Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (4)


Xem mục lục

Chân Không chính là Chân Như,  đó là kết luận của kinh Ðại Bát Nhã. Tánh Như, Chân Như, Như Như là để dịch chữ Tathata. Củng từ chữ Như (Tatha) này mà có danh từ Như Lai (Tathagata), Như Lai Tạng (Tathagatagarbha)...
Một lần nữa, chúng ta phải nhắc lại rằng ý thức không thể nào hiểu được Tánh Không, Tánh Như. Chỉ có Trí Huệ mới hiểu được Chân Không là Chân Như. Ý thức không thể nào hiểu được danh từ trông ra vẽ trái ngược nhau, đều chỉ biểu thị một thực tại. Làm sao có thể vừa nói Tánh Không là vô thường, nhân duyên sanh, vô tự tánh, rỗng không... lại vừa nói Tánh Không là Chân Như. Nếu không có Trí Huệ, thì đạo Phật dường như mâu thuẩn: tại sao cái Thực Tại ấy chỗ thì nói là Tánh Không, chỗ thì nói là Phật Tánh (kinh Niết Bàn), chỗ thì nói là trống rỗng, chỗ thì nói là Thật Tướng, chỗ thì  nói là Như Huyễn, chỗ thì nói là Chân Như, chỗ thì nói tất cả pháp vô ngã,chỗ thì tất cả chúng sanh đều có Phật tánh chỗ thì nói là Vô tâm (kinh Kim Cang), chỗ thì nói là Nhật Tâm (kinh Hoa Nghiêm)... Nếu không có trí huệ tổng trì thì chúng ta thấy các ý niệm ấy đều đối chọi nhau, thấy các tông phái đều trái nghịch nhau. Ðức Phật đã nói: Pháp Phật chỉ có một vị, một nghĩa.Kinh điển cũng nói: Chư Phật ba đời đều  đồng một lời, đồng một miệng mà truyền thuyết Phật pháp. thế nên nếu có sự trái nghịch nhau, đói chọi nhau giữa các kinh điển, giữa các tông phái thì phải hiểu đó chính là sự mâu thuẫn lưỡng biên của ý thức phân biệt giới hạn của chúng ta, còn trong Trí Huệ tổng trì, thì tất cả kinh điển đều cũng một vị (như nước đại dương đều cùng một vị), tất cả các thừa đều ở trong Nhất Thừa, do từ một miệng, một lời của chư Phật, chư Tổ nói ra.

*******************
Tánh Như là tính cách không biến đổi, không sanh không diệt, bình đẳng nhất như, thanh tịnh một vị,tịch diệt không hai, thường trụ bất động của tất cả các pháp. Băc chứng đắc rốt ráo Tánh Như được gọi là Phật: "  Chư Ðại Bồ tát học Như đó được Nhất thiết chủng trí, được gọi là Như Lai "  (kinh Ðại Bát Nhã, Phẩm Ðạo Thọ). " Ðức Phật  rõ sắc tướng như là Như Tướng: chẳng hoại không phân biệt, không tướng không nhớ ghi, không hý luận,không đắc; sắc tướng cũng vậy, cũng chẳng hoại nhẫn đến cũng không đắc"  (Phẩm Phật Mẫu).
Ðức Phật biết rõ tất cả pháp Như Tướng, đó là cái biết rốt ráo của viên thành thật tánh, vượt khỏi vọng tưởng của Y tha khởi và Biến thế sở chấp, đó là cái biết Như Như trong 5 pháp danh, tướng, vọng tưởng, chánh trí, Như Như của kinh Lăng Già. Biết rõ tất cả pháp Như tướng, đó là cái chánh kiến Như Thị (Tatha), Như Thực (yathablutam) của Tri Kiến Phật.
Có Phật hay không có Phật, tánh tướng vẫn thường trụ. Vì đắc tánh tướng đúng như thật mà Ðức Phật được gọi là Như Lai"  (Phẩm Vãn tướng).Tất cả pháp Như Tướng là :"  Sắc tướng Như, nhẫn đến Nhất thiết chủng trí tướng Như, một Như không hai không khác. Ðức Như Lai tướng Như  chẳng lai chẳng khứ, Tu Bồ Ðề tướng Như chẳng lai chẳng khứ. Như Lai tướng Như tức là tất cả pháp tướng Như, tất cả pháp tướng Như tức Như Lai tướng Như. Laị đức Như Lai Như là tướng thường trụ, Tu Bồ Ðề Như cũng là tướng thường trụ. Như Lai tuớng Như không có chỗ ngại, tất cả pháp tướngNhư cũng không có chỗ ngại, đây là Như Lai tướng Như cùng tất cả pháp tướng Như là một Như không hai không khác. Tướng Như này vô tác, vô niệm, vô biệt, chẳng quá khứ chẳng hiện tại chẳng vị lai, các pháp Như tướng cũng vô tác, vô niệm, vô biệt, chẳng quá khứ chẳng hiện tại, chẳng vị lai (Phẩm Ðại Như).

Kinh Kim Cang Nói:" Như Lai là :tất cả pháp nghĩa Như" .
Như là nghĩa Tịch Diệt : " Bát Nhã ba la mật hiển thị Phật, thế gian tịch diệt. Hiển thị ngũ ấm thế gian tịch diệt nhẫn đến hiển thị nhất thiết chủng trí thế gian tịch diệt " .(Phảm Vấn Tướng)." Này tu Bồ Ðề! Vì tướng duy nhất mà gọi là Nhất thiết chủng trí: đó là tất cả pháp tịch diệt tướng " (Phẩm Tam Huệ).
Như là các pháp vốn rốt ráo giải thoát vì bình đẳng như mộng huyễn:" Sắc không phược (trói buộc) không thoát, thọ tưởng hình thức không phược không thoát. Tất cả các pháp đều không phược không thoát. vì là vô sở hữu, là ly, là tịch diệt, là bất sanh nên không phược không thoát "(Phẫm Trang Nghiêm).
Như là tất cả pháp bổn lai thanh tịnh:" Tất cả pháp bổn tánh thanh tịnh. Ở trong các pháp đó, nếu Ðại Bồ tát tâm thông đạt chẳng mê mờ, đó chính là Bát Nhã Ba la mật. Vì tất cả Pháp Như, pháp tánh,thiệt tế, thường trụ vậy"  . (Phẩm Ðẳng Học). " Ngũ ấm, thập nhị nhập, thập bát giới bất khả đắc vì rốt ráo thanh tịnh vậy"  (Phẩm Xuất Ðáo).
Như là các pháp chẳng sanh chẳng diệt, chẳng cấu chẳng tịnh:"Các hành sanh khởi không từ đâu lại, chẳng đi về đâu. Ðó là biết hành sanh diệt. Các hành chẳng sanh chẳng diệt, chẳng đến chẳng đi, chẳng tăng chẳng giảm, chẳng cấu chẳng tịnh. Ðó là biết hành Như"  (Phẩm thiện Ðạt).
Như là các pháp bình đẳng:"  Tướng các pháp bình đẳng ấy, ta gọi là Tịnh. Những gì là các pháp bình đẳng? Ðó là Như, bất dị, bất cuống, pháp tướng, pháp tánh, pháp vị, thật tế. Có Phật hay không có Phật, pháp tánh thường trụ, gọi đó là Tịnh " (Phẩm Bình Ðẳng).
Như là các pháp tức là Pháp Tánh: " Sắc tức là Pháp Tánh, thọ tưởng hành thức tức là Pháp Tánh"  (Phẩm Thiện Ðạt).

Kinh Ðại Bát Nhã kết luận: " Tãt cả pháp Như Tướng, đây gọi là Vô thượng Bồ đề " (Phẩm thâm Áo).
Ðể hiểu rõ điều mà các vị thiền sư nói là "  tất cả các pháp, tánh tướng Như Như, đó là đại giải thoát" ,thiết nghĩ không gì bằng trích một đoạn ngữ lục, cho"  tươi mát "  , gần gũi sống động với chúng ta hơn:"  Thiền sư Vân Cư Hựu "  thượng đường: Tất cả âm thanh là âm thanh Phật! Gõ thiền sàng, nói:Phạm âm thanh tịnh suốt khắp khiến người thích nghé Lại nói: Tất cả sắc là sắc Phật! Bèn đưa Phật tử lên, nói: Hiện đây Phật phóng quang minh, soi rõ nghĩa Thiệt Tướng ! Người đã thấu hiểu, đầu đội vâng làm. Người chưa thấu đáo, hợp như thế rõ, hợp như thế tin! Rồi gõ thiền sàng, xuống tòa. 

Xem mục lục