CHƯƠNG VII
THÂN, NGỮ, TÂM :
BA CỬA CỦA THỰC TẠI CON NGƯỜI
Thật rất tốt khi giúp đỡ cho những người khác nếu có thể ;
nhưng nếu người ta không thể, thì ít nhất chớ làm hại cho họ.
Dalai Lama thứ Mười Bốn
Khi người ta khổ đau và những sự việc không song suốt, người ta có khuynh hướng tự nhủ rằng đây là lỗi của những người khác hay của những hoàn cảnh. Chính là thoải mái hơn và ít khó chịu hơn khi tự hỏi rằng sau cùng chẳng lẽ người ta không chịu chút gì trách nhiệm về mọi sự hay sao. Để biết khổ đau từ đâu mà đến, trước tiên phải hiểu cơ cấu vận hành của tri giác của chúng ta về thế giới. Chính là qua thân, ngữ, tâm, ba cái tạo thành cá thể con người của chúng ta, mà chúng ta tiếp thông với môi trường xung quanh của chúng ta và biến chúng thành cái đại diện cho mình.
Dù người ta trẻ, đang độ trưởng thành hay tuổi đã cao, ai cũng có một thân thể bằng xương bằng thịt và mọi thứ chất liệu khác – một cơ cấu phức tạp cho vô số cảm giác. Người cũng có lời nói, khả năng nói và truyền thông nhờ âm thanh và những chữ. Cuối cùng, người ta cũng được phú bẩm cái sáng tạo ra những tư tưởng và những hình ảnh, tốt hay xấu, mà người ta gọi là tâm thức. Cái chúng ta chú ý hiện thời ở đây, thân, ngữ, tâm là những thực tại hiển nhiên mà người ta kinh nghiệm mỗi ngày.
Thân là dụng cụ cho sự hoạt động của chúng ta, biểu hiện bằng chuyển động. Ngữ phát ra những tiếng và những chữ chuyên chở điều người ta muốn diễn đạt. Về phần tâm, chính nó làm sinh động hai cái kia ; nó là nguồn của mọi thứ tốt xấu người ta mang trong mình. Thân và ngữ hơi giống với những con múa rối của tâm. Một cách có lý, điều ấy muốn nói rằng người ta có thể khiến chúng làm điều người ta muốn, thay vì những điều chúng tham muốn. Thật ra, sự việc không xảy ra hoàn toàn như vậy : người ta có thói quen đối xử với những người và những sự kiện như thể người ta đã quên những sợi dây điều khiển nối thân, ngữ với tâm trong bản thân chúng ta. Đến độ những sợi dây giãn ra, và con rối không đáp ứng hoàn hảo nữa. Người ta cảm thấy rất rõ rằng có một cái gì khập khễnh, người ta không bằng lòng sự vận hành của con rối. Người ta cảm thấy thất vọng.
Lý tưởng là thân phải vận hành hòa hợp với tâm mà không có sự cách phân giữa hai cái đó. Nhưng thực ra, nếu người ta để cho mình đi theo những xu hướng sơ khai nhất của thân, người ta sẽ rơi vào một loại duy vật xoay quanh nhục dục, rất khó dứt ra. Mối hiểm nguy có với tất cả mọi người, những người yếu cũng như những người mạnh, và nó cũng có nghĩa là sự mất tự do. Để tránh một sự nguy hiểm như vậy, người ta phải tìm cách sử dụng những sợi dây điều khiển các con rối, và học điều khiển nó thông minh hơn, theo một cách tùy thuộc hơn vào những nguyện vọng thực sự của chúng ta. Ngược lại, phải không rơi vào sự trấn áp có hệ thống và mù quáng những nhu cầu vật lý, bởi vì chúng là sự biểu lộ của một trí huệ bản năng nào đó của thân. Người ta có thể học để thấy sự khác nhau giữa những thông điệp tự nhiên và có ích này với những dở chứng thất thường của những giác quan chúng ta.
Thân thể chúng ta là một phương tiện mạnh mẽ để thông tin. Nếu người ta thấy một con chó chạy đến và người ta chìa tay ra, con vật sẽ xáp gần, chờ đợi được vuốt ve hay cho cái gì để ăn. Nếu trái lại, người ta đưa tay lên, chắc chắn con chó sẽ bỏ chạy, sợ người ta làm hại nó. Cũng thế, cử chỉ nhỏ của chúng ta ảnh hưởng những người chung quanh – và sự việc cũng đúng như vậy với lời nói và suy nghĩ. Mọi cái toát ra từ chúng ta tạo nên một loại dấu hiệu đối với những người khác. Cần phải cẩn trọng khi biết rằng mỗi một cử chỉ ảnh hưởng những người đang có mặt và có thể gây ra những phản ứng về phía họ.
Cũng như với cử chỉ của thân, phải chú ý đến lời nói. Người ta phải luôn luôn cẩn trọng về điều người ta nói cũng như cách người ta nói điều đó. Giọng nói cũng quan trọng như cách chọn chữ. Những việc dễ thương được nói với giọng thiện cảm có hậu quả khuyến khích và an ủi. Người ta có thể làm nhẹ cho người đang nhiều khổ đau nếu người ta biết tìm ra những chữ làm cho người ấy an tâm, hay nhờ vào năng lực chữa trị của một lời cầu nguyện hay thần chú. Cũng như điều người ta nói, cách nói là quan trọng.
Sau mỗi hành vi và mỗi lời nói, có tâm thức. Biết nó ở đâu không có gì quan trọng – người cho nó ở trong óc, người cho nó ở chỗ khác – điều quan trọng là nhận biết rằng tâm thức là cội nguồn của tất cả những gì chúng ta có thể nói hay làm. Cần yếu phải hiểu điều đó, bởi vì người ta muốn tiến bộ và cải thiện phẩm chất những lời nói và hành vi của mình, phải lên đến tận nguồn và lưu tâm đến tâm thức, dù cho tâm thức thì thiếu hình thể vật chất và nơi trú ngụ hữu hình – những hậu quả của nó không phải là kém được cảm nhận cụ thể.
Nếu như tương đối dễ dàng ý thức được những biểu lộ rõ ràng nhất của chủ nghĩa thủ đoạn của tâm thức ranh ma của chúng ta, thì phải nhiều tinh tế hơn để phòng giữ những sự vận dụng tinh tế nhất của nó. Khi người ta xem một phim đầy bạo lực trong truyền hình, việc ấy có thể giống như một trò giải trí vô hại, nhưng nếu tâm thức đồng hóa với cảnh tượng những hành hạ và giết chóc được trình bày cho nó, khuynh hướng hung dữ của chúng ta sẽ được củng cố thêm mà chúng ta không biết.
Chắc chắn là cho đến bây giờ, những hoạt động và những lời nói của chúng ta phần lớn được khơi gợi từ một tâm thức ích kỷ và quy ngã càng ngày càng mạnh mẽ và quyền uy nếu nó không gặp một sự chống đối nào về phía chúng ta : người ta không muốn chống lại hay không thể chống lại. Có lẽ người ta còn chưa thật sự tin lắm vào sự hiện hữu của nó, nhưng một ngày nào sẽ phải rõ ràng kẻ độc đoán này chạy ra khỏi hang và người ta sẽ đối diện với nó. Phải cáng đáng nó và học quản lý nó như nó trình diện với chúng ta. Người ta sẽ có thể nói với nó : “Ê mày ! Đã quá lâu mày cai trị tao, mày quy định thân và ngữ của tao. Mày đã làm cho tao khá nhiều sai lầm và hư hại. Giờ đây, chính tao là người cai trị mày !” Người ta sẽ không có tiến bộ nào bao giờ người ta chưa từ chối bản ngã của người ta hay chưa chuyển hóa nó. Trái lại, công việc này hoàn thành thì những sự vật sẽ vận hành theo chiều hướng tốt đẹp. Thiền định có thể góp phần vào tiến trình này khi cho chúng ta sự thụt lui cần thiết để thấy nó rõ ràng hơn. Khi thiền định, người ta bắt đầu hiểu tâm thức là gì và nó vận động như thế nào, ở trong chính người ta cũng như qua những phương tiện biểu lộ là thân và ngữ.
Đến bây giờ chúng ta đã xem xét thân, ngữ, tâm một cách tách biệt. Thực ra, chúng rõ ràng tương thuộc và cuộc du lịch tâm linh không xảy ra nếu cả không cùng tiến bước. Vậy thì phải làm việc đồng thời ở ba cấp độ, cố gắng tẩy xóa tất cả cái gì có thể có hậu quả tiêu cực hay độc hại, và ngược lại tăng cường tất cả cái gì có thể là tích cực hay tốt lành cho mình và cho người. Chính lòng bi sẽ bảo đảm cho sự hợp tác của thân ngữ tâm tiến đến một mục đích chung. Nó làm động cơ cho chúng và thống nhất sự năng động của chúng, khiến thân, ngữ, tâm hoạt động và tiến hóa luôn luôn trong hòa hợp, ở mọi cấp độ.
Những thực tập được trình bày trong phần hai cuốn sách này để đưa ra một căn cứ thực hành cho công việc này. Khi người ta đã tiến bộ trong sự làm cho trong sạch thân, ngữ, tâm, có lẽ người ta có thể tiến xa hơn, và biết rằng trong thực tế chúng không có bản chất riêng và hiện hữu độc lập. Người ta sẽ hiểu rằng thân giống như một cái cầu vồng, ngữ như một tiếng vang và tâm như một hình ảnh phản chiếu trong nước. Nhưng phải chắc chắn rằng không thể làm việc làng nhàng trước khi đến đó...