Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (37)


Xem mục lục

Lần đầu tiên tôi gặp Daisetz Suzuki vào ngày mùng 1 tháng 10 năm 1948, tại chùa Engakuji (Viên giác tự) ở Kamakura (Liêm thương). Tôi được Giáo sư Shunsuke Tsurumi, người từng học với tôi trong vài tháng ở Đại học Harvard, dẫn đến giới thiệu với ông.

Lúc đó tôi đang nghiên cứu về Phật Di-lặc (Nh. Miroku) và đó là đề tài mạn đàm của chúng tôi. Tôi còn nhớ ông khẳng định rằng sứ mệnh xã hội hiện nay là sự dung hòa của khối Xô viết đề cao tập thể với khối Tây phương coi trọng cá nhân. Tôi đã bày tỏ mong muốn thấy Nhật Bản sẽ đóng góp nhiều cho việc hoàn thành sứ mệnh này. Đến tháng 1 năm 1949, bản tường thuật về cuộc mạn đàm này đã được đăng trên tờ Sekai Hyòron (Tạp chí Thế giới bình luận).

Cả Bác sĩ Suzuki và tôi đều là thành viên của Hội thảo các triết gia Đông-Tây lần thứ hai, được tổ chức ở Honolulu mùa hè năm 1949. Sau đó chúng tôi có nhiều lần gặp nhau ở Đại học Chicago (nơi ông diễn thuyết và tham gia các hội nghị) và ở New York trong thời gian ông giảng dạy tại Đại học Columbia.

Tiếp xúc với Bác sĩ Suzuki là một sự kiện quan trọng trong đời tôi. Nó củng cố và đào sâu mối quan tâm của tôi về Phật giáo vốn đã khởi trong tôi từ độ tuổi hai mươi. Tôi trân trọng tình bạn và sự ảnh hưởng này. Nó khiến tôi an lòng khi thực hiện những ý tưởng riêng của mình.

Cho phép tôi lặp lại những điều đã viết trong bài báo đăng trên tờ Phật giáo và Văn hóa, nói về tầm quan trọng của việc truyền bá Thiền Phật giáo của Bác sĩ Suzuki sang Tây phương nói chung và sang Hoa Kỳ nói riêng:

Trong bối cảnh lịch sử, Daisetz Suzuki sẽ cùng đứng bên các nhà học giả Ấn Độ đã truyền bá Phật giáo sang Trung Hoa và các học giả Trung Hoa đã truyền nó sang Nhật Bản. Ông đã sống và làm việc với chúng ta trong nhiều năm và qua một quãng đời dài. Ông đã có một ảnh hưởng to lớn bằng cả tính cách con người lẫn nhà văn, và ảnh hưởng đó vẫn đang phát triển Ợ Đó là một hành động vĩ đại và nhiệt thành.

Theo tôi sự cảm thông và hợp tác tích cực giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ là một trong những điều quan trọng nhất trong hiện trạng thế giới. Ở đây hơn bất cứ nơi nào khác có khả năng phong phú cho sự tương tác đầy hiệu quả của những nền văn hóa Á châu và Tây phương, một sự tương tác có thể có hệ quả trọng yếu cho mỗi nền văn hóa và cho cả lịch sử của nhân loại trong tương lai. Chưa có ai đã làm được nhiều việc để chuẩn bị sự tương tác này cho nước Mỹ như Daisetz Suzuki đã làm.

Sau đây là đề tặng tôi đã viết gởi Bác sĩ Suzuki sau lần mạn đàm với ông ở Chicago năm 1951:

Daisetz Suzuki
Ông con người khiêm tốn lạ thường:
Người ta nói tuổi trẻ của họ qua ông:
Đức Cù-đàm, Hoa nghiêm, Thiên thai, và Thiền .
Chỉ là con người: không ràng buộc; thật sự con người.

C. M

Xem mục lục