Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (14)


Xem mục lục

Bây giờ về những đạo sư, tôi nghĩ đó là một lãnh vực lớn của hiểu biết sai lạc, không chỉ ở trong người phương Tây. Trước tiên nhất, do bởi sự nhấn mạnh về tầm quan trọng của đạo sư, cho nên chúng ta hiểu sai lạc rằng đạo sư cần đủ phẩm chất - cần là một đạo sư đủ phẩm chất - và có những bản liệt kê những phẩm chất. Và ngay cả nếu đạo sư đủ phẩm chất, chúng ta cần cảm thấy ngưỡng mộ bởi vị này. Bởi vì một trong những lý do chính cho tầm quan trọng của vị thầy tâm linh là vị thầy ấy cung cấp sự ngưỡng mộ, năng lực cho chúng ta thực hành, kiểu mẫu mà chúng ta muốn làm theo. Chúng ta có thể có thông tin từ sách vở, từ internet, và v.v… Dĩ nhiên, chúng ta cần trả lời những câu hỏi. Những câu trả lời có thể sửa sai chúng ta chỗ chúng ta phạm phải sai lầm trong sự thực hành thiền tập. Nhưng nếu vị thầy không truyền cảm hứng cho chúng ta, chúng ta sẽ không đi xa lắm.

Nhưng do bởi sự hiểu biết sai lầm này - rằng vị thầy thật sự cần đủ phẩm chất và thật sự cần truyền cảm hứng cho chúng ta - chúng ta vội vả chấp nhận người nào đó như đạo sư của chúng ta mà không thẩm tra vị ấy hoàn toàn và thích đáng trước tiên, do bởi sự nhấn mạnh này: "Quý vị phải có một vị đạo sư; quý vị phải có một đạo sư." Và rồi thì chúng ta có thể liều lĩnh của việc mất ảo tưởng khi sau này chúng ta thấy một cách khách quan rằng vị ấy có những lỗi lầm. Chúng ta đã không thẩm tra một cách thích đáng. Đây là một rắc rối lớn, bởi vì nhiều tai tiếng đã phát sinh đối với những vị thầy tâm , người bị kết tội một cách đúng đắn hay sai lầm về thái độ không thích đáng. Và đôi khi vị ấy bị kết tội một cách đúng đắn về việc gì đấy; vị ấy không thật sự đủ phẩm chất. Và chúng ta có thể đã cảm thấy bị áp lực bời sự nhấn mạnh này về đạo sư để chấp nhận người ấy như đạo sư của chúng ta. Và rồi chúng ta thấy những thứ này xảy ra và chúng ta đúng là bị tàn phá.

Như một điều thứ yếu về điều này, đó là một sự hiểu biết sai lầm để nghĩ rằng tất cả những người Tây Tạng - hay, giới hạn hơn, tất cả tu sĩ nam và nữ; hay, thậm chí giới hạn hơn, tất cả Rinpoche, Geshe, và Kenpo - là những kiểu mẫu toàn hảo của sự thực hành Phật Giáo. Đây là một sự hiểu biết sai lạc rất phổ biến. Chúng ta nghĩ, "A, các vị ấy phải là những Phật tử hoàn hảo: họ là người Tây Tạng, " hay "Những Phật tử hoàn hảo: họ đang mặc y áo." "Những Phật tử hoàn hảo: họ là mang danh hiệu Rinpoche. Họ phải là một chúng sanh Giác Ngộ." Điều này thật là ngu ngơ. Đây là những người bình thường.

Có thể có nhiều hành giả Phật tử trong những người Tây Tạng hơn là trong hầu hết các xã hội khác; có thể có những giá trị Phật Giáo nào đó là một bộ phận văn hóa của họ; nhưng không có nghĩa rằng tất cả họ đều hoàn hảo, bằng bất cứ ý nghĩa nào. Và nếu một người trở thành sư thầy hay sư cô, có thể có nhiều lý do. Trong người Tây Tạng, có thể là gia đình đưa quý vị vào tu viện khi còn bé bởi vì họ không thể nuôi dưỡng quý vị, và quý vị sẽ có thức ăn và giáo dục. Có thể do một lý do vị kỷ hơn - rằng tôi có rắc rối và tôi cần giới luật trong đời sống tu sĩ nhằm để vượt thắng những rắc rối này.

 Như một trong những Rinpoche bạn của tôi đã nói, "Mang y áo là một dấu hiệu rằng tôi thật sự cần giới luật này, bởi vì tôi là một người vô nguyên tắc và tôi có nhiều cảm xúc phiền não và tôi thật sự đang dành mọi nổ lực để vượt thắng chúng." Điều đó không có nghĩa là họ đã vượt thắng phiền não. Và vì thế chúng ta không nên ngu ngơ mà nghĩ rằng tất cả họ đã Giác Ngộ, một cách đặc biệt với những Rinpoche này và v.v… Như Đức Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma luôn luôn nói: Chỉ dựa vào một cái tên nổi tiếng của vị tiền thân thật sự là một sai lầm lớn. Ngài nhấn mạnh rằng những vị Rinpoche này trong kiếp sống này phải chứng tỏ và biểu lộ những phẩm chất của họ, không chỉ dựa vào tiếng tăm tên tuổi của họ.

Trái lại, sẽ là một hiểu biết sai lầm nếu không tôn trọng và hổ trợ tăng ni, mà thay vì thế để biến họ thành những người phục vụ cho các cư sĩ trong những trung tâm Phật Pháp. Điều này thường xảy ra, là có những trung tâm Phật Pháp và chúng có những tăng ni thường trú - và họ phải lau dọn nhà cửa, và họ phải sắp xếp và sửa chửa mọi thứ cho việc giảng dạy, và họ phải thu phí. Và nếu đó là một trung tâm thường trú, họ phải chăm sóc giường chiếu và tất cả những thứ thế đó. Và họ có thể ngay cả không thể giảng dạy. Và các cư sĩ nghĩ rằng đây là những người phục vụ cho họ. Đó chỉ là loay hoay một cách khác. Như những sư thầy hay sư cô, họ rất xứng đáng cho sự tôn trọng, bất chấp trình độ đạo đức của họ là gì. Và đây là một bộ  phận của giáo huấn: Người ta tôn trọng ngay những chiếc y. Điều ấy không có nghĩa là quý vị nghĩ rằng họ hoàn hảo và ngu ngơ về nó. Nhưng một sự tôn trọng nào đó cần được biểu hiện.

Cũng có một sự hiểu biết lầm lớn về sự sùng mộ đạo sư (guru devotion); đây là thuật ngữ được gọi. Tôi nghĩ là không lợi ích lắm khi chuyển dịch bởi vì nó dường như hàm ý hầu như tôn thờ đạo sư một cách mù quáng, như trong một giáo phái. Đấy là một sự hiểu biết sai lầm lớn. Thuật ngữ được sử dụng ở đây trong dạng thức mối quan hệ với vị thầy tâm linh có nghĩa nương tựa và tin tưởng một vị thầy tâm linh phẩm hạnh như chúng ta nương tựa và tin tưởng một vị bác sĩ phẩm chất. Thuật ngữ tương tự được sử dụng cho mối liên hệ của chúng ta với vị bác sĩ của chúng ta. Nhưng do bởi sự hướng dẫn để thấy vị đạo sư như một Đức Phật, chúng ta hiểu sai rằng phải nghĩ vị thầy là không thể sai lầm và vì thế chúng ta phải vâng lời không thắc mắc với vị đạo sư, như trong một giáo phái. Đấy là một sai lầm. Và do bởi điều ấy, chúng ta bỏ tất cả mọi năng lực và trách nhiệm thiết yếu của chính chúng ta, và trở thành lệ thuộc vào thỉnh cầu, thường, đoán xí ngầu  - ném xúc xắc và làm mọi quyết định của chúng ta.

Chúng ta đang hướng tới để trở thành những vị Phật cho chính chúng ta, để phát triển tuệ giác, sự tỉnh thức phân biệt để có thể thực hiện những quyết định bi mẫn thông minh của chính chúng ta. Vì thế nếu một vị thầy chỉ hướng đến việc làm cho chúng ta lệ thuộc vào vị ấy, giống như trong một hành trình quyền lực, có điều gì đấy sai sót ở đây. Và sẽ là một sự hiểu biết sai lầm để nghĩ rằng điều  này là okay và đi với nó, hành động trong loại triệu chứng quyền lực và kiểm  soát này với một vị thầy thì thật sự là không tuân theo những hướng dẫn một cách thích đáng.

Cũng là một sự hiểu biết sai lầm để phóng chiếu vào một vị thầy Phật Giáo cái vai trò của một mục sư hay một vị tâm lý trị liệu với người ấy chúng ta bàn thảo những rắc rối cá nhân và tìm kiếm sự khuyên bảo. Đó không phải là vai trò của một vị thầy tâm linh Phật Giáo. Một vị thầy tâm linh Phật Giáo một cách truyền thống ban bố giáo huấn, và đó là tùy chúng ta phán đoán việc áp dụng chúng như thế nào. Thật chỉ thích đáng chỉ để hỏi sự hiểu biết của chúng ta về giáo huấn và về sự thực tập thiền. Nếu chúng ta có vấn đề về tâm lý, hãy đến một vị tâm lý trị liệu; quý vị không đến vị thầy tâm linh của quý vị.  Và một cách đặc biệt những gì không thích đáng là thảo luận về những rắc rối hay mối quan hệ chồng vợ và những rắc rối về tình dục với một sư thầy hay sư cô. Họ độc thân. Họ không liên hệ trong những vấn đề ấy. Đây không phải là những người để hỏi về những loại rắc rối này. Nhưng xét cho cùng, chúng ta mong đợi như thế - là đến từ một truyền thống có những mục sư, linh mục, hay giáo sĩ Do thái, hay bất cứ điều gì, trong thánh đường của chúng ta - là họ sẽ chịu trách nhiệm về chức năng phổ thông này của việc hướng dẫn chúng ta qua mọi thứ trong đời sống chúng ta, đối diện với chúng ta trên trình độ cá nhan về đời sống cá nhân của chúng ta và v.v…

Đây là một thí dụ. Tôi đã học với vị thầy tâm linh của tôi là Serkong Rinpoche trong 9 năm, rất gần gũi; hầu hết mọi thời gian, mỗi ngày. Không bao giờ trong 9 năm ấy ngài đã hỏi tôi một câu hỏi về cá nhân. Không bao giờ. Về đời sống cá nhân của tôi. Về gia đình tôi. Về quá khứ của tôi. Không chuyện gì. Suốt ngày qua ngày trong dạng thức hoặc là ngài dạy tôi, hoặc là tôi làm việc với ngài để làm lợi ích cho người khác - thông dịch cho ngài, hay xếp đặt những chuyến du hành giảng dạy của ngài, hay bất cứ điều gì. Cho nên, một loại quan hệ rất khác biệt, là thứ không dễ cho chúng ta thấu hiểu.

Trong dạng thức làm việc với vị thầy, nó đem chúng ta tới chủ đề nương tựa, mà tôi muốn gọi là "phương hướng an toàn". Nó đặt một phương hướng trong đời sống chúng ta, biểu thị bằng Phật, Pháp, và Tăng. Sự quy y hay chọn phương hướng an toàn bị hạ thấp thành chỉ như tham gia một câu lạc bộ. Quý vị biết, quý vị cắt thành một phần nhỏ  của tóc, quý vị có một dây nhỏ màu đỏ, quý vị có một tên mới, và bây giờ quý vị gia nhập vào một câu lạc bộ. Một cách đặc biệt, khi bởi vì vị thầy từ một dòng truyền thừa đặc thù, chúng ta xem câu lạc bộ mà chúng ta đang gia nhập là một dòng truyền thừa của  Phật Giáo Tây Tạng, hơn là Phật Giáo phổ quát: "Bây giờ tôi đã trở thành một môn nhân Gelugpa." Bây giờ tôi là một thành viên Karma Kaguy." "Bây giờ tôi đã trở thành một Nyingma." "Bây giờ tôi đã là một Sakya". Hơn là: "Bây giờ tôi đang theo con đường của Đức Phật." Và do bởi sự hiểu biết sai lầm này, chúng ta trở thành người phân phái, đặc hữu, và chúng ta không bao giờ đến một trung tâm Phật Pháp khác. Thật rất lý thú. Quý vị nhìn vào một hiện tượng khác ở phương Tây: hầu hết mọi người chỉ ở trong một trung tâm Phật Pháp và họ không bao giờ đến một nơi khác.

Và điều ngay cả rối rắm hơn là mỗi vị thầy đến dường như muốn thiết lập trung tâm Phật Pháp của riêng họ và tổ chức của riêng họ, đấy là một sai lầm lớn, tôi cảm thấy, bởi vì rồi thì nó trở thành không vững vàng. Quý vị không thể duy trì 400 chi nhánh khác nhau của Phật Giáo một cách mãi mãi trong tương lai - rất rối rắm cho những học nhân mới. Và nó là một tiêu hao và gánh nặng tài chánh để hổ trợ tất cả những nơi này với những bàn thờ, và thư viện của họ, và trả tiền thuê, và v.v… và v.v…Ở Tây Tạng, mặc dù nhiều vị thầy khác nhau đến, những tu viện khác nhau được thành lập, cuối cùng họ đến với nhau và quý vị được hình thành những nhóm khác nhau. Không cùng những nhóm mà quý vị có ở Ấn Độ - quý vị không có Kagyu hay Sakya ở Ấn Độ - nhưng những nhóm rồi thì được giữ vững, được đem lại với nhau từ những dòng truyền thừa khác nhau. Thế nên mặc dù chúng ta có những nhóm lớn khác nhau của Phật Pháp phương Tây trong dạng thức của những gì đã từng được khởi đầu bởi Trungpa Rinpoche, Sogyal Rinpoche, và Lama Yeshe, Lama Zopa, v.v…- chúng ta cần, trong một ý nghĩa, tiến lên theo phương hướng này … À, thật trở thành rất khó khăn bởi vì có hai cực đoan ở đây. Một là: nếu quá phân tán, không hoạt động được. Trái lại, nếu quá hạn chế, như vậy cũng không hoạt động được. Và vì thế chúng ta phải hết sức cẩn thận ở đây, nhưng tôi nghĩ củng cố được là một vấn đề lớn.

Trong dạng thức của việc không đến những trung tâm Phật Pháp, cũng là một sự hiểu biết sai lầm để nghĩ rằng chúng ta không thể học hỏi gì được với những vị thầy khác ngay cả từ những vị thầy cùng trong dòng truyền thừa. Hầu hết người Tây Tạng có vài vị thầy, không chỉ một. Atisha có 155 vị thầy, như được biết. Những vị thầy khác nhau có những đặc biệt khác nhau. Vị này giỏi ở sự giải thích này; vị kia giỏi về sự giải thích kia. Vị thuộc dòng truyền thừa này; vị kia thuộc dòng truyền thừa kia. Không phải là không trung tín khi có nhiều vị thầy. Như Đức Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma nói: chúng ta có thể nhìn vào những vị thầy của chúng ta như Quán Thế Âm thập nhất diện, mỗi vị thầy giống như một khuôn  mặt, tất cả trong dạng thức của một vị trung tâm là vị hướng dẫn tâm linh của chúng ta. Điều gì đấy như thế.

Cho nên thật rất quan trọng, không nhận vài vị thầy mà họ xung đột với nhau. Như vậy không thể hoạt động được. Quý vị phải tìm những vị thầy có một mối quan hệ tốt và gần gũi với nhau - Tạng ngữ gọi là Damtshig - hòa hiệp với nhau. Bởi vì, bất hạnh thay, có những thứ như đôi khi người ta gọi là "chiến tranh tâm linh của các vì sao" giữa những vị thầy tâm linh khác nhau vốn không đồng ý rất bạo động về những vấn đề nào đó - cho dù là những vị hộ pháp, hay ai là Karmapa thật sự, hay bất cứ điều gì. Những loại như thế này. Cho nên học nhân phải chọn những vị thầy hòa hiệp với nhau nếu muốn có hơn một vị thầy. Và những gì thiết yếu ở đây là phải nhận thức rằng chỉ nghe một bài thuyết giảng của một vị thầy Phật Giáo không tự động làm vị này thành vị thầy tâm linh của chúng ta với tất cả những hàm ý của sự sùng mộ đạo sư (guru devotion), mặc dù chúng ta cần biểu lộ sự tôn trọng các vị ấy. Như Đức Thánh Thiện nói, "Quý vị có thể nghe và tham dự sự giảng dạy của bất cứ vị nào và giống như một bài thuyết giảng, như quý vị sẽ là, một bài thuyết giảng phổ thông." Nó không hàm ý gì xa hơn thế. Okay.

 

Những Hiểu Biết Sai Lầm Về Thực Hành

Bây giờ đối với việc thực hành, một sự hiểu biết sai lầm để nghĩ rằng truyền thống Gelugpa thuần túy là một dòng truyền thừa học tập và Kagyu và Nyingma thuần túy thực tập về những dòng truyền thừa, và vì thế nếu chúng ta theo một trong những dòng này, chúng ta sẽ quên lãng một khía cạnh khác - chúng lãng quên sự học tập của chúng ta hay chúng ta lãng quên sự thiền tập của chúng ta.  Khi các vị thầy nhấn mạnh dòng này hay dòng khác trong đây - học tập hay thiền tập - điều ấy không có nghĩa là chúng ta chỉ thực hiện một thứ và bỏ qua thứ khác. Rõ ràng rằng chúng ta cần cả.

Mới đây, trong một buổi tiếp kiến một nhóm người phương Tây người đã học tập tại thư viện ở Dharamsala trong  những năm 70 và 80, Đức Thánh Thiện đã dùng một thí dụ rất dễ thương. Ngài nói rằng tantra và đại thủ ấn và đại toàn thiện - những loại thực tập này - như những ngón tay trong bàn tay. Lòng bàn tay, căn cứ, là giáo huấn của truyền thống Ấn Độ từ tu viện Na Lan Đà, giáo huấn của những đạo sư Na Lan Đà về Kinh điển. Sự thấu hiểu sai lầm là đặt quá nhiều nhấn mạnh về những ngón tay - đôi khi các vị thầy cũng làm như thế - nhấn mạnh quá nhiều vào những ngón tay và học hỏi và thực tập chỉ về những ngón tay và quên đi bàn tay. Những ngón tay mở rộng từ bàn tay và có nhiều chức năng hơn bàn tay. Đây là hình tượng, sự tương đồng mà Đức Thánh Thiện thường dùng, và tôi nghĩ rằng là sự khuyên bảo rất hữu ích. Sẽ là một sự hiểu biết sai lầm để nghĩ rằng, "À, tất cả tôi phải làm là thực hành Đại Toàn Thiện; chỉ ngồi và hãy tự nhiên, và v.v…" Như thế là quá đơn giản những loại giáo huấn này mà không có nền tảng căn bản.

Tương tự, thật là một sự hiểu biết sai lầm để nghĩ rằng chúng ta là những Milarepa và mọi người - một cách đặc biệt, chính chúng ta - cần phải tu tập suốt cả đời, hay tối thiểu là một khóa tu tập 3 năm. Chỉ một ít người là thích hợp với thiền tập toàn thời gian cả một đời; hầu hết cần liên hệ trong lợi ích xã hội. Điều này hướng trực tiếp đến lời khuyên bảo của Đức Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma. Rất, rất hiếm ai trong chúng ta thích hợp với việc tu hành thiền tập cả đời. Hay chúng ta có thể có lợi lạc vô cùng từ khóa tu tập 3 năm mà không phải chỉ ngồi đó trì chú trong 3 năm, nhưng không thật sự hoạt động ở một trình độ sâu sắc trong chính chúng ta.

Dĩ nhiên sự thực tập toàn thời gian mạnh mẽ là cần thiết cho việc trở thành giải thoát hay Giác Ngộ, và đừng sai lầm để đánh giá quá cao rằng chúng ta có thể hoàn thành sự giải thoát và Giác Ngộ mà không cần sự thực tập toàn thời gian ấy. Chúng ta nghĩ, "À, tôi chỉ có thể thực tập trong thời gian dư thừa của tôi và tôi sẽ thành tựu giải thoát và Giác Ngộ." Và đó cũng là một hiểu biết sai lầm. Nhưng cũng sẽ là một sai lầm để không đặt mục tiêu với chính chúng ta và về khả năng của chúng ta để có thể thực hiện một sự thực tập mạnh mẽ bây giờ. Một cách đặc biệt bởi vì những gì xảy ra là, nếu chúng ta thúc ép chính mình, và chúng ta thật sự không thể làm loại thực tập này, thì chúng ta thật sự sẽ rất chán nản - chúng ta có điều mà người Tây Tạng gọi là lung, năng lượng băn khoăn chán nản - và nó thật sự làm rối rắm chúng ta lên một cách tâm lý, cảm xúc, và vật lý.

Và đấy cũng liên hệ một ít với việc không tin vào tái sanh, bởi vì nếu chúng ta không tin vào tái sanh, chúng ta sẽ không tìm cầu trong dạng thức của những mục tiêu lâu dài sau nhiều, nhiều vô lượng kiếp thực tập. Có một giáo huấn dạy rằng thật có thể đạt đến Giác Ngộ trong kiếp sống này, nhưng không nên tự bào chửa để nghĩ, À, chúng ta chỉ có kiếp sống này, bởi vì không có tái sanh," và vì thế thúc ép chính chúng ta vượt khỏi những gì chúng ta có thể làm trong thời điểm ấy.

Cũng thế, nhìn vào phía đối diện của điều này, thật là một sai lầm để đánh giá thấp tầm quan trọng của thiền tập hàng ngày. Thật rất quan trọng, nếu chúng ta giữ vững được sự thực tập Phật Pháp, có thói quen thiền tập hàng ngày. Có nhiều, nhiều lợi lạc về điều ấy trong dạng thức của nguyên tắc; trong dạng thức của chí nguyện; trong dạng thức của việc bổ sung sự ổn định trong đời sống của chúng ta; tính có thể tin cậy được: rằng chúng ta luôn luôn làm điều này mỗi ngày, bất chấp điều gì. Và nếu chúng ta nghiêm chỉnh xây dựng nhiều thói quen lợi ích hơn - mà đó là tất cả những gì của thiền tập - chúng ta cần hành thiền.

"Thực hành" có nghĩa là: một môi trường được kiểm soát, thực hành kiên nhẫn, và v.v…, bằng việc tưởng tượng những hoàn cảnh khác nhau, việc phân tích những gì là nguyên nhân của các rắc rối: "Tại sao tôi khó chịu về điều này hay hoàn cảnh nọ? Tại sao khi tôi bệnh tôi lại dễ nóng giận hơn? Có phải tại bởi vì…" Rồi thì quý vị đi sâu hơn và sâu hơn, và thấy, "À, tôi đang tập trung trong tôi. Tôi đang đau khổ. 'Tội cho tôi quá.'" Ngay cả nếu chúng ta không nghĩ một cách có ý thức "Tội cho tôi quá" trong khi tôi bệnh, nhưng sự tập trung là trên cái "tôi" - như vậy chúng ta làm một cái "tôi" mạnh mẽ. Và rồi thì, bởi vì chúng ta không thích những gì chúng ta trải nghiệm, chúng ta trở thành cay cú và rồi chúng ta phóng chiếu nó lên những người khác. Cho nên đây là những chúng ta làm trong thiền tập; chúng ta phân tích điều ấy, những gì đang xảy ra mỗi ngày. Thế nên một sự thực tập hàng ngày mà trong ấy chúng ta thẩm tra những điều này, trong ấy chúng ta làm việc trên một thói quen hữu ích nào đó trong một cung cách thông thường, là rất lợi lạc. Thật là một hiểu biết sai lầm lớn để nghĩ rằng chúng ta có thể tu tập mà không cần đến những điều này.

Cũng là một hiểu biết sai lầm để nghĩ rằng, sự thực hành Phật Giáo, có nghĩa chỉ đơn thuần là thực hiện nghi lễ không làm việc một cách chính yếu trên chính chúng ta. Nhiều người nghĩ rằng, "À, tôi sẽ thực hành nghi quỹ này, nghi quỹ nọ," và chúng ta sẽ trì tụng đôi khi bằng tiếng Tây Tạng - một ngôn ngữ mà chúng ta thậm chí không hiểu - và chúng ta nghĩ rằng đó là thực hành. Dzongsar Khyentse Rinpoche, mới vài tháng đây, đã cho một thí dụ tuyệt vời. Ngài nói rằng nếu người Tây Tạng phải trì tụng cầu nguyện và nhiều sự thực tập mỗi ngày bằng tiếng Đức viết bằng mẫu tự Tây Tạng, mà không mãi mai có ý kiến về những gì họ đang đọc, ngài nghi ngờ rằng rất nhiều người Tây Tạng sẽ thật sự làm như vậy. Tuy thế, chúng ta thực hiện như những người Âu Mỹ và xem sự thực tập như vậy là đủ. Sự thực tập thật sự có nghĩa là làm việc trong chính chúng ta. Làm việc để thay đổi thái độ của chúng ta. Làm việc trên những cảm xúc phiền não của chúng ta. Phân tích. Thấu hiểu. Xây dựng thêm những thói quen lợi ích về từ ái, bi mẫn và sự thấu hiểu đúng đắn và v.v…

Một sự hiểu biết sai lầm khác trong dạng thức của sự thực tập là nghĩ rằng sự thực tập Phật Pháp một cách thích đáng là chúng ta cần theo phong tục và những hình thức của Tây Tạng hay Á châu khác - trong dạng thức của một bàn thờ Tây Tạng cầu kỳ, hay một phòng thờ tự, hay cả một trung tâm Phật Pháp. Dĩ nhiên, nhiều người Tây Tạng đến để thành lập một trung tâm Phật Pháp như tu viện đồ hình mạn đà la (gompa), một ngôi chùa Tây Tạng, với những bức tường và bức tranh đầy màu sắc và với những gì quý vị có thể thấy trong căn phòng này. Nhưng để nghĩ rằng như vậy là cần thiết … Và, như người Tây Tạng nói, người Âu Mỹ thích như vậy chứ, tại sao không? Không hề hấn gì… nhưng nếu nghĩ rằng như vậy là tối cần thiết thì là một sai lầm lớn. Một cách đặc biệt khi như phải chi tiền quá nhiều, mà trong khi tiền bạc có thể được sử dụng trong những cách khác  lợi lạc hơn nhiều. Thế nên cho dù đây là một trung tâm Phật Pháp, cho dù đây là nhà chúng ta, và v.v…, chúng ta không cần điều gì đấy cầu kỳ, phong cách Tây Tạng, nhằm để thực tập Phật Giáo Tây Tạng.

Mặc dù nhấn mạnh chính trong Phật Pháp là tiêu trừ vĩnh viễn những nguyên nhân của khổ đau - tức là si mê của chúng ta, sự bất giác của chúng ta về thực tại, những cảm xúc phiền não, những thứ như thế này - sự hiểu biết sai lầm là nghĩ rằng việc vượt thắng các cảm xúc phiền não sẽ xảy ra một cách nhanh chóng, quên rằng chúng ta vẫn đang có chúng, đến một mức độ giảm chúng dần dần, luôn tới việc trở thành một vị A la hán. Chỉ khi trở thành một A la hán, một chúng sanh giải thoát, chúng ta mới hoàn toàn thoát khỏi sân hận và dính mắc và v.v… Nếu chúng ta quên lãng điều này, chúng ta sẽ bị chán nản khi chúng ta vẫn nổi giận sau vài năm thực tập. Rất, rất thường.

Một sai lầm là không kiên nhẫn với chính chúng ta. Chúng ta phải nhận ra rằng sự thực tập Phật Pháp đi lên và xuống, giống như luân hồi; nó đi lên và xuống. Và, sau một thời gian dài, chúng ta mới có thể hy vọng cải thiện. Sẽ không dễ dàng đâu. Cho nên sẽ là một sai lầm nếu không kiên nhẫn với chúng ta, khi chúng ta thật có những thời điểm đi xuống. Nhưng trái lại, chúng ta cần tránh cực đoan của việc quá bi quan với những thói quen tiêu cực và giải đải hay lười biếng về việc hành động với chính chúng ta. Thế nên ở giữa đoạn đường ở đây: đừng tự đánh mình khi chúng ta vẫn nổi giận, nhưng đừng chỉ nói, "À, tôi cảm thấy giận dữ," hay "Tôi đang ở trong một tâm trạng xấu," và không cố gắng để áp dụng một phương pháp tu tập nào đó để chiến thắng nó.

Thật rất thích thú để thấy những gì chúng hướng đến khi chúng ta đang ở trong một tính khí xấu; những gì chúng ta hướng đến để làm nhẹ bớt. Tôi có hướng đến việc hành thiền không? Tôi có hướng tới việc quy y không? Hay tôi có hướng đến sô cô la, hay tình dục, hay truyền hình, hay tán gẫu với bạn bè tôi không? Tôi hướng đến điều gì? Tôi nghĩ rằng đấy chính là đang khám phá sự thực tập Phật Pháp của chúng ta - chúng ta đối phó như với thế nào khi ở trong những tâm trạng xấu.

Đó là một hiểu biết sai lầm - đây là một điều khó - thật là một hiểu biết sai lầm khi nghĩ rằng chúng ta có thể đạt đến giải thoát hay Giác Ngộ trừ phi vượt thắng tình dục sinh học đặc biệt. Mặc dù sự thật là trong mật tông tantra, có thể ở những giai tầng nâng cao, sử dụng tham dục và năng lượng tình dục nhằm để vượt thắng tham dục và năng lượng tình dục, nhưng đây chỉ là khi chúng ta ở những giai tầng cực kỳ cao cấp và đã kiểm soát đối với hệ thống năng lượng vi tế. Sẽ là một sai lầm nghiêm trọng để xem mật tông tantra như một phương pháp cho việc có những lối tình dục lạ kỳ. Chúng ta đang hướng đến việc đạt được giải thoát. Giải thoát có nghĩa là thoát khỏi  điều này - loại thân thể vật lý này với tất cả những lèo lái sinh học của nó và v.v… - và để có loại thân thể của một chúng sanh giải thoát hay Giác Ngộ: được làm bằng ánh sáng, và v.v…, và không phải là chủ thể của những giới hạn này. Thế nên, thường thường chúng ta muốn giải thoát và Giác Ngộ một cách hà tiện, không cần phải từ bỏ những loại khoái lạc thân thể này, như nó là. Cho nên đây là một sự hiểu biết sai lầm.

Xem mục lục