Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (14)


Xem mục lục

LỜI NÓI ĐẦU

Tác phẩm này là một bản dịch những câu kệ gốc của Bức Thư của Bồ tát Long Thọ gởi cho Vua Gautami-putra cùng với những ghi chú giải thích căn cứ trên ba bình giảng của Jetsun Rendawa Shonnu Lodo, Đại Đức Lozang Jinpa và Đại Đức Rongton Sheja Kunrig. Jetsun Rendawa Shonnu Lodo (1349-1412) là một học giả nổi tiếng của phái Sakya và là một trong những vị thầy của Tôn Giả Je Tsongkhapa. Bình giảng của ngài về Suhrïllekha của Thánh Long Thọ, được hầu hết học giả Tây Tạng xem là một trong những bản uy tín nhất. Bình giảng của Đại Đức Lozang Jinpa, một vị tăng của phái Gelug ở Tu viện Tashi Lhunpo được sách này dựa vào rất nhiều. Thật ra, bình giảng của Lobsang Jinpa căn cứ trên bản của Jetsun Rendawa. Bình giảng thứ ba được dùng hầu hết để làm rõ nhiều điểm, được Đại Đức Rongton Sheja Kunrig (1367-1449), một học giả nổi tiếng của phái Sakya và là người sáng lập của Tu viện Nalanda ở Tây Tạng.

Những ghi chú giải thích dùng như bình giảng cho bản văn này không phải là những bản dịch trực tiếp của ba bình giảng bằng tiếng Tây Tạng nói ở trên, mà tổng hợp nội dung của chúng như đã được Đức Ngài Sakya Trizin giải thích. Những ghi chú này là từ một số thời giảng pháp và về sau được viết lại với mục đích làm rõ nội dung của những bài kệ. Phác họa trình bày nội dung bức thư là một bản dịch được dùng trong bình giảng của Jetsun Rendawa.

Bản văn Sanskrit của Suhrïllekha không dài. Tuy nhiên, có nhiều bản dịch Tây Tạng của nó đã được lần xuất bản, ba bản dịch ra tiếng Trung Hoa và bản dịch trước đây ra tiếng Anh. Bản dịch Tây Tạng được dùng ở đây được xuất bản bởi A. Sonam ở Varanasi, Ấn Độ, 1971. Bản in này được dịch sang tiếng Tây Tạng bởi Sư trưởng người Ấn Sarvajnadeva và dịch giả Tây Tạng Vande. dpal. brtsegs.

Lời cầu nguyện thành tâm của chúng tôi là tác phẩm này sẽ có công dụng đặt mọi người vào con đường của Pháp.

Tháng Chín, 1975
Dehra Dun, Ấn Độ 
Những người dịch

Xem mục lục