Dầu Dalai Lama đã trở nên một gương mặt quen thuộc ở Tây phương, với nhiều sách xuất bản và những xuất hiện thường xuyên trên vô tuyến truyền hình và trong các phòng hội thảo, cuốn sách này đánh dấu một biến cố khác thường trong dịp ngài viếng thăm châu Âu và Bắc Mỹ. Trong trọn một tuần lễ, với một thính chúng hơn hai ngàn người dưới một lều vải khổng lồ, ngài đã ban cho một giảng dạy truyền thống về một tác phẩm cổ điển vĩ đại của văn học Phật giáo.
Bồ Tát Hạnh của Shantideva là một bản văn bao trùm toàn bộ con đường đi đến giác ngộ, và bởi vì nó không bao giờ thôi gây nguồn cảm hứng, nó chứa đựng những phần đòi hỏi bình giải chi tiết nếu chúng muốn được hiểu trọn vẹn. Một bình giải nói miệng có thể cần vài tháng, và với thời gian có được, không thể cho ngài bao trùm hết tất cả ngoài những điểm chính yếu Shantideva trình bày. Đặc biệt ngài chỉ có thể cho một dẫn nhập ngắn của chương thứ chín rất khó, mà ngài định dạy chi tiết hơn vào tháng Mười Một 1993. Cũng không có thời gian để ngài bình giải chương thứ mười.
Một hay hai chi tiết đặc biệt trong những tình huống của việc giảng dạy xuất hiện trong sách này. Trong chương ba, khi ngài giải thích phần này của bản văn, ngài mời những người hiện diện phát Thệ Nguyện Bồ tát, dùng những lời của Shantideva như là một nền tảng. Chương mười ở đây chủ yếu là lời khuyên kết luận của Ngài trong sự hồi hướng đánh dấu kết thúc những lời dạy.
Một toan tính được làm trong bản dịch cuốn sách này, trong cả hai bản văn gốc và bình giải, để tránh dùng một cách tổng quát những đại danh từ giống đực mà người Tây Tạng, một cách thuận tiện, thường không dùng đại danh từ nào. Tuy nhiên, vì những lý do của giọng văn – đặc biệt trong những câu kệ gốc trong đó sự chính xác và nhịp điệu cũng rất được coi trọng – điều này không luôn luôn có thể được. Nếu truyền thuyết về sự phổ biến lần đầu tiên của bản văn này bởi Shantideva vào thế kỷ thứ tám là đáng tin cậy, lời giảng dạy được gởi đến cho những vị tăng đồng tu ở Nalanda, và ngôn ngữ và những ví dụ ngài dùng liên hệ đến thính chúng toàn nam này. Trong lời bình giải của mình, ngài Dalai Lama đã yêu cầu những độc giả nữ chỉ hoán chuyển giới tính khi áp dụng những tư tưởng của Shantideva (ví dụ trong thảo luận của ngài về tham muốn xác thịt trong chương thứ tám) vào chính kinh nghiệm của họ.
Trong cuốn sách này, đức Dalai Lama biểu lộ sự hiểu biết sâu xa của ngài, kết quả của sự tu học rộng rãi ngài đã nhận được trong những trung tâm tu viện học tập ở Tây Tạng, và cái thấy phi thường vào thân phận con người và cái có nghĩa là một con người tốt và có trách nhiệm. Cách thức đơn giản và linh hoạt trong đó ngài truyền thông những chân lý mà ngài chứng tỏ bằng chính cuộc đời mình thì được trình bày trong một giáo lý truyền thống Phật giáo. Những phần của cuốn sách chứa đựng chất liệu có tính cách hoàn toàn kỹ thuật, đòi hỏi một hiểu biết căn bản về một số từ ngữ và ý niệm Phật giáo. Những giải thích ngắn gọn về những từ ngữ được dùng rộng rãi trong Phật giáo được đưa ra trong phần Thuật ngữ. Những tên và từ chỉ xuất hiện không thường được giảng trong Chú thích ở cuối.
Ban dịch thuật Padmakara