HÀNH TRÌNH GIÁC NGỘ
Tu tập Phật pháp trong cuộc sống hằng ngày
TULKU THONDUP
Harold Talbort biên soạn - Bản Dịch Việt Ngữ: Tuệ Pháp
PHẦN HAI
PHÁP THIỀN ĐỊNH NGONDRO:
SỰ RÈN LUYỆN THIẾT YẾU
10
PHÁP THIỀN ĐỊNH NGONDRO
Một bản ghi lại buổi nói chuyện tại Ðiện Maha Siddha Nyingmapa, Hawley, Mass., vào ngày 04 tháng chín năm 1989. Nó là một giải thích về bài dịch Ngondro ngắn của Longchen Nyingthig bởi Ngài Jigme Lingpa, cấu trúc lại bởi Ngài Kyabje Dodrupchen Rinpoche đệ tứ như sự thực hành hàng ngày cho các đệ tử của Trung Tâm Maha Siddha Nyingmapa. Bài báo này chủ yếu dựa căn bản trên NĂNG LƯỢNG, KDN, KZ, TS, KZZ, và KT.
SỰ RÈN LUYỆN CHỦ YẾU CỦA TRUYỀN THỐNG LONGCHEN NYINGTHIG
LONGCHEN NYINGTHIG(55) có nhiều bản văn bao gồm các vòng giáo lý bên ngoài, bên trong, và bí mật. Ngondro, bao gồm thực hành Guru Yoga, thuộc về vòng bên ngoài, có nghĩa nó sử dụng nhiều thực hành chung và thông thường cho người mới bắt đầu. Ngondro có nghĩa “thực hành chuẩn bị” tức đi trước thực hành chính. Mặc dù phần chính của nó là nền tảng của rèn luyện, nhưng nó cũng bao gồm thực hành cao nhất của việc hợp nhất hành giả với Phật tánh qua sự hóa tán vào bản tánh tối thượng. Ngondro bắt đầu với sự rèn luyện về việc chuyển tâm đến Giáo Pháp, nhưng nó kết thúc với sự hợp nhất tâm hành giả với trí tuệ giác ngộ của Đức Phật, Guru Rinpoche. Do đó, tôi phiên dịch Ngondro như “sự thực hành thiết yếu”. Nếu Ngondro được thực hành đúng và tha thiết, nó bao gồm một con đường hoàn toàn đầy đủ dẫn đến mục tiêu cao nhất – giác ngộ. Do vậy kết quả đến với chúng ta, nó tùy thuộc vào việc chúng ta có thể hiểu, tiêu hóa, và thực hành ra sao. Nếu chúng ta có khả năng, Guru Yoga sẽ dẫn dắt chúng ta từ lúc đầu đến nhận biết cao nhất của Đức Phật.
Bản văn Ngondro của Longchen Nyingthig được Ngài Jigme Lingpa phát hiện, và Ngài Dodrupchen Rinpoche đệ nhất (1745 – 1821) soạn thảo như Namkhyen Lamzang (rNam mKhyen Lam bZang, Con Đường Tối Ưu Của Sự Toàn Giác). Bản văn chúng ta đang sử dụng ở đây là dạng vắn tắt hơn của Namkhyen Lamzang, được tái cấu trúc vào năm 1973 bởi Ngài Dodrupchen Rinpoche đệ tứ (sinh 1927), để có thể thích hợp với cuộc sống bận rộn của những đệ tử phương Tây của Ngài.
CẦU NGUYỆN ĐẾN CÁC VỊ THẦY CỦA DÒNG TRUYỀN
Vào lúc bắt đầu bản văn, sự cầu nguyện đến đức Phật, qua bốn câu kệ về sự chuyển tâm đến Giáo Pháp và phần lớn bài nguyện hồi hướng vào lúc cuối không là một phần của bản văn Ngondro nguyên thủy của Longchen Nyingthig, mà được bao gồm bởi Ngài Dodrupchen Rinpoche đệ tứ trong lần soạn thảo mới này.
Trước tiên, đó là bài nguyện và mantra của đức Phật Shakyamuni, vị Phật lịch sử, theo sau bằng bài nguyện vajra bảy dòng, bài nguyện hùng mạnh và phổ biến nhất đến Guru Padmasambhava.56
Theo sau là bài nguyện đến các vị thầy của dòng truyền khởi đầu với Samantabhadra, Pháp Thân, Vajrasattva; Báo Thân, Garab Dorje; Hóa Thân, và nhiều vị thầy chủ yếu qua đó sự trao truyền Longchen Nyingthig đã đến với chúng ta.
Kế tiếp là bài nguyện đến Ngài Longchen Rabjam, người đã thực hành, giảng dạy và viết sách nơi ẩn cư sâu trong rừng. Ngài sống như một ẩn sĩ khiêm tốn ngay cả dù Ngài là một học giả tinh thông vĩ đại nhất của Tây Tạng, có thể so sánh với sáu trang hoàng và hai học giả siêu phàm của đạo Phật Ấn Độ thời xưa, theo nhiều bậc siêu phàm là Nagarjuna (Long Thọ) và Asanga (Vô Trước), và sáu trang hoàng là Aryadeva (Thánh Thiên) Vasubhandu, Gunaprabha, Shakyaprabha, Dignaga, và Dharmakirti (Pháp Xứng), những người sống trong đầu thế kỷ thứ tám.
Theo sau là bài nguyện đến Ngài Jigme Lingpa và Dodrupchen Rinpoche đệ nhất. Jigme Lingpa là một trong những tác giả, vị thầy, và người truyền bá vĩ đại nhất của giáo lý Dzogpa Chenpo của trường phái Nyingma, và Ngài là một trong những người hiển lộ giáo lý Longchen Nyingthig như một Ter Tâm. Jigme Lingpa giao phó giáo lý Longchen Nyingthig cho Dodrupchen đệ nhất và nhận ra Dodrupchen như người trì giữ Giáo Pháp hay đệ tử chính để tiếp nhận và truyền bá giáo lý này. Nói chung, mỗi vị Terton đều có một đệ tử chính để giao phó giáo lý. Với chúng ta, Ngài Dodrupchen là sự quan trọng vĩ đại nhất, không chỉ Ngài là vị thầy quan trọng nhất sau Jigme Lingpa trong dòng truyền, mà còn là sự trao truyền đặc biệt đến chúng ta từ Ngài, và tái sanh lần thứ tư của Ngài là vị thầy gốc của chúng ta.
Kế tiếp là bài nguyện đến những vị thầy gốc (rTsa Ba’i Bla Ma). Có nhiều định rõ khác nhau về người có phẩm tính như vị thầy gốc. Trong ý nghĩa cao nhất, “vị thầy gốc” có nghĩa người thầy giới thiệu chúng ta đến tâm tự nhiên thật sự, Phật tánh của chúng ta. Theo quan điểm thông thường của mật tông, vị thầy gốc là vị thầy tâm linh hoặc những vị thầy mà từ Ngài chúng ta nhận được tất cả ba trao truyền: quán đảnh (dBang), trao truyền lời (Lung), và giải thích ý nghĩa (Kbrid). Nhưng nếu chúng ta không ở trình độ đó, thì từ ông hay bà có thể là vị thầy mà chúng ta tiếp nhận giáo lý tâm linh cao nhất hoặc từ Ngài mà chúng ta có niềm tin và sùng kính mạnh nhất.
Chúng ta có thể có một, nhiều, hay một vị chính và vài vị thầy gốc khác. Tuy nhiên, có một câu chuyện về điều này liên quan đến hai Lama. Một người đi nhận giáo lý từ mọi vị thầy mà ông ta có thể tìm thấy; còn người kia tiếp nhận giáo lý chỉ từ ba vị thầy trong toàn bộ cuộc đời của ông. Một người đệ tử hỏi một vị thầy là cách nào tốt hơn – có nhiều vị thầy hay chỉ có một ít? Vị thầy trả lời rằng nếu bạn là người mới bắt đầu và có nhiều cảm xúc và một tâm phê bình, tốt hơn chỉ nên có một ít vị thầy, vì dễ duy trì mối quan hệ tốt với một số ít vị thầy mà bạn tin tưởng và chú tâm thực hành giáo lý của họ. Song, nếu bạn có lòng sùng kính mạnh mẽ và nhận thức thanh tịnh thì điều tốt hơn là tiếp nhận giáo lý từ mọi vị thầy mà bạn có thể tìm thấy, vì bạn sẽ không có bất cứ khó khăn nào trong việc sử dụng một số lượng lớn giáo lý hay giữ gìn samaya,(57) mối tương quan mật tông, và do vậy sẽ có thể được lợi ích từ nhiều người mà bạn đến nhận giáo lý.
Tuy nhiên, từ viễn cảnh khác, chúng ta nên tôn kính bất kỳ người nào như một vị thầy mà từ họ ban giáo lý bốn dòng Pháp trên chúng ta không xếp loại họ hay suy nghĩ, “đây là vị thầy tốt nhất của tôi” và “đây là vị thầy tốt thứ hai của tôi.” Mà hơn thế, hãy cố gắng kính trọng tất cả họ như những vị thầy, vì như những hành giả mật tông, chúng ta cố gắng duy trì nhận thức thanh tịnh về mọi người và mọi sự vật.
Bất cứ khi nào chúng ta bắt đầu thực hành của mình, trước tiên hãy cầu nguyện và khẩn cầu sự ban phước của những vị thầy dòng truyền để sự thực hành thực tế của chúng ta có thể trở thành nguồn cảm hứng, hùng mạnh, và thành công. Đó là điều tại sao những bài nguyện đến các vị thầy dòng truyền lại được đưa ra vào lúc khởi đầu thực hành.
BỐN THỰC HÀNH CHUẨN BỊ
Các câu kệ này không từ thực hành Ngondro nguyên thủy của Longchen Nyingthig vì gồm nhiều bài nguyện quá dài. Bởi vì bản nguyên thủy quá dài cho chúng ta thực hành, Rinpoche đã sắp xếp bài nguyện bốn dòng này sử dụng những lời từ kinh điển.
NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA VIỆC CÓ ĐƯỢC MỘT CUỘC SỐNGLÀM NGƯỜI QUÝ BÁU
Chúng ta có thể nghĩ, “Việc thực hành Giáo Pháp để có kinh nghiệm tâm linh và an bình bên trong là điều quan trọng, nhưng tôi sẽ theo đuổi con đường đó trong những kiếp tương lai.” Nhưng Đức Phật nói rằng không dễ có được một cuộc sống làm người quý báu với tự do và khả năng mà bây giờ chúng ta có, vì chúng ta cần có nhiều thiện nghiệp, nguyên nhân, điều kiện, và hoàn cảnh để có được nó. Do vậy, chúng ta phải thực hành trong chính kiếp này trong lúc thật sự có được cuộc sống làm người quý báu. Ngài Shantideva (Tịch Thiên) đã nói:
Thật quá khó để có được một cuộc sống làm người với tự do và các khả năng.
Khi bạn có cơ hội để thỏa mãn mục tiêu của cuộc sống,
Nếu bạn không tận dụng nó,
Làm sao bạn có thể gặp được cơ hội này lần nữa?58
SỰ VÔ THƯỜNG
Chúng ta có thể nghĩ, “Điều đó đúng, tôi phải thực hành Giáo Pháp trong đời này vì cuộc sống làm người là quý báu và khó có được. Nhưng trước tiên tôi phải kiếm một ít tiền, đi du lịch, đợi đến khi con tôi trưởng thành, hoặc đợi đến ngày nào khác vì bất cứ lý do gì.” Về điều này, Đức Phật đã nói rằng cuộc đời là vô thường. Nó vô thường như những đám mây mùa thu; chúng xuất hiện trong bầu trời được một lúc và sau đó biến mất.
Có một truyện ngụ ngôn rất hay của Ngài Gongthang Tempe Dronme. Có ngày một người đàn ông bị ngã xuống một sườn núi. Ở lưng chừng dốc đá thẳng đứng có mọc một bụi cỏ nên người đàn ông có thể bám để không rớt xuống. Ông ta treo trên bụi cỏ với tất cả sức lực có thể, vì nếu buông ông ta sẽ chết. Sau đó, khi bám vào bụi cỏ, có một con chuột trắng đến và gặm một nhúm cỏ. Sau đó, một con chuột đen đến và ăn một ít cỏ nữa. Dần dần, con chuột vẫn tiếp tục gặm bụi cỏ mà người đàn ông đang bám – trước tiên là chuột trắng, sau đó là chuột đen, và sau đó lại chuột trắng – cho đến lúc kết thúc, khi một trong hai con chuột gặm nốt mảng cỏ cuối, người đàn ông tuột khỏi vách đá và rơi xuống chết. Trong truyện ngụ ngôn này, con chuột trắng biểu hiện cho ban ngày, chuột đen cho ban đêm. Người đàn ông thực sự đang chết ngay từ lúc đầu và chỉ tạm thời cố bám, ngày và đêm trôi qua, sau đó, vào lúc cuối, cái chết xảy đến. Trong cùng cách chúng ta cũng đang chờ đợi hay cố bám cho đến khi cái chết xảy đến, vì đó là định mệnh tối hậu của chúng ta. Chúng ta ở đây không phải để sống, mà là để chết. Nhưng mặc dù vậy, chúng ta cũng chẳng thực sự suy nghĩ hay quan tâm về cái chếtù.
Giống như bắn một mũi tên, tốc độ của cuộc sống di chuyển rất nhanh đến mục tiêu của nó, đó là cái chết. Chúng ta thậm chí không nhận ra chân lý này. Trong lúc có những việc như karma, tái sanh, và sự nhận biết mà chúng ta không rõ ràng vì chúng ta không sẵn lòng thấy và hiểu biết chúng, cái chết chắc chắn ngay trước mắt chúng ta, tuy nhiên nó vẫn là một chấn động cho chúng ta để nhận ra nó. Đức Phật đã nói:
Tam giới là vô thường, giống như những đám mây mùa thu.
Sinh và tử của chúng sanh giống như xem một điệu múa.
Sự mau chóng của kiếp sống con người giống như chớp lóe trong bầu trời.
Nó trôi qua nhanh chóng giống như dòng suối chảy xuống dốc núi.59
Nếu xem một điệu vũ, trước hết chúng ta có thể thấy khuôn mặt của những vũ công, kế đến là lưng họ, và sau đó lại là mặt họ. Trong cùng cách, hôm nay chúng ta chết, ngày mai chúng ta nhận tái sanh, và ngày kế chúng ta lại chết. Cuộc sống chúng ta di chuyển thật nhanh khiến chúng ta không thể trì hỗn dù chỉ một khoảnh khắc vì chúng ta đi thẳng từ sinh đến tử mà không nhận ra nó. Nếu chúng ta suy nghĩ đợi đến ngày mai để thực hành, thì chúng ta đang tự lừa dối chính mình, vì chúng ta chỉ đang bám vào một sườn núi. Do vậy, chúng ta phải bắt đầu thực hành vào hôm nay, không để đến ngày mai, mà ngay bây giờ.
KARMA: LUẬT NHÂN QUẢ
Ý nghĩa của karma (nghiệp) đã bị hiểu sai rất nhiều ở phương Tây. Nhiều người phương Tây không am hiểu suy nghĩ rằng karma là một số dạng lời nguyền hay các kết quả của lời nguyền được người phương Đông kinh nghiệm. Nhưng nó là luật của lý duyên sinh. Mỗi việc xảy ra của cuộc sống mọi người và của toàn bộ sự phát triển, hoạt động và ngừng dứt của thế giới là do nhân quả. Những kinh nghiệm tâm linh và phát triển của chúng ta cũng đều là nhân quả. Nó thực sự chỉ là một diễn tả về hiện tượng xảy đến với chúng sanh ra sao, giống như tiến trình của một bông hoa xuất phát từ một hạt giống: trước tiên bạn thấy hạt giống, sau đó nó nẩy mầm, rồi ra nụ, cho đến lúc cuối thì nở hoa. Sau đó hoa sinh ra hạt rồi tiếp tục trở lại tiến trình ban đầu. Nếu có một tâm an bình và rộng mở và là một người tích cực, chúng ta sẽ có một cuộc sống tích cực, cảm giác và kinh nghiệm thanh bình.
Tin tưởng vào karma là điều quan trọng, vì nếu thực sự tin vào nó, chúng ta sẽ không bao giờ tham gia vào các việc làm tiêu cực mà chúng ta có thể tránh, vì chúng sẽ chỉ nuôi dưỡng những kết quả tiêu cực, và chúng ta không muốn là những nạn nhân bởi việc làm của mình. Chúng ta tham gia vào sự tiêu cực chỉ vì không tin vào karma – rằng làm điều xấu sẽ sinh kết quả xấu.
Nhất là vào lúc chết, không gì khác sẽ theo chúng ta. Tiền bạc, quyền lực, bạn bè, và gia đình sẽ không đến với chúng ta. Chúng ta sẽ không có cơ hội mang theo thậm chí thân thể yêu quý của mình. Chỉ có karma, những dấu vết và năng lượng thiện và bất thiện chúng ta đã tạo trong tâm thức, sẽ đi theo, dẫn dắt, và đẩy chúng ta qua các giai đoạn của bardo.60 Những kết quả hay năng lượng của bất cứ khuynh hướng nghiệp nào sẽ xuất hiện như hoặc tạo ra hiện tượng của kiếp sống kế tiếp của chúng ta. Thế nên mọi kinh nghiệm của hưởng thụ và đau khổ đều tùy thuộc vào những việc tạo tác của chúng ta, nghiệp của quá khứ. Do vậy hiểu được nghiệp từ tận đáy lòng là điều cốt lõi để gợi cảm hứng cho tâm chúng ta phát triển thiện nghiệp bằng việc làm như thực hành Giáo Pháp. Đức Phật đã nói:
Khi thời điểm đến, thậm chí một vị vua cũng phải chết,
Tài sản, bạn bè, và thân nhân sẽ chẳng theo ông.
Dù đi bất cứ đâu, trụ ở bất kỳ chỗ nào,
Karma, giống như cái bóng, sẽ luôn đi theo họ.
ĐẶC TÍNH ĐAU KHỔ CỦA LUÂN HỒI (SAMSARA)
Con người cũng khó hiểu được ý nghĩa “đau khổ” là gì. Thậm chí có một số người khẳng định họ chưa từng trải qua bất kỳ sự đau đớn nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, theo Phật giáo thì không có gì trên thế gian này mà không đau khổ. Chắc chắn đau khổ là tương đối. Nhưng ngay cả nếu chúng ta nghĩ mình hạnh phúc và thoát khỏi đau khổ ngay tại lúc này, thì điều gọi là hạnh phúc của chúng ta lại là nỗi đau khổ không thể chịu nổi nếu so sánh với trạng thái hạnh phúc cao hơn của Đức Phật. Từ viễn cảnh đó, hạnh phúc của chúng ta không phải là hạnh phúc thật sự.
Có ba loại đau khổ: đau khổ vì đau khổ (khổ khổ, hay đau khổ thông thường), đau khổ vì sự thay đổi (hoại khổ, hay đau khổ gây ra bởi sự thay đổi), và đau khổ bao trùm tất cả (hành khổ, hay đau khổ vì các pháp đều vô thường, do duyên sinh).
Đau khổ đầu tiên là những gì chúng ta thường gọi là đau khổ. Nó là kinh nghiệm chúng ta cảm nhận khi có một vấn đề đặc biệt, giống như bệnh tật, mất tiền, hay cảm thấy đau khổ về cái chết của một người thân.
Loại đau khổ thứ hai được phát sinh bởi cái được gọi là kinh nghiệm hạnh phúc, mà sau đó đem lại kết quả bất hạnh vì sự vô thường của hiện tượng luân hồi. Chẳng hạn, dù chúng ta đang hưởng việc ăn thực phẩm ngon, sự thích thú có thể thay đổi thành đau khổ khi tiêu hóa nó. Tương tự, ngày nay chúng ta thích thú kiếm nhiều tiền, nhưng nó có thể gây lo lắng về việc bảo vệ, tồn trữ, hay đầu tư. Một số người có thể hôm nay phấn khích với người yêu, nhưng ngày khác có thể đau khổ vì chia tay.
Thứ ba, tất cả sự vật giả hợp đều là đối tượng của sự thay đổi và hoại diệt, và tất cả đều được tạo ra bởi nguyên nhân đau khổ – khái niệm nhị nguyên và cảm xúc phiền não. Do đó, không có gì trên thế gian này mà không chứa đầy đau khổ. Ví dụ, hãy tưởng tượng rằng bạn có một thân ánh sáng như đã được mô tả nơi cõi trời. Bạn bay khắp không gian bất cứ khi nào muốn di chuyển hay du hành. Không có bóng tối quanh bạn và không cần ánh sáng của mặt trời, mặt trăng, vì thân ánh sáng của bạn tỏa sáng khắp quanh bạn. Không có đau khổ và áp lực của thân thể, vì thân bạn là phi vật chất, vô hình, bất hoại và không thể xúc chạm. Bạn hưởng thụ nó trong nhiều năm. Rồi một ngày nào đó thân bạn đột ngột chuyển thành một thân bằng máu, thịt, và xương được che phủ bằng một túi da với đầy đủ mọi loại dơ bẩn. Bạn không thể di chuyển trừ khi đi bằng hai chân từng bước một. Bạn không thấy bất cứ gì nếu không có ánh sáng từ các nguồn khác. Nếu không cẩn thận quan sát, tránh né và dàn xếp mọi thứ vào mọi lúc, bạn sẽ dễ bị cắt ra từng mảnh, bị đâm thủng, va chạm, bị tán vụn, bị bể thành từng mảnh – không thể chữa lành hay đi lại được – điều này sẽ là một đau khổ không thể chịu nổi.
Mặc dù chúng ta không biết hay không cảm thấy mình đang đau khổ bởi vì đã quen với những gì đang có và không ý thức về bất kỳ hình ảnh nào khác của cuộc sống, mọi hiện tượng thế gian đều bị thấm đẫm đau khổ nếu so sánh với cực lạc thật sự của Phật quả. So sánh với trí tuệ nhất như, rộng mở, và toàn giác của Phật, và thân ánh sáng trí tuệ của Đức Phật tự xuất hiện như thân ánh sáng - thì thật đau khổ khi bị mắc kẹt vào thân này mà chúng ta không hề hay biết hay chấp nhận.BỐN RÈN LUYỆN CỐT LÕI
THỌ QUY Y
Thọ quy y là lập một thệ nguyện. Sau khi thực hành bốn phần đã hướng tâm chúng ta vào thực hành, chúng ta sẵn sàng lập một thệ nguyện với con đường tu tập, rèn luyện tâm linh và hướng đến mục đích là sự giác ngộ. Thọ quy y là đặt nền tảng, khởi đầu của thệ nguyện. Theo truyền thống, việc này khởi đầu với một nghi lễ thọ quy y, nhưng điều quan trọng nhất là phát triển niềm tin và phó thác nơi các đối tượng quy y. Nếu chúng ta có sự thúc đẩy mạnh mẽ đó, tin tưởng vào con đường và mục đích đã được chỉ dạy trong Phật giáo, thệ nguyện thọ quy y sẽ phát sinh trong ta.
Chúng ta phải nghĩ về việc thọ quy y trong cách ý thức chung. Nếu lập một cam kết hay quyết tâm chúng ta sẽ thành công nhanh hơn và dễ dàng hơn. Nhưng nếu lưỡng lự, nghi ngại, hay không chắc chắn về sự cam kết dù có hay không của mình, chúng ta sẽ bị tăng thêm lười biếng và sẽ không dễ tìm thấy thành công. Ví dụ, nếu bạn muốn đi bộ đến Charlemont nhưng lại lưỡng lự, bạn có thể đi tới vài bước nhưng sau đó lùi lại vài bước và có thể sẽ không đến được đó cho đến khi bạn lập một quyết định chắc chắc. Trong cùng cách, nếu chúng ta phát triển quyết tâm dựa vào Phật, Pháp, và Tăng đoàn để tạo sự hỗ trợ và phương tiện cho cuộc sống mình, chúng ta sẽ thành công nhanh chóng hơn trong tình trạng khác.
Trước tiên, chúng ta nên quán tưởng và thấy ở phía trước một cây quy y khổng lồ, đẹp đẽ, và phong phú(62) với năm cành tràn đầy toàn bộ không gian. Trong cành trung tâm của cây là Đức Guru Rinpoche,(63) với các Bổn tôn, Dakini, và Hộ Pháp. Trên cành phía trước là chư Phật của quá khứ, hiện tại và vị lai. Trên cành bên phải là chư Bồ tát. Trên cành phía sau là Giáo Pháp, được biểu tượng hóa bằng những bộ kinh lưu xuất từ âm thanh của Giáo Pháp. Trên cành bên trái là các vị thánh của Tiểu thừa, tức chư vị Thanh Văn. Trong bầu trời phía trên là tất cả các vị thầy dòng truyền, từ Dharmakya đến các vị thầy gốc của chúng ta.
Trên mặt đất cùng với chúng ta, hãy quán tưởng toàn bộ trái đất tràn đầy mọi người, sinh vật, và mọi loại chúng sanh, mọi người đều đối diện với cây quy y. Tất cả họ đều là một trong tấm lòng sùng kính nồng nhiệt đến sự quy y, những khuôn mặt rạng rỡ hoan hỷ, với đôi mắt mở rộng của sự tập trung, tất cả đều nhìn chăm chú vào cây quy y. Tất cả đều nói cùng bài nguyện trong cùng một giọng, tràn đầy toàn bộ không gian với âm thanh thuần tịnh của sự sùng kính và thanh bình vô biên. Sự quán tưởng thọ quy y là tương tự như những gì chúng ta làm trong phát triển bồ đề tâm và cúng dường mandala sau này.
Sau đó, trước sự chứng minh và hỗ trợ của cây quy y như đối tượng, chúng ta thọ nguyện quy y bằng việc lập lại nhiều lần bài kệ bốn dòng.
Tam bảo chân thực, ba Gốc cực lạc,
Thật tánh của kinh mạch, năng lượng, và tinh chất;
Mandala của bản chất (tánh Không), bản tánh (trong sáng), và lòng bi (năng lực tỏa khắp) của tâm giác ngộ,
Con thọ quy y cho đến khi đạt được bản chất giác ngộ.
Mức độ thứ hai là quy y nơi ba Gốc. Các Ngài là Guru (nguyên lý nam), Dakini (nguyên lý nữ), và Bổn tôn Bảo Vệ, hay Yidam (nguyên lý hợp nhất) – ba rèn luyện Bổn tôn chính của mật tông. Bằng việc tự mình hiến dâng đến Guru, nhờ có Dakini như sự hỗ trợ, và do dựa vào Bổn tôn Bảo Vệ như nguồn năng lực, chúng ta phát triển và viên mãn nhận thức thanh tịnh, đó là nền tảng của thực hành mật tông. Nhận thức thanh tịnh hay sự chuyển hóa liên quan đến việc thấy mọi sắc tướng như Đức Phật, nghe mọi âm thanh và diễn tả như Giáo Pháp, và nhận ra hoặc kinh nghiệm mọi tư duy như trí tuệ Phật.
Mức độ thứ ba quy y nơi bản tánh của các kinh mạch, năng lượng và tinh chất của thân vajra (kim cương). Đây là sự quy y ở cấp độ bí mật của Mật tông, mà trung tâm ở trên các phẩm tánh vật chất của thân và sử dụng chúng như phương tiện quan trọng để thực hành. Ở đây, chúng ta quy y bằng việc dựa vào các kinh mạch thân thể, nguyên nhân của sự thành tựu thân Phật như Nirmaṇakaya; tịnh hóa năng lượng, suối nguồn của sự thành tựu Phật ngữ như Sambhogakya và viên mãn tinh túy (bản chất), suối nguồn của sự thành tựu Phật ý như Dharmakya. Đặc biệt trong Anuyoga, như trong thực hành Yumka Dechen Gyalmo, sự nhấn mạnh chính về thân vajra nhiều hơn nhận thức thanh tịnh của hiện tượng bên ngoài của âm thanh và hình tướng.
Mức độ cuối cùng là thọ quy y nơi maṇḍala của tinh chất, bản tánh và lòng bi (hay năng lực) của tâm giác ngộ theo Dzogpa Chenpo. Trong Dzogpa Chenpo, bản tánh nội tại của tâm, tâm Phật, được giải thích là có ba phẩm tánh. Tinh túy của nó là tánh Không (rộng mở), bản tánh nó (hay biểu hiện) là trong sáng không giới hạn, và lòng bi của nó (năng lực) là tỏa khắp (toàn giác). Do vậy, chúng ta quy y trong phẩm tánh ba bậc của tâm giác ngộ của sự quy y và của chính chúng ta.
Thọ quy y không có nghĩa chúng ta nhận các đối tượng này là cấp trên, mà là ta dựa vào các Ngài và nỗ lực để trở thành một với các Ngài. Chúng ta thọ quy y nơi các Ngài cho đến khi đạt được giác ngộ; và khi đã giác ngộ, chúng ta sẽ trở thành một với các Ngài, với các phẩm tánh Phật, và do vậy không cần dựa vào các Ngài như một đối tượng khác biệt nữa.
Vào lúc cuối chúng ta quán tưởng những chùm ánh sáng lưu xuất từ đối tượng quy y (Tam bảo) và tiếp xúc chúng ta. Chỉ nhờ ánh sáng tiếp xúc, giống như sắt bị nam châm hút, chúng ta hợp nhất và tan hòa vào đối tượng quy y như nước tan vào nước. Sau đó đối tượng quy y tan từ ngoài vào trong, tan vào Guru Rinpoche. Guru Rinpoche cũng tan hòa vào tánh Không. Sau đó thả lỏng trong thiền định, thoát khỏi mọi khái niệm.
PHÁT TRIỂN BỒ ĐỀ TÂM
Một lần nữa, chúng ta lại quán tưởng cây quy y như trong rèn luyện về thọ quy y. Hãy nhìn vào đối tượng quy y phía trước, với sự giao phó nhất tâm và hoàn toàn sùng kính phát triển tâm giác ngộ (hay tâm Bồ-đề) bằng việc lặp lại các câu kệ sau:SỰ TỊNH HÓA: TỤNG NIỆM VAJRASATTVA
Việc tẩy tịnh nghiệp xấu và cảm xúc phiền não để hồi phục và củng cố giới luật là điều quan trọng, là sự kết nối đến năng lực mật truyền bên trong. Ở đây, sự tụng niệm Vajrasattva được đặt trong rèn luyện chuẩn bị, nhưng tự nó đã là một rèn luyện mật tông rất mạnh mẽ.CÚNG DƯỜNG MANDALA
Hãy quán tưởng cây quy y như đối tượng của cúng dường maṇḍala. Kế tiếp quán tưởng toàn bộ vũ trụ theo vũ trụ học của Ấn Độ cổ đại về cúng dường maṇḍala thực tế. Nơi trung tâm là núi Tu-di, được bao quanh bởi bốn châu lục với mặt trời và mặt trăng, tràn đầy sự giàu có của thế gian. Sau đó hãy nhìn thấy thế giới quán tưởng không ở trong dạng vật chất phàm tục, mà là bản tánh cõi tịnh độ của Đức Phật với thanh bình, hoan hỷ, ánh sáng và trí tuệ, và cúng dường nó đến cây quy y với hoan hỷ, rộng mở, và tán thán.Tất cả sự thực hành cho đến thực hành Guru Yoga, sự hợp nhất với Đức Guru Rinpoche, đều là thực hành chuẩn bị thiết yếu, ngoại trừ Vajrasattva, cũng là một rèn luyện mật tông. Guru Yoga là thực hành chính hay thực tế của Ngondrư và có thể đem chúng ta đến sự nhận biết bản tánh nội tại của tâm như đã được dạy trong giáo lý Dzogpa Chenpo và để đạt được Phật quả.
Trong rèn luyện Guru Yoga, khi nói "E MA HO" chúng ta phải thấy rằng toàn thể vũ trụ trở thành rỗng không, lãnh vực tối thượng hoàn toàn rộng mở. Từ không gian đó, giống như sự trong sáng, rỗng không, rộng mở xuất hiện cõi tịnh độ hiện diện tự nhiên của Guru Rinpoche.
Mặc dù các hình tướng của thế gian sẽ không ngưng nghỉ, nhưng khái niệm chấp ngã hay nhận thức chúng như có thật – như các đối tượng tách rời khỏi chúng ta – sẽ giảm nhẹ hay dừng bặt. Lý do chúng ta thực hành nhận thức thanh tịnh là để thay đổi cách nhìn, cách ứng xử và cảm nhận. Những pháp tu tập như quán tưởng mọi sự như một cõi Phật sẽ làm thay đổi cách chúng ta liên hệ với đối tượng và với chính mình. Cũng giống như khi chúng ta tức giận hay thất vọng, tất cả những đối tượng mà ta cảm nhận chỉ làm tăng thêm sự giận dữ hoặc nản lòng, bất kể chúng đẹp đẽ hay quý giá đến đâu; cũng vậy, nếu tâm chúng ta thanh tịnh và nhận biết, đối tượng chúng ta nhận thức sẽ được thấy như một tịnh độ.
Đây là lý do tại sao chúng ta nên thấy toàn thể thế gian như Zangdog Palri (Núi Màu Đồng), cõi tịnh độ của Guru Rinpoche. Chúng ta nên quán tưởng chính mình như Vajrayogini hay Yeshe Tsogyal, vị phối ngẫu vajra của Guru Rinpoche. Bên trên chúng ta là bầu trời, Guru Rinpoche đang ngồi trên một ngai nhật nguyệt trên một hoa sen khổng lồ ngàn cánh đang nở. Ngài trẻ trung, bi mẫn, vui vẻ, đẹp đẽ và trang nghiêm. Nếu tâm chúng ta cần gợi cảm hứng, ta nên quán tưởng Ngài to lớn tràn đầy toàn bộ bầu trời phía trước mình. Nếu tâm bị xao lãng và lộn xộn, tốt nhất nên tập trung quán tưởng Ngài nhỏ bằng kích thước của móng tay. Nếu không, ta có thể quán tưởng Ngài rộng lớn tràn đầy toàn thể không gian trước chúng ta hoặc với kích cỡ cuộc sống.
Khi tâm chúng ta mở ra sùng kính đến Guru Rinpoche, Ngài luôn ở đó để ban phước cho chúng ta. Ngài chưa từng rời đi, vì Ngài là hiện thân của Phật tánh, bản tánh thanh tịnh của chính chúng ta, chính Ngài đã nói:
Thiện nam tín nữ nào tin tưởng nơi Ta,
Ta, Padmasambhava, chưa từng rời đi đâu, mà
Ta đang đứng tại cửa nhà họ.
Không có sinh hay tử trong cuộc sống Ta,
Ngay trước mặt mỗi người đều có một Padmasambhava.
Nếu chúng ta thấy, cảm nhận, hay cư xử theo cách xấu là chúng ta tự tách biệt khỏi Guru Rinpoche, bởi vì chúng ta che giấu thật tánh và cản trở phẩm tánh thực sự của mình tỏa chiếu ra ngoài. Ngài không rời bỏ chúng ta, vì Ngài chính là thật tánh của chúng ta.
Chúng ta quán tưởng chính mình như Vajrayogini để tự thấy được chính mình với nhận thức thanh tịnh, không như một người phàm tục mà như một bậc chứng ngộ. Ngoài ra, vì bà là vị phối ngẫu vajra của Guru Rinpoche, nên đó là một duyên đặc biệt giữa chúng ta và Guru Rinpoche, và sự ban phước sẽ kết quả nhanh chóng. Sự quán tưởng Vajrayoginỵ này là phương tiện thiện xảo đem lại sự hợp nhất của cực lạc và tánh Không. Ngay cả nếu bạn không thể quán tưởng Guru Rinpoche hoặc tự thân bạn như Vajrayoginỵ, thì hãy cảm thấy sự hiện diện của Guru Rinpoche và cảm nhận bạn là Vajrayogini. Điều quan trọng là sự cảm nhận về sự hiện diện, lòng bi và năng lượng của Ngài. Ngài nhìn và lắng nghe chúng ta, tất cả bà mẹ chúng sanh, giống như người mẹ nhìn và lắng nghe các con. Ngài có trí tuệ thấu suốt cùng lúc toàn khắp mọi chi tiết của vũ trụ, có năng lực để tịnh hóa mọi nhiễm ô của chúng ta và năng lực ban mọi thành tựu thông thường và phi thường cùng lúc, nếu chúng ta chuẩn bị rộng mở đón nhận. Do vậy, với lòng sùng kính và niềm tin từ tận đáy lòng chúng ta nhất tâm cầu nguyện, giống như đứa trẻ dựa tất cả vào sự nuôi dưỡng của mẹ. Sau đó chúng ta tiếp nhận ban phước trong dạng cực lạc, ánh sáng ấm áp và tin rằng chúng ta đã nhận được sự ban phước của Guru Rinpoche, mọi bất tịnh trong chúng ta đã được tịnh hóa, và mọi mong ước đều được đáp ứng. Toàn thể vũ trụ tràn đầy năng lượng ban phước an bình, thịnh vượng và giác ngộ. Qua niềm tin rằng năng lực của Guru Rinpoche sẽ đến chúng ta và mọi năng lượng tích cực sẽ gia tăng nhiều lần.
Nhưng nếu tâm ta khép kín thì chẳng ai có thể giúp chúng ta tự giúp mình. Vậy trọng tâm là phải mở rộng tâm và tấm lòng chúng ta trong các kinh nghiệm tâm linh và phát triển niềm tin vào đó. Dĩ nhiên chúng ta phải tin trong cách thích hợp, với mục tiêu đúng đắn, sử dụng một hình thức và hỗ trợ thích hợp. Nếu làm như vậy, thì do năng lượng tích cực, niềm tin, sự giao phó của mình, chúng ta sẽ có thể nhận được sự ban phước và thành tựu. Do vậy, điều quan trọng là nhận thức thanh tịnh và niềm tin nơi Guru Rinpoche, nhìn thấy Ngài như hiện thân của tất cả chư Phật, Bồ Tát, thánh nhân, và các vị hiền triết – như suối nguồn của sự an bình, sức mạnh và lòng bi. Có niềm tin rằng chúng ta đã được tịnh hóa và nhận được ban phước là điều quan trọng. Mọi ban phước tâm linh và thành tựu đều xuất phát từ tâm và thông qua tâm. Nếu tâm chúng ta kháng cự, ngăn chận, hay không chấp nhận và không tin tưởng, thì chúng ta sẽ có được rất ít hoặc không có gì. Thế nên, chúng ta phải cố gắng mở rộng tâm vì lợi ích của chính mình và có niềm tin cũng vì lợi ích của chính mình.