Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (14)


Xem mục lục
CHUYỂN HÓA TÂM (PHÁT KHỞI TÂM TỪ BI) 
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14
Nguyên tác: TRANSFORMING THE MIND (Teaching on Generating Compassion)
Anh Ngữ: Geshe Thupten Jinpa
Việt Ngữ: Chân Huyền dịch

 

CHƯƠNG V

PHỤ LỤC I:

TÁM BÀI KỆ CHUYỂN HÓA TÂM

của Geshe Langri Thangpa

 

Với quyết tâm thành tựu ước nguyện cao quý
 
Mang lợi lạc tới cho chúng sanh
 
Quý giá hơn bảo châu như ý
 
Tôi xin trân quý lý tưởng này không ngừng nghỉ.
 
 
 
Khi nào tiếp xúc với mọi người
 
Tôi xin được coi mình thấp kém hơn tất cả.
 
Và tự thâm tâm
 
Tôi xin kính quý hết mọi tha nhân.
 
 
 
Tôi xin nguyện thẩm xét tâm mình
 
Ngay khi các khổ đau vừa hiện khởi
 
Ngay khi chúng có thể nguy hiểm cho người
 
Xin cho tôi đối trị và ngăn chặn được chúng.
 
 
 
Khi tôi thấy những con người khó chịu,
 
Bị khổ đau và phiền não thống trị
 
Xin cho tôi coi họ như người thân
 
Như bảo châu hiếm khi tôi được gặp.
 
 
 
Khi người ta vì ghen ghét
 
Đã lạm dụng, vu cáo, miệt thị tôi
 
Xin cho tôi nhận phần thua thiệt
 
Và tặng họ phần thắng lợi vinh quang,
 
 
 
Khi nào người tôi đã giúp đỡ
 
Hoặc tôi đã hy vọng nhiều
 
Cư xử tệ hại khiến tôi khổ tâm
 
Xin cho tôi vẫn thấy họ là bậc thầy quý.
 
 
 
Tóm lại, tôi xin hiến tặng lợi lạc và niềm vui
 
Cho tất cả các bà mẹ ruột thịt hay mẹ gián tiếp của tôi
 
Xin cho tôi lặng yên nhận chịu
 
Tất cả những khổ đau của hiền mẫu
 
 
 
Xin cho các ước nguyện kể trên
 
Không bị bát phong làm ô nhiễm
 
Xin được hiểu thấu tánh huyễn của các pháp
 
Để được tự do, không còn chút dính mắc nào.

 


 

 

PHỤ LỤC II

 

 

ĐẠO ĐỨC CHO THIÊN KỶ MỚI

 

Pháp thoại của Đạt Lai Lạt Ma
 
ngày 10 tháng 5 năm 1999
 
 

 

Tại Royal Albert Hall, Luân Đôn, Anh quốc

 

Diễn từ giới thiệu của Lord Rees-Mogg,
 
 

 

cựu chủ bút tạp chí Times:

 

Kính bạch Đạt Lai Lạt Ma, thưa quý ông quý bà.

Thật là một hân hạnh lớn lao và xúc động cho tôi được nói lời giới thiệu trong dịp này. Kính thưa Đức Đạt Lai Lạt Ma. Người Anh chúng tôi nhìn ngài không những là một vị thầy tâm linh cao cả, mà còn giống như một vị bằng hữu. Nơi đây, ngài đang được bao quanh bởi các bạn hữu và những người ái mộ ngài.

Cuộc đời của ngài, một trong mấy vị thầy tâm linh vĩ đại của thời đại này, như Thánh Gandhi đã nói, đó không chỉ là một đời sống tâm linh, mà là một cuộc đời cần thiết để tham dự vào tiến trình lịch sử và sự thống khổ của dân tộc ngài mà chúng tôi, dân tộc Anh Cát Lợi, hết sức ngưỡng mộ, thông cảm và quan tâm.

Trong cuộc sống của chính Ngài cũng như của dân tộc ngài, chúng tôi nhận diện được sự kết hợp – duy nhất trên thế giới - của lòng từ bi và sự can trường. Ngài chính là người đã bắc được những nhịp cầu trong cộng đồng thế giới, nhưữg cây cầu giữa các tôn giáo – và theo tôi, đó là những điểm son trong sự giảng dạy cao quý của ngài.

Ngài đã phối hợp được lòng trung thành cùng tín ngưỡng của riêng mình, với sự hỉeu biết sâu rộng và lòng thương mến các truyền thống tôn giáo khác trên thế giới.

Bây giờ cũng là thời kỳ khó khăn cho toàn cầu, thời kỳ mà chúng ta lại bị chiến tranh và rối loạn de dọa. Chúng ta đều có ý thức về tình huống khốn khó của dân tộc Tây Tạng, những khổ đau đang diễn ra tại Nam Tư (Yugoslavia) và nhất là tại Kosovo. Trong cuốn sách mới nhất, ngài đã đưa thêm ý kiến về chuyện thiết lập một “Vùng hòa bình” trên thế giới, ở những nơi có nhiều nguy hiểm và rạn nứt nhât. Chúng tôi xin hoan nghênh ngài buổi chiều hôm nay, đặc biệt như một vị rao truyền ý kiến hòa bình là phương pháp hay nhất để giải quyết các vấn đề của thế giới.

Chúng tôi công nhận cao hơn tất cả mọi thứ, các bài giảng về tâm linh và đạo đức của ngài đều chứa nhiều chân lý, và bốn đểm đặc sắc, 4 dấu ấn của ngài, có lẽ là “Khiêm cung, nhân bản, kiên trì và từ bi”. Với lòng biết ơn sâu xa, chúng tôi xin chào mừng ngài đã tới đêm nay, bậc đạo sư tâm linh và vị sứ giả của hòa bình.

 


 

 

PHÁP THOẠI CỦA ĐẠT LAI LẠT MA

Thưa quý anh chị em,

Tôi rất hân hạnh được có cơ duyên gặp gõ và nói chuyện cùng quý vị hôm nay.

Tôi nhân cơ hội xin cảm ơn Tibet House Trust đã tổ chức buổi này. Tôi cũng xin cảm tạ các thành viên thuộc cộng đồng Tây Tạng đã hát mở đầu, khiến cho tôi nhớ tới quê hương chúng ta.

Tôi lại đặc biệt muốn diễn tả sự cảm kích sâu xa của tôi với Lord Rees-Mogg về những lời giới thiệu tuyệt với của ngài. Ngài ca ngợi tôi nhiều quá tới nỗi tôi tưởng như chân mình không còn đứng trên mặt đất được nữa.

Tôi cũng muốn nói câu này với nghĩa đen: cái ghế này quá cao, chân tôi không để xuống sàn được. Vậy tôi xin phép bỏ giầy ra và ngồi khoanh chân lại. Ồ, thật là dễ chịu hơn nhiều!

Trước đây tôi đã nói chuyện trong thính đường này một lần. Tôi nhớ rât rõ, lúc đó có một người bạn xưa nhất và thân nhất của tôi hiện diện, đó là Edward Carpenter, khoa trưởng đại học Westminster, nay đã quá vãng. Tôi luôn luôn kính trọng và rất ngưỡng mộ ngài.

Bây giờ ngài không còn đây nữa, nhưng tôi vẫn nhớ tới ngài, cũng như nhớ tới những người bạn khác đã ra đi. Tôi cảm thấy ấm áp, và sẽ còn luôn luôn thấy như vậy.

Chuyện này chứng tỏ thời gian đang di động. Từ năm này quan năm nọ, từ tháng ngày qua tháng khác, từng giờ, từng phút, từng giây, lúc nào cũng có chuyển dịch, khong bao giờ ngưng. Không ai có thể làm cho thời gian đứng lại được, không có cách nào kiểm soát được nó.

Điều mà chúng ta có thể làm chỉ là dùng thời gian sao cho xứng đáng, có tính cách xây dựng hay dùng nó một cách tiêu cực để phá hoại. Chọn lựa là vấn đề của chúng ta, quyết định trong tay ta.

Tôi nghĩ chuyện rất quan trọng là ta nên dùng thời gian cho tốt lành. Tôi tin rằng cuộc sống có ý nghĩa là để tạo hạnh phúc cho ta. Những hành động bất thiện luôn luôn mang đau buồn tới trong khi những hành động thiện mang lại phúc lạc.

Đêm nay, có một số bạn tới đây chỉ vì tò mò, không sao cả. Những bạn tới với kỳ vọng nào đó, thì cũng xin đừng mong ước nhiều. Tôi không có chi cống hiến quý vị đâu.

Có khi người ta tới thăm tôi, mang nhiều kỳ vọng quá, như mong được tôi ban cho một thứ ân sủng kỳ diệu hoặc cái gì tương tự, có người lại tìm tới tôi như một lương y.

Tôi thường nói với họ rằng nếu tôi là thầy thuốc giỏi thì tôi đã không bị mụn trứng cá như thời đó. Tôi không tự chữa bệnh được, thì tôi không đáp ứng được sự mong mỏi thiếu thực tế của quý vị đâu. Và tôi muốn nói rõ: chúng ta đều là những con người giống nhau và tôi không phải là một người đặc biệt.

Nhân loại có chung một căn bản, dù chúng ta là người Nam hay Bắc, Đông hay Tây, giàu hay nghèo, có học vấn hay thất học, theo tôn giáo này hay tôn giáo kia, có tín ngưỡng hay là không – làm người, chúng ta có những bản thể giống hệt nhau. Giống nhau về tình cảm, về tinh thần và thể chất.

Về thể chất có thể ta có những khác nhau nho nhỏ ở hình tướng cái mũi, màu tóc vv… nhưng đó là những tiểu tiết. Từ căn bản, chúng ta giống nhau. Và chúng ta có cùng tiềm năng – đó là khả năng chuyển hóa tâm thức và thái độ sống của mình.

Nếu hôm nay chúng ta không sung sướng vì sợ hãi chuyện gì, vì ghen hay vì giận, thì chính những phản ứng đó lại làm cho chúng ta khổ hơn. Hơn nữa, nếu như hôm nay chúng ta cảm thấy hạnh phúc, như thể không có gì phải lo lắng, nhưng rồi moi chuyện cũng có thể thay đổi, trở nên xấu, vì những nguyên nhân không dự đoán được.

Chúng ta giống nhau ở chỗ có thể trải qua những kinh nghiệm tốt hay xấu. Hơn nữa ta có khả năng giống nhau ở điểm có thể chuyển hóa được thái độ của mình.

Tôi nghĩ điều rất quan trọng là nhận biết mỗi người trong chúng ta đều có thể thay đổi để trở nên một con người tốt đẹp và hạnh phúc hơn. Nhận biết được như vậy là chuyện cần yếu.

Giờ đây, tôi để ý thấy nhiều người thật sự hào hứng vì thiên kỷ mới sắp qua. Có một thứ kỳ vọng là khi sang thiên kỷ mới, đời sống sẽ đổi mới, nhiều hạnh phúc hơn. Tôi cho rằng nghĩ như vậy là sai. Trừ khi bạn có thiên kỷ mới trong tâm bạn, chứ cái mới bên ngoài thôi không thay đổi gì nhiều. Chúng ta vẫn có ngày, có đêm, có cùng mặt trăng mặt trời ấy v.v…

Tháng 12 năm ngoái, tôi ghé thăm Paris (thủ đô Pháp quốc), trên tháp Eiffel thấy người ta để số ngày còn lại trước khi hết thế kỷ 20. Điều đó chứng tỏ họ nhiệt thành mong đợi thế kỷ mới. Nhưng tôi nghĩ: “Thật sự thế kỷ mới có khác gì?” Tôi nghĩ rằng cuộc đời cũng tiếp tục giống như cũ thôi.

Tôi cho rằng điều quan trọng nhất là ta chuyển đổi tâm ta để có thể suy nghĩ và quan niệm một cách mới mẻ. Chúng ta nên cố gắng để có một thế giới mội tâm mới. Hàng bao thế kỷ, hàng bao đời, nhân loại đã đầu tư tất cả sức lực vào sự phát triển các phương tiện vật chất, nhờ vào khoa học và kỹ thuật.

Ngày nay tôi nghĩ toàn cầu chúng ta, nhất là tại cách quốc gia Taya phương, chúng ta đạt tới mức sống rất cáo rồi, mà vẫn có bao nhiêu vấn đề, nhất là trong lãnh vực tội ác và bạo động. Tại Anh, Mỹ và các nơi khác, người trẻ tuổi bắn giết kẻ khác mà không vì lý do nào đáng kể. Và trong lãnh vực ngoại giao quốc tế, tôi tưởng như các quốc gia rát quý trọng tự do dân chủ, nhưng sự tự do đó, ngay cả tại cách nước ở Mỹ châu hay Tây Âu, sự thực vẫn dựa vào sức mạnh khá nhiều.

Tôi nghĩ đó là những quan niệm lỗi thời. Ngày xưa, quyền lợi các quốc gia còn có tính cách độc lập riêng rẽ, các cộng đồng ngay như làng xóm, đều có thể tự túc. Trong khung cảnh đó, quan niệm về chiến tranh, về quân đội còn có nghĩa lý: nếu bên ta thắng trận thì bên địch phải thua.

Nhưng ngày nay, tình trạng đó đã thay đổi hoàn toàn. Không chỉ các làng xóm mà ngay cả các quốc gia hay đại lục, cũng không còn độc lập nhiều nữa, nhất là về kinh tế. Trong hoàn cảnh đó, khi tiêu diệt hàng xóm của bạn là bạn tự tiêu diệt. Vậy nene tôi cho rằng lối suy nghĩ và chính sách xưa cũ nay đã lỗi thời!

Còn về lối sống? Mỗi người trong chúng ta đều muốn sản lượng quốc gia tiên tiến. Nếu nó đứng yên thì người ta cảm thấy như có chỗ nào sai trái vậy. Sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ đi đến chỗ không tiến lên được nữa. Hãy coi sự cách biệt giữa các xứ giàu và nghèo.

Nói chung các nước ở phương Bắc thặng dư của cải, nhưng những con người ở các xứ phía Nam cũng giống như người phương Bắc vậy. Tất cả đều sống trên cùng địa cầu, nhưng họ không có đủ nhu cầu căn bản, hầu như còn chết đói.

Đôi khi tôi nghĩ rằng họ đói vì họ đã có những lỗi lầm. Vài quốc gia đó bỏ tiền vào việc trang bị quân sự thay vì phát triển nông nghiệp… và kết quả là bị nạn đói ăn. Nhưng ngay như trong xứ giàu thì khoảng cách giữa người nghèo và các tỷ phú cũng rất lớn.

Vài người bạn Mỹ mới cho tôi biết đây rằng vài năm trước Hoa Kỳ chỉ có chừng 15 tỷ phú, nhưng tôi nghĩ nay con số đó đã lớn hơn nhiều. Số nhà giàu bạc tỷ tăng lên nhưng người nghèo vẫn nghèo và có lẽ nhiều người còn nghèo hơn xưa nữa.

Khoảng cách vĩ đại giữa giàu và nghèo có tính cách toàn cầu, và ngay trong một quốc gia cũng có. Đó không phải chỉ là chuyện thiếu đạo đức mà nó còn là nguồn gốc của nhiều vấn đề thực tế. Vậy thời chúng ta nên giải quyết những chuyện đó, ta cần nâng cao đời sống của những người ở phương Nam và của người nghèo nói chung.

Hơn 15 năm trước, tôi đi thăm các đại học trong xứ này (Anh quốc), tôi được nói chuyện với một chuyên viên về sinh thái và tài nguyên thiên nhiên. Người đó nói với tôi rằng nếu mức sống của người phương Nam được nâng cao như mức sống dân phương Bắc đang được hưởng, thì với nhân số hiện tại của hoàn cầu, ta sẽ có vấn đề không biết tài nguyên thế giới đủ cho bao lâu nữa? Tôi trả lời: “nâng cao mức sống của người phương Nam là một chuyện, chúng ta dù sớm hay muộn, cũng vẫn phải đối diện với vấn đề giới hạn bớt việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên”.

Tôi nghĩ, ta cần phải nhìn lại lối sống của chúng ta. Sinh môi ô nhiễm cũng là một vấn đề quan trọng. Tổ chức các hội nghị đây đó về vấn đề ấy rất tốt, nhưng tôi thấy phải có những biện pháp thực sự và hữu hiệu.

Một lần nữa tôi lại thấy vấn đề này liên hệ tới lối sống. Tại Mỹ châu hay Anh quốc đây, tôi thấy rất nhiều xe hơi trên xa lộ, đa số chỉ có một người trong xe. Hình như mỗi người có một chiếc xe, mỗi gia đình có 2-3 chiếc.

Nay nếu nghĩ tới xứ Trung Quốc, với hơn hai tỷ người, và Ấn độ với khoảng 900 triệu dân. Nếu theo đà này, thì hai quốc gia đó sẽ có tới gần 3 tỷ chiếc xe hơi. Như vậy thật nan giải.

Đó là những vấn đề chung. Đôi khi tôi nghĩ rằng không phải chỉ có tôi mà có hàng triệu người cảm thấy tình trạng ngày nay khá nguy hiểm, nhưng thường tiếngnói của họ không được nghe rõ.

Vậy có lẽ tôi nên nói thay cho nhiều triệu người đang im lặng đó, những ngời chỉ có giọng nói yếu ớt. Nguy thay, chúng ta nhìn thấy tình trạng thực tế đó rồi, nhưng lại có khoảng cách giữa nhận thức với thái độ của chúng ta. Tôi tin rằng hiện thực đã thay đổi, nhưng lối suy nghĩ của ta vẫn vậy, do đó mà có bao nhiêu vấn đề.

Một điểm khác nữa là các vấn đề chúng ta đang gặp phải ở Kosova, ở Bắc Ái Nhĩ Lan và Nam Dương, không phải chỉ là vấn đề mới đây, mà chúng đã phát khởi từ nhiều thập niên, nhiều thế hệ rồi.

Tôi nghĩ rằng khi câu chuyện mới nảy sinh ra, người ta có nhiều cơ hội để thay đổi tình trạng, làm cho nó dịu xuống, thì họ đã không để ý tới mấy. Người ta bỏ quên nó, coi như không có gì nghiêm trọng, mặc cho những người liên quan trực tiếp với nó tự lo thôi. Rồi sau khi vấn đề đã trầm trọng thì quá trễ.

Một khi tình cảm của con người đã không còn kiểm soát được thì rất khó khăn. Thật vậy, theo giáo lý nhà Phật, khi nhân duyên đã tự do phát triển một thời gian dài rồi thì tiến trình sẽ tới một điểm không thể đảo ngược lại được nữa.

Tôi nghĩ rằng nhiều vấn đè của chúng ta đã khởi lên tương tự như vậy. Trong thời gian chúng mới xuất hiện, có nhiều cơ hội để giảm thiể, loại trừ hay đề phòng thì chúng ta lại làm lơ.

Vấn đề xứ Tây Tạng cũng như giống vậy. Trong các thập niên 20, 30, 40 tôi nghĩ chính người Tây Tạng đã quá coi thường hướng đi tương lai của xứ họ. Do đó mà mọi chuyện đã xảy ra, và khi nó đã thành một khủng hoảng hịên thực, nổ tung lên rồi thì đã quá trễ!

Dùng võ lực tất nhiên là phương cách sau cùng. Một khía cạnh của chuyện dùng sức mạnh là nó rất bất ngờ. Dùn bạn khởi đầu chỉ định dùng võ lực có giới hạn thôi, nhưng khi đã có bạo lực thì hậu quả sẽ khôn lường.

Bạo động luôn luôn làm phát khởi bạo lực chống lại nó, hình như tại Kosovo sự thể là như vậy. Nên tôi nghĩ, bạo lực là một phương cách sai lầm, nhất là trong thời đại tiến bộ này.

Xét đoán các chuyện đương thời, ta thấy rõ ràng có gì sai quấy tỏng hãnhử chung của chúng ta. Nếu ta phát triển các hành động chánh đáng, tôi nghĩ chúng ta có thể giảm thiểu nhiều vấn đề, và có thể loại trừ nó nữa.

Đa số các vấn nạn của chúng ta đều do con người tạo ra, đó là sản phẩm của chính chúng ta. Vậy nếu nhân loại dùng những phương pháp thích hợp hơn, với tầm nhìn xa hơn và hiều biết sâu hơn, thì tình trạng này sẽ thay đổi khá nhanh.

Căn cứ vào các kinh nghiệm của thế kỷ này, và những gì ta đã học được từ đó, chúng ta nên thẩm định lại giá trị các thái độ của mình rồi cố gắng thêm để cải tiến mọi chuyện. Như thế, có lẽ thế kỷ mới sẽ được hạnh phúc, hòa bình hơn, loài người thân thiện nhau hơn. Tôi tin chắc như vậy.

Ít nhất so với thời gian đầu thế kỷ 20, tôi nghĩ hôm nay nói chugn, có nhiềudấu hiệu chứng tỏ chúng ta đang có bối cảnh rộng rãi hơn. Ta có thể nói loài người trưởng thành hơn.

Vậy nếu chúng ta tiếp tục gắng sức nữa về hướng đó, qua lãnh vực giáo dục, thì tôi nghĩ thiên kỷ tới sẽ được an bình hơn. Dù sao, khi mong như thế chúng ta cần phải sửa soạn. Khi chúng ta sẵn sàng rồi, thì nhìn về thiên kỷ tới, ta mới thấy hứng khởi. Nếu không có thay đổi gì trong chính con người chúng ta, thì chuyện hy vọng năm mới sẽ mang tơớ đổi thay là chuyện không thực tế.

Tương lai nhân loại tùy thuộc vào thế hệ ngày nay. Vậy mỗi chúng ta có bổn phận phải suy ngẫm về tương lai. Trong bối cảnh đó, tôi xin chia sẻ với thính giả quan điểm của tôi; tương lai nhân loại tùy thuộc rất nhiều vào tư tưởng và hành xử của chúng ta.

Trên đây tôi mới nói tới vấn đề giáo dục.

Ngành giáo dục tân tiến rất tốt, nhưng hình như nó căn cứ theo sự đồng thuận toàn cầu về tầm quan trọng khai triển đầu óc – giáo dục về khả năng tinh thần. Không có sự chú ý vào giáo dục toàn diện một con người, để trở thành một người tốt, có lòng nhân.

Tôi nghĩ tới các cơ sở giáo dục được thiết lập từ ngàn năm trước ở Â châu, trong đó nhà thờ và gia đình coi sóc vấn đề giáo dục luân lý và nuôi dưỡng lòng nhân ái tỏng tim người. Như vậy sự giáo dục mới có thăng bằng.

Nhưng rồi thời gian qua đi, ảnh hưởng của nhà thờ đã giảm thiểu, đời sống gia đình trở nên thiếu ổn định và lắm vấn đề, nên thời nay khía cạnh quan trọng đó trong việc nuôi dạy con cái đã bị coi nhẹ. Hình như không có cơ sở giáo dục nào chăm sóc đặc biệt về đạo đức cho người ta nữa.

Tôi thấy khá rõ là giáo dục hay kiến thức chỉ là một dụng cụ. Người có nó sẽ sử dụng nó để xây dựng hay phá hoại tùy theo động cơ trong người họ. Một nền giáo dục chỉ đào tạo các bộ óc thông minh mà thôi có thể tạo ra thêm nhiều vấn đề. Và đối với các cá nhân thì khi có nhiều tư duy và tưởng tượng quá mức, tâm thần họ có thể đi tới chỗ lụn bại!

Nếu một đứa trẻ được giáo dục tốt về khả năng tinh thần, lại tình cờ có bố mẹ hiền lương, có trách nhiệm, vừa thương yêu vừa dạy con có kỷ luật, thì mọi chuyện sẽ rất tốt trong chiều hướng xây dựng. Tôi hy vọng trong tương lai, ngành giáo dục sẽ chú trọng hơn tới sự phát triển từ tâm và tình yêu nơi con người. Tôi nghĩ đó là điều cần thiết.

Từ mẫu giáo lên tới đại học, tôi nghĩ ta cần dạy trẻ những vấn đề liên quan tới đời sống của cá nhân trẻ, kể cả vai trò của các em trong xã hội và gia đình. Không có cái đó, bạn không thể là một con người hạnh phúc, gia đình bạn cũng không có hạnh phúc, và xã hội cũng vậy. Cha mẹ cũng có trách nhiệm trong vấn đề này.

Tôi cũng hy vọng trong tương lai sẽ có ít vụ ly dị hơn, nhất là nhữgn cặp đã có con cái. Đối với trẻ em, tôi nghĩ cha mẹ đặc biệt cần có một cuộc hôn nhân hạnh phúc và bền chặt. Như vậy, qua kinh nghiệm của họ, họ có thể hướng dẫn cho con em về những lợi ích của tình yêu, từ tâm và lòng nhân ái.

Tôi cũng muốn thêm điều mà tôi nghĩ có ích, là ta phải cho trẻ biết khi chúng vướng vào một tình huống đối nghịch nào, thì cách hay nhất là giải quyết chuyện đó bằng đối thoại, chứ không bằng bạo động. Bạo động thì có bên thắng bên thua, nhưng trong thế giới ngày nay, điều đó không còn thực tế nữa, như tôi đã nói trước đây.

Nếu quyền lợi là chuyện phân chia rõ ràng, điều lợi lạc của tôi chẳng liên quan gì tới bạn, thì có thắng có thua là đúng. Nhưng điều này không thể xảy ra vì ngày nay quyền lợi của chúng ta đều có tương quan chặt chẽ. Vậy giải pháp khả dĩ của chúng ta là sự tương nhượng đồng đều 50-50 hoặc có lẽ 60-40 mà thôi.

Vì không thể có một phe hoàn toàn thắng, nên chuyện đối thoại với nhau là cần thiết. Muốn giải quyết một vấn đề, bạn cần để ý tới những gì đối phương quan tâm đến, và nghĩ tới lợi ích của họ. Trong cái nhìn sáng suốt đó, bạn gắng tìm giải pháp.

Ta nên bắt đầu dạy trẻ lối đối thoại này ngay ở lứa tuổi rất nhỏ, huấn luyện cho chúng khả năng biện luận cho các quan điểm khác nhau. Theo phương pháp đó, trẻ sẽ tập cách đối thoại và quan niệm đó sẽ từ từ thấm vào chúng. Đối thoại là phương pháp thích hợp, có hiệu quả và thực tế.

Trong xã hội loài người, lúc nào cũng có sự xung đột, bất đồng ý kiến. Ngay trong chính mình, có khi buổi sáng ta hoàn toàn bị một ý tưởng chi phối, tới chiều, ta lại có ý nghĩ hoặc khác hẳn hoặc đối nghịch với ý tưởng đó. Đôi khi sự xung đột này cực kỳ khó khăn. Những đối nghịch nội tâm có thể đưa người ta tới chỗ tự tử.

Vậy nên khi nào bạn có hai tư tưởng đối nghịch nhau, cádhc hay nhất là bjn suy nghĩ theo cả hai luận cứ rồi tìm cách tổng hợp các điểm xung đột. Tôi nghĩ cả hai đều có những sức mạnh trái chiều nhau, ngưng nếu ta có thể mang chúng gần lại, tìm được thanưg bằng cho cả hai, là có tiến bộ rồi.

Hơn nữa, nếu ta khôn ngoan nhìn rõ và vượt qua được sự trái nghịch ấy thì ý tưởng mới mẻ sẽ hiện ra, như thế sự xung đột lại có ích. Nó lại là nền tảng cho sự tiến bộ. Chỉ khi nó quá đáng, ta không kiềm chế được và diễn tả ra bằng bạo lực thì nó mới có hại thôi.

Một khi trẻ em đã phát triển được thói quen tốt đó, thì khi nào có xung đột, chúng sẽ biết đối ứng ngay bằng cách đối thoại chứ không bằng bạo lực, đánh đấm. Tôi đã nói với vài thính chúng rằng, được huấn luyện như thế, khi trẻ tan học về nhà mà thấy cha mẹ cãi nhau, chính trẻ có thể tìm cách thuyết phục cha mẹ rằng họ làm vậy là sai quấy.

Tôi nhgĩ rằng giáo dục người ta như vậy, ngày nào đó tất cả chúng ta sẽ hiểu rõ rằng loài người là một giống vật sống quây quần và trong xã hội, lợi ích cá nhân phải tùy thuộc vào lợi ích chung, trong đó mỗi cá nhân chúng ta phải là một con người tử tế, nhạy cảm, vàlà một công dân tốt.

Như vậy, cá nhân sẽ được an bình, gia đình và xã hội cũng vậy. Khi có sự dị biệt xảy ra, chúng ta sẽ bàn thảo, chia sẻ với nhau những lo lắng trong tinh thần hòa bình và than hữu.

Sự phát triển thái độ đó có giá trị nền tảng và nhân bản: Con người có trách nhiệm, biết lo cho người khác và có tâm bao dung. Ta có thể coi đó là những đức  tính căn bản. Tin vào tôn giáo hay không là chuyện của mỗi người, nhưng dù có tôn giáo hay không, khi làm người, ta là một phần tử của nhân loại.

Nếu không có các tính thiện kể trên ta không thể hạnh phúc được… Vậy, ta không thể bỏ lơ, coi thường những chuyện có ảnh hưởng trực tiếp lên hạnh phúc của ta.

Chúng ta có thể gọi các giá trị nhân bản ấy là “đạo đức thế tục”, vì nó không thuộc vào tôn giáo nào. Thế tục đây không có nghĩa bài bác tôn giáo, mà có ý nói: tín ngưỡng chỉ có tính cách cá nhân.

Tôi nghĩ rằng chúng ta thực sự cần cố gắng nhiều để quảng bá, khuyến khích những giá trị nhân bản này. Phát triển đạo đức là chuyện nên làm vì tôi tin rằng bản chất con người vốn dễ thương.

Có những ý kiến khác tôi, dĩ nhiên, có một số cho rằng con người có bản chất hung hăng. Nhưng nếu nhìn toàn thể cuộc đời từ lúc sanh ra tới khi chết đi, tôi nghĩ sự hung dữ chỉ lâu lâu mới xảy ra một lần. Ngòai ra, hầu như suốt đời, chúng ta sống với tình cảm và yêu thương.

Cơ thể chúng ta được cấu tạo theo một hệ thống trong đso mỗi tế bào của ta đều hoạt động tốt đẹp hơn nếu như ta có cái tâm bình an. Tâm xao động thường làm cho thân mất quân bình.

Nếu tâm an là yếu tố quan trọng để ta khỏe mạnh, thì cơ thể chúng ta đã được cấu tạo thích hợp với sự hòa bình trong ta. Do đó ta có thể nói bản chất của loài người nghiêng về hướng yêu thương, tử tế nhiều hơn.

Cơ thể chúng ta cũng được cấu trúc để ôm ấp, chứ không để đánh nhau. Hãy coi bàn tay mình: nếu nó được dùng để đánh đấm, theo tôi, nó phải cứng như sừng trâu.

Quan trọng hơn nữa, theo y khoa, những tuần lễ đầu tiên của em bé mới sanh rất quan trọng cho sự phát triển của bé. Vì bộ óc em phát triển rất nhanh, và sự tiếp xúc của bé với mẹ hay một người khác trong thời gian đó là yếu tố quan trọng nhất để trí óc bé được lành mạnh.

Chuyện này chứng tỏ cả thể chất chúng ta cũng khao khát tình thương của người khác. Các phản ứng kể trên đều cho ta thấy mình cần tình thương của nhân loại ra sao.

Về phương diện tâm thần, ta nhận thấy khi ta từ bi hơn, thì tam ta dễ bình an hơn.

Khi nghĩ tới người khác, tam ta sẽ rộng mở và các vấn đề cá nhân của mình sẽ trở nên vô nghĩa. Mặt khác, nếu ta chỉ nghĩ tới “tôi, tôi, tôi”, tinh thần ta trở nên nhỏ hẹp một vấn đề bé xíu sẽ trở thành vĩ đại.

Khi nghĩ tới người khác và chia sẽ cái khổ đau của họ, có thể lúc đó bạn cũng bồn phiền, nhưng đó là chuyện tự nguyện. Trong thâm tâm, bạn có can đảm, tự tin và sức mạnh nội tại khi bạn quan tâm tới khổ đau của người khác. Ngược lại, khi bạn đau khổ vì những vấn đề khởi lên dù bạn không muốn, thì chuyện đó trùm lên bạn. Giữa hai cái khổ trên có sự khác biệt lớn lắm.

Theo kinh nghiệm nhỏ bé cua tôi, càng quán từ bi, càng nghĩ tới vô số chúng sanh đang khổ, tôi càng thấy có thêm sức mạnh nội tâm. Rồi khi tôi có vấn đề này kia, nó không còn làm phiền tôi bao nhiêu.

Ta càng có nội lực, tự tin, thì sự hãi và nghi ngờ càng giảm bớt, tự động ta sẽ trở nên cới mở hơn. Rồi ta có thể nói chuyện với các bằng hữu anh em thêm dễ dàng, vì khi bạn cởi mở thì họ cũng có đáp ứng tương xứgn.

Trái lại khi chúng ta sợ hãi, thì hận hay nghi ngờ, cánh cửa của trái tim ta đóng lại, thì ta sẽ liên hệ vứoi nhiều nghi ngại. Tôi nghĩ rằng sự điều tệ nhát là t ânghi ngờ người khác và có cảm tưởng họ cũng ngại mình, kết quả là chúng ta trở nên xa cách nhau. Cuối cùng là sự cô đơn, thất vọng.

Đó là nguyên nhân khíen tôi nghĩ lòng từ bi và quan tâm tới người khác là những điều tuyệt diệu. Ván đề là người ta thường hay nghĩ rằng lòng từ bi, yêu thương và bao dung có tính cádhc tôn giáo, những ai không quan tâm tới tôn giáo thường coi thường những giá trị đó. Theo tôi, như vậy là sai lầm.

Tất cả chsung ta đều cần quan tâm tới những giá trị đó nhều hơn. Đó là phương cách duy nhất để sửa soạn đón thiên kỷ mới.

Điểm chính yếu thứ hai tôi muốn nói tới, rất quan trọng là sự hòa đồng và hiểu biết giữa các tôn giáo.

Tôn giáo là đặc điểm của loài người. Thế giới loài vật không có tín ngưỡng. Đức tin khi được xử dụng đúng mức thì có ích lợi, nếu khong nó có thể mang lại tai biến. Lý do là tôn giáo có liên quan tới tình cảm của con người, đôi khi tình cảm chúng ta trở nên chính thống và quá khích.

Vì vậy, chúng ta cần cố gắng nhiều hơn để các tôn giáo lớn trên thế giới giúp cho loài người tiến bộ hơn, phục vụ nhân loại, và cứu lấy địa cầu; trong khi đó chúng ta cũng cố gắng để giảm thiểu những đối nghịch nhân danh tôn giáo.

Trong vài năm nay tôi thực hành theo nhiều phương cách khác nhau để thực hiện chuyện này. Hiện nay có một só huynh đệ trong các tôn giáo khác đang tiếp tay với tôi.

Thứ nhất, là tổ chức các cuộc họp diữa những học giả thuộc các truyền thống để bàn thảo về những điểm tương đồng và dị biệt thuần tri thức.

Thứ nhì, thổ chức những gặp gỡ cho các tín đồ thuần thành thuộc các tôn giáo khác nhau để họ có thể trao đổi kinh nghiệm nội tâm. Chuyện này có ảnh hưởng rất mạnh và cực kỳ hữu ích để hiểu được giá trị của các truyền thống khác với ta.

Trong trường hợp riêng, tôi được gặp linh mục Thomas Merton và các hành giả nghiên túc khác, tôi thật sự được mở mắt về giá trị của truyền thống họ thực hành. Phương pháp này rất có lợi ích cho việc cảm thông và hiểu biết lẫn nhau.

Phương pháp thứ ba là cuộc hành hương đa tôn giáo. Một nhóm người nhiều tôn giáo khác nhau, cùng đi hành hương thăm viếng chung với nhau những địa điểm linh thiêng. Nếu có thể, họ cầu nguyện chung, nếu không, chỉ cần ngồi thiền chung.

Hành hương như vạy là một kinh nghiệm vô cùng quý giá và sâu xa. Trong dịp tới thăm Lộ Đức (Lourdes) phía Nam nước Pháp. Đi như hành hương chứ không phải du lịch, tôi đã uống nước thánh và đứng trước tượng Mẹ Maria. Tôi nghĩ tại đây, ngay địa điểm này, đã có hàng triệu người tới xin ân sủng, an bình và đã được hài lòng.

Khi ngắm tượng Mẹ Maria, tôi khởi lên niềm kính ngưỡng sâu xa đối với Thiên chúa giáo, vì tôn giáo này đã đem lại lợi ích cho hàng triệu người. Thiên Chúa giáo có thể có triết lý không giống chúng tôi, nhưng đó là chuyện khác. Giá trị giúp ích và làm lợi cho loài người của tôn giáo ngày là chuyện rất rõ ràng.

Vì vậy tôi có kinh nghiệm thấy được sự ích lời của các cảm xúc sâu xa về tôn giáo khách tại những địa điểm linh thiêng. Một số các bạn Thiên chúa giáo đã đáp ứng đề nghị này, năm ngoái có vài anh em thân hữu đạo Chúa đã tới Bồ Đề Đạo tràng vài ngày. Chúng tôi người tin Phật kẻ tin Chúa đối thoại với nhau và mỗi sáng sớm chúng tôi cùng ngồi quán tưởng dưới cây Bồ Đề, thật là một sự kiện lịch sử.

Tôi nghĩ có lẽ từ thời Bụt và Chúa ra đời (hơn 2500 và 2000 năm trước), đây là lần đầu tiên có một cuộc hội ngộ như vậy.

Phương pháp thứ tư là tổ chức những kỳ họp mặt như hồi giữa thập niên 1980 tại Assisi, Ý quốc. Các nhà lãnh đạo tâm linh thuộc nhiều truyền thống cùng tới đọc kinh trên cùng diễn đàn, rồi trao đổi với nhau về một đề tài đặc biệt.

Tại Assisi, đề tại là vấn đề môi sinh. Sự kiện này rất có ý nghĩa đối với hàng triệu tín đồ mỗi tôn giáo, khi họ tháy các nhà lãnh đạo của họ dự phần vào việc trao đổi thân thiện và cùng đưa ra thông điệp hòa bình như các tôn giáo khác.

Đó là 4 phương pháp tôi xin đề nghị để chúng ta có thể cổ võ cho sự hòa đồng tôn giáo. Có một điểm khác mà tôi muốn chia sẻ với các bạn bữa nay. Chúng ta đã nói chuyện về việc phát triển tinh thần chăm sóc cho người khác, chia sẻ các vấn nạn với họ và cố giảm thiểu lòng thù hận.

Chúng ta không nên có thái độ thù ghét nào đối với một cá nhân nào trong gia đình hay ngoài xã hội, đối với cả nhân loại, vì lòng sân hận chính là thứ phá tan hạnh phúc và hòa bình của ta. Chúng ta cần một thứ như “giải giới” trong nội tâm. Với sự giải giứoi này và chánh niệm về chiến tranh, quan niệm về quân sự và hủy diệt sẽ trở nên lỗi thời.

Trên căn bản đó, chúng ta cần nghiêm chỉnh nghĩ tới việc giảm thiểu vũ khí. Trước hết là võ khí nguyên tử. May thật là một khởi đầu tuyệt diệu. Chương trình này không nên chỉ giới hạn vào các đầu đạn nguyên tử mà nên tìm cách hủy hết các loại vũ khí đó đi.

Chúng ta còn cần cố gắng nhiều. Rồi từ từ, thế giới chúng ta sẽ không còn cần quân sự nữa. Chúng ta sẽ có một thế giới vô võ khí. Tôi cho ta nên có mục tiêu xa như thế. Tôi không nói rằng thế giới sẽ làm được chuyện này ngay, trong vài trường hợp có thể nó cần nhiều thế hệ, nhưng tôi cho rằng tư tưởng này đáng để vào trong đầu ta.

Dĩ nhiên thể nào cũng có mọt số những con người bá đạo. Để đối phó với họ chúng ta cần một thứ lực lượng quốc tế. Chúng ta đã có tổ chức gìn giữ nền hòa bình quốc tế như vậy trong Liên Hiệp Quốc.

Trước hết chúng ta nên thành lập một lực lượng võ trang giới hạn cho từng vùng, gồm một số nhỏ lực lượng di động có phẩm chất và hiệu năng để kiểm sóat các nước hội viên. Nếu có tranh cãi, lực lượng này có thể hành động như một biện pháp đối phó. Tuy nhiên, không xứ nào được có quân đội riêng.

Tỷ dụ như tại Cóta Rica, 50 năm nay họ được an hưởng là xứ không võ trang. Bằng cách này, theo tôi, sự giải giới nội tâm sẽ đi cùng với sự giải giới võ khí.

Tôi nghĩ điều lợi thứ nhất của chuyện này là chúng ta sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền. Mỗi trái bom hay hỏa tiễn đều rất đắt giá. Vậy nếu có tranh chấp trong nhiều tuần nhiều tháng thì sẽ tốn kém rất nhiều.

Thay vì phí tiền bạc vào việc phá hoại nhau, chúng ta nếu dùng nó một cách xây dựng như làm nhà thương, trờng học cho các xứ nghèo, thì lợi ích biết bao.

Không phải chúng ta chỉ tiết kiệm được tiền tài mà ta còn ngăn ngừa được mức độ ô nhiễm nữa.

Tôi hay nói đùa rằng các xưởng thay vì làm xe tăng thì sản xuất xe ủi đất dễ hơn. Các khoa học gia làm việc cho quân đội, thay vì đem bộ óc siêu quần vào việc phát trỉen các phương tiện tàn phá, họ có thể đỏi sang một bình diện xây dựng. Làm như thế, họ xứng đáng lãnh lương gấp đôi ngay!

Chúng ta nên suy nghĩ như thế nếu chúng ta quan tâm tới phúc lợi của nhân loại trong tương lai. Theo tôi, chúng ta nên bớt háo hức về thiên kỷ mới mà nên có các suy tư hướng nội, sửa soạn chúng ta nhiều hơn cho thời đại mới đó.

Ở lứa tuổi tôi, tôi thuộc vào thế kỷ này, và sau cùng tôi đã sẵn sàng từ biệt nó. Vậy nên thế hệ trr hơn sẽ tạo hình cho thế kỷ sau đây. Xin các bạn trẻ hãy suy tư cho cẩn thận, đừng bị xúc động hay bị vướng mắc gì, xin hãy suy tư theo bình diện rộng rãi và có viễn kiến đường dài. Đó là điều rất, rất quan trọng.


VẤN ĐÁP

Hỏi:

Thưa ngài. Tôi vật lộn với các ý nghĩ crua tôi vè Kosovo. Một mặt tôi không muốn thấy một sự giết hại nào, mặt kia tôi lại nghĩ thế giới tây phương không thể làm ngơ tình trạng tại đó.

Tôi cũng có ý thức về tình trạng như vậy ở Tây Tạng, Miến Điện, Rwanda (Phi Châu) vân vân… Liệu chúng ta có trách nhiệm về việc làm của chính phủ không? Chúng tôi phải hành động ra sao để làm cho dân Serbs và Albanians ở Kosovo đỡ khổ?

Đạt Lai Lạt Ma:

Trong mấy tuần qua nhiều người đặt câu hỏi này với tôi, nhất là những người thuộc các vùng đó, rất mong được tôi khuyên bảo họ. Nhưng tôi không phải là một chuyên gia về chuyên này. Hiểu biết của tôi chỉ căn cứ vào báo chí…

Các tỏ chức như NATO tại Tây phương tỏ ra quan tâm tới sự vi phạm nhân quyền và sự khổ đau của dân Kosovo, dĩ nhiên rất tốt. Họ cố gắng để ngăn lại sự diệt chủng của dân thiểu số, một chính sách thực sự kinh hoàng.

Một số người lớn tuổi còn nhớ việc đảng Đức quốc Xã tiêu diệt dân Do thái trong thế chiến thứ hai. Tôi cho là phản ứng của các nước như vậy rất tốt và làm cho chúng ta phấn khởi.

Từ căn bản, tôi luôn luôn chống lại võ lực, lý do thì tôi đã nói rồi.

Có cách nào để ta có thể ngăn được những thống khổ của loài người trong các trường hợp hiện nay? Tôi không biết! Thật là khó khăn! Theo tôi, như tôiđã nói, bây giờ đã quá trễ. Chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội khi trước.

Nhưng trên kinh nghiệm của Kosovo, ngày nay chúng ta nên chú ý tới những vùng khác có thể sắp bị khủng hoảng để mà tìm cách phòng ngừa.

Hỏi:

Thưa ngài, càng ngày càng có nhiều áp lực lên tuổi trẻ phải cạnh tranh trong việc học ở phương Tây, vì vấn đề thiếu việc làm và thiếu quân bình về tâm linh. Làm sao để thay đổi được? Ngài có cho rằng chúng tôi đã đi quá xa và khó mà thay đổi được tiến trình này?

Đạt Lai Lạt Ma:

Tôi khôn gtin là đã trẻ. Nếu trong xã họi, chúng ta thay đổi căn bản suy tư và đối phó với các vấdn để, nếu cả xã hội thay đổi thì ta còn khả năng. Dùng cho khó khăn tới đâu, ta cũng không nên mất hy vọng và tin tưởng.

Lạc quan là chuyện rất quan trọng. Nếu bạn cảm thấy không thể làm gì vì có nhiều khó khăn quá, thì chính sự tự ý chịu thua, sự bi quan đó sẽ là nguyên nhân thực sự của thất bại.

Đừng để ý tới chuyện bạn thành công trong một thời gian ngắn, hay trong kiếp này, nếu đó là việc đáng làm, thì bạn cứ nên thử. Ít nhất sau đó bạn không hối tiếc. Nếu ta rút lui vì gặp khó khăn thì ta sẽ luôn luôn ân hận.

Hỏi:

Xin ngài cho biết có hỗ trợ cho ý kiến “một tín ngưỡng toàn cầu, một tôn giáo cho tất cả?”

Đạt Lai Lạt Ma:

Bạn muốn nói gì? Tất cả các tôn giáo nên hịêp nhất? Đôi khi tôi gọi Lòng Từ Bi các ái là tôn giáo toàn càu. Nhưng nếu bạn, bạn cho nó cái ý nghĩa là ta nên tạo ra một tôn giáo phổ cập, bằng cách lấy của tôn giáo này, tôn giáo kia một số tư tưởng, thì tôi nghĩ đó là chuyện điên rồ.

Một tôn tíao nên giữ các truyền thống riêng biệt để mỗi đạo có sắc thái riêng duy nhất. Như vậy các triết thuyết và các truyền thống khác nhau sẽ làm hài lòng nhiều loại người khác nhau.

Tôi cho rằng khởi đầu có nhiều tôn giáo là vì loài người vốn có những tình cảm khác biệt. Một tôn giáo duy nhất không thể làm hài lòng tất cả mọi người. Ta cần có nhiều tôn giáo.

Đồng thời, tôi cũng đã nói, có vài khác biệt căn bản giữa các ton giáo. Gần đây tại Argentina, tôi tham dự một hội luận về tôn giáo và khoa học với một vị giám mục, một khoa học gia và một y sĩ.

Khi tới lượt tôi phát biểu, tôi vừa mới nói rằng đạo Bụt không quan niệm có một đấng sáng tạo, và luật duyên sinh không có điểm khởi đầu. Vị giám mục đã tỏ ra ngạc nhiên vì ông vẫn nghĩ là đạo Phật cũng chấp nhận Thưọng Đế là đáng sáng tạo. Ông ta nói lên một cách rất vui vẻ: “Ồ, nếu vậy thì không có căn bản đối thoại giữa Thiên chúa giáo và Phật giáo”.

Tôi nói với ông ta là có sự khác biệt căn bản mà cũng có các phép hành trì chung, như về lòng nhân ái, thương yêu, tha thứ và hài lòng chẳng hạn. Đối với một số người, ý niệm về đấng sáng thể rất mạnh, vì đó là một vị đầy lòng từ bi bác ái, và ngài là đấng sáng tạo ra đời sống con người. ý tưởng hay khiến cho họ rất thân cận với Thượng Đế và chúng ta tưởng như nếu muốn đạt được ý nguyện của ngài thì ta cũng phải có bác ái nhân từ.

Các tông đổ chân chất của đạo Chúa phải thể hiện được tình yêu và lòng bác ái đói với đồng loại. Đso là ý nghĩa đích thực của tình yêu Thượng đế. Nếu người nào không quan tâm tới việc thể hiện lòng yêu thương với đồng loại mà chỉ nói tới “Chúa cao cả” thì tôi cho là đạo đức giả.

Để làm một con chiên tốt, bạn phải thực hành lòng bác ái, tình yêu thương và bao dung, như trong Thánh Kinh đã viết: “Nếu bị người ta tst bên má này thì chìa má kia ra”. Trong đạo Phật cúng tôi gọi đó là thực hành Hỷ Xả. Vậy có khá nhiều điều tương tự trong đạo Phật và đạo Kỳ-Na (Jain) quan niệm không có một đấng sáng thế mà mọi sự vật đều tùy thuộc vào trádch nhiệm của mõi cá nhân. Quan niệm đó chỉ là một lối nhìn có hiệu quả đối với một số người nào đó thôi. Vậy chúng ta có thể nói mỗi tôn giáo đều có một con đường đặc thù để tạo nên những con người thiện lành.

Hỏi:

Thưa ngài, đôi khi sự chọn lựa của chúng ta hầu nưh đã được định trước vì các nhân duyên. Chúng ta có tự do tới mức nào để chọn lựa?

Đạt Lai Lạt Ma:

Khi nói tới luật duyên sinh, chúng ta nói về nguyên tắc phổ cập áp dụng cho mọi sự mọi vật. Mỗi thứ đều do các duyên mà hiện khởi lên. Trong bối cảnh đặc biết của các sinh vật, chúng ta nói tới các hành động của cá nhân như một phần các duyên đó.

Các cá nhân là những phần tử hoạt động tham dự vào việc tạo duyên có nghĩa là họ có ý thức về sự lựa chọn các hành động họ làm.

Có một cách thức lựa chọn khác: dù cho người đó có thể đã có một hành vi đặc biệt tạo nên một chuyển động nào đó thì hành vi ấy cũng không đủ tạo ra một cái quả. Cần có nhiều nhân duyên phụ mới đủ để đưa tới kết quả. Trong quan niệm đó, chúng ta có một tự do nào đó để ít nhất ảnh hưởng tới các duyên.

Hỏi:

Thưa ngài, án tử hình luôn luôn là đề tài thảo luận của quần chúng. Ngài nghĩ sao về chuyện này?

Đạt Lai Lạt Ma:

Tôi chống lại án tử hình. Tôi nghĩ chuyện đso rất tệ và nó làm cho tôi buồn phiền. Mỗi khi nhìn thấy hình các tử tội đang chờ chết, tôi rất bứt rứt và khó chịu.

Bạn đã biết tôi nghĩ rằng mỗi người ai cũng đều có những cảm xúc phiền não, đều có tiềm năng hận thù hay giận dữ khá lớn trong ta. Vì hoàn cảnh, vài chuyện xảy ra cho những người đáng thương đó khiến họ hành động theo cảm xúc, nhưng tôi nghĩ họ cũng có tiềm năng tốt lành trong họ. Vì thế cách tốt nhất là đừng từ bỏ các tội phạm, nên mang họ trở về xã hội, cho họ cơ họi để tự cải thiện và chuyển hóa.

Tôi có nghe tại nhà tù Tihar bên Ấn Độ, chính phủ dạy cho các tù nhân thiền tập và kết quả rất tốt, nhiều người tự nguyện giúp các tù nhân, huấn luyện họ về tâm linh. Hội Ân Xá Quốc Tế đang vận động triệt để cấm án tử hình và tôi đã ký tên vào đề nghị đó.

Hỏi:

Cái giận từ đâu tới?

Đạt Lai Lạt Ma:

Tôi nghĩ mỗi triết thuyết có một giải thích khác nhau. Theo quan ddieerm đạo Phật, cái giận (sân hận) có gốc rễ là sự ngu si (vô minh). Gần hơn, tôi nghĩ giận dữ tới từ sự ràng buộc. Ta càng quyến luyến ràng buộc, càng dễ giận dữ.

Cái giận cũng như các cảm xúc bất thiện khác, là một phần của tâm ta. Mặt khác, lòng từ bi bác ái cũng là một phàn tâm mình. Vậy điều quan trọng là ta biết phân tích các ý tưởng của mình. Những ý nào có ích lợi? Những tưởng nào có hại?

Sau khi chúng ta tự xét mình theo cách đó, ta sẽ thấy có một só ý tưởng trái nghịch nhau. Tỷ như giận ghét trái ngược với yêu thương tử tế. Rồi ta tự hỏi coi kết quả của sân si là gì, của từ bi bác ái là gì.

Nếu bạn thấy lòng nhân hậu có ích lợi, thì bạn hãy tìm cách làm cho nó tăng tiến lên, như một lực đối lại với sự thù hận. Nếu những ý tưởng thiện đó tăng trưởng, thì số lượng các tư tưởng nghịch chúng sẽ bị giảm đi. Đó là cách huấn luyện tâm.

Không được huấn luyện như thế, mỗi chúng ta đều có những tư tưởng thiện và bất thiện, cả hai loại đều mạnh như nhau. Các nhân duyên này sẽ kích thích các cảm thọ thiện lành, nhân duyên kia sẽ kích thích cái xấu ác.

Dẫu sao khi ta có ý thức cố gắng thì ta có thể thay đổi tình trạng, đó là ý nghĩa của sự Chueyển hóa Tâm. Tôi nghĩ rằng bất kể là người có tín ngưỡng hay không, khi bạn càng nuôi dưỡng lòng từ bi các ái thì lại càng thêm hạnh phúc và bình an. Diện mạo của bạn sẽ bình thản hơn, và dù cho có nghe tin dữ, nó cũng không làm phiền bạn nhiều lắm. Đây là phương cách rất lợi lạc. Mặt khác nếu bạn bị thống trị bởi sân hận hay phiền não thì khi có tin tốt tới, có khi bạn lại cũng lại khó chịu!

Vì chúng ta ai cũng đi tìm một cuộc sống hạnh phúc, tôi cho là việc suy tư và xét nét các ý nghĩ của mình là chuyện đáng làm. Ta nên dùng các tư tưởng thiện lạnh của ta một cách hữu dụng nhất và nên giảm thiểu các tâm phiền não.

Đó là cách ta luyện tâm. Tôi nghĩ ai thực nghiệm chuyện ngày cũng đều có ích lợi cả. Dù bạn giàu hay nghèo, chúng ta có cùng một loại trí óc và chúng ta cũng có một phòng thí nghiệm trong tim và đầu mình. Cuộc thí nghiệm này lại không tốn kém chi hết. Mọi thứ đều có đây, đều có sẵn trong bạn.

Ngay cả những người nghèo, kể cả các hành khất cũng làm được chuyện này. Thực vậy, trong thời xa xưa, vài thiền sư đã sống đời hành khất, nhưng tâm họ thì giàu có vô cùng./.

Xem mục lục