Bài Viết (701)


10 lời khuyên của Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa

20,356

10 lời khuyên của Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa

Người đứng đầu Truyền thừa Phật giáo Kim cương thừa Drukpa luôn quan niệm đưa triết lý Phật giáo vào hành động, tìm con đường giải thoát cho những vấn đề mà con người gặp phải ngày nay.
 
phap-vuong-1-3028-1396584033.jpg

Rất nhiều người có suy nghĩ tiêu cực về tương lai, dự đoán rằng tương lai của mỗi người sẽ ngày càng tệ hơn. Cuộc sống đương nhiên đầy rẫy những khổ nạn, nhưng tôi nguyện tin tưởng một cách lạc quan rằng điều đó sẽ được cải thiện. Chỉ cần chúng ta truyền bá tình yêu và lòng từ bi, thế giới sẽ trở nên tốt hơn.

phap-vuong-3-5714-1396584033.jpg

Nếu muốn có sự kiên nhẫn và tấm lòng bao dung, trước hết phải trải qua quá trình tư duy và thấu hiểu sâu sắc. Điều tôi muốn nói không phải là từ bỏ một cách dễ dàng, hoặc là không có phản ứng gì khi người khác đối xử tệ bạc với bạn. Tôi muốn nói rằng khi bạn có sự kiên nhẫn, tâm trí bạn sẽ trưởng thành hơn, không dễ dàng từ bỏ hoặc mất đi dũng khí. Sự vật bên ngoài sẽ không còn khống chế, làm chủ bạn được nữa. 

Trong ảnh là cảnh Đức Pháp vương trị mắt cho người nghèo.

phap-vuong-8-4187-1396584033.jpg

Sự kiên nhẫn có thể giúp ta trong những lúc khốn khó. Chỉ cần có sự kiên nhẫn, chúng ta sẽ không bao giờ từ bỏ hay cảm thấy chán nản. Chúng ta có thể kiên trì suy nghĩ theo cách tích cực, làm những việc có ích cho người khác. Chúng ta sẽ nghĩ đến những người đồng cảnh ngộ, gửi đến họ tâm niệm từ bi, hy vọng sẽ không bao giờ chịu nỗi đau khổ này nữa.

Trong ảnh là Đức Pháp vương vận Pháp bảo sáu sức trang hoàng của Naropa, Ladakh, năm 2004.

phap-vuong-6-3039-1396584033.jpg

Có những lúc con người sẽ trách ông trời tạo ra điều bất hạnh. Nhưng kỳ thực chúng ta phải hiểu rằng điều bất hạnh xuất phát từ cái nhân mà ta tự trồng. Chỉ khi thấu hiểu được đạo lý này, chúng ta mới không trách người hoặc sự việc khác gây ra vận hạn cho mình, ngược lại sẽ đốc thúc bản thân cố gắng hơn nữa, chú ý đến suy nghĩ và hành động, nhằm tránh sự bất hạnh diễn ra một lần nữa.  

Trong ảnh là Đức Pháp vương trong một chuyến hành hương thánh địa.  

phap-vuong-4-7136-1396584033.jpg

Tôi biết rằng mỗi khi chứng kiến cảnh người tốt chịu điều bất hạnh, chúng ta sẽ nghĩ quan niệm nhân quả không còn đúng nữa. Nhưng cũng giống như vạn vật trên thế giới này đều có liên quan đến nhau, những nghiệp mà chúng ta tạo ra sẽ ảnh hưởng đến người khác. Chúng ta trồng nhân nào, tất sẽ gắn kết với nhau tạo ra quả báo chung. 

Trong ảnh là Đức Pháp vương trong một chuyến hoằng pháp tại Trung Quốc. 

phap-vuong-7-9061-1396584033.jpg

Một bản ngã mạnh kỳ thực sẽ khiến ta mềm yếu. Bởi khi chấp ngã (cái tôi) không muốn thay đổi, cứ giữ lấy những cách tư duy và cách nhìn cuộc sống cứng nhắc, thì sẽ rất dễ bị tổn thương. Ngay cả khi tín niệm của ta đối diện với những công kích và thách thức nhỏ nhất, bản ngã cũng sẽ vì thế mà bị tổn thương.

phap-vuong-9-7104-1396584033.jpg

Biểu hiện bên ngoài của ngạo mạn là sự tự tin, nhưng thực ra đó là cảm giác không an toàn trốn sau lớp mặt nạ. Ngạo mạn chưa bao giờ mang tính thiện. Nếu như một người không thể đối đãi tốt với người khác, thì sao có thể đối tốt với bản thân.

Trong ảnh là Đức Pháp vương dẫn đầu tăng đoàn trong cuộc hành hương vì môi trường năm 2009.  

phap-vuong-10-4440-1396584034.jpg

Nếu như bạn rơi vào vòng tự so sánh mình với người khác, chấp ngã có lúc khiến bạn nghĩ mình không bằng người khác, có lúc làm bạn cho rằng mình ưu việt hơn, từ đó tạo ra tâm lý tự quan trọng bản thân.

 Trong ảnh là Đức Pháp vương nhận giải thưởng "Vì mục tiêu Thiên niên kỷ" của Liên Hợp Quốc năm 2010.

phap-vuong-5-2842-1396584034.jpg

Rất nhiều người sợ cảm giác tự yêu bản thân, bởi cho rằng đây là ích kỷ và buông lỏng bản ngã. Nhưng trước khi tu từ bi, phải hiểu rằng cần yêu bản thân trước. Tôi không phải đang nói bạn cần thổi phồng bản ngã, mà khuyên bạn nên suy nghĩ về cuộc sống, chú ý từng giờ từng phút đến động cơ của bản thân và biết ơn giá trị cuộc sống. Trong ảnh là Đức Pháp vương trong chuyến thăm Việt Nam năm 2010.

phap-vuong-2-9727-1396584034.jpg

Chúng ta thường tạo ra nghiệp ác một cách vô ý thức, chỉ để hưởng điều lạc thú trong cuộc đời ngắn ngủi này. Để được sở hữu nhà cửa rộng lớn, tiền tài và nhiều điều lạc thú khác, để thỏa mãn ham muốn cá nhân, chúng ta sẵn sàng đẩy ngã bất kỳ ai chắn đường một cách ích kỷ. Nếu như chúng ta hiểu về nguyên tác nhân quả nghiệp báo, sẽ suy nghĩ kỹ trước khi hành động mà dừng tạo nghiệp ác.Trong ảnh là Đức Pháp vương tham dự chương trình Talk Vietnam tại Hà Nội năm 2011.

Đức Dương (ảnh: Drukpa VN)

20,356

Du Già Bồ Tát Giới Bổn - Di Lặc Bồ Tát Tuyên Thuyết

Các vị Bồ tát! sau khi đã thọ lãnh giới pháp thanh tịnh của Bồ tát, phải nên tự mình thường thường chuyên tâm cẩn thận suy ngẫm: "Đây là chỗ Bồ

1,082
NHƯ THẬT TRI KIẾN - Đức Đạt Lai Lạt Ma - Hồng Như dịch

Người có nguyện vọng muốn tu, quan trọng nhất phải tập sao cho mình có được cái nhìn trực tiếp hóa giải nhận thức sai lầm. Chỉ cái nhìn như vậy mới

15,579
NGỘ HAY LÀ SỰ PHÁT TRIỂN MỘT CHÂN LÝ MỚI TRONG ĐẠO THIỀN - DAISETZ TEITARO SUZUKI

I. KHÔNG NGỘ CHẲNG PHẢI THIỀNTinh yếu của Thiền cốt ở một nhỡn quang mới phóng vào cuộc sống, và vũ trụ nói chung. Thế nghĩa là, để thâm nhập trong đạo

724
THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO (Thế giới theo quan điểm Phật giáo) - Dalai Lama XIV

Bài giảng sáng thứ baTHẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁOTrong pháp hội này, đầu tiên, hãy cho phép tôi đượcnói đôi lời về giáo chỉ tu Phật (được cho là) làm động cơ

721
The power of meditation - Gelong Thubten

At A-Fest Montego Bay 2017, Gelong Thubten, the Tibetan Buddhist Monk who trained the movie cast of Dr. Strange, reveals the secret to strengthening your mind and the biggest misconceptions about pain,

510
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,233
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,670
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,570
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,340
Chùa Việt
Sách Đọc