will take rebirth in a bad place or in hell; vice versa, a good person who commits good deeds and has right views will take rebirth in a good place or in heavens.

There is rebirth; however, there is nobody to be reborn. Everything is non-self; however, we can not say that "there is no self."

In the MN 38 Sutta, the Buddha said that it was wrong when Bhikkhu Sati said that the same consciousness that wandered through the round of rebirths. Due to the causal condition, a consciousness dependently arises (e.g., consciousness arises from the eye and forms, on the ear and sounds, etc.) and dependently emerges with support from any of the four kinds of foods (e.g., edible food, contact, volitional thought, consciousness).

It is worth noting that in the SN 35.23 Sutta, the Buddha discussed the All, which is the eye and what is seen, the ear and what is heard, the nose and what is smelled, the tongue and what is tasted, the body and the sense of touch, the mind and mental phenomena. This is the All.

It is also worth noting that in the MN 22 Sutta, the Buddha said that it is a wrong view when someone says that the self and the cosmos are one and the same and that this person after death will be permanent, eternal, and imperishable. One should view any kind of form, feeling, perception, volition, and consciousness with the appropriate perspective: "This is not mine, I am not this, this is not my self." Also, one should not fall into the wrong view which says that this person will be annihilated.

A story from China's Zen history showed that Zen masters preferred to use many different means to show the Way. Ma Tsu (709-788) was a famous Zen master during the Tang dynasty. One day, a monk asked Ma Tsu: "Apart from the Four Sentences and beyond One Hundred Negations, please tell me directly the meaning of Bodhidharma’s coming from the West.”

Ma Tsu replied: "I am tired today, and can not tell you. You should ask Chih Tsang."

The monk asked Chih Tsang, who replied: "Why don't you ask our Master?"

The monk said: "The Master told me to ask you."
Chih Tsang said: "I have a headache today. I can not tell you. Just ask elder dharma brother Hai."
Then the monk asked Baizhang Huaihai, who answered: "About this point, I do not understand."
The monk came back to Ma Tsu and told the story. Ma Tsu said: "Tsang's head is white, Hai's head is black."

It is difficult to extract the moral of this story; however, there may be some practical advice here. Ma Tsu said that he was tired, trying to push the monk back to the “here and now." That means that standing in front of the monk was a Zen master who was tired. That was a real-life scene. The monk did not understand. Again, Chih Tsang said that he had a headache, trying to push the monk back to the “here and now." That means that standing in front of the monk was a Zen master who had a headache. One who has a sharp eye could see at that moment everything from the Buddhist Scriptures vanishes instantly. Ma Tsu and Chih Tsang pushed the monk back in the here and now, pointed at the truth of suffering (a tired body, a headache), and said that they had no words for whatever meaning. The monk did not understand; so he came to see Huaihai, who said: "About this point, I do not understand." This is actually a direct answer.

That is a piece of good advice for all Zen practitioners. Just live with the mind of "don't understand." Just mindfully observe the mind of "not knowing" all the time, all day and night. Just watch attentively the state of mind of "not knowing" all the time, all day and night. Huaihai answered directly: just live attentively with the “not-knowing” mind of a baby who has no memories of the past, who always sees a new world in every moment, and who already threw away everything from the whole body and mind. Some day, you will realize the emptiness nature of the mind. The comment "Tsang's head is white, Hai's head is black" from Ma Tsu simply shows the different styles of Tsang and Hai, just like people say that the apple is red and the pear is green.

---  ---

PHÒNG NÚI KHỞI HỨNG 

I

Ai trói, lại mong cầu giải thoát  
Chẳng phàm, nào phải kiếm thần tiên 
Vượn nhàn, ngựa mỏi, người đã lão 
Như cũ vân trang một chõng thiền. 

II

Phải quấy niệm rơi hoa buổi sớm 
Lợi danh tâm lạnh với mưa đêm  
Mưa tạnh, hoa trơ, non vắng lặng 
Chim kêu một tiếng lại xuân tàn.

TRẦN NHÂN TÔNG (1258 - 1308) - Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Hãy chứng ngộ rằng không có gì gọi là "tôi" hay "của tôi" trong thân tâm bạn. Trong khi nằm, ngồi, đứng và đi, hãy liên tục thấy dòng sông vô thường chảy xiết xuyên qua thân tâm bạn. Khi bạn thấy mọi thứ đang biến đổi trong thân tâm, bất kỳ niệm nào, dù lành hay dữ, tự liên tục trở thành rỗng rang tức khắc. Khỉ và ngựa là chỉ cho các niệm nhảy lung tung trong tâm. Khỉ và ngựa cuối cùng đã nằm xuống tịch lặng sau khi Thiền gia đã thiền tập nhều thập niên và trở thành một người già.

Chúng ta phải cẩn trọng khi nói về một "ngã" nào đó và tái sinh. Đức Phật không bao giờ nói: "Không hề có ngã"; Đức Phật nói không có ngã nào trong bất cứ chi phần nào trong năm uẩn (sắc, thọ, tưởngm hành, thức) mà nhóm này hình thành thân tâm bạn.

Kinh SN 44.10 Sutta nói rằng Đức Phật giữ im lặng, không trả lời du sĩ Vacchagotta, vị xin Đức Phật trả lời hai câu hỏi, "Có một ngã khônng?" và "Không hề có ngã?"

Trong Kinh MN 136 Sutta, Đức Phật nói rõ ràng về tái sinh. Bất kỳ ai làm điều bất thiện (như, sát sanh, trộm cắp, nói sai trái, tình dục sai trái, vv.) và có tà kiến thì sẽ tái sinh vào nơi xấu hay vào địa ngục; ngược lại, thiện nhân nào làm thiện pháp và có chính kiến sẽ tái sinh vào nơi tốt lành hay vào cõi trời.

Có tái sinh; tuy nhiên, không hề có ai tái sinh. Vạn pháp đều vô ngã; tuy nhiên, chúng ta không thể nói "không có ngã."

Trong Kinh MN 38 Sutta, Đức Phật rầy là sai rồi, khi tỳ khưu Sati nói là có một thức bất biến đi lang thang xuyên suốt các vòng tái sinh. Vì luật duyên khởi, thức theo duyên tập khởi (tức là, thức theo duyên tập khởi từ mắt và cái được thấy, từ tai vá cái được nghe, vv.) và theo duyên hình thành với hỗ trợ từ 4 loại thức ăn (tức là, đoàn thực, xúc thực, tư niệm thực và thức thực).

Cần ghi nhận rằng trong Kinh SN 35.23, Đức Phật nói về Tất Cả, đó là mắt và cái được thấy, tai và cái được nghe, mũi và cái được ngửi, lưỡi và cái được nếm, thân và cảm thọ chạm xúc, tâm và hiện tượng trong tâm. Đó gọi là Tất Cả.

Cũng cần ghi nhận rằng trong Kinh MN 22, Đức Phật nói rằng sẽ là tà kiến khi có ai nói rằng tự ngã và vũ trụ là một và đồng nhất và rằng người này sau khi chết sẽ là thường trụ, vĩnh viễn và bất hoại. Lời được dạy rằng hãy nên thấy bất kỳ loại nào trong sắc, thọ, tưởng, hành, thức với chánh kiến là "Cái này không phải của tôi, tôi không là cái này, cái này không là tự ngã của tôi."

Một câu chuyện từ Thiền sử Trung Hoa cho thấy các Thiền sư ưa dùng nhiều phương tiện khác nhau để chỉ pháp. Mã Tổ (709-788) là một Thiền sư nổi tiếng thời nhà Đường. Một hôm, một vị sư hỏi Mã Tổ: "Ly tứ cú và tuyệt bách phi, con xin Thầy chỉ thẳng ý Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma từ phương Tây sang."
Mã Tổ trả lời: Hôm nay ta mệt, không thể nói cho ngươi. Ngươi nên hỏi Trí Tạng."

Vị sư hỏi Trí Tạng, được trả lời: "Sao bạn không hỏi Thầy chúng ta?"

Sư đáp: "Hỏi rồi, Thầy bảo qua hỏi huynh."

Trí Tạng đáp: "Tôi nhức đầu hôm nay, không thể nói cho ông được. Hãy hỏi sư huynh Hoài Hải."

Vị sư sang hỏi Bá Trượng Hoài Hải và được trả lời: "Về điểm này, tôi không hiểu."

Vị sư trở lại kể cho Mã Tổ. Mã Tổ nói: "Tạng đầu bạc, Hải đầu đen."

Khó biết bài học nào vị sư có sau khi hỏi ba Thiền sư nổi tiếng trên; tuy nhiên, có thể có vài lời khuyên thực dụng nơi đây. Mã Tổ nói rằng ngài mệt, như thế là tìm cách đẩy vị sư về với "cái bây giờ và ở đây." Nghĩa là đứng trước vị sư là một Thiền sư mệt mỏi. Đó là cảnh đời thực. Vị sư không hiểu. Lần nữa, Trí Tạng nói là nhức đầu, cũng đẩy vị sư về "cái bây giờ và ờ đây." Nghĩa là đứng trước vị sư là một Thiền sư nhức đầu. Ai có mắt sáng nên thấy ngay khoảnh khắc đó mọi thứ từ Kinh Phật biến mất tức khắc. Mã Tổ và Trí Tạng đẩy nhà sư về thực tại ở đây và bây giờ, chỉ vào khố đế (thân mệt, nhức đầu) và nói rằng ho không có lời nào cho bất kỳ ý nghĩa nào. Vị sư không hiểu; nên lại tới Hoài Hải, được đáp: "Về điểm này, tôi không hiểu." Đây thực sự là câu trả lời trực tiếp.

Đó là một lời khuyên tốt cho tất cả người Thiền tập. Hãy sống với tâm "không hiểu." Hãy tỉnh thức quan sát tâm "không biết" mọi thời, trọn ngày đêm. Hãy chăm chú nhìn vào trạng thái tâm "không biết" mọi thời, trọn ngày đêm. Hoài Hải đã trả lời trực tiếp rằng: hãy sống chú tâm với tâm "không biết" của một bé sơ sanh, mà bé này không có ký ức gì từ quá khứ, luôn luôn thấy một thế giới mới trong từng khoảnh khắc, và đã quăng bỏ mọi thứ từ thân và tâm rồi. Một hôm, bạn sẽ chứng ngộ bản tánh không tánh của tâm. Lời Mã Tổ "Tạng đầu bạc, Hải đầu đen" chỉ đơn giản chỉ ra kiểu khác nhau của Tạng và Hải, y hệt như người ta nói trái táo thỉ đỏ và trái lê thì xanh.

Xem mục lục