Chương 13
Bồ Đề Tâm
Trái tim tâm tỉnh thức
Động lực bao la
Bây giờ hãy xem Bồ đề tâm với dự ý phải nương vào lòng nhân ái để đạt đến Tỉnh thức vì lợi ích của tất cả chúng sinh . Vì thế , dấu ấn của thực hành thuộc Đại thừa là : Chính mình đã tỉnh thức với Bồ đề tâm rộng mở nên xem hạnh phúc mọi người quan trọng hơn của mình . Trong giây phút quyết định thực hiện điều gì đó . Chúng ta luôn có mục tiêu khiến phải buộc miệng : Tôi làm điều này với mục đích gì . Đây là phương cách cần phải vận hành .
Ở đây , chúng ta theo con đường đưa đến giải thoát . Đơn giản chỉ để hiểu thế nào là giải thoát . Từ sự kiện này thúc đẩy chúng ta mong muốn đạt đến . Khi đã nhận ra tất cả những sự lợi ích để đạt đến giải thoát và tất cả những hệ quả đau lòng khi đi ngược lại để tiếp tục chạy theo cảm xúc . Chắc chắn , chúng ta sẽ kiên quyết đạt đến giải thoát . Điều này là động lực cần thiết để khởi đầu cho ba kỹ thuật tập huấn cao cấp - Thiền định và minh triết . Sau đó chúng sẽ trở thành nguồn gốc giải thoát .
Tương tự , nếu có mục tiêu đạt đến trạng thái toàn giác . Chúng ta phải biết thúc đẩy và lòng ham muốn nồng nàn đạt đến trạng thái này . Nhưng đây không chỉ là điều kiện duy nhất . Vì muốn đạt đến toàn giác cần thiết phải có một số lượng rộng lớn những gì cần tích lũy . Có nghĩa , những thái độ trọn vẹn trong hành động thật sự không phải là những gì thuộc bình thường .
Nếu nghĩ đến những gì đã xảy ra một cách thông thường trên thế giới . Đôi khi nhiều người sẽ phản ứng lại ; để bênh vực cho hành động và quyền lợi của họ đối với quyền lợi của đa số . Riêng động lực trong dự ý mang lại hạnh phúc thì như nhau . Đơn giản , vì động lực đầu tiên là mục tiêu bảo đảm hạnh phúc riêng mình mình . Sau đó động lực thứ hai là : Muốn mang hạnh phúc lại cho người khác .
Dù vậy , thật thú vị khi ghi nhận một cá nhân duy chỉ hành động vì lợi ích riêng mình . Điều này chắc chắn không được mọi người xem là đáng nể . Ngược lại , người chỉ mong muốn giúp đở mọi người thường được mọi người kính nể . Tôi không nói về bối cảnh thuộc về tâm linh . Ở đây tôi chỉ nói theo quan điểm hoàn toàn thông thường . Ấn tượng nhất trong cuộc sống là : Riêng biệt có ai đó suốt cả cuộc đời chỉ biết chăm lo hạnh phúc cho người khác . Có nghĩa : Hầu hết mọi người đều vui mừng khi biết được có ai đó hành động vì lợi ích của người khác . Đây là một phản ứng hoàn toàn tự nhiên của con người .
Thử nhìn bằng quan kiến tâm linh . Nếu động lực thúc đẩy do lợi ích riêng mình . Bấy giờ thử hỏi : Làm sao tôi có thể có được những lợi ích đi kèm sự thoát khỏi mọi khuyết điểm ? . Khi động lực thúc đẩy bị giới hạn ? . Trong trường hợp này : Khi đã sẵn có nền tảng minh triết thể hiện tánh không . Chúng ta phải thực hành lòng rộng lượng hay quan sát lại mình với cái nhìn kỷ luật và chân thực . Lúc ấy có thể sẽ nhận ra : Trong bất cứ thực hành nào của chúng ta vẫn còn tập trung vào lợi ích riêng mình . Điều này tự động làm giảm thiểu sức mạnh của lòng từ .
Giả sử không còn bận rộn vì lợi ích riêng mình . Lúc ấy chúng ta tập trung toàn bộ sức mạnh của tâm thức phục vụ cho tất cả chúng sinh . Hãy nghĩ : Tất cả có thể đã từng là mẹ của chúng ta trong những kiếp trước . Vì thế , giờ đây chúng ta mong muốn họ cùng được hạnh phúc và thoát khỏi đau khổ . Hoài bảo nhân từ được xem như : Cá nhân ham muốn gánh trách nhiệm mang lại hạnh phúc cho người khác . Hành động này mang tầm vóc to lớn . Có nghĩa : Thái độ và hành động của chúng ta sẽ bao la hơn . Vì thế mục tiêu cũng bao la hơn .
Mục tiêu tối thượng của chúng ta là : Cố gắng loại trừ mọi khuyết điểm và có được tất cả những đức tính hoàn hảo . Muốn dấn thân như thế . Chúng ta phải nhờ đến lòng can đảm cực kỳ với tâm kiên quyết . Từ đó , có thể nô đùa với những nghịch cảnh thuộc hiện tượng và biết sử dụng thời gian chính xác để thực hiện . Nhờ thái độ quan sát mình trong tinh thần thật kỷ luật . Chúng ta có thể vun trồng tâm rộng lượng và phát triển nền tảng minh triết tánh không . Thể hiện được tất cả những gì cần thực hành đi đến thành tựu và tất cả những sự nỗ lực có liên quan cũng phải trong tầm vóc và quyện lực thật bao la .
Nhưng muốn đi đến sự toàn giác . Phải tích lũy thật nhiều công đức . Vì khi muốn phát triển Bồ đề tâm - Đặt để hạnh phúc của tất cả mọi người khác lên trên lợi ích riêng phải thấm nhuần những đức tính tốt trong tinh thần phục vụ . Vì trong Bồ đề tâm đã ẩn tàng sứ mạnh và quyền năng vô cùng bao la .
Những nền tảng lòng từ
Nền tảng tỉnh thức Bồ đề tâm với sự dũng mãnh đượng mang đến tùy thuộc vào lòng từ .Trong tất cả mọi người chúng ta , ai cũng sẵn có một vài trình độ từ bi nào đó . Chẳng hạn như : Khi nghĩ đến ai đó đang đau khổ . Tự dưng chúng ta cảm nhận xúc động và mong muốn họ được giải thoát khỏi những sự đau đớn hay lo âu . Hình như điều này là sự cảm nhận sẵn có từ thuở sơ khai .
Những gì cần tìm kiếm bây giờ là : Lan tỏa được lòng từ sẵn có . Từ đó , thoát ra khỏi mọi thành kiến hay những gì đã ràng buộc . Chính sự giải thoát này sẽ trở thành lòng can đảm được gợi hứng từ tâm kiên quyết nhân từ ngoại hạng độc nhất : Tôi có thể giải thoát tất cả chúng sinh thoát khỏi đau khổ và sẽ đưa họ đến tỉnh thức . Chắc chắn tôi sẽ thành côngtrong những gì mình thực hiện . Đây là những gì người ta hiểu về : Lòng đại bi hợp thànhtừ nguồn gốc và nền tảng Bồ đề tâm .
Có nghĩa : Con người sử dụng khả năng trắc ẩn tự nhiên về tình thương và lòng trìu mến đã có . Từ đó , kết hợp với nền tảng minh triết từ từ phát triển . Dù vậy , trước khi sử dụng lòng từ giải thoát người khác khỏi đau khổ . Thời gian đầu , tự mình nhận biết thế nào là đau khổ . Điều này cho phép giai đoạn hai , sẽ cảm nhận được lòng trắc ẩn với những ai đang trong bất cứ hình thức đau khổ nào . Hai giai đoạn này là vấn đề tiên quyết .
Trước đây , chúng ta đã nói về cuộc sống con người sẵn có sự tự do và lợi ích lớn lao . Riêng về cái chết và vô thường là : Những sự đau khổ trong luân hồi và nghiệp lực nhân quả hình thành từ tư tưởng và hành động của mình . Vì thế , hãy tư duy về những sự đau khổ sẽ giúp chúng ta thấu hiểu về nỗi đau con người đang gánh chịu . Thật ra , bản chất sâu sắc trải nghiệm trong hiện tại là đau khổ . Sự thật chúng ta đau khổ vì để những cảm xúc tiêu cực - Nguồn gốc đau khổ lấn áp và chi phối .
Bạn có thể tư duy : Nguồn gốc của đau khổ đến từ những điều kiện bên ngoài phải không ? . Dù vậy , vấn đề không nằm ở bên ngoài mà chính từ bên trong . Đau khổ phát sinh từ những cảm xúc quấy nhiễu làm tâm thức rơi vào phiền não tâm thức . Có nghĩa : Những cảm xúc mới là kẻ thù thật sự cần xem xét . Chúng ta phải hiểu những nguy cơ chỉ đến từ những cảm xúc tiêu cực và xem có cách nào giải thoát khỏi sự ngự trị của chúng . Sau đầy là hai cách dùng để đánh thức lòng trắc ẩn sâu đậm với những ai đang đau khổ :
1- Thứ nhất :
Dựa vào cái nhìn tổng thể về :
Tất cả chúng sinh như những người thân nhất .
Tất cả mọi người đã chứng minh cho ta về lòng tử tế nhiều nhất trong cuộc sống có thể là : Cha , mẹ và tất cả con người , những sinh vật vô số . . . Chúng ta đã rõ biết về tâm rộng bao la của bà mẹ đối với con cái như thế nào . Vì thế , khi xem mọi người như người thân nhất . Có nghĩa chúng ta đã làm lớn rộng lòng trắc ẩn . Nên không thể chịu đựng nổi đau khổ của con người .
2- Thứ hai :
Muốn phát triển lòng trắc ẩn . Chúng ta cần tư duy về những hệ quả có hại của quan kiến không ngừng tự kỷ tự kỷ . Sau đó , so sánh với những lợi ích lo toan không dừng dứt về hạnh phúc mọi người và lúc nào cũng thương yêu họ hơn chính bản thân mình .
So sánh quan kiến tự kỷ
và quan kiến nhân từ
Điểu này có thể tóm tắt bằng những câu kệ nổi tiếng của : Đi vào con đường thực hành Bồ tát đạo :
Tất cả hạnh phúc trên cõi đời này ,
Đều đến từ hoài bảo mang lại hạnh phúc đến cho người .
Mọi thứ đau khổ trong thế giới này ,
Đến từ lòng ham muốn hạnh phúc cho chính họ .
Trong cuộc sống , tất cả những gì được gọi là có lợi là : Những sự việc tích cực đóng góp ngắn hạn cho hạnh phúc đều phát sinh thái độ nhân từ . Và tất cả những gì có hại cho dù gây ra ngắn hay không hài lòng về sự đau khổ dài lâu chính là quả của thái độ vị kỷ .Khi mãi bận tâm đến mình và chỉ biết vun sới hạnh phúc tức thời . Đến khi tự hỏi : Làm sao tôi có thể thành công ? . Tôi cần gì ? . Tôi cần phải làm gì ? . Phạm vi chúng ta dùng để tham khảo quả thật hẹp hòi .
Mãi bị giam mình trong tâm thức hẹp hòi và khép kín . Chúng ta không chịu nổi bất cứ mảy may bất trắc nào hay những gì được cho dù sự khó chịu nhỏ nhoi . Khuynh hướng trốn tránh trách nhiệm sẽ tăng dần theo năm tháng và chúng ta kết tội tất cả người bằng cách nói : Ồ ! , một người như thế không thể thực hiện được những gì cần phải làm ! . Hãy nhìn một phụ nữ nào đó đã làm . Chúng ta phô bày như thế với bất cứ khó khăn nào là : Riêng về những vấn đề của chúng ta thì vô hạn .
Thử nghĩ : Khi biết từ khước thái độ này , chúng ta sẽ bắt đầu nghĩ và yêu quý vô số những người thân của mình nhiều kiếp đến nay . Có lẽ ở giây phút này , thật khó xao lãng vô số chúng sinh . Vậy hãy chỉ xem những người thân hay những ai thường xuyên gần gủi và hãy thử hiểu : Tất cả mọi người đều như chúng ta . Ai cũng mong muốn hạnh phúc và thoát khỏi sự đau khổ . Với một chút nỗ lực nhỏ . Chúng ta cũng có thể thấy được tâm thức mình rộng mở và lan tỏa .
Chân trời đã rộng mở . Chúng ta không còn bị những nỗi đau khổ hay những gì được cho là vận xấu ám ảnh . Chúng ta chỉ thấy rằng : Mình chỉ là một con người như những người khác cũng đang chịu đau khổ . Riêng nỗi đau khổ của mình tương đối nhẹ nhàng hơn . Những cảm nghĩ mình không thể chịu nổi sự đau khổ dần dần tan biến . Có nghĩa : Bắt đầu từ đây tất cả đều được thay đổi .
Như đã thấy : Nếu chỉ suy nghĩ về mình sẽ sinh ra đủ dạng đau khổ được cho là vận xấu tăng làm chúng ta không ngừng bất thỏa nguyện . Ngược lại , nghĩ đến hạnh phúc cho mọi người . Tự động tâm thức chúng ta rộng rãi hơn . Đồng thời , chúng ta ít rơi vào những sự kích động hay buồn bã . Với nhận định quan tâm sẽ cho chúng ta thấy : Động lực phục vụ hạnh phúc cho người khác . Tự động phát sinh hạnh phúc của mình . Đồng thời chúng ta cũng nhận ra : Nếu chỉ nghĩ đến mình . Chắc chắn sẽ xao lãng và coi thường người khác . Điều này không thể làm chúng ta hạnh phúc . Chúng ta không thể làm lợi ích gì cho người . Trong khi đó hạnh phúc luôn xa lánh chúng ta . Sự thật hiển nhiên như thế .
Những hậu quả ngắn và dài hạn
Trong tận cùng tâm thức . Tất cả mọi người chúng ta đều mong muốn hạnh phúc . Dù vậy , cũng cần nên tư duy để xác định : Cuối cùng những gì sẽ mang lại hạnh phúc cho chúng ta . Thí dụ : Một người rơi vào cơn giận khiến anh ta không tự chủ và mất đi mọi ý chí . Nên lúc nào cũng tìm cách làm phiền người khác . Đôi khi đi đến hành động giết người .
Nếu suy nghĩ cho kỷ . Họ nhận ra : Nếu để cơn giận lôi cuốn đến độ làm hại ai đó . Rất có thể sẽ đưa đến bị bắt và tù tội có . Trường hợp tệ nhất , có thể đi đến tử hình . Đây là một sai lầm quá to lớn . Dưới sự chủ động của cảm xúc, với sự giận dữ lôi cuốn chúng ta có cảm tưởng mình không thể ngăn cản hành động . Nhưng cảm tưởng này là sự đánh lừa và cần được triệt tiêu .
Khi rơi vào sự điên cuồng . Tự hỏi : Mình làm hại ai đó . Điều này íi nhiều sẽ mang lại cho chúng ta một thỏa mãn nào đó . Điều này hoàn toàn vô nghĩa . Vì cuối cùng cũng không được gì khác hơn ngoài vận rủi của mình . Với sự hiểu biết chung , mọi người đều nhận ra điều quan trọng chính là những gì mang đến lợi ích lâu dài . Chính vì thế những phong tục tập quán và luật pháp giúp chúng ta thắng lại những ham muốn ngắn hạn và những thèm muốn ích kỷ . Nguồn gốc của những vấn đề và tai họa về lâu dài .
Quan tâm đến hạnh phúc của mọi người luôn luôn có lợi dài lâu . Nói thế , nhưng cũng giúp chúng ta trong những thời gian ngắn hạn . Khi hiểu được , chúng ta sẽ nhận thấy giá trị bao la của thái độ không gì khác hơn vì lợi ích mọi người và chúng ta . Cùng cơ hội , chúng ta thấu hiểu thế nào là giới hạn cần thiết những gì đi ngược lại thiên hướng phát triển vì lợi ích mọi người . Vì khi chỉ nghĩ đến mình . Chắc chắn điều này không làm lợi ích gì cho mọi người và ngay cả chính mình .
Như thế có nghĩa : Chủ trương tự yêu mình - Tự kỷ là một khuyết điểm lớn cần tránh bỏ .Chúng ta có thể nghĩ lầm là không nên quan tâm đến mình . Điều này lại là một sai lầm trầm trọng . Hoàn toàn ngược lại . Vì tình thương lại phải khởi đầu bằng chính mình . Thật ra , trước tiên chúng ta phải biết quan tâm đến mình . Sau đó mới có thể lan rộng cho mọi người . Những ai không biết quan tâm đến chính mình . Thật sự họ rất khó quan tâm và yêu mọi người .
Như vậy , trước hết hãy bắt đầu yêu từ chính mình . Sau khi đã thấu hiểu : Thật ra mọi người như chúng ta đều giống nhau . Tất cả đều có thể biểu lộ tình thương từ chính mình . Khi càng có ý thức sâu sắc rằng : Giống như chúng ta , người khác cũng muốn hạnh phúc và tránh đau khổ . Cho phép tôi tóm tắt điều này và lập lại Đi vào thực hành Bồ tát đạo một lần nữa .
Có thể cần thiết nói thêm nữa không ? ,
Những người ấu trĩ chỉ làm việc cho lợi ích riêng họ .
Đức Phật làm việc vì lợi ích cho mọi người ,
Hãy đơn giản nhìn sự khác biệt ngăn cách họ và đức Phật .
Di sản của lòng từ
Có thể tự hỏi : Làm sao vị thầy của chúng ta - Đức Phật Shakyamuni . Vị lãnh chúa của những nhà hiền triết có thể thể hiện toàn diện những phương tiện thiện xảo và lòng từ rộng lớn . Chúng ta có thể tự vấn mình về những nguyên nhân và điều kiện cho phép ngài sở hữu một trình độ minh triết như thế - Tình thương và quyền lực tâm linh . Câu trả lời rất đơn giản : Đức Phật tin vào chính niềm vui và sự sảng khoái của mình . Sau khi đã thể hiện được sự quan tâm đến hạnh phúc người khác .
Sau khi đã phát sinh thái độ nhân từ trong tâm thức với một tình cảm nào đó . Ngài đã duy trì và vun trồng cho đến nẩy nở hoàn hảo . Đồng thời với minh triết thích nghi và không ngừng phát triển tất cả mọi phương diện . Miệt mài theo đuổi mục tiêu với lòng can đảm không lay chuyển . Cuối cùng ngài trở thành : Một con người hoàn toàn tự do thoát khỏi mọi khuyết điểm và có đầy đủ mọi đức tính phong phú .
Cho đến nay , chúng ta không có gì một chiến thuật nào khác hơn ngoài vấn đề : Duy chỉ đi tìm hạnh phúc mình một cách tự kỷ . Điều này đã là một thất bại về kết quả được trù tính . Như đã thấy : Không nên hài lòng khi chỉ nghĩ đến mình . Nhưng chúng ta mãi trụ vào tín ngưỡng về sự hiện thực của những sự việc . Đây là hai sự bám chấp ngăn chận hạnh phúc như chúng ta mong muốn . Tuy thế , chúng ta vẫn tiếp tục tin tưởng vào chúng một cách ngây thơ và không ngừng bị chi phối .
So sánh những khuyết điểm của những con người bình thường với những đức tính của đức Phật . Đừng quên rằng : Ngài cũng có những bước đầu thật bình thường như chúng ta trong giây phút này . Nhưng sau đó ngài đã thấu hiểu tầm quan trọng của việc yêu thương tha nhân và mang vào thực hành sự lãnh hội này . Vì thế đức Phật đã trở thànhCon người tự do thoát khỏi mọi khuyết điểm và có đầy đủ mọi đức tính phong phú .
Hãy quan sát lại những sự khó chịu chúng ta chuốc lấy vì tin vào những sự việc thật có .Chính đức Phật đã tranh đấu với những thái độ này bằng những đối trị . Nếu chúng ta biết tư duy về việc này . Có thể nói đến những lợi ích trong việc yêu thương tha nhân và những sự bất lợi khi chỉ nghĩ đến mình . Nagarjuna cũng tuyên bố trong văn bản triết học Trung đạo - Vòng hoa quí :
Theo đất , nước, lửa , không khí ,
Những liều dược thảo và những khu rừng hoang dã .
Tôi có thê trở thành vĩnh hằng để hỗ trợ cho tất cả chúng sinh ,
Không bất cứ chướng ngại trong việc theo những nguyện vọng của họ .
Điều đặc trưng của bốn hành : Đất , nước , lửa và không khí là : Mọi người có thể đi vào đó miễn phí . Nó là thành phần thuộc lãnh vực công cộng . Khôn một ai có thể có quyền sở hữu riêng . Chúng ta mang hoài bảo để có thể như những hành sẵn sàng phục vụ mọi người hằng hà sa số như không gian bao la . Nagarjuna cho chúng ta quan kiến : Những phẩm chất đáng quan tâm này cần được đẩy mạnh trong thực hành . Cũng thấy nhận định tương tự bốn câu trong : Đi vào thực hành bồ tát đạo .
Như đất và những đại thành phần khác như không gian ,
Tôi nguyện suốt đời mình chỉ :
Phục vụ những nhu cầu chúng sinh hằng hà . . .
Và dâng tặng họ tất cả những gì họ cần đến .
Xa hơn nữa trong Nhập bồ tát hạnh ta có thể đọc :
Khi còn thế giới ,
Khi còn chúng sinh .
Tôi nguyện đời mình ,
Giúp người bớt khổ .
Tụng đọc dạng cầu nguyện hoài bảo này có tác dụng cực kỳ mãnh liệt trong tâm thức .Những câu kệ của những đại sư như : Nagarjuna và Shantideva chứng minh cho chúng ta : Họ đã xem thường quyền lợi của riêng mình để cống hiến hoàn toàn hạnh phúc cho mọi người . Lòng nhân ái đã được thể hiện trong hoài bão và thực hành của chính họ .
Như thế gia tài của những vị thầy nhân từ đã để lại cho chúng ta : Trước tiên là đức Phật từ bi , Nagarjuna , Aryadeva , Asanga , Vasubandhu và những vị thầy Ấn độ khác . Các ngài đã trao truyền trước khi ngọn đuốc được thắp sáng lại trong bốn trường phái chính ở Tây tạng : Sakya , Gùloug , Kagyu và Nyingma do những vị thầy chân chính nương vào những giáo huấn của đức Phật đã được kéo dài đến những Lama trong hiện tại .
Những vị thầy này , không chỉ theo đuổi những thực hành của đức Phật mà còn tuân theo những lời khuyên được giảng dạy . Như thế tập huấn về Bồ đề tâm giúp chúng ta xem những người khác quan trọng hơn chính mình . Họ là nguồn lợi ích bao la cho chính họ cũng như cho những người khác . Vì đã trao truyền những giáo huấn cho tất cả chúng sinh . Mặc dù không thể sánh bằng . Nhưng việc quan trọng vẫn là quyết tâm cố theo đuổi tấm gương của họ .
Tầm quan trọng của Bồ đề tâm
Bồ đề tâm có tầm quan trọng ngoại hạng tiên quyết . Càng nghĩ đến càng làm chúng ta cực kỳ xúc động . Bạn có thấy thế hay không ? . Chúng ta nên tự nói với mình :
Khi còn sống tôi luôn thiền định về Bồ đề tâm .
Chính vì điều này đã mang lại ý nghĩa cho cuộc đời tôi ,
Vì điều này sẽ giúp tôi tiếp tục con đường đi đến Tỉnh Thức .
Khi giàu có và hạnh phúc tôi luôn thiền định về Bồ tát hạnh ,
Điều này cho phép tôi sử dụng sự giàu sang của mình ;
Để phục vụ tất cả mọi người .
Và tránh những cạm bẫy của lòng kiêu ngạo như :
Tâm ganh tỵ và sự bất kính .
Khi chạm trán với thất bại và nỗi buồn ,
Tôi sẽ thiền định về Bồ đề tâm .
Điều này giúp tôi tránh khỏi rơi vào sự thất vọng và chán nản ,
Như thế ,
Trong mọi lúc và ở mọi hoàn cảnh .
Trong cuộc sống , gần phút lâm chung ,
Trong thành công hay thất bại , niềm vui hay nỗi buồn ,
Bồ đề tâm là sự việc lớn tôi không thể không quên .
Tôi muốn làm sáng tỏ thêm , trong giai đoạn này . Bồ đề tâm chưa có ở tim tôi . Chúng ta có thể nghĩ ngược lại . Vì tôi rõ biết chủ đề này , nhưng không phải thế . Tôi chắc chắn rằng :Thật sự có Bồ đề tâm và có hoài bão sẽ sở hữu Bồ đề tâm . Hy vọng này không hoàn toàn vô ích . Nhưng đây chỉ là hy vọng . Tôi mong muốn có khả năng đánh thức được Bồ đề tâm . Vì tôi chưa cảm nhận được nó ngay bây giờ . Dù vậy , đừng nên cho rằng : Đơn giản chỉ cần mong mõi phát triển Bồ đề tâm . Chắc chắn đã có tác dụng chuyển hóa trong tâm thức chúng ta .
Lòng can đảm Quà biếu của lòng từ
Tôi thường nói và muốn nêu ra ở giai đoạn này . Người ta thường dịch thuật ngữ Tây tạng Nyingjé là lòng từ . Nếu thuật ngữ này được hiểu là : Đặt lợi ích cho mọi người trước chúng ta . Tôi nghĩ rằng sự dịch thuật này có sự hữu dụng . Có nghĩa : Tình thương trước tiên nên ứng dụng vào chính mình . Sau đó sẽ lan rộng cho tất cả mọi người . Nhưng khi nói đến chiều hướng yêu thương hay sự ân cần của lòng từ là Đại bi thương là quả thật sai lầm . Điều này làm mọi người nghĩ đến lòng từ ngoại hạng hướng về bên ngoài , về mọi người . . .Thật sự điều này không liên quan gì cả đến chúng ta cả .
Cũng có khía cạnh khác . Nhiều người nghĩ : Tuyệt vời khi biết giữ tình thương với lòng ngưỡng mộ lớn . Sự vun trồng lòng từ nhờ vào những lợi ích và sự hỗ trợ có thể mang lại cho những người khác . Có nghĩa những người này suy nghĩ rằng : Lòng từ không mang lại gì cả cho chúng ta cả . Họ nhận thấy : Lòng từ giống như sưu thuế được thu vào hay một gánh nặng người ta đặt lên lưng và làm chúng ta kiệt quệ . Hình như vậy , đây là một quan niện đã được lan rộng và được mọi người tin theo . Điều này hoàn toàn sai lầm .
Có thể tư duy : Hãy nghĩ đến trải nghiệm của bạn . Một trái tim đã quen cảm nhận lòng từ tự nhiên , tính kiên quyết và sự can đảm lớn lên mỗi ngày . Khi nghĩ đến lợi ích của mọi người . Điều này làm chúng ta cởi mở những nhận định thuộc quan niệm và giúp chúng ta rộng rãi hơn . Một khi đã khám phá từ chính mình dạng thức can đảm này . Chúng ta có thể chịu trách nhiêm về hạnh phúc cho mọi người .
Những điều này hoàn toàn không giống như việc nạp thuế hay là một gánh nặng đức Phật gán cho chúng ta . Chúng ta nhận thấy và cảm nhận ở chính mình những lợi ích của lòng nhân ái ngay lập tức . Đồng thời cũng nhận ra những chướng ngại từ tính tự kỷ và mang đến cho chúng ta một sự chắc chắn về lòng xác tín sâu sắc . Một niềm tự tin to lớn và một lòng nhiệt thành cũng chính là nguồn của lòng can đảm .
Mọi người đều cảm nhận mình có khả năng thực hiện : Tôi sẽ giải thoát khổ cho mọi chúng sinh.tôi sẽ lèo lái chúng khỏi đau khổ . Tôi sẽ lèo lái con thuyền đưa họ đến trạng thái Tỉnh thức tối thượng ! . Điều này thật sự là sự can đảm tuyệt diệu . Bạn tuyên bố : Chính bạn có thể tự mình đạt đến . Không cần ngồi xếp bằng khoanh tay chờ đức Phật làm thay . Đây là niềm can đảm tuyệt diệu , một lòng can đảm gợi hứng từ một mục tiêu, một lòng can đảm chân chính , thuần khiết rất khó tiếp cận .
Một khi lòng can đảm đã là bộ phận trong thân thể . Tâm thức chúng ta đã hạnh phúc .Điều này cho phép chúng ta sẵn sàng đón nhận tất cả những gì đang hiện diện và phải đương đầu . Nhưng không thể chắc thái độ này giúp được người khác . Nếu với hoàn cảnh thích hợp , một người có thể nhận được thái độ bạn cho họ. Nhưng đồng thời vẫn có thể vẫn còn ai đó không nhận được lòng từ chúng ta cảm nhận cho họ và ngay cả khi họ than phiền với chúng ta .
Như thế có nghĩa : Không gì bảo đảm lòng từ của chúng ta có thể liên lạc trực tiếp đến mọi người . Không chắc chắn tất cả những người khác hưởng lợi trực tiếp từ lòng từ của chúng ta . Nhưng dù vậy , ngay chính bạn cảm nhận được những lợi ích của nó . Như thế , đừng phạm sai lầm và cho rằng : Chỉ những người khác mới hưởng lợi được lòng từ mà chúng ta vun trồng .
Bồ đề tâm trong giáo huấn đức Phật
Nguyên nhân tiên quyết cho phép chúng ta đạt đến toàn giác chính là Bồ đề tâm . Bồ đề tâm được bắt nguồn từ lòng từ . Bồ đề tâm giúp chúng ta thể hiện sự toàn giác và trạng thái Phật . Nếu không có Bồ đề tâm không thể đạt đến trạng thái Phật . Nhưng trong bạn có Bồ đề tâm hay không ? . Tất cả đều tùy thuộc vào điều này .
Đặt nền tảng từ trải nghiệm của chính mình . Đức Phật - Vị thầy nhân từ của chúng ta đã truyền trao tập huấn chủ yếu nên theo đuổi chính là Bồ đề tâm . Chúng ta có thể nhìnThừa nền tảng sơ khởi nói về Bồ đề tâm và trong tất cả những giáo huấn Đại thừa cũng bàn về Bồ đề tâm . Đó là phần chính của con đường bao gồm Sáu toàn thiện chuyển hóa .Và trong khung khổ thực hành hai toàn thiện cuối cùng : Thiền định và minh triết thể hiện chu kỳ những giáo huấn và thực hành Bồ đề tâm . Vì vậy tôi nghĩ : Tám mươi bốn ngàn giáo huấn đức Phật - Thừa nền tảng , Đại thừa và Kim cương thừa đều phát xuất từ Bồ đề tâm .
Vì thế có thể nói : Ý nghĩa của Tám mươi bốn ngàn giáo huấn đức Phật thoàn toàn nằm trong những sơ khởi của Bồ đề tâm , tập huấn về Bồ đề tâm và cách hành xử kết hợp với Bồ đề tâm . Bồ đề tâm mang lại nhiều lợi ích và hạnh phúc . Vì thế vun trồn Bồ đề tâm là việc rất cần thiết . Nhưng điều này cần phải mất nhiều năm . Một vài người trong chúng ta có thể vun trồng nó trong thời gian vô tận . Trước khi Bồ đề tâm thật sực phát sinh trong tâm thức . Trong khi những người khác có thể chỉ cần vài năm . Trong bất cứ trường hợp nào , chúng ta cũng nên vun trồng nguyên lý thuộc Bồ đề tâm . Trong khi đó vẫn thực hiện những sự tích lũy và tịnh hóa những cảm xúc che mờ tâm thức .
Tại đây quan kiến về tánh không bảo phủ với tầm quan trọng chủ yếu . Vì thế , mục tiêu của chúng ta là : Thực sự thực hiện sự lợi lạc cho tất cả chúng sinh và đạt đến Tỉnh thức .Nhưng để đạt đến Tỉnh Thức . Trước tiên cần phải biết chính xác tỉnh thức là gì . Tương tự , để thực hiện lợi lạc chúng sinh phải hiểu rõ : Thế nào là lợi lạc cho tất cả chúng sinh . Cần hiểu : Lợi lạc tối thượng hay cuối cùng chính là Niết bàn . Nếu không biết thế nào là Niết bàn . Quả thật khó khăn để xác định thế nào thuật ngữ lợi lạc cho tất cả chúng sinh hay Tỉnh thức . Chỉ có quan kiến về Tánh không mới có thể giúp chúng ta lãnh hội . Cho dù chúng ta đang ở khởi đầu , ở giữa hay gần cuối con đường . Vì thế , điều rất quan trọng là phải rèn luyện tâm thức và làm quen với Tánh không .