Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (21)


Xem mục lục

QUÁN SÁT CÁI ĐỐT CHÁY VÀ CÁI BỊ ĐỐT CHÁY

 

若燃是可燃

作作者則一

若燃異可燃

離可燃有燃

10.1

Nếu cái đốt cháy và cũng là chất liệu có thể cháy (cái bị đốt cháy),

Thì chủ thể tạo tác và đối tượng thụ nhận tạo tác hẳn là đồng nhất.

Nếu cái đốt cháy dị biệt với chất liệu có thể cháy,

Thì khi tách rời khỏi cái bị đốt cháy, vẫn cứ tồn tại cái đốt cháy.

 

如是常應燃

不因可燃生

則無燃火功

亦名無作火

10.2

Như thế: Cái đốt cháy tự nó cháy thường xuyên,

Không cần nhân tố phát sinh từ chất liệu cháy.

Tất nhiên nó không cần nhóm lửa,

Cũng được gọi là lửa không điều kiện tạo tác.

 

燃不待可燃

則不從緣生

火若常燃者

人功則應空

10.3

Nếu cái đang cháy tự nó không cần chất liệu cháy,

Thì hẳn là: Nó không cần điều kiện tạo tác nào để khởi sinh.

Nếu lửa tự nó là cái gì tự cháy thường xuyên, vô điều kiện,

Thì hẳn người ta có tác động vào cũng như không.

 

若汝謂燃時

名為可燃者

爾時但有薪

何物燃可燃

10.4 

Nếu người cho rằng lúc lửa đang cháy,

Là lúc nó được gọi là "cái có thể cháy",

Vậy thì lúc chỉ có củi thôi,

Thì cái gì sẽ đốt cháy "cái có thể cháy" đó?

 

若異則不至

不至則不燒

不燒則不滅

不滅則常住

10.5

Nếu cái đốt cháy và chất liệu cháy là hai thể dị biệt, thì chúng không thể đi đến chỗ đồng nhất (lửa) được,

Không đồng nhất thành lửa được, thì tất nhiên không cháy,

Không cháy thì tất nhiên nó không tắt,

Không tắt thì cái đốt cháy và chất liệu cháy cứ như thế mãi sao?

 

燃與可燃異

而能至可燃

如此至彼人

彼人至此人

10.6

Nếu cái đốt cháy và chất liệu có thể cháy là hai thể dị biệt,

Mà có thể đi đến chỗ đồng nhất thành lửa cháy được,

Như đàn ông đến với đàn bà,

Và đàn bà đến với đàn ông.*

 

______*(Hai câu sau được dịch theo nghĩa của bản tiếng Anh-Tạng: "Như đàn ông đến với đàn bà, Và đàn bà đến với đàn ông":

/ji ltar bud med skyes pa dang //skyes pa'ang bud med phrad pa bzhin //gal te shing las me gzhan yang //shing dang phrad du** rung bar 'gyur /

6. Just as a woman connects with a man and a man too with a woman, although fire is other than wood, it is fit to connect with wood. (Romanization and Literal English Translation of the Tibetan Text by Stephen Batchelor)

. Văn bản chữ Hán: "Như người này đến với người kia, người kia đến với người này-Như thử chí bỉ nhân, bỉ nhân chí thử nhân-如此至彼人,彼人至此人". Nghĩa của bản Hán văn làm rơi mất ý nghĩa "Dị biệt" mà câu đầu lấy làm giả thiết. Với ý nghĩa "dị biệt" này, sẽ dẫn đến mâu thuẩn luận lý: Hai cái "dị biệt" thì sẽ không thể nào đi đến chỗ thành một cái "đồng nhất" được_ dù đàn bà đến với đàn ông, hay đàn ông đến với đàn bà, thì cũng không thể thành ra cái thứ ba nào đó đồng nhất giữa đàn bà và đàn ông được______

 

若謂燃可燃

二俱相離者

如是燃則能

至於彼可燃

10.7

Nếu cho rằng: Cái đốt cháy và chất liệu có thể cháy,

Là hai thể cách ly với nhau.

Thì cũng như cho rằng: Cái đốt cháy hẳn tự nó có khả năng

Tìm đến chỗ chất liệu có thể cháy ấy*.

______*Hệ luận_Điều này không thỏa đáng: Lửa không tự nó tìm đến chỗ có vật liệu có khả năng cháy được, mà cần phải có một tác nhân nào đó tác động vào, như: có người châm ngòi, hay gió thổi đến mang nó đi đến chỗ cái mà nó có thể đốt cháy_____

 

若因可燃燃

因燃有可燃

先定有何法

而有燃可燃

10.8

Nếu cho rằng: Chất liệu cháy là nguyên nhân, vì có chất liệu có khả năng cháy, thì mới cháy được.

Hoặc cho rằng: Cái đốt cháy là nguyên nhân, vì có đốt thì mới cháy được.

Thì trước hết phải xác định:

Cái nào là nguyên nhân cho sự cháy của cả hai.

 

若因可燃燃

則燃成復成

是為可燃中

則為無有燃

10.9

Nếu cho rằng: Chất liệu cháy là nhân tố tạo tác, vì có chất liệu có khả năng cháy, thì mới cháy được,

Thì có nghĩa là chất liệu ấy "cháy" hai lần: 1. như là nhân tố tạo tác, nó đốt "cháy"; 2. như là chất liệu, nó bị đốt "cháy".*___(Một dạng Đồng nghĩa phản phục_tautology)___

Đồng thời cũng có nghĩa là: Không có chất liệu nào cháy cả, vì nếu là nhân tố tạo tác, thì tự nó đã có thể cháy rồi, không cần chất liệu nào cả.

 

______*"Chất liệu cháy là nguyên nhân, vì có chất liệu có khả năng cháy, thì mới cháy được", bản Hán văn: "Nhược nhân khả nhiên nhiên-若因可燃燃". Chữ "Nhân-因", thường được hiểu theo nghĩa đương đại là "nguyên nhân"(=cause), điều khác biệt giữa cổ ngữ và ngôn ngữ hiện tại này cản trở chúng ta hiểu ý nghĩa thực sự mà văn bản hàm chứa. "Nguyên-元" và "Nhân-因" vốn là hai khái niệm khác nhau (xem chú thích ở 1.1). Dụng ngữ "Nhân--Hetu" ở đây chính là “Nhân tố”, rất trùng khớp với định nghĩa của Aristote về Nhân tố Chất liệu: "Cái như là một chất liệu nội tại mà từ đó một sự vật được hình thành nó" (Aristote, Metaphysica 5). Ý nghĩa “Nhân tố” vốn nội hàm trong chữ Hán cổ “Nhân-因”, và ở đây nó có ý nghĩa: lửa là cái nội tại để hình thành ra chính nó. Chỉ có ý nghĩa này mới có thể minh giải rõ ràng được mệnh đề luận lý mà Nagarjuna đã đề ra:

"Nếu cho rằng: Chất liệu cháy là nhân tố tạo tác vì có chất liệu có khả năng cháy, thì mới cháy được,thì có nghĩa là chất liệu ấy "cháy" hai lần: 1. như là nhân tố tạo tác, nó đốt "cháy"; 2. như là chất liệu, nó bị đốt "cháy"". (Nếu hiểu theo nghĩa "nguyên nhân", chỉ có một lần "cháy thôi, và mệnh đề luận lý này của Nagarjuna không thành lập được, hoặc thành lập theo một ý nghĩa mâu thuẩn khác).

 . Mệnh đề luận lý của Nagarjuna đánh thẳng vào điểm ngộ nhận tự nhiên (naturalistic fallacy)giữa "Nguyên-元”: nguyên do gây sự cháy, một cái khác gây ra" và " Nhân-因": Nhân tố tạo tác sự cháy, chính nó là sự cháy, cái đốt cháy (“Sabhaya hetu”-Đồng loại nhân). Điều này tạo ra mâu thuẩn luận lý như Nagarjuna đã phân tích, trong nhiều trường hợp khác cũng như thế, mâu thuẩn luận lý phát sinh từ chính cấu trúc ỡm ờ vốn có của ngôn ngữ và trong chính cấu tạo của nhận thức.

______

 

10 

若法因待成

是法還成待

今則無因待

亦無所成法

10.10 (Cũng như thế:)

Nếu mọi tồn tại phải chờ một nhân tạo tác nào đó để hình thành chính nó,

Thì nó phải chờ một sự hình thành cách xa với chính nó.

Cái gì hiện đang tồn tại hẳn nhiên không chờ nhân tố nào nữa để hình thành,

Mà cũng chẳng có chỗ nào để hình thành ra nó (thêm một lần) nữa.

 

11 

若法有待成

未成云何待

若成已有待

成已何用待

10.11

Nếu cái gì tồn tại phải chờ một nhân tố tạo tác để hình thành chính nó,

Thì lúc nó còn chưa hình thành, thì làm sao mà chờ?

Nếu hình thành xong thì nó mới có thể chờ,

Đã hình thành rồi, thì cần chi phải chờ nữa?

____*"Nếu cái gì tồn tại phải chờ một nhân tố để hình thành chính nó-Nhược pháp hữu đãi thành-若法有待成", Ý này liên tục với ý ở 9, 10 và 11, nên chữ "Nhân-因-Nhân tố tạo tác" được hiểu ngầm, câu này đồng nghĩa với câu 10a "Nhược pháp nhân đãi thành-若法因待成", với chữ "Hữu-有" chỉ để nhấn mạnh ý này thêm lên._____

 

12 

因可燃無燃

不因亦無燃

因燃無可燃

不因無可燃

10.12

Có nhân tố và có chất liệu cháy, thì cũng không thể cháy.

Không có nhân tố, thì cũng không thể cháy,

Có nhân tố cháy được mà không có chất liệu cháy, thì cũng không thể cháy,

Không có nhân tố, không có chất liệu, thì cũng không thể cháy.

 

13 

燃不餘處來

燃處亦無燃

可燃亦如是

餘如去來說

10. 13

Cái đốt cháy (lửa) không đến từ chỗ nào ngoài nó,

Chỗ nó đang cháy cũng không có đối tượng bị đốt cháy.

Cái bị đốt cháy cũng như thế,

Những luận giải còn lại có thể thấy tương tự như ở phẩm Chuyển+Động.

 

14 

可燃即非然

離可燃無燃

燃無有可燃

燃中無可燃

可燃中無燃

10.14

Cái bị đốt cháy, tức là cái bên ngoài cái đốt cháy,

Ra khỏi cái bị đốt cháy thì không có cái bị cháy,

Cái đốt cháy, ở ngoài cái bị đốt cháy,

Trong cái đốt cháy không có cái bị đốt cháy,

Vậy thì, trong cái bị đốt cháy cũng không có cái gì cháy được cả.

 

15 

以燃可燃法

說受受者法

及以說瓶衣

一切等諸法

10.15

Hình tượng về cái đốt cháy (chủ thể) và cái bị đốt cháy (đối tượng),

Có thể nói lên ý nghĩa về nhận thức (Thụ-受) và đối tượng của nhận thức (Thụ giả-受者) của con người,

Cùng với những thí dụ về cái bình, cái áo*,

Điều này nói lên ý nghĩa của tất cả mọi tồn tại.

______*"Thí dụ về cái bình, cái áo", Xem chi tiết ở Bát Nhã Đăng Luận, Phần 3. Phê phán luận chứng về Tự Ngã của các học phái khác, Thanh Biện)

 

16 

若人說有我

諸法各異相

當知如是人

不得佛法味

10.16

Nếu có người thuyết giảng rằng: Tự ngã tồn tại,

Và mọi tồn tại đều có tính cách phân định biện biệt.

Thì hãy biết rằng những người như thế,

Chưa nắm được ý vị lặng lẽ sâu thẳm của Phật Pháp.

Xem mục lục