Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (16)


Xem mục lục

Đây là phương pháp duy nhất để phát triển giai đoạn thành tựu trong tâm thức ta; phương pháp này là Guru yoga, con đường sâu xa. Tantra Hevajra nói:

Trí tuệ bẩm sinh không thể nghĩ bàn chỉ được tìm thấy trong nền tảng – lòng sùng mộ tối thượng đối với Guru – và trong công đức của riêng hành giả.

Ngài Tilopa nói:

Kẻ ngu dốt có thể biết rằng dầu mè – chất tinh túy – có ở trong hạt mè, nhưng không thể rút ra được dầu bởi không biết cách làm. Cũng thế, trí tuệ nền tảng bẩm sinh an trú trong tim của tất cả chúng sinh; nhưng trừ phi nó được Đạo sư chỉ rõ, ta không thể nhận biết nó. Bằng cách giã mè và đãi sạch vỏ, ta có thể rút ra chất tinh túy là dầu mè. Tương tự như vậy, khi được Đạo sư chỉ cho thấy, ý nghĩa của Như Thị cũng được soi sáng khiến ta có thể thâm nhập vào nó.

Tantra Atiköpa nói:

Nếu bạn thiền định về Đạo sư tốt lành của bạn

Ở trên đỉnh đầu,

Hay trong lòng bàn tay,

Hoặc nơi trung tâm trái tim bạn –

Bạn sẽ có được các phẩm tính tốt đẹp

Của một ngàn vị Phật.

Hơn nữa, Tantra Damtsiköpa nói:

Cho dù bạn thực hành giai đoạn thành tựu trong một kiếp, điều này không thể so sánh với năng lực sự xuất hiện của Đạo sư trong tim bạn ngay cả trong phần nhỏ nhất của một chốc lát. Hãy thực hành pháp Guru yoga không chút phóng tâm, và Đạo sư sẽ xuất hiện ở giữa trái tim bạn. Sự xuất hiện của Đạo sư ở đó – dù chỉ trong giây lát – thì mãnh liệt đến nỗi nếu nó được chia ra làm hai triệu phần, sức mạnh của giai đoạn thành tựu vẫn không thể so sánh được với mỗi một phần của nó.

và Tantra Guhyasamāja nói:

Nhờ thiền định về Đạo sư nơi trái tim,

Ta đạt được tâm giác ngộ (Bồ đề tâm).

Nhờ sự thành tựu kỳ diệu này

Thân, ngữ, và tâm của một vị Phật được kiến lập.

Đức Jigten Sumgön nói:

Nếu, trên núi Tuyết của bốn thân Đạo sư của bạn,

Mặt trời lòng sùng mộ của bạn không chiếu sáng,

Dòng suối những sự gia hộ sẽ không xuất hiện;

Vì thế, hãy chú tâm tới lòng sùng mộ này.

Điều này có nghĩa là:

a) Hóa Thân được kiến lập bên ngoài được kiến lập như hoạt động (hoạt động được thực hiện vì lợi ích của người khác);

b) Báo Thân được kiến lập bên trong, được kiến lập như những phẩm tính tốt đẹp (các phẩm tính tốt đẹp mà bản thân ta có được);

c) Pháp Thân được kiến lập bí mật được kiến lập như sự bất nhị;

d) Như thị được kiến lập như Thân Tự Tánh.

I. HOÁ THÂN

Đức Phagmo Drupa Vinh Quang dạy ta làm thế nào an lập thân đầu tiên, Hóa Thân được kiến lập bên ngoài, như sự hoạt động:

Hãy cầu thỉnh Đạo sư gốc của bạn trong không gian trước mặt – Đấng Chiến Thắng Siêu phàm – và tập hội chư Phật và Bồ tát trong ba thời. Đạo sư gốc an tọa trong dáng vẻ của Đức Phật trên tòa sư tử, hoa sen, và trên vị trí của đĩa mặt trời và mặt trăng. Hãy dâng lời cầu nguyện bảy nhánh, cũng như thân thể và tài sản của bạn. Quán tưởng bản thân bạn như bất khả phân với Đạo sư gốc. Hãy đọc các lời cầu nguyện, quy y một cách tôn kính với các phẩm tính đặc biệt. Trì tụng thần chú cầu nguyện (đến Hóa Thân). An trụ tâm bạn trong trạng thái giải thoát khỏi ba ý niệm.

Hãy thiền định: trong không gian trước mặt bạn, có sự tự hào linh thánh bản thân bạn là Bổn Tôn, là một ngai báu được tám con sư tử màu xanh dương nâng đỡ. Trên ngai là một hoa sen, trên hoa sen là các đĩa mặt trời và mặt trăng; trên các đĩa là Đạo sư, Pháp Vương, Đấng Chiến Thắng Siêu Phàm, Đấng Chiến Thắng Thích Ca Mâu Ni. Thân Ngài có sắc vàng rực rỡ nhuốm ánh đỏ. Ngài có một mặt và hai bàn tay; bàn tay phải đe lên mặt đất, và bàn tay trái trong tư thế thiền định, cầm một bình bát chứa đầy những viên ngọc quý. Ngài mặc ba Pháp y màu vàng nghệ. Một nhục kế nhô lên trên đầu Ngài nhưng không thể thấy được. Ngài được tô điểm bằng những tướng chính và phụ của một vị Phật. Ngài ngồi chéo chân trong tư thế kim cương và phát ra ánh sáng.

Đây là Hóa Thân được kiến lập bên ngoài, là đấng mà tiếp đó, bạn sẽ tỏ lòng kính ngưỡng, dâng ba sự cúng dường và cúng dường bảy nhánh.

Ba nhánh của sự kính ngưỡng

Đó là: 1/ cúng dường thân được quán tưởng của Bổn Tôn; 2/ dâng lời tán thán; và 3/ lễ lạy.

1. Khi quán sát thân tướng Bổn Tôn ở trước mặt bạn, như đã mô tả, hãy ngắm nhìn và phát khởi đức tin và sự tôn kính. Rồi suy nghĩ: “Hạnh phúc biết bao khi được diện kiến các Bổn Tôn.”

2. Dâng lời tán thán, và suy tưởng:

Con dâng lời tán thán lên ngài Đấng Bảo Hộ Siêu việt.

Sắc thân ngài là thân tướng viên mãn, thuần tịnh và đẹp đẽ. Thanh danh ngài chói sáng, chiếu rọi khắp pháp giới.

Hoặc nghĩ tưởng:

Tán thán hiện thể của tất cả Chư Phật,

Thực thể của bậc trì giữ kim cương (Kim Cương Trì),

Cội gốc của Tam Bảo, Đạo Sư Siêu Việt.

Hãy dâng lời tán thán tương tự lên tất cả Bốn Thân Phật.

Sự kính ngưỡng này bao gồm a/ các giới đức của việc tích tập đức hạnh, b/ các giới đức vì lợi lạc của chúng sinh, và c/ những giới đức của các nguyện. Giáo lý đặc biệt của Đức Jigten Sumgön dạy rằng trong bất kỳ một giới đức nào – hoặc bất kỳ phần nào hay chốc lát nào của các nhánh của sự kính ngưỡng – ba giới đức này có thể được nhận thức:

a) Các giới đức của việc tích tập đức hạnh: sự lễ lạy nhờ các hóa thân của thân ta, nhiều như những hạt bụi.

b) Các giới đức vì chúng sinh: sự lễ lạy vì lợi lạc của chúng sinh.

c) Những giới đức của các nguyện: củng cố các thuận duyên của sự lễ lạy và từ bỏ các nghịch duyên.

3. Dâng cúng sự kính ngưỡng trong việc lễ lạy, và nói:

Namo guru Buddha dharma sangha Bodhisattvabhye.

Cúng dường ba nhánh

Khi quán sát Bổn Tôn, được quán tưởng như đã mô tả, hãy thực hiện ba sự cúng dường: bên ngoài, bên trong và bí mật.

i. Các cúng dường bên ngoài là những sự cúng dường được thiết lập từ chất thể của chư Thiên. Hãy thực sự sắp đặt tám món cúng dường của Đức Phổ Hiền và sau đó cúng dường chúng trong tâm. Cử hành các sự cúng dường này trong khi duy trì ba giới đức.

ii. Kế tiếp thực hiện sự cúng dường bên trong. Hãy nghĩ tưởng rằng từ chủng tự nơi tim bạn phóng ra năm loại thiên nữ cúng dường – các thiên nữ âm thanh, sắc, hương, vị, và xúc kim cương. Giống như một ngọn lửa, họ hóa hiện thành hai, ba và hơn nữa. Những thiên nữ này cúng dường đại lạc và tánh Không lên tập hội chư Phật và Bồ tát.

iii. Tiếp sau cúng dường bí mật là cúng dường tối hậu. Đây là tánh Không, là sự không chấp thủ trong hành động, đối tượng, và tác nhân. Tánh Không này thì vô tận.

Cúng dường bảy nhánh

Vẫn quán sát thân tướng của Bổn Tôn như trước, hãy cử hành sự cúng dường bảy nhánh:

Lễ lạy,

Cúng dường,

Sám hối các hành vi sai lầm,

Tùy hỷ trước công đức của người khác,

Thỉnh cầu Đạo sư chuyển Pháp luân,

Cầu nguyện ngài không nhập Niết bàn,

Khao khát Giác ngộ và hồi hướng công đức.

Đây là nhánh thỉnh cầu Đạo sư chuyển Pháp luân: hãy biểu lộ thân tướng của bạn trong những hiển lộ nhiều như những hạt bụi; rồi mỗi một trong những hóa thân đó cúng dường một bánh xe vàng; mỗi bánh xe có một ngàn nan hoa. Hãy cúng dường Bổn Tôn được quán tưởng và đọc lời cúng dường:

Cầu mong âm thanh của trống Pháp

Giải thoát mọi chúng sinh khỏi đau khổ.

Xin ngài trụ thế vô số kiếp,

Truyền dạy Giáo Pháp quý báu.

Hãy dâng bảy sự cúng dường thuần tịnh này, cũng như ba nhánh của sự kính ngưỡng và cúng dường ba nhánh lên tất cả Bốn Thân Phật.

Sau đó, cầu nguyện với Hóa Thân được kiến lập bên ngoài, và nói:

Con cầu nguyện thân của Đạo sư Quý báu, là hiện thể sắc thân của tất cả chư Phật trong ba thời.

Con cầu nguyện ngữ của Đạo sư quý báu, là hiện thể ngữ của tất cả chư Phật trong ba thời.

Con cầu nguyện tâm – trí tuệ cao quý – của Đạo sư Quý báu, là hiện thể tâm của tất cả chư Phật trong ba thời.

Rồi tập hội các Bổn Tôn trước mặt bạn tan hòa vào bạn. Giữ tâm bạn trong trạng thái tự nhiên không có bất kỳ tư tưởng nào.

Khi ra khỏi thời khóa thiền định này, hãy hồi hướng công đức cho lợi lạc của tất cả chúng sinh.

II. BÁO THÂN

Đây là những giáo huấn của Phagmo Drupa để kiến lập Báo Thân bên trong như những phẩm tính tốt đẹp:

Tập hội Bổn Tôn hiển lộ trong không gian trước mặt bạn, tan hòa vào bạn và bạn trở thành thân của Bổn Tôn. Hoa sen ở giữa trái tim hé nở, và nơi vị trí của các đĩa mặt trời và mặt trăng là viên ngọc như ý, thân của Đạo Sư Tối Cao xuất hiện như Đức Tỳ Lô Giá Na, Báo Thân. Ngài phát ra ánh sáng. Ở ba chỗ đặc biệt của Tỳ Lô Giá Na (trán, cổ họng, và tim) là các vị trí của mặt trăng, hoa sen, và mặt trời. Đặt ba âm oṃ (ༀ), āḥ (ཨཱཿ) và hūṃ (ཧཱུྃ) ở ba chỗ này – là các trung tâm của thân, ngữ, và tâm. Ba quả (Thân Phật, Ngữ Phật, và Tâm Phật) xuất hiện, và ánh sáng thuần tịnh từ ba trung tâm đó của Đức Tỳ Lô Giá Na phóng ra tới ba cõi; nhờ đó chúng sinh trong ba cõi đạt được các thân thanh tịnh, bất khả phân với các thân Phật.

Sau đó tất cả những gì bạn đã quán tưởng tan hòa thành Đức Tỳ Lô Giá Na như một mạn đà la ánh sáng. Hãy lập lại thần chú cầu nguyện (của các Đạo sư Kagyu) từ trạng thái thiền định không chút phóng tâm. Suy tưởng rằng mọi sự tan hòa thành một trạng thái bất nhị vĩnh viễn giải thoát khỏi ba khái niệm.

Điều này có nghĩa là khi đã tan hòa Hóa Thân vào bản thân bạn, sau đó bạn phải thiền định, quán tưởng tiếp theo sau:

Ở trung tâm trái tim bạn là một pháp tòa quý báu, được tám con sư tử xanh nâng đỡ. Hãy quán tưởng rằng tám kinh mạch của tim bạn là một hoa sen tám cánh ở trên chiếc ngai. Quán tưởng chất màu trắng trong tim bạn như một đĩa mặt trăng và chất màu đỏ là một đĩa mặt trời; ở trên chúng là Đạo Sư Tỳ Lô Giá Na tuyệt hảo đang an tọa. Thân Ngài tràn ngập khắp các cõi giới và mọi cõi giới được phản chiếu nơi thân Ngài. Từ thân Ngài, ánh sáng chiếu rọi. Ngài ở trong một Báo Thân. Hãy nghĩ tưởng rằng trên mặt trăng nơi trán Ngài có một chữ oṃ màu trắng. Trên hoa sen nơi cổ họng Ngài có một chữ āḥ màu đỏ. Trên mặt trời nơi trái tim Ngài có một chữ hūṃ màu xanh dương. Chung quanh chữ hūṃ là những mật danh của các Đạo sư Kagyu.

Hãy dâng thần chú cầu nguyện bằng lời của các Đạo sư Kagyu:

Om ah namo guru vazra dhrika mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru prajnabhadra mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru jnana siddhi mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru dharma mati mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru vazra dwaza mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru zambudvipa kirti mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru vazra raza mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru trilokya natha ratna shri mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru upadeya shila vazra mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru punye kirti mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru kirti kara mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru vazra kirti mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru ratna singha mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru kirti punya mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru vazra ratna mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru vazra raza mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru zambudvipa dharma raza mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru artha siddhi raza mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru ratna shri sya dwaza mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru dharma raza ratna shri bhadra mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru ratna dharma sya dwaza mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru ratna dharma raza mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru sarvajna ananta ratna dharma sya dwaza shri bhadra mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru zayandra ratna sampanna mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru punya shri sya sagara mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru dharma raza lakshim mangala shri bhadra mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru mangala sampanna kirti dwaza shri bhadra mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru vazra akshobhya mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru dharma kirti karma vizaya sena mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru ratna karma vizaya mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru ratna karma bhadra mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru ratna karma artha siddhi dharma raza mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru ratna shasanadhara gadharshi mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru ratna dharma dwaza mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru dharma surya mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru padma sya dwaza mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru dharma sya dwaza mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru vidyadhara mati dwaza mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru dharmema mani shri bhadra mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru ratna karunya sya surya mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru ratna shasana dwaza mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru shasana dhara dharma mati kama vizaya shri bhadra mahamudra siddhi phala hung

Om ah namo guru ratna muni shasana shanta mati karma vizaya shri bhadra mahamudra siddhi phala hung

Sau đó hãy cầu nguyện Đạo Sư Tỳ Lô Giá Na ở nơi tim bạn:

Bậc đội vương miện ngọc, tâm của đấng Chiến Thắng, siêu vượt ngôn từ, tư tưởng và sự diễn bày, đấng có năm trí tuệ cao quý; Đức Thiện tâm bi mẫn, đấng Bảo hộ quý báu của Chúng sinh, con cầu nguyện Ngài từ tận đáy lòng. Xin ban những gia hộ từ trong tánh Không. Xin ban cho con các ân phước để con có thể chứng ngộ Pháp Thân, siêu vượt tư tưởng ý niệm – tâm bẩm sinh thuần tịnh này, không bị tạo tác và hiện hữu từ vô thủy.

Hãy cầu nguyện thật mãnh liệt với sự nhất tâm. Nhờ năng lực của lời cầu nguyện này, ánh sáng phát ra từ vòng hoa các thần chú bao quanh các chủng tự của thân, ngữ, và tâm Đức Tỳ Lô Giá Na. Ánh sáng chạm vào tất cả chúng sinh trong ba cõi khiến cho mọi lỗi lầm và che chướng của họ tiêu tan; sau đó ánh sáng trở lại và tan hòa vào Đạo Sư. Kế đó Đạo Sư cũng tan thành ánh sáng và tan hòa thành chữ hūṃ nơi tim Ngài. Chữ hūṃ cũng tan hòa, như trước đây: dấu nguyên âm u tan hòa thành chữ gốc ha, nó tan hòa thành vạch trên của chữ, lại tan thành vạch cong trên đó; sau đó tan thành vòng tròn, rồi tan thành vạch quăn trên đỉnh. Vạch quăn chia ra thành một trăm ngàn mảnh, mỗi mảnh của nó tan hòa cho tới khi toàn thể chữ đó tan hòa vào tánh Không. Hãy an trụ tâm bạn trong sự bất nhị của trạng thái Đại Ấn.

Xuất định, hồi hướng công đức cho tất cả chúng sinh.

III- PHÁP THÂN

Đối với việc kiến lập Pháp Thân như bất nhị, Đức Jigten Sumgön nói:

Trong một cõi Tịnh Độ Siêu việt trên đỉnh đầu bạn, theo nhu cầu của chúng sinh xuất hiện một Báo Thân – sự hợp nhất của đại lạc và tánh Không, đồng thời thoát khỏi sự diễn bày và các điều kiện.

Hãy dâng sự cúng dường bảy nhánh, cũng như thân tướng và tài sản của bạn lên Đức Vajradhara vĩ đại với ba thân và bảy phẩm tính; sau đó ánh sáng phát ra từ các trung tâm của Ngài và lan rộng tới các cõi Phật. Hãy cầu thỉnh vô lượng Hóa thân của Vajradhara; sau khi xuất hiện, tất cả các hóa thân tan hòa trở lại vào trung tâm-tim của Vajradhara.

Trong khi duy trì một trạng thái kiên cố thiền định, hãy lập lại thần chú cầu nguyện khẩn cầu thân, ngữ, và tâm của Vajradhara. Suy tưởng rằng bạn hoàn toàn giải thoát khỏi ba ý niệm.

Điều này có nghĩa là bạn phải quán tưởng ở trên đỉnh đầu bạn một ngai báu được tám con sư tử nâng đỡ; trên ngai là một hoa sen và các đĩa mặt trời và mặt trăng; trên đỉnh những thứ này là Đạo Sư - Đức Vajradhara - an tọa, thân Ngài màu xanh lam như một viên ngọc màu xanh da trời chói sáng ánh mặt trời. Ngài có một mặt và hai bàn tay, cầm chày kim cương và chuông nơi tim, hai chân được đặt trong tư thế kim cương. Thân Ngài phát ra ánh sáng và được tô điểm mọi tướng chính và phụ của một vị Phật.

Nơi trán của Đức Vajradhara được quán tưởng – Báo Thân - là chữ oṃ (ༀ),; nơi cổ họng Ngài là chữ āḥ (ཨཱཿ); nơi tim là chữ hūṃ (ཧཱུྃ). Ánh sáng phát ra từ những chữ này. Hãy cầu thỉnh Đạo sư, các Bổn Tôn yidam, chư Phật, chư Bồ tát, các Daka, Dakini và các Hộ Pháp đến không gian trước mặt bạn. Sau khi xuất hiện, tất cả các ngài tan hòa thành Đạo Sư, Đức Vajradhara. Sau đó hãy thiền định về Đạo Sư như hiện thân của tất cả các đối tượng quy y. Thực hiện bảy sự cúng dường thanh tịnh cùng với cúng dường mạn đà la. Đây là thần chú cầu nguyện bạn phải lập lại:

Kính lễ Đạo Sư. Xin ban cho con các ân phước để có thể phát khởi trong con sự chứng ngộ đặc biệt về thân, ngữ, và tâm của riêng con như bất khả phân với thân, ngữ, và tâm của Đạo Sư. Thân, ngữ và tâm của Ngài – tự nhiên và không ngừng dứt – tràn ngập khắp luân hồi sinh tử và Niết bàn trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Từ chữ oṃ nơi trán Đạo Sư một ánh sáng trắng phát ra và sau đó hòa tan vào trán của chính bạn, tịnh hóa những điều bất tịnh của thân. Suy tưởng rằng các sự gia hộ của thân Đức Vajradhara đi vào thân bạn như thể bạn thọ nhận quán đảnh tịnh bình.

Ánh sáng đỏ phát ra từ chữ āḥ nơi cổ họng Đạo Sư và sau đó tan hòa vào cổ họng bạn, tịnh hóa những điều bất tịnh của ngữ. Suy tưởng rằng những sự gia hộ của ngữ Đức Vajradhara đi vào ngữ của bạn như thể bạn thọ nhận quán đảnh bí mật.

Ánh sáng xanh chiếu ra từ chữ hūṃ nơi trái tim Đạo Sư; ánh sáng này tan hòa vào tim bạn, tịnh hóa những điều bất tịnh của tâm. Suy tưởng rằng các ân phước của tâm Vajradhara đi vào tâm bạn như thể bạn thọ nhận quán đảnh trí tuệ.

Rồi Đạo Sư tan thành ánh sáng và tan hòa vào bạn. Những điều bất tịnh của thân, ngữ và tâm bạn được tịnh hóa; những sự gia hộ của thân, ngữ, và tâm của Đức Vajradhara đi vào thân, ngữ và tâm bạn. Sau đó bạn thấu suốt ý nghĩa của quán đảnh thứ tư, quán đảnh ngôn từ quý báu.

Trong Kinh Đại Dương Trí Tuệ, Đức Phật nói:

Từ các trung tâm của thân Đạo Sư, hãy thọ nhận đầy đủ bốn quán đảnh. Đây là ý nghĩa cốt tủy của các tantra. Hành giả nhận lãnh những quán đảnh này sẽ thành tựu mọi cấp bậc của thập địa và năm con đường, không loại trừ điều nào.

Sau đó an trụ tâm bạn trong trạng thái tự nhiên, không giả tạo. Khi bạn chấm dứt thời khóa thiền định, hãy hồi hướng công đức cho hạnh phúc của tất cả chúng sinh.

IV- THÂN TỰ TÁNH

Đối với sự kiến lập Như Thị là Thân Tự Tánh, Đức Phagmo Drupa nói:

Bản tánh tối hậu của tâm siêu vượt tư tưởng là Pháp Thân, là sự quang minh tự nhiên, tự phát và Như Thị, là cái thuần tịnh từ vô thủy, không được tạo lập, và vô điều kiện. Bây giờ – không bị nhiễm ô bởi các vết nhơ của sự khái niệm hóa và trong trạng thái an bình của đại lạc, không dựa trên khái niệm và không ô nhiễm – hãy từ bỏ sự nỗ lực thiền định. Hãy từ bỏ khái niệm đối tượng thiền định và người thiền định (thiền giả). Để tâm bạn nghỉ ngơi trong trạng thái tự nhiên, không giả tạo, không dụng công.

Mahamudra vĩ đại không thể diễn tả, không thể nghĩ lường là Đạo Sư Quý báu, bất khả phân với Bốn Thân Phật. Đạo Sư chiến thắng Ma quân và các phiền não, và là hiện thân của đại dương vô tận những phẩm tính tốt đẹp. Đức Phật gọi điều này là sự thành tựu cao cả nhất.

Hãy thiền định về ý nghĩa của điều đó. Khi thiền định theo một cách như thế, bạn sẽ đi đến chỗ thấu hiểu rằng bổn tâm của bạn, trong chính bản tánh của nó, là Đạo Sư Quý báu.

Thực hiện bảy sự cúng dường thuần tịnh cùng với cúng dường mạn đà la. Rồi cầu nguyện, suy tưởng:

Đạo Sư Quý báu, Pháp Thân, tự nhiên và vô điều kiện, xin ban cho con các quán đảnh thuộc thân, ngữ, tâm và các phẩm tính cùng các hoạt động tốt đẹp của Ngài.

Đừng chú tâm tới các đối tượng bên ngoài; cũng đừng thực hiện các hành động trong tâm. Không bị ô nhiễm bởi ngay cả tư tưởng vi tế nhất đang nhận thức hành động thiền định. Thư lỏng thân, ngữ và tâm bạn vào tự tánh của chúng.

Thực hành này hợp nhất hai thứ thành một: Mahamudra vĩ đại, tâm nền tảng thuần tịnh tồn tại từ vô thủy không còn có thể phân biệt được với tư tưởng luôn luôn phát khởi, và tư tưởng không nhận thức điều gì ngoài tâm căn bản đó như Đạo Sư. Cả hai bất khả phân, giống như nước hòa với nước, bơ trộn với bơ.

Giờ đây, không còn sót điều gì trong thân, ngữ, và tâm bạn. Bốn thân của Đạo Sư – Pháp Thân không tạo tác, Báo Thân không ngừng dứt, Hóa Thân không an trụ, Thân Tự Tánh bất khả phân với ba thân kia – được viên mãn trong bổn tâm bạn.

Đức Jigten Sumgön nói:

“Tánh Không, bản tánh của tâm căn bản, là Pháp Thân. Tâm trong sáng và không ngừng dứt là Báo Thân. Sự hiển lộ, đa dạng và bất nhị, là Hóa Thân. Vì thế, các hiện tượng là một, không thể phân biệt. Tánh nhất như không thể phân chia đó của các hiện tượng là bản tánh cốt tủy của thực tại (Thân Tự Tánh).”

Khi bạn ngừng thiền định, hãy hồi hướng, thoát khỏi ba phạm vi của sự khái niệm hóa.

Xem mục lục