Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (30)


Xem mục lục

KINH ĐẠI BÁT NHÃ TOÁT YẾU  
Ngài Tam tạng Pháp sư CƯU MA LA THẬP, dịch chữ Phạn ra chữ hán  
Sa môn THÍCH THIỆN HOA dịch lại chữ Việt và lược giải 


LƯỢC GIẢI 

 

Nguyên đề mục kinh nà có mười chữ: 

"Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa tâm kinh"; gọi tắt là:Tâm kinh" 

MA HA:Trung Hoa dịch âm chữ Phạn "Maha", dịch nghĩa là "Đại" (lớn), Đa (nhiều) và "thắng" (hơn). 

BÁT NHÃ:Trung Hoa dịch âm chữ Phạn "Prajnà"; vì không có chữ dịch cho cân xứng, nên chỉ dịch nguyên âm (Bát Nhã). 

Bát Nhã có nhiều nghĩa sâu xa, nhưng tóm lại có sáu nghĩa: 

1. Viễn ly: Xa lìa các vô minh phiền não vọng chấp 

2. Minh: Sáng, không mờ tối 

3. Trí: Thông suốt 

4. Huệ: Sáng tỏ 

5. Trí huệ: Sáng tỏ thông suốt 

6. thanh tịnh: Trong sạch không nhiễm ô. 

Bát Nhã có nhiều nghĩa như vậy, nếu lấy một nghĩa thì không được đúng lắm, nẹ6n các dịch giả chỉ để nguyên âm chữ Phạn. 

Tuy nhiên, trong sáu nghĩa trên đây, nếu đem so sánh và cân nhắc, thì có thể dùng tạm nghĩa "Trí huệ", vì nghĩa Trí huệ có phần rõ ràng vá xác đáng hơn hết. 

Nhưng, cần phải chọn lọc thật kỹ, bỏ các loại Trí huệ sau đây, mới đúng với nghĩa của chữ "Bát Nhã". 

1. Trí huệ thế gian: Trong thế gian, những người học rộng thấy xa, thông minh lanh lợi khôn khéo lịch duyệt, hay giỏi mọi phương diện, thiên hạ gọi là người "Trí huệ". Nhưng Trí huệ đó là Trí huệ của thể tục phàm phu, không phải là "Trí huệ Bát Nhã". 

2. Trí huệ ngoại đạo: Chúng ngoại đạo tu thiền định lâu ngày cũng có Trí huệ (xem bài Thiền tôn trong Bộ Bản đồ tu Phật ) biết được việc quá khứ hiện tại và vị lai, thần thông biến hoá vô cùng, nhiều pháp kỳ lạ. Nhưng Trí huệ đó là tà Trí huệ, không phải "Trí huệ Bát Nhã". 

3. Trí huệ Nhị thừa: Hàng Thinh văn và Duyên giác do tu pháp Tứ đế và Thập nhị nhơn duyên mà đặng đạo quả. Các vị nàyđã khỏi sanh tử luân hồi, thần thông tự tại và có Trí huệ biết được việc quá khứ hiện tại và vị lai. 

Nhưng Trí huệ đó thuộc về Trí huệ Tiểu thừa, chỉ thấy về "ngã không chơn như" (thiên không), chớ chưa thấy được "pháp không chơn như", nên cũng không phải "Trí huệ Bát Nhã". 

Trừ ba loại Trí huệ trên, duy có Trí huệ của Phật hay của Đại thừa Bồ Tát, mới phải là "Trí huệ Bát Nhã". 

Công dụng của Trí huệ Bát Nhã, như mặt trời chiếu phá các mây mù vô minh vọng chấp (ngã, pháp). Bởi thế nên Trí huệ Bát Nhã chiếu soi các pháp, thì pháp nào cũng đều bỏ hình giả dối, mà hoàn lại tướng chơn thật. Tướng chơn thật của các pháp đã hiện, tức là chơn như hay chơn lý của vũ trụ hiện ra vậy. 

Trí huệ Bát Nhã saün có trong mổi chúng sanh từ vô thỉ đến nay, không phải do tu mới có, hay nhờ các duyên bên ngoài luyện tập mà thành. Dù ở địa vị phàm phu, nó cũng không giảm, dù chứng quả thánh, nó cũng không tăng. Nó không bị các vô minh phiền não phá hoại, trái lại còn phá tiêu tất cả vô minh phiền não từ vô thỉ đến nay. Nó phá một cách dễ dàng và rốt ráo, như gió thổi mây bay, như mặt trời chiếu sương mù tan. Bởi thế nên gọi là "Bát Nhã Ba La Mật Đa" (Trí huệ rốt ráo). 

Trí huệ Bát Nhã có công năng như chiếc thuyền, đưa chúng sanh từ bên này bờ mê muôi triền phược của phàm phu, đến bên kia bớ giác ngộ giải thoát của chư Phật, nên Cổ nhơn cũng gọi là "thuyền Bát Nhã". 

Muốn giản biệt Trí huệ Bát Nhã, để khỏi lầm lộn với Trí huệ của phàm phu, ngoại đạo và Tiểu thừa, chúng tôi dịch nghĩa chữ "Bát Nhã" như sau: 

1. Trí huệ Phật (Trí huệ của Phật tánh hay chơn tâm) 

2. Trí huệ Bát Nhã (dùng cả chữ Phạn và chữ Hán) 

3. Trí huệ rốt ráo (Bát Nhã Ba la mật) 

Bát Nhã có ba loại: 

a. Văn tự Bát Nhã: tức là "học Bát Nhã". Hành giả nhờ học văn tự nghĩa lý kinh Bát Nhã mới ngộ được Lý tánh Bát Nhã cũa mình. 

b. Quán chiếu Bát Nhã: Tức là "tu Bát Nhã". Sau khi đã ngộ được Lý tánh Bát Nhã, hành giả phải tu tập; nghĩa là quán sát chiếu soi các pháp đều "không" 

c. Thật tướng Bát Nhã: Tức là "Chứng Bát Nhã". Sau khi tu tập, đến lúc công viên quả mãn rồi, hành giả chứng được tướng chơn thật của Bát Nhã. 

Tu chứng Bát Nhã có ba giai đoạn: 

1. Gia hạnh Bát Nhã: Tăng gia công hạnh tu Bát Nhã. Nghĩa là sau khi hạ thủ công phu tu tập, hành giả phải tăng gia công hạnh, mới đặng Trí huệ Bát Nhã. 

2. Căn bản Bát Nhã: Tức là thể tánh Bát Nhã, tuy saün có trong mỗi chúng sanh, nhưng phải nhờ có tu hành mới được hiển lộ. 

3. Hậu đắc Bát Nhã: Tức là diệu dụng Bát Nhã, do hành giả sau khi chứng đặng "căn bản Bát Nhã" rồi mới được diệu dụng này. 

*** 

BA LA MẬT ĐA: Trung Hoa dịch âm chữ Phạn "Paramita", có hai nghĩa: 

1. Đáo bỉ ngạn: đến bờ bên kia. Trí huệ Bát Nhã có công năng đưa chúng sanh từ bờ mê muội triền phược của phàm phu bên này, qua đến bờ giác ngộ giải thoát của chư Phật bên kia, nên gọi là "Bát Nhã Ba La Mật Đa" 

2. Cứu cánh viên mãn: hoàn toàn rốt ráo. Theo tục ngữ Ấn Độ, phàm làm việc gì khi đã hoàn toàn viên mãn, thì gọi là "Ba La Mật Đa". Trí huệ Bát Nhã là loại Trí huệ đã rốt ráo viên mãn, nên gọi là "Bát Nhã Ba La Mật Đa". 

TÂM:Chữ "Tâm" có nhiều nghĩa: 

1. Tâm: Quả tim, như "tâm can tỳ phế thận"; 

2. Tâm: Chứa nhóm và sanh khởi, như "tập khởi tâm"; 

3. Tâm: Chứa nhóm, như "Tập tích tâm"; 

4. Tâm: Sanh diệt không gián đoạn, như "đẳng vô gián tâm"; 

5. Tâm: Nhớ nghĩ lo lường, như "tư lương tâm"; 

6. Tâm: Rõ ràng phân biệt, như "minh liễu phân biệt tâm"; 

7. Vọng Tâm: Tâm hư vọng sanh diệt ; 

8. Chơn Tâm: Tâm chơn thật, như "bản thể chơn tâm"; 

9. Tâm: Toát yếu hay tinh yếu, như chữ "trọng tâm". 

Tóm lại, chữ "tâm" tuỳ ở trong đề mục kinh này, thì nên dùng nghĩa "tinh yế", "toát yếu" hay "trong tâm" mới là chính xác. Vì Phật nói kinh Đại Bát Nhã đến 600 quyển, trải qua thời gian 22 năm mới rồi (nhị thập nhị niên Bát Nhã đàm); kinh này (chỉ có 260 chữ) là trong tâm hoặc toát yếu hay tinh yếu của kinh Đại Bát Nhã, nên gọi là "Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa tâm kinh". 

*** 

KINH: kinh điển hay giáo lý, do Phật hoặc Bồ Tát nói ra. Chữ "kinh" có nhiều nghĩa, nhưng tóm lại cóp ba nghĩa như sau: 

1. Thường: Không thay đổi. Chơn lý của Phật không thay đổi, dù Phật quá khứ, hiện tại, vị lai cũng đều nói chơn lý như vậy. 

2. Dường canh: Đường chỉ xuôi trong tấm vải. Nhờ sợi chỉ xuôi, xâu kết các sợi chỉ ngang, để làm thành một tấm vải. Còn kinh là sự tổng hợp ghi chép các lời nói của Phật hoặc Thánh hiền. 

3. Hợp (khế): Kinh Phật hợp với "chơn lý của vũ trụ" và hợp với "căn cơ trình độ của chúng sanh". Cũng một bộ kinh, mà tuỳ theo trình độ của mỗi người jẻ hiểu cao, người hiểu thấp. Tuy sự hiểu ngộ cao thấp không đồng, nhưng y theo kinh tu hành, đều được khỏi khổ sanh tử luân hồi, không sót một người nào. Kinh Phật có những đặc điểm như vậy, nên gọi là "khế kinh". 

Tóm lại, "Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa tâm kinh" là "Kinh toát yếu kinh Đại Bát Nhã". 

Nói về danh, Tướng, Thể, Dụng của kinh này: 

Danh: tên kinh này dùng pháp "Bát Nhã" làm tên 

Tướng: Kinh này lấy "Đại thừa" làm giáo tướng. 

Thể: Kinh này lấy "Thật tướng" làm thể 

Dụng: Kinh này lấy "độ thoát khổ ách" làm dụng 

Tôn chỉ: Kinh này lấy "quán chiếu" làm tôn chỉ 

*** 

Tên của dịch giả: Ngài Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang. 

TAM TẠNG PHÁP SƯ: Tam tạng là ba kho tàng; vì có công năng trùm chứa văn nghĩa của Phật pháp, nên gọi là "Tạng". 

1. Kinh tạng chép những lời Phật dạy hay những lời của các vị Bồ Tát nói ra. 

2. Luật tạng chép những giới và luật của 7 chúng (Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Thức xoa và Ưu bà tắc, Ưu bà di) 

3. Luận tạng chép những nghị luận chánh tà, phân biệt chơn vọng của các vị Bồ Tát và chư Tổ. 

Thầy giảng Kinh thì gọi là "Pháp sư" 

Thầy giảng Luật thì gọi là "Luật sư" 

Thầy giảng Luận thì gọi là "Luận sư" 

Ngài Huyền trang thông suốt cả ba tạng và giảng dạy cả Kinh, Luật, Luận nên gọi Ngài là "Tam Tạng Pháp sư" (vị Pháp sư thông suốt ba tạng). 

HUYỀN TRANG: Ngài họ Trầøn tên Vĩ ở đất Yên sư, tỉnh Lạc Dương. Ngài rất thông minh, xuất gia khi 13 tuổi, học đủ kinh điển. Đến năm Trinh Quán thứ ba, Ngài phát tâm qua Ấn Độ học Phật pháp đén 15 năm, rất thông về "pháp tướng Duy thức học". Ngài học được 657 bộ kinh. Đến năm Trinh Quán thứ 19, Ngài về Trung Hoa. Vua Đường Thái Tôn rất mừng, thỉnh Ngài ở lại chùa Hoàng Phước dịch kinh. Ngài dịch được 75 bộ, cộng là 1335 quyển. Ngài hưởng thọ 75 tuổi. Vua Cao Tôn dựng tháp Ngài thao kiều Ấn Độ tại chủa Từ Ân, công đức của Ngài thật là vô tận. (xem bộ Huyền Trang do Võ đình Cường soạn, Hương Đạo xuất bản) 

Kinh này có năm nhà dịch từ chữ Phạn ra chữ Trung Hoa, nhưng bản dịch của Ngài Huyền Trang truyền bá được thạnh hành hơn hết. 

*** 

PHẦN DUYÊN KHỞI 

CHÁNH VĂN 

Ngài Quán Tự tại Bồ Tát, sau khi đi sâu vào Trí huệ Bát Nhã rồi, thấy năm uẩn đều "không" (Bát Nhã), nên không còn các khổ. 

LƯỢC GIẢI 

Đoạn thứ nhứt, nói: Bồ Tát dùng Trí huệ Bát Nhã, thấy các pháp đều không (Bát Nhã) nên không còn các khổ. 

Tất cả chúng sanh vì mê bản thể chơn tâm thanh tịnh của mình, nên vọng hiện ra có thế giới và chúng sanh.cũng như ngưới mê ngủ chiêm bao, nên thấy có các cảnh vật. 

Chúng sanh chấp các cảnh vật đó là thật, nên khởi ra tham, sân, si tạo đủ các nghiệp, rồi sanh tử luân hồi chịu đủ kiểu khổ sở. Cũng như người dương chiêm bao, vì chấp cảnh vật trrong chiêm bao là thật, nên sanh ra vui buồn đủ chuyện. 

Bồ Tát dùng Trí huệ Bát Nhã, thấy rõ các pháp (thế giới, chúng sanh) đều không, do vô minh vọng tưởng hiện ra, nên Bồ Tát không còn bị các khổ bởi vô minh vọng tưởng. Cũng như người đã thức giấc chiêm bao, thấy rõ cá cảnh vật trong chiêm bao đều không có, nên không cò bị khổ vui bởi cảnh chiêm bao. 

Tóm lại, chúng sanh vì chấp năm uẩn thật có, nên mới chịu các hkhổ sở. Bồ Tát dùng Trí huệ Bát Nhã thấy năm uẩn đều không, nên không còn bị các khổ. 

GIẢI DANH TỪ 

QUÁN TỰ TẠI BỔ TÁT: NGÀI Huyền Trang Pháp sư dịch là "Quán Tự Tại Bồ Tát"; Cựu dịch: "Quán Thế Âm Bồ Tát" 

Quán Tự Tại, có hai nghĩa: 1. Quán rõ các pháp đều do tâm biến hiện, nên chúng sanh được quả tự tại, 2. Quán biết căn cơ của chúng sanh, nên sự giáo hoá được tự tại. 

BỔ TÁT: Trung Hoa dịch tắt chữ "Bồ Đề Tát Đoả". "Bồ Đề" dịch là "Giác"; "Tát đoả" dịch là "Hữu tình"; nghĩa là chúng hữu tình đã được giác ngộ. Có ba nghĩa: 

1. Phần tự lợi:Tức là "Hữu tình giác", nghĩa là chúng hữu tình đã giác ngộ, nhưng chưa được hoàn toàn như Phật. Vì cò vi tế sở tri ngu, nên giác mà còn hữu tình. 

2. Phần lợi tha: Tức là "Giác hữu tình"; nghĩa là phần minh đã giác ngộ, rồi giác ngộ cho chúng sanh. 

3. Phần tự lợi, tự tha: Tức là "Tự giac, giác tha"; nghĩa là trên cầu đạo Phật để giác ngộ cho mình, dưới giáo hoá chúng sanh. 

Nghĩa thứ nhứt, túc là "Trí", nghĩa thứ hai tức là "Bi", nghĩa thứ ba cả Bi và Trí. Bồ Tát "Bi, Trí" gồm đủ. "Lý, Sự" vô ngại, nên gọi là "Quán Tự Tại Bồ Tát". 

ĐI SÂU VÀO TRÍ HUỆ BÁT NHÃ:Tức là Bồ Tát đã thâm nhập Trí huệ Bát Nhã. 

NĂM UẨN ĐỀU KHÔNG: Hàng Nhị thừa phá cái chấp ngã; nhưng cò chấp pháp; nghĩa là thấy không có "ngã", nhưng còn năm uẩn. Hàng Đại thừa Bồ Tát, thì ngã pháp đều phá; nghĩa là ngã đã không mà năm uẩn cũng không. 

Năm uẩn là: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Ngài Huyền Trang dịch là "ngũ uẩn". Chữ "uẩn" là "chứa nhón"; nghĩa là năm món này tích tụ chứa nhóm làm thân và làm tâm. 

Cựu dịch là "ngũ ấm". Chữ "Ấm" là che đậy; nghĩa là năm món này che đậy chơn tâm thanh tịnh, như mây che mặt nhựt. 

Tóm lại, tất cả sự vật trong vũ trụ, không ngoài thế giới và chúng sanh. Thế giới chúng sanh không ngoài Sắc (vật chất) và Tâm (tinh thần). 

Sắc tức là sắc uẩn: tâm tức là tâm uẩn: thọ, tưởng, hành, thức. Bởi thế nên nói "năm uẩn đều không", tức là nói "thế giới và chúng sanh hay tất cả sự vật trong vũ trụ đều không". 

KHỒ: các khổ vô biên nhưng tóm lại có ba món khổ: khổ khổ, hoại khổ và hành khổ; hay tám món khổ là: sanh khổ, lão khổ, bịnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, oán tắng hội khổ, ngũ ấm xí thạnh khổ, cầu bất đắc khổ (xem Khổ đế trong quyển Tứ Diệu Đế, do hương Dạo xuất bản).  

Xem mục lục