Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (36)


Xem mục lục
L. PHẨM SƠ NGHIỆP

02

 

 

Vì sao? Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy không, vô tướng, vô nguyện làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì trong không, vô tướng, vô nguyện hướng đến và không hướng đến bất khả đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy không khởi, không tác làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì trong không khởi, không tác hướng đến và không hướng đến bất khả đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy không sanh, không diệt làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì trong không sanh, không diệt hướng đến và không hướng đến bất khả đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy không nhiễm, không tịnh làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì trong không nhiễm, không tịnh hướng đến và không hướng đến bất khả đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô sở hữu làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì trong vô sở hữu hướng đến và không hướng đến bất khả đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy huyễn, mộng, tiếng vang, hình tượng, bóng sáng, sóng nắng, việc biến hóa, thành Tầm hương (ảnh ảo) làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì trong huyễn, mộng, tiếng vang, hình tượng, bóng sáng, sóng nắng, việc biến hóa, thành Tầm hương hướng đến và không hướng đến bất khả đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô lượng, vô biên làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì trong vô lượng, vô biên hướng đến và không hướng đến bất khả đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy không cho, không nhận làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì trong không cho, không nhận hướng đến và không hướng đến bất khả đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy không nâng lên, không hạ xuống làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì trong không nâng lên, không hạ xuống hướng đến và không hướng đến bất khả đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy không đi, không đến làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì trong không đi, không đến hướng đến và không hướng đến bất khả đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy không thêm, không bớt làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì trong không thêm, không bớt hướng đến và không hướng đến bất khả đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy không vào, không ra làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì trong không vào, không ra hướng đến và không hướng đến bất khả đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy không nhóm, không tan làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì trong không nhóm, không tan hướng đến và không hướng đến bất khả đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy không hợp, không lìa làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì trong không hợp, không lìa hướng đến và không hướng đến bất khả đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy ngã, hữu tình, mạng giả, sanh giả, dưỡng giả, sĩ phu, Bổ-đặc-già-la, ý sanh, thanh niên, người làm, người khiến làm, người dấy khởi, người khiến dấy khởi, người thọ, người khiến thọ, người biết, người thấy làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì ngã cho đến người thấy còn rốt ráo vô sở hữu, bất khả đắc, huống chi có hướng đến, không hướng đến bất khả đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy không ngã, không hữu tình, không mạng giả, không sanh giả, không dưỡng giả, không sĩ phu, không Bổ-đặc-già-la, không ý sanh, không thanh niên, không người làm, không người khiến làm, không người dấy khởi, không người khiến dấy khởi, không người thọ, không người khiến thọ, không người biết, không người thấy làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì vô ngã cho đến vô kiến giả còn rốt ráo vô sở hữu, bất khả đắc, huống chi có hướng đến, không hướng đến bất khả đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy thường, lạc, ngã, tịnh làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì thường, lạc, ngã, tịnh còn rốt ráo vô sở hữu, bất khả đắc, huống chi có hướng đến, không hướng đến bất khả đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy vô thường, vô lạc, vô ngã, vô tịnh làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì vô thường, vô lạc, vô ngã, vô tịnh còn rốt ráo vô sở hữu, bất khả đắc, huống chi có hướng đến, không hướng đến bất khả đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy việc tham, sân, si làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì việc tham, sân, si còn rốt ráo vô sở hữu, bất khả đắc, huống chi có hướng đến, không hướng đến bất khả đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy các kiến thú làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì các kiến thú còn rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, huống chi có hướng đến, không hướng đến bất khả đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì còn rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, huống chi có hướng đến, không hướng đến bất khả đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tánh bất động làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì tánh bất động còn rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, huống chi có hướng đến, không hướng đến có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sắc thọ, tưởng, hành, thức làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì sắc cho đến thức còn rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, huống chi có hướng đến, không hướng đến có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì nhãn xứ cho đến ý xứ còn rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, huống chi có hướng đến, không hướng đến có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì sắc xứ cho đến pháp xứ còn rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, huống chi có hướng đến, không hướng đến có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì nhãn giới cho đến ý giới còn rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, huống chi có hướng đến, không hướng đến có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì sắc giới cho đến pháp giới còn rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, huống chi có hướng đến, không hướng đến có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì nhãn thức giới cho đến ý thức giới còn rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, huống chi có hướng đến, không hướng đến có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì nhãn xúc cho đến ý xúc còn rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, huống chi có hướng đến, không hướng đến có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy các thọ do nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra còn rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, huống chi có hướng đến, không hướng đến có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa còn rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, huống chi có hướng đến, không hướng đến có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp nội Không (Không của các pháp nội tại), pháp ngoại Không (Không của các pháp ngoại tại), nội ngoại Không (Không của các pháp nội ngoại tại), Không Không (Không của Không), đại Không (Không lớn), thắng nghĩa Không (Không của chân lý cứu cánh), hữu vi Không (Không của các pháp hữu vi), vô vi Không (Không của các pháp vô vi), tất cánh Không (Không tối hậu ‘rốt ráo’), vô tế Không (Không không biên tế), tán vô tán Không (Không của sự không phân tán), bản tính Không (Không của bản tính ‘tự nhiên tính’), tự cộng tướng Không (Không của tự cộng tướng), nhất thiết pháp Không (Không của vạn hữu), bất khả đắc Không (Không của cái bất khả đắc), vô tính Không (Không của vô thể ‘cái không tồn tại’), tự tính Không (Không của tự tính), vô tính tự tính Không (Không của vô thể của tự tính ‘tự tính của cái không tồn tại’) làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không còn rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, huống chi có hướng đến, không hướng đến có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo còn rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, huống chi có hướng đến, không hướng đến có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo còn rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, huống chi có hướng đến, không hướng đến có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc còn rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, huống chi có hướng đến, không hướng đến có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì tám giải thoát cho đến mười biến xứ còn rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, huống chi có hướng đến, không hướng đến có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện còn rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, huống chi có hướng đến, không hướng đến có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tam thừa, Bồ-tát thập địa làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì tam thừa, Bồ-tát thập địa còn rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, huống chi có hướng đến, không hướng đến có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy năm loại mắt, sáu phép thần thông làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì năm loại mắt, sáu phép thần thông còn rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, huống chi có hướng đến, không hướng đến có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì pháp môn Ðà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa còn rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, huống chi có hướng đến, không hướng đến có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy mười lực Như Lai, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng còn rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, huống chi có hướng đến, không hướng đến có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy ba mươi hai tướng Ðại sĩ, tám mươi vẻ đẹp làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì ba mươi hai tướng Ðại sĩ, tám mươi vẻ đẹp còn rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, huống chi có hướng đến, không hướng đến có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả còn rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, huống chi có hướng đến, không hướng đến có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng còn rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, huống chi có hướng đến, không hướng đến có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Ðộc giác Bồ-đề làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì quả Dự lưu cho đến Ðộc giác Bồ-đề còn rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, huống chi có hướng đến, không hướng đến có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy tất cả hạnh Đại Bồ-tát, quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì tất cả hạnh Đại Bồ-tát, quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật còn rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, huống chi có hướng đến, không hướng đến có thể đắc.

Thiện Hiện! Tất cả pháp đều lấy Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Ðộc giác, Bồ-tát, Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác làm nơi hướng đến. Các Đại Bồ-tát đối với việc hướng đến như thế không thể vượt qua. Vì sao? Vì Dự lưu cho đến Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác còn rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, huống chi có hướng đến, không hướng đến có thể đắc.

Như vậy, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát vì làm nơi hướng đến cho thế gian nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Thiện Hiện! Thế nào là Đại Bồ-tát thương xót khổ sanh tử thế gian nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề? Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát vì được thần thông vô ngại tự tại, cứu vớt khổ lớn sanh tử cho các hữu tình, nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Thiện Hiện! Ðó là Đại Bồ-tát thương xót khổ sanh tử thế gian nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

Xem mục lục