Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (37)


Xem mục lục

101. Xà thích: Nọc độc của rắn cắn chết. Sự tích rắn cắn vị La -hán chết, xuất ở kinh Đại Khổng Tước, chuyện dài, đây chẳng chép hết.

 102. Ngạ vong: Chết đói. Kinh La Tuần chép rằng: Bấy giờ Phật ở tại núi Kê -túc. Có dòng Bà -la-môn sanh một đứa con trai, rước thầy tướng về xem, ông coi tướng rồi bảo “Bé này chẳng có tướng tốt, nên tên là A -bảo”. Tuy cha mẹ phải nuôi, nhưng chẳng cần thiết cưng thương! Đến năm bé đã mười hai tuổi, song thân đuổi, đi đâu thì đi. Từ đấy phải đi khất cái, lần hồi đi đến vườn Kỳ Hoàn, Phật thấy thương vì cùng khổ, độ cho xuất gia, đặt pháp danh là La -tuần-du. Bấy giờ trong ngũ bộ Tăng, phân đệ đi hóa trai, mà hễ La -tuần-du gia nhập vào bộ tăng nào thì, bữa đó các Tỳ -kheo đều mang bình bát không về chùa, ngày ấy phải nhịn đói cả, vì đến nhà nào, chủ nhà cũng đi đâu vắng cả. Phật bảo các Tỳ -kheo trong các bộ Tăng khác, chia cơm cho bộ Tăng có La -tuần-du gia nhập đi khất ấy ăn, như thế đã nhiều lần. Mục -kiền-liên nghĩ rằng: La-tuần-du tự đi khất chẳng có cơm thì bát không về đã đành, vì là nghiệp báo của ông, chứ các Tỳ -kheo trong Tăng bộ ấy, cớ sao lại cũng đều là bát không mà về, nếu cùng đi với ông, ta còn có chỗ khất được. Phật biết cái quan niệm ấy, bữa nọ, bảo hai ông Xá -lợi-phất và Mục -kiền-liên, cùng đi với La -tuần-du làm một bộ. Xá -lợi-phất bảo La -tuần-du rằng “Ngày mai nhà trưởng giả mời ta thụ trai, ông hãy theo ta dự trai”. Ba người cùng đi đến giữa đường, gặp vợ chồng trưởng giả, xin hẹn ngày khác, vì nay có việc cần phải đi, không rảnh làm trai phẩm. Ba người cùng đi mấy nhà khác để khất mà ai cũng đi vắng đâu cả. Đồng về đến chỗ Phật bạch rằng “Chúng con hôm nay đói lắm, vì cái biệt nghiệp của La -tuần-du mà, ảnh hưởng lây đến chúng con, cũng thành ra cộng nghiệp vì đồng đi với ông. Phật đem cơm còn dư trong bát, cho Mục -kiền-liên và Xá -lợi-phất ăn, cũng không hết; bạch Phật cho La -tuần-du ăn. Phật dạy “Ta chẳng tiếc chi, mà e ông ấy không thể ăn được, vì cái nghiệp của ông đã đến thời rồi!”. Hai ông đem cơm cho La -tuần-du ăn, nhưng than ôi! Vừa sắp ăn bát cơm dư ấy rơi lút sâu dưới đất! Xá-lợi-phất dùng đạo lực kéo lên đưa lại cho La -tuần-du, thì La-tuần-du lại làm sẩy tay, đánh úp bát cơm xuống, mỗi hột rải rơi cùng dưới nước. Bấy giờ, La-tuần-du ngồi định ý nghĩ rằng: Ta cùng các Tỳ -kheo khất thực, đều mang bát không về, rất đỗi Phật cho cơm dư mà cũng không ăn được, ấy là bởi nghiệp báo của ta, khiến nay phải trả! ông xét nghĩ như thế, kiết sử giải hoặc cấu trừ, đắc A -la-hán quả, phải ăn đất rồi nhập Niết -bàn. Các Tỳ -kheo bạch Phật xin hỏi túc nhân. Phật bảo “Thuở Phật Duy --- tiền thân ông là kẻ phàm phu, ôm lòng tật đố, chẳng ưa bố thí, lại còn khinh mạn vị sa -môn khất thực, vì lấy đất để vào bình bát của vị sa -môn ấy; sa-môn thấy biết, nhưng lấy làm thương, là cũng chú nguyện rằng “Ngươi là bị tánh ngu mạn sai khiến, khinh động đến ta, ta cũng hỷ xả, cầu cho ngươi sớm độ thoát”. Bởi thế, chịu nhiều kiếp tội khổ, vì sanh ra đời nào, cũng đều bị khổ đói khát, xin ăn cũng chẳng được! Đời nay gặp Phật, tội hết báo đền, còn phải ăn đất rồi mới nhập Niết -bàn. Đấy, Xá-lợi-phất và Mục -kiền-liên phải biết như thế. Và những ai ngu si, hành tội ác nghịch, xem đó làm nghiệm. Lại, ông Lê Quân Chi tỳ -kheo, đã đắc quả A -la-hán, bị đói đến đỗi phải ăn cát rồi chết…

 103. Biết xa hiểu gần: Như nói “Dục tri tiền thế nhân, kim sanh thụ giả thị, dục tri lai thế quả, kim sanh tác giả thị”.

 104. Chín kiết: chín gút buộc. Là gút buộc chúng sanh khiến cho chẳng đặng giải thoát ra khỏi phiền não sanh tử, có chín thứ: 1-ái: yêu. 2-Khueồ: có ý oán giận, là giận người chẳng theo ý mình. 3-Mạn: lờn, là ngã mạn, khinh mạn. 4-Vô minh kieỏt: vì nó hay trói buộc người, không cho ra khỏi tam giới, nên gọi là kiết. Vô minh: là cái lòng ám độn không chiếu rõ sáng suốt được các pháp và sự lý, tức là tên khác của cái si. 5-Tam kiết: a- Kiến kiết: tức là ngã kiến (thân kiến). b- Giới thủ kiết, là hành tà giới. c - Nghi kiết: là đối với chánh lý lòng nghi ngờ. Trong kiến hoặc ba kiết đây lỗi nó rất nặng, nên lấy ba kiết đây làm tiếng gọi chung cho kiến hoặc, người mà đoạn được tam kiết ấy là chứng quả Dự lưu. Kiết là hệ phược, tên khác của phiền não. 6/ Nhị thủ kiết: a- Kiến thủ, là với pháp ngũ uẩn mê vọng chấp trước lấy ngã kiến, biên kiến… b - Giới thủ, là như cẩu giới, ngưu giới của ngoại đạo, họ giữ lấy giới cấm phi lý ấy lại chấp trước để làm giới tu hành. 7-Biên kiến là với nhị biên như đoạn và thường mà chấp một bên nên gọi là biên kiến. Kiến: thấy, là nghĩ lo tìm xét gẫm rõ để quyết chọn sự lý, nên gọi là kiến, mà nó thông cả tà và chánh. 8-Tật: ganh, như đố hiền tật năng. Là thấy kẻ khác hơn mình mà ghét ganh. 9-Xan: rít, là bỏn sẻn.

 105. Mười sử: Lại gọi thập đại hoặc. Cũng gọi thập căn bản phiền não. Trong đây phân hai món: Lợi và độn. Năm món: Tham, sân, si, mạn và nghi, gọi là Ngũ độn sử. Năm món: Thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ kiến, và giới cấm thủ kiến, gọi là Ngũ lợi sử. Bốn sử: Tham sân si mạn, đều là mê chấp nơi sự vật của thế gian mà sanh ra vọng hoặc, tánh nó trì độn, nên gọi là độn sử; còn nghi sử là với chân lý của tứ đế, khởi ra cái hoặc nghi ngờ, tánh nó do dự chẳng quyết, nên cũng liệt vào độn sử. Lợi sử là mê hoặc đối với chân lý, tánh nó nhanh lẹ bén sướt, nên gọi là lợi. Sử là sai khiến, hách dịch.

 106. Tu đoạn: Kinh Tạp A Hàm cuốn 31 chép “Năng tu làm chánh đạo, khiến cho chánh đạo thường sanh trưởng, để đoạn trừ các điều ác, nên gọi là tu đoạn.”

 107. Quá hoạn: Kinh Hoa Nghiêm Đại Sớ Sao 27 nói “1-Tham dục về tiền tài. 2-Tham dục về mỹ sắc. 3-Tham dục về cao lương mỹ vị. 4-Tham dục về danh vọng. 5/ Tham dục về ngủ nghỉ sang trọng”. Năm thứ ấy hay phát khởi lòng tham dục của người, nên nói là dục. Trí Độ Luận 17 nói “Thương thay cho chúng sanh, vì thường bị ngũ dục làm khổ não mà chúng sanh cứ tìm cầu mãi chẳng thôi, với ngũ dục ấy, hể người ta có đắc đến lại càng hăng lên, tỷ như bịnh lác hơ vào lửa… ngũ dục hại người, như đạp nhằm con rắn độc! Người đời quá ham mê, đến chết cũng chẳng bỏ, làm cho đời sau chịu vô lượng khổ, nên nói là “quá hoạn của ngũ dục”.

 108. Pháp lữ: Là đồ lữ tôn trọng giáo pháp. Pháp lữ cũng như tăng lữ. Lương Vũ Đế Văn nói “Hằng sa chúng sanh, giai vi pháp lữ”.

 109. Vẫn ở Hoa Tạng: Tham Huyền Ký cuốn 3 chép “Hoa là liên hoa, Tạng là hàm nhiếp, là xuất sanh, là đủ đức. Thông luận có hai nghĩa: 1-Do cõi đây, bên trong hàm nhiếp tất cả nhân pháp các pháp môn. 2-Hàm nhiếp tất cả các cõi”. Gọi đủ là Liên Hoa Tạng thế giới, tức cõi tịnh độ của đức Tỳ -lô-xá-na Phật là chân thân của Thích -ca Như Lai ở. Vị trí rốt dưới là phong luân, trên phong luân có hương thủy hải, giữa hương thủy hải, mọc lên đại liên hoa, trong liên hoa đây bao tàng vi trần số thế giới, nên gọi là Liên Hoa Tạng thế giới, gọi tắt là Hoa tạng thế giới, là tịnh độ của Báo thân Phật. Chí như, Cực Lạc Quốc trong Quán Kinh nói đó, là Hoa Tạng thế giới của Phật A -di-ñaø; kinh Đại Nhật nói Thai Tạng giới, kinh Mật Nghiêm nói Mật Nghiêm Quốc đều là Hoa Tạng thế giới của đức Đại Nhật Như Lai.

 110. Đồng làm quyến thuộc với pháp vương: Đối với các pháp Phật vẫn tự tại, lại còn chuyển biến các pháp, nên xưng là pháp vương. Tỷ như Đế vương (tự tại) tự tại trên các quan, dân (các pháp), lại còn chuyên khiến quần thần, quốc dân. Kinh Pháp Hoa phẩm Thí Dụ nói “Ngã vi pháp vương, ư pháp tự tại””.

 Pháp chủ, kinh Thắng Mạng Bửu Khốt nói “Phật phát minh có các pháp (tám vạn bốn ngàn pháp), nên người đời tôn xưng là pháp chủ”, là Phật làm chủ các pháp, vì phát minh và dạy.

 Pháp thần: Phật là pháp vương, nên Bồ -tát xưng là pháp thần. An Lạc Tập nói “Luận Đại Trí Độ có ba lần giải thích, lần thứ nhất Phật là Vô thượng pháp vương, Bồ-tát làm pháp thần”.

 Pháp huynh: Đồng thụ giáo một thầy, người sau gọi người trước làm pháp huynh; vì Phật pháp tu hành mà đến với Phật, hay là theo thầy để làm đệ tử, nên gọi là pháp đệ nghĩa là học ở sau thầy là đệ, hiểu do thầy sanh là tử.

 Pháp quyến: Tượng Khí Tiên cuốn 5 chép “Danh sách trong Thiền lâm, quyến thuộc trong pháp Phật, gọi là pháp quyến, hoặc xưng hô người đồng đạo là pháp quyến.

 Pháp chúng: Chúng tăng thuận theo Phật pháp gọi là pháp chúng, tức danh từ gọi chung cả năm chúng xuất gia. Kinh Viên Giác nói “Nguyện vì tất cả pháp chúng, để trùng tuyên lại cái tánh viên mãn giác của pháp vương”.

 Thế nên nói: Đồng làm quyến thuộc với pháp vương, tức như câu “Sanh sanh dữ Phật vi quyến thuộc”. Còn câu “Thế thế Bồ -đề kết thiện duyên” Đời đời cùng kết duyên lành với đạo Bồ -đề. Là như kinh Hoa Nghiêm nói “Chư phương tiện làm cha, Ba-la-mật là mẹ, Bát-nhã vi thê, Bồ-tát vi tử…”.

 111. Minh viết. Lời ghi rằng Làm ra thành bài văn, khắc vào món đồ gì đó, để: hoặc là tự cảnh tỉnh lấy mình, hoặc xưng thuật công đức, khiến có thể ghi danh tính đến lâu đời mà chẳng quên. Đời xưa, phần nhiều khắc nơi chung, đảnh và món đồ nào đó mà ta cần dùng hằng ngày, như vua Thành Thang khắc vào cái bồn tắm hay cái thau rửa mặt rằng “Cẩu nhật tân, hựu nhật tân, nhật nhật tân”. Đến đời Tần, đời Hán về sau, hoặc khắc nơi bia đá, bản đồng…

 112. Xuyên tạc: Xoi đục, là nói đối với nghĩa lý mà chỗ nào bất thông, lại cố gượng tìm cho ra mặt thông, để lấy le thông thạo, gọi là xuyên tạc. Hán Thư chép “Lấy ý xuyên tạc, đều dùng tất cả”. Tống Sử Vương An Thạch truyện chép “Tuổi già ở đất Kim Lăng, lại làm bài nói, phần nhiều xuyên tạc quơ quào rộng giáp, lưu nhập theo các sáng của Phật, Lão”. Như các sách Quảng Sự Loại, ấu Học Tầm Nguyên, Minh Tâm Bửu Giám…

 113. Làm trò hoán thuật. Hoán (huyễn, ảo): dối trá, hư mà phi thực, đem cái giả đánh tráo cái chân gọi là hoán, như hoán tượng, hoán thuật nghĩa là, với vật khá thấy được mà phi thực có, gọi là hoán tượng như không khí nơi bờ biển và bãi sa mạc nó huyễn hóa nên chợt thấy như thần lâu (lầu đài do hơi con ốc thở lên), hải thị (chợ biển). Hoán thuật: trò kỹ thuật làm cách biến hóa, như nuốt dao, hà lửa, …

 114. Trường dạ: Đêm dài là nói, cái cảnh tối tăm không có ánh sáng mặt nhật, nên tỷ như giữa ban đêm tháng mười dài dẵng. ông Ninh Thích cho trâu ăn ca rằng “Nam san xán, bạch thạch đán, trường dạ man man hà thời đản”. Lại, trường dạ là việc mai táng, chôn cất. Sách Tả Truyện chép “Duy thị xuân thu chuân tịch chi sự”. Chú: chuân là dày, tịch là đêm, tức là trường dạ, thi của Tô Thức có câu “Nguyện trúc trường dạ thất” (Xin đắp cái thất trường dạ), tức là cái phần mộ vậy. ở đây nói “Ngủ mãi trường dạ” tức là trường miên là cái chết. Sách Thái Bình Quảng Ký chép “ông Trịnh Dao đi qua sở gò mả, dừng ngựa lại mà ngâm… trong nghĩa trủng có người tiếp ngâm rằng “Hạ hữu bách niên nhân, trường miên bất tri hiểu (Dưới có người trăm năm ngủ mãi chẳng biết sáng).”

 115. ái kiến: yêu, thấy. ái và kiến là hai món phiền não, cái vọng hoặc mê về sự gọi là ái, cái vọng hoặc mê về lý gọi là kiến. Như tham dục sân khuể.. là cái hoặc (lầm) mê sự, ngã kiến tà kiến… là cái hoặc mê lý. ái là tư hoặc, kiến là kiến hoặc. Kinh Lăng Nghiêm cuốn 6 nói “Khiến cho chúng sanh sa xuống hầm ái kiến, mất đường Bồ -đề”. Trí Độ Luận cuốn 7 nói “Có hai thứ phiền não là ái và kiến”.

 116. Không hoa: hoa giữa hư không. Người mà con mắt bị bịnh tự ngó thấy trên không trung có những hoa đốm. Nguyên trên không đâu có hoa, chỉ vì sở kiến của người bịnh mắt, để thí tỷ cái vọng tâm kế chấp các tướng (hiện tượng) không thực có. Kinh Viên Giác nói “Vọng nhận tứ đại làm tự thân, bóng duyên sáu trần làm tâm tướng của mình. Ví như người bịnh mắt tự thấy hoa tướng trên không và mặt nguyệt thứ hai” Trùng luân.

 117. Đệ nhị nguyệt: Người mà con mắt bịnh, như vảy cá hay hột cườm, tự thấy có mặt nguyệt thứ hai (trùng luân), để ví sự vật tợ có mà phi có. Như kinh Viên Giác nói đã dẫn trên. Kinh Lăng Nghiêm cuốn hai nói “Cái thấy đó chẳng phải là cái thấy của diệu tinh minh tâm, cái thấy đó tỷ như đệ nhị nguyệt chớ chẳng phải là cái bóng của mặt nguyệt”.

 118. Chiêm bao: ý thức có bốn phần hành tướng, mà chiêm bao là hành tướng của một trong bốn phần, gọi là “mộng câu ý thức” Diễn Mật Sao cuốn 4 nói rằng “Chiêm bao ấy, là trong giấc ngủ tâm thần (ý thức) nó đi chơi. Người phàm nằm ngủ thần thức bất định”. Có bốn cách mộng, Luật Thiện Kiến cuốn 12 nói “1-Do tứ đại không điều hòa mà sanh ra mộng, hoặc thấy sơn băng, tự thân bay bổng lên hư không, thấy hổ, sói, kẻ cướp giặc nó rượt theo. Đấy là vì địa thủy hỏa phong không điều hòa, tâm thần tán dật. 2-Nhân thấy trước mà nằm mộng sau, tùy ban ngày thấy chi, tối mộng thấy nấy.
3-Mộng thấy người trời là như người tu thiện thì người trời vì cảm mà hiện ra thiện mộng, để khiến cho tăng trưởng thiện căn; người mà tác ác thì người trời vì hiện ác mộng khiến cho sợ ác mà sanh thiện.
4-Tưởng mộng, người mà thường tư tưởng, phần nhiều hiện trong giấc mộng, hễ tưởng thiện sự thì hiện thiện mộng, ác thì trái lại”. Ai có mộng, ai không mộng? – Các Thánh nhân thế gian đều có nằm mộng; các Thánh xuất thế gian từ quả Dự lưu, đến A -la-hán, Độc giác cũng đều có mộng, duy có đức Thế Tôn là vô mộng, sở dĩ là sao? – Vì mộng là nó tợ hồ điên đảo mà đối với tất cả điên đảo, tập khí Phật đều đã đoạn sạch rồi nên không có mộng, vì với khi thức (giác) tâm vương và tâm sở pháp đều chẳng có điên đảo, khi ngủ (Chuyển thụy miên mà nhập định, gọi là khi ngủ là cái ngủ của thiền định, chớ chẳng phải như cái ngủ của phiền não như chúng sanh, vì còn túy sanh mộng tử) cũng như thế, vì dẹp hết thụy ma, và chuyển ý thức thành Diệu quan sát trí rồi.

 119. Ngưu hoại ách: Con trâu phá hư cái ách. Có chỗ nói như ngưu hoại xa, nghĩa là con trâu nó tự nghĩ vì bị kéo cái cộ lúựa mà phải khổ nên nó làm cái cộ cho hư đi, để được khỏi khổ, chứ có biết đâu, hễ phá cái cộ đi thì chủ nó tạo cái cộ khác. Tỷ như con người mà tự chán cái thân mình là khổ rồi mau mau tự hủy diệt cái thân đi, hầu để khỏi khổ, chứ có biết đâu, hễ cái thân đó tuy hoại diệt, thì cái nghiệp thức là tổng bảo chủ lại tạo ra cái thân khác nữa để tiếp tục thọ khổ nếu chưa minh tâm kiến tánh.

 120. Khí giới: quốc độ (thổ) là thế giới như khí vật của để sanh vào ở, nên nói là khí giới. Nghĩa nó đồng nhau với khí thế gian và khí thế giới. Tam Tạng Pháp Số cuốn 20 nói “Khí giới ấy, là thế giới hình nó như món đồ, khí giới tức là quốc thố (thổ, độ)”. Đọc chính là thố, đọc sai là thổ và độ. Khí thế gian: Quốc độ thế giới mà tất cả chúng sanh có thể cư xử được gọi là khí thế gian. Danh từ khí thế gian là đối với chúng sanh thế gian, hoặc hữu tình thế gian.

 121. Thảy đều tiêu tan: - Hỏi: Như Kinh nói “Một người phát chân qui nguyên thì mười phương thế giới thảy đều tiêu tan mất”. Thế, từ xưa Phật, Tổ nhiều người đã phát minh chân tâm qui nguyên kiến tánh mà hiện nay thế giới vẫn còn y nguyên đây là sao vậy? – Đáp: Vì ông cũng như chúng tôi chẳng hạn, đều chưa phát chân qui nguyên, tức còn đương mê chưa giác ngộ, sở dĩ thấy thế giới còn nguyên hiện. Tỷ như hai người đồng nằm trên giường, một đương ngủ mê, thấy nhà cửa nào bị hỏa hoạn, nào là bị thủy tai, thiên hạ đều bị thiên tai nhân họa, đói khát, sanh tử biệt, kêu khóc, rên la! mà một kia đã thức giấc, chả thấy gì cả. Nay dẫn kinh Lăng Nghiêm, Phật Tổ là người tiên giác, dạy bảo như thế, mà ông không tin, là vì ông còn mê mộng, tỷ như hai câu của Tổ Vân Thê nói “Nhập lõa hình chi quốc, tuyên thị uy nghi, đối sanh manh chi nhân chỉ trần hắc bạch”. ôi quốc dân lõa thể kia, họ đâu có tin uy nghi lễ phục là chi, bọn sanh manh chúng nào có thấy màu sắc trắng đen là gì! thực là hoài công chỉ trần tuyên thị cũng như Phật, Tổ nếu đối với ông…! Vì ông còn đương chấp pháp đấy mà!

 122. Hư sanh không lão: Tức là như câu “Sanh vô ích vu thời tử vô văn vu hậu”.

 123. Khá tiếc: Đời nhà Tấn, ông Đào Khảng răn nhắc viên tướng sĩ rằng “Rất đỗi đức Thánh nhân Ngài còn tiếc từ tấc bóng, thì chúng ta là kẻ phàm phải tiếc từ phân bóng mới được, há nên giong chơi hoang say, mà đến đỗi để rồi sanh vô ích vu thời, tử vô văn vu hậu ư!? Có bài cổ thi:

Nhứt thốn quang âm nhứt thốn câm, 
Thốn câm nan mãi thốn quang âm 
Thốn câm thất khước du tầm mích 
Thất khước quang âm bất khả tầm

 Nghĩa là Tấc bóng như tấc vàng, tấc vàng khó mua được tấc bóng, tấc vàng dầu mất còn tìm đặng, bỏ mất tấc bóng chẳng khá tìm! Nên nói là khá tiếc!

 124. Công đức tài: Cũng gọi là thất Thánh tài, là bảy món của Thánh, vì bảy món ấy hay giúp cho chúng sanh thành Phật, nên gọi là Thánh. Thánh đây là vị Thánh ở ngôi kiến đạo về sau. Kinh Bửu Tích 42 nói “ 1-Tín (tín thụ chánh pháp). 2-Giới (trì giới luật) 3-Văn (năng nghe chánh pháp) 4-Tàm (phần mình biết có xấu) 5-Quí (về người có biết hổ thẹn) 6-Xả (xả lìa tất cả mà không tham nhiễm) 7-Huệ (trí huệ soi sáng sự lý). Các chúng sanh kia, chẳng giữ được của ấy, gọi là rất bần cùng”. Kinh Duy -Ma, phẩm Phật đạo nói “Giàu có bảy của báu, dạy trao để sanh lợi”. Kinh Báo ân nói “Người ta ở đời, họa hay phúc cũng đều từ nơi miệng mà ra, cần giữ gìn cái miệng hơn giữ mảnh hỏa! Vì mảnh hỏa chỉ đốt một đời, ác khẩu đốt đến mấy đời. Mảnh hỏa thiêu chỉ một đời, ác khẩu thiêu đến vô số đời! Mãnh hỏa đốt cháy của thế gian, ác khẩu đốt cháy của bậc Thánh! Khẩu thiệt là cái búa đẽo thân”!

 Hỏi: Mãnh hỏa đốt cháy thì phải, ác khẩu sao lại cũng đốt? Đáp: Như câu “Tâm hỏa, thiêu tận Bồ -đề chi chủng, cảnh phong hạo hạo, tận công đức chi lâm”. Sân hỏa xông lên cửa miệng, thốt lời độc ác…

 125. Tác gia: Là cái danh từ xưng hô người đại hữu cơ dụng bên Thiền tông. Bích Nham Nhị Tắc bình xướng nói “Ngài Triệu Châu là bực tác gia”. Bích Nham Nhị Thập Tắc trước ngữ nói “Tác gia tông sư”.

 126. Bồ đoàn. Bồ: cỏ lát. Đoàn: tròn tròn như hình hột xoài. Tức lấy cỏ lát dệt làm đồ ngồi, các nhà sư dùng để tọa thiền và quỳ lạy. Chiếc bồ đoàn và gậy tích là bực đại sư sử dụng, nếu gặp được bực cao Tăng tôn tượng thì, hạ mình xuống, để đem thân làm kẻ hầu hạ, nên nói “đem bồ đoàn máng lên cao”. Nghĩa là dẹp cái thể thức làm thầy đi, để làm trò.

 127. Bẻ dẹp cây gậy: ý nghĩa sử dụng, lược nói như trên. Kinh Tích Trượng nói: “Phật bảo Tỳ -kheo: Các sư phải cầm gậy tích, sở dĩ là sao? Các Phật ba đời, đều có cầm gậy; lại tên là trí trượng, vì để tỏ rõ cái đức của Thánh. Cũng tên là đức trượng, vì để hành gốc công đức, để biểu hiện của Thánh nhân, để ghi rõ của hiền sĩ, cái chánh tràng của đạo pháp.”

 128. Nam Nhạc: Đời Đường, ngài Hoài Nhượng ở Quan âm viện. Nam Nhạc được đức Lục Tổ Huệ Năng truyền pháp cho. Kinh Pháp Bảo Đàn, đây là rằng thiền sư Hoài Nhượng, con nhà họ Đỗ, ở đất Kim Châu. Ban đầu yết kiến ngài Tung Sơn An Quốc sư, An chỉ qua Tào Khê tham vấn Lục Tổ. Sau khi được khế ngộ rồi, luôn mười lăm năm giữ hầu hạ đức Lục Tổ. Sau ở Nam Nhạc, năm Thiên Bửu tam niên, tịch tại đấy, thọ được 64 tuổi. Truyền pháp cho Mã Tổ Đạo Nhứt. Thiền đạo của Ngài rất thạnh hành ở Giang Tây. Được vua nhà Đường phong hiệu là Đại Huệ thiền sư, thấy ghi trong Cao Tăng Truyện cuốn 9.

 129. Kỉnh Sơn: Là quả núi ở phủ Lâm An, Hàng Châu, gọi là Hưng Thái Vạn Thọ Thiền Tự. Ngài Kỉnh Sơn Đạo Khâm thiền sư, pháp tự của Ngài là Huyền Tố. Ban đầu ở Kỉnh Sơn. Năm Đại Lịch thứ 3, vua Đường Đại Tông vời vào triều, nghe đạo rồi tặng hiệu là Quốc Nhứt. Từ giã về bổn sơn. Đến năm thứ 8 trung nguơn vua Đức Tông, Ngài tịch, thọ được 79 tuổi. Vua Đường tặng hiệu là Đại Giác thiền sư. Thấy ghi trong truyện Tống Cao Tăng cuốn 9, cũng là bực thờ thầy chí hiếu trọn đạo. Nên nói dẹp bồ đoàn, bẻ gậy tích như Nam Nhạc, Kỉnh Sơn…

 130. Kinh cức: Gai mây, là dây mây gai nhiều lắm, nó mọc trên rừng rất nhiều, người ta trồng làm hàng rào. Hoặc dùng làm roi là roi mây, hoặc bỏ vỏ gai lấy dây cần dùng buộc, cột, đương, móc. Kinh cước là dụ kẻ sàm giặc. Sở Từ nói “Kinh cước nhóm thành rừng”. Hoặc lâm ở vào cảnh khốn cùng cũng dụ là kinh cước. Kinh cước cũng như kinh trăng, ở đây nói “Các pháp bất thiện, tỷ là kinh cước, như nói “Kinh trăng hung thú” (gai gốc đầy hông). Như tỷ các pháp bất thiện là kinh cước.

 131. Ruộng bát thức: thức thứ 8 nó hay chứa đựng các hột giống thiện, bất thiện do bảy thức trước thấy, nghe, nghĩ làm đưa vào, để rồi huân sanh tử, hành ra những kết quả lành, dữ, khổ, vui. Lại nữa, thức thứ 8 nó chuyển sanh ra bảy thức trước, vì bảy thức trước khi người ta chết thì cái thức ấy đều quy tàng chủng tử vào thức thứ 8, khi người ta sắp sanh thì, thức thứ 8 nó chuyển sanh ra (tượng hình) bảy thức trước, nên gọi thức thứ 8 tỷ như ruộng, vì ruộng thì hay làm chỗ cho hạt giống sanh thực ra các cỏ cây lúa nếp…

 132. Con mắt huệ. Huệ: là cái tác dụng rành rẽ sự lý, quyết đoán những nghi niệm. Duy Thức Luận cuốn 9 nói “Huệ là nghĩa thế nào? Tánh của huệ là với cái cảnh sở quán nó hay chọn lựa, sự làm việc của nó là hay đoạn nghi ngờ. Là huệ nó hay quán xét những cảnh đắc, cảnh thất, cảnh phi đắc, phi thất, do có huệ xét tìm, để đặng quyết định”. Đại Thừa Nghĩa Chương cuốn 20 nói “Chân tâm thể sáng tự tánh nó không mờ, nên tên nó là huệ”. Huệ mục là nhãn mục có trí huệ. Kinh Viên Giác nói “Mắt huệ thanh tịnh, vì soi sáng suốt, không chi làm huyễn ế”. Ký Quy Truyện cuốn 2 nói “Đã không mắt huệ, làm gì thấy được thị phi”. Trí và huệ dù là kêu chung, song, hai ấy thực nó tương đối thông suốt được sự tướng của pháp hữu vi là trí; thông suốt được cái không lý của pháp vô vi là huệ.

 133. Trạch pháp giác: Là một trong bảy giác chi: chữ giác có nghĩa giác liễu, giác sát. ấy là pháp khiến cho định nó quân bình nhau với huệ, nên gọi là Đẳng giác; pháp giác chia làm bảy phần, nên gọi là giác chi, là giác phần, là giác ý. 1-Trạch pháp giác: Dùng trí huệ để chọn lựa pháp nào chân (thiện) pháp nào ngụy (bất thiện).
2-Tinh tấn giác: Lấy tâm dũng mãnh để lìa tà hạnh, hành chân pháp. 3-Hỷ giác: Tâm đắc thiện pháp nảy lòng hoan hỷ. 4-Khinh an giác (chỉ quán và pháp giới thứ đệ gọi là trừ giác): Trừ những điều thô trong nơi thân tâm, khiến cho thân tâm được khinh an thư thái.
5-Niệm giác: thường rõ ghi định huệ mà không quên, khiến cho được quân bình nhau. 6-Định giác: Khiến tâm trụ vào một cảnh nào đó (niệm Phật thì để tâm vào lục tự Di -ñaø) mà không cho tâm tán loạn. 7-Hành xả giác: xả bỏ các điều vọng mậu, xả bỏ tất cả pháp, để tâm hoài bình thản, lại chẳng vói nhớ, ấy là hành cái hành uẩn nó thâu nhiếp lấy cái tâm sở xả, nên gọi là hành xả. Với bảy pháp ấy, nếu hành giả mà trong khi tâm (ýự) nó phù động thì nên dùng ba giác trừ, xả, định để thâu nhiếp tâm lại hoặc khi mà tâm nó trầm một thì phải lấy ba giác trạch pháp, tinh tấn, hỷ để đề khởi lên. Niệm giác thì thường niệm định huệ chẳng bỏ lui. Thế nên, chừa cái niệm giác ra, còn sáu cái kia tùy theo hành giả có công mà dùng đấy. Lấy bảy pháp ấy tu, để đắc chứng quả vô học - xuất Cu -xá-luận. Chỉ Quán cuốn bảy nói “Khi mà ý thức phù động thì dùng cái tri giác để trừ cái thô của thân khẩu; lấy cái xả giác để xả cái quán trí, lấy cái định tâm vào thiền. Khi mà ý thức nó trầm một thì, dùng cái tinh tấn, trạch pháp, hỉ để đề khởi lên. Còn cái niệm giác thì nó thông đồng duyên qua hai chỗ” – trầm, phù.

 134. Ngũ cái: cái là che đậy, năm món này đều hay che đậy cái tâm thanh tịnh và tâm thiện của hành giả, chẳng đặng khởi phát ra, nên gọi là cái. 1-Tham dục cái: Chấp đắm lấy những cảnh ngũ dục mà làm che đậy tâm tánh. 2-Sân nhuế cái: Đối với cảnh trái tai gai mắt, nghịch lòng, ôm ấp lòng hờn giận mà che đậy tâm tánh. 3-Thùy miên cái: Tâm hôn ám, thân trầm trọng, làm cho tâm tánh bị che đậy mà chẳng dùng làm tỉnh giác gì đặng. 4-Điếu hối cái: Tâm ý nó tháo động, là nghĩa của chữ Điếu (lau chau); với sự chỗ làm tâm ưu não gọi là Hối, vì thế mà tâm tánh bị nó che đậy. 5-Nghi pháp cái: Đối với pháp, lòng do dự không quyết đoán làm cho tâm tánh bị che đậy.

 135. Thập tập: mười tập. Sách Đại Thừa Nghĩa Chương cuốn 2 nói “Nhân, là cái rất gần sanh ra, tỷ như hột giống (nhân) nó tự sanh ra cái mộng”. Đọc đủ là thập tập nhân, tức là mười nhân mười quả. Tập nghĩa là hằng tiếp tục, là hằng tiếp tục cái niệm trước phát khởi ra cái niệm sau… Thập nhân thập quả: 1-Dâm tập nhân: cái thói dâm tập trực tiếp lẫn nhau cà nghiền xát (hành dâm) chẳng thôi, nên có ánh hỏa dục trong đó phát động hiện ra, hai cái tập của nam tánh, nữ tánh đốt lẫn nhau, nên có đưa đến cái quả báo giường sắt, cột đồng và địa ngục nóng. 2-Tham tập nhân: cái tham tập, kể tính đi, kể tính lại, phát sanh, hòa lẫn nhau, hút hoạy mãi chẳng thôi thì, chiêu cảm nước, chứa gió làm lạnh, kết nước lạnh giá, nên có đưa đến kết quả báo là địa ngục hàn băng. 3-Mạn tập nhân: cái thói ngạo mạn lấn lướt lẫn nhau, rồi phát sanh ỷ thị, kiêu, lung, giong, ruổi, buông thả chẳng thôi, rồi gây chứa ác độc, nên có quả báo sông máu, biển độc, rót nuốt. 4- Sân tập nhân: cái thói sân tập xông lẫn mà phát sanh xung đột nhau, nên tâm nóng sanh lửa, đúc hơi làm vàng, vì nghiệp ấy sở cảm, thành thử có cái quả báo xử cung (con trai thì xử cắt mất dương vật, con gái thì xử cấm bế trong cung, xử cắt, xử chém, xử chặt, tức là xử tội ngũ hình). 5-Trá tập nhân: cái thói đánh lừa dụ phỉnh lẫn nhau mà phát sanh cái tập xảo ngụy cợt nhau, diên dẫn (kéo dài) chẳng thôi, nghiệp ấy chiêu cảm, nên có quả báo bị cùm, bị gông, xử đánh, xử trượng. 6-Cuống tập nhân: cái thói gạt gẫm khi lẫn mà sanh dối nhau, dối lừa chẳng thôi, cái tâm nó phơi phới lên, như gió thổi bụi, khiến người không thấy, nên có cái quả báo bị dồi lên, liệng xuống, bị bay, bị gạt xuống, trôi, chìm… 7-Oan tập nhân: cái thói oan gia hiềm lẫn mà sanh xung hờn nhau, như người âm hiểm mưu độc; ôm lòng độc ác, nghiệp ấy chiêu cảm, nên có quả báo bị chọi, bị liệng, bị thoi, bị bắn. 8-Kiến tập nhân: cái thói kiến tập lẫn sáng, các nghiệp tà ngộ, đều chấp sở kiến của mình, giành việc thị phi mà phát sanh ra trái ngăn, nên có quả báo bị khám xét, gạn hỏi, quyền trá, tra tấn. 9-Uổng tập nhân: cái thói uổng tập lẫn gia thêm nhau mà phát sanh sự phao vu, hủy báng, như người sàm tặc hiếp đáp kẻ lương thiện, do nghiệp ấy phát hiện, nên chiêu cảm những quả báo bắt giải giam cầm, ép đè thân thể, đẫm máu nhỏ giọt. 10-Tụng tập nhân: tranh tụng lẫn ồn, mà phát giác chỗ che giấu, như gương soi hiện không thể ẩn khuất, nên có các quả báo hỏa châu nghiệp cảnh đài đối chiếu rõ bày, chứng nghiệm cái nghiệp từ kiếp trước. Xuất kinh Lăng Nghiêm.

 136. Chớ ghi chớ nhớ: là nói tâm không cảnh tịch, nhân pháp đều quên, không thủ không xả.

 137. Nhân pháp đều quên: với phân biệt ngã chấp, phân biệt pháp chấp, cu sanh ngã chấp, cu sanh pháp chấp, thảy đều phá hết, nên nói đều quên. Phân biệt: là để ý đo lường biết riêng các sự lý, đó là những tác dụng nơi tự tánh của tâm vương, tâm sở, nên lấy cái phân biệt làm cái tên lạ của tâm, tâm sở. Duy Thức Thuật Ký rốt cuốn 7 nói “Rằng cái phân biệt ấy, là tâm, tâm sở pháp của hữu lậu tam giới. Vì tâm, tâm sở pháp đều lấy “vọng phân biệt” làm tự thể”. Câu Xá Quang Ký 20 nói “Tỳ -bà-xà gọi là phân biệt”. Cái tâm, tâm sở pháp của tam giới là cái phân biệt hư vọng làm tự tánh, tức hư vọng dựa trên vô ngã vô pháp mà phân biệt là hữu ngã hữu pháp, nên gọi là cái “hoặc (vọng hoặc) phân biệt”, hành giả nếu đoạn được cái “hoặc phân biệt” ấy gọi là “vô phân biệt huệ”. Từ ân Tự Truyện 7 nói “Bồ -tát cho cái hoặc phân biệt là phiền não, mà cái hoặc phân biệt thể nó kiên cường sánh đồng đá kim cang. Duy kinh đây có nói cái huệ vô phân, mới có thể trừ đoạn được cái vọng phân biệt. Nên nói “Năng đoạn Kim Cang Bát -nhã”. Tâm phân biệt: 1-Tự tánh phân biệt là cái tự tánh của tâm, tâm sở, đối với cảnh hiện tiền mà tìm cầu hành động, như cái biết của nhãn thức thì phân biệt sắc trần, cái biết của nhĩ thức thì phân biệt thanh trần… gọi là tự tánh phân biệt. Đấy là “hiện lượng”. 2-Kế đạt phân biệt là mỗi mỗi sự sai biệt, mà đo lường xét đoán rất mãnh lợi. 3-Tùy niệm phân biệt là vói ngược lại nhớ suy nghĩ những việc đã trải qua. Hai cái sau là chỉ hạn ở ý thức, tức là “tỷ lượng, phi lượng”. Phân biệt ngã chấp (cái ngã chấp thứ hai): là cái ngã chấp thuộc về hậu thiên, y nơi sức phân biệt của tự mình mà sanh ra cái ngã chấp này. Cu sanh ngã chấp (cái ngã chấp thứ nhất): là cái ngã chấp thuộc về tiêu thiên, vì sẵn đủ có từ trước, kèm theo đi thụ sanh ra thân này, nên gọi cu sanh. Tiên thiên: Tâm lý học nói là chẳng do nơi kinh nghiệm, vì là đều theo sanh ra. Nghĩa là, trong tri thức của người ta có một bộ phận nhứt định, vì vốn sẵn đủ trong tinh thần của mỗi người. Tức chưa đầu thai đã sẵn có từ trước, nên gọi là tiên thiên. Hậu thiên: thuộc về kinh nghiệm, nghĩa là chỗ khởi nguyên của tâm lý, do những cơ quan cảm giác và khi đầu sanh bẩm được tánh chất của trung khu thần kinh biến ra, lại gọi là sanh đắc, hay bẩm đắc, nên gọi là hậu thiên. Câu sanh pháp chấp (cái pháp chấp thứ nhất): là từ thuở vô thỉ lại, huân tập đã thành tánh, vì thường thường đối với tất cả pháp, vọng động sanh niệm chấp trước cái vọng chấp ấy, phi do nơi tâm phân biệt để sanh ra, mà nó chính cùng với tự thân đồng thời đều sanh ra, nên nói là câu sanh. Phân biệt pháp chấp (cái pháp chấp thứ hai): là bị tà giáo, tà sư cám dỗ dạy dẫn, nên phân biệt, kể đo, mà cố chấp thực có các pháp, thế là cái pháp chấp do sự phân biệt mà sanh khởi ra. Đối với cái pháp chấp phân biệt đây, thì Bồ -tát ở ngôi kiến đạo liền đoạn được nó; còn với cu sanh pháp chấp, thì Bồ -tát ở ngôi tu đạo chỉ đoạn dần dần từ phân từ phân. Với hai ngã chấp, hai pháp chấp thấy trong bộ Pháp Uyễn Nghĩa Lâm.

 138. Tâm Phật nhân không lạù nhau. Người xưa có tả bài:

Phật tức tâm hề tâm tức Phật 
Tâm Phật tòng lai vô nhị vật 
Phật do nhân giác ngộ nhi thành 
Các các nhãn hoành tinh tỷ trực.

Phật tức là tâm, tâm tức Phật 
Phật tâm xưa nay phi hai vật 
Phật do người giác ngộ mà thành 
Ai cũng mắt ngang và mũi dọc.

 139. Vô tri: Hữu bộ của Tiểu thừa nói “1-Nhiễm ô vô tri tức là tất cả phiền não. Thiên Thai gia bảo là kiến hoặc và tư hoặc. Cái nhiễm ô vô tri đây, nó lấy vô minh làm thể, vì vô minh là chấp trước nơi pháp của sự lý, tánh phận nó là bất tịnh, nên nói là nhiễm ô, cái thể nó hôn ám, vì không biết cái chân thật của Tứ đế, nên nói là vô tri. Cái vô minh ấy cùng với tất cả các hoặc đều phát khởi, nên nói vô minh tức gồm tất cả phiền não. 2-Bất nhiễm ô vô tri: Cái vô tri này, nó lấy cái liệt huệ làm thể. Liệt huệ là sự kết quả do dần dần học hỏi nghiên cứu từ vô thỉ lại, tức là cái hạ liệt trí huệ, vì chẳng hiểu nghĩa lý của sự vật chớ phi cái tánh phận bất tịnh chấp trước nơi sự vật, nên gọi là bất nhiễm ô, tức chả biết tới nghĩa lý của sự vật làm gì, nên gọi là vô tri, Thiên Thai gia bảo là trần sa hoặc. Bất nhiễm ô vô tri, là chả chấp trước nơi sự vật, chẳng thể làm cái chướng ngại ra khỏi sanh tử, nên các Thánh Nhị thừa như Thanh văn, Duyên giác, đều không thể đoạn được cái liệt huệ này, với việc tế độ chúng sanh, Phật ngài có cái bí yếu biết tất cả sự vật, nên Ngài đoạn cái liệt huệ ấy mà thành được Nhứt thế chủng trí. Câu Xá Quang Ký nói “Hỏi: Cái nhiễm ô vô tri nó lấy gì làm thể? Đáp: Nó lấy vô minh làm thể. Sở dĩ, chẳng nói các phiền não ấy, là cái vô minh nó thông đồng nhau với các hoặc cùng tương ưng, nên chỉ nói vô minh là kiêm rõ các hoặc… Cái bất nhiễm vô tri ấy, là do trước khi chưa thành Phật, sở hữu tất cả pháp hữu lậu mà được không nhiễm, là do liệt huệ làm thể”. Nay đây, cái vô tri trong câu “Trí hữu cùng u chi giám nhi vô tri” là cái chân trí vắng lặng mà bất động, tuyệt hẳn tất cả phân biệt, gọi là vô tri. Khởi Tín Luận nói “Nếu tâm khởi cái có thấy biết tất nhiên có cái tương ưng là cái tướng chẳng thấy biết. Tâm tánh mà lìa hẳn sự thấy biết, tức là nghĩa khắp soi cả pháp giới”. Tịnh Độ Luận Chú nói “Thực tướng là không chấp nơi tướng, chân trí chẳng trụ nơi tri (vô tri) … vì vô tri, nên có thể vô bất tri”. Kinh Lăng Nghiêm nói “Tri kiến lập tri, tức vô minh bổn, tri kiến vô kiến tu tức Niết -bàn” nên nói là vô tri.

 140. Siêu thoát chỗ tiển tiển (thoát tiển tiển địa). Tiển tiển là cái bộ dạng lạnh run. Sách Tổ Vấn chép rằng “Linh nhân tiển tiển thời hàn” (khiến người run run thuở lạnh). Tiển tiển địa là chỉ cho những chỗ sông mê biển khổ vì chúng sanh bị chìm đắm xuống ái hà, dục lãng mà tinh thần như run rét mà, cam chịu cơ hàn! Nay đây, đã tiến lên ngàn giác, đất Bồ -ñeà, sáu căn đều --- nhược, có phước quả no, có huệ nhựt ấm, nên nói “Thoát tiển tiển địa khởi bất duy ---.”

 141. Diệu ngộ: là giác ngộ lẽ thù diệu. Đường Hoa Nghiêm Kinh 12 nói “Diệu ngộ đều đầy, hai hành uẩn dứt”. Kinh Niết Bàn Vô Danh Luận nói “Huyền đạo ở nơi diệu ngộ, diệu ngộ ở nơi tức chân”. Hai hành: 1-Kiến hành, tức các thứ ngã kiến, tà kiến… là cái hoặc mê về lý, tức cái kiến hoặc trong hai hoặc là kiến và tu. 2-ái hành: là các thứ tham, dục, sân, nhuế… là cái hoặc mê mờ về sự. Với giữa đó, lấy cái ái hoặc làm chủ yếu, nên nói lên một ái hoặc là gồm các cái hoặc kia, tức tất cả cái hoặc thuộc về cái tu. Hành tức là tâm hành, nghĩa là những hành động của tâm thức.

 142. Huyền tông: là tông chỉ huyền diệu. Huyền tông là cái danh từ chung của Phật giáo. Chú Duy Ma Kinh Tự nói “Thường e huyền tông bị hạ xuống bởi người dịch”. Duy Thức Khu Yếu thượng bổn nói “Văn uẩn huyền tông”.

 143. Qui củ: Cái mà để lấy mực tròn gọi là Qui, tức cái nhíp quay lấy mực tròn. Cái mà để lấy mực vuông gọi là Củ, tức cái thước nách. Qui nghĩa là pháp thức, mô phạm. Sách Mạnh Tử nói “Bất dĩ qui củ, bất năng thành phương viên’.

 144. Điềm đạm: yên lặng, nghĩa là với lợi lộc, lòng vẫn lợt lạt, mà vẫn an nhiên tự thích, không rộn rực xao động đối với quyền lợi bổng lộc.

 145. Chân tâm: Là cái tâm chân thực không vọng, lại là cái tâm chánh trực vô nghi. Tịnh Độ tông và Chân Ngôn tông đều so về cái tín tâm đối với tha lực gọi là Kim Cang chân tâm. Vãng Sanh Lễ Tán nói “Mặc dầu không thể chảy nước mắt, chảy máu… nhưng có thể triệt để chân tâm tức cũng đồng với cái chân tâm Kim Cang”. Giáo Hành Tín Chứng Tín nói “Kim Cang bất hoại chi chân tâm”.

 146. Bổn giác: Cái tâm thể của chúng sanh, tánh nó vẫn thanh tịnh, tất cả vọng tướng, một thể chiếu chiếu linh linh mà có cái đức tri giác, phi tu thành mà được vậy, chính là cái tánh đức vốn sẵn có, nên nói là bổn giác, tức là cái pháp thân của Như Lai. Cũng tức như kinh Phạm Võng nói “Chúng sanh giai hữu Phật tánh”.

 147. Diệu minh: Là cái minh tâm chân diệu, để gọi cái chân trí vô sư. Kinh Lăng Nghiêm cuốn nhứt nói “Phát cái tâm diệu minh, mở đạo nhãn của con mắt”.

Dịch xong ngày 17 tháng 11 Canh Tý, Phật lịch 2504 – 1960

Kỷ niệm ngày vía Phật A -di-đà. 

Tổ Vĩnh Minh Thọ thiền sư để lời răn

Nếu chẳng bỏ hành dâm, dứt tất cả giống thanh tịnh. 
Nếu chẳng bỏ uống rượu, dứt tất cả giống trí huệ. 
Nếu chẳng bỏ trộm cướp, dứt tất cả giống phước đức. 
Nếu chẳng bỏ ăn thịt, dứt tất cả giống từ bi.

 Vì các Phật ba đời, đồng miệng khắp rao, Thiền tông bốn phương vẫn tiếng diễn nói.

 Thế sao hậu học ngơ chẳng nghe theo? Tự phá chánh nhân! Phản làm ma thuyết!?

Phật dạy: Rất đỗi các vị Thiên ma và cả quyến thuộc của họ, còn chẳng ăn thịt, uống rượu thay, huống chi các Phật tử lại phạm mấy điều ấy! Thì đã phi đệ tử của Phật, lại chả bằng đệ tử của Ma vương!? Hèn lắm! Nhục lắm! ôi! Khốn khổ thay!

Hết Quyển Hạ

Xem mục lục