Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (4)


Xem mục lục

Đã nghiên cứu những tôn giáo đối chiếu, tôi nghĩ rằng Phật giáo là cái hoàn hảo nhất mà thế giới đã biết đến. Triết học về lý thuyết tiến hóa và luật nghiệp báo thì cao hơn mọi tín điều rất nhiều.

C. G. Jung (nhà phân tâm học Thụy Sỹ)

Đời sống mới chúng ta đi vào sau khi bỏ một thân thể thì tùy thuộc vào những hành động quá khứ, đó là luật nhân quả: nghiệp và kết quả của nó. Nghĩa là chúng ta đang tạo ra nguyên nhân của những cái gì sẽ đến với chúng ta, và cái gì là chúng ta hôm nay là kết quả của những nguyên nhân đã được chúng ta tạo ra trước kia.

Nghiệp (karma) lằ hành động. Nó để chỉ những hành động có chủ ý của thân, lời và tâm thức: cái chúng ta làm, nói và suy nghĩ. Những hành động này để lại những dấu in và những khuynh hướng trong dòng tương tục của tâm thức chúng ta. Khi những dấu in và những khuynh hướng này gặp những điều kiện phù hợp, chúng tác động vào kinh nghiệm sông của chúng ta.

Sự bàn luận về nghiệp - những hành vi và quả của chúng - có thể so sánh với khoa học và tâm lý họcế Những người tìm kiếm trong vật lý, hóa học và sinh học nghiên cứu sự vận hành của nhân quả ở mức độ vật lý. Họ quan sát những nguyên nhân phát sanh ra một hiện tượng và những kết quả xảy ra tiếp theo khi một yếu tố can thiệp vào. Những nhà tâm lý học tìm kiếm những nguyên nhân của những rối loạn tâm thức cũng như những kết quả có thể mang lại bởi một sô" điều trị. Phật giáo cũng nghiên cứu những nhân và quả, nhưng một cách vi tế hơn. Nó nhận thấy rằng nguyên lý nhân quả vận hành ở một mức độ tâm thức vi tế chứ không phải chỉ ở vật lý. Hơn nữa, Phật giáo xem xét chuỗi nhân quả trên vô sô" đời sông.

Sự kiện kinh nghiệm của chúng ta là kết quả những hành vi của chúng ta không phải chỉ là một hệ thống thưởng phạt. Khi một hạt thành hoa nở, đó chẳng có- gì là thưởng cho hạt hay phạt nó. Đó đơn giản chỉ là một hệ quả. Khi những hành vi của chúng ta làm phát sanh những kinh nghiệm sắp tới của chứng ta, những kinh nghiệm ấy là quả của những hành vi chúng ta, chứ không phải là một phần thưởng hay trừng phạt.

Đức Phật đã không ban ra những lời răn mà sự không tôn trọng sẽ dẫn đến một hình phạt. Những kinh nghiệm không đáng ưa của chúng ta chỉ là quả của những hành vi riêng của chúng ta. Newton không sáng tạo ra luật trọng lực hấp dẫn, ông ta chỉ diễn tả sự vận hành' của nó. Cũng thế, đức Phật không tạo ra tiến trình nhân quả hay nghiệp, ngài chỉ diễn tả điều ngài thấy khi đã giải thoát khỏi phiền não.

Sự kiện người ta sống trong đời này kết quả của những hành vi của những đời quá khứ có vẻ bất công với chúng ta. Thật ra, đó không phải ỉà vấn đề "công bằng" hay "bất công". Chúng ta không thấy bất công khi một vật rơi xuông mà không bay lên, vì chúng ta biết rằng không ai tạo ra trọng lực. Trọng lực không Ưu đãi cho người nào. Đó chỉ là cách sự vật vận hành một cách tự nhiên. Cũng thế, không có ai chế tạo ra định luật theo đó hại người khác hôm nay, người ta sẽ có những rắc rối sau này. Đó chỉ là một kết quả tự nhiên sanh ra từ một nguyên nhân.

Nếu chúng ta tạo ra những nguyên nhân, chúng ta sẽ sống với những hậu quả của chúng. Đức Phật đã diễn tả cáí gì cần phải thực hành và cái gì cần phải từ bỏ, nhưng chính chúng ta phải áp dụng. Cái đẹp của tiềm năng của con người chúng ta là chúng ta trách nhiệm về những kinh nghiêm của chúng ta. Những hành động hiện giờ của chúng ta tạo ra tương lai của chúng ta. Chúng ta có khả năng xác định con người sau này của chúng ta và những gì sẽ xảy đến với chúng ta, và tự đưa mình đến hạnh phúc và những người khác nữa. Để làm điều đó chúng ta phải đảm đương và sử dụng tốt trách nhiệm của mình.

  1. Luật nhân quả vận hành thế nào?

Bôn đặc tính chánh của nhân quả là:

  • nghiệp thì không thể đảo ngược, theo nghĩa chắc chắn rằng những hành động tốt sẽ sanh ra những kết quả hạnh phúc và những hành động xấu sẽ sanh ra những kết quả bất hạnh.
  • nghiệp thì có thể "dãn ra": một nguyên nhân nhỏ có thể sanh ra kết quả lớn.
  • nếu nguyên nhân để cho một điều gì đó sanh ra không được tạo ra, người ta sẽ không trải nghiệm điều đó.
  • những dấu in vào của những hành động của chúng ta trong dòng tương tục của tâm thức không bao giờ mất.

S&S

Đặc tính thứ nhất của nghiệp là những hành động đức hạnh dem lại những kết quả hạnh phúc trong khi những hành động có hại làm sanh ra những kết quả khổ đau. Những hành động tự thân chúng thì không tốt hay xấu, nhưng chúng được xem như tích cực hay tiêu cực tùy .theo chúng phát sanh vui hay khổ. Nếu người ta trồng hạt táo, sẽ có cây táo chứ không phải cây ớt. Cũng thế, nếu những hành vi tích cực được hoàn thành nó sẽ kết trái hạnh phúc mà không phải bất hạnh. Đức Phật đã nói:

Hạt nào đã gieo

Quả ấy cấc ngươi sẽ gặt

Người làm điều tốt gặt hái những kết quả tốt,

Ngitòi làm điều xấu gặt hái những kết quả xấu.

Nếu ngươi trồng một hạt tốt

Ngươi sẽ gặt từ đó những trái tốĩ.

Chúng ta cần nhớ điều này trong đời sống hàng ngày. Chẳng hạn nếu có người định nói dối để tăng thêm lợi lộc trong thương mại. Thình lình anh nhớ điều đó sẽ tạo ra những hậu quả đáng tiếc. Biết rằng một lời nói dối đem lại hậu quả tạm thời nhưng có nhiều vấn nạn lâu dài, anh quyết định không nói dối. Tránh nói dốì, anh gặt hái lợi ích lâu dài do đã làm điều tốt và lợi ích ngắn hạn là được sự kính trọng và tin cậy của người khác.

Đối mặt với những nghịch cảnh, một số người phản ứng bằng cách tức giận trong khi những người khác có khuynh hướng thoát khỏi nó. Tâm lý học Phật giáo nhấn mạnh những phương pháp có thể giúp chúng ta ra khỏi sự mờ rối và khổ đau này. Trong những giây phút khó khăn như vậy, cần nhớ rằng nghiệp là không thể đảo ngược. Thay vì bị ảnh hưởng một cách quá xúc cảm, điều sẽ làm lớn lên khổ đau, chúng ta có thể nhớ rằng hoàn cảnh này xuất hiện do những hành động quá khứ của chúng ta.

Chẳng hạn, nếu nhà chúng ta bị mất trộm, chúng ta khổ đau vì mất của. Và nếu chúng ta nổi giận, chứng ta sẽ khổ nhiều hơn. Nếu chúng ta xem sự mất mát đó là một kết quả của một điều xấu chúng ta đã làm trong quá khứ - trộm hay lừa gạt ai - chúng ta dl dàng chấp nhận mà không tức giận.

Nhận ra những hậu quả tai hại của hành động ích kỷ của mình, chúng ta càng quyết tâm không lấy trộm hay lừa gạt ai. Sự việc này cũng không phải để tự than thân trách phận: "Tôi quá Xấu; tôi đáng bị đau khổ." Đó chỉ do chúng ta đã làm những điều sai lầm và bây giờ chúng ta chịu những hậu quả của chúng ta. Khi chấp nhận một cách bình thản như vậy, chúng ta có thể phát sanh quyết tâm ữánh tạo ra những nguyên nhân mới cho khổ đau ở tương lai.

Chấp nhận những rắc rối là do những hành động có hại chúng ta đã gây ra trong quá khứ cũng không có nghĩa là thụ động trong những hoàn cảnh khó khăn. Nếu có thể làm điều gì để tránh hay sửa chữa một hoàn cảnh khó chịu, chớ nên ngần ngại! Và tin nhân quả, chúng ta không để cho mình bị cuốn đi cũng không đổ lỗi cho ai để dàn xếp vấn đề.

Đặc tính thứ hai của nghiệp là một hành động nhỏ có thể sanh ra một kết quả quan ữọng hơn. Cũng như một vụ mùa trúng lớn chỉ do từ một ít hạt giông, một kết quả đáng kể có khi sanh bởi một hành động nhỏ. Làm một ít điều tốt cho người nào có thể là một nguồn hạnh -phúc lớn, trong khi làm một ít điều xấu có thể phát sanh những năm khổ đau.

Biết rằng những hành động nhỏ có thể có những hậu quả nghiêm trọng, chúng ta không tìm cách biện minh cho những hành động xấu đại loại như: "Điều đó chẳng trầm trọng gì, tôi chỉ nói thêm một chút", hay "Đúng rồi, tôi đã quen làm điều đó, nhưng chẳng có sao đâu". Rõ ràng làm một ít điều xấu thì tốt hơn là làm nhiều điều xấu. Nhuíig chớ quên rằng một hành động dù nhỏ cũng luôn luôn có kết quả và dấu in của một hành động có thể sanh ra một hậu quả lớn hơn.

Cũng vậy, nếu chúng ta không thể làm những hành động lớn lao, phải thường xuyên thực hành đức hạnh, vì thậm chí một cử chỉ nhỏ việc thiện có thể là nguồn hạnh phúc. Những sự việc được cho là nhỏ của đời sông thật là quan trọng.

Đức Phật nói trong Kỉnh Pháp Cú:

Chớ xem nhẹ những điều xấu bằng cách nói: "Tôi sẽ không sao đâu." Cái bình đầy do từng giọt; như thế người ngu dần dần đầy tính xâu.

Chớ xem nhẹ điều tốt bằng cách nói. "Tôi sẽ không bao giờ đạt đến được." Cái bình đầy ảo từng giọt; như thế người có trí dần dần đầy tính tốt.

-£J-

Đặc tính thứ ba của nghiệp là, nếu nguyên nhân không được tạo ra, kết quả không bao giờ xảy ra Điều đó hợp lý, nếu không có hạt được gieo, sẽ không có mùa gặt. Trong một tai nạn giao thông, tại sao người này chết, người kia không? Tại sao một người trẻ chết vì ung thư và người già thì không? Đó là vì trong những đời quá khứ người này đã tạo nguyên nhân, và người kia thì không.

Cũrig thế, nếu chúng ta muốn hạnh phúc, chúng ta phải tạo ra những nguyên nhân. Bằng lòng với việc cầu nguyện để được hạnh phút mà không hành động một cách tích cực, đó cũng giống như cầu nguyện để biết toán học mà không cần nghiên cứu Nếu chúng ta không tạo ra nguyên nhân, kết quả không xảy ra Ý thức điều đó cho chúng ta nhiệt tình để ữánh những hành động xấu và làm điều tốt.

Những dấu in của những hành động chúng ta không bao giờ mất đi Nghĩa là bao giờ một dấu in tiêu cực chưa được tinh hóa hay một dấu in tích cực không bị phá hủy bởi giận dữ hay những quan điểm sai lầm, nó sẽ chín và mang lại những kết quả khi những điều kiện cần thiết đã hội tụ. Như đức Phật nói trong Kinh Pháp Cú:

Tốt hơn là không làm hành động xấu; người phạm vào sẽ bị khổ đau.

Tô't hơn là làm hành động tốt; nó không gây ra khổ đau nào.

Một số hành động tai hại và là nguồn gốc của những khổ sở, những cái chánh yếu là giết, trộm, tà dâm, nói dối, nói nhiều mà vô nghĩa, vu khống và bạo lực ữong lời nói, tham lam, ác tâm và những quan điểm sai lầm. Mười hành động có hại này sẽ được phát triển trong tiết mục đạo đức. Không làm những hành động đó đã là một cách hành động tích cực. Trong những hành động đức hanh, ngườỉ ta ghi nhận sự rộng lượng, giúp đỡ những người bệnh hay người đang cần giúp đỡ, giúp đỡ cha mẹ và những vị thầy, an ủi những người khổ đau và trong mọi trường hợp, phụng sự những người khác.

Sự phân biệt giữa những hành động phải từ bỏ và những hành động phải trau dồi cũng có thể thiết lập theo động cơ nằm bên dưới hành động. Những hành động do bám luyến, tức giận, ữí óc hẹp hòi, ghen tỵ, kiêu mạn... là những hành động tiêu cực hay có hại. Những cái được sự không bám luyến, nhẫn nhục, lòng bi và trí huệ nâng đỡ thì tích cực hay đức hạnh. Chúng ta phải nhìn động cơ của mình trước khi hành động để biết nó tốt hay xấu, bởi vì nếu không có ý định riêng biệt, thì tốt hơn là không nói hay làm.

Ý thức vai trò của động cơ để biết kết quả của những hành vi chứng ta về lâu dài là một giúp đỡ quý báu để chấm dứt sự đạo đức giả và những mù quáng. Đôi khi chúng ta giỏi lợi dụng một hoàn cảnh cho lợi ích của mình, và trong trường hợp này động cơ của chúng ta là ích kỷ. Ý thức những hậu quả của một cách cư xử giúp chúng ta khảo sát những động cơ của mình một cách thành thật và sửa đổi những cái không đáng ưa muôn.

  1. Những hậu quả của những hành động

Chúng ta không luôn luôn sống tức thời những hậu quả của những hành vi chúng ta. Khi Susan cãi lộn với đồng nghiệp Bill, cô không chịu kết quả tức thời - anh sẽ từ chối hợp tác với dự án chung của họ - nhưng điều đó không dừng lại ở đó: hậu quả của hành vi cũng ảnh hưởng đến tương quan tương lai của họ. Dụ nếu cô tỏ ra dễ mến sau đó, anh ta tiếp tục nghi ngờ cô.

Ngoài ra, những dấu in của sự ác tâm và của bạo lực trong lời nói lưu lại trong dòng tâm thức và sẽ ảnh hưởng đến những kinh nghiệm về sau của cô. Nếu cô có thói quen mất bình tĩnh và gây hấn, cô sẽ có khuynh hướng lập lại dù chỉ một dịp nhỏ.

Chớ tin rằng những hậu quả của những hặnh vi của chúng ta luôn luôn biểu lộ nhanh chóng và chúng ngừng ngay sau đó. Như đức Phật nói trong Kinh Pháp Cú:

Một ngứờỉ ác tâm có thể còn thỏa nguyện khi hành động xấu của nguời đó chưn chín, nhưng khi nó chín, người làm ác ấy cảm nghiệm bất hạnh.

Cũng như vậy đốì với những hành động tốt của chúng ta. Chúng ta không gặt ngay những kết quả tốt lành mà chỉ khi những điều kiện đã hội tụ để những dấu in tích cực ấy phát sinh những kết quả. Chúng ta hãy sung sướng tạo ra những nguyên nhân tích cực và biết rằng chúng sẽ chín về lâu sau. Sự thiếu kiên nhẫn muốn nghiệm biết những kết quả chẳng làm cho sự việc đến nhanh hơn.

Đó là điều thường phải nhớ khi người ta đi vào một thực hành tâm linh. Chúng ta có khuynh hướng không kiên nhẫn và muốn giác ngộ tức khắc. Nhưng nếu chúng ta có thể giác ngộ nhanh chóng, chúng ta dl bị thất vọng. Những dấu in tốt cần thời gian để chín, và dù sao phải có thời gian để chuyển hóa tâm thức.

Một hành động gồm ba phần (động cơ, sự hoàn thành của hành vi và sự kết thúc)/ có thể ảnh hưởng bốn phương diện của cuộc sống chúng ta:

  • thân thể trong đó chúng ta sẽ sanh ra;
  • cái xảy đến với chúng ta;
  • những nét tính cách của chúng ta;
  • môi trường trong đó chúng ta sống.

Trước hết những hành động của chúng ta ảnh hưởng loại thân thể chúng ta sẽ sanh vào trong những đời tới. Những hành động đức hạnh làm cho có những tái sanh may mắn trong khi những hành động làm hại biểu hiện thành những tái sanh kém may mắn. Chẳng hạn một tái sanh như chúng ta trong đời sống này là do những việc làm tốt trong những đời trước Những dấu in của nghiệp ấy đã đẩy dòng tương tục của tâm thức chúng ta sanh lại làm người trong những hoàn cảnh thuận lợi

Cũng vậy, khi một người làm điều tai hại - lấy thí dụ một hạnh kiểm về tình dục không thận trọng yà thiếu suy nghĩ - nó ghi một dâu in xấu vào dòng tâm thức. Vào lúc chết, nếu nó chết với nhiều tham muốn và bám luyến, điều kiện này có hậu quả là dấu in của hành động xấu sẽ chín. Tâm thức nó bây giờ sẽ bị thu hút về một thân thể trong một hình thức đời sống không thuận lợi Hành vi là nguyên nhân tai hại, kết quả sẽ là một tái sanh không may.

Những hành động quá khứ ảnh hưởng cái gì sẽ xảy đến trong cuộc đời chúng ta. Chẳng hạn chúng ta rộng rãi trong một đời/ chúng ta trải nghiệm sự giàu có trong những đời tới. Nếu chúng ta lấy trộm, về sau chúng ta có những khó khăn về tài chánh. Rất ích lợi nhớ những điều này, để hiểu hđn tại sao những sự việc xảy ra như vậy.

Những hành động quá khứ của chúng ta cũng ảnh hưởng nhân cách hiện thời của chúng ta. Một người có thói quen chỉ trích những người khác hay lợi dụng họ chắc chắn làm tính khí này sanh trở lại trong những đời tới. Ngược lại, người đã huấn luyện tâm thức mình theo tình thương và lòng bi sẽ làm sanh trở lại những tính cách này trong tương lai.

Một sô" thái độ và phản ứng khởi lên hầu như tự động nơi chúng ta. Có những người dễ dàng cảm thấy bị nhục mạ, những ngườỉ khác có khuynh hướng phóng đại một số chuyện và những người khác nữa phòng bị một cách bản năng với người khác. Những phản ứng khác nhau này xảy ra bởi vì chứng ta đã quen vớỉ những tư tưởng và phản ứng ấy trong những đời trước.

Dù nếu chúng ta bị ảnh hưởng bởi những khuynh hướng tiêu cực đã tích tập trong quá khứ, chúng ta có thể chuyển hóa chúng bằng cách trau dồi những thói quen mới tích cực hơn. Vậy thì chúng ta cần quan tâm trau dồi những khuynh hướng ích lợi để chúng lớn lên, điều cho phép chứng ta cải thiện nhân cách.

Những hành động của chúng ta cũng ảnh hưởng môi ữường trong đó chúng ta sanh ra. Những năm gần đây, con người đã sai lầm khi khai thác quá mức môi trường để thỏa mãn những mục tiêu ích kỷ. Sự tôn trọng đời sống của muôn loài đưa đến sự điều hòa và làm cho môi trường chúng ta dễ sống hơn.

Những bản văn Phật giáo cũng nói đến hậu quả của những hành vi của chúng ta đối với môi trường trong một ý nghĩa khác. Chẳng hạn, những hành vi tai hại đưa đến một tái sanh trong một môi trường không thuận lợi và ngược lại.

  1. Tiền định?

Luật nhân quả không phải là một loại tiền định cung không phải là số mạngế Chúng ta tự do, theo nghĩa chúng ta có thể sống với đầy đủ ý thức. Khi chúng ta không chú tâm, và những hành vi, lời nói, tư tưởng của chúng ta là những phản chiếu của mọi cái lướt qua trong đầu, chúng ta không sử dụng tự do ý chí của chúng ta, chúng ta không lợi dụng được tiềm năng con người của chúng ta.

Khi một hành động đã hoàn thành, kết quả của nó không đông cứng như vậy mãi mãi. Nhân và quả nghĩa là những sự vật tùy thuộc lẫn nhau. Không có cái gì là tiền định, và chúng ta có thể hành động trong một mức độ nào đối với sự chín của một dấu in. Chẳng hạn, khi tịnh hóa một hành vi tai hại, người ta có thể ngăn nó không sanh ra một kết quả đau khổ. Ngược lại/nổi giận có thể phá hủy kết quả tiềm tàng của một hành động đức hạnh.

Chỉ CÓ tâm thức của một vị Phật mới biết chính xác một hành động chín thành quả như thế nào và những hành động quá khứ của chúng ta dẫn đến hậu quả thế nào trong đời này.

Một hành động sanh ra một kết quả trậm trọng nhiều hay ít tùy thuộc vào bản chất của chính hành động/ cách nó được hoàn thành, người hoàn thành nó, sức mạnh của động cơ, sự thường xuyên của nó và nó được hối hận hay tịnh hóa không. Ngoài ra, cách chết ảnh hưởng lên sự chín của những dấu in và hậu quả sanh ra. Nghiệp không cứng nhắc cũng không cố định.

Luật nhân quả không phải là một cái cớ để không cứu giúp người khác. Trước bất hạnh của người khác, có người nói với một vẻ vô tư: "ồ! đó là nghiệp của họ. Nếu tôi giúp họ tôi có nguy cơ dính líu với nghiệp của họ." Đó là một quan điểm sai lầm và là một từ chối vô nghĩa để biện minh cho sự lười biếng riêng.

Khi những người khác cần, phải cứu giúp họ, vì họ là những người đang sống như chúng ta. Thật vậy, nếu không giúp đỡ họ, người ta tạo ra nguyên nhân không được giúp đỡ về sau khi người ta cần, Theo tư tưởng Phật giáo chúng ta có trách nhiệm về đạo đức và xã hội phải giúp dỡ những người chung quanh. Chúng ta không phải những cá nhân tách biệt và độc lập. Trái lại, chúng ta liên hệ lẫn nhau, và vượt qua những khác biệt bề ngoài, tất cả chúng ta đều đồng nhất.

Luật nhân quả cũng không là một lý lẽ để nhìn người khác từ trên cao Không đúng khi nghĩ rằng: "Những kẻ đói khổ trong đời này là do họ đã làm hại người khác trong quá khứ Họ xứng đáng với sự khổ đau của họ." Những thái độ tiêu cực về nghiệp của người khác, khinh Ghê, và cho là 'xấu xa'.. chỉ khiến chúng ta gây thêm một nhân tiêu cực mới.

Cũng như chúng ta có sự bi mẫn đối vóỉ chính mình, mong được tha thứ khi chúng ta làm điều xấu, chúng ta phải có một thái độ tha thứ đối với ngựờỉ khác. Những tức tối và ỷ muôn phục thù không loại bỏ cái xấu chúng ta đã làm, chúng chỉ tạo thêm khổ đau cho mình và cho người. Sự kiêu mạn và tự phụ khi đối mặt với bất hạnh của người khác cũng không thích hợp. Khi chúng ta gặp khó khăn, chúng ta mong được giúp đỡ. Cũng thế, khi những người khác đang bất hạnh, trách nhiệm con người của chúng ta là giúp đỡ họ hết lòng mình.

Sự kiện những người bất lương thì giàu có và những người tốt lại chết sớm có thể khiến chúng ta nghi ngờ về luật nhân quả. Nhưng chớ quên rằng luật này trải dài qua nhiều đời Có những kết quả xảy ra trong đời này nhưng nhân của nó đã hoàn thành từ một đời xa lắm, và nhân của đời này có thể thành quả sau nhiều đời.

  1. Tịnh hóa và chuyển hóa

Hầu như tất cả chúng ta đã làm những lỗi lầm mà bây giờ chúng ta còn ân hận. Nhưng chúng ta không bị kết án phải chịu những kết quả của những hành động đó mà không sửa đổi gì được. Một hạt giống rơi xuống đất luôn luôn mọc lên, trừ khi bị đốt hay bị nhổ. Người ta cũng có thể làm chậm sự phát triển của nó bằng cách không tưới nước, không bón phân, không cho ánh sáng mặt trời. Cũng thế, chúng ta có thể tịnh hóa những hành động xấu để chúng không gây ra những kết quả khổ đau, hay ít ra những hậu quả của chúng bị chậm lại hay yếu di. Đây là tiến trình tịnh hóa gồm bốn giai đoạn.

Bôn sức mạnh đối nghịch lại để tịnh hóa những dấu in tiêu cực là:

  • hối hận;
  • quy y (nương dựa) và phát sanh lòng vị tha;
  • thực sự cô" gắng cải tạo những lỗi lầm;
  • quyết tâm không tái phạm.

Chúng ta bắt đầu bằng nhận biết và hối tiếc hành động xấu ấy. Những ứách móc chính mình và mặc cảm phạm tội chỉ tự hành hạ mình một cách cảm xúc. Ngược lại, khi người ta hối hận chân thành về hành động của mình, người ta nhận biết lỗi lầm và hối tiếc hành vi ấy.

Sức mạnh đối nghịch lại thứ hai liên kết với niềm tin. Nói chung, những hành động không đức hạnh của chúng ta ắt là đi nghịch lại với con đường của Phật, Pháp, Tăng hay với những người khác. Để tái lập lại một liên hệ tốt với những đôi tượng thiêng liêng, chứng ta quy y với các ngài hay đi theo chiều hướng của các ngài. Để có một liên hệ tốt với tất cả chúng sanh, chúng ta phật sanh một thái độ vị tha và tâm nguyện trở thành một vị Phật để giúp đỡ họ một cách tốt nhất.

Sức mạnh thứ ba là cải tạo những lỗi lầm của chúng ta bằng cách làm điều tốt cho những ngườỉ khác. Theo kinh điển, một số hành động giúp chúng ta tịnh hóa những vết in tiêu cực: nghe những lời dạy, đọc sách về Pháp, lễ lạy chư Phật, cúng dường, tụng đọc danh hiệu những đức Phật, tụng những thần chú, khắc hay vẽ những bậc thánh, phát hành những sách viết về pháp, thiền định.../ cái có quyền năng nhất trong các thực hành ừên là thiền đinh về tánh Không. Chúng ta sẽ trở lại điều này trong chương nói về trí huệ.

Thứ tư, chúng ta phải quyết tâm không rơi vào những lỗi lầm quá khứ. Chúng ta có vài thói quen, như chỉ trích hay nói xấu người khác. Sẽ không thực tế khi khẳng định rằng chúng ta không bao giờ tái lập lại. Tốt hơn là chọn một độ dài thực tế hơn, và cô' gắng giữ gìn trong một khoảng thời gian.

Bốn sức mạnh đối nghịch phải được áp dụng không trì hoãn. Tuy nhiên chúng ta đã làm bậy rất lâu, thế nên chớ chờ đợi trung hòa mọi hành động này trong một lần. Chúng ta càng phát triển bốn sức mạnh đối nghịch này, sự tịnh hóa sẽ càng mạnh mẽ. Hãy nên thực hành sự tinh hóa này mỗi tối trước khi đi ngủ. Điều đó giúp chúng ta đối kháng những hành động xấu đã mắc phải trong ngày và ngủ an lành.

Hiện giờ, tâm thức chúng ta như đất không canh tác. Tịnh hóa nó, là lấp sạn sỏi, mảnh chai yà những bao plastic. Tích tập một tiềm năng tích cực bằng cách làm điều tốt, đó giống như thêm cho nó phân bón và tưới nước. Tiếp theo chúng ta có thể trồng trọt những hạt bằng cách nghe những lời dạy và nuôi dưỡng chúng bằng tập trung và thiền quán. Những mầm của sự chứng ngộ rội sẽ xuất hiện.

Nếu chúng ta muôn cải thiện đời mình và đạt Giác Ngộ, phải hành động. Người ta có thể trả tiền công cho ai đó đến làm việc nhà và thiết trí đồ đạc mới, nhưng không có ai có thể lau chùi tâm thức chúng ta thay cho chúng ta để thiết trí lòng bi và trí huệ vào đó. Nhưng nếu chúng ta làm việc, chắc chắn sẽ có những kết quả tốt lành.

Xem mục lục