Chú Thích
[1] Nguyên tác: “Ngã hữu chánh pháp nhãn tạng, Niết Bàn diệu tâm, vi diệu pháp môn, thực tướng vô tướng, kim phó chúc Ma Ha Ca Diếp”. Nghĩa: “ Ta có kho tàng con mắt của chánh pháp, tâm huyền diệu của Niết Bàn, cửa pháp vi diệu, thực tướng vô tướng, nay đem trao lại cho Đại Ca Diếp”. Truyền thuyết này được gọi là “niệm hoa vi tiếu”, nghĩa là Phật giơ cành hoa, và Ca Diếp mĩm cười. Tâm ấn Thiền phát sanh từ đó. (D.G)
[2] Soạn giả là Li Tsun Hsu (?)
[3] Tên Việt phiên âm theo bộ Thiền uyển kế đăng lục của Việt Nam. (D.G)
[4] A pratishtita cittam
[5] Triệu Châu (778-897) là một trong số những Thiền sư đầu tiên xuất hiện đầu nhà Đường trong khí thế tưng bừng của Thiền Tông đang hồi hưng khởi. Sư thọ đến 120 tuổi. Những bài nói pháp của sư lúc nào cũng ngắn, nhắm thẳng vào tròng, và lời đáp của sư nổi tiếng hồn nhiên mà tinh tế, khó lãnh hội.
[6]« Đạo truyền riêng ngoài kinh điển, trực tiếp, không qua chữ nghĩa, nhắm thẳng vào nội tâm, kiến chiếu vào tự tánh để thành Phật ». Hai câu đầu định cơ bản lập tông, hai câu sau định phương pháp thể nghiệm. Vì « giáo ngoại biệt truyền » nên không y cứ theo kinh điển ; vì « bất lập văn tự » nên không cấu tạo tư tưởng lý luận; chỉ có "kiến tánh" là "thành Phật" nên không có gì có thể nói được. Đó là khép trực chỉ và tâm truyền vây (D.G)
[7] Tức 4 Thiền 8 Định
[8] Đó là bộ Thiếu Thất Lục Môn ( 6 cửa Thiếu Thất ) gồm có 6 bài luận tương truyền do Đạt Ma soạn thảo.
[9] Tứ Quán Hạnh, cũng gọi là “ Nhị nhập”, hai đường vào.
[10] Đó là hai chữ tinh yếu nhất của Đạt Ma, tôi để nguyên, không dịch, sẽ giải thích sau.
[11] Tác giả đoạn văn hoặc bài tựa nay là Đàm Lâm. Theo giáo sư Tokiwa ở Hoàng gia Đại học Đông Kinh, Đàm Lâm là một học giả uyên bác từng góp phần vào việc dịch nhiều bản văn chữ Phạn. Tên ông cũng được nhắc lại trong bài Đạo Tuyên viết về tiểu sử Huệ Khả. Nếu, do sự nhận diện ấy, Đàm Lâm là một học giả hơn là một sư Thiền, tự nhiên là ông có thể viết bài luận “Bốn Quán Hạnh” ấy mà bản ý thật đã ứng hợp với kiến giải Thiền. Giáo lý “Bích quán” đành là đặc biệt của Thiền tông, nhưng trong bài luận còn có nhiều yếu tố thích hợp với lý Thiền.
[12] Dịch ra chữ Hán đời Bắc Lương (397-439), dịch giả không biết là ai
[13] Trong Cao Tăng Truyện, Đạo Tuyên kể rằng Đạt Ma hành cước đến đâu là dạy đạo Thiền cho dân chúng ở đó, nhưng vì thời ấy đất nước đang đắm chìm trong những cuộc cãi vã về tứ chương nên nhiều trường hợp vu cáo đã xảy ra chống lại thông điệp của Đạt Ma
[14] Đề tài này đã được trình bày ở trang trước, nhưng chỉ sơ lược thôi, và sẽ được diễn rộng thêm ở một bộ sách riêng.
[15] Về điểm này, tôi xin có vài lời nhận xét về ý kiến một số học giả coi triết lý “không” là căn bản của Thiền. Những học giả ấy hoàn toàn không nắm được huyền chỉ của Thiền vốn là thực chứng, trước hết, chớ không phải triết lý hoặc tín điều. Thiền không bao giờ xây dựng lên được trên bất cứ quan điểm tâm lý hoặc siêu hình nào ; những quan điểm này có thể được đề ra sau, sau khi có Thiền chứng, không bao giờ đề ra trước được. Triết lý bát nhã không bao giờ đi trước Thiền, luôn luôn phải đi sau. Các nhà học Phật cũng như những người đồng thời với Đạt Ma thường quá dễ dãi đồng hóa giáo lý với cuộc sống, lý thuyết với kinh nghiệm. biểu tượng với thực tại. Hễ còn dung túng cho tâm trạng điên đảo ấy nảy nở thì Thiền không đề ra được một giải thích nào thông minh và thỏa đáng hết. Không có việc thành đạo ở cội bồ để, cạnh sông Ni Liên, thì Long Thọ không bao giờ mong viết được một luận giải nào về đạo lý Bát Nhã
[16] Như đã nói trước, người ta thường lẫn lộn cách ngồi thiền “diện bích” với giáo lý tham thiền “bích quán” của Đạt Ma. Sự nhầm lẫn ấy có từ ban đầu và cả trong thời Đạo Nguyên nữa, thâm ý “bích quán” thường bị lãng quên.
[17]Sử sách khi thì giới thiệu Thần Quang là một thường dân, khi thì nói ông là lính theo đạo Khổng.
[18] Thật quá rõ ràng câu chuyện đầy vẻ hoang đường ở chi tiết đứng trong tuyết và chặt cánh tay để chứng minh lòng thành cầu đạo. Có người nói hai chi tiết trên không có trong đời Thần Quang, nhưng mượn ở sách khác, vì Đạo Tuyên không nói đến trong bộ truyện của ông. Theo đó, Thần Quang mất cánh tay chắc vì sự ngược đãi của bọn cướp tấn công ông sau khi ông thọ pháp Đạt Ma. Đàng nào văn không thể chứng thực được. Nhưng cuộc dàn cảnh trên thật quá đỗi bi tráng. Có lẽ trong lịch sử Thiền có lúc cần phải thêu dệt sự thật quá sức tưởng tượng như vậy, bất cứ sự thật nào.
[19] Theo Hsieh Sung, tác giả bộ chánh pháp chân truyền, ở đây Bồ đề Đạt ma phỏng theo Long Thọ giải phẩu sự hiểu Thiền. Long Thọ, trong một bộ luận nổi danh về kinh Bát Nhã có nói: “Giới hạnh là da. thiền định là thịt, trí huệ là xương. còn diệu tâm là tủy”.
Diệu tâm ấy, tác giả nói, là cái Phật mật phó cho hàng pháp từ (con trong đạo). Tác giả dẫn lời Trí Khải đời Tùy coi tâm như chỗ ở của chư Phật, như trung đạo , bặt hết phân biệt,chẳng phải một chẳng phải tất cả mà cũng không ngôn từ nào phô diễn cho thỏa đáng được.
[20] Con chánh thức trong đạo được truyền y bát và tâm ấn Phật.
[21] Truyền đăng lục nói: Sư trút lớp áo đạo, giả dạng thế gian, hoặc lân la quán rượu, hoặc sa đà hàng thịt. hoặc học theo ngôn ngữ hạng đầu đường xó chợ, hoặc nhập bạn tôi tớ nhà người. Có người hỏi: “Ông là đạo nhân sao như thế được ?” Sư đáp:Ta tự điều tâm ta, có dính dấp gì đến ôngđâu mà hỏi (DG.)
[22] Nguyên văn:
“Bị quan lại ý giai như thực.
Chân u chi lý cánh bất thù.
Bổn mê ma ni vi ngõa lịch.
Hoát nhiên tự giác thị chân châu.
Vô minh trí huệ đẳng vô dị.
Đương tri vạn pháp tức giai như.
Mẫn thử nhị kiến chi đồ bối.
Thân từ thác bút tác tư thư.
Quán thân dữ Phật bất sai biệt.
Hà tu cánh mịch bỉ vô dư.
[23] Dường như bị phong cùi.
[24] Trong kinh Duy Ma, phẩm Ưu Ba Ly, Bồ tát Duy Ma nói với Ưu Ba Ly: Ngài chớ kết tội thêm cho hai vị tỳ khưu (phạm giới) này, phải trừ dứt ngay, chớ làm rối loạn lòng họ. Vì sao ? Vì tội tánh kia không ở trong, không ở ngoài, không ở khoảng giữa. Như lời Phật nói: “Tâm nhơ nên chúng sanh nhơ, tâm sạch nên chúng sanh sạch”. Tâm cũng không ở trong, không ở ngoài, không ở giữa. Tâm kia như thế nào, tội cấu cũng như thế ấy. Các pháp cũng như thế, không ngoài chân như.
[25] Ngoài Đạo Tín là dòng chánh, Tăng Xán còn truyền tâm ấn cho một pháp sư Ấn Độ là Lưu Chi (Vinitaruci) và khuyên nên sang phương Nam tiếp độ chúng sanh. Đó là dòng Thiền đầu tiên ở Việt Nam và Lưu Chi là Tổ Sư vậy. Ngài tịch năm 594 đời Hậu Lý Nam Đế. (D.G.)
[26] Nguyên văn: Do hữu giá cá tại?
[27] Ở đây, cũng như ở nhiều đoạn khác, tôi dịch theo nguyên văn bản Trung Hoa, không qua bản chữ Anh, nên có đôi chỗ hơi khác nhau, như bài nói pháp trên không có trong bản chữ Anh
[28] Những dòng Thiền thạnh hành đương thời là Thiền Đốn với Huệ Năng, Thần Hội, Huyền Giác, Thiền Tiệm với Thần Tú, Phổ Tịch, Trí Tiến, Thiền Ngưu Đầu với Pháp Dung, Trí Nham, Huệ Phương, Thiền Hoàng Mai Sơn do Hoằng Nhẫn truyền riêng với Huệ An, Huyền Khuê, v.v... Cùng với những tông phái khác đang hồi phát triển mạnh (Luật tông, Hoa Nghiệm, Duy Thức, Thiên Thai. Tịnh Độ, Mật tông), các dòng Thiền trên đem đến cho văn hóa Trung Hoa một uy thế cực thịch chưa từng có, nên các sử gia hiện đại cho thời đại ấy là thời đại hoàng kim của văn hóa tập trung lại ở một tiêu điểm tất cả những gì tinh anh nhất và dị biệt nhất của tư tưởng Trung Hoa. (DG)
[29] Bài kệ này cũng như bài kệ dưới chép theo Truyền Đăng Lục có khác đôi chữ ở câu chót với hai bài kệ trong Pháp Bửu Đàn Kinh, nhưng không quan hệ mấy. (DG)
[30] Chính là cư sĩ, không phải tăng. Huệ Năng ngộ đạo làm tổ khi còn là cư sĩ; trường hợp Tăng Xán cũng vậy. Mười sáu năm sau Huệ Năng mới xuống tóc, thọ cụ túc giới để điều chỉnh tình trạng. Yếu tố cư sĩ là một trong những yếu tố quyết định sự chuyển hướng Đại Thừa giáo sang Thiền tông. Sau đó còn rất nhiều cư sĩ dầu ngộ đạo vẫn giữ nguyên bộ áo cư sĩ. Trong số ấy Bàng cư sĩ là một; và ngay từ đời Huệ Khả đã có Hướng cư sĩ. Đó là điểm rất đặc biệt của Thiền. Thêm vào đó còn yếu tố nữ giới cũng rất đáng chú ý. (D.G.)
[31] Tài liệu là Pháp Bửu Đàn Kinh. người chép là Pháp Hải (D.G )
[32] Bổn lai diện mục : Nghĩa đen là mặt mày có từ vô thỉ đến vô chung, là khuôn mặt muôn đời (D.G.)
[33] Có sách chép khác hơn, từ năm đến mười lăm năm
[34] Theo bản Anh văn có bốn ông tăng tranh luận chớ không phái hai. Các bản Hán Văn thông dụng chỉ nói có hai ông như đã dịch trên. (D.G.)
[35] Đây là bài pháp mở đầu cho đạo truờng Huệ Năng. trong Đàn Kinh gọi là “khai diễn pháp môn Đông Sơn” Bản dịch sau đó là dịch thoát từ Hán văn cho dễ hiểu (D.G )
[36] Câu chuyện bất đồng ấy giữa hai vị lãnh đạo Thiền đầu đời nhà Đường, dầu đúng với lịch sử hay không, vẫn cho ta thấy sự tranh chấp giữa Nam và Bắc diễn ra khá quyết liệt. Bộ “pháp bửu đàn kinh” dường như được soạn ra không ngoài mục đích bác bỏ luận điệu chống đối của môn nhân Thần Tú đối với Thiền Nam Tông
[37] Kinh điển bát nhã luôn luôn nêu cao giáo lý vô trụ như câu “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” trong kinh Kim Cương. Trụ là chỗ ở, hoặc chấp cứng vào một cái gì làm chỗ dựa. Sau đây là một câu truyện Thiền: Tổ Triệu câu đến thăm Vân Cư. Cư hỏi: “Đại lão hán, sao không tìm một chỗ trụ cho rồi ?” Châu hỏi :“Trụ ở đâu bây giờ ?” – “Sau núi kia có ngôi chùa hoang, hòa thượng đến đó là phải”. Sau Triệu Châu lên núi viếng sư Tu Du. Sư hỏi: “Lão đại hán, lão đại hán, sao không tìm một chỗ trụ cho rồi?” Châu hỏi: “Trụ ở đâu bây giờ?”- “Ô kìa, cái lão này không biết trụ ở đâu nữa mới lạ chớ!”. Châu nói: “Ba mươi năm rồi ta chơi đùa với ngựa không hề hấn gì nay lại bị lừa đá”.
[38] Xem lời giải trong “Giới thiệu chứng đạo ca” của Trúc Thiên ấn hành ở Lá Bối (D.G)
[39] hữu tâm: có ý thức, trái với vô tâm là không ý thức, tâm đây có thể hiểu theo nghĩa hẹp là tư tưởng (D.G.)
[40] Huệ Năng một kỹ lưỡng: không dụng công, không tác động vào bổn thể tự nhiên.
- Bất đoạn bách tư tưởng: Bổn lai không tư tưởng nên chẳng cần diệt tư tưởng.
- Đối cảnh tâm sổ khởi: Tâm tự nó vốn thanh tịnh như gương sáng thì gương cứ chiếu ảnh, cảnh không ngại tâm, tâm không ngại cảnh, toàn là liệu dụng tương ứng như nhau.
- Bồ đề tác ma trưởng: Bồ để chẳng bao giờ diệt vì chẳng bao giờ sanh, huống nữa là tăng trưởng.
Cùng hai bài kệ trên. hậu thế có bài kệ khác như sau :
Vấn quân hà kỹ lưỡng
Hữu tưởng hoàn vô tưởng
Tâm khởi tâm tự diệt
Bồ đề trưởng bất trưởng. (D.G)
[41] Coi câu truyện nầy trong bài luận một
[42] Coi bài kệ trong luận sáu “thiền pháp thực tập” Tổ Sư ở đây là sơ tổ Đạt Ma. (D.G.)
[43]Coi đồ biểu Pháp hệ Thiền