Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (4)


Xem mục lục

Đức Phật là một vị thầy rất khéo léo, đã dạy theo những nguyện vọng và khuynh hướng tính khí của từng người. Và vì tất cả mọi người không bắt buộc thực hành theo một kiểu, những người Phật giáo có hảo ý với những khác biệt của những truyền thông Phật giáo cũng như với sự đa thù của những tôn giáo trong thế giới.

Dù Phật giáo là một tôn giáo cổ nhất, nó không bao giờ có chiến tranh nhân danh nó hay giáo lý của nó. Đầu óc bộ phái được xem là rất tai hại, vì việc xác định một truyền thông là tốt và một cái khác là xấu trở thành chỉ trích lời dạy đức Phật đã dành cho một nhóm đệ tử đặc biệt.

Điều đó không làm mất đi sự ích lợi của tranh luận giữa những truyền thống khác nhau hay giữa hai người thực hành của cùng một truyền thông. Sự tranh luận Phật giáo phải thực hiện với động cơ làm sâu thêm sự thông hiểu của những người tham dự và thải bỏ những cái hiểu sai lầm. Bởi thế những vị thầy Phật giáo mời gọi những đệ tử của họ bàn luận những giáo lý và thậm chí đặt vân đề về chúng.

Những người khám phá Phật giáo đôi khi ngạc nhiên về sự đa dạng của những truyền thông. Trình bày ngắn sau đây chắc chắn không nói được sự phong phú của những truyền thống khác nhau, và ở đây tôi chỉ nói đến những thực hành phổ biến nhất: Theravada/ Tịnh độ, Thiền và Kim Cương thừa.

  1. Theravada

Theravada, hay truyền thống của những nhà cổ điển, nhấn manh đến hai thực hành thiền định: samatha (định tâm) và vipassana (cái thấy thấu suốt, thiền quán). Sự thực hành định làm mạnh sự tập trung, chấm dứt sự nói huyên thuyên của tâm thức và phát triển khả năng thiền định bằng cách tập trung vào một điểm duy nhất. Đối tượng chánh của thiền định là hơi thở (vào và ra), nó cho phép cùng với tập trung đạt đến một trạng thái tâm thức thanh tĩnh.

Cái thấy thấu suốt được trau dồi bởi bốn sự thiết lập của chú ý: quan sát thân, những cảm giác, tâm thức và những hiện tượng, để hiểu rõ vô thường, khổ và vô ngã.

Một thực hành khác, thiền đinh về lòng tốt thương yêu, nhắm trau dồi ỹ muốn thành thật rằng mọi chúng sanh được hạnh phúc. Truyền thông Theravada cũng khuyến khích giữ giới, những giới của cư sĩ cũng như của tu sĩ.

Giữa những thời thiền định, những tín đồ Thera- vada thực hành thiền đi bộ, đi rất chậm vừa giữ chánh niệm tỉnh giác mỗi cử động. Đó là một kỹ thuật rất ích lợi để an định trong khoảnh khắc hiện tại và chú ý hơn đến cái xảy ra ở đây và bây giờ. Truyền thông Theravada nhắm đạt đến trạng thái của một A la hán, giải thoát khỏi vòng sanh tử.

b) Tịnh độ

Những tín đồ của truyền thống này nhân mạnh sự thực hành Phật A Di Đà. Họ mong mỏi được tái sanh ở Cực Lạc (Sukhavati), Tịnh độ Tây phương, nơi có đủ mọi điều kiện để thực hành pháp. Khi họ được tái sanh vào Tịnh độ, họ có thể chấm dứt con đường và đạt đến Phật quả không trở ngại.

Để tái sanh ở Cực Lạc, những người thực hành Tịnh độ quán tưởng Phật A Di Đà, thiền định về những phẩm tính giác ngộ của ngài và trì niệm danh hiệu ngài. Họ cũng tuân thủ một kỷ luật đời sống và phát sanh ý định vị tha. Để đạt được bình an tâm thức, họ tập trưng vào sự quán tưởng A Di Đà, và để khai triển cái thấy thấu suốt họ phân tích bản tánh tối hậu của A Di Đà và bản tánh tối hậu của họ.

Tịnh độ, thiền và kim cương thừa đều là những truyền thống của đại thừa. Những tín đồ của những ữuyền thống này mong muốn trở thành những vị Phật và họ có thể nhận những giới luật của Bồ tát. Ngày nay, những thực hành Tinh độ và Thiền thường được trộn lẫn trong nhiều chùa.

  1. Thiền

Thiền nhấn mạnh sự kiện rằng tất cả chúng sarih đều có Phật tánh. Thế nên, gỡ bỏ những cái thây sai lầm và chứng ngộ bản tánh trống không của tâm thức, người ta có thể trở thành một vị Phật ngay trong đời này. Những ngứời thực hành Thiền thiền định về hơi thở và tâm thức.

Người ta thây trong thiền có nhiều câu chuyện nhỏ để thiền đinh. Một trong những cái tôi thích nhất là của Bankei, một thiền sư hướng dẫn một chỗ ẩn cư thiền định. Một đệ tử bị bắt quả tang đang lấy trộm, những đệ tử khác báo cho thầy và đòi đuổi người phạm tội. Tức giận thấy Bankei không nghe lời họ, họ ký một đơn thỉnh nguyện đuổi kẻ ăn trộm đi và dọa nếu thầy họ bỏ qua thì họ sẽ ra đi.

Bankei triệu tập mọi người và nói: "Các ông có trí, các ông biết cái gì đúng cái gì sai. Các ông tự do đi học chỗ khác nếu muôn. Nhưng người đệ tử khôn khổ này thậm chí còn không biết phân biệt tốt xấu. Nếu tôi không dạy anh ta, ai sẽ làm chuyện đó? Tôi muôn anh ta ở lại, dù các ông có đi hết."

Vào lúc đó người đệ tử ăn trộm rơi nước mắt. Anh ta không bao giờ có ỷ muôn ăn cắp nữa.

Có hai truyền thống trong Thiền. Thiền Tào Động thực hành ngồi thiền để khai triển đinh tâm và khiến cho hiểu được sự vận hành và bản tánh của tâm thức. Những người thực hành thiền Lâm Tế tham thiền những công án, những câu nói không thể hiểu bằng trí thức và tình cảm bình thường. Để hiểu một công án, phải giải thoát tâm thức khỏi những cái thấy thông thường. Và đây là một thí dụ:

Hai nhà sư tranh cãi về một lá cờ. Ngứời thì nói rằng chính cờ lay động, người kia cho là gió động. Đức Lục tổ đi ngang và nói với họ: "Chẳng phải cờ động chẳng phải gió động, mà đó là tâm các ông động."

Những người thực hành thiền được khuyến khích làm một công việc tay chân để áp dụng thành quả của thiền đinh vào trong những hoạt động hàng ngày. Thiền cũng dùng sự biểu lộ nghệ thuật để triển khai chánh niệm, và chính trong bối cảnh này mà những thực hành như trà đạo và cắm hoa được phát triển.

d) Kim cương thừa

Kim cương thừa hay con đường của những tantra được các Phật tử Tây Tạng cũng như truyền thông Chân Ngôn của Phật giáo Nhật Bản thực hành. Sự thực hành kim cương thừa được đặt nền trên ba phương diện chánh của con đường: ý chí giải thoát khỏi sanh tử, ỷ định vị tha và trí tuệ chứng ngộ tánh Không. Kim cương thừa là một nhánh của đại thừa và cũng dựa trên Theravada. Người ta không thể đi tắt bỏ ngang những thực hành sơ bộ chung cho cả Theravada và đại thừa để đi thẳng vào kim cương thừa. Nếu ngựời ta không biết ba cái chánh mà tưởng tượng rằng người ta sắp "thực hành kim cương thừa vì đây là con đường cao nhất và nhanh nhất để đạt giác ngộ", thì bấy giờ một thực hành như vậy không sanh ra những kết quả như mong đợi.

Đây là một điểm quan trọng: thật vậy, ngày nay có nhiều người tìm cách có được những quyền năng đặc biệt và thích thú kim cương thừa vì lý dọ này. Động cơ này không tốt. Sự thực hành kim cương thừa không phải để cho những người muốn có những quyền năng thế gian và danh tiếng, mà để cho những người muôn đạt đến giác ngộ hầu có thể giúp đỡ những người khác hữu hiệu hơn

Để đi vào thực hành kim cương thừa, tâm thức phải được huấn luyện kỹ càng những thực hành sơ bộ: thiền đinh về cái chết và vô thường/ Bôn Chân

Lý Cạo Cả, ý chí thoát khỏi sanh tử, ý định vị tha và trí tuệ chứng ngộ tánh Không. Sau đó, người ta sẽ có thể bắt đầu nghiên cứu những thực hành kim cương thừa.

Đi vào kim cương thừa bắt đầu bằng một nhập môn do một vị thầy có thẩm quyền thực hiện: vị thầy giải thích thiền định thế nào và đệ tử hoàn thành thiền định. Ngồi trong phòng và uống nước đã được ban phước thì không đủ. Mục đích của thực hành này là giúp đỡ những đệ tử thiết lập một liên hệ với một biểu lộ đặc biệt của Phật và nhập môn cho họ vào thực hành thiền định về vị Phật này. Cực kỳ quan ữọng là giữ gìn những thệ nguyện và cam kết đã nhận lãnh trong buổi nhập môn này.

Tiếp theo, người ta xin một vị thầy có thẩm quyền cho mình những giáo huấn về những thệ nguyện và cam kẹt đã nhận ữong buổi nhập môn, cũng như những chỉ dạy về thực hành thiền định. Người ta nhận một sadhana (nghi thức thực hành), một bản văn nghi thức với những quán tưởng, những cầu nguyện và thiền định về vị Phật ấy, và vị thầy cho những giáo huấn về chủ đề này. Từ đó, người ta có thể thực hành thiền định đúng lối.

Kim cương thừa nhấn mạnh đến sự cần thiết có một hình ảnh tích cực về chính mình. Trong cuộc đời bình thường, nếu người ta tin không thể thành công ở trường, không bao giờ người ta cô" gắng và thành công. Cũng thế, nếu chúng ta không tưởng tượng mình là một vị Phật, chúng ta sẽ không trở thành Phật Những quán tưởng được hoàn thành giúp chúng ta khai triển một hình ảnh tích cực về chính mình cũng như nguyện vọng vị tha của chúng ta.

Có những kỹ thuật thiền đinh khác nhau trong kim cương thừa. Một sô" thực hành sơ bộ tịnh hóa những dấu in tiêu cực và khai triển những tiềm năng tích cực. Trì chú làm bình an tâm thức và dễ dàng cho sự tập trung. Trong kim cương thừa, người ta cũng tìm thây những kỹ thuật để tăng trưởng nhanh chóng sự tập trung vào một điểm và phát sanh một trạng thái tâm thức cực kỳ vi tế, chính trạng thái này chứng ngộ tánh Không. Người ta cũng tìm thấy những thiền định để chuyển hóa tiến trình chết và tái sanh thành con đường giác ngộ.

Tất cả những thiền định này dựa trên một sự thông hiểu ba phương diện chánh của con đường. Khi thực hành con đường tiệm tiến này đến giác ngộ, có thể loại bỏ hoàn toàn những dơ bẩn của tậm thức chúng ta và chuyển hóa nó thành tâm thức của một vị Phật Nếu chúng ta khai triển hoàn hảo lòng bi, trí tuệ và những phương tiện thiện-xảo, chúng ta sẽ có thể rất ích lợi cho những người khác.

Xem mục lục