Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục

 

BÀI THỨ TƯ
KINH NGHIỆM DUY THỨC
(CÓ NĂM ĐOẠN)

I. ĐEM VIỆC NGÂM THI ĐỂ  CHỈ RÕ LÝ DUY THỨC

  Tôi còn nhớ một bài thi của một thi sĩ Đời Đường như vầy:

Thiểu tiểu ly gia lão đại hồi.

Hương âm vô cải tẩn mao thôi;

Nhi đồng tương kiến bất tương thức,

Tiếu vấn khách tùng hà xứ lôi (lai).

DỊCH NGHĨA: “ Khi còn trẻ đi xa quê hương, đến lúc tuổi gìa trở về nhà. Tiếng khóc không khác, nhưng tóc râu lại bạc. Cha con thấy nhau ma ølại chẳng biết nhau. Trẻ con cười hỏi: Oâng từ đâu đến?”

  Nay đem ba chữ “Chẳng biết nhau” trong bài thi này, để giải thích chữ  “thức” trong Duy thức. Theo Duy thức , nói chữ  “thức” nghĩa là “hiểu biết phân biệt”. Đứa con đương khi thấy cha tất nhiên phải có cái “hiểu biết phân biệt”, nên mới biết người này chẳng quen biết. Vậy thì chữ “thức” là “hiểu biết phân biệt”.

  Trong bài thi này chỉ nói một chử “thức”; nếu chính chắn xét cái ý của bài thi này, cũng có thể chỉ rõ tám thức. Như trước nhất dùng tai nghe tiếng, biết “tiếng nói không khác” đó là Nhĩ thức. Kế đó dùng mắt xem, biết “râu tóc bạc”, đó là Nhãn thức. Khi cha con gặp nhau, mắt thấy tai nghe, đứa nhỏ lại nghi ngờ: “ông này là ai?”. Cái Tâm nghi ngờ là Ý thức. Cho nên chữ  “biết” trong ba chữ “chẳng biết nhau”, đó là cái “Ý thức”.

  Cái “Ý thức” này thường cùng với năm thức trước chung khởi, như khi nghe tiếng đó là Nhĩ thức. Khi phân biệt đây là tiếng nói quen hay không quen. Thế là có cái chung khởi rồi. Khi con mắt vừa thấy biết râu tóc, đó là Nhãn thức. Đến lúc phân biệt râu tóc này bạc hay không bạc, đó là Ý thức chung khởi rồi.

  Vì cái Ý thức cùng với năm thức trước đồng thời chung khởi, cho nên trong luận Duy thức gọi là: “Ngũ câu ý thức”. Nghĩa là phàm Nhãn, Nhĩ, Tỹ, Thiệt, Thân  năm thức, tùy mmột Thức nào khởi lên, thì liền có Ý thức đồng khởi chung khởi.

II. CHỨNG MINH CÓ “NGŨ CÂU Ý THỨC”

  Lấy một việc ngâm thi này  để chứng minh, cũng có thể chia Ý thức ra làm hai loại:

   1. Độc đầu ý thức: Nghĩa là chỉ một mình Ý thức khởi lên, không có chung cùng với năn thức trước. Như khi mắt không thấy cảnh, tai chẳng nghe tiếng v.v… mà vẫn khởi vọng tưởng phân biệt các cảnh vật.
   2. Ngũ câu ý thức: Nghĩa là Ý thức chung cùng với năm thức trước khởi, như tên đã nói: cũng gọi là Minh liễu ý thức (Ý thức phân biệt rõ ràng).

  Độc đầu ý thức hay Ngũ câu  ý thức  mỗi cái lại chia làm năm:

                  Ý  thức:

1-      Độc đầu ý thức (Đơn độc ý thức):

a)      Mộng trung ý thức (Ý thức trong khi chiêm bao)

b)      Tán vị ý thức (ý thức khi tán loạn)

c)      Định trung ý thức (ý thức trong khi định)

d)      Suy trung ý thứv (ý thức trong khi suy tính)

e)      Cuồng loạn ý thức (ý thức trong khi điên cuồng)

2-      Ngũ câu ý thức (Minh liễu ý thức):

a)      Nhãn câu ý thức (ý thức cùng với mắt chung khởi)

b)      Nhĩ câu ý thức (ý thức cùng với tai chung khởi)

c)   Tỹ câu ý thức (ý thức cùng với mũi chung khởi)

d)      Thiệt câu ý thức (ý thức cùng với lưỡi chung khởi)

e)      Thân câu ý thức (ý thức cùng với thân chung khởi)

  Do đây có thể chứng minh năm thức trước không thể  riêng khởi, mà quyết phải có Ý thức đồng thời chung khởi. Bởi vì năm thức trước chỉ có “Tự tánh phân biệt”, nên không thể phân biệt được các giả danh. Duy ý thức mới có”Kế đạt phân biệt” (tính toán so đo). Phàm tất cả vật hòa hợp đều do Ý thức so đo phân biệt, bịa đặt ra các giả danh. Như khi nghe tiếng”, thì cái Nhĩ thức chỉ phân biệt được tiếng  thôi; còn so đo phân biệt các giả danh: tiếng hay tiếng dở, phải quấy v.v… đó là công năng của Ý thức. Cho nên khi Nhĩ thức sanh, thì quyết có Ý thức chung khỡi; còn Tỹ, Thiệt, Thân v.v… các Thức kia khi khởi lên cũng vậy.

III. SUY NGHIỆM CÓ THỨC THỨ BẢY VÀ THỨC THỨ TÁM

  Như trên đã nói rõ ba Thức: mắt, tai, ý; nhưng cũng có thể chỉ rõ có Thức thứ bảy và Thức thứ tám. Như người làm thi đã biết: “Khi còn trẻ xa quê hương, đến già rồi mới trở về nhà, tiếng nói không đổi, nhưng râu tóc lại bạc”. Thế là từ trẻ đến già, một dòng sanh diệt tiếp tục, không biết bao nhiêu lần thay đổi, nhưng cái “Ta” vẫn y nguyên; cái “Ta” đó tức là Thức thứ  tám, tên A lại da. Chính trong kinh Giải Thâm Mật nói: “Thức A đà na rất là tinh tế; các chủng tử trong thức này sanh diệt như dòng nước thác…”. Bởi nó hay duy trì chủng tử, căn thân và thế giới cho nên kêu là “A đà na”, Trung Hoa dịch là “Chấp trì”. Vì Thức này giữ gìn thân mạng từ khi còn nhỏ rời nhà, cho đến lúc  già trở về quê hương; “Ta” đã từng chịu một cuộc đời biến đổi phiêu lưu; thì cái “Ta” bị chấp đây là Thức thứ Tám. Còn cái “năng chấp Ta” là Thức thứ Bảy Mạt na.
IV. DÙNG TỶ DỤ ĐỂ CHỈ RÕ THỨC THỨ BẢY VÀ THỨC THỨ TÁM

  Thức thứ Bảy không có công dụng gì lạ, chỉ có tài “chấp Thức thứ Tám làm Ta”. Thức thứ Tám như ông chủ  nhà, Thức thứ Bảy như người gác  cửa. Thật ra, ông chủ nhà cũng một người như ai, nhưng vì  người gác cửa chấp người trong nhà đó là ông chủ của mình, cho nên mới thành ra ông chủ. Cũng thế, cái chơn tướng của Thức thứ  Tám vẫn như thường, không có chút gì biến đổi, chẳng qua vì Thức thứ Bảy chấp làm “Ta”, cho nên Thức thứ Tám lại biến thành “Ngã ái chấp tàng”.

V. NGUYÊN DO CÓ NGÃ TƯỚNG

  Nhà Duy thức học nghiên cứu đến chỗ cùng tột, mới đặt được cái tên của Thức thứ Tám (A lại da) này. Chúng phàm phu và ngoại đạo nói rằng: “Tôi” hay “thân thể Tôi”, tức là chỉ cho thức A lại da. Thức này tức là Phật tánh, cũng kêu là Như Lai tạng. Do Thức thứ Bảy “chấp Ta”, nên nó biến thành tạp nhiễm, thì kêu là “A lại da” hay “Ngã ái chấp tàng”. Nếu Thức thứ Bảy không chấp “Ta” thì nó lại thanh tịnh, nên gọi là “Như Lai tạng” hay “Phật tánh”.

  Thức thứ  Tám

1- Vì Thức thứ Bảy không chấp ngã, nên Thức thứ Tám này được thanh tịnh, gọi là “Như Lai tạng” hay “Phật tánh”.

2-  Vì Thức thứ Bảy chấp ngã, Thức thứ Tám này thành tạp nhiễm, nên gọi là “A lại da” hay “ Ngã ái chấp tàng”.

  Sở dĩ thành phàm phu hay ngoại đạo là do Thức thứ Bảy chấp Thức này là chủ nhân (ta). Còn sáu Thức trước là quyến thuộc của ông chủ, ở ngoài giúp ông chủ để tạo tác các nghiệp. Cho nên trong kinh Giải Thâm Mật nói: “Ta (Phật) đối với kẻ phàm phu không giảng nói thức này, vì sợ chúng phân biệt chấp làm “Ngã”. Ý Phật nói kẻ phàm phu như người giữ cửa, không hề thấy ông chủ ở sâu xa bên trong; nếu giảng nói đến phần thâm tế ở bên trong (Thức thứ Tám) thì chúng lại thêm chấp ngã càng lắm, cho nên thà không nói còn hơn.

  Bởi thế, nên trong ba tạng mười hai bộ  Kinh, nói phá ngã chấp và trong Duy thức nói phá ngã chấp, pháp chấp, phần lớn là phá cái chấp  của Thức thứ Bảy này. Trong kinh Kim Cang nói bốn tướng: ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng và thọ giả tướng, cũng thuộc về cái chấp tướng của Thức thứ Sáu và Thức thư Bảy. Nếu như phá trừ được cái chấp tướng của Thức thứ  Bảy, cũng như đuổi anh gác, mở cửa đem ông chủ  nhà ra, vì không còn anh gác cửa (tớ) nên không ai gọi ông là ông “chủ” nữa, chỉ kêu ông là “người”, như bao nhiêu người khác. Vì thế trong kinh Phật nói: “Phật và chúng sanh bình đẳng không hai”. Bên Thiền tông nói: “Đập bể thùng keo sơn (phá chấp), khi tỏ ngộ rồi, đồng với khi chưa ngộ”. Một lời nói này có thể giải quyết ít nhiều nghi nan, như nói: “Sanh tử tức là Niết bàn’” hay “Phiền não tức là Bồ đề” v.v… đều có thể lấy đây để suy xét.

Xem mục lục