Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (37)


Xem mục lục

Holding a drum at the waist, facing skilled listeners, 
and relaxing both hands, I beat the drum of mind.
Tapping, tapping, seeking the mind, I see the mind is the tapping sound.
Seeking the mind, hearing the mind tapping, I tap to seek the mind.

Drumming sound composes rhymes, and the wind in cypress trees responds. 
Tapping the mind -- the way of the mind is to be serene and reflective.
Always liberally, the bright moon and the cool wind exist there. 
Now you know you can not find the mind; stop seeking the mind.

Stop, stop! Now you know the mind can not be found.
Even if you could find the mind, that is not the true mind.
Carrying a luminous lamp and asking for the fire, you turn things upside down.
You’d better stand in front of the window and sing a song.

THANH ĐÀM (~ 19th century)

NOTE: It is so much fun to enter the gateless gate. It is so much fun to enjoy the enlightenment. Get enlightenment first, then you will see that beating a drum, singing a song, or dancing crazily is not different from sitting still. Some people mistake Zen for some methods of relaxation meditation, and can not see the difference. Don’t make this mistake; however, you can bring a dragon-killing sword into a kitchen to chop vegetables.

Now we know that there is neither a self (or soul) in a human being nor any permanent essence in phenomena. Zen masters only mind about the way to recognize the emptiness nature of the mind and all things else. After a practitioner experiences a profound realization of the emptiness nature, this person will see the fading of the three poisons (greed, hatred, and delusion).

Zen masters put aside many useless questions. Actually, the Buddha put aside many questions that could not help his disciples to cross the ocean of suffering. The SN 44.10 Sutta says that the Buddha kept silent, did not reply to the wanderer Vacchagotta, who asked the Buddha two questions, "Is there a self?" and "Is there no self?"

The MN 63 Sutta also says that the Buddha kept silent on the fourteen questions, and said that he only helped to remove the poisoned arrows and cure the injured. Later, some Mahayana masters developed the doctrine of Tathagatagarbha, which says that the state of an eternal, imperishable Buddhahood should be called the True Self. This is a very different story.

The famous scholar Pei Xiu was a student of the Zen master Huang Po (?-850), an influential Chinese master of Zen during the Tang Dynasty.
One day Pei Xiu saw a drawing depicting a high respectable monk on a wall of the temple. Pei Xiu asked his master: "The drawing is here. Where is that high respectable monk now?"
Huang Po called Pei Xiu by name loudly: "Pei Xiu!"
Pei Xiu replied: "Yes."
Huang Po asked: "Where?"

That story showed that Pei Xiu raised a metaphysical question about a high respectable monk who had passed away. Pei Xiu expected an answer from his teacher about something mystical or religious. The Zen master Huang Po, however, pushed Pei Xiu back into the "here and now" with a loud voice, and pointed at the hearing. The lesson from Huang Po is that: just be mindful constantly, and pay attention to the present with your six senses and their objects.

---  ---

TÌM TÂM   

Ngang lưng đeo trống đối tri âm, 
Duỗi thẳng hai tay, đánh trống tâm. 
Tập tập tìm tâm, tâm tất tập, 
Tìm tâm, tâm tập, tập tìm tâm. 

Âm thanh hợp vận, âm trùng họa, 
Tịch chiếu tâm tông, tức tập tâm. 
Trăng sáng, gió thanh thường tự tại, 
Tìm tâm chẳng được, nghỉ tìm tâm. 

Thôi nhé, tâm ta chẳng thể tầm, 
Tìm tâm dẫu được, chẳng chân tâm. 
Mang đèn xin lửa thêm điên đảo, 
Thà đứng bên song hát khúc ngâm.

THANH ĐÀM (~ 19th century) - Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Sẽ rất vui khi bước vào cửa không cửa. Sẽ rất vui khi vui hưởng giác ngộ. Hãy giác ngộ trước, rồi bạn sẽ thấy rằng đánh trống, hát một ca khúc, hay nhảy múa tưng bừng thì không khác gì với ngồi lặng lẽ. Một số người nhầm lẫn Thiền với vài pháp định thư giãn, và không thể thấy dị biệt. Đừng nhầm như thế; tuy nhiên, bạn vẫn có thể mang thanh kiếm giết rồng vào nhà bếp để xắt rau vậy.

Bây giờ chúng ta biết rằng không hề có cái tự ngã (hay linh hồn) nào trong thân người, và cũng không có tự ngã bất biến nào trong các hiện tượng. Các Thiền sư chỉ bận tâm về cách nhận ra Không tánh trong tâm và vạn pháp. Sau khi một người đạt kinh nghiệm chứng ngộ thâm sâu cái Không tánh, vị này sẽ nhìn thấy nhạt dần đi tam độc (tham, sân, si).

Các Thiền sư gác qua một bên nhiều câu hỏi vô ích. Thực sự, Đức Phật đã gác qua một bên nhiều câu hỏi mà các câu này không giúp đệ tử của ngài vượt qua biển khổ. Kinh SN 44.10 Sutta ghi rằng Đức Phật im lặng, không trả lời du sĩ Vacchagotta, người hỏi Đức Phật hai câu hỏi, "Có một ngã nào chăng?" và "Không có ngã nào chăng?"

Kinh MN 63 Sutta cũng ghi rằng Đức Phật im lặng đối với 14 câu hỏi, và nói rằng Ngài chỉ giúp gỡ bỏ các mũi tên tẩm thuốc độc và để chữa người bị thương. Về sau, một số vị Thầy Đại Thừa khai triển lý thuyết Như Lai Tạng, trong đó nói rằng cảnh giới Phật bất hoại và thường trụ nên gọi là Chân Ngã. Đây lại là câu chuyện khác.

Học giả nổi tiếng Bùi Hưu là học trò của Thiền sư Hoàng Bá (?-850), một vị thầy Trung Hoa của Thiền Tông thời nhà Đường.
Một hôm Bùi Hưu nhìn thấy một hình vẽ một vị cao tăng trên tường nhà chùa. Bùi Hưu hỏi thầy: "Hình ở đây. Còn cao tăng ở đâu bây giờ?"

Hoàng Bá gọi tên Bùi Hưu: "Bùi Hưu!"

Bùi Hưu đáp: "Dạ."

Hoàng Bá hỏi: "Ở đâu?

Câu chuyện cho thấy Bùi Hưu nêu lên một câu hỏi siêu hình về một vị cao tăng, người đã qua đời. Bùi Hưu mong đợi câu trả lời từ vị thầy về một điều huyền bí hay tôn giáo. Tuy nhiên, Thiền sư Hoàng Bá đẩy Bùi Hưu về lại cái "bây giờ và ở đây" với tiếng gọi lớn, và chỉ vào cái đang nghe. Bài học từ Hoàng Bá là: hãy tỉnh thức liên tục, và chú tâm vào hiện tại với sáu căn và đối tượng của sáu căn.

Xem mục lục