CHỦ ĐỀ VI. ÁP DỤNG THEO THỨ LỚP NHỮNG GIAI ĐOẠN CỦA CON ĐƯỜNG BỒ TÁT
Trong nghiên cứu Bát nhã ba la mật của chúng ta, chúng ta chuyển qua chủ đề chính thứ sáu của cuốn sách. Các bạn nhớ chủ đề thứ tư đến chủ đề chánh thứ tám của cuốn sách là bốn chủ đề về áp dụng. Chủ đề thứ sáu này nói về áp dụng theo thứ lớp cho thực hành bồ tát và chứa đựng mười ba giai đoạn.
Chúng ta đã thấy trong hai chủ đề trước nói về áp dụng cho chứng ngộ thực sự và đỉnh của mỗi con đường liên hệ với con đường một Bồ tát thực sự đi để khai triển và sự thực hành của vị ấy. Chủ đề thứ sáu này sẽ chỉ cho chúng ta họ tự áp dụng theo thứ lớp như thế nào. Một cách căn bản chúng ta nghĩ đến hai loại hành giả. Có những hành giả khả năng chậm lụt và họ cần đi từng bước qua mười ba giai đoạn này. Rồi có những hành giả khả năng bén nhạy được gọi là những người học trong một khoảnh khắc sẽ được bàn trong chương kế tiếp. Chúng ta sẽ thấy những bước khai triển này có thể được áp dụng trong một khoảnh khắc như thế nào.
A – F. SÁU BA LA MẬT
Sáu giai đoạn thứ nhất trong chương nói về sáu ba la mật bố thí, trì giới, kham nhẫn, tinh tấn, thiền định và trí huệ bát nhã. Chúng tạo thành sáu chủ đề nhỏ đầu tiên, và đã được bàn rộng ở trước.
G. CHÁNH NIỆM VỀ PHẬT
Tiếp theo là chánh niệm (TT. trenpa) đặc biệt về Tam Bảo. Chánh niệm thứ nhất là chánh niệm về Phật. Chúng ta cần luôn luôn nhớ trong tâm bậc hoàn thiện nhất, Đức Phật, để cho khi chúng ta đang thực hành chúng ta nghĩ rằng bất cứ điều gì chúng ta làm thì Đức Phật, bậc toàn giác, biết trọn vẹn điều chúng ta đang làm. Thế nên chúng ta cần luôn luôn thực hành cái rất tốt, và cảm thấy Đức Phật biết tất cả việc ấy. Sự thực hành các ba la mật của chúng ta trở thành một cúng dường chúng ta dâng cho Đức Phật toàn giác và hoàn hảo. Nếu chúng ta làm ra những lỗi lầm và trở nên lười biếng hay không chú tâm, chúng ta cũng cần chánh niệm đến Đức Phật và sự toàn giác của ngài và cảm thấy hối tiếc. Bấy giờ chúng ta cần áp dụng nỗ lực để loại bỏ hành động ấy khỏi hiện thể chúng ta. Thế nên điểm này là giữ gìn sự toàn giác của Phật luôn luôn trong lòng và trong đời sống của chúng ta.
H. CHÁNH NIỆM VỀ PHÁP
Chánh niệm tiếp theo là chánh niệm về pháp. Chánh niệm về pháp nghĩa là luôn luôn có trong tâm mình một tỉnh giác về giá trị của pháp. Nghĩ rằng pháp Đức Phật dạy có thể đưa chúng ta đạt đến trạng thái giải thoát trọn vẹn và toàn giác khiến chúng ta chấm dứt khổ đau của sanh tử. Pháp sẽ cho chúng ta những phương tiện đích thực để cứu giúp tất cả chúng sanh. Thế nên chúng ta giữ nó luôn luôn trong tâm và pháp cũng chỉ ra cái gì tốt để làm và cái gì vô ích và tai hại. Thế nên có một chánh niệm thường hằng về pháp sẽ cho chúng ta biết cần khai triển điều này, trừ bỏ điều vô ích.
I. CHÁNH NIỆM VỀ TĂNG
Chánh niệm thứ ba là về tăng. Điều này nghĩa là biết giá trị lớn lao của tăng đoàn thánh trong đời mình. Tăng đoàn thánh là những người bạn và người hướng dẫn của chúng ta, giúp chúng ta vào những con đường hoàn hảo và tiến bộ từ giai đoạn tích tập đến những giai đoạn nối kết, quán thấy, tu tập, và cuối cùng đến giải thoát trọn vẹn. Các ngài có thể làm điều này bởi vì tăng đoàn thánh có trí huệ và những phẩm tính của từ bỏ và chứng ngộ. Những chánh niệm về Tam Bảo này là từ quan điểm của quả. Bấy giờ có ba chánh niệm từ quan điểm của nhân.
J. CHÁNH NIỆM VỀ GIỚI HẠNH
Chánh niệm tiếp theo là về giới hạnh. Bằng cách thường xuyên mang trong tâm sự cần thiết và giá trị của giới hạnh mà chúng ta từ bỏ các việc cần loại bỏ khỏi cuộc đời chúng ta. Bằng cách tỉnh biết mười nghiệp thiện và mười nghiệp bất thiện cần phải bỏ mà người ta sẽ hành động một cách thích đáng, cả thân thể và lời nói. Người ta cũng biết rằng người ta sẽ không tạo nghiệp xấu nữa, và do đó sẽ đạt đến những kết quả rất cao. Nó là cái rất trọng yếu cho thực hành của chúng ta, và người ta cần giữ sự tỉnh biết về nghĩa của giới hạnh được có mặt, rất sống động mọi lúc.
L. CHÁNH NIỆM VỀ CHO
Tiếp theo là chánh niệm về bố thí. Điều này nghĩa là giữ gìn trong tâm mọi lúc sự lợi ích của những người khác. Có ba loại để giúp đỡ: cho vật chất, cho giáo pháp và cho sự bảo vệ khỏi sự sợ hãi. Mong muốn chúng sanh thoát khỏi khổ đau, người ta giữ trong tâm luôn luôn nỗ lực vì lợi lạc cho những người khác theo cách này.
M. CHÁNH NIỆM TRẠNG THÁI CHƯ THIÊN
Chánh niệm thứ sáu là về chư thiên. Dĩ nhiên quả tối hậu là thành tựu Phật quả và có được Tam Bảo. Những cái này là đề mục của ba chánh niệm đầu tiên. Nhưng từ bây giờ đến sự chứng đắc giải thoát cuối cùng, bởi vì chúng ta hành động trong một cách tốt đẹp và luôn luôn cố gắng tốt hơn và vi tế hơn, bấy giờ những kết quả rất tốt sẽ đến từ đó, và đời này qua đời khác, chúng ta sẽ có những tái sanh rất tốt, trong hình thức con người hay chư thiên, và đó là một việc rất lợi lạc, thế nên chánh niệm chư thiên, và đó là một việc rất lợi lạc, thế nên chánh niệm chư thiên là tỉnh giác về một trạng thái tốt đẹp và tạm thời, nó như một sự thành quả của sự thực hành của chúng ta giữa bây giờ và giải thoát sau cùng.
N. THẬT TÁNH CỦA NHỮNG HIỆN TƯỢNG
Chúng ta đã có những giai đoạn của sáu ba la mật và sáu chánh niệm, bây giờ giai đoạn cuối cùng là chứng ngộ thật tánh. Với điều đó và mười hai cái khác, chúng ta thấy mười hai điều chính để quán tưởng trong chương này liên hệ với sự áp dụng tiệm tiến.