Quẻ Lôi Thiên Đại Tráng, đồ hình ||||:: còn gọi là quẻ Đại Tráng (大壯 da4 zhuang4), là quẻ thứ 34 trong Kinh Dịch.
Giải nghĩa: Chí dã. Tự cường. Ý chí riêng, bụng nghĩ, hướng thượng, ý định, vượng sức, thịnh đại, trên cao, chót vót, lên trên, chí khí, có lập trường. Phượng tập đăng sơn chi tượng: tượng phượng đậu trên núi.
THEO: Wiki
THEO: Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê
34. 雷天大壯 Lôi thiên đẠI TRÁNG
Đại Tráng Tự Quái
大 壯 序 卦 |
|
Độn giả thoái dã. |
遯 者 退 也 |
Vật bất khả dĩ chung Độn |
物 不 可 以 終 遯 |
Cố thụ chi dĩ Đại Tráng |
故 受 之 以 大壯 |
Đại Tráng Tự Quái
Đời mà trốn mãi cũng kỳ,
Nên rằng: Đại Tráng để ghi quật cường.
Quẻ Đại Tráng tiếp sau quẻ Độn, như để nói lên sự biến dịch, tuần hoàn, doanh hư, tiêu tức của Trời đất. Độn là thời Âm trưởng, Dương tiêu; Đại Tráng là thời Dương trưởng, Âm tiêu.
I. Thoán.
Thoán Từ.
大 壯:利 貞。
Đại Tráng. Lợi trinh.
Dịch:
Lớn mạnh (Đại Tráng) muốn hay cần chính đáng.
Gọi bằng Đại Tráng, vì Dương là Đại, Âm là Tiểu; ở đây 4 Dương đang hồi cường thịnh, nên gọi bằng Đại Tráng. Hon nữa Quẻ Đại Tráng, dưới có Kiền là cương kiện, trên có Chấn là Lôi, là Động; thử hỏi còn gì mạnh hơn sấm sét được. Đại Tráng là thời kỳ Dương thịnh, mà Dương tượng trưng cho tinh hoa Trời đất, cho tất cả những gì chính đại quang minh. Cho nên trong Thoán Truyện đã đề cập đến 2 chữ Chính Đại.
Quẻ Đại Tráng, bàn về uy dũng, nhưng lại đề cao uy dũng tinh thần, uy dũng của đạo nghĩa nhân đức.
Uy dũng, nhưng minh chính, uy dũng nhưng vẫn biết Tri cơ hành sự, uy dũng nhưng hoạt động luôn theo quy định phương pháp. Cho nên, uy dũng ở đây không phải là vũ dũng. Sức mạnh con người có thể phân chia thành nhiều loại:
- Sức mạnh của thể chất hay Sức lực
- Sức mạnh của cơ mưu hay Trí lực,
- Sức mạnh của tâm tình hay Tâm lực,
- Sức mạnh của địa vị hay Thế lực.
- Sức mạnh của uy quyền hay Quyền lực
- Sức mạnh của đức độ.
Người ta có thể dùng sức mạnh mình sẵn có, để mà làm những chuyện hay, cũng như chuyện dở. Dịch khuyên dùng sức mạnh để làm điều hay, để thực hiện nghĩa lý mới tốt, mới lợi. Vì thế Thoán viết: Đại Tráng, lợi trinh. Dịch cho rằng, tất cả những năng lực tiềm tàng trong vũ trụ này là cốt giúp cho con người thực hiện sự cao đại. Hiểu được điều đó là hiểu được ý Trời.
Thoán truyện.
Thoán Truyện viết:
大 壯,大 者 壯 也。 剛 以 動,故 壯。 大 壯 利 貞﹔ 大 者 正 也。
正 大 而 天 地 之 情 可 見 矣!
Đại Tráng. Đại giả Tráng dã. Cương dĩ động. Cố tráng. Đại Tráng lợi trinh.
Đại giả chính dã. Chính đại nhi thiên địa chi tình khả kiến hỹ.
Dịch.
Quẻ Đại Tráng, Dương đà tráng thịnh,
Cứng động, nên mới mạnh, mới cương.
Mạnh mà minh chính, đường hoàng,
Mới hay, mới lợi lẽ thường xưa nay.
Đại là chính đại, thẳng ngay,
Hoằng dương chính đại, biết ngay tình Trời.
Tào Thăng bình quẻ Đại Tráng như sau: Đại Tráng là chính đại. Dương trưởng mà cương động; đại là chính. Trời đất có chính khí, chính khí ấy lưu hành tràn ngập vũ trụ, cho nên trên trời thì sinh ra nhật nguyệt, tinh cầu; dưới đất thì sinh ra cúi cao, sông rộng. thánh nhân nuôi dưỡng khí hạo nhiên của Trời đất; chí đại chí cương; giữ nhân cách mình cho tôn nghiêm, và là sư biểu cho đời về nhân luân; các ngài không bao giờ có lời nghị luận kỳ quặc, không bao giờ có những hành động a dua; các ngài cương kiên, thiết thạch, chí trung, chí chính.
Người quân tử theo gương Thánh nhân cũng cố vươn lên cho tới cao đại, cố thực hiện công chính. Khi phú quý không hoang dâm, phóng túng, lúc bần hàn chẳng đổi dời tiết tháo, uy vũ không khuất phục được chí khí... cái quý của sĩ phu, chẳng phải là tại đó sao?
II. Đại Tượng Truyện.
象曰: 雷 在 天 上,大 壯﹔ 君 子 以 非 禮 弗 履。
Tượng Viết:
Lôi tại thiên thượng. Đại Tráng. Quân tử dĩ phi lễ phất lý.
Dịch.
Tượng rằng: Sấm động trên Trời;
Là to, là mạnh, khắp nơi vang rền.
Những điều chẳng phải, chẳng nên.
Đã là quân tử, tất nhiên chẳng làm.
Tượng truyện tiếp tục bàn rằng: muốn có sức mạnh tinh thần, người quân tử phải theo đúng định luật của Trời đất. Mà định luật của Trời đất là: Tập trung thời mạnh, phá tán thời yếu, cho nên người quân tử đừng để cho tâm thần bị phá tán trước những cám dỗ của dục vọng, của ngoại cảnh, thời mới trở nên mạnh được.
Sách xưa có câu: Lòng Chân nhân như hạt châu tại vực thẳm; lòng chúng nhân như bèo bọt trên mặt nước; thật là chí lý vậy. người dũng cảm đối với Nho gia là con người theo đúng thiên lý, xét lòng mình không thấy điều chi đáng trách, đáng thẹn.
Người dũng cảm là người biết liêm sỉ. Có liêm sỉ mới biết xấu hổ, vì thấy mình còn hèn kém, mới nỗ lực gắng công, mới có thể cải hóa, tự tân, cố gắng tiến bước, và như vậy nghị lực tinh thần mới dần dần tăng trưởng thêm được mãi.