Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục

CHƯƠNG 41

GIẢI THÍCH: TÙY HỶ, HỒI HƯỚNG ...
 
            KINH: Muốn do tâm tùy hỷ trong một niệm mà vượt quá hết thảy người bố thí để cầu Thanh-văn, Bích-chi-phật, nên học Bát-nhã Ba-la-mật. Muốn do tâm tùy hỷ trong một niệm mà vượt quá hết thảy người trì giới để cầu Thanh-văn, Bích-chi-phật, nên học Bát-nhã Ba-la-mật. Muốn do tâm tùy hỷ trong một niệm, mà vượt quá hết thảy người tu Tam-muội, trí tuệ giải thoát, giải thoát trí kiến để cầu Thanh-văn, Bích-chi-phật, nên học Bát-nhã Ba-la-mật.[1]
            LUẬN: Tâm tùy hỷ (anumodana-citta) thì như trong phẩm tùy hỷ (anumodanaparivarta)[2] đã nói rồi.
            Lại nữa, tùy hỷ là khi thấy có người làm việc công đức sanh tâm hoan hỷ theo, mà tán thán rằng: Lành thay! Ở trong thế giới vô thường, bị si ám che lấp, mà có thể mở rộng đại tâm, kiến lập công đức ấy, thí như các thứ hương thơm, một người bán, một người mua, người ở hai bên cũng ngửi
 

[1] Có thể đối chiếu nguyên văn T. 8: Ma-ha Bát-nã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 1, tr. 219b4-10.
[2] T. 8: Ma-ha Bát-nã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 11: Tùy hỷ phẩm (隨喜品), đệ tam thập cửu (đan Tùy hỷ hồi hướng phẩm (第三十九(丹隨喜迴向品(Anumodana-pariṇāmana-parivarta), tr. 297b18-21; T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 61: Thích tuỳ hỷ hồi hướng phẩm (釋隨喜迴向品), đệ tam thập cửu (第三十九), tr.  487a2-3.
 

* Trang 301 *
device

được mùi thơm, mà mùi thơm không tổn. Hai người chủ không mất chi. Như vậy có người bố thí (dāyaka), một người thọ nhận (pratigraha), có người ở bên hoan hỷ theo, vẫn được công đức, mà hai người chủ kia không mất chi. Tướng trạng như vậy gọi là tùy hỷ. Do vậy, Bồ-tát chỉ đem tâm tùy hỷ, mà vượt quá người Nhị thừa, huống chi tự mình làm bố thí.
            Hỏi: Tại sao Bồ-tát có thể do tâm tùy hỷ mà vượt trên hàng Thanh-văn, Bích-chi-phật đem tài vật bố thí?
            Đáp: Thanh-văn, Bích-chi-phật làm bố thí, Bồ-tát ở bên trong thấy một tâm niệm tùy hỷ khen rằng: Lành thay! Lấy phước đức tùy hỷ ấy hồi hướng đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác, vì độ hết thảy chúng sanh, vì nhờ đó được vô lượng Phật pháp. Do hai công đức này vượt trên sự bố thí để cầu Thanh-văn, Bích-chi-phật.
            Lại nữa, lấy tâm trí tuệ biết thật tướng các pháp mà tùy hỷ, nên vượt trên sự bố thí để cầu Thanh-văn, Bích-chi-phật.
            Lại nữa, Bồ-tát đem phước đức quả báo do tâm tùy hỷ sanh mà hồi hướng cúng dường ba đời mười phương Phật, nên vượt trên sự bố thí để cầu Thanh-văn, Bích-chi-phật, ví như người đem một ít vật dâng lên quốc vương, được đáp trả rất nhiều. Lại như thổi kèn, sáo, dùng hơi ít mà âm thanh rất lớn.
            Lại nữa, Bồ-tát lấy công đức tùy hỷ hòa hợp, với các công đức khác, cho đến khi pháp diệt cũng không hết, ví như một ít nước đổ vào trong biển lớn, khi kiếp tận

* Trang 302 *
device

nó mới hết. Công đức trì giới (śīla), thiền định (samādhi), trí tuệ (prajñā), giải thoát (vimukti), giải thoát trí kiến (vimuktijñānadarśana)[1] cũng như vậy.
            Hỏi: Dưới Phật có Bồ-tát, dưới Bồ-tát có Thanh-văn, Bích-chi-phật nay nói Bồ-tát muốn hơn sự bố thí để cầu Thanh-văn, Bích-chi-phật, thì có gì lạ?
            Đáp: Không lấy công đức bố thí, trì giới v.v... của Thanh-văn, Bích-chi-phật so với công đức của Bồ-tát, mà chỉ lấy tâm tùy hỷ đã có thể hơn, huống gì công đức mà Bồ-tát tự làm. Người Thanh-văn, Bích-chi-phật, đem thân siêng làm công đức bị mệt mõi, Bồ-tát yên lặng tùy hỷ, mà phước đức của năng lực trí tuệ quá hơn Thanh-văn, Bích-chi-phật ví như người thợ, chỉ dùng trí tuệ chỉ vẻ rồi bỏ đi, người cầm rìu búa mệt nhọc tối ngày, mà tích lãnh thưởng thì người thợ được gấp ba.
            Lại như đánh giặc, người chiến đấu mạo hiểm chết, mà chủ tướng lãnh công.
            Hỏi: Nếu tâm tùy hỷ hơn sự bố thí, trì giới, cớ sao chỉ nói Bồ-tát tùy hỷ là hơn?
            Đáp: Người phàm phu bị phiền não che tâm, chấp ngã chưa dứt, đắm vui thế gian, làm sao hơn được người cầu Thanh-văn, Bích-chi-phật. Thanh-văn, Bích-chi-phật, lợi tuy hơn độn, nhưng đồng ở địa vị Thanh-văn, nên không nói.
            Hỏi: Công đức của Thanh-văn, Bích-chi-phật. Pháp công đức rất nhiều, cớ sao chỉ nói sáu pháp?
            Đáp: Vì trong sáu pháp này nhiếp hết pháp của Thanh-
 

[1] T. 2: Tăng nhất A-hàm kinh (增壹阿含經), quyển 29, tr. 711b29-c2: Tự thân giới thành tựu, tam muội thành tựu, trí tuệ thành tựu, giải thoát thành tựu, giải thoát tri kiến thành tựu, lại giáo hóa cho người thành tựu năm phần pháp thân này.
 

* Trang 303 *
device

văn, Bích-chi-phật. Nếu nói bố thí là đã nói công đức của tín, nghe, vì sao? Vì trước nghe rồi mới tin, tin rồi mới bố thí.
            Bố thí có hai thứ là: 1.Tài thí (āmiadāna), 2. Pháp thí (dharmadāna).
            Trì giới nhiếp ba giới là luật nghi giới (savaraśīla), định cọng giới (dhyānaśīla), đạo cọng giới (Vô lậu giới) (anāsrāvaśīla).
            Định nhiếp các thiền, định, giải thoát, Tam-muội v.v...
            Tuệ nhiếp văn tuệ, tư tuệ, tu tuệ.
            Giải thoát nhiếp hai giải thoát là Hữu vi giải thoát, vô vi giải thoát.
            Giải thoát tri kiến nhiếp tận trí,[1] tự biết lậu hoặc đã hết. Giải thoát khỏi ba cõi, ở trong đó thấy biết rõ ràng. Trong đây đã nói trợ đạo pháp và thanh đạo pháp.
            Lại nữa, nếu công đức không hướng đến Niết-bàn, thì trong đây không vượt qua trên, vì công đức ấy mỏng.
            Hỏi: Hơn là chỉ cho thế lực tranh giành nhau, nay Bồ-tát không cạnh tranh với Thanh-văn, Bích-chi-phật, cớ sao nói hơn?
            Đáp: Hơn là cùng ở trong một việc, mà do tâm lực trí tuệ phương tiện cho nên được phước nhiều, ví như người ở nơi một cái hoa chỉ lấy hương sắc, còn ông chỉ lấy vị để làm thành mật. Cũng như lấy nước, đồ lớn thời được nhiều, đồ nhỏ thời được ít. Do các ví dụ như vậy, đủ biết đem tâm tùy hỷ thâm sâu mạnh lợi, có trí tuệ tương ưng. Nên công đức hơn bố thí để cầu Thanh-văn, Bích-chi-phật.
            Sáu pháp này, đầu hết bố thí như ở trong nghĩa Đàn-
 

[1] T. 27: A-tỳ-đạt-ma đại tỳ-bà-sa luận (阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 33, tr. 172b9-11.
 

* Trang 304 *
device

ba-la-mật đã phân biệt nói về pháp của Thanh-văn, Bích-chi-phật. Trì giới như ở trong nghĩa Thi-la Ba-la-mật đã phân biệt nói về pháp của Thanh-văn, Bích-chi-phật. Tam-muội, trí tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến như ở trong nghĩa niệm Phật đã phân biệt nói.
            KINH: Muốn do tâm tùy hỷ trong một niệm mà vượt quá hết thảy người tu các thiền, định, giải thoát, Tam-muội để cầu Thanh-văn, Bích-chi-phật, nên học Bát-nhã Ba-la-mật.
            LUẬN: Thiền, định là bốn thiền và chín định thứ đệ. Giải thoát Tam-muội là tám bội xả, ba giải thoát môn, tuệ giải thoát, cọng giải thoát, thời giải thoát, bất thối giải thoát, hữu vi giải thoát, vô vi giải thoát v.v... Tam-muội có giác có quán, Tam-muội không giác có quán, Tam-muội không giác không quán, không Tam-muội, vô tướng Tam-muội, vô tác Tam-muội. Các Tam-muội như vậy.
            Hỏi: Trong sáu pháp trên,[1] Tam-muội tức là thiền, định, giải thoát, Tam-muội, sao nay còn nói lại?
            Đáp: Có hai thứ Tam-muội:
            1. Thuộc phần tuệ giải thóat (prajñāvimukti).

            2.Thuộc phần cọng giải thóat (ubhayatobhāgavimukti).
            Thuộc phần tuệ giải thoát thì không thể vào thiền định, chỉ nói đó là Tam-muội trong vị đáo địa. Trong đây nói Tam-muội thuộc phần cọng giải thoát thì đủ có thiền, định, giải thoát, Tam-muội. Kia nói lược, đây nói rộng. Kia chỉ nói tên, trong đây phân biệt nghĩa.
            Lại nữa, trước thắng Tam-muội là có người nói một,
 

[1] Sáu pháp: Bố thí, trì giới, tam muội, trí tuệ, giải thoát và giải thoát tri kiến.
 

* Trang 305 *
device

Tam-muội, chứ chẳng phải thâm Tam-muội, nay trong đây nói thiền, định, giải thoát là thậâm thâm Tam-muội.
            Lại nữa, thiền, định, giải thoát, Tam-muội có hai thứ:
            1. Khi lìa dục liền được.
            2. Cầu mà được.
            Khi lìa dục liền như trước đã nói. Cầu mà được là đây nói.
            Lại nữa, thiền, định, giải thoát, Tam-muội, được nó rất khó, tinh tấn cầu mới được. Bồ-tát chỉ đem tâm tùy hỷ bèn được hơn kia. Đó là pháp chưa từng có, cho nên nói lại.
            Hỏi: Trong Tam-muội, trí tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến kia cũng khó được, cớ sao nói đây khó được?
            Đáp: Trước đã trả lời, kia là thuộc phần tuệ giải thoát, không tận cùng nghĩa thậm thâm. Còn A-la-hán, cọng giải thoát, A-la-hán đủ ba minh khó được, nên nói lại.
            Lại nữa, Tam-muội, trí tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến ấy, tuy khó được mà không rộng lớn khắp hết, trực tiếp vì Niết-bàn, còn đây nói rõ A-la-hán muốn được cái vui thiền định hiện tại đó là diệt tận định (nirodhasamapatti), đảnh tế thiền (prāntakoṭika), nguyện trí (praṇidhijñāna), vô tránh Tam-muội (araṇāsamādhi), những việc như vậy, chẳng phải trực tiếp vì Niết-bàn. Vì vậy nên lại nói rộng, vì cớ sao? Vì thứ trước là trực tiếp vì Niết-bàn, trong đó nói giải thoát rồi, giải thoát tri kiến nên biết đó là một đường thẳng đến Niết-bàn.
            Hỏi: Nếu vì thiền, định, giải thoát, Tam-muội khó được, nên nói lại, trí tuệ là rất khó, vi diệu trong hết thảy pháp, sao không nói lại?
            Đáp: Ở trên đã nói trong đoạn nói muốn vượt qua trí

* Trang 306 *
device

tuệ Thanh-văn, Bích-chi-phật, nên học Bát-nhã Ba-la-mật. Còn thiền định này chưa nói, cho nên nói lại. Thiền định, trí tuệ, là hai pháp tối diệu, có được hai hạnh này thì sở nguyện đều được, như chim có hai cánh, có thể đi đến chỗ này chỗ kia. Giải thoát từ đó mà được, giải thoát tri kiến tức là trí tuệ. Bố thí, trì giới là thân nghiệp, khẩu nghiệp, thô hạnh dễ được cho nên không nói lại.
            Hỏi: Bồ-tát lấy tâm tùy hỷ hơn Thanh-văn, Bích-chi-phật tu bố thí, trì giới, trí tuệ. Có thể như vậy, vì cớ sao? Vì việc bố thí, trì giới, mắt thấy được, tai nghe được, trí tuệ cũng là pháp nghe được, nên có thể sanh tâm tùy hỷ, còn thiền định, giải thoát, Tam-muội, là pháp không thể thấy, nghe, thì làm sao tùy hỷ?
            Đáp: Bồ-tát do trí biết tha tâm mà tùy hỷ.
            Hỏi: Pháp của trí biết tha tâm là, trí hữu lậu biết tha tâm thì biết tâm hữu lậu của người khác, trí vô lậu biết tha tâm thì biết tâm vô lậu của người khác.[1] Bồ-tát chưa thành Phật, làm sao biết được tâm vô lậu của Thanh-văn, Bích-chi-phật?
            Đáp: Trong pháp Thanh-văn thì như vậy, còn trong pháp Đại thừa, Bồ-tát được pháp vô sanh nhẫn, dứt các kiết sử, đời đời thường không mất sáu thần thông, trí hữu lậu biết tha tâm có thể biết tâm vô lậu của người khác, huống gì lấy trí vô lậu biết tha tâm.
            Lại có người nói: Bồ-tát mới phát tâm chưa được pháp tánh sanh thân, hoặc thấy hoặc nghe Thanh-văn, Bích-
 

[1] T. 27: A-tỳ-đạt-ma đại tỳ-bà-sa luận (阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 100, tr. 515c3-5: Tha tâm trí (trí biết tha tâm) có thể biết đồng loại tâm, tâm sở pháp, phi bất đồng loại, nghĩa là hữu lậu biết hữu lậu, vô lậu biết vô lậu.
 

* Trang 307 *
device

chi-phật, bố thí, trì giới, so sánh biết họ sẽ được A-la-hán, sanh tâm tùy hỷ nói: Người ấy biết được thật tướng các pháp, lìa khỏi ba cõi. Ta muốn độ hết thảy chúng sanh thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết. Nay họ đã thoát được, ấy là việc của ta.
            Có các nhân duyên tùy hỷ như vậy, nên tùy hỷ, không lỗi.
            KINH: Đại Bồ-táttu hành một ít thí, ít giới, ít nhẫn, ít tấn, ít thiền, ít trí, muốn dùng sức phương tiện hồi hướng mà được vô lượng vô biên công đức, nên học Bát-nhã Ba-la-mật.
            LUẬN: Hỏi: Trước đã nói sáu Ba-la-mật, sao nay còn nói lại?
            Đáp: Trên là nói tướng tổng quát, đây muốn nói tướng sai biệt. Trên nói nhân duyên, đây nói quả báo.
            Hỏi: Không phải vậy, trong kia nói sáu Ba-la-mật đều đầy đủ, đây nói một ít thí cho đến một ít trí, in tuồng không đồng với nghĩa sáu Ba-la-mật trên?
            Đáp: Không phải! Chính là sáu Ba-la-mật, sao vậy? Vì nghĩa của sáu Ba-la-mật cốt ở tâm không phải cốt ở sự nhiều ít. Bồ-tát thật hành hoặc nhiều hoặc ít, đều là Ba-la-mật. Như kinh Hiền Kiếp (Bhadrakalpikasūtra) nói: 84.000 các Ba-la-mật.[1] Trong Kinh ấy cũng nói có thế gian Đàn Ba-la-mật, có xuất thế gian Đàn Ba-la-mật (dānapāramitā), cho đến Bát-nhã Ba-la-mật (prajñāpāramitā) cũng có thế gian, xuất thế gian.[2]
 

[1] T. 14: Hiền kiếp kinh (賢劫經), quyển 2, tr. 12c19-13a2.
[2] Thế gian, xuất thế gian lục độ: T. 8  Đại phẩm Bát-nhã kinh (大品般若經), Vô thường phẩm đệ nhị thập lục (無生品第二十六) quyển 7,tr. 272b1-c5; T. 8: Phóng quang Bát-nhã kinh (放光般若經), Vấn quán phẩm đệ nhị thập thất (問觀品第二十七) quyển 5, tr. 37b2-27; T. 8: Quang tán bát-nhã kinh (光讚般若經), Quán hành phẩm đệ nhị thập tứ (觀行品第二十四), quyển 9, tr. 209b18-c17; T. 7: Đại Bát-nhã kinh (大般若經), quyển 498, tr. 534a3-535b8; Pañcaviṃśati (Phạn bản (Nhị vạn ngũ thiên tụng Bát-nhã kinh (二萬五千頌般若經), tr. 263, dòng 20-266; T. 14: Hiền kiếp kinh (賢劫經), quyển 2, tr. 13a22-14b15.
 

* Trang 308 *
device

            Hỏi: Sao Bồ-tát bố thí ít?
            Đáp: Có nhiều nhân duyên nên ít thí. Hoặc có Bồ-tát mới phát tâm (prathama-cittotpādika), phước đức chưa nhiều vì nghèo nên ít thí. Hoặc có Bồ-tát nghe bố thí không kể nhiều ít, công đức tại tâm. Vì vậy nên không cầu bố thí nhiều vật, chỉ cầu tâm tốt. Hoặc có Bồ-tát nghĩ rằng nếu ta cầu chất chứa cho nhiều tài vật mà phá giới mất lành, tâm bị tán loạn (vikiptacitta), não hại chúng sanh nhiều. Nếu não hại chúng sanh để cúng dường Phật, Phật không chấp nhận, vì phá pháp để cầu tài. Hoặc bố thí cho phàm phu mà cướp kia cho đây, là không bình đẳng. Đúng như pháp Bồ-tát, tâm bình đẳng đối với tất cả, đều như con một, vì vậy nên ít thí.
            Lại nữa, Bồ-tát có hai:
            1. Bại hoại (vinaṣṭa) Bồ-tát .
            2. Thành tựu (saṃpanna) Bồ-tát.
            Bồ-tát bại hoại[1] là vốn phát tâm bồ đề, song khi gặp thiện duyên, bị năm triền cái (nīvaraa) che tâm, làm tạp hạnh (miśracarita), chuyển thân hưởng thụ giàu sang lớn, hoặc làm quốc vương, hoặc làm đại lực giữ vương, long vương v.v... Song vì đã tạo ác nghiệp thân khẩu ý không thanh tịnh nên không được sanh ở trước Phật. Và các chỗ vô tội (anavadyasthāna) trong cõi trời cõi người. Ấy gọi là bại hoại Bồ-tát. Những người như vậy, tuy suất tâm Bồ-tát song do nhân duyên đời trước, còn ưa bố thí, não hại nhiều chúng sanh, cướp dựt phi pháp, lấy của để đem làm phước.
            Bồ-tát thành tựu là không mất tâm bồ đề, thương xót chúng sanh, hoặc tại gia thọ năm giới, có người xuất gia thọ giới. Tại gia Bồ-tát, tuy hạnh nghiệp thành tựu (saṃpannakarmānta), có
 

[1] T. 26: Thập trú tỳ-bà-sa luận (十住毘婆沙論), quyển 4, tr. 38b18-24.
 

* Trang 309 *
device

người đời trước nghèo cùng, nghe nói Phật dạy có hai cách bố thí là pháp thí, tài thí. Người xuất gia nên nhiều pháp thí, người tại gia nên nhiều tài thí. Ta nay vì nhân duyên đời trước, không sanh nhà giàu, thấy Bồ-tát bại hoại tạo tội để bố thí, tâm không vui mừng, nghe Phật không khen ngợi nhiều về tài thí, chỉ cần hảo tâm thanh tịnh (cittaviśuddhi) thí, vì vậy nên tùy có được vật gì thí vật ấy.
            Lại xuất gia Bồ-tát thủ hộ giới nên không chứa tài vật.
            Lại tự suy nghĩ công đức của giới hơn công đức bố thí, nên tùy có được vật gì thí vật ấy.
            Lại nữa, Bồ-tát nghe trong Phật pháp nói nhân duyên đời trước nhờ bố thí ít mà được quả báo nhiều, như A-la-hán Bạt-câu-la (Arhat Bakkula)[1] lấy thuốc của một trái Ha-lê-lặc (harīkī)[2] bố thí mà 91 kiếp không bị đọa ác đạo. Hưởng phước vui cõi trời cõi người, thân thường không bệnh, thân cuối cùng được đạo quả A-la-hán. Lại như Sa-môn thập nhị ức (Śramaṇe Koṭīviṃśa)[3] tu ở trong pháp đức Phật Tỳ-bà-thi, làm một phòng xá cấp cho Tỳ-kheo tăng, trải một tấm da dê để cho tăng bước lên, nhờ nhân duyên ấy, trong 91 kiếp chân không đạp đất, hưởng vô lượng pháp vui trong cõi người cõi trời, thân cuối cùng được sanh vào nhà đại Trưởng giả, thọ thân đoan chánh, dưới chân mọc lông dài hai tấc, màu như lưu ly xanh, xoay về phía hữu. Lúc mới sanh, phụ thân cho thập nhị ức hai lượng vàng, lúc sau chán đời ngũ dục, xuất gia đắc đạo, Phật khen là Tỳ-kheo tinh tấn đệ nhất.[4]
            Lại như Tỳ-kheo tu mạn nhĩ (bhikṣu Karṇasumana), đời trước trông thấy tháp Phật Tỳ-bà-thi (Vipaśyin), lấy hoa tu mạn trên tai bố thí, nhờ nhân
 

[1] T. 4: Tự thuyết bổn khởi kinh (自說本起經, quyển 1, Bạc-câu-lô phẩm đệ tam thập (薄拘盧品第十三), tr. 194 b16-c11; T. 4: Hiền ngu kinh (賢愚經), quyển 5, trùng tánh phẩm đệ nhị thập bát (重姓品第二十八), tr.385b5-386a4; T. 27: A-tỳ-đạt-ma đại tỳ-bà-sa luận (阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 181,tr.906c7-13.
[2] T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (增壹阿含經), quyển 20, Thanh-văn phẩm đệ nhị thập bát (聲聞品第二十八), tr. 650c23-27.
[3] T. 22: Di-sa-tắt bộ hoà ê ngũ phần luật (彌沙塞部和醯五分律), quyển 22,tr. 145a13-146b15; T. 22: Ma-ha tăng kỳ luật (摩訶僧祇律),quyển 31,tr.481a2-482a1.
[4] T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (增壹阿含經), quyển 13, Địa chủ phẩm đệ nhị thập tam (地主品第二十三), tr.612a18-29.
 

* Trang 310 *
device

duyên ấy trong 91 kiếp thường không bị đọa ác đạo, hưởng phước vui cõi trời cõi người, thân cuối cùng, khi sanh ra, có hoa tu mạn ở trên tai, hương thơm đầy nhà cho nên đặt tên là Tu-mạn-nhĩ. Lúc sau chán đời xuất gia, chứng đạo quả A-la-hán.
            Như vậy, Bồ-tát nhờ nhân duyên đời trước bố thí được quả báo nhiều (mahāvipāka), bèn tùy theo vật có được nhiều ít mà bố thí.
            Lại nữa, Bồ-tát cũng không nhất định thường bố thí ít vật, mà tùy theo vật có được nhiều thời thí nhiều, ít thời thí ít.
            Lại nữa, Phật muốn tán thán công đức Bát-nhã Ba-la-mật lớn lao nên nói thí ít mà được quả báo nhiều, công đức vô lượng.
            Hỏi: Như A-la-hán Bạt-câu-la v.v... cũng bố thí ít mà được quả báo nhiều, đâu có dùng Bát-nhã Ba-la-mật?
            Đáp: Bạt-câu-la tuy được quả báo, nhưng có kiếp số hạn lượng, được đạo quả nhỏ (hīnabodhi), vào Niết-bàn. Còn Bồ-tát do Bát-nhã Ba-la-mật phương tiện hồi hướng (upāyakauśalapariṇāmanayā) nên bố thí ít mà phước đức vô lượng vô biên vô số.
            Hỏi: Thế nào là do phương tiện hồi hướng nên bố thí ít mà công đức vô lượng vô biên?
            Đáp: Tuy bố thí ít mà đều hồi hướng (pariṇata) đến Vô thượng bồ đề. Bồ-tát suy nghĩ rằng: Ta do phước đức (puṇya) nhân duyên này không phải để cầu các vui thế gian trong cõi trời cõi người, mà chỉ để cầu Vô thượng bồ đề, cũng như Vô thượng bồ đề vô

* Trang 311 *
device

lượng vô biên, nên phước đức ấy cũng vô lượng vô biên.
            Lại phước đức vì độ hết thảy chúng sanh, cũng như chúng sanh vô lượng vô biên nên phước đức cũng vô lượng vô biên.
            Lại nữa, phước đức ấy dùng đại từ bi gây dựng, đại từ bi vô lượng vô biên, nên phước đức ấy cũng vô lượng vô biên.
            Lại nữa, phước đức của Bồ-tát hòa hợp với thật tướng các pháp (bhūtalakṣaṇa), nên ba phần đều thanh tịnh là người nhận, người cho và tài vật đều chẳng thể có được. nên đầy đủ Bát-nhã Ba-la-mật.[1] Như trong kinh Bát-nhã Ba-la-mật, khi ban đầu vì Xá-lợi-phất nói Bồ-tát bố thí, cả người cho, người nhận, và tài vật đều không thể có được, nên đầy đủ Bát-nhã Ba-la-mật. Dùng trí tuệ thật tướng ấy bố thí nên được vô lượng vô biên phước đức.
            Lại nữa, các Bồ-tát đều ghi nhớ phước đức có được đều là như (tathatā) tướng, pháp tánh (dharmatā) tướng, thật tế (bhūtakoṭi) tướng, ví như pháp tánh, thật tế vô lượng vô biên nên phước đức ấy cũng vô lượng vô biên.
            Hỏi: Nếu Đại Bồ-tát quán các pháp thật tướng (bhūtalakṣaṇa) biết như, pháp tánh, thật tế, là tướng tịch diệt (nirodha) vô vi (asaṃskṛta) thì làm sao còn sanh tâm để tạo phước đức?
            Đáp: Bồ-tát tu tập tâm đại bi lâu ngày, khi tâm đại bi phát khởi, suy nghĩ rằng: Chúng sanh không biết thật tướng các pháp, ta sẽ làm cho chúng sanh biết được thật tướng ấy, nên dùng sức tinh tấn Ba-la-mật giúp cho tâm đại bi, trở lại thật hành nghiệp nhân duyên về phước đức, ví như lửa tắt gặp
 

[1] T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 1, tr. 218c21-24: Phật bảo Xá-lợi-phất đại Bồ-tát không trú pháp mà chỉ trú trong Bát-nhã ba-la-mật, đầy đủ bố thí ba-la-mật. Người nhận, người cho và tài vật đều chẳng thể có được. T. 8: Phóng quang Bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 3, tr.20b5-11: Lại nữa Xá-lợi-phất, khi Bồ-tát bố thí nên quán rằng không thấy ngöôøi cho, ngöôøi nhaän, vaø taøi vaät , ấy là Bồ-tát bố thí, nên đầy đủ Bát-nhã ba-la-mật.
 

* Trang 312 *
device

được gió, củi thời bừng cháy lại.
            Lại nữa, vì nhớ lại bản nguyện (pūrvapraṇidhāna), và khi mười phương Phật đến nói rằng: Ngươi hãy nhớ lại khi mới phát tâm (prathamacittotpada) và ngươi mới được một pháp môn ấy, còn vô lượng pháp môn như vậy, ngươi chưa được tất cả, hãy trở lại chứa nhóm các công đức, như trong Thất địa kinh Tiệm Bi nói rõ.[1]
            Hỏi: Bố thí nhiều ít thì có thể như vậy. Về giới có năm giới (pañcaśīla), giới thọ một ngày (rātridivivaśīla), mười giới (daśaśīla), nhiều ít cũng có thể được, vì nó thuộc sắc pháp có thể phân biệt được. Còn biến Ba-la-mật kia làm sao biết nó nhiều ít?
            Đáp: Nó đều biết được. Như nhẫn có hai thứ là thân nhẫn (kāyikī kṣānti) và tâm nhẫn (caitasikī kṣānti). Thân nhẫn là tuy thân miệng không động nhưng tâm không thể không động khởi vì thiểu nhẫn cho nên không thể chế tâm. Tâm nhẫn là thân tâm đều nhẫn, giống như cây khô.
            Lại nữa, thiểu nhẫn là bị người đánh mắng không đánh mắng lại. Đại nhẫn là không phân biệt người mắng, người nhẫn và sự nhẫn.
            Lại nữa, nhẫn đối với chúng sanh (sattvakṣānti) là thiểu nhẫn, nhẫn đối với pháp (dharmakṣānti) là đại nhẫn. Như vậy là phân biệt thiểu nhẫn.
            Thiểu tinh tấn có hai là thân tấn (kāyikī vīrya) và tâm tấn (caitasika vīrya). Thân tấn là thiểu, tâm tấn là đại. Tinh tấn bên ngoài là thiểu, tinh tấn bên trong là đại. Thân miệng tinh tấn là thiểu, ý tinh tấn là đại. Như Phật nói ý nghiệp xuất lớn, như khi vị đại tiên nhân nổi sân, có thể khiến một nước lớn tiêu diệt.[2]
 

[1] Thập địa kinh (Daśabhūmika-sūtra) là một phần trong Hoa nghiêm kinh (華嚴經-Avataṃsaka-sūtra), ở đây lược xưng là Tiệm bi nhất thiết trí kinh; Đại trí độ luận trích dẫn kinh này gọi là Thập địa kinh: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 45, tr. 411a29, quyển 93, tr. 712c17; hoặc gọi là Pháp vân kinh: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 33, tr. 308a6; quyển 100, tr. 756c8, đây là danh xưng của địa thứ mười.
[2] T. 1: Trung A-hàm (中阿含經), quyển 32, kinh 133: Đại phẩm Ưu-ba-ly kinh đệ thập thất (大品優婆離經第十七), tr. 630a19-22; Trung bộ kinh I. 125, tr. 371-387; T. 32: Thành thật luận (成實論), quyển 9, tr. 307b22-25.
 

* Trang 313 *
device

            Lại nữa, thân miệng làm tội ngũ nghịch, bị quả báo lớn ở trong địa ngục A-tỳ chỉ một kiếp, trong khi đó ý nghiệp xuất lớn được sanh cõi trời phi hữu, tưởng phi vô tưởng, sống tám vạn đại kiếp và cũng ở mười phương cõi Phật sống vô lượng kiếp. Vì vậy nên biết thân miệng tinh tấn là tiểu, ý tinh tấn là đại.
            Lại nữa, như Kinh[1] nói: Nếu thân, miệng, ý, tịch diệt bất động. Ấy là đại tinh tấn.[2] Động là tiểu tinh tấn. Như vậy gọi là tiểu tấn.
            Tiểu thiền là, dục giới định, vị đáo địa, vì không lìa dục, nên gọi là tiểu, và quán hai thiền, Sơ thiền là tiểu, cho đến diệt tận định, hữu lậu là tiểu, vô lậu là đại. Chưa được bất thối, chưa được vô sanh nhẫn, thiền pháp là tiểu, được bất thối, được vô sanh nhẫn, pháp thiền là đại. Cho đến ngồi đạo tràng (Bodhimaṇḍa), định (samādhi) tương ứng với giải thoát (vimukti) thứ mười sáu là tiểu, Kim-cang Tam-muội (Vajrasamādhi) thứ mười bảy là đại.
            Lại nữa, nếu Bồ-tát quán hết thảy pháp thường định, không tán loạn, không nương tựa, không phân biệt, ấy là đại, ngoài ra đều là tiểu.
            Tuệ có hai là thế gian tuệ và xuất thế gian tuệ. Thế gian tuệ là tiểu, xuất thế gian tuệ là đại. Tịnh tuệ (viśuddhi-prajñā), tạp tuệ (miśrā-prajñā), tướng tuệ (sanimittā-prajñā), vô tướng tuệ (nirnimittā-prajñā), phân biệt tuệ, vô phân biệt tuệ, tùy pháp tuệ, phá pháp tuệ, vì sanh tử tuệ, vì Niết-bàn tuệ, vì tự lợi ích tuệ, vì lợi ích hết thảy chúng sanh tuệ v.v... cũng như vậy.
            Lại nữa, văn tuệ là tiểu, tư tuệ là đại, tư tuệ là tiểu, tu
 

[1] Trung bộ kinh I, tr. 454-455; Trường bộ kinh III, tr. 217; Tương ưng bộ kinh II, tr. 82.
[2] T. 3: Phương quảng đại trang nghiêm kinh (方廣大莊嚴經), quyển 7, tr. 581b2-6.
 

* Trang 314 *
device

tuệ là đại, hữu lậu tuệ là tiểu, vô lậu tuệ là đại, tuệ phát tâm vô thượng bồ đề là tiểu, tuệ tu hành sáu độ là đại, tu tuệ (bhāvanā-prajñā) là tiểu, phương tiện tuệ (upāya-prajñā) là đại, trong các địa phương tiện triển chuyển có đại tiểu, cho đến mười địa. Như vậy phân biệt nhiều và ít.
            Phật khen Bồ-tát kỳ lạ đặc biệt, trong việc nhỏ mà được vô lượng vô biên công đức, huống chi việc lớn. Các người bỏ nhiều tài vật, thân miệng siêng khổ mà được phước ít. Trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ cũng như vậy. Không lập được Bồ-tát tu ít mà quả báo nhiều. Như trước nói ví dụ hơi miệng phát ra tiếng không bay đi xa, tiếng vào trong cõi thời có thể bay xa. Như vậy nghiệp nhân bố thí ít, các người khác làm thời được phước đức cũng ít, còn Đại Bồ-tátdo lực phương tiện Bát-nhã Ba-la-mật hồi hướng nên được vô lượng vô biên phước đức.
            Do vậy nên nói muốn thật ít thí, ít giới, ít nhẫn, ít tấn, ít thiền, ít trí.
            KINH: Bồ-tát ma-ha-tát muốn thực hành Bố thí ba-la-mật, Trì giới ba-la-mật, Nhẫn nhục ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, nên học Bát-nhã ba-la-mật.
            LUẬN: Nghĩa của các Ba-la-mật như trước đã nói.
            Hỏi: Tướng năm Ba-la-mật tức là tướng Bát-nhã Ba-la-mật chăng? Nếu là tướng Bát-nhã Ba-la-mật thời không nên có năm tên sai khác, cớ sao nói muốn thực hành bố thí Ba-la-

* Trang 315 *
device

mật, nên học Bát-nhã Ba-la-mật?
            Đáp: Cũng đồng, cũng khác. Khác là Bát-nhã ba-la-mật là quán (samanupaśyati) thật tướng (bhūtalakṣaṇa) các pháp mà không lãnh thọ, không dính mắc các pháp. Bố thí là bỏ tất cả vật sở hữu trong ngoài. Đem tâm Bát-nhã Ba-la-mật làm việc bố thí, khi ấy bố thí được gọi là Ba-la-mật.
            Lại nữa, năm Ba-la-mật gieo trồng (avaropayanti) các công đức, còn Bát-nhã ba-la-mật trừ tâm tà kiến (mithyādṛṣṭi) chấp trước (saṅgacitta). Như một người gieo lúa, một người bừa trừ cỏ rác, để cho lúa tăng trưởng đơm hoa kết trái. Bốn Ba-la-mật kia cũng như vậy.
            Hỏi: Nay làm sao muốn thực hành bố thí Ba-la-mật, nên học Bát-nhã Ba-la-mật?
            Đáp: Bố thí có hai, một tịnh, hai bất tịnh. Bất tịnh là vì kiêu mạn (abhimāna), nên bố thí, nghĩ rằng: Người thua ta mà còn bố thí, ta há lại không làm được ư? Vì ganh ghét (īrṣyā) nên bố thí, nghĩ rằng: Kẻ oán ghét ta nhờ bố thí mà được tiếng, hơn ta, vậy nay ta sẽ thí cho nhiều thì chắc chắn hơn người kia. Vì nghèo nên bố thí, nghĩ rằng: Ta bố thí một ít vật mà được quả báo gấp ngàn vạn, cho nên bố thí. Vì danh (kīrtyartham) nên bố thí, nghĩ rằng: Nay ta ưa bố thí, ta sẽ ở vào số người tốt, được mọi người tín mộ. Vì thu nhiếp người (puruṣasaṃgrahaṇārtham) nên bố thí, nghĩ rằng: Nay ta bố thí, chắc người sẽ quy về ta. Các lối hành thí xen tạp kiết sử (saṃyojana) như vậy, gọi là bất tịnh.
            Tịnh là, không có việc xen tạp như trên, chỉ đem tâm thanh tịnh, tin nhân quả, cung kính thương xót người thọ

* Trang 316 *
device

nhận, không cầu lợi đời nay, chỉ cầu công đức đời sau. Lại có cách tịnh thí không cầu lợi ích đời sau, chỉ đem tâm tu hành (cittabhāvanā) giúp cầu Niết-bàn. Lại có cách tịnh thí là sanh tâm đại bi, vì chúng sanh nên không cầu tự lợi, sớm được Niết-bàn, mà chỉ vì Vô thượng bồ đề. Ấy gọi là tịnh thí. Do tâm Bát-nhã Ba-la-mật nên có thể tịnh thí như vậy. Do vậy nên nói muốn thực hành bố thí Ba-la-mật, nên học Bát-nhã Ba-la-mật.
            Lại nữa, do năng lực Bát-nhã Ba-la-mật bỏ tâm chấp trước (abhiniveśacitta) các pháp, huống gì tâm chấp ngã lại không bỏ được. Vì bỏ tâm chấp ta, người, nên xem tự thân và vợ con như cỏ, đất, không chút luyến tiếc, điều bố thí hết cả.
            Do vậy nên nói muốn thực hành bố thí Ba-la-mật, nên học Bát-nhã Ba-la-mật. Các Ba-la-mật khác cũng như vậy. Nhờ tâm Bát-nhã Ba-la-mật giúp thành tựu vậy.
            Lại nữa, các Ba-la-mật kia, không nhờ có Bát-nhã ba-la-mật thời không được gọi là Ba-la-mật, và cũng không bền chắc. Như trong phẩm sau[1] nói: năm Ba-la-mật không có được Bát-nhã ba-la-mật thời không được gọi là Ba-la-mật. Lại như chuyển luân Thánh vương, không có xe báu thời không gọi là chuyển luân Thánh vương, không thể lấy báu khác để gọi được. Cũng như bầy mù không ai dắt dẫn thì không thể đi đến được. Bát-nhã Ba-la-mật cũng như vậy, dắt dẫn năm Ba-la-mật kia khiến đạt đến Tát-bà-nhã (nhất thiết chủng trí). Ví như đại quân không có tướng giỏi, không thành công đánh giặc. Lại như thân người, các căn tuy có đủ, nếu
 

[1] T. 8: Đại bát-nhã kinh (大品般若經), chiếu minh phẩm đệ tứ thập (照明品第四十), quyển 11, tr. 302b24-c3; T. 8: Phóng quang bát-nhã kinh (放光般若經), chiếu minh phẩm đệ tứ thập nhất (照明品第四十一), quyển 9, tr. 61b12-16; T. 7: Đại bát-nhã kinh (大般若經), quyển 505, tr. 576c23-577a3.
 

* Trang 317 *
device

không có mắt, không thể tự đến đâu được. Lại như người không có mạng căn, thời các căn khác đều hoại diệt. Có mạng căn thời các căn khác hữu dụng. Bát-nhã Ba-la-mật cũng như vậy. năm Ba-la-mật kia không có Bát-nhã ba-la-mật không được tăng trưởng. Có được Bát-nhã ba-la-mật thời các Ba-la-mật kia được tăng trưởng đầy đủ.
            Do vậy nên Phật nói: Muốn thực hành bố thí Ba-la-mật, nên học Bát-nhã Ba-la-mật.
            KINH: Đại Bồ-tátmuốn đời đời thân thể tương tợ với Phật, muốn đầy đủ 32 tướng, 80 vẻ đẹp tùy hình, nên học Bát-nhã Ba-la-mật.
            Luận: Hỏi: Trong kinh Thanh-văn nói: Bồ-tát tu hành qua khỏi ba A-tăng-kỳ kiếp, trong một trăm kiếp tiếp theo gieo trồng nhân duyên về 32 tướng, sao nay nói đời đời thân thể tương tợ với Phật, có 32 tướng, 80 vẻ đẹp tùy hình?
            Đáp: Trong A-tỳ-đàm (Katyāyanīputrābhidharma), Tỳ-bà-sa (Vibhāṣā)[1] của Ca-chiên-diên-tử nói như vậy, chứ không phải trong tam tạng nói, vì sao? Vì 32 tướng người khác cũng có,[2] đâu đủ cho là quý, như Nan-đà ở kiếp trước, nhân một lần tắm cho chúng tăng phát nguyện rằng: Nguyện cho tôi đời đời đoan chánh thanh khiết. Lại trong một kiếp khác, gặp tháp Bích-chi-phật, lấy tranh vẽ trang nghiêm tượng Bích-chi-phật, phát nguyện rằng: Nguyện cho tôi đời đời có sắc tướng nghiêm thân. Do nhân duyên ấy, đời đời được thân tướng trang nghiêm, cho đến thân cuối xuất gia làm Sa-môn, chúng
 

[1] T. 27: Đại tỳ-bà-sa luận (大毘婆沙論), quyển 177, tr. 890b5-b6; T. 29: A tỳ-đạt-ma Câu-xá luận (阿毘達磨俱舍論), quyển 18, tr. 95a; T. 29: Thuận chánh lý luận (順正理論), quyển 44, tr. 590c21-22: Nhất ban chỉ cho thời đoạn 100 kiếp, nói ba a-tăng-kỳ kiếp  tức mới thành tựu Phật quả.
[2] T. 25: Đại trí độ luận (大智度論), quyển 4: 32 tướng, chuyển luân thánh vương cũng có, chư thiên, ma vương cũng có thể hoá hiện 32 tướng. Nan-đà, Đề-bà-đạt-đa đều có 32 tướng.
 

* Trang 318 *
device

tăng ở xa trông thấy gọi đó là Phật, đồng đứng dậy nghinh đón. Nan-đà tiểu thừa gieo ít công đức mà còn được quả báo ấy, huống chi Bồ-tát trong vô lượng vô số kiếp tu tập công đức mà đời đời thân hình không tương tợ Phật sao?
            Lại như Di-lặc bồ-tát, khi còn làm kẻ bạch y, vị thầy tên là Bà-bạt-lê[1] có 3 tướng:

            1. Tướng lông trắng giữa hai chân mày.
            2. Tướng lưỡi phủ cả mặt.
            3. Tướng mả âm tàng.
            Như vậy, không phải là Bồ-tát cũng đều có tướng, thì Bồ-tát há phải sau ba vô số kiếp mới gieo nhân tướng tốt sao?
            Lại nữa, trong Đại thừa, có Bồ-tát từ khi mới phát tâm cho đến khi chứng Vô thượng bồ đề, không hề sanh ác tâm, đời đời được quả báo có ngũ thông, thân thể tợ Phật.
            Hỏi: Bồ-tát chưa được Phật đạo, sao được thân tướng như Phật?
            Đáp: Bồ-tát vì độ chúng sanh, mà hoặc làm thân chuyển luân Thánh vương, hoặc làm thân Đế-thích, hoặc làm thân Phạm-vương, hoặc làm thân Thanh-văn, thân Bích-chi-phật, thân Bồ-tát, thân Phật. Như trong kinh Thủ-lăng-nghiêm (Śuraṃgama-samādhi-sūtra),[2] Văn-thù-sư-lợi tự nói: bảy mươi hai ức phen làm một Duyên-giác mà vào Niết-bàn.[3] Lại hiện làm Phật hiệu là Long-chủng-tôn (Ṇāgavaṃśāgra).[4] Thời ấy chưa phải có Phật mà chúng sanh vẫn thấy thân Phật, hoan hỷ lãnh thọ giáo hóa.
            Hỏi: Nếu Bồ-tát có thờ thân Phật thuyết pháp độ sanh, vậy với Phật có gì sai khác?
 

[1] T. 53: Pháp uyển châu lâm (法苑珠林), quyển 16, tr. 405 a22-25: Laïi nhö Di-laëc boà-taùt, khi coøn laøm keû baïch y, vò thaày teân laø Baø-baït-leâ coù 3 töôùng: Töôùng loâng traéng giöõa hai chaân maøy, töôùng löôõi phuû caû maët, töôùng maû aâm taøng. Nhö vaäy, khoâng phaûi laø Boà-taùt cuõng ñeàu coù töôùng này vậy. (彌勒菩薩為白衣時, 師名婆跋犁, 有三種相: 一, 眉間白毫相, 二, 舌覆面相, 三, 陰藏相. 如是等非是菩薩時亦皆有此相也).
[2] T. 15: Thủ lăng nghiêm tam-muội kinh (首楞嚴三昧經), quyển hạ, tr.  642c10-14.
[3] T. 15: Phật thuyết thủ lăng nghiêm tam-muội kinh (佛說首楞嚴三昧經), quyển 2, tr. 642b16-22.
[4] T. 15: Phật thuyết thủ lăng nghiêm tam-muội kinh (佛說首楞嚴三昧經), quyển 2, tr. 644a1-7.
 

* Trang 319 *
device

            Đáp: Bồ-tát có đại thần lực, ở địa vị thập trú, đầy đủ Phật pháp mà trú thế gian, vì rộng độ chúng sanh nên không thủ chứng Niết-bàn, cũng như huyển sư tự biến hóa thân thuyết pháp cho người, chẳng phải thân Phật thật. Tuy độ thoát chúng sanh như vậy, song có lượng có hạn, còn Phật độ sanh vô lượng vô hạn. Bồ-tát tuy làm thân Phật, không thể cùng khắp mười phương thế giới, còn Phật thân thời cùng khắp vô lượng thế giới, những người đáng được độ, đều hiện Phật thân. Cũng như trăng đêm mười bốn tuy có sáng mà không bằng trăng đêm rằm. Bồ-tát và Phật có sai khác cũng như vậy.
            Hoặc có Bồ-tát được vô sanh pháp nhẫn, pháp tánh sanh thân, ở địa vị thất trụ, có năm thần thông, biến hóa thân như Phật, giáo hóa chúng sanh.
            Hoặc có Bồ-tát mới phát tâm, tu sáu Ba-la-mật, do nhân duyên hạnh nghiệp, được thân tướng giống Phật, giáo hóa chúng sanh.
            Hoặc Bồ-tát mới phát tâm, hành sáu Ba-la-mật, do hạnh nghiệp ấy, được thân tướng giống Phật, giáo hóa chúng sanh.
            Hỏi: 32 tướng là quả báo do bố thí v.v... còn Bát-nhã Ba-la-mật là không có gì như hư không, cớ sao nói muốn được tướng tốt nên học Bát-nhã Ba-la-mật?
            Đáp: 32 tướng có hai loại:
            1. Đầy đủ như Phật.
            2. Không đầy đủ như chuyển luân Thánh vương, Nan-đà v.v...
            Bát-nhã Ba-la-mật hòa hợp với bố thí nên được tướng tốt đầy đủ như Phật. Các người khác chỉ hành bố thí không có Bát-nhã nên tướng không đầy đủ.
            Hỏi: Tại sao bố thí v.v... mà được 32 tướng?

* Trang 320 *
device

            Đáp: Như đàn-việt khi bố thí, người thọ lãnh (pratigrāhaka) được sắc (varṇa) lực (bala) v.v... năm việc ích thân, nên người bố thí được đầy đủ tướng vành xe (xoáy tròn) ở chân tay. Như trong đoạn đàn Ba-la-mật ở trước đã nói rộng. Thật hành trì giới, nhẫn nhục v.v... cũng như vậy, đều làm cho đủ 32 tướng. Những gì là 32 tướng[1]? Một Tướng dưới bàn chân bằng phẳng còn các tướng khác như trong phẩm Tán- Bồ-tát ở trước đã nói rõ.
            Hỏi: Nhân duyên gì được tướng bàn chân bằng phẳng?
            Đáp: Phật đời đời nhất tâm kiên cố trì giới, cũng không khiến người khác phá giới, nên được tướng thứ nhất. Được tướng thứ nhất ấy thì ở trong trợ pháp không ai lay động được, nếu làm chuyển luân Thánh vương, thì ở trong tự quốc độ không ai xâm lăng được. Do hạnh nghiệp đúng như pháp nuôi dưỡng, bảo hộ nhân dân và Sa-môn xuất gia nên được tướng vành xe ngàn tăm, là tướng ban đầu chuyển pháp luân, nếu làm chuyển luân Thánh vương thì được chuyển bảo luân. Do nghiệp xa lìa sát sanh nên được tướng ngón tay dài. Do nghiệp không trộm cắp nên được tướng gót chân đầy đặn. Do nghiệp lấy bốn nhiếp pháp thu nhiếp chúng sanh nên được tướng mạn lưới ở giữa các ngón tay chân. Do nghiệp lấy y phục, ẩm thực, ngọa cụ thượng diệu cúng dường bậc tôn trưởng nên được tiếng tay chân mềm mại. Nên được tướng mu bàn chân cao, tướng mỗi lỗ chân lông mọc một lông, lông đều hướng lên trên. Do nghiệp đúng như pháp sai khiến hòa hợp làm phước và mau mắn dạy người, nên được tướng chân đùi đẹp như nai chúa Y-
 

[1] T. 1: Trường a-hàm kinh (長阿含經), quyển 1, tr. 5a-b; Trường bộ kinh III, tr. 143-144: Kinh tướng (Lakkhaṇa-sutta); Trung bộ kinh II, tr. 136-137: Kinh Brahmāyu (Brahmāyu sutta); T. 1: Trung a-hàm kinh (中阿含經), quyển 41, tr. 686a-c; Lalitavistara (方廣大莊嚴經), quyển 3, tr. 557a; T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 24, tr. 395b; T. 27: Đại tỳ-bà-sa luận (大毘婆沙論), quyển 177, tr. 888a; T. 30: Du già sư địa luận (瑜伽師地論), quyển 49, tr. 560c.
 

* Trang 321 *
device

nê-diên. Do đúng như pháp lấy tịnh vật bố thí, không não hại người thọ lảnh, nên được tướng đứng thẳng tay dài quá gối, tướng thân ngay ngắn như cây Ni-câu-lô-đà. Do tu tâm biết tàm quý nhiều và dứt tà dâm, lấy phòng xá, y phục, vật che trùm để bố thí, nên được tướng mả âm tàng như ngựa chúa. Do tu từ Tam-muội, tâm tịnh tín nhiều, và dùng ẩm thực, y phục, ngọa cụ màu sắc đẹp để bố thí, nên tướng kim sắc, tướng hào quang một trượng. Do thường ưa vấn nghĩa, cung cấp người tôn trọng và người lành, nên được tướng da trẻ mịn. Do đúng như pháp xét đoán sự việc, không tự chuyên chấp, ủy thác việc chấp chánh, nên được tướng phần thân trên như sư tử, tướng dưới nách đầy đặn, tướng mi mắt tròn. Do cung kính đưa đón hầu hạ tôn trưởng nên được tướng thân thẳng rộng. Do bố thí đầy đủ nên được tướng bảy chỗ đầy đặn. Do thí xả tất cả không tiếc để, nên được tướng má vuông. Do lìa hai pháp lưỡng nên được tướng 40 cái răng, tướng răng ngang bằng. Do thường tu từ, tư duy đều tốt, nên được tướng răng trắng không lồi lỏm. Do lìa vọng ngữ nên được tướng lưỡi mỏng rộng. Do bố thí đồ ăn ngon, không não hại người lãnh thọ nên được tướng có chất vị tối thượng trong thực vị. Do lìa ác khẩu nên được tướng phạm âm. Do thiện tâm mắt hiền nhìn chúng sanh nên được tướng con mắt xanh biếc, như con mắt trâu chúa. Do lễ kính bậc tôn kính và tự trì giới, lấy giới dạy người, nên được tướng nhục kế. Do tán thán người đáng tán thán nên được tướng lông trắng giữa hai chân mày. Ấy là nghiệp duyên tạo thành 32 tướng theo trong pháp Thanh-văn.

* Trang 322 *
device

            Nghiệp duyên tạo 32 tướng theo trong pháp Đại thừa là:
            Hỏi: Chư Phật mười phương, các pháp ba đời, đều là tướng vô tướng, cớ sao nay nói 32 tướng? một tướng còn không thật, huống gì 32?
            Đáp: Phật pháp có hai đế:
            1. Thế đế.
            2. Đệ nhất nghĩa đế.

            Vì thế đế cũng nói 32 tướng, vì đệ nhất nghĩa đế nên nói vô tướng.
            Có hai đạo:
            1. Khiến chúng sanh tu phước đạo (puṇyamārga).
            2. Tuệ đạo (prajñāmārga).
            Vì phước đạo nên nói 32 tướng, vì tuệ đạo nên nói vô tướng, vì sanh thân (janmakāya) nên nói 32 tướng, vì pháp thân (dharmakāya) nên nói vô tướng. Phật thân lấy 32 tướng 80 vẻ đẹp tùy hình để tự trang nghiêm. Pháp thân lấy mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại trí, mười tám pháp không chung, các công đức để trang nghiêm.
            Chúng sanh có hai nhân duyên:
            1. Nhân duyên phước đức.
            2. Nhân duyên trí tuệ.
            Muốn lấy phước đức nhân duyên dẫn đạo chúng sanh nên dùng 32 tướng, muốn lấy trí tuệ nhân duyên dẫn đạo chúng sanh nên dùng pháp thân.
            Có hai loại chúng sanh:
            1. Chúng sanh biết các pháp là giả danh (prajñapti).
            2. Chúng sanh chấp vào danh tự (nāmābhiniviṣṭa).
            Vì chúng sanh chấp vào danh tự nên nói vô tướng, vì chúng sanh biết các pháp là giả danh nên nói 32 tướng.
            Hỏi: Công đức mười lực, bốn vô sở úy cũng đều có tướng riêng, cớ sao nói vô tướng?

* Trang 323 *
device

            Đáp: Hết thảy pháp vô lậu (anāsravadharma) tương ứng với mười sáu hành (ṣoḍaśākāra) (quán mười sáu hành tướng của bốn đế - ND), 3 Tam-muội (không, vô tướng, vô tác – ND) nên đều gọi là vô tướng. Phật muốn cho chúng sanh hiểu nên phân biệt nói các tướng. Nói hết thảy Phật pháp, lấy không (śūnyatā), vô tướng (animitta), vô tác (apraṇihita), ấn ký (mūdra) nên đều vào như pháp tánh (dharmatā) thật tế (bhūtakoṭi), nhưng vì hạng người nhờ trông thấy sắc mà hoan hỷ phát đạo tâm, nên hiện thân 32 tướng trang nghiêm.
            Lại nữa, vì hiển bày sự tối thắng đối với chúng sanh nên hiện ra 32 tướng mà không ngại pháp vô tướng, như Bồ-tát mới sanh trong bảy ngày đều quấn bằng lụa trắng đưa chỉ các thầy tướng, các thầy tướng lấy sách tướng xưa ra đoán và trả lời vua rằng: Theo pháp sấm ký của chúng tôi, thì người có 32 tướng, nếu ở nhà thường làm chuyển luân Thánh vương, nếu xuất gia sẽ được thành Phật. Chỉ có hai lẽ đó, không có lẽ thứ ba.[1] Các thầy tướng lui ra rồi, Bồ-tát ngủ nghỉ.
            Lại có tiên nhân tên A-tư-đà (Asita) thưa vua Tịnh-phạn rằng: “Tôi dùng thiên nhĩ nghe chư thiên quỷ thần nói, Tịnh-phạn vương sanh con có tướng Phật thân cho nên đến xin xem” vua rất hoan hỷ, người này là tiên Thánh mới từ xa đến muốn xem con ta. Liền sắc các người hầu, đưa Thái-tử đến. Người hầu trả lời vua: Thái-tử vừa ngủ. A-tư-đà nói: “Thánh vương xin thường thí cam lồ cho tất cả, không nên ngủ.”[2] Liền đứng dậy đi đến chỗ Thái-tử, bồng lên trên tay, xem tướng trên dưới xong òa khóc, không tự cầm nổi,[3] vua rất không vui, hỏi A-tư-đà có gì không lành mà khóc lóc như vậy? A-tư-đà
 

[1] Trường bộ kinh II, kinh đại bổn  (Mahāpadānasutta), tr. 16.
[2] T. 3: Phương quảng đại trang nghiêm kinh (方廣大莊嚴經), quyển 3, tr. 556c10-11.
[3] T. 3: Phương quảng đại trang nghiêm kinh (方廣大莊嚴經), quyển 3, tr. 556c11-19.
 

* Trang 324 *
device

đáp: Giả sử trời mưa núi Kim-cang lớn, không thể làm lay động một sợi lông của vị này, đâu có gì không tốt. Thái-tử chắc sẽ làm Phật, tôi nay tuổi đã xế chiều, sẽ sanh lên cõi trời Vô sắc, không được thấy Phật, không nghe được giáo pháp của Ngài, tự thương cho mình quá!
            Vua nói: Các thầy tướng nói không nhất định một việc, nếu ở nhà thì sẽ làm chuyển luân Thánh vương, nếu xuất gia thì sẽ được làm Phật.
            A-tư-đà nói: Các thầy tướng chỉ lấy việc đời so sánh mà biết, chẳng phải do thiên nhãn biết. Sắc tướng của chư Thánh lại không đầy đủ biết khắp các tướng, chỉ xem tổng quát, không thể rõ ràng cho nên hoặc nói ở nhà sẽ làm chuyển luân Thánh vương, xuất gia sẽ làm Phật. Nay 32 tướng của Thái-tử, ngay thẳng đầy đủ rõ ràng, sâu xa trong sạch, chắc chắn sẽ làm Phật, chứ không phải làm chuyển luân Thánh vương.
            Vì vậy nên biết 32 tướng là rất thù thắng đối với hết thảy chúng sanh.
            Nói pháp vô tướng là để phá chấp tướng thường, tịnh, lạc, ngã, nam, nữ, sanh, tử v.v... vì vậy nên Phật pháp tuy là tướng vô tướng, mà hiện ra 32 tướng để dẫn đạo chúng sanh, khiến biết Phật là đệ nhất mà sanh lòng tin thanh tịnh, nên nói 32 tướng mà không bị lỗi.
            Hỏi: Vì cớ sao nói 32 tướng[1] chứ không nhiều không ít?
            Đáp: Hoặc nói nhiều, hoặc nói ít, đều sẽ có vấn nạn.
 

[1] T. 27: Đại tỳ-bà-sa luận (大毘婆沙論), quyển 177, tr. 889a12-19.
 

* Trang 325 *
device

            Lại nữa, thân Phật cao một trượng sáu, nếu nói ít tướng thời không khắp, không đủ trang nghiêm. Nếu quá 32 tướng thời bị tạp loạn, ví như đồ vật trang sức thân, tuy giàu có châu ngọc, không thể mang nặng anh lạc vào mình, thế nên 32 tướng không nhiều không ít, vừa được trung bình.
            Lại nữa, nếu ít không đoan nghiêm, thì để lại chỗ cho 80 vẻ đẹp tùy hình, còn quá 32 tướng thì tạp loạn.
            Hỏi: Nếu cần có 80 vẻ đẹp tùy hình, thì sao không gọi cả là tướng mà gọi riêng là vẻ đẹp?
            Đáp: Tướng lớn nghiêm thân, nếu nói lớn là bao gồm nhỏ.
            Lại nữa, tướng thì thô mà hảo tế. Chúng sanh thấy Phật thời thấy tướng, còn hảo khó thấy. Lại tướng thì các người khác cũng có, còn hảo thì hoặc có hoặc không, vì vậy nên nói riêng tướng và hảo.
            Hỏi: Phật rốt ráo dứt hết tướng chúng sanh, tướng tôi ta, đầy đủ tướng không pháp, cớ sao lại lấy tướng trang nghiêm, như cách của người chấp thủ tướng.
            Đáp: Nếu Phật chỉ lấy diệu pháp trang nghiêm tâm, còn thân không có tướng hảo, thì hoặc có chúng sanh có thể độ, họ sanh tâm khinh mạn cho Phật không đủ thân tướng, nên không thể nhất tâm vui thọ pháp Phật. Ví như lấy đồ nhơ mà đựng thức ăn ngon, người ta không mừng. Như lấy đảy da thúi đựng vật, người cầm lấy không vui. Vì vậy nên Phật lấy 32 tướng trang nghiêm thân mình.

* Trang 326 *
device

            Lại nữa, Phật thường ở giữa đại chúng, cất tiếng rống sư tử rằng: Ta có hết thảy công đức rất là đệ nhất giữa chúng sanh, nếu Phật sanh thân không lấy tướng hảo trang nghiêm, thì hoặc có người nói: Thân hình xấu xí, có thể biết được gì! Phật dùng 32 tướng, 80 vẻ đẹp tùy hình trang nghiêm thân mà chúng sanh còn có kẻ không tin, huống là không dùng tướng hảo trang nghiêm!
            lại nữa, Phật pháp sâu xa, tướng thường vắng lặng, nên chúng sanh cuồng ngu không tin không thọ, mà cho rằng thân diệt tận vì không còn có một thứ gì cả. Vì vậy nên Phật đưa tướng lưỡi rộng dài, phát ra tiếng phạm âm, thân phóng hào quang lớn, dùng các nhân duyên thí dụ, nói pháp thượng diệu, chúng sanh được thấy thân tướng của Phật, oai đức, lại nghe âm thanh, đều hoan hỷ tin vui.
            Lại nữa, vật trang nghiêm có trong ngoài. Thiền định, trí tuệ các công đức là trang nghiêm, trong thân tướng oai đức, trì giới đầy đủ, là trang nghiêm ngoài, phật cả trong ngoài đều đầy đủ.
            Lại nữa, Phật thương chúng nghĩ chúng sanh, xuất hiện ở đời, lấy các công đức trí tuệ, làm lợi ích cho chúng sanh lợi căn, nên lấy thân tướng trang nghiêm làm lợi ích cho chúng sanh độn căn. Tâm trang nghiêm mở cửa Niết-bàn, thân trang nghiêm mở cửa trời người an lạc. Thân trang nghiêm nên đặc chúng sanh vào ba chỗ phước,[1] tâm trang nghiêm nên đặc chúng sanh vào ba cửa giải thoát, thân trang nghiêm nên nhổ chúng sanh ra khỏi ba đường ác, tâm trang nghiêm nên nhổ
 

[1] Trường bộ kinh III, tr. 218; Tăng chi bộ kinh IV, tr. 241.
 

* Trang 327 *
device

chúng sanh ra khỏi ngục ba cõi.
            Như vậy có vô lượng nhân duyên lợi ích nên lấy tướng hảo trang nghiêm sanh thân.
            KINH: Muốn sanh vào nhà Bồ-tát, muốn được đất lực Ma-la-già, muốn được không lìa chư Phật, nên học Bát-nhã Ba-la-mật.
            LUẬN: Nhà Bồ-tát là nếu phát tâm đại bi thậm thâm đối với chúng sanh, ấy là sanh vào nhà Bồ-tát. Như sanh vào nhà vua, không ai dám khinh, cũng không sợ đói khát, lạnh, nóng v.v... người vào đạo Bồ-tát, sanh vào nhà Bồ-tát cũng như vậy. Vì là Phật tử nên chư thiên, rồng, quỷ thần, các Thánh nhân không ai dám khinh, càng thêm cung kính, không sợ ác đạo, chỗ thấp hơn trời người, không sợ người Thanh-văn, Bích-chi-phật. Hay ngoại đạo luận sư đến làm trở ngại tâm kia.
            Lại nữa, Bồ-tát mới phát tâm một lòng phát nguyện từ ngày nay không còn theo các ác tâm, chỉ muốn độ thoát hết thảy chúng sanh, sẽ được Vô thượng bồ-đề.
            Lại nữa, Bồ-tát nếu biết được thật tướng các pháp, chẳng sanh chẳng diệt, được vô sanh pháp nhẫn, từ đó trở đi thường trụ Bồ-tát đạo, như Phật nói trong kinh Từ Tâm: Từ khi ta thấy đức Phật Đỉnh-quang (Nhiên-đăng) được pháp vô sanh nhẫn mới bắt đầu đầy đủ sáu Ba-la-mật, còn từ đó về trước, hoàn toàn không có bố thí, trì giới[1]...
 

[1] T. 15: Tư ích phạm thiên sở vấn kinh (思益梵天所問經), quyển 2, tr. 46a22-25; T. 15: Thắng tư duy phạm thiên sở vấn kinh (勝思惟梵天所問經), quyển 3, tr. 78a13-16.
 

* Trang 328 *
device

            Lại nữa, nếu Bồ-tát nghĩ rằng, lấy kiếp số như nhiều hằng hà sa làm một ngày một đêm, dùng ngày đêm ấy, ba mươi ngày làm một tháng, mười hai tháng làm một năm, số năm như vậy quá trăm ngàn vạn ức kiếp mới có một đức Phật ra đời. Đối với chỗ đức Phật ấy, cúng dường, trì giới chứa các công đức, các đức Phật nhiều như hằng hà sa như vậy, vậy sau mới được thọ ký làm Phật, mà tâm Bồ-tát không giải đãi, không mất không chán, thảy đều vui tu hành.
            Lại nữa, Bồ-tát đối với chúng sanh tà định, ngũ nghịch, và người dứt thiện căn mà sanh tâm từ bi, khiến họ vào chánh đạo, không cầu báo ân.
            Lại nữa, Bồ-tát khi mới phát tâm đến nay, không bị các phiền não che lấp, phá hoại.
            Lại nữa, Bồ-tát tuy quán thật tướng các pháp, đối với các quán tâm cũng không chấp trước.
            Lại nữa, Bồ-tát tự nhiên, miệng thường nói thật, cho đến trong mộng cũng không nói dối.
            Lại nữa, Bồ-tát thấy sắc đều là Phật sắc, do năng lực của niệm Phật Tam-muội, không đắm trước nơi sắc.
            Lại nữa, thấy hết thảy chúng sanh bị trôi lăng trong khổ sanh tử, nên đối với hết thảy vui, tâm cũng không đắm trước, chỉ nguyện rằng: Ta và chúng sanh, lúc não sẽ được độ thoát.
            Lại nữa, Bồ-tát đối với hết thảy trân bảo, tâm không đắm trước, chỉ vui theo Tam-bảo.

* Trang 329 *
device

            Lại nữa, Bồ-tát thường dứt 5 dục, cho đến không sanh tâm tưởng nhớ; huống có thật sự.
            Lại nữa, chúng sanh mắt trông thấy Bồ-tát, liền được từ Tam-muội.
            Lại nữa, Bồ-tát hay làm cho hết thảy pháp đều là Phật pháp, không có pháp Thanh-văn, Bích-chi-phật và pháp phàm phu sai khác.
            Lại nữa, Bồ-tát phân biệt hết thảy pháp, đối hết thảy pháp cũng không sanh tướng pháp, cũng không sanh phi pháp.[1] Có vô lượng nhân duyên như vậy, ấy gọi là sanh vào nhà Bồ-tát.
            Hỏi: Từ khi phát tâm lại đây, đã sanh vào nhà Bồ-tát, sao nay còn nói muốn sanh vào nhà Bồ-tát, nên học Bát-nhã Ba-la-mật?
            Đáp: Có hai thứ nhà Bồ-tát: là có thối và không thối chuyển; nhà danh tự, nhà thật; nhà tịnh,[2] nhà tạp; nhà có tin kiên cố, nhà không kiên cố. Vì muốn được nhà không thối chuyển, cho đến nhà có lòng tin kiên cố, nên nói: Muốn được sanh và nhà Bồ-tát, nên học Bát-nhã Ba-la-mật.
            Muốn được Cưu-ma-la- già địa[3] là hoặc có Bồ-tát từ mới phát tâm đã dứt dâm dục, cho đến Vô thượng bồ-đề, thường hành Bồ-tát đạo, ấy gọi là Cưu-ma-la-già địa.
            Lại nữa, hoặc có Bồ-tát phát nguyện rằng: Đời đời làm đồng nam xuất gia hành đạo, không thọ ái dục thế gian,
 

[1] Trung bộ kinh I, tr. 135.
[2] T. 26: Thập trú tỳ-bà-sa luận (十住毘婆沙論), quyển 1, tr. 25c9-12: Thanh tịnh là lục ba-la-mật, bốn công đức, phương tiện bát-nhã ba-la-mật, thiện tuệ ban châu tam-muội, đại bi các nhẫn, đó là các pháp thanh tịnh không có lỗi, gọi là nhà tịnh. Vì vậy Bồ-tát dùng các pháp này làm nhà.
[3] Địa thứ tám tức Bất động địa (Acalabhūmi), mà Kumārabhūmi, hoặc Kumārakabhūmi đây là một trong danh tướng gọi bát địa. danh tướng này ở Daśabhūmika, tr. 71, dòng 11-17 đã giải thích rõ; T. 10: Tiệm bi nhất thiết trí đức kinh (漸備一切智德經), quyển 4, tr.  483c25-484a2; T. 10: Thập trú kinh (十住經), quyển 3,tr. 522b15-21; T. 10: Phật thuyết thập địa kinh (佛說十地經), quyển 6, tr. 561b24-c2.
 

* Trang 330 *
device

ấy gọi là Cưu-ma-la-gia địa. Phật là vua pháp, Bồ-tát từ khi vào chánh vị của pháp, cho đến chứng mười địa, đều gọi là con vua. Đều kham làm Phật, như Văn-thù-sư-lợi, đủ các phật sự mười lực, bốn vô sở úy v.v... nên ở Cưu-ma-la-gia địa, rộng độ chúng sanh.
            Lại nữa, như đồng tử quá 4 tuổi trở lên, chưa đủ 20 tuổi gọi là Cưu-ma-la-già. Nếu Bồ-tát mới sanh vào nhà Bồ-tát như anh nhi, khi được vô sanh pháp nhẫn cho đến mười trụ địa, dứt các việc ác, gọi là Cưu-ma-la-già. Muốn được địa vị như vậy, nên học Bát-nhã Ba-la-mật.
            Thường muốn không lìa chư Phật là, Bồ-tát đời đời sanh ra thường gặp chư Phật.
            Hỏi: Bồ-tát thường giáo hóa chúng sanh, cớ sao thường muốn gặp Phật?
            Đáp: có Bồ-tát chưa vào địa vị Bồ-tát, chưa được bất thối chuyển, chưa được thọ ký biệt,[1] nên nếu lìa chư Phật, liền hoại các thiện căn, chìm trong phiền não, tự không độ được, đâu độ được người, như người cỡi thuyền giữa dòng bị hư hỏng, muốn vớt người khác, trở lại bị chìm luôn.
            Lại như một ít nước sôi đổ vào ao băng lớn, tuy tan băng một chỗ nhỏ, vẫn trở lại thành băng. Bồ-tát chưa vào pháp vị, nếu xa lìa chư Phật, vì ít công đức, không sức phương tiện mà muốn giáo hóa chúng sanh, tùy được ít lợi ích vẫn trở lại đọa lạc! vì vậy nên hàng tân học Bồ-tát không nên xa lìa chư Phật.
 

[1] Đây là đắc Vô sanh pháp nhẫn hiện tiền thọ ký, liên hệ đến vấn đề thọ ký đại thừa ( vyākaraṇa), T. 15: Thủ lăng gnhiêm tam-muội kinh (首楞嚴三昧經 - Śūraṃgamasamādhisūtra, tr. 638c-639b.
 

* Trang 331 *
device

            Hỏi: Nếu như vậy, sao không nói không xa lìa Thanh-văn, Bích-chi-phật, vì Thanh-văn, Bích-chi-phật cũng có thể làm lợi ích cho Bồ-tát?
            Đáp: Bồ-tát có tâm lớn. Thanh-văn, Bích-chi-phật tuy có lợi ích Niết-bàn, mà vì không có nhất thiết trí nên không thể giáo hóa đạo Bồ-tát. Chư Phật có nhất thiết chủng trí nên có thể giáo đạo Bồ-tát. Như voi lún dưới bùn, phi sức voi không kéo ra được. Bồ-tát cũng như vậy, nếu vào trong phi đạo, chỉ có Phật cứu được, vì đồng đạo lớn. Vì vậy, nên nói Bồ-tát thường muốn không lìa chư Phật.
            Lại nữa, Bồ-tát suy nghĩ rằng ta chưa được Phật nhãn, không khác người mù, nếu không được dẫn đạo, thời không đến được, lầm đi vào đường khác, dầu nghe nói Phật pháp ở chỗ khác lưu hành mà chưa biết thời tiết giáo hóa, hành pháp nhiều hay ít.
            Lại nữa, Bồ-tát thấy Phật được các thứ lợi ích, hoặc mắt thấy mà tâm được thanh tịnh, hoặc nghe nói mà tâm vui pháp, được đại trí tuệ, theo pháp tu hành mà được giải thoát. Như vậy, gặp Phật được vô lượng lợi ích, đâu lại không một lòng cầu muốn thấy Phật. Ví như anh nhi, không nên lìa mẹ. Lại như đi đường, không lìa lương thực, như lúc nóng bức không lìa gió mát nước lạnh, như lúc đại hàng không muốn xa lửa, như qua nước sâu, không nên lìa thuyền, ví như người bệnh không lìa lương y. Bồ-tát không lìa chư Phật, quá hơn các việc trên ấy, vì cớ sao? Vì cha mẹ, thân thuộc, người, trời, vua v.v... đều không lợi ích bằng Phật. Phật lợi ích các Bồ-

* Trang 332 *
device

tát, lìa các chỗ khổ, ở đất của Thế tôn. Do nhân duyên ấy, Bồ-tát thường không lìa Phật.
            Hỏi: Pháp hữu vi giả dối không thật, đều không thể tin, làm sao được như nguyện không lìa chư Phật?
            Đáp: Đầy đủ phước đức, trí tuệ cho đến có thể làm Phật, huống chi là không lìa chư Phật. Vì chúng sanh có tội nghiệp nhân duyên từ vô lượng kiếp nên không được như nguyện. Tuy hành phước đức mà trí tuệ mỏng ít, tuy hành trí tuệ mà phước đức mỏng ít, nên sở nguyện không thành. Bồ-tát cầu Phật đạo nên cần tu hai nhẫn: là sanh nhẫn và pháp nhẫn. Hành sanh nhẫn nên phát tâm từ bi đối với chúng sanh, diệt tội vô lượng kiếp, được vô lượng phước đức. Hành pháp nhẫn nên phá vô minh đối với các pháp, được vô lượng trí tuệ. Hai hành hòa hợp nên nguyện gì cũng được thành. Vì vậy nên Bồ-tát đời đời thường không lìa Phật.
            Lại nữa, Bồ-tát thường ưa vui niệm Phật, nên bỏ thân thọ thân, thường được gặp Phật, ví như chúng sanh lòng tập dục nặng, làm thân chim hay dâm là khổng tước uyên ương v.v... tập sân hận nhiều nên sanh trong loài trùng độc, là ác long, la-sát, rệt, rắn độc v.v... tam Bồ-tát không quí phước vui của chuyển luân Thánh vương, người, trời, mà chỉ niệm Phật, nên theo chỗ tâm thiên nặng mà thọ thân hình.
            Lại nữa, Bồ-tát thường khéo tu niệm Phật Tam-muội, nên sanh ra thường được gặp Phật, như nói ở trong ban châu Tam-muội: Bồ-tát vào Tam-muội này liền thấy Phật A-di-đà, bèn hỏi Phật do nghiệp gì nên được nước Cực-lạc kia.

* Trang 333 *
device

Phật liền trả lời: “Này thiện nam tử, do thường tu niệm Phật Tam-muội, ghi nhớ không bỏ, nên được sanh nước ta.”[1]
            Hỏi: Thế nào là niệm Phật Tam-muội được sanh nước kia?
            Đáp: Niệm Phật là niệm 32 tướng, 80 vẻ đẹp tùy hình, thân sắc vàng, thân phóng hào quang chiếu khắp mười phương, như vàng Diêm-phù-đàn chảy, sắc nó sáng trong. Lại như núi chúa Tu-di ở giữa biển lớn, khi mặt trời chiếu vào sắc nó phát sáng, hành giả lúc ấy không còn tưởng các sắc khác, đó là sắc núi đất cây cỏ v.v... chỉ thấy thân tướng chư Phật giữa hư không, như vàng đỏ trong bình lưu ly thật hiện ra ngoài, cũng như Tỳ-kheo khi vào bất tịnh quán, chỉ thấy thân thể phình trướng, tan hoại, cho đến chỉ thấy người xương, người xương ấy không có, tạo tác cũng không đến đi, chỉ do ức tưởng nên thấy.[2] Đạo Bồ-tát khi vào niệm Phật Tam-muội, thấy chư Phật cũng lại như vậy. Vì nhiếp tâm vì tâm thanh tịnh, ví như người trang nghiêm thân mình, soi gương thấy sạch, thấy hết tất cả. Trong gương thấy ấy cũng không có hình tướng, chỉ vì sáng sạch nên trông thấy thân tướng mình.
            Các pháp từ xưa đến nay thường tự thanh tịnh, Bồ-tát đem tâm thiện thanh tịnh,  tùy ý thấy hết thảy chư Phật, hỏi chỗ nghi ngờ, Phật đáp câu hỏi,[3] nghe điều Phật dạy, tâm rất hoan hỷ; từ Tam-muội khởi dạy suy nghĩ rằng: Phật từ đâu lại, thân ta cũng không đi, liền biết chư Phật không từ đâu đến, ta cũng không đi đâu.
 

[1] T. 1: Ban-châu tam-muội kinh (般舟三昧經), quyển 1, tr. 905b8-13.
[2] T. 13: Ban-châu tam-muội kinh (般舟三昧經), quyển 1, tr. 905c9-11.
[3] T. 13: Ban-châu tam-muội kinh (般舟三昧經), quyển 1, tr. 905c26-27.
 

* Trang 334 *
device

            Lại suy nghĩ rằng: Các vật hiện hữu trong ba cõi, đều do tâm làm,[1] vì cớ sao? Vì tùy tâm nghĩ đến thảy đều được thấy. Lấy tâm thấy Phật, lấy tâm làm Phật, tâm tức là Phật, tâm tức thân ta, tâm không tự biết, cũng không tự thấy.[2] Nếu chấp thủ tâm tướng, thảy đều vô trí, tâm cũng hư dối, đều từ vô minh xuất sanh. Nhân tâm tướng ấy, tức vào thật tướng các pháp, đó là thường không.[3]
            Được Tam-muội và trí tuệ rồi, do năng lực của hai hành ấy nên tùy ý sở nguyện không xa lìa chư Phật, như chim kim sí, nhờ đủ hai cánh nên tự tại bay liệng giữa hư không. Bồ-tát được năng lực Tam-muội và trí tuệ nên thân hiện tại tùy ý cúng dường chư Phật, sau khi mạng chung cũng lại gặp được chư Phật.
            Vì vậy nên nói: Bồ-tát muốn thường không lìa chư Phật, nên học Bát-nhã Ba-la-mật.
(Hết cuốn 29 theo bản Hán)

 
____________
 

[1] T. 13: Ban-châu tam-muội kinh (般舟三昧經), quyển 1, tr. 905c27-906a1.
[2] T. 13: Ban-châu tam-muội kinh (般舟三昧經), quyển 1, tr. 906a1-3.
[3] T. 13: Ban-châu tam-muội kinh (般舟三昧經), quyển 1, tr. 906a4-6.
 

* Trang 335 *
device

Xem mục lục