Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (21)


Xem mục lục

Sự tu hành Đại Toàn Thiện làm hoàn thiện những con đường và những địa của sự chứng đắc theo kinh và tantra đã chỉ ra ở hai chương 9 và 10. Phần sau được trích từ Choying Rinpoche’i Dzod, Namkha Longchen, Tshigdon Dzod, Semnyid Rangtrol và Namkha Longsal. Trong những đoạn này Longchen Rabjam giải thích những chứng đắc của sự chứng ngộ “Tâm Giác Ngộ” và bốn thị kiến hay những chứng ngộ đạt được bằng thực hành Thregchod và Thodal. “Bốn thị kiến” là một từ kỹ thuật để chỉ những cấp độ chứng đắc trong Đại Toàn Thiện. Longchen Rabjam so sánh “tâm giác ngộ” và “bốn thị kiến” của Đại Toàn Thiện với những chứng đắc năm con đường và với những hoàn thiện “ba mươi bảy phương diện của giác ngộ” và những Thân Phật như chúng được giải thích trong kinh điển Phật giáo.

TẤT CẢ CÁC THỪA ĐƯỢC BAO HÀM 
TRONG TÂM GIÁC NGỘ CỦA ĐẠI TOÀN THIỆN

Trong Choying Rinpoche’i Dzod Longchen Rabjam nêu lên rằng nghĩa của những giáo lý và những chứng đắc của tất cả chín thừa được bao gồm trong Tâm Giác Ngộ (Byang-Ch’ub Sems), tức là sự chứng ngộ nghĩa của Đại Toàn Thiện Dzogpa Chenpo :

Những giáo lý của những Thừa Thanh Văn, Bích Chi Phật, và Bồ tát là như nhau trong sự kiện rằng,
Bằng cách khẳng định sự không hiện hữu của “cái ngã của con người” và “cái ngã của hiện tượng”,
Người ta chứng ngộ sự tự do như hư không khỏi mọi tạo tác.
Theo những giáo lý của yoga bí mật và vĩ đại tối thượng, Ati
Trong cái bao la như hư không khỏi những phân biệt ta người
Người ta hộ trì một cách tự nhiên trí huệ tự-tỉnh giác, như nó vốn là.
Thế nên mọi chứng ngộ của các Thừa kia được bao gồm trong tinh túy tối thượng này (Tâm Giác Ngộ).
Ba loại (tantra ngoại), kriya, Upa (hay Carya) và Yoga là như nhau trong sự kiện,
Do phương tiện của tánh Như, bổn tôn và những mây cúng dường của sự tham thiền
Người ta đạt sự thành tựu những tịnh hóa của ba cửa này,
Trong chót đỉnh kim cương bí mật, vua của những giáo lý,
Những cái được tri giác, âm thanh và tư tưởng đều thanh tịnh ; chúng là những bổn tôn từ nguồn gốc
Và đó là sự thành tựu sự hoàn thiện của ba cửa. Thế nên
Sự chứng ngộ của những thừa ấy bao gồm trong tinh túy tối thượng này.
Maha, Anu và Ati cũng đồng ý
Rằng bằng cách chứng ngộ thế giới và chúng sanh của hiện hữu hiện tượng là những hóa thần bổn tôn nam và nữ và là những tịnh độ của các ngài,
Và bằng cách tu hành sự không thể phân chia giữa trí huệ bổn nguyên và cõi giới tối hậu,
Người ta đạt bản tánh tối hậu bất biến, trí huệ bổn nguyên tự-khởi.
Trong cái bí mật tối thượng nhất này, mọi sự vốn hoàn thiện như
Lâu đài vô sanh, tịnh độ của pháp giới bổn nguyên lạc phúc,
Nó không có những phân chia trong ngoài và hiện diện khắp và tràn ngập khắp.
Không còn những yếu tố đặc trưng nào để chấp nhận hay chối bỏ.
Tất cả đều giải thoát trong cội nguồn vô biên trong bao la của Pháp thân.
Thế nên mọi chứng ngộ của các thừa này đều bao gồm trong cái tinh túy bí mật vĩ đại này.

NHỮNG CHỨNG ĐẮC BỐN THỊ KIẾN, 
NHỮNG CON ĐƯỜNG VÀ NHỮNG ĐỊA CỦA THODGAL

Bằng cách tiến bộ trong những kinh nghiệm của thiền định ấy, người ta đạt bốn cấp độ thị kiến (sNang-Ba).

(1) Thứ nhất, trong thị kiến “chứng ngộ trực tiếp bản tánh tối hậu”,
Người ta thành tựu những kinh nghiệm chứng ngộ tương đương với “con đường tích tập.”
Người ta tự nhiên tự do khỏi những bám luyến vào thân, thọ, tâm và những hiện tượng,
Những đức hạnh tăng trưởng trong họ và như thế những bất thiện sẽ tự nhiên giảm,
Và do hoàn thiện những tham thiền người ta thành tựu những trí biết trước và thần thông.

(2) Rồi trong thị kiến “tăng trưởng những kinh nghiệm”
Nó tương tự “con đường áp dụng”, người ta hoàn thành năm căn : niềm tin, chuyên cần, tỉnh giác, tham thiền và trí huệ.
Và người ta cũng hoàn thành năm lực, những cái đối trị diệt trừ những mặt nhiễm ô.
Người ta không có rận chí và trứng của chúng và giấc mơ của người ta thanh tịnh.
Sự tái sanh trong những cõi thấp dừng dứt và lời chân lý của người ta trở thành hiện thực.

(3) Bấy giờ trong thị kiến “sự hoàn thiện của tánh giác bổn nhiên sẵn đủ”,
Trong những địa đầu tiên, ở giữa và cuối cùng (của nó),
Người ta chứng ngộ những con đường “Thấy” và “Thiền Định” (cho đến địa thứ tám).
Thị kiến về những tịnh độ, tham thiền và những thứ còn lại
Tăng trưởng và người ta chứng ngộ những đức hạnh của bản tánh thiết yếu.
(Người ta hoàn thiện “bảy chi phần của giác ngộ”)

(4) Bấy giờ người ta (đạt đến) thị kiến “tịch diệt trong bản tánh tối hậu”
Bởi vì trong “ba địa thanh tịnh” (thứ tám đến thứ mười), đám nhiễm ô do ý niệm
Hiển nhiên cạn kiệt và những thân thô cũng cạn kiệt,
Và những tri giác huyễn tưởng hết sạch, thị kiến này được gọi là sự tiêu tan.
Thị kiến này là trí huệ bổn nhiên đại quang minh,
Trong nó ý thức, những nắm bắt (năm thức giác quan) và những ý niệm (thức nền tảng a lại da) được tan biến.
Người ta đạt được sự kiểm soát đối với trí huệ (của vô niệm), những tịnh độ, (thân huyễn của) trí huệ bổn nguyên và những yếu tố đức hạnh (của hoạt động giác ngộ).

NHỮNG CHỨNG ĐẮC BỐN THỊ KIẾN VÀ MƯỜI ĐỊA

Dựa vào những tantra, trong Tshigdon Dzod Longchen Rabjam viết rằng trong “bốn thị kiến”, những chứng đắc mười địa đã được gồm trọn.

Mười địa bao gồm trong sự chứng đắc “bốn thị kiến” của Dzogpa Chenpo…. Khi người đã được đưa vào, giới thiệu vào Đại Toàn Thiện, lần đầu tiên người ấy chứng ngộ chân lý, sự sanh khởi niềm vui trong nó là sự chứng đắc Hoan hỷ địa, tức địa thứ nhứt. Nhận biết (sự chứng ngộ chân lý) như là những thị kiến tự thân là sự chứng đắc “cái Thanh Tịnh”, địa thứ hai (Ly Cấu địa). Có được những kinh nghiệm trong nó là sự chứng đắc “cái Tạo Ra Ánh Sáng”, địa thứ ba (Quang địa). Có những thị kiến về ánh sáng là sự chứng đắc “cái Sáng Chói”, (Diệm Huệ địa), địa thứ tư. Có được những kinh nghiệm trong việc thấy ánh sáng của trí huệ bổn nguyên và đã tịnh hóa mọi nhiễm ô phiền não một cách tự nhiên, để thấy trí huệ bổn nguyên là sự chứng đắc “Người Vô Địch”, địa thứ năm (Nan Thắng địa). Hiện thực hóa (hay thấy) thực tại sáng tỏ một cách trực tiếp là sự chứng đắc “Hiện Thực Hóa”, địa thứ sáu (Hiện Tiền địa). Đã hoàn thiện những kinh nghiệm, đi xa khỏi những nhiễm ô phiền não là sự chứng đắc “Ở Xa”, địa thứ bảy (Viễn Hành địa). Sau khi hoàn thiện trọn vẹn những đức hạnh của những thị kiến, không có chuyển động của những tư tưởng là sự chứng đắc “cái Không Lay Động”, địa thứ tám (Bất Động địa). Thấy mạn đà la đầy đủ trọn vẹn (chư Phật và những tịnh độ) là sự chứng đắc “Trí Huệ Toàn Hảo”, địa thứ chín (Thiện Huệ địa). Đã hộ trì những giác quan của mình trong những thị kiến về trí huệ bổn nguyên, những thị kiến hiện khởi một cách tự nhiên ; bấy giờ, thấy mọi hiện tượng hiện hữu như những đám mây là sự chứng đắc “Đám Mây của Pháp”, địa thứ mười (Pháp Vân địa).

NHỮNG CHỨNG ĐẮC CON ĐƯỜNG 
CỦA BỐN THỊ KIẾN TRONG THREGCHOD

Tổng quát, bốn thị kiến là những chứng đắc có từ sự tu hành Thodgal. Nhưng Thregchod cũng cung cấp một hệ thống để đạt được bốn thị kiến theo Longchen Rabjam. Thế nên, qua sự tu hành Thregchod, người ta cũng hoàn thiện bốn thị kiến cũng như những chứng đắc năm con đường và mười địa.

(1) Nghiệp thiện được tích tập trước kia, lòng tốt của Guru,
Và phương tiện thiện xảo : khi những nguyên nhân tương thuộc này đến cùng nhau,
Bấy giờ “tánh Giác tự-sanh khởi” vô ngại, tự do, đơn giản
Nó là cái không-nắm bắt-ngay khi-khởi, được chứng ngộ trực tiếp.
Đó là đại thị kiến “Chứng ngộ trực tiếp Pháp tánh”.

(2) Do tin chắc rằng mọi cái gán tên, đặt cho bên ngoài và bên trong là Pháp tánh,
Bất cứ cái gì sanh khởi, sẽ không có gì để chối bỏ hay chấp nhận và sửa sang hay chuyển hóa,
Mọi sự sẽ khởi sanh chỉ như sự thực tập của chứng ngộ.
Bấy giờ, khi những kinh nghiệm này được tăng cường,
Người ta sẽ có thể chuyển những hoàn cảnh bất lợi đưa đến sự xác định và phủ định của những hiện hữu trong và ngoài vào con đường.
Do sự hiện khởi của chứng ngộ, giải thoát đạt được, và do trụ trong nó, lạc sẽ thành tựu.
Do có được những kinh nghiệm, các nhãn, trí biết trước, thần thông và các thứ,
Những đức hạnh khác nhau của tánh giác bổn nhiên sanh khởi,
Bấy giờ, đó phải được biết như là thị kiến “sự tăng trưởng của những kinh nghiệm”

(3) Bằng cách mở rộng hơn nữa kinh nghiệm,
Tánh giác bổn nhiên (trở thành) sự sáng tỏ, tánh Không và trí huệ bổn nguyên trần truồng,
Trong đó không có hôn trầm và trạo cử, không có động lay và không động lay,
Không có khác biệt giữa thiền định và xuất thiền định, mà nó luôn luôn không ngừng như một dòng sông.
Khi một mức độ phi thường của những đức hạnh như vậy được hoàn thành,
Đó là sự chứng đắc thị kiến “sự hoàn thiện của tánh giác bổn nhiên”.

(4) Khi người ta không bao giờ lìa khỏi trạng thái này,
Người ta tự do khỏi những sự ý niệm hóa của sự nắm bắt những đặc tính, và siêu vượt những đối tượng của bám luyến, từ bỏ và những đối trị của chúng, và
Mọi sự đồng thời toàn thiện và giải thoát khỏi những nắm bắt chủ định,
Sự bám luyến vào những hiện hữu bên ngoài và bên trong cạn kiệt,
Bấy giờ đó là sự chứng ngộ thị kiến “tan biến vào Pháp tánh”.
Rồi bằng cách đem tánh giác bổn nhiên đến sự hoàn thiện trong bốn thị kiến,
Những sắc thân tan vào Pháp tánh,
Và người ta đạt giải thoát bằng cách siêu vượt khỏi những hình tướng và nắm bắt trống không –
Đó là sự chứng đắc thường hằng trong trạng thái bổn nguyên.

SỰ CHỨNG ĐẮC THREGCHOD VÀ THODGAL

Vì sự thực hành sự hợp nhất cõi giới tối hậu và tánh giác bổn nhiên qua tu hành Thregchod và Thodgal không tách lìa là Đại Toàn Thiện Dzogpa Chenpo, “bốn thị kiến” là những chứng đắc của Dzogpa Chenpo, vừa cả Thregchod và Thodgal.

Những hình tướng xuất hiện của sự sáng tỏ là trí huệ bổn nguyên của Thodgal, và
Sự bình an tự-hiện diện thoát khỏi phóng chiếu và thu hồi
Là tánh Không tự nhiên thành tựu của Thregchod.
Phương diện dừng dứt của tâm là Thregchod.
Sự tự sáng tỏ tự nhiên thành tựu là Thodgal.
Sự hợp nhất của cả hai, nó là tánh giác bổn nhiên tự-khởi,
Là con đường bí mật của Nyingthig (Tinh Túy Sâu Xa Nhất).
Khi mọi tạo tác hoàn toàn bình lặng,
Vào lúc đó trí huệ bổn nhiên tự giác sẽ tự nhiên khởi hiện….
Người bám chấp vào Thregchod và Thodgal
Cho là chúng tách lìa nhau và thực hành theo đó

Thì giống như một người mù khảo sát những hình sắc.
Họ không hiểu nghĩa của cõi giới tối hậu và tánh giác bổn nhiên.
Họ là bè bạn với lũ lừa.
Bằng cách đạt được những kinh nghiệm về bản tánh tối hậu, định tối thượng quang minh sáng rỡ,
Sự chứng đắc cái tối thượng phổ khắp
Người ta hoàn thiện (Bốn Thị Kiến) : (Chứng ngộ) Trực Tiếp (Bản Tánh Tối Hậu), Tăng Trưởng (những kinh nghiệm), sự Hoàn Thiện (của tánh giác bổn nhiên)
Và Tan Biến (vào Pháp tánh)
Và người ta hiện thực hóa bản tánh bổn nguyên.

SỰ CHỨNG ĐẮC KẾT QUẢ RỐT RÁO

Đã hoàn thiện con đường Dzogpa Chenpo, người ta chứng đắc cõi giới tối hậu và có được ba thân.

Đây là con đường giải thoát, sự hoàn thiện của quả :
Khi người ta đã làm hết sạch con đường (tu hành) và những cái cần phải đoạn trừ,
Tâm, những biến cố tâm thức với căn cứ của chúng,
Hết sạch hoàn toàn trong cõi giới tối hậu.
(Bấy giờ) như những mây không che mặt trời,
Từ cõi giới của thân tối hậu, người ta biểu lộ những mạn đà la của những sắc thân
Trong bản tánh của quang minh.
Vào lúc đó, trong bầu trời của cõi giới tối hậu, nó là tánh Không tự do khỏi mọi ý niệm,
Tỏa chiếu Báo thân sáng rỡ với những tướng chánh và phụ.
Đó là sự đạt đến giác ngộ, bản tánh giác ngộ (Phật tánh).
Nó là sự hoàn thiện của (những đức hạnh của Thân Tối Hậu) : mười lực, bốn vô úy, và mười tám pháp bất cọng,
(Những đức hạnh của Hóa thân :) lòng bi không thể quan niệm, những đức hạnh tự nhiên thành tựu,
Và những hiểu biết do thấy chân lý tuyệt đối và tương đối.
Từ đó là sự hoàn thiện của những đức hạnh-như-đại dương của Phật.
Từ trạng thái đó, những phóng chiếu cho thế giới của chúng sanh còn đang tu hành,
Những biểu lộ bất tận trong nhiều hình thức khác nhau,
Xuất hiện cho tất cả, như phản chiếu của mặt trăng trong nước.
Do sự duyên sanh của Nghiệp của những người tu hành và năng lực ban phước của các bậc giác ngộ,
Chúng xuất hiện tương hợp thích đáng.

Xem mục lục